Thứ Ba, 26 tháng 5, 2009

Bộ Chính trị Việt Nam phát động chiến dịch “Làm theo gương sáng Roh Moo-hyun”

Cựu Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun vừa nhảy xuống vực tự sát vì “cảm thấy hổ thẹn” sau nhiều ngày ưu tư, cảm thấy cuộc sống khó khăn và khi bị cáo buộc người thân của ông đã nhận 6 triệu USD từ một doanh gia.

Nhận thấy đây là một gương sáng, góp phần rửa cho bộ mặt vốn không mấy sạch sẽ của các quan chức đảng viên và giúp loại trừ các vụ tham nhũng, hối lộ đang lan tràn như một quốc nạn của Việt Nam hiện tại, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định phát động chiến dịch “Làm theo gương sáng Roh Moo-hyun” cho toàn bộ đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh vừa ra Nghị quyết số 0477/ĐCSVN/TW, triển khai chiến dịch có tên như trên. Theo đó, chiến dịch có trưởng ban là TBT Nông Đức Mạnh với các phó ban là các thành viên khác trong Bộ Chính trị. Dự trù chiến dịch này sẽ kéo dài cho đến khi tham nhũng không còn là quốc nạn nữa, hoặc kết quả đạt được là tuyệt đối mỹ mãn.

Cũng nhân dịp này, Bộ Chính trị Đảng CSVN cử nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN Lê Đức Thúy và con trai là Lê Đức Minh, nguyên lãnh đạo của Banktech - CFTD, làm trưởng và phó đoàn đi dự lễ an táng cựu Tổng thống Roh Moo-hyun, đồng thời tham quan, khảo sát hẻm núi Bonghwa, nơi ông Roh Moo-hyun tự sát. Sau khi có kết quả khảo sát hẻm núi nói trên, Bộ Chính trị Đảng CSVN sẽ tiến hành tìm kiếm các hẻm núi tương tự tại Việt Nam, đồng thời lập kế hoạch mở mạng giao thông hiện đại đến những nơi này. Nếu các hẻm núi tại Việt Nam chưa đủ tiêu chuẩn như hẻm núi Bonghwa, thì cần gấp rút xây dựng cho đạt hoặc vượt chuẩn hẻm núi Bonghwa. Ban xây dựng hẻm núi “Bonghwa Việt Nam” sẽ giao cho nguyên Thứ trưởng Mai Văn Dâu và con trai là Mai Thanh Hải làm trưởng và phó ban.

Ban chỉ đạo chiến dịch cũng chỉ đạo cho Ban Văn hóa Tư tưởng, Bộ Thông tin Truyền thông đưa nhiều tin tức, bài viết về tiểu sử cựu Tổng thống Roh Moo-hyun, đặc biệt nêu cao về xuất thân của ông là từ một gia đình nông dân nghèo, rồi thành một luật sư đấu tranh cho nhân quyền, là một trong các lãnh đạo của phong trào “Đấu tranh tháng Sáu” năm 1987, chống lại nhà độc tài Chun Doo-hwan, từng bị giam ba tuần trong năm đó về tội kêu gọi công nhân đình công, từng bảo vệ cho 12 trong số 24 sinh viên bị bắt vì tàng trữ văn chương cấm, và vì tội này, họ bị giam cầm và tra tấn trong gần hai tháng. Ông Roh Moo-hyun cũng từng là thành viên của đảng ủng hộ dân chủ do nhà hoạt động Kim Young-sam dẫn đầu, người sau này trở thành Tổng thống.

Đặc biệt nhấn mạnh về chi tiết ông Roo Moo-hyun xin lỗi nhân dân qua truyền hình vì làm nhân dân thất vọng. Phim ảnh, truyền hình, ca nhạc, văn nghệ phải lấy hình tượng biết hổ thẹn của ông Roo Moo-hyun làm cảm hứng sáng tạo. Cử đoàn Việt Nam đi sang Hàn Quốc tìm cách học tập bí quyết hổ thẹn của chính khách. Có thể tham khảo thêm trường hợp của Tổng thống Trần Thủy Biển - Đài Loan, Thủ tướng Thaksin - Thái Lan, vân vân.

Ban chỉ đạo chiến dịch quyết định tại tất cả các công sở phải có một tượng bán thân Tổng thống Roh Moo-hyun đặt ở vị trí trang trọng, cử nhân viên nhang khói, hoa quả tươi quanh năm. Tượng hoặc chân dung nên thể hiện lúc ông Roh Moo-hyun trong trạng thái đau buồn. Hàng tuần tất cả các công sở phải có báo cáo về ban chỉ đạo về tiến độ học tập gương sáng, những đồng chí đảng viên nào có biểu hiện biết đỏ mặt, biết ngượng ngùng sẽ được nêu cao thành tích, nhất thiết phải lấy đồng chí đó làm nhân tố để nhân rộng toàn cơ quan. Thường xuyên mở các đợt tham quan hẻm núi Bonghwa Việt Nam. Phải có chế độ khen thưởng hậu hĩnh cho các đồng chí đang thử tập nhảy, tất nhiên chỉ nên nhảy ở độ cao vừa phải, hết sức tránh gây sốc không đáng như cú nhảy của Tổng thống Roh Moo-hyun.

Ban chỉ đạo chiến dịch cũng chỉ đạo cho phó Thủ tướng, Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Thiện Nhân gấp rút cho soạn sách giáo khoa về cuộc đời Roo Moo-hyun, phải nêu bật tấm gương “hổ thẹn” cho các thế hệ thầy giáo, sinh viên - học sinh Việt Nam. Đồng thời đưa các bài diễn văn xin lỗi của ông này làm bài “văn mẫu”. Tất cả các trường lớp tại Việt Nam phải có câu khẩu hiệu: “Sống, lao động, học tập và hổ thẹn theo gương Roo Moo-hyun”.

Kể từ ngày ra Nghị quyết và phát động chiến dịch lớn này, mọi đảng viên, công chức, quân đội… phải nghiêm chỉnh chấp hành. Mọi biểu hiện không quán triệt, không chấp hành sẽ bị xử lý tối đa. Nghiêm cấm mọi hành vi gian dối như vờ đỏ mặt, giải phẫu dây thần kinh xấu hổ, đi mỹ viện mài bớt da mặt…

Nghị quyết này sẽ được chỉnh lý tùy vào tình hình thực tế diễn ra. Ban chỉ đạo chiến dịch có thể thay đổi bất cứ điều nào, câu văn nào trong Nghị quyết mà không cần báo trước.

©2009 Nhã Nam

©2009 talawas blog

khuyến mãi:

Tran Dac nói:

28.05.2009 lúc 2:03 chiều

Đã STOP! Đang STOP! Vẽ sẽ STOP tất cả chiến dịch kiểu này!

Bộ Chính trị đã dừng “chiến dịch làm theo gương sáng Roh Moo-hyun” vì 2 lí do.

1. Tuy nghị quyết số 0477.ĐCSVN.TW thông qua, BCT vẫn chưa thống nhất được kế hoạch triển khai cụ thể, bởi nhiều người xứng đáng hơn bố con Lê Phước Thúy trong tư cách đại diện cho đoàn Việt Nam dự tang lễ ông Roh.

2. Bản thảo nghị quyết đã bị lộ ra ngoài trước khi ban hành, lập tức BCT đã nhận được hàng ngàn lá thư xin được “tuyệt mệnh đợt đầu” của các đ.c đảng viên cao cấp, các cán bộ đầu ngành, các quan chức tỉnh thành (trong đó có cả các đ.c đã hạ cánh an tòan).

Nhận thấy đây là chủ trương lớn nhưng sai lầm. Mặc dù quyết rồi, nhưng để ngăn chặn làn sóng tự tử hàng loạt vì xấu hổ trong Đảng, BCT đã STOP chủ trương lớn. Quả là quyết định sáng suốt, kịp thời, Đảng “do quan, vì quan”.

Đ.c Nhã Nam nên cập nhật thông tin mới.

Nguyen Nhat Anh nói:

28.05.2009 lúc 12:35 sáng

Báo cáo với anh Nhã Nam là sau khi ở trên truyền đạt Nghị quyết xuống, hiện nay ở các cấp đã có chỉ đạo quyết tâm thi đua thực hiện. Sau đây là một số thành tích, xin đề nghị tuyên dương trong Đại hội lần tới. Tuy thực hiện tốt chủ trương của Nghị quyết nhưng gây thiệt hại cho đội ngũ cán bộ nòng cốt.

- Đồng chí Huỳnh Ngọc Sỹ đã …, để lại bức thư tạ lỗi với Bác và nhân dân vì tình trạng tham nhũng của ngành và của gia đình. Riêng vụ PCI gây cho đồng chí ý một niềm đau và hối hận khôn nguôi.

- Đồng chí Nguyễn Việt Tiến đã …, để lại lời trăn trối là mình thực sự có tội.

- Đồng chí bí thư Hà Nội Phan Quang Nghị xin từ chức về quê ở ẩn, lý do là “muốn chuộc lỗi khi phát biểu “Trận mưa lụt là cuộc tổng diễn tập lớn cho tương lai”". Cũng vì câu này mà Đảng bị “chửi” quá.

- Đồng chí Trần Văn Truyền, tổng thanh tra xin chịu phạt 1 năm không ăn lương vì câu phát biểu mới đây “Tôi mới đi nước ngoài và thấy rằng có nhiều hành vi nước ngoài coi là bình thường nhưng chúng ta lại coi là tham nhũng. Ví dụ tại Mỹ, nhiều khách sạn, nhà hàng nhân viên đều đòi tiền “bo”, chi hoa hồng. Còn ở ta, nếu anh nhân viên ở loại hình dịch vụ nào đó nhận tiền của khách thì sẽ bị xử lý”.

Còn rất nhiều nhưng vì giới hạn 1500 chữ nên xin anh Nhã Nam thông cảm. Tuy nhiên tôi xin đề nghị lần này bổ sung thêm câu của TT Dũng: “Tôi yêu sự thật, ghét giả dối” vào trong Nghị quyết học tập, giúp nâng cao nhận thức trong sáng của cán bộ.

Tôn Nguyễn nói:

27.05.2009 lúc 10:41 chiều

Vài năm trước đây nhà nước CSVN đã cho triển lãm cái gọi là “thời kỳ bao cấp” cho thấy hình ảnh nhân dân phải xếp hàng để mua nhu yếu phẩm, từng cái kim sợi chỉ cho tới các mặt hàng lương thực quan trọng khác mà vốn dĩ chất lượng chẳng ra gì.

Thời kỳ bao cấp là một sai lầm nghiêm trọng của CSVN, thế mà không hiểu tại sao họ lại vạch áo cho người xem lưng như thế? Che giấu và đổ vạ cho các nguyên nhân khác là bản chất của CS.

Bây giờ lại học tập gương tốt của ông TT Nam Hàn: “Sống, lao động, học tập và hổ thẹn theo gương Roh Moo-huyn”.

Thật là khôi hài hết chỗ chê!

minhrau nói:

27.05.2009 lúc 1:18 chiều

Một thiếu sót hết sức quan trọng, không thấy Ban chỉ đạo chiến dịch nhấn mạnh, đó là: Ngài Roh Moo-Hyun Nêu gương sáng chói KHI ĐÃ VỀ HƯU. Phải lưu ý điểm ấy. Nếu không, do truyền thống lâu đời, bao giờ toàn Đảng cũng hồ hởi, phấn khởi, hăng hái thi đua làm tốt chỉ đạo của Trung ương thì… đau dớn thay, còn ai sống mà lãnh đạo đất nước thân yêu nữa? Cho nên, phải bắt chước triệt để gương mẫu của ngài Roh, là chỉ lên núi khi đã về hưu thôi, để còn có người dìu dắt đất nước tiến lên thiên đường CSCN vinh quang.

dahieu nói:

26.05.2009 lúc 9:46 chiều

Báo cáo với các đồng chí trong BCT và đồng chí Nhã Nam là sau khi thi hành nghị quyết của BCT về “Làm theo gương sáng Roh Moo-Hyun”, Bộ Giao Thông Vận Tải nhận thấy xảy ra hiện tượng kẹt xe khủng khiếp trên những con đường tiến vào hẻm núi Bonghua Việt Nam nên báo cáo xin triển khai thêm những quốc lộ đi vào hẻm núi Bonghua Việt Nam từ 1 lane trở thành 8 lanes, ngăn chặn những lối ra (exit) phụ (độc đạo) và đặt các trạm Toll lấy lệ phí cao xung vào quỹ Căn Nhà Tình Thương cho dân nghèo.

Bắc Phong nói:

26.05.2009 lúc 9:06 chiều

kể chị tôi nghe về nghị quyết
chị đang rửa chảo bật kêu “ohm”
xong bảo chị em mình tranh thủ
lập tức ta ra mở trại hòm

Nguyễn Hoài Phương nói:

26.05.2009 lúc 8:45 chiều

Tin thêm,

Đồng chí Hà Sĩ Phu và các đồng chí chắc chưa biết được tin nóng hổi này. Ấy là BCT vừa mới ra một nghị quyết, với khẩu hiệu: “Toàn Đảng ra sức học tập, phấn đấu, làm theo, đuổi kịp và vượt Roh Moo-Hyun” làm kim chỉ nam.

Thông tin ngay để các đồng chí vui.

Nguyễn Hoài Phương nói:

26.05.2009 lúc 8:15 chiều

Hoan hô đồng chí Nhã Nam
Sút (hộ . giúp . cho . vào…) Bộ Chính trị một bàn rất căng!

ddgiao nói:

26.05.2009 lúc 8:02 chiều

Ước gì những điều mà Nhã Nam kể trên đây trở thành sự thật. Nhưng làm sao có được!

Hà Sĩ Phu nói:

26.05.2009 lúc 4:22 chiều

Đồng chí Nhã Nam ơi, sao lại có một BCT anh minh đến thế hả giời! Nghị quyết trúng quá là trúng!

Chỉ cần một nửa số đảng viên còn phản xạ đỏ mặt trước 3 vấn nạn thôi, nạn đảng viên tham nhũng, nạn đảng viên dối trá, và nạn làm đày tớ cho Trung Hoa, thì tôi dám cam đoan đất nước mình sẽ bừng sáng ngay tức khắc, và cũng sạch bóng luôn mọi lực lượng thù địch!

(Nếu hiệu quả không đúng như vậy, thì tôi quyết nhảy ngay xuống vực tự vẫn theo ông Roh Moo-Hyun, không chậm một phút!)

Hồ Vĩnh Trực nói:

Chào tác giả Nhã Nam,

Lâu nay thường bàn các việc “đại sự” căng thẳng, nay đọc bài của tác giả đầy tính hài hước thật quá đã. Cư dân mạng được một phen thư giãn thật hả dạ.

Nếu các “đại thần” của ta thực hành chỉ 1/100 tấm gương của Cựu Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun thì nước Việt đổi đời ngay.

Cám ơn tác giả Nhã Nam

Trandzantieng nói:

Hoan nghênh sáng kiến của các đ/c TW Đảng ta vĩ đại về vấn đề “tham nhũng”, nguyện đời đời nhớ ơn đ/c Nông. Nhất thiết đây là một tấm gương cho nhân dân ta học tập, chà xát và phổ biến. Đề nghị các nghệ sĩ nhân dân ưu tú cỡ tầm cao Tố Hữu vĩ đại, làm những bài thơ hay nhạc kịch mang tính sáng tạo, kiểu “thương cha thương 1, thương ông thương 10″ để phổ biến trên phạm vi cả nước.

Gấp rút đào bới, phát hiện một cái chết cũ của 1 đ/c CSVN trước đây (vì không tìm được cái chết hy sinh nào mới, vĩ đại của lãnh tụ ta) như cái chết của đ/c Phạm Hùng (THƯỢNG MÃ PHONG) biến thành cái chết vĩ đại, nêu gương chống và phản đối tham nhũng chẳng hạn (đ/c nào sợ xấu hổ vì như thế thì láo quá à? Rõ rởm, Lê Văn Tám ta còn tưởng tượng và dựng ra được cơ mà!) hầu bồi dưỡng một tấm gương “chết sáng” đó cho mọi người, mọi nhà đua nhau học tập.

Về ngoại giao: Tranh thủ quay phim, dàn dựng trong VN cảnh đ/c Nông, đ/c Lê Phiêu đang tu (ăn chay với dĩa rau sạch trồng trên sân thượng nhà) tay ôm hình ngài Rô Mun Hin mà khóc, gởi và phổ biến đến nước bạn anh em Triều Tiên, hầu tranh thủ mối quan hệ “vợ chồng” trai Hàn gái Việt đời đời bền vững, biết đâu nhờ thế mà chánh phủ Hàn Quốc sẽ cảm động và tặng quà trên mức tình cảm cho đ/c Nông hay bất cứ lãnh đạo nào của Đảng ta khi sang viếng anh em như đ/c Đỗ Mười nhận khi xưa.

Lê Quốc Trinh nói:

Ý chu choa!

Tui đọc bài viết này, hổng thấy “đỏ mặt” gì hết, ngược lại xem gương thì thấy “xanh mặt”.

Tui trước giờ chỉ mang thân phận “thằng dân ngu khu đen”, chỉ biết chạy “xe ôm” nuôi vợ con đùm đề, nào có biết hối lộ, tham nhũng là chi mô. Nghe tới hai chữ này là tui sợ “xanh mặt” rồi đó.

Ai nấy “đỏ mặt” thì ráng chụp hình đăng lên mạng cho tui xem ké nhe!

solim nói:

Bài viết tốt. Hoan hô đồng chí Nhã Nam. :)

Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2009

Đại sứ Mỹ chửi tờ lá cải Tuổi Trẻ

Ngày 11/5 tờ lá cải Tuổi Trẻ đăng bài viết trong chuyên mục 'Bạn đọc viết'với tựa đề 'Chuyện không bình thường'. Kẻ gửi bài có tên "Đinh Văn Tư, quận Phú Nhuận, nhận là độc giả của Tuổi Trẻ trong hơn 20 năm qua.

Hắn thuật lại: "Khoảng hơn 11g trưa thứ tư ngày 6-5-2009, tôi cùng vài người bạn ngồi chuyện trò tại quán cà phê Lối Về, trên đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận, TP.HCM thì bất chợt một đoàn khách Tây đi vào".

"Một lát sau tôi nghe loáng thoáng có tiếng người Việt nói về dân chủ, nhân quyền nên quay sang nhìn... Hóa ra không phải họ bàn bạc chuyện làm ăn kinh tế mà đang làm một cuộc phỏng vấn. Mấy người khách Tây đặt câu hỏi, người đàn ông kia trả lời."

"Những câu hỏi mang tính áp đặt và gợi ý về tình hình dân chủ, nhân quyền ở VN. Người đàn ông trả lời bằng giọng điệu hằn học, xuyên tạc và tố cáo VN thiếu dân chủ, nhân quyền."

Theo hắn, những người có mặt tại quán đã quá bất bình, phản ứng khiến nhóm người nước ngoài và người Việt "vội vàng tính tiền và rút lui".

Sau đó, làm như vô tình ngây ngô, tên Tư "bất chợt" nhận ra một trong những người nước ngoài là đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam và đặt câu hỏi: "Nếu cần thiết phải tìm hiểu về đất nước và con người VN, tại sao ông ta không đường đường chính chính đến thăm và làm việc với các cơ quan đoàn thể chính thống của VN? Chẳng lẽ đây là phương pháp ngoại giao của ngài đại sứ!?"

Thực ra, cư dân mạng thừa biết cái trò khỉ sắp sửa diễn ra trên mặt báo, khi Đỗ Nam Hải lên tiếng tố cáo rằng ông đã bị công an, mật vụ quấy nhiễu liên tục, đặc biệt là hôm 06/5 khi ông có cuộc tiếp xúc với Đại sứ Mỹ. Cũng tại một buổi phỏng vấn, Đỗ Nam Hải đã nói rõ, vì có mặt của đại sứ nên công an, mật vụ không dám ngang nhiên cản phá cuộc tiếp xúc, họ đã phải đóng giả thành 1 đôi nam nữ và tiếp cận gần bàn của họ để nghe ngóng và tìm cách phá thối. Họ đã làm như vậy thật khi lớn tiếng đòi chất vấn ông Đỗ Nam Hải, đại sứ Mỹ Michalak thậm chí còn thú vị và nói đùa rằng ông có dịp nghe cả hai chiều về vấn đề Việt Nam.

Cứ tưởng tờ lá cải Công An hay An Ninh chi đó sẽ đăng "chiến công" phá bĩnh này của nhân viên mình. Ai ngờ để ném đá giấu tay, họ mượn tờ lá cải bạn là tờ Tuổi Trẻ đăng trong mục "bạn đọc viết" cho nó mang vẻ vô tư, khách quan, ngờ nghệch. Và lá cải Tuổi Trẻ chẳng lường trước được phản ứng của ông đại sứ, lá cải nghĩ rằng ổng làm gì thèm đọc lá cải như mình. Không đâu ạ, ông đại sứ có tùy viên báo chí, tùy viên sẽ lọc lấy những tin cần thiết cho ông.

Dĩ nhiên 1 tờ lá cải dám xấc xược đặt câu hỏi (qua miệng bạn đọc): "tại sao ông ta không đường đường chính chính đến thăm và làm việc với các cơ quan đoàn thể chính thống của VN? Chẳng lẽ đây là phương pháp ngoại giao của ngài đại sứ!?". Thì ông đại sứ phải trả đũa và viết thư phản đối tới TBT Phạm Đức Hải : "cả ông và tôi đều biết là một sự bịa đặt hoàn toàn", câu này tuy mang hơi hướng ngoại giao nhưng dù có ngu đến mấy người ta cũng có thể hiểu rằng đây là một câu chửi đại loại: "Đồ láo khoét", "Đồ mặt dầy dựng chuyện", "đồ xấc xược, tại sao lá cải dám đặt câu hỏi về phương pháp làm việc của tôi?". Câu trả lời của Ông đại sứ nói với tư cách đại sứ "việc thường xuyên gặp gỡ các công dân Việt Nam ở mọi nơi và thuộc mọi tầng lớp vừa là công việc, vừa là đặc quyền của ông".

Lá cải xen vào làm gì? Lá cải dám đăng thư phản đối, dám mời "bạn đọc đặc biệt" lên đối chất với ông đại sứ hay không?

Ai cũng biết là còn khuya lá cải mới dám. Hehe

Nguồn: BBC Vietnamese

Thứ Năm, 21 tháng 5, 2009

Ban tôn giáo chính phủ VN ngụy biện và láo xược

VietCatholic News (21 May 2009 17:29)

http://vietcatholic.net/News/Html/67406.htm


Ngày 20.05.2009, khi trả lời phỏng vấn đài RFA về nội dung làm việc giữa nhà nước CS Việt Nam và ủy ban tự do tôn giáo Hoa Kỳ, Nguyễn Thanh Sơn – Phó trưởng ban tôn giáo chính phủ VN đã trả lời (xin trích nguyên văn):


“Chúng tôi cũng phải nói với quí vị uỷ ban tự do tôn giáo quốc tế Mỹ rằng Việt Nam đầu thế kỷ 20 chỉ có 20 triệu dân, không đến đâu, 15 triệu dân. Nhưng đến cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 đã lên đến 90 triệu dân và như vậy tăng gấp 5 lần, và đất ở Việt Nam thì không tăng lên tí nào. Mà trước khi đó thì do hoàn cảnh các tổ chức tôn giáo trong đó có Công Giáo bao chiếm hay là sở hữu rất nhiều đất. Và ở Việt Nam trước đây đã có khái niệm địa chủ Nhà Chung, tức là Nhà Chung hay giáo hội đã trở thành một địa chủ. Và do vậy tất cả các đất đai, nhà đất thì không trả lại cho các tôn giáo.

Vấn đề giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, tôi yêu cầu UBTDTG Mỹ loại ra ngoài việc đặt ra thành cái điểm như là lưu ý, quan tâm về vấn đề tự do tôn giáo Việt Nam. Vấn đề của Phật Giáo Hoà Hảo, phục hoạt của giáo hội Phật Giáo Hoà Hảo, một số vấn đề khác thì không nêu lên nữa, vì ba bốn lần đã nêu vấn đề đó rồi… Không phải cứ mỗi lần đến Việt Nam lại nêu lại những cái điểm đã cũ đấy.

Mọi người đã mói nhiều rồi, về giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, bản chất nó là gì, cái của những người mạo xưng đó là cái gì. Giáo Hội Phật Giáo Hoà Hảo với việc của ông Lê Quang Liêm như thế là cái gì rồi. Ông Nguyễn Văn Lý vi phạm pháp luật về cái gì rồi. Mỗi lần vào Việt Nam tìm hiểu, đoàn tự do tôn giáo Mỹ lại đặt vấn đề đã cũ, ở đây tôi muốn nói đã rõ ra rồi


Chúng tôi đã công nhận từ trước đổi mới đã có những cái điều mà chưa tới, còn hạn chế trong nhận thức trong ứng xử, nhưng sau đổi mới thì tiến bộ rất lớn, và nếu đặt ngang mặt bằng đổi mới kinh tế văn hoá xã hội của đất nước thì vấn đề tôn giáo không nói là vượt trước đi trước, nhưng mà ngay với sự đổi mới nói chung” . Hết trích.


Thật là ngụy biện hỗn láo. Con số mà Nguyễn Thanh Sơn viện dẫn cũng sai - Đến tận hôm nay, dân số Việt Nam vẫn chưa đến 90 triệu, cuối thế kỷ 20 mới đạt hơn 70 triệu. Chính sách về trả lại tài sản đã cưỡng đoạt cho các tôn giáo để họ có thể thực hiện quyền tự do tôn giáo của mình lại tỉ lệ nghịch với dân số hay sao? Dân số tăng trong khi đất không tăng nên không trả lại tài sản đã cưỡng đoạt là theo tiêu chuẩn văn minh nào vậy? Đất đai không tăng, trong khi dân số tăng gấp 5 lần nên không thể trả tài sản nhà đất, vì còn ít quá ư?


Nếu không còn tài sản thì các tôn giáo làm sao thực hiện được các công việc đào tạo, tu luyện, tham gia công tác cứu trợ xã hội…? Không trả lại đất đai, nhà cửa, tài sản đã cưỡng đoạt bất công trái pháp luật (Trái ngay cả với pháp luật man rợ của CSVN) cho các tôn giáo trong khi tài sản này dần dần rơi vào tay quan chức cộng sản… Là một hình thức đàn áp tôn giáo một cách tinh vi, lấy đi của họ phương tiện hành đạo, phương tiện dấn thân cho xã hội làm sáng rõ tính nhân bản của tôn giáo họ … Làm cho người dân không cảm nhận được về sự tồn tại của tôn giáo đó, và tôn giáo đó ngày càng bị thu hẹp, hoặc mờ nhạt…


Tại sao đất đai ngày càng phải chia cho số dân tăng nhanh, nhưng đất đai nhà cửa công thổ quốc gia lại được chia ngày càng lớn cho quan chức cán bộ cộng sản? Trước đây (Khoảng những năm 1970) cấp thứ bộ trưởng có rất nhiều vị chỉ được chia một căn hộ chung cư lắp ghép chừng 70m² (Như ở khu Kim Liên – HN) Nhưng đến nay, Chủ tịch, bí thư cấp quận huyện thôi, cũng có những căn biệt thự rộng hàng nghàn m². Bà cựu phó chủ tịch nước - Nguyễn Thị Bình, có đến 5 căn biệt thự do 5 tỉnh thành hiến tặng, mỗi căn có diện tích đất bao chiến không dưới 600m², cho Việt kiều “Phản bội tổ quốc” thuê không dưới 3000USD/Tháng – Ai còn nghi hoặc xin cứ lên tiếng sẽ có Việt kiều khẳng định. Ông cựu chủ tịch nước Trần Đức Lương có trang trại rộng 230ha đồi núi hồ, giáp khu du lịch hồ Đại Lải … Muốn kê cho đủ, trưng hình ảnh tài sản nhà đất của quan chức cộng sản cho có bằng chứng hùng hồn, có lẽ phải phát hành sách… Thời kỳ chiến tranh, chỉ có quan chức BCT CSVN mới được ở trong mấy ngôi biệt thự cũ thời Pháp… Quan chức cấp tỉnh trở xuống vẫn ở trong khu tập thể chung với cán bộ nhân viên khác…


Nếu nhân danh tình trạng dân số tăng nhanh, tỉ lệ đất trên đầu người ngày càng giảm để tước đoạt tài sản thì thật láo xược và phỉ báng các tôn giáo, phỉ báng người ngay lành. Vì thực chất tài sản này không phải của cá nhân ai, nó lại được chia đều trên đầu người dân Việt. Ngoài việc thờ tự, nó còn là nơi sinh hoạt, học tập, nuôi dưỡng trẻ mồ côi, người già cô đơn, bệnh nhân bị xã hội bỏ mặc... Chỉ có tài sản của quan chức csvn là không thể đem chia đều trên đầu người dân, không người dân nào bén mảnh được đến gần mà thôi.


Như vậy bất cứ quốc gia nào có dân số tăng nhanh mà đất không tăng thì đều phải cướp đoạt tài sản của các tôn giáo??? Theo lập luận này thì nước Việt đừng bao giờ mơ đồng chí Tầu Cộng của csvn trả lại đất đai biển đảo, vì đầu thế kỷ 20 Tầu chỉ có 250 triệu dân, bây giờ đã là 1 tỉ 350 triệu dân. Đất của Tầu Cộng chiếm thêm chẳng bõ với số dân tăng, làm sao họ trả cho Việt Nam được???


Lần đầu tiên người dân Việt được Nguyễn Thanh Sơn tiết lộ một khái niệm mới do csvn sáng chế ra từ lâu mà vẫn giữ bí mật: “Địa chủ Nhà Chung”. Thật là bỉ ổi! Ngay cái tên Nhà Chung đã nói lên rằng nó là của chung, nó là mồ hôi xương máu của rất nhiều giáo dân, tu sĩ của tôn giáo ấy, chẳng phải của riêng ai, thậm chí chẳng phải của riêng tôn giáo đó… Như cô nhi viện, nhà thương từ thiện chẳng hạn. Nó được dùng chung cho cả người theo tôn giáo khác, hay không theo tôn giáo nào… Thực tế có không ít quan chức cao cấp của CSVN từng ăn học bằng tiền và ở trong các trường do Công Giáo mở ra… Nếu cộng sản VN cho là có Địa Chủ Nhà Chung, thì theo pháp luật họ bị qui về thành phần địa chủ nào??? Nếu cần phải tịch thu tại sao không ra văn bản tịch thu tài sản của địa chủ Nhà Chung một cách minh bạch???


Vấn đề của giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Phật Giáo Hoà Hảo, của các tu sĩ như Lê Quang Liêm, Nguyễn Văn Lý đã cũ rồi, rõ rồi không đề cập đến nữa??? Đúng là chỉ có quan chức cộng sản Việt Nam mới có cách lập luận như thế. Nếu vấn đề đã cũ, đã rõ thì không đề cập đến nữa, vậy chủ thuyết cộng sản với nền kinh tế tập chung tự sát … Tư bản là quốc sài lang … Đều là vấn đề cũ, rõ ra từ trong trang sách của Mác-Lênin rồi… Tại sao csvn phải đem ra xin bàn thảo, xin bình thường hoá quan hệ, xin vay tiền, xin dậy làm kinh tế tư bản, xin hội nhập với đế quốc sài lang???


Việt gian cộng sản, chúng không hiểu hoặc cố tình không hiểu, UBTDTGQT Mỹ kiên trì thuyết phục cho lẽ phải, cho công lý của nhân loại. Chứ thực tế Cộng sản Việt nam đã nếm mùi không “thèm nói chuyện” của người Mỹ rồi. Chính ngài cựu thứ trưởng ngoại giao cộng sản những năm 1970-1980 Trần Quang Cơ đã tiết lộ việc csvn ra điều kiện bình thường hoá quan hệ với Mỹ vào thời gian đó (*), nhưng nước Mỹ không chấp nhận, họ sẵn sàng bình thường hoá không kèm điều kiện… Csvn cương, cuối cùng Mỹ quay sang bình thường hoá quan hệ với Trung Cộng … Việt gian cộng sản tá hoả, xin “xuống thang” nhưng đã quá muộn… Và sau đó Việt gian cộng sản hứng chịu trận chiến 1979 từ người đồng chí cộng sản, trước khi tấn công lãnh tụ Đặng Tiểu Bình còn sang Mỹ “trình báo” xin ý kiến …


Cuối cùng, Nguyễn Thanh Sơn cũng thừa nhận trước cái gọi là đổi mới thì csvn còn hạn chế trong nhận thức trong ứng xử với các tôn giáo, nhưng sau đổi mới thì tiến bộ rất lớn… Rồi y so sánh vấn đề tôn giáo với đổi mới kinh tế là “nghiêng ngửa” nhau! Thật đúng với bản chất ngu dốt gia truyền của cộng sản. Đem so hai lĩnh vực vốn không có điểm chung nào và hoàn toàn khác biệt với nhau… Có nhiều người, nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ rất giầu có nhưng vô đạo, và chém giết không ghê tay – Ngược lại có nhiều người, nhiều nơi tuy nghèo khó mà vẫn sống đạo đức hoà thuận vì tôn giáo được tự do… Nhận là có hạn chế, chứ csvn không bao giờ nhận lỗi với các tôn giáo. Ngay như hôm nay, chúng đã có cả bộ máy nhà nước với đầy đủ các quyền lực, tại sao không thống kê tài sản của các tôn giáo rồi ra phán quyết rõ ràng là tịch thu xung vào tài sản quốc gia? Vì làm như thế, quan chức cộng sản sẽ không dễ mà tham lạm vào đống tài sản khổng lồ đó…

CSVN cũng không quên viện dẫn luật lệ hiện hành không cho phép thực thi chính sách trả tài sản, cũng như phục hoạt các giáo hội không chịu sáp nhập vào tổ chức do cộng sản đứng đầu… Chắc các dân biểu lưỡng viện Mỹ trong UBTDTG Mỹ cũng thừa biết rằng luật lệ VN vốn do csvn nhào nặn, và chúng vẫn thay như thay tã trẻ em… Thương thay cho dân tộc Việt. Thương thay cho cụ Lê Quang Liêm, cho Hoà Thượng Thích Quảng Độ khi các cụ nói: Còn chế độ cộng sản thì chúng tôi không có tự do gì cả, nó chỉ đàn áp lúc mạnh lúc nhẹ mà thôi. Xin quí vị người Việt trong xã hội tự do dịch bài sang bản tiếng Anh gửi cho ủy ban về tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ giùm.


(*) Xem thêm:

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/av/2009/02/090220_tranquangco_inv.shtml


http://danluan.org/node/280


Lê Sáng

Từ nạn nhân trở thành kẻ thù của chế độ Bắc Kinh

Vừa qua Trung Quốc kỷ niệm một năm trận động đất ở Tứ Xuyên. Và trong hai tuần lễ nữa là đến ngày kỷ niệm lần thứ 20 Mùa Xuân Bắc Kinh với cuộc thảm sát tại Thiên An Môn. Nhưng lãnh đạo Bắc Kinh chỉ muốn kỷ niệm những gì mà họ muốn người dân giữ lại trong ký ức và hai sự kiện nêu trên không được ghi lại như nhau khiến cho « Người Trung Quốc là nạn nhân của một ký ức có chọn lựa ». Đây là tựa đề của một bài phân tích trên tờ Le Monde.

Brice Pedroletti, thông tín viên của Le Monde tại Thượng Hải, nhận thấy là ngày 12 tháng 5 vừa qua, một năm sau cuộc động đất ở Tứ Xuyên, chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã đến tận nơi và ông đã ca ngợi các chiến dịch cứu trợ và tái thiết như là « một thắng lợi giành được nhờ vào một cuộc đấu tranh cam go » và ông đã nhắc lại rằng « đoàn kết là sức mạnh ».

Nhưng các báo đài ở Trung Quốc không hề đả động đến cuộc đấu tranh tìm sự thật của các cha mẹ có con bị thiệt mạng trong trận động đất do các trường tiểu học đã được xây cất một cách cẩu thả. Bài phân tích trên Le Monde nhận định là « ngày nào mà nguyên nhân làm cho các trường tiểu học bị sụp đổ không được làm sáng tỏ thì câu chuyện về tội sát nhân do tham nhũng và chểnh mảng gây ra thể nào cũng sẽ tái diễn ».

Bị công an kiểm soát chặt chẽ, lại không được lịch sử chính thức nhắc đến, một số người trong thành phần phụ huynh thấy lý lịch tư pháp của họ có ghi tội phá rối trật tự công cộng. Từ quy chế nạn nhân, những người này tự nhiên biến thành kẻ thù của chế độ.

Một nhà đấu tranh nhân quyền có ý định thực hiện một đài tưởng niệm trên Internet dành cho các em chết trong trận động đất. Nhưng cuối tháng ba vừa qua ông bị bỏ tù vì tội muốn lật đổ chính quyền.

Ngải Vị Vị, một nhân vật nổi tiếng ở Bắc Kinh trong giới nghệ thuật đương đại, đã tiếp tục cuộc đấu tranh trên trang blog, nhưng các bài viết kê khai nạn nhân trận động đất hay phỏng vấn bố mẹ nạn nhân đã liền tức khắc bị xoá bỏ.

Đài kỷ niệm trên Internet dành cho nạn nhân Thiên An Môn và Cách mạng Văn hoá.

Tổ chức Các Bà Mẹ Thiên An Môn cũng thành lập trên Internet một đài kỷ niệm ghi tên của những nạn nhân và người bị thương trong vụ đàn áp ở Thiên An Môn. Nhưng địa chỉ web của họ cũng bị chính quyền chặn lại. Trên trang internet này, tháng 6 năm ngoái, nhà văn Dư Kiệt đã viết : « Cuộc đấu tranh của các bà mẹ Thiên An Môn đã kéo dài từ 19 năm qua, cuộc đấu tranh của các Bà mẹ Ôn Tuyền (tâm điểm của trận động đất) vừa mới bắt đầu ».

Từ 20 năm qua, tất cả những người không chấp nhận tiền bồi thường để giữ im lặng hoặc là từ chối chấp nhận người thân của họ đã thiệt mạng vì tai nạn, thưòng xuyên bị công an truy bức hoặc hù dọa.

Bài báo trên Le Monde của Pedroletti nhắc đến tên của nhà sử học Vương Hữu Cầm, thuộc trường đại học Chicago. Năm 2000, bà đã thành lập trên internet một đài kỷ niệm các nạn nhân cuộc Cách mạng Văn hoá. Nhưng hai năm sau địa chỉ http://www.chinese-memorial.org/ bị ban kiểm duyệt ngăn chặn, khiến cho lời kêu gọi nhân chứng phát biểu không đạt được kết quả. Trang web này muốn liệt kê tất cả nạn nhân của các vụ giết người và hành hạ do Hồng Vệ Binh gây ra.

Đối với sử gia họ Vương, biện pháp làm biến mất tất cả nạn nhân cho phép chế độ Trung Quốc giữ im lặng về khiá cạnh diệt chủng trong các chiến dịch bạo động đẫm máu do Mao Trạch Đông đề xướng.

Nguồn: RFI

Thứ Hai, 18 tháng 5, 2009

Dân Papua New Guinea tấn công cửa hàng người Trung Quốc

Hãng Reuters ngày 18.5 đưa tin, tình trạng người dân tại Papua New Guinea đã tấn công, đập phá các cửa hàng do người Trung Quốc làm chủ tại đất nước này đang lan rộng. Những cửa hàng tại Madang, bờ biển phía nam và Goroka tại tỉnh Eastern Highlands bị đám đông đập phá, thiệt hại khoảng 95.000 USD. Đợt tấn công này tiếp nối những đợt tấn công trước đó vào các cửa hàng do người Trung Quốc làm chủ tại thủ đô Port Moresby và thị trấn biển Lae ngày 13.5.2009. Hiện nay, cảnh sát đảo quốc với 6 triệu dân, nằm về phía đông Indonesia và phía bắc Úc này đang được triển khai ở nhiều nơi nhằm ngăn cản người dân tiếp tục đập phá cửa hàng của người Trung Quốc.



Sự tức giận của những người dân này bắt nguồn từ tuần trước, khi những công nhân Papua New Guinea xô xát với bộ phận quản lý người Trung Quốc tại mỏ nickel Ramu (tỉnh Madang) sau khi một máy kéo làm một người lao động địa phương bị thương. Mỏ nickel này do công ty Metallurgical Group Corporation (Trung Quốc) nắm cổ phần đa số. Cuộc xô xát trên khiến nhiều nhân viên Trung Quốc bị thương, máy móc bị phá huỷ, mỏ tạm ngưng hoạt động. Người lao động tại đây cũng đã phản đối sự ngược đãi và tàn nhẫn của các nhà quản lý Trung Quốc đối với lao động địa phương.



Thêm vào đó, một số hoạt động tội phạm do người Trung Quốc tổ chức cũng như các hành vi tham nhũng của các quan chức Papua New Guinea đang gia tăng đã làm người dân tại đảo quốc này không thể kiềm chế, dẫn đến những hành động trên. Hiệp hội người Trung Quốc tại Papua New Guinea cũng cho rằng, chính những hoạt động kinh doanh cẩu thả của người Trung Quốc tại đây cũng góp phần dẫn đến sự việc trên.



Những người tấn công nói rằng những hoạt động kinh doanh này nên để những người dân địa phương làm, và những ông chủ người Trung Quốc đang bán hàng hoá cho họ với giá quá cao. Một thanh niên giấu tên, tham gia cuộc tấn công tại Lae nói: “Ai đã cho phép những người này vào đất nước chúng tôi và kinh doanh nhỏ tại đây, trong khi những hoạt động kinh doanh này nên do người Papua New Guinea phụ trách”.



Cộng đồng người Trung Quốc từng nhập cư đến đảo này từ cuối thế kỷ 19. Tuy nhiên, trong vòng 15 năm qua, làn sóng những người “Trung Quốc mới” liên tục đổ vào đảo quốc này và dần nắm giữ các hoạt động kinh doanh nhỏ như cửa hàng bách hoá, cửa hàng thực phẩm.

Quốc hội Việt Nam - sự cả tin hay ngây thơ của giới trí thức





Mới đây, giới trí thức Việt Nam đã cùng nhau làm một bản kiến nghị gửi tới các cấp lãnh đạo nhà nước, đảng và nhiều nơi khác để nói lên nguyện vọng của nhân dân, đặc biệt là những nhà trí thức tâm huyết với non sông đất nước đề nghị dừng khai thác bauxite ở Tây Nguyên.



Việc đề nghị dừng khai thác, ngoài yếu tố không có hiệu quả kinh tế, môi trường Tây Nguyên và Miền Nam bị phá hủy, còn một yếu tố lớn nhất mà mỗi người Việt yêu nước không thể an tâm là không được rước đám giặc xâm lăng vào giữa mái nhà đất nước. Việc này không khác gì giao chìa khóa nhà cho kẻ cướp.



Vậy những phản hồi của nhà nước như thế nào?



Hầu như từ bức thư của Tướng Giáp, đến những ý kiến tâm huyết của các sỹ phu, đều “được” bỏ ngoài tai. Thậm chí còn được coi là: Không phản ánh đúng sự thật, thiếu thông tin và nhằm chống lại chủ trương của nhà nước… và chắc sẽ có đủ thứ tội nếu không có sự phản biện kịp thời.



Chỉ đến khi Giáo xứ Thái Hà kêu gọi cầu nguyện cho Tây Nguyên, cho các nhà lãnh đạo đất nước được sáng suốt dừng dự án bauxite, thì mới động đến cung đình.



Và triều đình cộng sản với 15 cái đầu già nua cũ kỹ đầy thủ cựu chỉ lo mất đảng, không sợ mất nước đã ngay lập tức phải họp để ra văn bản trấn an dân chúng. Nhiều người vẫn cứ ngây thơ, vẫn cứ hi vọng những điều không bao giờ có là sự phục thiện của đảng cộng sản trong việc làm bất chính bán nước hại dân này.



Nhân dân, những người có tâm huyết, có nhận thức với thời cuộc rất khâm phục sự dũng cảm của các nhà trí thức, những người dám nói lên sự thật dù không hợp lề phải của đảng.



Tuy vậy, những nhà trí thức đất nước đã nhầm một điểm cơ bản là họ đã quá đặt niềm tin vào cái gọi là Quốc hội Việt Nam, nên đã yêu cầu đưa vấn đề ra trước Quốc hội để bàn bạc và lấy ý kiến.



Việc yêu cầu này, tưởng rằng rất khó khăn đối với một đất nước dân chủ, pháp quyền, nhưng là một việc để buộc người dân Việt Nam và cả thế giới xem một tấn tuồng, một trò hề đã biết trước đoạn kết.



Quốc hội này của ai



Trang thông tin của Quốc hội và Hiến pháp Việt Nam quy định: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nuớc cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.







Nhìn hình này thì bạn nghĩ ai "cao nhất nước" ?



Vậy nhưng, nói dzậy có phải dzậy hay không? Chúng ta xem xét vài điểm sau để tìm hiểu:



Khi bản Hiến pháp được đưa đến Quốc hội để thông qua, thì dù có đồng ý hay không, việc giơ tay là không tránh khỏi dưới các áp lực bằng nhiều cách mà đảng đã tạo nên.



Vậy nên cũng có thể gọi đây là bản HIẾP PHÁP thì đúng hơn.



Dù Quốc hội được cho là cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước, đảng cộng sản chỉ là một bộ phận nằm trong cái gọi là Mặt trận Tổ quốc. Nhưng để sửa chữa hiến pháp, thì phải đợi Đại hội đảng sửa cương lĩnh, chủ trương?







Để sửa đổi Hiến pháp, cần chờ Đại hội Đảng sửa cương lĩnh – Báo VietnamNet



Đây thực chất có là một vòng luẩn quẩn cháu chắt lớn hơn ông bà tổ tiên? Không phải thế, mà đó là sự nhập nhèm và loanh quanh đánh lộn con đen mà thôi.



- Đảng cộng sản Việt Nam, tổ chức của một nhóm người tự nhận là lãnh đạo đất nước, là trí tuệ nhân loại, là đạo đức, văn minh… và để buộc 86 triệu người cúi đầu khuất phục điều đó dù họ có tin hay không, đảng đã phải “luật hóa” điều đó bằng điều 4 Hiến pháp.



- Sau khi một số đại biểu Quốc hội là đảng viên tham nhũng bị lộ, buộc phải miễn nhiệm, còn lại 493 đại biểu Quốc hội Việt Nam được gọi là đại diện cho 86 triệu người. Như vậy, mỗi đại biểu ở đó đại diện cho 17.500 người dân.



- Trong số 493 đại biểu của cái gọi là Quốc hội hiện nay, có 450 đảng viên chiếm 91,28% số lượng đại biểu và 43 người ngoài đảng, chiếm 8.72% số lượng đại biểu.



Số lượng đảng viên cộng sản hiện nay khoảng gần 3 triệu người chiếm 3,48% dân số, trong khi chiếm tỷ lệ đại biểu là 91,28%, còn lại 8,72% đại biểu cho 83 triệu người.



Vậy với con số này, ai dám nói Quốc hội là đại diện của toàn dân thì hẳn phải biết người đó không bình thường về cách nghĩ và suy luận.



Thực chất, đây là trò ăn gian của bọn trẻ, nhưng được đảng áp dụng cho cả đất nước 86 triệu người phải chấp nhận.



Đã là đảng viên cộng sản, điều tiên quyết phải thuộc nằm lòng là: “Nói và hành động theo Nghị quyết”. Chấm hết. Dù cho nghị quyết đó là gì, là cải cách ruộng đất, là phát động chiến tranh, là bài xích một bộ phận dân tộc, là ký hiệp ước tù mù biên giới mất đất mất biển… đều không được có ý kiến khác biệt.



Chính vì thế, mọi suy nghĩ của đảng, mọi chủ trương của đảng dù là bán nước, dù là phản động hay phản khoa học… đều được Quốc hội thông qua với tỷ lệ ít nhất là 91,28%.



Hãy xem chủ trương mở rộng Hà Nội - một “chủ trương lớn của đảng” nhưng đã nhận được sự phản ứng dữ dội của các tầng lớp nhân dân, nhất là các nhà khoa học… Đảng đã giở đủ mọi trò gian manh như lệnh cho các công ty yêu cầu nhân viên vào mạng vote cho việc mở rộng, cấm báo chí không được đụng tới, bàn lùi… Mọi người đề nghị đưa ra Quốc hội. Những tưởng rằng ở đó, những người to tiếng, mạnh dạn như ông Dương Trung Quốc đã từng tuyên bố “tôi sẽ không bấm nút thông qua”… sẽ làm được gì ở đó chăng.



Nhưng rồi Quốc hội đã làm gì? Đã có một cuộc bỏ phiếu không chỉ để sáp nhập Hà Nội vào Hà Tây với tỷ lệ trên 92%. Báo chí coi đây là sự bất ngờ thực chất đây là cuộc bỏ phiếu cho sự hèn nhát, ô nhục của một cái mang tên là Quốc hội.



Đó chỉ là một trong muôn vàn trò hề và những tấn tuồng mà đảng đã dùng cái gọi là Quốc hội để công diễn.



Những nhà trí thức và nhân dân Việt Nam trông chờ gì?



Trước khi việc mở rộng Hà Nội được đưa ra cho cái gọi là Quốc hội thông qua, Nguyễn Thế Thảo, chủ tịch TP Hà Nội đã phát biểu “mọi chuyện đã xong, Quốc hội chỉ là hình thức”.



Khi Quốc hội chưa họp, trước khi vấn đề bauxite được đưa ra Quốc hội để bàn thảo, Trần Đình Đàn – Người mới chạy được chân Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội sau khi đã cùng bộ sậu kiếm nốt quả đậm tới 26 tỷ đồng tiền cứu trợ bão lụt của dân nghèo Hà Tĩnh – tuyên bố thẳng thừng: "Quốc hội ủng hộ chủ trương khai thác bô-xít"







Quốc hội ủng hộ chủ trương khai thác bô xit – Trần Đình Đàn, chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội



Vậy là đã rõ, chẳng cần nhọc công họp hành làm gì tốn tiền dân, chúng ta dám cá cược rằng Quốc hội này sẽ thông qua đơn giản với tỷ lệ cao ít nhất là 92% “chủ trương lớn của đảng” để rước voi về giày mả tổ ở Tây Nguyên.



Tôi cũng tin rằng, bức kiến nghị gửi Quốc hội của những người trí thức, sẽ được các đại biểu đảng viên dùng để lau mũi khi cười chảy nước mắt về sự ngây thơ của những người đã tin vào họ là đại diện của nhân dân.



Đừng nên ngây thơ tin vào lòng nhân từ của con sói khi nó đang đói, không nên tin cậy vào những kẻ chuyên dối trá hại người.



Tôi không nghĩ những người trí thức Việt Nam vẫn ngây thơ không hiểu được bản chất của cái gọi là Quốc hội này. Điều họ muốn là nói lên một tiếng nói phản ứng, nhưng giữ ở mức độ an toàn cho chính mình. Điều này cần thiết nhưng không có tác dụng mấy với một đảng đã dám trơ gan cùng tuế nguyệt trước quốc dân đồng bào và toàn thế giới nhất là trong kỳ báo cáo nhân quyền vừa qua.



Những nhà trí thức, những người dân Việt yêu nước, hãy nói lên tiếng nói của mình bằng những hành động cụ thể để buộc đảng cộng sản dừng tay lại trước canh bạc bán nước hại dân này thì hữu ích hơn.



Những bản kiến nghị: Tốt, nhưng những hành động yêu nước thì vẫn rất cần.



Lòng dân đã quá sục sôi và hết kiên nhẫn, nhưng đảng thì vẫn cứ bỏ ngoài tai mọi lời kêu than. Đảng đã chấp nhận trơ mặt cùng toàn dân, không ngại cả chuyện lòng dân oán thán hay cơ đồ nước Việt sớm vào tay bọn bá quyền, chỉ nghĩ đến giữ lấy ngai vàng quyền lực, hòng vơ vét nốt chút tài nguyên ông cha để lại mong vinh thân phì gia.



Vậy, những người con đất Việt cần phải làm gì? Đó là câu hỏi luôn nhức nhối trong mỗi người có trăn trở nghĩ suy về giang sơn và tiền đồ đất nước cũng như phẩm giá con người Việt Nam.



Ngày 19/5/2009

Song Hà

Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2009

"Của mình" nhưng do TQ "phụ trách"

Nguyễn Thanh Hưng, cục trưởng cục Thương mại Điện tử và Công nghệ Thông tin, bộ Công Thương.

Ông Hưng giải thích về việc trang web mang tên miền của chính phủ Việt Nam (www.vietnamchina.gov.vn)
đưa tin tuyên truyền cho Trung Quốc:

“Của mình nhưng mà là phía Trung Quốc phụ trách. Tiếng Việt do phía Trung Quốc phụ trách để họ đăng trực tiếp bằng tiếng Việt giúp doanh nghiệp Việt Nam"

(theo Huy Đức- Mạnh Quân, tin trên blog Osin).


Với tư duy quản lý như thế này sẽ còn bao nhiêu thứ "của mình" nhưng "do phía Trung Quốc phụ trách" nữa? Hoàng Sa cũng là của mình và giờ thì do phía Trung Quốc "phụ trách". Khai thác bauxite ở Tây Nguyên cũng là do Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam đứng ra làm nhưng cũng lại do phía Trung Quốc phụ trách. Gái Việt dĩ nhiên là "của mình" và chú ba Tàu cũng đã phụ trách! Giờ tới website cơ quan chính phủ Việt Nam cũng là "của mình" nhưng do phía Trung Quốc phụ trách. Thông tin từ website cơ quan chính quyền của một chính phủ độc lập, có chủ quyền vậy mà khoán trắng cho ngoại quốc, thật là một sự việc chưa từng có trên thế giới. Sắp tới có lẽ cả Bộ
Công thương cũng nên giao luôn cho phía Trung Quốc phụ trách đi là vừa. Mà cũng có thể đã giao từ lâu rồi.

Còn có thứ gì giao cho người Trung Quốc phụ trách nữa, cũng giao nốt cho nó nhàn.


PS1: Thêm một bài tuyên truyền trắng trợn nữa trên trang web này (nguồn từ một comment trên blog Osin). Bài viết gọi biển Đông là biển Nam, Trường Sa là Nam Sa. Tôi hình dung cảnh mấy thằng Tàu lục ở Bắc Kinh vừa post bài lên website này, vừa hí hởn khoái trá vì đã chơi khăm được Bộ Công thương và Chính phủ Việt Nam, thậm chí đã "gà" được cả hai nhà lãnh đạo cao nhất của Việt Nam đứng ra khai trương website. Trong khi đó, quan chức phụ trách ở Bộ Công Thương Việt Nam vẫn ừ hữ khẳng định: "Tôi nghĩ là không có gì quá ghê gớm cả". Chắc phải đợi bao giờ nó đốt lửa dưới đít ông thì ông mới chịu là ghê gớm chăng? Hay là phải đợi tới lúc Hoa quân nhập Việt?

Cội nguồn của vấn đề Biển Nam và lập trường nguyên tắc của Trung Quốc

Trích vài đoạn:

"Trung Quốc là nước phát hiện và đặt tên sớm nhất cho quần đảo Nam Sa, đồng thời cũng là nước thực thi chủ quyền sớm nhất và bền vững nhất đối với quần đảo Nam Sa....Năm 1952, Chính phủ Nhật Bản chính thức bày tỏ "từ bỏ tất cả mọi quyền lợi, danh nghĩa và yêu sách về quyền lợi đối với Đài Loan, các hòn đảo Bành Hồ và quần đảo Nam Sa", từ đó quần đảo Nam Sa đã chính thức trở về với Trung Quốc....Trước năm 1975, Việt Nam đã rõ ràng công nhận Trung Quốc có chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo Nam Sa."

PS2: Báo Tuổi Trẻ đưa tin các thông tin sai lệch trên đã bị gỡ xuống:

"
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Thanh Hưng - cục trưởng Cục Thương mại điện tử - không cho biết gần đây phía VN có tham gia quản lý trang web hay không, nhưng công nhận phía Trung Quốc đã đưa những thông tin sai lệch lên. Theo ông Hưng, những thông tin đó đã được gỡ xuống. Cục đang có văn bản đề xuất những biện pháp xử lý trang web này lên Bộ Công thương và sẽ sớm công bố."

Báo Tuổi Trẻ đưa tin không chính xác. Thứ nhất thì tính tới thời điểm viết bài này, 11h sáng ngày 15/5/2009, những thông tin trên vẫn chưa bị gỡ xuống. Thứ hai, thông tin trên báo Tuổi Trẻ cũng mâu thuẫn với tin đưa trên STTT (cũng trên blog Osin). Theo báo SGTT thì hiện nay Cục thương mại điện tử mới chỉ báo cáo lên Bộ Công thương. Và để gỡ bỏ thì " bộ sẽ phải “gửi công hàm sang bộ Thương mại Trung Quốc đề nghị bỏ những nội dung không dành cho kinh tế và thương mại”. Như vậy, chúng ta sẽ phải xin phía Trung Quốc- là bên phụ trách nội dung- gỡ bỏ thông tin sai lệch trên website của cơ quan Chính phủ ta. Quả là chuyện hài hước.

PS3: Sự việc này cho thấy tính "bẩn" và nhất quán của chính quyền CHND Trung Hoa. Tính "bẩn" thể hiện ở chỗ họ tìm cách tuyên truyền có lợi cho họ và có hại cho Việt Nam trên một trang web giao thương hai nước. Tính nhất quán thể hiện ở chỗ họ luôn kiên trì mục tiêu của mình, và lợi dụng những kẻ hở của Việt Nam để "thọc gậy" vào những chổ hiểm của Việt Nam vào mọi lúc, mọi nơi có thể. Đúng như lời
nhà ngoại giao kỳ cựu Dương Danh Dy nói với phóng viên RFA:

"cái anh láng giềng nó to, nó khoẻ, nó lại tham, nó lại xấu tính. Mệt lắm. Lúc hữu nghị mình tưởng nó hữu nghị nó giúp mình hết sức, nhưng mà nó cũng luôn luôn tìm cách nó thọc gậy."

Ông Dy cũng cảnh tỉnh thế hệ lãnh đạo Việt Nam nói riêng và người Việt nói chung:

“Mắt tôi đã từng thấy thế hệ cha anh bị Trung Quốc mang lòng tin ra để đánh lừa, thế hệ tôi cũng có lúc bị Trung Quốc mang cái lòng tin ra để đánh lừa. Tôi hy vọng và mong rằng thế hệ sau tôi không mắc những cái nhược điểm đó”.

Linh

Thứ Ba, 12 tháng 5, 2009

Yahoo phúc đáp thư của DB Mỹ về Yahoo Việt Nam

Kính gửi bà Loretta Sanchez
1114 Tòa Longworth
Hạ Viện Quốc Hội Hoa Kỳ
Washington, D.C. 20515


Ngày 3 tháng 4 năm 2009


Kính gửi Dân Biểu Sanchez,

Cảm ơn lá thư bà đã gửi cho Tổng giám đốc Yahoo! Carol Bartz hôm 31 tháng 3 về vấn đề tự do thông tin internet tại Việt Nam. Yahoo! được sáng lập dựa trên nguyên tắc cơ bản nhằm đẩy mạnh những tiếp cận thông tin chủ yếu có thể cải tiến đời sống con người, và chúng tôi lấy làm hân hạnh khi có dịp để bàn với bà về những giá trị của chúng tôi, nhất là khi chúng liên quan đến điểm giao kết giữa đề tài nhân quyền và công nghệ kỹ thuật trên toàn thế giới.

Như tôi đã đề cập đến với bà trong buổi nói chuyện của chúng ta vào tháng Hai năm nay, chúng tôi là một trong những công ty kỹ nghệ tiên phong đối với các thị trường đang trên đà phát triển như Việt Nam. Nhận thức được những khó khăn của Yahoo! và các công ty khác trong các thị trường này, Yahoo! đã tự thiết lập những bước tiến vững chắc và cộng tác chặc chẽ với công ty khác để bảo vệ và đẩy mạnh nhân quyền trên toàn thế giới.

Như bà đã nêu lên, mạng lưới Internet chiếm một vị thế quan trọng trong cuộc sống của người dân ở Việt Nam, và sự quan trọng của vị thế đó cũng đang trên đà tăng triển. Đáng tiếc thay, tương tự như trường hợp của nhiều quốc gia khác hiện nay, chính quyền Việt Nam hiện đang tìm cách để hạn chế, giới hạn thông tin trên mạng Internet. Yahoo! là một công ty tận tâm với sự an toàn và lòng tin cậy của người sử dụng, và chính sách của chúng tôi ở Việt Nam phản ảnh sự tận tâm của chúng tôi đối với việc bảo vệ quyền lợi về thông tin riêng tư và quyền tự do bày tỏ chính kiến trên mạng của người sử dụng.

Chúng tôi đã có những bước vững chắc để bảo vệ quyền lợi của người dùng ở những nơi như Việt Nam. Các cố vấn về thương mại, chính sách, và pháp luật của chúng tôi đã đến Việt Nam vào năm 2007, đóng một phần vai trò trong việc dự đoán mức độ va chạm đối với nhân quyền - một quá trình chúng tôi công khai quyết tâm theo đuổi khi chúng tôi thiết lập Chương Trình Thương Mại và Nhân Quyền của Yahoo! (Business and Human Rights) một năm trước đây. Những dự đoán này đối với Việt Nam đã giúp chúng tôi quyết định những hoạt động thương mại của mình để phù hợp với quyết tâm của công ty chúng tôi về việc bảo vệ nhân quyền. Điển hình là một trong những lý do chúng tôi quyết định quản lý và cho vào hoạt động các dịch vụ Việt ngữ của Yahoo! tại Singapore là vì muốn các dịch vụ này được thống trị bởi những luật lệ pháp lý có tính chất bảo vệ vững hơn những luật lệ mà Việt Nam đang có hôm nay. Chúng tôi cũng có cung cấp sự che chỡ thêm nữa cho người sử dụng và nhân viên của chúng tôi qua hệ thống pháp lý, chính sách nội bộ, điều kiện sử dụng cho người dùng, cùng các cách tiếp cận về truy cập dữ liệu và xác định vị trí.

Chúng tôi thật sự tin vào sức quyến rũ của các thị trường như Việt Nam. Đây là một kinh doanh tốt, và nó cũng có một tác động mạnh đối với người dân địa phương. Qua mạng Internet, người ta có thể liên lạc, trao đổi ý kiến, và tìm hiểu về thế giới bên ngoài bằng những cách chưa bao giờ có được.

Như bà đã ghi trong thư của bà, cộng đồng mạng đang thịnh vượng ở Việt Nam. Chúng tôi đang ở trong vị thế dẫn dầu trong thị trường quan trọng đang phát triển đó, và chúng tôi hãnh diện về kinh doanh mà Yahoo! đã thiết lập ở đó. Trong khi chúng tôi vẫn biết rằng mình sẽ phải đối mặt với những khó khăn đang biến chuyển, chúng tôi cũng tin tưởng vào phương cách tiếp cận mà chúng tôi đang theo đuổi nhằm để bảo vệ quyền sử dụng mạng của người tiêu dùng.

Một thí dụ điển hình về những gì chúng tôi đang làm để gia tăng quyền lực của người dân Việt Nam là chương trình Khởi Xướng Tài Năng Mới (Newbies Initiative) của Yahoo!. Qua trương trình khởi xướng này, chúng tôi đang làm việc để cung cấp các học sinh ở lứa tuổi tiểu học và trung học những kỹ năng và thông tin cần thiết để sử dụng mạng Internet như một công cụ để thay đổi xã hội. Mục đích của chương trình khởi xướng này là phải với đến 24,000 giáo viên và 270,000 học sinh trên toàn quốc Việt Nam, và phải trang bị cho họ phương cách và khả năng tự sáng tạo và trao đổi sáng kiến, đề cử của chính mình nhằm tạo thay đổi cho những vùng nghèo ở Việt Nam và vòng quanh thế giới.

Kinh doanh thương mại trên toàn thế giới là một khó khăn đối với bất cứ nghành công nghiệp nào. Với tốc độ, mức độ, và mức biến chuyển của mạng Internet hiện nay, ngành công nghiệp của chúng tôi phải đối mặt với những khó khăn mới lạ. Một số trong chính những vấn đề trong những thị trường đang ló diện đồng thời cũng là những cơ hội để truyền bá những công cụ thông tin, liên lạc, và nền tảng có thể đem đến những quyền lợi to lớn cho những người dân đang đói thông tin và sự công khai trong truyền thông.

Thêm vào những nổ lực của chúng tôi ở Yahoo!, chúng tôi tin rằng sự hợp tác của chúng tôi với các công ty, các tổ chức nhân quyền, các học viện, và các nhà đầu tư trong nhóm Khởi Xướng Văn Hóa Mạng Toàn Cầu (Global Network Initiative) tạo được một cương lĩnh mạnh mẽ cho các suy nghĩ và hoạt động tập thể để đẩy mạnh quyền tự do phát biểu chính kiến và sự riêng tư cá nhân mạng Internet trên toàn cầu, kể cả những nơi đầy hứa hẹn như Việt Nam.

Chúng tôi rất biết ơn về sự chú tâm của bà đối với sự tự do trên mạng Internet ở Việt Nam, và chúng tôi trông đợi vào những cam kết nối tiếp với bà trong tương lai khi Yahoo! theo đuổi vị thế tiên phong dẫn đầu toàn thế giới trong lĩnh vực thương mại và nhân quyền.


Thân kính,
Michael A. Samway
Phó Giám Đốc kiêm Ủy viên Tham mưu
Tập đoàn Yahoo!

Địa chỉ gửi kèm:
Hillary Clinton, Bộ trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ
Joseph “Anh” Cao, Dân biểu Quốc Hội Hoa Kỳ
Daniel Lungren, Dân biểu Quốc Hội Hoa Kỳ
Michael Honda, Dân biểu Quốc Hội Hoa Kỳ
Edward Royce, Dân biểu Quốc Hội Hoa Kỳ
Madeleine Bordallo, Dân biểu Quốc Hội Hoa Kỳ
Maurice Hinchey, Dân biểu Quốc Hội Hoa Kỳ
Thaddeus McCotter, Dân biểu Quốc Hội Hoa Kỳ
Hank Johnson, Dân biểu Quốc Hội Hoa Kỳ
Niel Abercrombie, Dân biểu Quốc Hội Hoa Kỳ
Niki Tsongas, Dân biểu Quốc Hội Hoa Kỳ
Chuck Cosson, Trưởng ban tham mưu hành chính Microsoft
Nicole Wong, Ủy viên tham mưu Google
Cùng các thành viên khác thuộc nhóm Khởi Xướng Văn Hóa Mạng Toàn Cầu.

Chủ Nhật, 10 tháng 5, 2009

Xin lỗi, thưa các vị ở tòa báo...

Trước nay đã sợ thì không nói, mà đã nói thì không sợ. Vốn rất thông cảm với các vị, đi trên lề phải do kẻ khác chỉ cho mà cũng phải rón rén, nên khi trả lời đã rất thận trọng và tự kìm chế. Nhưng đã giao hẹn không dùng thì thôi chứ không cắt xén mà các vị thất tín, đăng một cái bài đầu voi đuôi chuột thì uổng một phen thưa chuyện với người thiên hạ, nên đành post nguyên văn cái bài phỏng vấn của các vị ở đây để chờ nghe công luận, vậy thôi.

Nguồn gốc tội phạm: Xã hội phi quy chuẩn

Tình trạng vi phạm pháp luật hiện nay xảy ra ngày càng nhiều, trong đó một hiện tượng nổi bật là vì những chuyện không đáng gì người ta cũng có thể đánh nhau giết nhau. Nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh cho rằng hiện tượng nói trên có nguồn gốc là do xã hội Việt Nam đang rơi vào tình trạng phi quy chuẩn, tình trạng này là kết hợp sự yếu kém về pháp lý, sự lạc hậu về giáo dục – thông tin và sự phức tạp về cấu trúc xã hội. Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh đã có cuộc trao đổi với ông về vấn đề này.

1. Chuẩn gì cũng có nhưng không có chuẩn gì là chuẩn

Nhiều cấu trúc xã hội đan xen nhau

* Thưa ông, cấu trúc xã hội có liên quan gì đến tội phạm?

Mọi tội phạm lớn nhỏ đều có hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội. Xã hội Việt Nam từ khi Pháp đô hộ đã bị tái cấu trúc một cách bị động, mà tình trạng chiến tranh từ 1945 trở đi còn khiến nó liên tục bị xáo trộn về kết cấu tổ chức và ý thức hệ. Sau 1954 ở miền Nam, nếu là con em cộng sản thì người ta hoặc phải tiếp tục con đường của cha anh mà chống đối chính quyền, hoặc sẽ bị kiểm soát một cách đặc biệt. Ở miền Bắc nếu chẳng may là con cháu địa chủ thì sau cải cách ruộng đất là hết đường ngóc đầu. Căn bệnh thời chiến ấy qua thời bình cũng để lại một số di chứng trong đó nổi bật là tập quán phân loại công dân, sau 1975 tập quán ấy đã chia người dân thành nhiều nhóm có lợi ích kinh tế và nguyện vọng xã hội khác nhau. Tại các thời điểm khó khăn, nhiều trong các nhóm xã hội ấy phải sống trong một tâm lý thường xuyên cảm thấy mình bị thua thiệt. Nhìn từ khía cạnh đồng đại, sự phân hóa về mức sống, lối sống và quan niệm sống đang diễn ra khá hỗn loạn trên cái mặt bằng đa hệ ấy, nhóm nào người nào bị gạt ra khỏi các vòng quay tái sản xuất mở rộng thì dễ thấy mình không có tương lai, thậm chí nhiều chuẩn mực xã hội đối với họ cũng là đối tượng phá phách để xả stress.

Nhìn từ khía cạnh lịch đại thì nhiều cấu trúc xã hội khác nhau lướt qua lịch sử của dân tộc này quá nhanh như vậy còn khiến hiện nay chúng ta có một xã hội pha trộn các yếu tố của nhiều cấu trúc xã hội cả cũ lẫn mới đan xen vào nhau. Một đám cưới tổ chức hai lần, lần ở thành phố thì dùng công nghệ đám cưới với đủ loại nghi thức hiện đại, lần ở dưới quê thì cô dâu chú rể phải lạy lục các kiểu, tức họ ứng xử theo hai hệ chuẩn nghi thức cách nhau hàng mấy trăm năm.

Một người có bốn mẫu ruộng, hai con trai, trước khi chết nói chia cho mỗi người hai mẫu. Người con lớn không chịu, nói mình là trưởng nam nên phải được nhiều hơn, nếu không có thể y sẽ bạo hành với người em. Ở đây y đã suy nghĩ theo chuẩn mực của xã hội tông pháp chế được pháp chế hóa từ Luật Hồng Đức thời Lê tới Luật Gia Long thời Nguyễn. Đừng nói đạo đức ở đây vì nó không giải quyết được gì. Vấn đề thuộc một phạm trù khác.

Trong những trường hợp vừa nêu, sự phức tạp về cấu trúc xã hội là xuất phát điểm khiến xã hội Việt Nam đi từ chỗ có quá nhiều chuẩn mực tới chỗ phi quy chuẩn.

* Vậy làm sao để thống nhất các cấu trúc xã hội?

Xã hội của ta đang trong tình trạng đan xen nhiều cấu trúc nên có nhiều hệ chuẩn mực (còn chúng có đúng đắn và phù hợp hay không lại là chuyện khác). Muốn san bằng sự chênh lệch ấy thì ngoài việc phát triển kinh tế xã hội phải có một hệ chuẩn mực chính thống làm hệ quy chiếu, mẫu số chung. Nhưng hiện nay cái chuẩn mực chính thống ấy nó ẩm ẩm ương ương.

* Ẩm ương làm sao, thưa ông?

Chuẩn mực luôn có ba yếu tố là tính lợi ích, tính bắt buộc (khả năng chế định) và tính khả thi. Về tính lợi ích, trên thực tế vẫn còn nhiều xung đột. Ví dụ nếu nhà nước lấy đất của người dân rồi đền bù với giá 50.000 đồng/m2 để xây công trình công ích thì họ chịu vì có lợi cho họ, nhưng nếu sau đó lại quy hoạch rồi bán với giá cao gấp nhiều lần thì quan hệ giữa đôi bên phát sinh mâu thuẫn về lợi ích, và chuẩn mực về sự tuân thủ pháp luật nhất định sẽ bị vi phạm, vậy thôi.

Trên nguyên tắc, hệ thống pháp luật nội trị được dùng để điều chỉnh ba mối quan hệ tức giữa nhân dân với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan công quyền và trong nội bộ các cơ quan công quyền. Trong mối quan hệ giữa nhân dân với nhân dân, hiện tượng lờn luật đang khá phổ biến. Có nhiều tuyến đường ở thành phố giăng khẩu hiệu kiểu “Người tự trọng không đi lấn tuyến”, nhưng ở đó đường sá kẹt cứng, lô cốt giăng đầy thì người ta phải lấn tuyến. Chưa nói tới chuyện không khả thi, thì ý thức tự trọng và việc tuân thủ pháp luật là hai chuyện khác nhau, tuyên truyền pháp luật bằng cách hô hào đạo đức như vậy không có tính bắt buộc, làm sao người ta không lờn luật.

Các quy định pháp luật điều chỉnh mối quan hệ trong nội bộ cơ quan công quyền cũng rơi vào tình trạng tương tự. Thời Nguyễn, một con voi chiến ở Gia Định chết già, quan địa phương báo cáo về triều rằng con voi tên gì đó chết ngày tháng năm nào, cưa cặp ngà được mấy cân mấy lạng đã nộp vào kho, Minh Mạng phê “Đã biết”. Một cặp ngà voi mà Minh Mạng cũng đích thân kiểm soát thì tủn mủn thật nhưng rõ ràng hệ thống hành chính thời đó rất chặt chẽ. Còn hiện nay thì trong khoảng một năm, một vị Thứ trưởng bị bắt giam, được thả ra rồi phục hồi đủ thứ, kế lại bị cách chức, vậy công tội ra sao, được đánh giá theo chuẩn mực nào? Đó là chưa kể tới những kẽ hở pháp luật dễ tạo điều kiện cho người có thẩm quyền lạm dụng quyền lực hay né tránh đùn đẩy trách nhiệm, thì làm sao được.

* Còn các chuẩn mực phong tục và đạo đức được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác thì sao, thưa ông?

Xã hội càng phát triển thì các chuẩn mực càng phải toàn diện hơn và thấm vào các quan hệ xã hội đồng bộ hơn. Thế nhưng pháp luật là chuẩn mực có khả năng chế định mạnh nhất thì không phát huy được hiệu lực, phong tục và đạo đức thì ít có khả năng chế định, nhất là trong môi trường đô thị. Nhiều yếu tố trong hệ thống chuẩn mực đạo đức chính thống ở nước ta ngày càng không còn giá trị chuẩn mực, thứ đạo đức không cần nhân cách ấy đã trở thành một phương tiện tốt của loại người vô đạo đức rồi.

* Theo ông thì chuẩn mực xã hội bây giờ phải như thế nào?

Nó phải như thế nào thì do lợi ích chung của xã hội quy định. Tôi chỉ biết đã là chuẩn mực xã hội đúng đắn, nhất là những chuẩn mực điều chỉnh quan hệ giữa nhân dân với nhân dân thì bất kể thế nào cũng phải được thực thi. Chuyện bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm là một ví dụ hai mặt đấy, vì nó chỉ giảm thiểu thiệt hại về tính mạng sau khi tai nạn giao thông xảy ra chứ không hề góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông như nhiều người đã đánh tráo khái niệm. Nước ta bây giờ chuẩn mực tồn kho còn xài chưa hết, chỉ thiếu kỷ cương vì lợi ích chung thôi.

2. Đụng là chém: Sự buông thả trong một xã hội bị nguyên thủy hóa

Quản lý yếu kém làm cơ chế lệch chuẩn xã hội càng thêm phức tạp

* Theo như ông phân tích thì các chuẩn mực chính thống làm hệ quy chiếu, mẫu số chung hiện nay ở nước ta cũng không phải là chuẩn mực nốt?

Đúng. Vì nó chưa hoàn toàn phù hợp và nhất là không được thực hiện nghiêm ngặt và triệt để. Nếu ví những cấu trúc xã hội khác nhau như những sứ quân thì giống như xã hội đang có 12 sứ quân, một sứ quân khác đứng lên dẹp loạn nhưng không dẹp được nên lại trở thành sứ quân thứ 13. Sự lệch chuẩn xã hội luôn mang tính chất lan truyền, xã hội càng phức tạp thì sự lan truyền ấy càng phức tạp. Chuyện này giống như tia sáng đi qua một tấm kính, ít nhiều bị lệch đi nhưng chỉ gãy một nhát thôi (quang học gọi là khúc xạ). Nhưng khi ghép hai tấm kính dày mỏng trong đục khác nhau lại thì nó vừa gãy nhát đầu lại gãy tiếp nhát nữa làm cho độ khúc xạ phức tạp hơn. Có thể nói sự quản lý yếu kém của chính quyền càng làm phức tạp thêm cơ chế khúc xạ ấy, vì đã ghép thêm vào đó một tấm kính không có năng lực điều chỉnh tương ứng.

Khi chuẩn mực xã hội đã lệch lạc méo mó thì người ta khó mà quan tâm tới cộng đồng, mà một xã hội bình thường lại luôn đòi hỏi mọi người phải quan tâm tới lợi ích cộng đồng mới bảo vệ được lợi ích cá nhân. Cô vứt rác ra đường, tôi và nhiều người ở các nhà bên cạnh cũng vứt rác ra đường, thì chúng ta sẽ cùng sống trong một khu phố đầy rác.

* Vậy những chuyện chẳng đáng gì cả vẫn đánh nhau, chém nhau là bắt nguồn từ…?

Từ hệ giá trị chung bị tan rã. Những chuyện như nhìn mặt thấy ghét: đánh, mời nhậu không uống: chém!… đều là dấu hiệu của một xã hội bị nguyên thủy hóa ở đó nhiều quan hệ lẽ ra phải chật chẽ trở nên lỏng lẻo, con người dễ hành động theo bản năng hơn. Vì không bị chế định đủ mức cần thiết nên con người dễ buông thả theo khả năng và sở thích của mình. Các chế định xã hội càng thiếu hiệu lực thì cái Tôi cá nhân càng có xu hướng mở rộng tới mức phi lý. Nếu cá nhân ấy có ưu thế gì đó thì y càng dễ làm càn. Một thiếu úy cảnh sát cậy thần cậy thế múa kiếm ở sân bay, lúc bị giữ còn hùng hổ nói chỉ làm việc với người lãnh đạo cao nhất ở thành phố Đà Nẵng thôi. Vị lãnh đạo ấy thì có quyền hành gì với sân bay mà y cũng nổ tung tóe như thế? Y không đủ sức làm càn bằng kiếm nên dùng bạo lực mồm đấy.

* Tại sao có nhiều người biết vi phạm có thể bị pháp luật trừng trị nhưng vẫn cứ làm?

Bởi vì có thể họ không bị trừng trị.

* Thực tế vẫn bị trừng trị đó chứ?

Hoặc là không, hay không ăn thua. Xác suất 50/50. Balzac có nói Pháp luật là một tấm mạng nhện, lũ ruồi to thì qua khỏi, lũ ruồi nhỏ thì bị vướng lại. Tôi mà là chính quyền thì gã thiếu úy côn đồ kia phải lãnh án tù giam cùng một khoản tiền phạt tương xứng với thứ oai phong lưu manh của y chứ không chỉ bị tước quân tịch mà thôi đâu. Pháp luật được đặt ra là để bảo vệ cho người yếu không bị kẻ mạnh hiếp đáp, người ngu không bị kẻ khôn lừa gạt, mà thực thi pháp luật như thế là để bảo vệ ai?

* Ông cho rằng sự lạc hậu về giáo dục – thông tin cũng góp phần đẩy xã hội đến chỗ phi quy chuẩn?

Mục tiêu giáo dục của xã hội hiện đại là trang bị kiến thức, kỹ năng để tất cả mọi người có thể bước vào đời một cách bình đẳng chứ không phải để biến họ thành công cụ của hệ thống chính trị. Hệ thống giáo dục – thông tin hiện đại phải góp phần đặt nền tảng tri thức cho năng lực sống của tất cả mọi người để họ có thể tham gia giải quyết các vấn đề của đất nước, cần có sự độc lập nhất định mới có thể phản biện tích cực với hệ thống chính trị, tác động tốt tới sự phát triển xã hội. Trước 1945, Nam Kỳ thuộc Pháp là khu vực duy nhất có phong trào cộng sản công khai, có thể đấu tranh bằng cả báo chí, nghị trường chính vì được quản lý theo quy chế thuộc địa, có điều kiện giáo dục – thông tin gần với chính quốc nhất Việt Nam đấy.

Hơn 30 năm qua chúng ta vẫn chưa san bằng được sự chênh lệch giữa các nhóm xã hội về dân trí bằng hoạt động giáo dục - thông tin, mà chỉ dạy họ đồng ca một bản hợp xướng chính trị. Cho nên nước ta bây giờ có những người đạt tới tầm quốc tế về mặt tri thức, nhưng cũng có những người không biết tới cả những khái niệm pháp luật cơ bản nhất. San bằng sự chênh lệch về dân trí bằng chính trị là một con đường không có tương lai.

* Có nghĩa là sự quản lý của chính quyền còn nhiều thiếu sót?

Với tư cách là hệ thống chính trị chính thống của quốc gia thì nhà nước Việt Nam còn thiếu một nền tảng hành chính minh bạch và pháp lý nhất quán nên rất hay hô hào đạo đức lý tưởng này nọ. Còn với tư cách là một bộ máy hành chính thì nó còn rất lạc hậu về quan niệm và kỹ thuật quản lý, dễ đánh đồng quản lý với kiểm soát và kiểm soát với ngăn cấm nên lệnh cấm càng nhiều thì vi phạm càng tăng, thậm chí nhiều nhân viên và cơ quan nhà nước cũng vi phạm. Vì trình độ quản lý chưa được nâng lên tương xứng với các nhu cầu phát triển của xã hội và đất nước nên chính quyền hay hướng tới giới hạn các nhu cầu ấy trong phạm vi năng lực quản lý có hạn của mình, có khi còn hành xử một cách tùy tiện ngẫu hứng, kiểu như toan ra lệnh ngực lép thân lùn không được điều khiển xe máy, suýt nữa đã khoác cho bao nhiêu người một cái tội trời ơi. Còn có chuyện nhân cách và trình độ của nhiều người trong bộ máy công quyền nữa, đại diện cho quyền lực nhà nước mà phạm tội tư thì dốt nát hung hãn như côn đồ, phạm lỗi công thì lươn lẹo dối trá như lưu manh, ăn hối lộ thì như hạm mà nói đạo đức thì như két, tóm lại có nhiều điều phải chấn chỉnh lắm.

* Xin cảm ơn ông.

Đây là bài trả lời phỏng vấn rất có giá trị, đề cập thẳng đến những vấn nạn trong cấu trúc xã hội Việt Nam hiện tại. Báo Pháp luật TPHCM đã không đăng nguyên văn bài này mà cắt xén đi nhiều. Tìm được bài này trên blog, có thể của chính ông Cao Tự Thanh.

http://blog.360.yahoo.com/blog-0lIwRp4yeqlSlANVd_hNqS7b?p=3573#comments