Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2009

Đọc và xem Mạt Lộ của Đào Hiếu

Bài đã đăng trên BBC Vietnamese

Cập nhật:11:36 GMT - Thứ Năm, 26 tháng 3, 2009

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/culture/2009/03/090326_bookreview_matlo.shtml

Cầm cuốn tiểu thuyết mới nhất của Đào Hiếu trong tay, cảm giác đầu tiên là thích thú. Thích thú từ cái đơn giản và mạnh mẽ của bìa 1. Dĩ nhiên, không thể so sánh bìa cuốn tiểu thuyết được in một cách "thủ công" này với bìa hàng vạn cuốn sách đang bày bán khắp nơi được in ấn "hiện đại" đầy hào nhoáng.

Chưa đọc vội, hãy nhìn vào tên nhà xuất bản với cỡ chữ khá lớn: LỀ BÊN TRÁI. Chắc hẳn nhiều người sẽ mỉm cười, cái cười ý nhị nhưng sảng khoái (đã có "lề bên phải" theo định hướng thì ắt phải có lề bên trái thôi). Lật vào những trang trong... Ông nhà văn này quả là kỹ lưỡng, dù ghi "in vài ba cuốn tặng bạn bè", ông vẫn chỉn chu thực hiện tất cả những quy ước quốc tế cho một ấn phẩm đàng hoàng: Có "copyright © " bằng tiếng Anh, có trang bìa lót, có trang giới thiệu ngắn... Đặc biệt trang cuối sách ghi rõ: "Xuất bản theo Điều 60 và 69 của Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1992".

Như vậy, cuốn tiểu thuyết đã được thực hiện một cách trang trọng, đầy tinh thần trách nhiệm của một nhà văn, một nhà (tự) xuất bản. Gần như không có lỗi ấn loát nào, dù là một dấu chấm phẩy. Muốn biết thêm, độc giả còn có thể ghé thăm website: http//daohieu.com được in cuối trang 2, để thấy rõ ràng website Lề Bên Trái của Đào Hiếu cũng được chăm chút chu đáo thế nào.

Sở dĩ tôi cứ lan man ngoài bìa cuốn tiểu thuyết mà chưa vào phần cốt lõi là nội dung cốt truyện vì tôi tin rằng, một cuốn sách có giá trị thật sự không chỉ do nội dung mà còn phương cách nó được thực hiện. Nếu người viết không tôn trọng tác phẩm của mình thì sao có thể thuyết phục độc giả tôn trọng? Tôi yêu mến Đào Hiếu vì sự chu đáo này và ngưỡng mộ ông vì đàng hoàng xuất bản, đàng hoàng công bố tác phẩm của mình, giữa thời buổi cái gì cũng phải xin phép này. Ông đã tự xuất bản đứa con tinh thần này theo tinh thần tôn trọng quyền con người và cũng là cách khẳng định rằng quyền tự xuất bản vốn có ghi trong Hiến pháp nước sở tại mà lâu nay người dân và ngay cả chính ông "quên mất".

Bức tranh hiện thực

Chỉ khoảng 150 trang sách, tiểu thuyết Mạt Lộ của Đào Hiếu đã vẽ ra bức tranh vân cẩu của xã hội đầy nhem nhuốc hiện tại, xen giữa là vài hồi ức ngắn ngủi thời chiến tranh khốc liệt của những nhân vật trong truyện. Có thể hiểu, nhân vật Thọ, xưng "tôi" trong truyện không can dự gì nhiều, chỉ đứng ở vị thế một người quan sát và ghi chép tỉnh táo là chính tác giả - một người trong cuộc - về cuộc chiến đầy tranh cãi cách đây gần 40 năm và cay đắng chứng kiến những ghê tởm bây giờ.

Những dòng chữ trìu mến xót xa của tác giả dành cho Đại úy Quỳnh, bạn ông, người một thời phía bên kia chiến tuyến. Còn những đồng đội, đồng ngũ đã "chiến thắng" của ông chỉ được vẽ ra như những người lạc đường hoặc lỡ đi vào mạt lộ. Những đồng đội một thời ấy, họ bị lừa dối và đẩy vào cuộc chiến tương tàn mà không hiểu vì sao. Đến khi đã thâu tóm quyền lực nhờ chiến thắng, kẻ vốn dối trá cơ hội thì ngoi lên, đạp đổ mọi chuẩn mực, kẻ ngây thơ cũng bị cuốn vào guồng máy bất nhân không dứt ra được.

Từ một Trần Vũ, nhà văn, trung úy VNCH lỡ đi vào bưng rồi phải tự sát vì bị nghi kỵ. Từ Thu, một cán bộ nội thành bị lộ, vào bưng chỉ để cuống cuồng chạy trốn bom đạn, cam tâm để cấp trên lợi dụng tình dục vì mong một chức bí thư thành đoàn... rồi biến thành một quan chức hoang dâm sau này. Từ một Mười Đạt đi tù Côn Đảo vì họat động, bất lực về sau, từ một Ba Trần, thứ trưởng trong chính phủ Cách mạng Miền Nam sau thành siêu địa chủ... đều đi theo mạt lộ.

Đằng sau họ là một thế lực, một bóng ma đầy quyền lực của bóng tối, kẻ có tên Vương gia - một biểu tượng sinh động của kẻ cầm quyền. Chân dung ghê rợn của Vương gia được Đào Hiếu mô tả: "Ông không lộ diện nhưng có mặt khắp nơi, nhắc tới tên ông thì mọi người đều run sợ... Nhắc tới ông, những người lính già ôm mặt khóc cho đồng đội của mình đã bị đem thí quân trong trận Mậu Thân, trong chiến dịch càn quét sang Campuchia khốc liệt. Một tướng về hưu kể rằng số sĩ quan cấp tướng, cấp tá cấp úy...đã chết trong chiến dịch này bằng cả cuộc chiến tranh chống Mỹ gộp lại. Tất cả đều xuất phát từ cơn điên của ông ta. Ông ta đã quyết định hai chiến dịch lớn ấy vì muốn "tài năng hơn ông Giáp, nổi tiếng hơn ông Hồ" và sai lầm nghiêm trọng trong chiến lược đã hủy diệt hàng triệu sinh mạng, phá nát hàng trăm ngàn gia đình, gieo rắc đau thương đến từng làng quê, từng góc phố".

Đào Hiếu viết tiếp: "Theo tin đồn thì ông thuộc dòng dõi hoàng tộc triều Nguyễn, một trong những đứa cháu của vua Đồng Khánh. Nhưng về sau này, khi đất nước thống nhất, trong tư dinh của ông lại treo ảnh vua Hàm Nghi, em ruột Đồng Khánh, vì Hàm Nghi chống Pháp còn Đồng Khánh thì thân Pháp. Chính vì chuyện đồn đại ấy mà khi còn ở trong rừng mọi người đều gọi ông là 'vương gia'."

Nhân vật Vương gia là đầu mối cho thảm họa của dân tộc, kẻ ấy lại run sợ khi bị một bé gái lột mặt nạ. Chân tướng thảm hại của kẻ cầm quyền tất sẽ bị Chân, Thiện, Mỹ lật mặt.

Nghiệp chướng

Đào Hiếu không quên thế hệ trẻ, trong Mạt Lộ, nhân vật xưng tôi của ông dành nhiều tình cảm cho đám con cháu của những người ông quen biết, như Huy, Trúc, Quỳnh Vi... chỉ ngọai trừ giám đốc Minh, đứa con rơi của Vương gia với nữ bác sĩ riêng từ một thanh niên hiểu biết, đẹp đẽ biến thành tỉ phú sa đọa, một kẻ đánh mất niềm tin vào thế hệ đàn anh vì chứng kiến.

Nhân vật giám đốc Minh thổ lộ: "Ba đi làm cách mạng, đấu tố địa chủ, hạ nhục họ, bức tử họ, để rồi khi cách mạng thành công, ba và các đồng chí của ba truất quyền sỡ hữu đất đai của nhân dân, một mình vơ vét ruộng đất, trở thành những địa chủ khổng lồ. Giàu có vô lượng, chiếm hữu đất đai nhiều vô số" và "Ba quên rằng con là con của vương gia sao? Ông ta là một con người lạnh lùng cho nên giám đốc Minh này vô cảm, giám đốc Minh này thiếu tình người là chuyện có gì khó hiểu đâu. Khó hiểu là những người cộng sản. Họ rêu rao rằng họ đang thực hiện công bằng xã hội, giải phóng giai cấp, thế mà họ tàn ác, tham lam và lạnh lùng như những con người vô tính. Công ty của con là một công ty tư nhân nhưng con không thể lấy đất của dân nếu không có sự chỉ đạo, sự ủng hộ, sự đồng tình, sự chia chác... của nhà nước. Con chỉ là một cái bánh xe trong guồng máy mà thôi.".

Lời của tỉ phú Minh đã đúc kết toàn bộ những phi lý, những ghê tởm của xã hội hiện hữu. Mạt Lộ còn như một thiên phóng sự, cho ta thấy những cảnh hiện thực hôm nay: lớp người quyền thế ăn chơi sa đọa, lớp thanh niên chạy theo hưởng thụ, bọn cơ hội nước ngoài nhảy vào xâu xé, lũ côn đồ đầu trâu mặt ngựa bức hiếp dân lành.

Cuốn sách mở đầu bằng ngày cô Thu trẻ đẹp đi vào bưng và cuối sách là bà giám đốc Sở Thương nghiệp tên Thu ấy phát điên khùng rồ dại, chồng con chết thảm thương. Phải chăng là quả báo, là nghiệp chướng như Phật dạy? Đào Hiếu để cho độc giả tự hiểu, và cái kết cục của nhân vật Thu, nhân vật Minh, Mười Đạt cũng có thể là cái kết của Vương gia. Đọc Mạt Lộ của Đào Hiếu để khâm phục một người từng ở trong guồng máy như ông, nay đã thoát khỏi vũng nhơ nhớp. Ông là một chứng nhân. Tiểu thuyết Mạt Lộ của ông là một lời chứng không khó để kiểm nghiệm. Hãy nhìn sâu, nhìn kỹ để thấy như ông.

VÀ ÁNH SÁNG SẼ XUA TAN TĂM TỐI

VÀ ÁNH SÁNG SẼ XUA TAN TĂM TỐI

Nhã Nam

Phiên tòa đã kết thúc. Hồi kết của một vở kịch "công lý" nhiều người đã dự đoán là "vẫn như cũ" thôi. Và quả tình là như vậy, công lý vẫn chưa có cho những người mưu tìm công lý và sự thật.

Nhìn những hình ảnh được ghi lại trên trang nhà của DCCT, Vietcatholic và các trang điện tử như BBC, RFA, VOA, AP, AFP, Reuter... đưa tin, ai cũng thấy khát vọng công lý và sự thật đang được bày tỏ một cách tuyệt đẹp. Vâng, phải nói là tuyệt đẹp vì chưa bao giờ ở đất nước này dân chúng thể hiện khát vọng chính đáng của mình một cách tưng bừng và ôn hòa như vậy. Chân, Thiện, Mỹ vốn luôn hài hòa khắng khít với nhau, thiếu một yếu tố thì những yếu tố kia không thể tồn tại. Xem những hình ảnh, đọc những thông tin suốt chặng đường đi tìm Công lý và Sự thật của giáo dân Công giáo hẳn ai cũng dễ nhận ra Công lý đang đứng về phía nào giữa nhà cầm quyền và giáo dân. Chỉ trừ những người cố giả mù, giả điếc, cố bưng bít, cố lập lờ "đánh lận con đen" mới không thấy.

Con đường đến Công lý còn dài. Tất nhiên dài hơn rất nhiều lần quảng đường cả chục cây số từ Thái Hà đến Hà Đông. Nhưng với khát vọng cháy bỏng, giáo dân Công giáo đang từng bước thu ngắn lại con đường đó. Thiên tuế thì ngàn năm vẫn xanh tươi, bất chấp nắng hạn hay bão giông. Tôi tin rằng trong lòng mỗi giáo dân, trong lòng mỗi một con người tìm công lý đều có những nhành thiên tuế trong tim. Điển hình là giáo dân Thái Hà và luật sư Lê Trần Luật. Tôi cũng tin rằng, ngày càng có nhiều người đang tự giơ cao nhành thiên tuế để khẳng định rằng Công lý và Sự thật rồi sẽ chiến thắng gian trá và hung tàn.

Đức Giêsu đã nói: "không ai thắp một ngọn đèn rồi giấu nó vào thùng, một ngọn đèn đã thắp lên phải để nó trên bục cao để ánh sáng lan tỏa". Công lý phải được phơi bày để gian trá bị dập tắt. Những âm mưu trong phòng kín rồi sẽ bại lộ, những toan tính của bóng đêm sẽ bị ánh sáng của Sự thật phơi bày. Vở kịch kệch cỡm mà nhà cầm quyền dàn dựng với sự thủ vai đồng ca, đồng diễn của đủ loại công cụ: báo chí, truyền hình, tư pháp, hội đoàn nhà nước, du thủ du thực, côn đồ lưu manh, trí thức giả danh... càng bộc lộ cho dân chúng thấy sự ti tiện và hèn hạ của họ.

Ngày mai đây, khi trở lại cuộc sống bình thường, 8 giáo dân Công giáo "bị hại" và toàn thể giáo dân Thái Hà sẽ tự hào vì chí ít là họ đã chiến thắng trong Sự thật. Họ đã giương cao nhành lá thiên tuế - biểu tượng của chiến thắng - cho những kẻ ác thấy rằng họ không lui bước, không cúi đầu trước bóng tối.

http://dcctvn.net/news.php?id=2597

Thư gửi Hội đồng Nhân quyền Niên Hiệp Quốc

Thưa quý ngài, Tôi là Vũ Dũng, Đại sứ, Trưởng phái đoàn của lước Việt Lam tại LHQ. (ảnh đính kèm)
Tôi xin bày tỏ cùng quý ngài về tâm trạng hết sức ngỡ ngàng kèm chút rối bời tâm can của tôi về những cáo buộc của một tổ chức nhân quyền Việt Lam ở Hải ngoại về tình hình nhân quyền của Việt Lam. Hic, nàm sao mà quý ngài nại để chuyện ấy xảy ra ngay tại thành phố Geneva xinh tươi lày? Tôi cứ ngỡ lước tôi nghìn năm văn hiến, đảng tôi sáng suốt, tài tình, đỉnh cao trí tuệ noài người, nương tri của nhân noại cơ mà. Hôm lay, khi nghe những nời cáo buộc hết sức đanh thép của Ủy ban Nhân quyền cho Việt Lam tôi đã tối tăm mặt mũi, xiêu hồn lạc phách, bủn rủn chân tay, xây xẩm mặt mày. Hic, tôi cho rằng họ đã nợi dụng sự tự do quá đáng để công khai bôi nhọ đảng tôi trước toàn thể noài người. Hic, tôi cho rằng họ đã vu cáo chúng tôi thậm tệ, họ đã cố tình phớt nờ biết bao nhiêu thành tích rực rỡ mà đảng tôi mang nại cho nhân dân. Họ đã nên án chúng tôi có những hành động vi phạm nhân quyền nghiêm trọng nhá, rồi đã gây áp nực không thể chịu đựng nổi đối với những người bất đồng chính kiến và gia đình của họ trong cuộc sống hàng ngày nhá... rồi lào nà mọi hoạt động bất đồng chính kiến ôn hoà bị bóp nghẹt một cách có hệ thống, rồi lào nà đàn áp dã man những cuộc biểu tình của lông dân và công nhân hồi tháng 9 lăm ngoái và nhiều người bị bắt trong những cuộc biểu tình đó vưỡn còn bị cầm tù trong điều kiện hết sức cực khổ, trong khi các blogger và nuật sư cũng đã bị bắt giữ nhá, với nại quản thúc Hòa Thượng Thích Quảng Độ, người nãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất nghiêm nhặt nhá...
Ối giời cao đất dày ơi, ngó xuống mà coi. Ối bác Mác, bác Nê, bác Mao, bác Hồ ơiiiiii. Bao nhiêu thành tích huy hoàng mà đảng tôi đã nàm chẳng ai thấy sao? Cứ nhăm nhăm vào cái thứ gọi nà nhân quyền với nại nhân kiếc. Lày nhá, những người bất đồng chính kiến vưỡn sống thoi thóp trong sự quan tâm sâu sắc và hết sức chu đáo của công an, an linh chúng tôi. Cứ vài ngày hay vài giờ chúng tôi nại hỏi thăm, vấn an một nần. Gia đình của họ cũng thế, chúng tôi no âu cho sự an tòan của họ nên cắt cử bố trí an linh, mật vụ canh gác ngày đêm. Lông dân oan ức nên thành phố khiếu kiện thì chúng tôi bố trí cho nguyên một góc vỉa hè, chung quanh có xe cam nhông che cho khỏi trúng gió, đi một bước chúng tôi no âu một bước. Thấy họ ở nâu không có chỗ đi tè, đi ị thì chúng tôi bồng bế họ nên xe đưa về bổn quán cho đỡ bức bách tâm can. Công nhân đình công nàm mất nòng nhà đầu tư thì chúng tôi nhẹ nhàng bày cho giới chủ bỏ đói, hay sa thải ngay thế nà đâu nại vào đấy. Giáo dân đi đòi đất thì chúng tôi mời họ ra tòa vừa đỡ rách việc vừa có ný do thuyết phục họ tin vào công ný. Ra tòa thì chúng tôi cắt cử hàng ngàn công an, súng ống, dùi cui, hơi cay, noa rè, xe chữa cháy, vòi rồng để che chở họ.
Báo chí cũng được chúng tôi chỉ đạo để tất cả đều đồng ca theo đúng giọng "nề bên phải", chỉ có vài nhà báo hơi có khuynh hướng đi chệch nề phải là chúng tôi mau chóng kịp thời đưa vào nề cho ngay ngắn đội hình. Dĩ nhiên bọn quấy rối đáng ngán ngẩm nhất nà bọn "bờ nốc gơ", bọn lày niên kết với nhau trên mạng gây ra trăm lỗi no toan từ cấp chính quyền cao nhất. Để uốn lắn, chúng tôi đã mời một số bờ nốc gơ vào nghỉ mát trong cơ sở nghỉ dưỡng dài hạn của công an. Não Điếu Cày nà một ví dụ, ai đời nà một cựu chiến binh đã không hết nòng bảo vệ đảng, não ta nại niên tục khiếu kiện từ báo công an, chính quyền cơ sở, chưa hết chuyện, não ta nại biểu tình chống thiên triều Trung Quốc. Thế nà chúng tôi cũng dùng chính công an, tòa án, báo chí cho não ấy nghỉ mát nhằm quảng cáo về nhà nghỉ Chí Hòa để bọn bờ nốc gơ tham khảo. Não Quảng Độ chúng tôi hết sức quan tâm nhá, thực sự chúng tôi cũng muốn não ấy được nhận một giải Lô Ben hòa bình nắm chứ, chỉ mỗi một yêu cầu nà lếu nhận giải thì trước tiên phải cám ơn đảng một phát cho thơm. Thế mà nghe chừng não lày cứng cổ, nại cầm noa hô hào nàm noạn. Thế có noạn không cơ chứ.
Cơ mà lước Việt Lam vưỡn còn may có đảng nuôn nuôn chỉ đạo để không ai có thể nàm noạn. Đơn giản nà giới nuật sư, hầu hết đều nghe theo đường nối sáng suốt tài tình. Bảo gì nghe lấy, vì nuật mà nơ tơ mơ nà hỏng hết. Tên nuật sư lào muốn yên ổn nàm ăn thì phải hiểu cái nuật bất thành văn lày. Cũng có vài tên nuật sư chưa lắm được điều ấy, cứ noạn cào cào đòi hỏi phải nàm đúng nuật, có mà giời sập! Não nuật sư Nê Trần Nuật bi giờ nà tắt đài rồi, mọi thứ chúng tôi đã bố trí, cần báo có báo, cần thuế có thuế, cần người nàm chứng cũng có ngay, cơ sở nghỉ mát cũng đã dọn chỗ... Cứ vào chung buồng với não Điếu Cày cho vui nà yên chuyện.
Tóm nại, chúng tôi cực nực nên án tất cả các cơ quan, tổ chức lào nói xấu lước chúng tôi. Chúng tôi cho rằng quý ngài Hội đồng Nhân quyền Niên Hiệp Quốc không nên cho phép bất cứ ai nập nại nời nẽ xúc phạm đảng và Việt Lam như thế. Bằng không, chúng tôi sẽ đếch thèm dự phiên họp điều trần lào lữa. Lóng mũi nắm. Bằng không đảng và nhà lước chúng tôi đếch thèm chơi với thằng lào, con lào sất.
Chấm hết

Thứ Tư, 25 tháng 3, 2009

Thượng thư bộ Binh VN ngợi ca quan thầy Tàu Khựa


24/03/2009

Binh bộ Thượng thư của Việt Nam Phùng Quang Thanh và Tổng tham mưu trưởng Nguyễn Khắc Nghiên đã yết kiến Ngài Trần Bỉnh Đức, Tổng Tham mưu trưởng quân đội Thiên triều Trung Quốc và bá cáovề việc tăng cường hợp tác giữa quân đội hai nước.

Bản tin hôm thứ hai của Tân Hoa Xã, cho biết Thượng tướng Trần Bỉnh Đức, Ủy viên Quân ủy Trung ương của đảng Cộng Sản Trung quốc tay cầm thượng phương bảo kiếm, dẫn theo một đoàn thuộc hạ gươm giáo sáng ngời, nhung phục nai nịt đầy đủ với một chiếu chỉ thượng khẩn hạ giá đến Việt Nam.

Theo Tân Hoa Xã, trong lễ nghi khấp đầu nhận chiếu tại Hà Nội, Đại tướng Phùng Quang Thanh thượng thư bộ Binh của Việt Nam nói rằng quan hệ giữa Việt Nam và Trung quốc là mối quan hệ 'vừa là đồng chí vừa là anh em'. Dĩ nhiên quan thầy Tàu Khựa là anh, VN chỉ là em út ít, nếu không muốn nói là lâu la thuộc hạ.

Thượng thư Thanh nói thêm rằng Việt Nam hết sức chú ý coi trọng việc phát triển các mối liên hệ giữa quân đội hai nước vốn đã như môi với răng, (dĩ nhiên thầy Tàu là răng, có thể cắn môi bất cứ lúc nào) và hy vọng thiết tha rằng sư phụ Tàu cho phép tăng cường chỉ bảo cặn kẽ và giáo huấn thêm để củng cố tình hữu nghị truyền thống Việt-Trung. Thượng thư bộ Binh VN bá cáo tình hình an ninh trị an của nhà cầm quyền với dân đen VN như thế nào, đã tạo điều kiện cho thuộc hạ quan thầy lên Tây Nguyên triển khai ra sao, bắt bỏ tù bao nhiêu người to mồm, bịt miệng bao nhiêu kẻ... Sau khi nghe bá cáo, sứ thần Tàu Khựa tỏ ý đắc chí, xoa đầu thượng thư Thanh và ban lời răn dạy cho tình hình sắp tới.

Thượng thư bộ Binh Việt Nam còn cho biết những vấn đề còn tồn đọng trong mối quan hệ song phương đang được toàn bộ triều đình VN cúc cung giải quyết thỏa đáng, quan thầy cứ yên tâm. Dĩ nhiên sẽ nói là thông qua đường lối ngoại giao và chính trị và tất nhiên không thể tác động tới mối quan hệ Việt-Trung và tình hữu nghị đời đời giữa hai triều đình.

Về phần mình, Thượng tướng Trần Bỉnh Đức nói rằng Trung quốc muốn làm việc thêm với Việt Nam để chỉ đạo kịp thời hòng xây dựng một biên giới hòa bình, hòa hợp và thịnh vượng, tránh tình trạng dân chúng VN kêu la mất đất và TQ muốn tiếp tục là láng giềng lớn, bạn bè hữu hảo, và "đồng chí" rất tốt của nhau.

Sau đó, Tể tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng cũng đã yết kiến sứ thần Tàu để bá cáo toàn cục, những việc đã làm được, đang làm tốt và chắc chắn sẽ làm để thỏa nguyện ý chỉ của Thiên triều Trung Quốc. Sứ thần Thiên triều âu yếm vò đầu, vỗ mông tể tướng Dũng, hứa sẽ khỏan đãi trọng hậu tể tướng VN khi phụng mạng sang Tàu sắp tới.

Tổng hợp theo Tân Hoa Xã, Cổng TTĐT Chính Phủ và báo nước ngoài

Thứ Hai, 23 tháng 3, 2009

Thiên An Môn qua câu chuyện của người lính dự trận

Tengzhou (Tân Châu), China – Cho dù đã 20 năm trôi qua, tiếng súng đạn cùng những hổn loạn, chết chóc trong trận tổng tấn công ở Thiên An Môn vẫn in rõ mồn một trong trí nhớ của cựu quân nhân Zhang Shijun. Cho đến bây giờ, ông là một trong rất ít người dám công khai lên tiếng biểu lộ sự ân hân của mình trong trận chiến đó.

Để chấp nhận làm nhân chứng về vai trò của mình trong việc quân đội đàn áp các sinh viên biểu tình ở Bắc Kinh vào năm 1989, Zhang nói rằng ông hy vọng sẽ thêm đà cho việc kêu gọi một sự điều tra và tái thẩm định lại phong trào đấu tranh – và để đẩy mạnh thêm cái mục tiêu tối hậu của nó, đó là cho một Trung Hoa dân chủ.

Ông Zhang, 40 tuổi, trong buổi phỏng vấn ở nhà ông ta tọa lạc ở phía bắc của thành phố Tengzhou đầy bụi bậm, nói rằng: “Tôi cảm thấy như linh hồn của tôi bị kẹt lại ở đó vào cái đêm ngày 3 tháng 6,” ám chỉ ngày mà cuộc tổng tấn công đã bắt đầu vào năm 1989.

Những kỷ niệm đầy thống khổ, ray rức của Zhang đã đạt được đối tượng trên toàn cầu giữa các cộng đồng người Hoa đối kháng cả mấy tuần liền kể từ khi ông cho đăng tải một lá thơ ngỏ trên mạng (online) gởi đến Hồ Cẩm Đào (Hu Jintao), chủ tịch đảng và nhà nước Trung Cộng. Trong đó, ông đã liên hệ một số những gì mà ông đã thấy khi đang thi hành nhiệm vụ trong đêm 3 và 4 tháng 6 với những khủng bố ngược đãi mà ông đã gánh chịu sau khi xin phép được giải ngũ sớm, và ông tin tưởng là trước sau gì thì Trung Hoa cũng phải làm sáng tỏ lương tâm người dân về các biến cố bi thảm đó.

Zhang nói” “Chúng ta không thể chỉ đổ trách nhiệm cho quân đội, đó là trách nhiệm chung của mọi người Hoa.”

Zhang chỉ có 18 tuổi khi ông gia nhập đơn vị quân đội thiện chiến 54 của Sư Đoàn 162 Thiết Giáp (Motorized Infantry Division), trụ sở tại trung tâm thành phố Anyang. Chưa đầy ba năm sau, do sự gia tăng chống đối chính quyền cầm đầu bởi giới sinh viên học sinh, đơn vị của Zhang được lệnh phải đến Bắc Kinh vào ngày 20 tháng 4 năm 1989. Tại đó, họ đã cắm quân ở mé tây nam thủ đô và cũng trong lúc đó dân chúng đã dựng lên những hàng rào để cản bước tiến của họ về Thiên An Môn, một quảng trường rông lớn ở ngay trung tâm thành phố nơi mà các sinh viên đã thiết lập tổng hành dinh của họ.

Vào ngày 3 tháng 6, lệnh thi hành của họ đã được ban ra: Hảy tiến thẳng vào quảng trường và quét sạch mọi chướng ngại.

Đông tiến về hướng quảng trường, Zhang và các bạn đồng đội của ông đã phải rời bỏ chiến xa của họ trước những đe dọa của gạch đá và những lằn đạn không biết do ai bắn từ các tầng lầu cao của khu gia cư đang tới tấp bay về hướng họ. Zhang nói là những người lính trong đơn vị của ông đã nổ súng trên đầu người dân để đe doa họ, ông còn cho biết là riêng phần ông thì chỉ là một lính cứu thương và không được trang bị vũ khí trong trận tổng tấn công đó.

Zhang nói ông biết là không có ca tử vong nào gây ra bởi quân lính của quân đoàn 54 - một luận điêu không thể nào bác bỏ được khi mà những tài liệu, hồ sơ chính thức về các sự kiện đó vẫn còn bị che đậy. Đa số những bài tường trình sau biến cố Thiên An Môn đã cáo buộc hàng trăm người tử vong, có thể lên tới hàng ngàn, kể cả dân sự và sinh viên, với hai đơn vị quân đội khác, đó là quân đoàn 27 và 28 đồn cứ bên ngoài Bắc Kinh.

Đến rạng sáng ngày hôm sau, Zhang nói là đơn vị của ông đã dựng lên một hàng rào dọc theo bờ phía nam quảng trường khoảng giữa tiệm ăn KFC và lăng tẩm của người sáng lập ra Cộng Sản Trung Quốc, Mao Trạch Đông.

Zhang nói là các chi tiết khác thì quá nhậy cảm để nói ra, ý nói những hành động tàn bạo như bắn vào lưng các sinh viên và thường dân không mang vũ khí. Trong khi các nhân chứng khác có cáo buộc tương tự, họ vẫn không thể nào xác nhận riêng rẽ được.

Sau khi họ rút lui, Zhang nói rằng ông yêu cầu và cuối cùng thì được chấp thuận giải ngũ sớm, không bao giờ có dự kiến sẽ được gởi đến chống lại công dân bình thường. Sau khi trở về Tengzhou, ông lập một nhóm thảo luận nhằm đề xướng kinh tế thị trường và chính trị, nhưng bị bắt vào ngày 14 tháng 3 năm 1992 và bị kết án tù ba năm trong một trại lao động dành cho các tù nhân chính trị. Rồi thì bây giờ ông xem bản án đó như là một sự bày đặt để trừng phạt việc ông sớm rời bỏ đơn vị của mình.

Sau khi được thả ra, Zhang nói là ông đã đi khắp nơi để kiếm việc làm, trở về Tengzhou vào năm 2004 để buôn hàng mỹ thuật và đồ cổ và để nuôi nấng cô con gái 13 tuối của ông. Trong căn phòng làm việc cáu bẩn được trang hoàng bởi các bức thảo ngữ và đồ cổ mà ông đã sưu tầm, ông ngồi hàng giờ trước bàn chữ của cái máy điện toán cũ kỹ của ông để liên lạc với các nhà bất đồng chính kiến khác và để lướt tìm các nhóm thảo luận chính trị trên mạng tin điện

Zhang, vẫn giữ mái tóc hớt cua và dáng vẻ nghiêm nghị của một quân nhân, nói ông đứng ra một phần là để làm cho rỏ cái hạn tù cải tạo của ông, nhưng mục tiêu chính của ông vẫn là nhìn lại biến cố Thiên An Môn.

“Lúc đó, chúng tôi nghĩ rằng việc này sẽ được bàn đến trong một tương lai gần. Nhưng dân chủ dường như mỗi lúc một xa dần”, Zhang nói khi đang hút những điếu thuốc Trung Quốc hiệu ”General”.

Zhang hy vọng là trường hợp của ông sẽ giúp khuyến khích các cựu quân nhân khác bước ra và tạo thành một mạng lưới, nhưng ông có vẻ ngại đóng vai điều hợp viên có lẽ vì Đảng có xu hướng nhắm vào các lãnh đạo đối lập để trừng phạt nặng nề hơn.

Quả là như vậy, những hoạt động của ông đã gây nên sự chú ý của chính quyền. Các khách đến thăm viếng đều bị cảnh sát theo dõi. Zhang nói là nhà chức trách đã triệu tập ông hôm thứ Tư, một ngày sau khi hảng thông tấn AP phỏng vấn ông, ra lệnh ông phải lánh xa các cơ quan truyền thông nước ngoài.

Cựu giáo sư Ding Zilin, một người ủng hộ nạn nhân của Thiên An Môn vốn là cha mẹ của các thiếu niên bị giết trong trận đàn áp đó, nói rằng Zhang là một trong số rất ít binh sĩ dám nói thẳng về biến cố năm 1989. Nhiều người đã tham dự cuộc đàn áp đó vẫn tiếp tục che giấu dính dáng của họ, từ chối không đeo cái đồng hồ kỷ niệm đặc biệt dành cho các toán quân thi hành thiết quân luật.

“Hai mươi năm đã trôi qua, nhưng nếu các chiến sĩ vẫn còn có lương tâm, có thể có những người khác đứng dậy,” Ding nói.

Nicholas Bequelin, nhà nghiên cứu Á Châu cho cơ quan Giám Sát Nhân Quyền (Human Rights Watch) trụ sở ở New York, nói rằng lời khai từ những người tham dự cuộc đàn áp thật là vô giá để hình thành quan điểm về các sự kiện.

Sự việc Zhang đã tự nguyện bước ra như thế, Bequelin nói, chỉ làm gia tăng sự tin chắc trong số rất nhiều người rằng “sau này, việc tái thẩm định lại những sự kiện đó là điều không thể tránh được.”

Ảnh: Thiên An Môn, 05 tháng 6 năm 1989

Nguồn:

http://news.yahoo.com/s/ap/20090318/ap_on_re_as/as_china_crackdown_veteran

THẤY GÌ QUA MỘT CUỘC GẶP GỠ?



Bản tin thời sự của Đài truyền hình VN (VTV) lúc 19g ngày 19/3 đã tường thuật khá chi tiết chuyến viếng thăm của một nhân vật cao cấp Trung Quốc tên là Đới Bỉnh Quốc, được giới thiệu là ủy viên Quốc vụ viện TQ. Theo bản tin đó thì ông Đới Bỉnh Quốc đã gặp gỡ với chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm.

Đáng chú ý nhất mà người theo dõi truyền hình nhận thấy, không phải là Lễ ký Nghị định thư giữa Bưu điện Trung ương nước CHXHCN Việt Nam và Cục Điện tín Trung Nam Hải nước CHND Trung Hoa về việc thiết lập đường dây thông tin điện thoại bảo mật nối thẳng giữa lãnh đạo cấp cao hai nước như bản tin của Đài truyền hình VN đã loan mà là những nội hàm trong sứ điệp mà ông Đới Bỉnh Quốc gửi Việt Nam. Phóng sự bằng hình cho thấy Đới Bỉnh Quốc và Nguyễn Minh Triết đã tươi cười rạng rỡ, ôm hôn nhau thắm thiết và nắm tay, khóac tay nhau chặt chẽ suốt quãng thời gian ra vào phủ chủ tịch. Câu bình luận đáng chú ý nữa là : “Trong thời gian tới, Việt Nam và Trung Quốc sẽ đặt trọng tâm đàm phán vào vấn đề trên biển; duy trì hoà bình, ổn định trên biển; tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực có điều kiện và cùng nhau phấn đấu để cùng với các bên liên quan tìm ra giải pháp cơ bản, lâu dài, cùng chấp nhận được cho vấn đề trên biển”; "Trung Quốc và Việt Nam đều ngồi chung trên con thuyền lớn là “con thuyền chủ nghĩa xã hội”"; "Trung quốc và VN có cùng hòan cảnh chính trị, kinh tế tương tự nên cùng nhau chống lại kẻ thù, nếu vì lý do gì Trung Quốc gặp nguy cơ thì Việt nam cũng khó ổn định, ngược lại, nếu Việt Nam bị lung lay thì TQ cũng bị tổn thất lớn (đại ý)". Thái độ vồ vập của ông Nguyễn Minh Triết khiến người xem khá ngỡ ngàng vì dường như nó đi quá mức ngọai giao bình thường, trong khi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và ông Phạm Gia Khiêm gặp Đới Bỉnh Quốc người ta không thấy thái độ tương tự. Cũng xin nói thêm là Đới Bỉnh Quốc chỉ là một ủy viên Quốc vụ viện, trước đây là một trong các thứ trưởng ngọai giao của TQ. Cũng không thấy đề cập gì đến TBT Nông Đức Mạnh.

Trong phái đoàn của Đới Bỉnh Quốc còn thấy một tướng lĩnh không nêu tên, điều này cho thấy vấn đề an ninh, quốc phòng cũng là một trọng tâm trong chuyến viếng thăm, bên cạnh đó là khoản cho vay ưu đãi 300 triệu USD được phía TQ "hào phóng" vung tay.

Trong bối cảnh khu vực biển Đông đang nóng bỏng vì vụ "chạm mặt" giữa những chiếc tàu của Mỹ và Trung quốc, vì chuyến viếng thăm đến quần đảo Trường Sa của lãnh đạo Malaysia, vì lời tuyên bố biên giới trên biển của tổng thống Philippines và tại quốc nội là MTTQ phối hợp với binh chủng Hải quân công khai khuyến khích công dân lưu ý về chủ quyền trên biển VN, gần đây nhất là cuộc hội thảo khoa học đầu tiên của giới học thuật VN về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa... Liệu cuộc gặp gỡ giữa Đới Bỉnh Quốc và chính phủ Việt Nam có làm nguội bớt tình hình hay không? Phía sau những nụ cười, những cái bắt tay, những lời tuyên bố "nhiệt liệt vui mừng" thực sự đang ẩn chứa thông điệp nào khi mà rõ ràng phía Trung Quốc đang giương oai diễu võ trên biển Đông, răn đe cả cường quốc số một thế giới là Mỹ. Không khó để nhận thấy, rồi mọi việc sẽ xuôi chèo mát mái, chính phủ Việt Nam rồi sẽ dịu giọng, dư luận về chủ quyền đất nước sẽ được "bảo ban" sao cho không mất lòng vị láng giềng khổng lồ. Bản đồ ranh giới trên biển hình lưỡi bò của Trung Quốc tiếp tục liếm sâu vào hải phận đất nước. Còn thời hạn cuối cùng để đưa vấn đề Hòang Sa, Trường Sa ra quốc tế đang gần hết, mặc cho giới học thuật và con dân đất Việt khắp năm châu nóng lòng sốt ruột.

Ngòai bản tin của ĐTHVN, và cổng thông tin điện tử của chính phủ loan báo, các báo lớn của Việt Nam không thấy tường thuật chi tiết các cuộc gặp gỡ quan trọng này.

Thứ Tư, 18 tháng 3, 2009

“Ma chiến hữu” ‒ Cộng đồng blogs lên tiếng và lệnh thu hồi sách

Nguyên Hân

Lần đầu tiên tôi được biết đến cuốn “Ma chiến hữu” là qua bức biếm họa của họa sĩ Babui đăng trên DCVOnline ngày 26 tháng Hai. Qua sự góp ý của bạn đọc, và cũng như các links đưa đến những blogs, nói về đề tài này mà tôi đã hiểu hơn về cuốn sách tuy chưa có dịp đọc đến. Trước hết, cần xác định là cuốn “Ma chiến hữu” không phải là tác phẩm vừa ra đời của nhà văn Trung Hoa Mạc Ngôn; Theo blogger Trang Hạ: “Thực chất, ‘Ma chiến hữu’ đã được Mạc Ngôn viết xong từ 17 năm trước và được NXB Văn Học xuất bản cách đây tròn một năm, nó chưa hẳn đã là ‛món quà cho kỷ niệm ba mươi năm Chiến tranh biên giới 1979’ như nhiều bạn đọc đồn đại.”

Theo nhà báo Lê Phú Khải, trong bài “Nhà xuất bản Văn Học muốn gì?” đăng trên blog “Lề Bên Trái” của nhà văn Đào Hiếu:

Cuốn sách “có tên là ‘Ma chiến hữu’, của nhà văn Trung Quốc Mạc Ngôn, được Trần Trung Hỷ dịch, Nguyễn Cừ chịu trách nhiệm xuất bản, Triệu Xuân và Mạc Nguyên biên tập, được nhà xuất bản Văn Học liên kết với công ty văn hóa Phương Nam xuất bản… Bìa trước có vẽ hình ba người lính Trung Quốc, bìa sau còn có hình nhiều tên xâm lược Trung Quốc… Dưới cùng còn có lời giới thiệu của những người làm sách: Một cách nghĩ khác về chiến tranh; Một cách ca tụng riêng về chủ nghĩa anh hùng…”

Và nhà báo Lê Phú Khải kết luận bài viết của mình như sau:

“Cuộc chiến vượt biên giới, vào sâu đất liền giết hại đồng bào ta, đập phá nước ta năm 1979 của những tên xâm lược Trung Quốc được giải thích là một cuộc ‛đánh nhau’! Nghĩa là không có kẻ đi xâm lược và người bị xâm lược. ‛Địch’ ở đây chính là Việt Nam, giết Việt Nam tức là giết địch (!) Thứ lý luận lưu manh truyền kiếp và tàn độc đó lại được ‛anh em ta’ ở nhà xuất bản Văn Học dịch ra in thành sách để đồng bào mình đọc(!)”

Theo blogger Nam Phong, thì “hôm 2 tháng Ba, tờ Tuần báo Việt Nam, thuộc báo VietNamNet, đăng bài của tác giả Vũ Hoàng Linh nói về cuốn sách này và những sai lầm trong xuất bản nhưng đã nhanh chóng bị gỡ xuống.” Chưa thấy, hay tối thiểu là người viết bài này chưa có dịp đọc những bài viết nói về cuốn sách này trên các báo của nhà nước Việt Nam. Nhưng đồng loạt ngay sau đó, đã có một số bài của nhiều tác gỉa trong nước viết về cuốn sách này và đăng trên các blogs cá nhân của họ. Đơn cử một vài ý kiến và quan điểm của những bloggers về vấn đề này như sau.

Blog Người Buôn Gió nhận định, “Không thể nói là họ vô tình để lọt những bài báo, tác phẩm như thế này. Nếu chúng ta được biết rằng những cây bút viết về chiến tranh Nam – Bắc trước 1975 ở Việt Nam hiện nay khó lòng mà xuất bản tác phẩm của họ.”

Và tác gỉa cũng bày tỏ quan điểm của mình

“Trước vong linh của các chiến sĩ Việt Nam đã ngã xuống bởi đạn của bọn Tiền Anh Hào (tên một nhân vật chính trong ‘Ma chiến hữu’, NH). Tôi nguyền rủa tên Trần Trung Hỷ dịch giả, tên Nguyễn Cừ chịu trách nhiệm xuất bản và những tên khốn nạn có liên quan đến việc cho ra cuốn sách này tại Việt Nam.

Chúng đã can tâm bán rẻ xương máu của người Việt Nam qua việc xuất bản cuốn sách này.”

Trong blog cá nhân của mình, tác gỉa Tuấn Khanh đã có bức thư ngỏ gởi cho
“Các ông Triệu Xuân và Ông Mạc Nguyên, biên tập; Ông Trần Trung Hỷ, dịch giả; Ông Nguyễn Cừ, chịu trách nhiệm xuất bản”, với tư cách của một người dân như tác gỉa trình bày đầu thư, tác gỉa Tuấn Khanh bày tỏ nỗi bức xúc của anh: “Các ngài đang là kẻ chỉ đường cho bọn xâm lược dồn đuổi dân tộc mình đến chỗ khốn cùng. Vì tôi, các ngài và cùng sống chung trên một mảnh đất thấm máu cha ông. Tôi muốn nói thẳng rằng: các ngài, kể cả những ai còn giấu mặt có tham vọng bịt mắt dân tộc này, tất cả các ngài, nếu có thể, thì cứ tự do bán đi tất cả thuộc về các ngài, nhưng hãy giữ lại lương tri của tổ tiên truyền lại, để cứu chuộc cho chính bản thân mình.”

Hình trái: Người tị nạn Việt Nam chạy trốn quân đội Trung Quốc đang tiến vào tỉnh Lạng Sơn nằm ở biên giới và có tính chiến lược. Vào ngày 5 tháng Ba, chỉ một ngày sau khi Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc chiếm thành phố chính của Lạng Sơn, Bắc Kinh tuyên bố rút toàn bộ quân lực ra khỏi đó. Hình phải: Người dân Lạng Sơn qua sông Kỳ Cường bằng chiếc cầu tạm thời xây bằng phao, vì cầu chính đã bị đánh sập. Nguồn: Bettmann/Corbis
Một blogger khác, với tên Mr. Do viết trên blog của mình, “Tự do xuất bản, tự do ngôn luận, tự do báo chí là những điều chúng ta hướng tới. Trên tinh thần đó, tôi không thấy mình có lý do để chống việc phổ biến một cuốn tiểu thuyết ở Việt Nam.” Và blogger Mr. Do trình bày quan điểm của anh như sau:
“Nếu chống lại ‘Ma chiến hữu’, tôi sẽ tự đối lập với quan điểm bấy lâu nay của mình. Chống ‘Ma chiến hữu’ tức ủng hộ việc kiểm duyệt, cấm đoán, tôi sẽ nói sao khi mấy cuốn sách như “Quần đảo ngục tù”, “Trại súc vật”... bị cấm đoán ở Việt Nam? Sẽ nói sao khi những bộ phim bị cắt xén, khi những cuốn sách dịch bị chỉnh sửa? Sẽ nói sao về một thời bị đày đọa của Aleksandr Solzhenitsyn, Phùng Quán, Trần Dần...?”

Và Mr. Do kết luận, “Cấm một cuốn tiểu thuyết ra đời là hành động độc tài, chỉ xảy ra trong chế độ độc tài.”

Trong lúc đó blogger Nguyễn Xuân Diện lại đặt vấn đề về tinh thần nhất quán trong công tác quản lý xuất bản sách hiện nay. Tác gỉa cho rằng nó không công bằng khi tác phẩm “Rồng đá” của nhà văn Vũ Ngọc Tiến bị cấm đoán ở Việt Nam cùng lúc với cuốn “Ma Chiến Hữu” được công khai cho phép xuất bản và phổ biến. Tác gỉa Nguyễn Xuân Diện bày tỏ:
“Với những lý do trên, đặt trong bối cảnh của chính trị và xã hội Việt Nam lúc này, và cũng đặt trong bối cảnh nhiều tác phẩm văn học – nghệ thuật (văn học, mỹ thuật, sân khấu...) viết về cuộc chiến tranh Việt – Trung tháng 2 năm 1979 đã và đang bị cấm đoán hiện nay (như Rồng đá của Vũ Ngọc Tiến chẳng hạn) thì việc để cho xuất bản và lưu hành tác phẩm này là không nên. Vì thế, theo tôi, đã thu hồi Rồng đá thì nên thu hồi cuốn ‘Ma chiến hữu’, hoặc cho phép lưu hành trở lại Rồng đá để biểu thị tinh thần nhất quán trong công tác quản lý hiện nay.”

Theo tác gỉa Trần Thái Du qua bài viết của ông đăng trên BBCVietnamese, tác gỉa cho hay ông đã đọc cuốn sách này “rất bình tĩnh”. Đây là một cuốn sách nói về cuộc chiến tranh biên giới Việt Trung qua cái nhìn của một nhà văn Trung Quốc. Cũng tương tự như cuốn tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh” của nhà văn Bảo Ninh mô tả lại một phần cuộc chiến Việt Nam qua cặp mắt của chính tác giả, là một nhà văn Việt Nam và cuốn tiểu thuyết này sau đó đã được dịch và xuất bản tại Hoa Kỳ. Như thế, “tự thân chuyện dịch, xuất bản và đọc cuốn sách này ở Việt Nam thực ra không có vấn đề gì cả.”

Nhưng tác gỉa nhấn mạnh:
“Nhưng nó chỉ là bình thường với một điều kiện: đó là sách vở, báo chí Việt Nam được tự do bàn luận tới chiến tranh biên giới, được tri ân những liệt sĩ hy sinh, được bình luận, phê phán những góc độ khác nhau của chiến tranh... Nếu điều kiện đó không được đáp ứng thì việc xuất bản cuốn sách này lại là một việc rất bất thường và phản cảm.”

Hình trái: Trọng pháo Việt Nam nã vào quân Trung Quốc đang tiến về Việt Nam vào ngày 23 tháng Hai năm 1979, sáu ngày sau khi Trung Quốc tấn công biển người qua biên giới Việt Nam. Hình phải: Lãnh đạo Trung Hoa Cộng sản Đặng Tiểu Bình tuyên bố muốn “dạy cho Việt Nam Cộng sản ăn cháo đá bát một bài học” sau khi Việt Nam Cộng sản tấn công sâu vào Cam-bốt Cộng sản, một đồng minh của Trung Hoa Cộng sản. Ông Đặng Tiểu Bình nói rằng Cộng sản Hà Nội đã nhận viện trợ của Trung Cộng trong hai trận chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhưng quay về phe với Mạc Tư Khoa, là kẻ thù “chủ nghĩa xét lại” của Bắc Kinh. Nguồn: Bettmann/Corbis
Điều bất thường và phản cảm này đã xảy ra, khi nhân kỷ niệm 30 năm cuộc chiến Việt Trung xảy ra, nhà báo Huy Đức đã viết bài “Biên giới tháng Hai” đi trên báo Sài Gòn Tiếp thị hôm giữa tháng Hai, nhưng chỉ trong ngày, thậm chí chỉ vài giờ sau đã bị gỡ xuống. Nhưng, bài báo này đã được các độc gỉa quan tâm đăng lên lại trên các blog cá nhân của mình và được luân lưu trên mạng cả trong lẫn ngoài nước.

Theo nhà báo Huy Đức, “Quá khứ, rất cần khép lại để cho những hình ảnh như vậy đâm chồi. Nhưng cũng phải trân trọng những năm tháng đã thuộc về quá khứ.” Thế nhưng, thái độ im lặng, gỉa ngu gỉa điếc để mong có ngày “cứt trâu hoá bùn” không là một thái độ khép lại có lý có tình. Tối thiểu, nó không có tình với những người lính đã từng cầm súng, chiến đấu bảo vệ tổ quốc và đã hy sinh xương máu của họ trong trận chiến đó, và nó bạc nghĩa với người dân Việt Nam cũng đã qua đời trong tháng ngày máu lửa đó.

Cái sự “khép lại qúa khứ” như nhà báo Huy Đức đã viết trong bài ký của ông,
“Trở lại Tổng Chúp, phải nhờ đến ông Lương Đức Tấn, Bí thư Chi bộ, nguyên huyện đội phó Hòa An, đưa ra cái giếng mà hôm 9-3-1979, quân Trung Quốc giết 43 thường dân Việt Nam. Ông Tấn cũng chính là một trong những người đầu tiên trở về làng, trực tiếp đỡ từng xác phụ nữ, trẻ em, bị chặt bằng búa, bằng dao rồi quăng xuống giếng. Cái giếng ấy bây giờ nằm sâu trong vườn riêng của một gia đình, không có đường đi vào. Hôm ấy, anh Tấn phải kêu mấy thanh niên đi theo chặt bớt cành tre cho chúng tôi chụp hình bia ghi lại sự kiện mà giờ đây đã chìm trong gai tre và lau lách.”

Vâng, cái giếng đó bây giờ có lẽ đã khô, nơi 43 xác người phụ nữ và trẻ con Việt Nam bị chặt từng khúc bằng búa bằng dao và ném xuống đó, nhưng lòng người Việt Nam chưa phải đến nỗi khô cạn cái nghĩa đồng bào dành cho những nạn nhân qúa cố như nhà nước cộng sản Việt Nam muốn người dân “khép lại qúa khứ” một cách xót xa và tàn nhẫn như thế, như những cành tre che lấp lối đi và miệng giếng. Vô tâm, bạc bẽo!

“Ma chiến hữu” qua nét cọ của họa sĩ Babui. Nguồn: DCVOnline
Vừa rồi, có dịp đi công tác ở nhiều nơi trên cả hai miền, người viết đã cố tâm đi tìm mua cuốn sách này để đọc, nhưng những tiệm sách lớn mà tôi đã có dịp đến - ở Tuyên Quang, Quảng Ninh, Hà Nội, Đà Nẵng và Sài Gòn - đều không có bán. Khi được hỏi đến cuốn “Ma chiến hữu” của Mạc Ngôn, câu trả lời rất hững hờ: “Đây không có cuốn đó. Nhưng có những cuốn khác của Mạc Ngôn.” Chỉ ở nhà sách Phahasa ở Sài Gòn, khi xin được gặp người quản lý nhà sách để hỏi trực tiếp, thì được trả lời, “Nhà xuất bản thấy không có lời, nên họ đã rút lại.”

Nhưng một việc có thật: cuốn sách đã bị thu hồi ngay sau khi phát hành.

Lý do nào làm người ta thu hồi lại cuốn sách này, và ai có thẩm quyền thu hồi lại cuốn sách này khi nó đã được phân phối đến các nhà sách, thì khó mà có được câu trả lời cho thỏa đáng. Nhưng điều ghi nhận được, là sự thu hồi này tuồng như xảy ra sau một loạt bài phản đối đăng trên những blogs cá nhân trong và ngoài nước. Như đã trình bày trước đây, người viết bài này chưa có dịp đọc được bài viết nào nói về cuốn sách này trên báo chí nhà nước, nên cho rằng sự thu hồi sách vì độc gỉa trong nước (theo tác gỉa Tuấn Khanh gọi là cộng đồng đọc) phản đối thì khó đứng vững, vì thực tế khó có một sự bày tỏ trung thực của độc gỉa về cuốn sách này mà được báo chí nhà nước cho đăng tải trên báo của họ. Vậy thì, có thể nào chăng cuốn sách được thu hồi là do những phản đối của “cư dân mạng và cộng đồng blogs”?

Nếu qủa thật như thế thì đây là một niềm vui. Vì nhà nước cộng sản Việt Nam hiện giờ vẫn chưa “truy kích đến tận hang ổ của những blogs phản động này”, hay tối thiểu là còn nương tay? Blogs vẫn là một diễn đàn – tuy ảo – cho những người quan tâm đến những vấn đề của đất nước bày tỏ quan điểm và chia sẻ cùng nhau.

Đã ba mươi năm từ ngày chiến tranh biên giới Việt-Trung bùng nổ, giờ đây nhìn lại qúa khứ, mỗi người có những cái nhìn rất riêng biệt của mình, dựa vào kinh nghiệm của chính họ. Rất có thể có nhiều điều người ta không đồng ý với nhau, nhưng như tác gỉa Trần Thái Du bày tỏ ý kiến của anh, “đó là sách vở, báo chí Việt Nam (cần) được tự do bàn luận tới chiến tranh biên giới, được tri ân những liệt sĩ hy sinh, được bình luận, phê phán những góc độ khác nhau của chiến tranh.”

Hình trái: Đi vào cõi chết. Hình chụp dân quân Trung Quốc với băng-ca bằng tre đang tập hợp đội hình chuẩn bị yểm trợ cho lính Trung Quốc trên trận địa. Theo tác gỉa Mạc Ngôn, đây là những con em nhà nghèo, ít học, bị “hốt” và đưa ra mặt trận mà chẳng biết “mình đi đâu, về đâu?”, nhưng theo blogger Hoàng Linh, thì “đối với đất nước và người dân Việt Nam, lính Tàu năm 1979 (trong đó có Hứu Thế Hữu), hẳn nhiên là địch, là kẻ xâm lược”. Hình phải: Tù binh Trung Quốc bị bắt hôm 26 tháng Hai năm 1979. Kinh nghiệm chiến trường dày dặn của quân đội Việt Nam dạo đó thừa bản lãnh ngăn chận những cuộc tấn công biển người cổ lỗ sĩ của Trung Cộng, là một chiến thuật được dùng ba thập kỉ trước ở chiến tranh Triều Tiên. Nguồn: Zentralbild/AFP/Getty Images
Và câu hỏi kế tiếp, là cơ quan nào đã ra lệnh thu hồi lại cuốn sách này? Có thể là quyết định đơn phương của nhà xuất bản Văn Học, hay của công ty phát hành sách Phương Nam. Điều này thiết tưởng cũng không có tính thuyết phục lắm, ngoại trừ họ bị áp lực từ phía nhà nước, bởi cơ chế thị trường hiện nay ở trong nước. Nếu Bộ Giáo dục đã từng toa rập để in sách giáo khoa cho học sinh hằng năm, và bắt buộc học sinh phải mua, con buôn chữ nghĩa thời đại đồ đểu này đã thu lời hằng chục triệu đô-la mỗi lần in để chia nhau, thì chuyện in cuốn sách Mạc Ngôn trong bối cảnh kỷ niệm ba mươi năm cuộc chiến biên giới Việt-Trung để hốt tiền cũng là chuyện rất có thể. Đã in, đã phân phối đến các nhà sách, thì chuyện thu hồi lại nếu là quyết định của nhà xuất bản, ắt hẳn phải chịu một áp lực nặng nề nào đó từ các cơ quan tuyên giáo hay của Cục Báo chí của Bộ Công an.

Và nếu - (lại nếu!) - như lệnh thu hồi từ phía nhà nước, thì nó xác nhận một điều là Cục Báo Chí, thuộc Bộ Công An vẫn rà soát sít sao thế giới ảo – mà rất thật – của cộng đồng mạng và phản ứng kịp thời. Thu hồi sách như gáo nước lạnh tạt lên cục than hồng đang bừng bừng bốc lữa. Và thế là hết, “Ma chiến hữu” giờ đã qua chuyến đò chiều, là một … chuyện Diễm xưa! Đúng như nhà báo Huy Đức đã viết: “Khi ngồi viết blog, tôi vẫn nhìn thấy anh Thế Tuyển (Đại tá Trần Thế Tuyển, Phó cục trưởng Cục Báo Chí, đại diện A25 Bộ Công an) và các anh A.25. Vì vậy tôi viết rất cẩn thận!”. Và các anh A.25 đã ... chữa lửa kịp thời!

Nhận xét chung là đa số các bloggers trình bày quan điểm và nỗi quan tâm của mình về cuốn “Ma Chiến hữu” này nói riêng và chia sẻ về vấn đề chung của đất nước một cách thẳng thắn và can đảm, cho dẫu đối với nhiều bloggers trong nước, họ biết khi họ ngồi gõ phím, “các ông công an cục A.25 cũng cùng lúc đang ngồi thù lù trước mặt.”

Cư dân mạng và cộng đồng blogger Việt Nam – qua sự cố “Ma chiến hữu” này – đã chứng tỏ một sự đóng góp tích cực của họ trong tự do ngôn luận, và đòi hỏi một cách ôn hòa, rằng tự do thông tin cần phải được bày tỏ trung thực và tự do hơn. Rõ ràng, các bloggers trong nước đang đóng một vài trò rất gía trị cho thông tin, trong cái bối cảnh báo chí trong nước đang bị “lùa đi theo lề bên phải” như hiện nay, và nhà nước đã phải lắng nghe, tuy không chịu thừa nhận.

Long An, 12 tháng Ba 2009

© DCVOnline



Nguồn:

(1)
“Sự khốn nạn trong nền văn hoá Việt Nam hiện nay”. Blog Người Buôn Gío
(2)
“Hãy cứ bán đi tất cả phần mình, nhưng xin giữ lại lương tri”. Blog Tuấn Khanh
(3)
“Ý kiến của tôi về Ma chiến hữu”. Blog Nguyễn Xuân Diện
(4)
”Ma chiến hữu, con ma nào ở đây?”. Blog Mr. Do
(5)
“Nhà xuất bản Văn Học muốn gì?”. Bài của tác gỉa Lê Phú Khải, đăng trên Blog Lề Bên Trái của Đào Hiếu
(6)
“Biên giới tháng Hai”. Tác gỉa Huy Đức, đăng trên Blog Osin
(7)
“Anh Hùng”. Blog Hoàng Linh

Thứ Ba, 17 tháng 3, 2009

Một Việt Nam nối mạng và an toàn




Sôi động, màu sắc, ngày càng hiện đại. Một dân số trẻ trung và đầy nhiệt tình phóng xe gắn máy như bay trong thành phố và dùng hầu hết thời gian không ngủ để lướt mạng. Quán cà phê Internet mọc lên khắp nơi. Đó là điều mà nhóm chúng tôi phát hiện khi chúng tôi thăm Việt Nam vào năm 2007. Chúng tôi muốn được nhìn thấy tận mắt sự bùng nổ của Internet và sự sinh động của nền kinh tế này trước khi gặp các nhà ngoại giao Mỹ và các tổ chức phi chính phủ (NGOs) để thảo luận về tình trạng Việt Nam, chung quanh các vấn đề tự do tư tưởng và tôn trọng thông tin cá nhân.

Một quán internet café ở Việt Nam. Nguồn: ycorpblog.com

Internet – và Yahoo! – đang mở rộng sự hiện diện ở Việt Nam. Sang năm, 35 phần trăm dân số được dự trù là sẽ nối mạng – quả là kỳ diệu khi bạn nhớ rằng cho đến năm 2005 Việt Nam vẫn chưa hội nhập hoàn toàn với Web. Một năm sau chúng tôi bước vào thị trường này với phiên bản tiếng Việt dùng cho trang chủ (vn.yahoo.com), sau đó là Điện thư, Messenger, Tìm, và Tin tức. Giờ đây chúng tôi điều hành một trong những dịch vụ blog hàng đầu ở Việt Nam. Và bởi vì ít người có máy vi tính, chúng tôi đang làm việc với các quán cà phê Internet qua chương trình iCafe để cải thiện kinh nghiệm Internet cho tất cả những ai liên hệ đến Internet.

Bất hạnh thay, cũng như các xứ sở mà phương tiện truyền thông bị kiểm soát, Việt Nam đang tìm cách áp đặt những giới hạn về Internet. Nhà cầm quyền gần đây ban hành thông tư về Blog nhằm giới hạn vài nội dung được phổ biến trên mạng, đặc biệt là những Blog bị xem là có tính chính trị. Không có gì đáng ngạc nhiên khi thông tư này bị chỉ trích kịch liệt như là một cố gắng để bóp nghẹt quyền được quốc tế công nhận là tự do ngôn luận. Là một công ty cam kết cho việc an toàn và tin cậy của người sử dụng, chúng tôi sẽ tiếp tục xem xét thông tư này và bất kỳ những quy định mới nào để xác định xem những chính sách của chúng tôi sẽ bị ảnh hưởng như thế nào.

Chúng tôi học được những bài học gian khổ khi là những người tiền phong trong những thị trường đang phát triển, và giờ đây chúng tôi sẽ áp dụng những bài học này trong việc phát triển kinh doanh ở các thị trường này. Trong trường hợp Việt Nam chúng tôi sẽ áp dụng những bước cẩn thận khi bắt đầu những dịch vụ để bảo vệ người sử dụng. Công việc kinh doanh, chính sách và các cố vấn pháp luật đã tham quan nước này để đánh giá môi trường kinh doanh như là một phần trong việc đánh giá các ảnh hưởng về nhân quyền – một quá trình mà chúng tôi cam kết khi chúng tôi thiết lập chương trình Doanh Nghiệp và Nhân Quyền của Yahoo! (Yahoo!’s Business & Human Rights Program) vào năm ngoái. Điều này đã giúp chúng tôi hiệu chỉnh lại phương cách kinh doanh của mình để luôn phù hợp với những cam kết về nhân quyền của công ty. Chẳng hạn như chúng tôi quyết định điều hành và hoạt động dịch vụ Yahoo! tiếng Việt ở Singapore để cho dịch vụ này tuân theo luật pháp hẳn hòi và được bảo vệ mạnh mẽ hơn là ở Việt Nam ngày nay. Chúng tôi cũng đành nhiều biện pháp bảo vệ cho người sử dụng và nhân viên thông qua những cơ cấu pháp lý, chính sách nội bộ, kết ước dịch vụ với người sử dụng, và điều chỉnh những phương cách và nơi chốn để tiếp cận dữ liệu.

Ông Michael Samway - đầu tiên từ trái - phó giám đốc và phụ tá cố vấn pháp luật cho công ty Yahoo!, ông Arvind Ganesan, thứ hai từ trái - Giám đốc Chương trình của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, ông Mark Chandler - thứ ba từ trái, phó Chủ tịch, cố vấn pháp luật và Thư ký cho công ty Cisco, và phía phải là ông Shiyu Zhou, phó Giám đốc Tổ chức Tự do Mạng trên Toàn cầu đang điều trần về tự do internet trên toàn cầu trước Ủy ban Tư pháp Quốc Hội Hoa Kỳ ngày 20 tháng Năm năm 2008. Nguồn: Suasan Walsh, The Associated Press

Chúng tôi tin tưởng một cách sâu sắc vào việc tham gia vào những thị trường như Việt Nam. Điều này có lợi cho công việc kinh doanh. Nó cũng mang đến sức mạnh cho dân địa phương, khi họ truyền đạt thông tin, trao đổi ý kiến, và biết được thế giới bên ngoài bằng những phương cách mà trước đây chưa từng có. Cộng đồng mạng đang bùng nổ ở Việt Nam, và chúng tôi đang có một tư thế chủ đạo trong thị trường đang phát triển và quan trọng này. Chúng tôi hãnh diện về công việc kinh doanh mà Yahoo! đang thiết lập ở đó và mặc dù chúng tôi biết chúng tôi đang phải đối phó với nhiều thách thức, chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào những biện pháp chúng tôi đang tiến hành để bảo vệ quyền của những người sử dụng.

Kinh doanh toàn cầu là cả một thách thức cho bất kỳ công nghiệp nào. Với tốc độ, qui mô, và sự năng động của Internet, ngành công nghiệp của chúng ta có những thách thức riêng. Một số các vấn đề trong các thị trường đang phát triển đồng thời cũng là những cơ hội để lan truyền những công cụ về tin tức và thông tin và nền tảng kỹ thuật cho những người dân khao khát sự tiếp cận và cởi mở. Chúng ta là một công ty được thiết lập trên cơ sở của sự cởi mở và niềm tin của người sử dụng, và chúng ta không đơn độc trong việc cam kết để bảo vệ và đề cao những quyền này. Chúng ta tự tin sự làm việc chung với các công ty, các nhóm bảo vệ nhân quyền, các nhà khoa bảng, và các nhà đầu tư trong Global Network Initiative sẽ cung cấp một nền tảng mạnh mẽ cho những hành động tập thể nhằm đề cao tự do tư tưởng và tôn trọng thông tin cá nhân trên toàn thế giới, kể cả những nơi đầy hứa hẹn như Việt Nam.


© DCVOnline

Nguồn:

(1) A wired and safe Vietnam. Tác gỉa Michael Samway, 39 tuổi, người Miami, hiện là phó giám đốc và phụ tá cố vấn pháp luật cho công ty Yahoo!. Ông tốt nghiệp cử nhân và thạc sĩ của Georgetown University và tốt nghiệp luật khoa của Duke Law School.

Thứ Hai, 16 tháng 3, 2009

Bauxít Tây Nguyên:Thư của cựu Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh

Kính gửi: Các đồng chí uỷ viên Bộ Chính Trị,

đồng kính gửi: Thủ Tướng và các Phó Thủ Tướng Chính Phủ.

Đối Thoại: Ông Nguyễn Trọng Vĩnh tác giả lá thư này là cựuThiếu tướng, chính ủy Quân khu 4 miền Bắc trước 1975 và là cựu Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh giai đoạn 1974 -1989.

Kính thưa các đồng chí,

Lâu nay tôi không có thông tin, mãi đến gần đây được đọc thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và hàng trăm ý kiến không đồng tình của các nhà khoa học, cán bộ và người dân ở khắp Bắc - Trung - Nam, tôi mới biết ta đồng ý cho Trung Quốc khai thác bauxit ở Tây Nguyên. Nguy hiểm quá! Tôi cũng thấy những nguy hại như mọi người đã phát biểu: tàn phá môi trường sinh thái, xâm hại rừng nguyên sinh, nguy hại cho đời sống của đồng bào dân tộc người Thượng, lưu độc cho các dòng sông phát nguyên hoặc chảy qua Tây Nguyên, ảnh hưởng rất xấu cho đời sống của người dân Nam bộ sống dọc hai bờ sông Đồng Nai, có thể ảnh hưởng đến các công trình thuỷ điện phía Nam. Điều đáng lo hơn cả là an ninh quốc giạ Chúng ta đều biết Trung Quốc xây dựng căn cứ hải quân hùng mạnh ở Tam Á đảo Hải Nam, nói thẳng ra là không phải để chống kẻ thù xâm lược nào, mà là đe dọa Việt Nam và sẵn sàng chờ thời cơ thôn tính nốt Trường Sa của chúng ta, sau khi đã nhanh tay chiếm Hoàng Sa từ tay Chính quyền Sài Gòn. Nay lại để Trung Quốc khai thác bauxit ở Tây Nguyên thì sẽ có năm, bảy nghìn hoặc một vạn công nhân hay quân nhân Trung Quốc đến cư trú và hoạt động tại đây, sẽ hình thành một "thị trấn Trung Hoa", một "căn cứ quân sự" trên địa bàn chiến lược vô cùng xung yếu của chúng ta (vũ khí đưa vào thì không khó gì). Phía Bắc nước ta, trên biển có căn cứ hải quân hùng mạnh, phía Tây Nam nước ta có căn cứ lục quân trang bị đầy đủ thì độc lập, chủ quyền mà chúng ta đã phải đổi bằng hàng triệu sinh mạng cùng xương máu sẽ như thế nào?!

Về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chúng ta có đầy đủ căn cứ lịch sử và pháp lý, còn Trung Quốc thì không. Vậy mà báo chí Trung Quốc dựng ra chứng cứ, luôn công khai xí hai quần đảo đó là của họ. Quốc vụ viện Trung Quốc (chính phủ) công khai công bố quyết định lập huyện Tam Sa. Trung Quốc có nhiều hành động rất công khai mà lại dỗ chúng ta im lặng không đưa vấn đề ra công khai, thật là vô lý. Chúng ta muốn sống hòa bình hữu nghị với Trung Quốc, tôi cũng muốn thế. Nhưng hữu nghị cũng phải đấu tranh thích hợp để bảo vệ lợi ích chính đáng của Tổ Quốc ta. Nếu lãnh đạo chưa tiện lên tiếng công khai thì cứ để báo chí, các nhà khoa học lịch sử đưa ra chứng lý, cứ để cho quần chúng biểu tình hoà bình, phản đối khi lãnh thổ Quốc gia bị xâm phạm, không nên dập đi tinh thần yêu nước của họ.

Đành rằng các đồng chí có quyền, muốn làm gì cũng được, quyết định thế nào cũng được, nhưng cũng nên quan tâm dư luận, lắng nghe những lời phân tích lợi, hại, phải, trái mà suy nghĩ cân nhắc. Từ xưa đến nay, ở triều đại nào cũng vậy, chủ trương, chính sách ích quốc, lợi dân thì được dân ủng hộ, chủ trương chính sách sai trái tổn quốc, hại dân thì dân oán. Dân oán, mất lòng tin thì khó yên ổn và thịnh vượng được. "Quan nhất thời, dân vạn đại", "vua cũng nhất thời, dân vạn đại".

Thưa các đồng chí,

Trên đây là những lời nói thẳng, tâm huyết của một đảng viên già 70 tuổi Đảng, đã gần đất xa trời, mong được các đồng chí xem xét.

Kính chào

(đã ký)

Nguyễn Trọng Vĩnh

Địa chỉ: Số nhà 23, Ngõ 5, Phố Hoàng Tích Trí, Phường Kim Liên, Quận Đống Đa, Hà Nội