Thứ Hai, 29 tháng 6, 2009

Văn hóa Việt thời quá độ




* Cu lợn nướng... (rất hồn nhiên, không hoa hòe cải lương). * Người nhện đếm tơ
* Quảng cáo rất liều. * Vận dụng sức máy. * Chuẩn bị đằng vân. * "Đi chơi chỗ khác ngay". * Chênh vênh giữa phố. * Theo đèn nào bây giờ? * Sáng tạo. * Kèm. * Đèo. * Để quan sát phía sau. * Xài tiếng Anh cho nó máu. * "Sinh" đẹp thế. * Giựt tít rất ấn tượng: nóng "nòng" chờ hỗ trợ. * Thái mát sa ghe. * Cấm ám sát thường dân. * Rẽ trái, quẹo phải khi đỏ đèn đều được đừng sợ tai nạn giao thông thường xuyên

Nhặt nhạnh từ tuoitrecuoi

Họa sĩ Phạm Huy Thông & Cập Nhật xã hội




Từ những bức tranh Đông Hồ, Thông đã biến hóa để chúng thành đề tài nóng hổi những vấn đề hiện tại của Việt Nam. Từ những đàn lợn "sáng bừng trên giấy diệp" trở thành công cụ tuyên truyền Hi-end Surround. Từ anh nông dân bán trâu vì không còn đất đai canh tác. Từ trận lụt năm ngoái có ông thị trưởng la mắng dân ỷ lại... cho đến những chiếc ghế run rẩy màu máu nhạt...

Đáng ngạc nhiên là triển lãm này được tổ chức ngay tại Hà Nội. Thử xem vài tranh để chia sẻ cảm xúc của tác giả.

Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2009

Tại sao Lê Công Định?

Trần Khải

“… Tại sao anh từ chối vai trò luật sư để chọn một bí danh và một chức vụ, nếu cáo buộc của công an là sự thực và nếu lời anh nói trên video là không sai? Ai đã, hay hoàn cảnh nào, đã thuyết phục anh dấn thân thêm một bước để rời bỏ vai trò chuyên môn luật gia?…”

Tại sao Luật sư Lê Công Định bị bắt? Có thực là vì những nghiên cứu học thuật, hay vì hoạt động đảng phái, hay vì ảnh hưởng trên giới trí thức, hay để răn đe các tầng lớp khác? Hay là để trấn áp các tiếng nói quan tâm về dân chủ, nhân quyền, Bauxite Tây Nguyên và Biển Đông?

Hay để nêu câu hỏỉ một cách khác: nếu thực sự rằng luật sư Lê Công Định “vi phạm điều 88 của Bộ Luật Hình Sự” thì tại sao nhiều người khác cũng có các ngôn ngữ hay hành vi tương tự mà không bị bắt? Và tại sao nhà nước không để yên cho những người như luật sư Định nói, viết và hành động như nhiều người khác để “trình diễn” bộ mặt cởi mở đa dạng của chế độ?

Thí dụ, nói và viết để chỉ trích nhà nước CSVN thì có nhiều, và các tác giả đa số đều được để yên. Như tác giả các bài viết trên những báo ngoài luồng như báo Tổ Quốc, nơi ban biên tập đa số đều liên hệ tới Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên ở hải ngoại và nhóm trí thức Đà Lạt; hay như báo Tự Do Ngôn Luận, nơi ban biên tập đa số đều liên hệ tới Khối 8406 và nhóm linh mục Huế; hay như các trang nhà của một số nhà văn quốc nội, như trang của nhà văn Đào Hiếu hay blog của nhạc sĩ Tô Hải… Tất cả đều rực lửa dân chủ, đều tràn ngập những khát vọng nhân quyền và đều mơ ước về một chế độ dân chủ đa nguyên. Nhưng không ai bị bắt, mà chỉ bị công an làm phiền, gây rối. Thậm chí, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy viết nhiều bài nêu đích danh ông Hồ ra chỉ trích, và sau một thời gian ngồi tù cũng được cho ra và rồi bà vẫn viết tiếp.

Công an biết rằng họ không thể bắt hết, giam hết. Cho nên, công an phải có lựa chọn. Làm sao để bắn một viên sỏi mà rớt nhiều con chim. Nơi đây, luật sư Lê Công Định là một lựa chọn mà công an tin là đúng thời điểm, đúng người.

Bản tin trên báo VietnamNet, và báo Nhân Dân – kèm với 2 đoạn băng hình, trong đó băng hình trên VietnamNet là trích đoạn ngắn, nhưng trên báo Nhân Dân dài đầy đủ trọn cả bản văn “nhận tội vi phạm điều 88 Luật Hình Sự”, cho thấy hình ảnh và giọng nóí luật sư Lê Công Định trong này. Nếu nói về việc làm đảng phái, hay mang tính tổ chức (Khối 8406), thì từng có cụ Hoàng Minh Chính, cụ Trần Khuê, hay Nguyễn Tiến Trung, Trần Anh Kim, LM Phan Văn Lợi, Đỗ Nam Hải, và cả ngàn người khác. Thực tế, nếu nói là vi phạm như thế, phải nói là hàng ngàn người vi phạm. Tại sao không bắt những người trong ban biên tập các báo ngoàì luồng và các trang web, blog nêu trên? Hay mời gọi ký tên đòi dân chủ… Thậm chí, những cuộc biểu tình của dân oan ba miền, bắt rồi thả về địa phương, hay “tuần hành cầu nguyện” của giáo dân Hà Nội vẫn được để thả lỏng? Như thế, tại sao bắt luật sư Lê Công Định?

Tất nhiên, không phải thuần tuý vì luật sư Lê Công Định đã biện hộ cho hai luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân cùng với nhà báo tự do Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, vì thế giới sẽ hài lòng thấy hình ảnh một luật sư nhân quyền bào chữa cho các nhà hoạt động nhân quyền. Cũng không phảỉ thuần tuý vì các bài viết đòi hỏi dân chủ đa nguyên của luật sư Lê Công Định trên đàì BBC hay các báo khắp thế giới, cũng không phảỉ góp ý về bản hiến pháp A hay B hay C nào hết, vì chuyện nghiên cứu học thuật tư tưởng là chuyện bình thường… Thế thì tại sao bắt luật sư Lê Công Định?

Thực tế, dưới mắt Bộ Công An CSVN, luật sư Lê Công Định không có gì nguy hiểm trực tiếp. Hãy hình dung thế này, tới biểu tình hàng trăm ngàn người ở quảng trường Thiên An Môn trong nhiều tuần lễ cuối tháng 5 và đầu tháng 6 của năm 1989 vẫn không làm suy suyển chế độ CS Trung Quốc, thì cớ gì chế độ Hà Nội sợ một luật sư ở Sài Gòn? Tất nhiên là, luật sư Lê Công Định không nguy hiểm, theo cách nhìn này.

Thứ nữa, dù có tạo ra biến động ở Sài Gòn, nơi luật sư Lê Công Định cư trú, thì cũng không bao giờ có tầm mức lớn như phong trào dân chủ Thiên An Môn ở Bắc Kinh. Thế nên, nhìn dưới khía cạnh quân sự, hay về sức mạnh quần chúng… thì luật sư Lê Công Định không nguy hiểm gì.

Thậm chí, giả như luật sư Lê Công Định có dọn văn phòng ra Hà Nội làm việc, để lâu dài móc nối thế lực, thì với giọng nói Miền Nam rặt, không bao giờ có thể tạo thế lực gì giữa cả mấy dòng họ nội ngoại của ông Hồ từ Nghệ An đang thao túng quyền lực ở Hà Nội, và khi truyền tới hoàng tử họ Nông thì các ghế quyền lực đã bắt rễ. Không thể nào có chuyện luồn sâu, trèo cao với chế độ này. Họ tuyển nhân sự để truyền ngôi từ khi còn thiếu niên.

Do vậy, người cộng sản chỉ sợ nội bộ giết nhau. Vì phong tràò có rộng lớn như Thiên An Môn cũng thua, dù biểu tình hàng trăm người như dân oan hay hàng ngàn người như Tháí Hà cũng vẫn vô ích. Chỉ có nội bộ cộng sản mới biến đổi chế độ của họ được, và họ chỉ sợ nhau mà thôi.

Đó là lý do phong trào phản đối các dự án bauxite Tây Nguyên mang tính cách độc đáó trong các vận động dân chủ: đích thân Tướng Võ Nguyên Giáp gửi 3 lá thư và nhiều ngàn nhà trí thức ký tên đòi hỏi hủy bỏ dự án mở cửa bên hông nhà cho “dự kiến nhiều ngàn người” Trung Quốc vào cửa ngõ quan yếu. Một chữ ký của Tướng Giáp, chắc chắn có thể thuyết phục hàng chục hay hàng trăm tướng lãnh trong hàng ngũ quân đội và công an CSVN. Và chỉ cần vài trăm chiến binh đặc công, thí dụ như một tiểu đoàn quân đội nổi dậy, chiếm vài trụ sở chính phủ, vây bắt 15 người trong Bộ Chính Trị CSVN là xong. Do vậy, phong trào bauxite mang một thế lực mới, rất mới, với tiềm năng dễ dàng làm sụp đổ chính phủ CSVN. Đơn giản, chính nghĩa bảo vệ tổ quốc lúc nào cũng có sức thuyết phục.

Nhưng, trong khi CSVN còn lúng túng với phong trào bauxite Tây Nguyên, thì tình hình nhà nước TQ cấm ngư dân Việt ra Biển Đông lưới cá ba tháng lại bồi thêm một đòn đau cho lý do chế độ tồn tại. Không bảo vệ nổi ngư dân, laị không dám lớn tiếng như nhà nước Phi Luật Tân, Indonesia… nhà nước Hà Nội đã bị đẩy vào đường cùng của tai tiếng bán đất, bán biển. Các tội này muôn đời không gột rửa được, và về mặt khẩn cấp, lại có thể làm chế độ sụp đổ.

Thế nên, trong giây phút hoảng hốt đó, có phải công an đã gài bẫy được luật sư Lê Công Định đi sâu vào các diễn tiến mới, hay có phải luật sư Lê Công Định vì nóng lòng đã tự lựa chọn một bước đi ra ngoài chức năng luật sư, để trở thành người hoạt động nhân quyền? Thí dụ, góp ý vào các sơ thảo Hiến Pháp – chuyện nghiên cứu tư tưởng là chuyện ở các đạị học vẫn làm, nhưng muốn lấy cớ bắt thì vẫn bắt. Thí dụ, nhận chức vụ ở một đảng phái (theo lời nói trên băng video) – việc này thì có các đảng và các tổ chức đang hoạt động, với nhiều vị trí thức minh danh như cụ Hoàng Minh Chính (đã quá cố), Trần Khuê, Trần Anh Kim, Nguyễn Tiến Trung, Linh Mục Phan Văn Lợi, vân vân… vẫn chưa bị bắt, nhưng muốn lấy cớ bắt thì vẫn bắt. Thậm chí, thực tế, không cần lý cớ gì, vẫn có thể bắt quản thúc được, huống gì là đủ thứ cớ.

Như thế, chúng ta có thể thấy chuyện công an bắt luật sư Lê Công Định thực ra là vì 3 lá thư của Tướng Võ Nguyên Giáp, vì hiệu lệnh của Tướng Giáp mới là tiềm năng làm sụp đổ chế độ? Chứ còn, một luật sư ở Sài Gòn thì làm được gì, nếu chúng ta so với tầm mức của Thiên An Môn ở Bắc Kinh?

Một câu hỏi cũng nát óc khác: khi hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân và nhà báo tự do Điếu Cày bị bắt, đã có luật sư Lê Công Định đứng ra bào chữa. Phong trào dân chủ thấy rõ rằng cần có một luật sư Lê Công Định hoạt động độc lập với mọi tổ chức, để duy trì hoạt động chuyên môn về luật… như thế sẽ giúp ích rất nhiều. Phong trào dân chủ, nói cho cùng không cần một ông Lê Công Định đi ném truyền đơn, hay đi họp mật hay lo bàn mưu tính kế để đấu trí với chính trị bộ CSVN. Bây giờ, ai sẽ đóng vai trò bào chữa cho các nhà hoạt động dân chủ?

Chúng ta cần một luật sư Lê Công Định để nói lớn cho toàn dân và cho khắp thế giới biết rằng pháp luật của VN là bất toàn, và rằng cơ chế cần dân chủ hóa… Phong trào dân chủ VN không cần một anh Lê Công Định vào bất kỳ đảng nào. Tại sao anh từ chối vai trò luật sư để chọn một bí danh và một chức vụ, nếu cáo buộc của công an là sự thực và nếu lời anh nói trên video là không sai? Ai đã, hay hoàn cảnh nào, đã thuyết phục anh dấn thân thêm một bước để rời bỏ vai trò chuyên môn luật gia?

Thực tế, hiện thời, chúng ta không tìm được câu trả lời.

Đó chỉ là vài suy đoán, cùng với lời cầu nguyện cho luật sư Lê Công Định và cho tất cả những người quan tâm về dân chủ đều được bình an và sẽ thành công.

Trần Khải

© Thông Luận 2009

Thứ Ba, 16 tháng 6, 2009

Cùng ký tên yêu cầu nhà cầm quyền VN trả tự do cho Ls Lê Công Định

Các bạn thân mến,

Như các bạn đã biết, nhà cầm quyền Việt Nam đã bắt giam anh Lê Công Định, một luật sư nỗi tiếng, một người cầm bút, một blogger, và là nhà hoạt động cho nhân quyền tại Việt Nam. Trong nhiều năm qua, Luật sư Lê Công Định đã đại diện cho các người cầm bút và hoạt động nhân quyền trước tòa án, anh đã can đảm đứng ra nhận bào chữa những vụ án này dù phải đối diện với những xác xuất bất lợi to lớn liên hệ đến tình trạng tự do ngôn luận tại Việt Nam.

Bây giờ là lúc Luật sư Lê Công Định cần đến sự hỗ trợ của chúng ta. Anh đã bị bắt giam vào ngày 13 tháng 6 năm 2009 bởi công an Việt Nam và kết tội anh đã tuyên truyền chống lại nhà nước, kích động, cấu kết với các thành phần phản động. Anh có thể bị kết án 20 năm tù ở.

Tổ chức Liên Minh Báo Giới Đông Nam Á (SEAPA) kêu gọi sự hỗ trợ của các bạn trong chiến dịch vận động cho Luật sư Lê Công Định nhằm đòi hỏi việc phóng thích anh ngay lập tức, và có một phiên tòa xét xử công bằng, minh bạch đối với những điều kết tội về anh.

Chúng tôi tin rằng những tội trạng đưa ra là hời hợt, nông cạn và chỉ là phương cách để ngăn chận những tiếng nói phản kháng trong xã hội Việt Nam. Việc bắt giữ Luật sư Lê Công Định đã cùng lúc gửi đi một thông điệp lạnh lùng, một mặt đến giới cầm bút và hoạt động nhân quyền, một mặt đến các luật sư đại diện cho họ, đang làm việc trong vòng hệ thống và tôn trọng pháp luật Việt Nam. Những công bố của SEAPA về vụ việc có thể tra cập tại: http://clicks.aweber.com/y/ct/?l=B.Q6V&m=1ZpU97jUFjKXin&b=WnIR3sB.Z7GKHmvNpRj_AA

Ngoài phạm vi đọc và chuyển tải những thông điệp của SEAPA, bạn có thể tham dự trực tiếp vào chiến dịch vận động tự do và xét xử công bằng cho Luật sư Lê Công Định:

1. Viết hay gửi điện thư phản đối đến tòa đại sứ Việt Nam tại quốc gia bạn đang cư ngụ. Những chi tiết đề vụ việc có thể tìm thấy tại trang nhà www.seapa.org. Để thuận tiện, chúng tôi cũng đã có một bản thảo của thư phản đối ở phần sau để bạn có thể xử dụng và tiếp tay phổ biến.

Để có được một phần địa chỉ của các tòa đại sứ Việt Nam, xin tra cập tại: http://clicks.aweber.com/y/ct/?l=B.Q6V&m=1ZpU97jUFjKXin&b=BLrtXzLXTJ_8G24DqLxzng

2. Ký tên vào bản kiến nghị online cho Luật sư Lê Công Định. Các bạn hữu quan tâm đến Lê Công Định đã thiết lật một kiến nghị online tại:
http://clicks.aweber.com/y/ct/?l=B.Q6V&m=1ZpU97jUFjKXin&b=9e0SMWf.RJsCkdb3EgnY2g

Cám ơn những hỗ trợ của bạn. Anh Định đã trước sau như một lên tiếng cho các người cầm bút, bloggers và những người cỗ vũ cho tự do ngôn luận tại Việt Nam. Chúng ta hãy lên tiếng cho anh. Xin xem bản thảo của lá thư ở phần dưới và hảy gửi đến các toà đại sứ của Việt Nam tại các quốc gia bạn đang sinh sống.

Roby Alampay
Giám đốc điều hành
SEAPA

______________________________

DRAFT/TEMPLATE LETTER OF CONCERN FOR LE CONG DINH

DATE:

Dear Sirs/Madams:

This is to express (MY / OUR) deep concern over the Vietnamese
authorities’ arrest on 13 June 2009 of  Le Cong Dinh, an
established lawyer, writer, and defender of free expression and
human rights.

The charges brought against Mr. Dinh, including allegations that he
was distributing “anti-state propaganda” could carry the penalty of
up to 20 years’ imprisonment. Given his reputation and experience
as a defender of other writers and advocates of human rights and
democracy in Vietnam, Mr. Dinh’s arrest is a simultaneous attack on
two sectors vital to democratic reform in Vietnam or any society.
It sends a chilling message not only to other writers and citizens
who peacefully advocate for change, but also to those in the legal
community who — while working within the system, and observing Vietnam’s
laws — would defend the Vietnamese people’s right to free expression.

(I / We / Your organization’s name), thus call for the immediate
and unconditional release of Le Cong Dinh. We urge the Vietnamese
government to assure and ensure transparency and fairness in the
consideration of the charges brought against Mr. Dinh, by giving
him access to his lawyers, and allowing independent media access to
any and all future proceedings. We would also ask that the
international legal community to which Mr. Dinh belongs, and within
which he is a respected and recognized champion of democracy and
human rights, be allowed to monitor all proceedings against Mr.
Dinh, so as to hopefully attest to the transparency and fairness he
and the Vietnamese people deserve.

Thank you.

(Your name, address, and country)

______________________________

Bạn điền vào chỗ trống và gửi thư trên đến tòa đại sứ Việt Nam nơi quốc gia bạn cư ngụ. Một lần nữa, danh sách địa chỉ của các tòa đại sứ Việt Nam có thể tìm thấy tại:
http://clicks.aweber.com/y/ct/?l=B.Q6V&m=1ZpU97jUFjKXin&b=BLrtXzLXTJ_8G24DqLxzng

Tâm hồn cao thượng

 

Thư của LS Lê Công Định gửi cho anh Lê Minh Phiếu tháng 4 năm 2008.

Thân gửi Phiếu,

Cho phép tôi được xưng hô thân tình như vậy để tỏ lòng ngưỡng mộ đối với tấm lòng mà bạn dành cho đất nước và cho tinh thần thượng võ của Thế vận hội.

Thật tình tôi không ngạc nhiên trước cách hành xử của Ban tổ chức lễ rước đuốc đối với Phiếu. Nếu họ vẫn tôn trọng cam kết để bạn rước đuốc bình thường theo kế hoạch ban đầu thì ắt hẳn tôi sẽ ngạc nhiên lắm, bởi lẽ như Phiếu biết, để thay đổi một cá nhân theo chiều hướng văn minh còn khó, huống chi cả một quốc gia, đặc biệt các chế độ thường hành xử không theo những chuẩn mực văn minh tối thiểu.

Tôi và Phiếu, cũng như phần đông người Việt Nam ngày nay, từ bé đã từng đọc và say mê tác phẩm Tâm hồn cao thượng của Edmondo de Amicis. Chúng ta lớn lên trong niềm tin vào tâm hồn cao thượng ở cách đối nhân xử thế của mọi người xung quanh, nhất là những bậc trị quốc, kinh bang tế thế. Tôi biết với tâm hồn cao thượng ấy, thay vì từ chối rước đuốc để phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc chính trị hóa Olympics, Phiếu vẫn trở về Việt Nam tiếp tục tham gia rước đuốc bất kể nhiều lời kêu gọi đừng về.

Tôi hiểu rằng đến tận giờ phút quan trọng nhất của buổi lễ Phiếu vẫn tin tưởng vào tâm hồn cao thượng mà những bậc trị quốc nên có, lẽ ra phải có hoặc ít ra giả bộ có. Song tiếc thay quan chức Trung Quốc trong Ban tổ chức lễ rước đuốc lại không thừa hưởng nền giáo dục như chúng ta. Họ mang thứ “tâm hồn” khác, não trạng Đại Hán kệch cỡm và nhỏ mọn.

Họ nghĩ bằng cách loại bỏ Phiếu khỏi danh sách rước đuốc, Nhà nước Trung Quốc đã dạy bạn một bài học, như từng dạy Việt Nam vào năm 1979. Họ tưởng đã “tát” Phiếu một phát trời giáng giữa bàn dân thiên hạ để bạn cảm thấy nhục nhã vì dám chọc giận Thiên triều. Sự thô lỗ đó tuy nhiên lại phô bày hết thực trạng tâm hồn và văn hóa của họ trước bàn dân thiên hạ. Tôi tin rằng mọi người đều nhận ra như vậy và điều đó khiến tôi xấu hổ thay cho họ.

Chắc Phiếu đã xem bức ảnh cổ động viên Trung Quốc phi thân đá người biểu tình chống rước đuốc tại Seoul tuần trước? Một người bạn của tôi đã bình luận rằng hậu duệ của Thiếu Lâm Tung Sơn ngàn năm nay lẽ nào chỉ biết ỷ đông hiếp yếu, và thói hành hung người ngang ngược ở nước khác như vậy phản ánh không sai chân dung chính trị và ngoại giao của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ngày nay. Lời bình luận ấy quả tình có đôi chút quá đáng, song tôi hiểu vì sao bạn tôi nghĩ như thế!

Nền văn hóa Trung Hoa thực ra không đến nông nỗi ấy, Phiếu ạ. Nếu từng đọc các tác phẩm văn chương Trung Hoa từ cổ chí kim hẳn bạn cũng như tôi đều ngưỡng mộ nền văn minh vĩ đại của dân tộc Hán. Người dân Trung Hoa đã chia sẻ với chúng ta và các dân tộc khác nhiều giá trị và khát vọng tương đồng về lòng bao dung, tinh thần khiêm tốn và thái độ trọng lễ nghĩa. Họ cũng đòi hỏi và trông mong ở những bậc trị quốc tâm hồn cao thượng và đức độ quảng đại.

Tuy nhiên, nếu lần giở sử sách Trung Hoa từ thời Đông Chu Liệt Quốc đến nay, có lẽ Phiếu cũng đồng ý rằng nền chính trị nước này xưa nay không bao giờ thiếu các chính trị gia thâm trầm với mưu sâu tráo trở khôn lường. Các vị lãnh đạo ngồi ở Trung Nam Hải ngày nay không những thừa hưởng đầy đủ truyền thống thâm sâu ấy, mà còn được đào tạo một cách hệ thống từ các trường chính trị trung và cao cấp về ý thức hệ của giai tầng này nọ trong xã hội (như thường tự xưng), nên sẽ không lấy làm ngạc nhiên nếu họ vẫn duy trì lối hành xử cao ngạo, bất nhân và thô bạo, không chỉ riêng với người dân trong nước mà còn cả các dân tộc láng giềng.

Để bảo vệ biên cương tổ quốc và phẩm giá dân tộc, các triều đại trong lịch sử Việt Nam từ xưa đến nay đều phải tìm đối sách thích hợp, lúc cương lúc nhu, nhằm đối phó với những thách thức mà nước lân bang khổng lồ này luôn tạo ra. Hiểu như thế ắt Phiếu không còn phiền lòng, mà trái lại biết cần phải làm gì để cùng thế hệ trẻ Việt Nam rèn luyện bản lĩnh hầu đóng góp cho đất nước khi hữu sự.

Lạm bàn miên man cũng đã dài. Chúc Phiếu nhiều may mắn và thành công trong hành trình học vấn của mình. Tương lai đất nước chỉ còn biết trông cậy vào thế hệ trẻ được học hành tử tế như bạn.

Thân mến,

Luật Sư Lê Công Định

Ngày 4/5/2008

Thứ Hai, 15 tháng 6, 2009

Sinh mạng dân đen trong tay lũ côn đồ

Nhã Nam

Hồi năm ngoái, báo Lao Ðộng (ngày 2 Tháng Mười, 2008) có bài đáng chú ý, “Ông chánh án đánh dân, còn... vòi tiền dân” nêu sự việc một ông quan tòa huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam, tên Phạm Công Bằng bị tố cáo có hành vi đánh người hàng xóm vì tranh chấp trong xây dựng nhà ở, vụ việc đã được điều tra xác minh rõ ràng. Tuy nhiên mức xử lý cho ông quan tòa côn đồ này chỉ là khiển trách, cảnh cáo và bồi thường cho nạn nhân 1 triệu 500 ngàn đồng VN (chưa tới 100 đô la).

Từ vụ này, người dân tố cáo ông Bằng công khai vòi tiền dân, băng ghi âm đã ghi cuộc đối thoại giữa ông và một người dân trong một vụ tranh chấp “mua bán rừng” ai trả cho ông nhiều hơn thì được ông cho thắng cuộc.

Báo Lao Ðộng trích băng ghi âm như sau: “Bà B, ‘Răng rồi anh, có gì giúp em với chớ.’ Ông Bằng, ‘Giúp thì giúp, có chi đâu có... em chung chi đầy đủ thì anh giúp chứ có gì đâu... ’ (lặp lại). Bà B, ‘Có 5 xe, em chung cho anh 5 triệu, được thì bây giờ em đem tiền dô.’ Ông Bằng, ‘5 triệu giá bèo quá rồi, giá rứa thì tau làm cho thằng G (người mua rừng đã kiện 11 hộ dân trồng rừng - PV)’. Bà B, ‘Rứa thì anh nói mấy, chỉ có 5 xe mà?’ Ông Bằng, ‘Tùy em thôi. Còn không anh làm cho thằng G..., 7 triệu nếu đồng ý, sáng mai dô đây chồng tiền rẹt rẹt là anh alô lên cho!’”

Vụ quan tòa côn đồ này xảy ra cả năm trời, mãi đến gần đây chính quyền địa phương mới có quyết định cách cái chức “quan tòa chánh án” của ông ta.

Trong một xã hội lấy tiền làm đầu (đầu tiên - tiền đâu) những chuyện như thế này xảy ra bất cứ lãnh vực nào từ giáo dục, y tế, giao thông, điện nước... cho đến tòa án là chuyện cơm bữa. Nhưng có một ông quan tòa trắng trợn vòi tiền để xử án thì ta có thể thấy thân phận người dân bèo bọt đến thế nào.

Nhân quyền của đại đa số dân chúng chỉ là quyền “chịu đựng”. Mọi chuyện cứ “chồng tiền rẹt rẹt” là êm xuôi, người nào không tiền chắc chắn hậu quả là vô cùng bi đát. Ðiều đó ngay cả người nước ngoài vào đầu tư hay chỉ liên hệ làm ăn cũng biết, những dư âm của vụ PCI giữa Việt Nam và Nhật Bản, hay vụ in tiền polimer giữa Úc và Việt Nam là bằng chứng.

Ở một đất nước mà ông chủ tịch liên đoàn luật sư toàn quốc lại chưa từng là luật sư và được chuyển từ ngành công an qua, đến khi bị chính các thành viên trong đoàn không cho phép gia nhập thì phải “chạy” qua đoàn luật sư tỉnh khác để được cấp bằng và nghiễm nhiên vẫn cứ là chủ tịch như thường, việc này đã nói lên “kỷ cương phép nước” ra làm sao. Chắc chắn khi đã nắm chức quyền trong tay, các ông tòa án, luật sư ấy sẽ hành xử như ông quan tòa trên.

Tất nhiên không phải ông quan tòa nào cũng như thế. Tôi tin rằng vẫn còn “một bộ phận” quan tòa xét xử công minh, “một bộ phận” công chức còn liêm khiết, họ như vàng giữa cát. Phải khổ công tìm kiếm, sàng lọc để phát hiện ra.

Trong một phiên chất vấn Quốc Hội trước đây, ông Chánh Án Tòa Án Tối Cao Nguyễn Văn Hiện đã từng công khai phát biểu rằng, “ngành tòa án phải vơ vét, đôn cả lái xe, nhân viên đánh máy lên bổ nhiệm thẩm phán rồi cho đi học để hoàn chỉnh trình độ”. Câu phát biểu thẳng thắn, công khai này đã bị báo chí, dư luận trong nước lúc ấy “sốc” và phản ứng mạnh. Họ cho rằng ông chánh án tối cao này hạ uy tín của ngành tòa án!

Thử xem lại phát biểu từ quan chức cao cấp nhất ngành Tư Pháp này ta sẽ thấy rằng ông ta cũng chịu đựng nhiều lắm, bức xúc lắm mới phải lên tiếng giữa bàn dân thiên hạ như thế. Ông không ngu mà nói năng lung tung để lãnh búa rìu dư luận, vì chính ông là người phải chịu trách nhiệm trong ngành của mình. Như vậy, có một sự thật là “phải vơ vét” nhân viên đánh máy, tài xế đôn lên làm quan tòa, thẩm phán rồi mới cho đi học bổ sung thì chất lượng ra sao ai cũng rõ. Sau khi phát biểu của ông chánh án tối cao, không biết tình hình bổ nhiệm các quan tòa Việt Nam ra sao, có con số thống kê nào về số lượng và chất lượng của các quan tòa tài xế, quan tòa gõ máy chữ, quan tòa loong toong ấy thế nào. Nếu sau khi vơ vét người mà không đủ thì sẽ vơ cả gác dan, vơ cả lao công làm quan tòa, làm thẩm phán hay không? Liệu có vơ nhầm xã hội đen, vơ nhầm dân dao búa côn đồ rồi cho ngồi vào ghế phán quan hay không? Xem lại vụ ông quan tòa Phạm Công Bằng ở Quảng Nam tôi nghĩ rằng có.

Ðến đây, một số câu hỏi nữa sẽ phải nêu ra, vậy các sinh viên trường Luật tốt nghiệp xong đâu cả rồi? Việc đào tạo công chức ngành Tư Pháp ra sao? Số lượng sinh viên đủ trình độ để tốt nghiệp trường Luật có bao nhiêu ??? Hỏi chỉ để mà hỏi, khi mà luận án tốt nghiệp được “copy & paste” tràn lan khắp nơi, khi mà bằng tiến sĩ mà còn mua được một cách dễ dàng thì câu trả lời đã rõ.

Luận án thì sao chép, bằng tốt nghiệp thì mua và khi leo lên chức quan tòa, họ mà xét xử công minh hoặc biết cách xử án mới là chuyện lạ. Báo chí cũng từng nói mỗi năm án oan sai lên đến con số hàng vạn vụ. Sinh mạng và đời sống người dân thấp cổ bé họng thực sự nằm trong tay một lũ côn đồ, vô học.

Bài đã đăng trên Nguoi Viet Online

Vietnam: Arrest of Lawyer Le Cong Dinh

Ian Kelly
Department Spokesman,  Office of the Spokesman
Bureau of Public Affairs
Washington, DC
June 15, 2009




The United States is deeply concerned by the arrest by Vietnamese authorities of lawyer Le Cong Dinh on June 13 on charges of “distributing propaganda against the state.” Vietnamese officials have stated that Dinh was arrested because of his defense of pro-democracy activists and his use of the Internet to express his views.

Mr. Dinh is a well-respected member of the Vietnamese and international legal communities, and a former Fulbright scholar. No individual should be arrested for expressing the right to free speech, and no lawyer should be punished because of the individuals they choose to counsel.

Vietnam’s arrest of Mr. Dinh contradicts the government’s own commitment to internationally-accepted standards of human rights and to the rule of law. We urge the Government of Vietnam to release Mr. Dinh immediately and unconditionally, as well as all other prisoners in detention for peacefully expressing their views.

Nguồn: http://www.state.gov/r/pa/prs/ps/2009/06a/124797.htm

Nude Art Painting




Ông Nguyễn Sỹ Bình lên tiếng về vụ LS Lê Công Định bị bắt


Lut sư Lê Công Đnh không có mt quan h nào vi đng Nhân Dân Hành Đng c, Lut sư Đnh có quan h vi cá nhân tôi, nhưng không có quan h nào vi Đng Nhân Dân Hành Đng. (Ông Nguyễn Sỹ Bình)

Trong cuộc họp báo tại Hà Nội hôm thứ Bảy vừa rồi để loan báo tin bắt giữ Luật Sư Lê Công Định, chính phủ Việt Nam nói rằng ông Định cấu kết với các tổ chức và những cá nhân phản động ở nước ngoài.

Mt trong nhng t chc và cá nhân được nêu đích danh là Đng Nhân Dân Hành Đng và ông Nguyn S Bình. Nguyn Khanh ca Đài Á Châu T Do chúng tôi đã liên h vi ông Bình và được ông dành cho cuc phng vn ngn sau đây.

Mối quan hệ với LS Lê Công Định

Nguyễn Khanh: Cám ơn ông đã đng ý tr li phng vn ca Đài chúng tôi. Chính quyn Vit Nam quy buc Lut Sư Lê Công Đnh có liên h vi Đng nhân Dân Hành Đng và vi các nhân ca ông. Thưa ông, điu đó có đúng hay không?

Ô. Nguyễn Sỹ Bình: Lut sư Lê Công Đnh có quan h vi tôi. Chúng tôi biết và làm vic vi nhau đã my năm ri, đã lâu ri. Lý do chúng tôi gp nhau và làm vic vi nhau là vì chúng tôi có đng quan đim. Chúng tôi hot đng chính tr nhưng rt ôn hoà, không hn thù, không quá khích, t đó liên h thường xuyên, trao đi và chia s vi nhau v nhng vn đ xã hi, vn đ đi sng.

Lut sư Lê Công Đnh không có mt quan h nào vi đng Nhân Dân Hành Đng c, Lut sư Đnh có quan h vi cá nhân tôi, nhưng không có quan h nào vi Đng Nhân Dân Hành Đng.

Lut sư Lê Công Đnh không có mt quan h nào vi đng Nhân Dân Hành Đng c, Lut sư Đnh có quan h vi cá nhân tôi, nhưng không có quan h nào vi Đng Nhân Dân Hành Đng.

Ô. Nguyễn Sỹ Bình

Điu đó rt rõ ràng. Ngay c tôi hin nay cũng không còn sinh hot trong Đng Nhân Dân Hành Đng, dù rng cùng vi mt s anh ch em, chúng tôi thành lp Đng này Vit Nam hi 1991.

Nguyễn Khanh: Trong nhng bui giao tiếp gia ông và lut sư Lê Công Đnh, có phi các ông âm mưu lt đ nhà nước như phía Vit Nam quy buc không?

Ô. Nguyễn Sỹ Bình: Qua nhng cuc trao đi gia chúng tôi, chúng tôi mun được cơ hi đ cùng nhau góp phn xây dng xã hi Vit Nam cho tt hơn. Hot đng đ làm cho xã hi tt hơn hay đ lành mnh hoá xã hi không có nghĩa là âm mưu lt đ chính quyn.

Như tôi đã trình bày, tôi về Việt Nam cùng các chị em thành lập Đảng Nhân Dân Hành Động, sau 18 tháng hoạt động thì đến ngày 25 tháng Tư 1992 thì tôi và nhiều anh chị em trong đảng bị bắt theo điều 79 của Bộ Luật Hình Sự là hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.

Sau khi b giam gi 14 tháng, tôi và các anh ch em không mt người nào b đưa ra xét x, tt c được tr t do. Không xét x có nghĩa là vô ti.

Ln th hai Campuchia, khi mt s anh ch em trong đng sang d hp, b h bt rt đông và h tuyên x cũng phi là ti làm chính tr hay là tôi hot đng lt đ chính quyn, mà h quy cho các anh ch em chúng tôi ti trn ra nước ngoài đ chng chính quyn nhân dân.

Bây gi vn còn mt người đang trong tù, là Cu Dân Biu Lê Văn Tính, người lãnh bn án cao nht ti 20 năm tù v cái ti như thế thôi.

Tóm li chuyn h cáo buc chúng tôi ti hot đng lt đ chính quyn nhân dân là điu h nói, ch trên thc tế hoàn toàn không có.

Hình sự hay Chính trị?

Nguyễn Khanh: Ông và Lut Sư Đnh biết nhau trong trường hp nào và ông nghĩ thế nào khi nghe tin Lut Sư Đnh b bt?

Ô. Nguyễn Sỹ Bình: Phi nói là tôi ngc nhiên khi nghe tin Lut Sư Đnh b bt. Ngc nhiên là vì nhng hot đng ca Lut Sư Đnh, mt người rt ôn hoà, thượng tôn lut pháp và điu trăn tr ca Lut Sư Đnh là mt nhìn thy mt xã hi khá hơn, mun thy h thng pháp lut không b chng chéo, vn hành trong sut đ đưa đt nước phát trin.

Hơn na, điu quan trng tôi nhìn thy Lut Sư Đnh là Lut Sư nhìn thy và trao đi vi rt nhiu anh ch em đng viên trong Đng Cng Sn, và tâm tư, nguyn vng ca h không khác nhng gì anh ch em chúng tôi nghĩ.

Phi nhìn rõ đây là mt v án chính tr ch không phi là mt v án hình s. Theo tôi, đưa mt người như Lut Sư Đnh ra xét x là điu không đúng, s to nên nhng vn đ cho cơ chế pháp lut ca Vit Nam.

Ô. Nguyễn Sỹ Bình

H mun thy xã hi tt hơn, h mun thy h thng công quyn trong sch hơn, nhưng h trong cái thế khó nói lm, nên h trao đi vi Đnh, mong rng Lut Sư Đnh vi tư cách là mt lut sư, hiu biết nhiu v pháp lut, c gng tìm chuyn đi bng con đường sao cho Vit Nam có nn pháp lut công chính thay vì như hin nay. Điu này tôi không cn phi nói nhiu thêm vì quá rõ ràng ri.

Thành ra qua nhng vic làm như thế, thì nghe tin Lut Sư Lê Công Đnh b bt, tôi cho rng mt người hot đng ôn hoà ti mc đó mà còn b bt thì ai cũng có th b bt nếu h hot đng chính tr ti Vit Nam.

Tôi k cho anh nghe mt chuyn v mc ôn hoà và s thượng tôn lut pháp ca Lut Sư Đnh. Có người cho Lut Sư Đnh mt cái i-phone mi Vit Nam khi loi i-phone này va ph biến M, nhưng mà h b khoá ri.

Lut sư Đnh mi nói vi tôi là “cái phone đó nhìn cũng đp lm, tt lm, nhưng mà h b khoá nên không hp pháp, thành ra em không s dng nó, em đem cho người khác”.

Điu đó nói lên là mt người hiu biết v pháp lut và tôn trng pháp lut, mt người như Lut Sư Lê Công Đnh mà b chính quyn bt và quy vào nhng ti như thế thì tôi cho rng nhà nước Vit Nam cn phi xem xét li.

Phi nhìn rõ đây là mt v án chính tr ch không phi là mt v án hình s. Theo tôi, đưa mt người như Lut Sư Đnh ra xét x là điu không đúng, s to nên nhng vn đ cho cơ chế pháp lut ca Vit Nam.

Nguyễn Khanh: Xin cám ơn ông Nguyn S Bình.

Freelecongdinh's Blog

http://freelecongdinh.wordpress.com/

Ông Định gây nhiều phiền toái



Tác giả
Tom Knutsson
Tạp chí của
Hiệp hội Luật sư Thụy Điển, số ra tháng 02/2009
Bài dịch của LinMat

Người luật sư Lê Công Định thách thức chế độ cộng sản. Cho dù chế độ làm bất cứ thứ gì để ngăn cản ông, ông vẫn không mệt mỏi tiếp tục làm việc. Trong cuộc đấu tranh cho nền dân chủ, ngành luật giữ một vai trò quan trọng.


Lê Công Định đã làm việc trong ngành luật hơn hai mươi năm. Ông có mở một văn phòng luật thương mại. Trong những năm gần đây ông ngày càng quan tâm tới vấn đề nhân quyền.

- Chính phủ không cho rằng có sự tồn tại các mục tiêu chính trị. Nhưng thực sự là có, ông nói tóm gọn.

Chúng tôi gặp mặt ở Hiệp hội Luật sư một ngày âm u mùa đông vào tháng 1 khi ông đến thăm Hiệp hội nhân dịp một hội thảo.

Theo ông Lê Công Định, Việt nam còn thiếu một Hiệp hội Luật sự đại diện cho cả nước. Trong năm 2009 tổ chức NBA Hiệp hội Luật sư Quốc gia sẽ bắt đầu hoạt động. NBA sẽ đại diện cho luật sự từ tất cả các tỉnh thành. Có một mâu thuẫn giữa luật sư từ miền Bắc và miền Nam trong Hiệp hội NBA mới này.

- Phần lớn các luật sư từ Hà nội ở gần chính quyền trung tâm và sự quan liêu ở đó rất nặng nề. Luật sư ở phía Bắc lo sợ sẽ bị mất cái ghế và ảnh hưởng nghề nghiệp của họ. Ở phía Nam Việt nam có một lịch sử dân chủ lâu đời hơn. Đó là một di sản không nên bị đánh mất, ông Định nói.

Một hoạt động quan trong của Hiệp hội Luật sư Quốc gia này sẽ là phát triển các mối quan hệ quốc tế. Ông Định nhấn mạnh rằng việc hợp tác với Hiệp hội Luật sư của các nước khác là quan trọng.

- Chúng tôi muốn thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các hiệp hội luật sư nước ngoài, ví dụ như Hiệp hội ở Thụy điển. Chúng tôi đã học được nhiều điều từ phía các bạn. Cho dù nghề luật sư đã tồn tại rất lâu ở nước chúng tôi, việc phát triển nghề này đã ngưng lại sau chiến tranh ở VN. Bây giờ là lúc chúng tôi học tập. Đây là cách duy nhất cho chúng tôi phát triển nghề nghiệp.

Ông Định mô tả là nhiều phần của hệ thống pháp luật Việt nam dựa trên hệ thống châu Âu. Vì vậy tất nhiên nên học tập từ Hiệp hôi Luật sư châu Âu khi muốn xây dựng một Hiệp hội chung cho cả nước. Đồng thời hệ thống của Mỹ cũng tốt để học tập.

Theo ông Lê Công Định, giới chức chính phủ Việt nam không vui vẻ gì khi thấy ngành luật trong nước thay đổi vị trí và tự định hình. Vì vậy chính phủ cố gắng bằng nhiều cách áp đặt sự ảnh hưởng của mình.

- Bởi vì luật sư là ¨người bạn của Dân chủ¨, nên giới chức chính trị không thích gì ngành nghề của chúng tôi, ông Định nói.

Lê Công Định kể rằng các cơ quan chức năng bằng nhiều cách khác nhau cản trở ông ấy và một ví dụ là họ cố gắng tìm bằng chứng để kết tội ông trốn thuế.

Không tồn tại tự do ngôn luận ở Việt nam. Nhưng bởi vì chính phủ bề ngoài bày tỏ thái độ là phải chống tham nhũng, nên vẫn còn có thể đề cập và thảo luận vấn đề này.

- Ông kể là ¨Trong những năm gần đây tôi đã viết nhiều bài báo và đòi hỏi một hệ thống Hành pháp độc lập và sự thi hành các nguyên tắc và bảo vệ nhân quyền. Vì vậy mà tôi đã gặp rắc rối.¨

Có rất nhiều khó khăn khi các luật sư hành nghề ở Việt nam. Ông Lê Công Định coi sự tham nhũng tràn lan trong hệ thống Luật pháp và tòa án là cản trở lớn nhất. Một trở ngại khác là sự miễn cưỡng, sự đối kháng của quan chức chính quyền, tòa án và chánh án đối với các luật sư. Một vấn đề nghiêm trọng khác là Việt nam còn thiếu một Ủy ban Chánh án độc lập.

Bất chấp những khó khăn đó, ngành học Luật khá phổ biến trong giới trẻ trong nước.

- Nhưng bởi vì chúng tôi thiếu một cơ chế để trừng phạt các luật sư phạm sai sót, nên có một số luật sư đã ảnh hưởng uy tín nghề này.

Tổng cộng có khoảng 4400 luật sư ở Việt nam, nơi có dân số 89 triệu người. Số lượng luật sư là quá ít cho cả nước. Theo Lê Công Định, ngay cả nếu con số này tăng gấp ba lần cũng chưa đủ.

Việt nam đang hướng tới gia tăng dân chủ. Tình hình kinh tế đã cải thiện qua nhiều năm tương tự như Trung quốc. Tầng lớp trung lưu đã cải thiện cuộc sống và sự phát triển này gia tăng sự đòi hỏi việc tôn trọng nhân quyền.

- Chúng tôi cần thay đổi trong hệ thống chính trị, nếu không mọi thứ sẽ đổ sụp. Người dân đã mất niềm tin vào sự dẫn dắt của Chính phủ, ông Lê Công Định nói thêm rằng:
- Tôi tin rằng trong vài năm nữa chúng tôi có thể bầu cử tự do. Việt nam sẽ vượt qua Trung quốc trong quá trình dân chủ. Hiện nay người dân Việt nam đang tăng áp lực lên chế độ này.

Đầu tư nước ngoài ở Việt nam là rất quan trọng trong quá trình này. Ngành luật sư và nông dân là hai nhóm chính yếu thúc đẩy việc hướng tới dân chủ hóa Việt nam.

Chính phủ Việt nam tất nhiên điều khiển chặt quân sự và cảnh sát. Nhưng ông Định không nghĩ là tình hình sẽ phát triển đến một Bắc Triều tiên mới.

- Chính phủ Việt nam khôn hơn thế. Việt nam sẽ không trở thành Bắc Triều tiên hay Cuba. Ông nói rằng chính phủ cố thỏa mãn lòng dân được chừng nào hay chừng đó, nhưng không đến mức thực hiện tự do thực sự.

Thay vì thế, ông thấy trước mắt những điều giống cái đã xảy ra ở Đông Đức. Người dân thay đổi mọi thứ hoàn toàn trong một thời gian ngắn.

- Đây là cách phổ biến nhất Chế độ Cộng sản tan rã trên thế giới.
Trong một nước Việt nam đổi mới mà ông hướng tới, ngành luật sư có một nhiệm vụ quan trọng:

- Những người nghèo và người bị thiệt thòi ở Việt nam thực sự cần sự giúp đỡ về luật pháp, không chỉ để làm ăn mà còn để có công bằng, công lý nhiều hơn, ông Lê Công Định nói thêm:

Công lý thực sự rất quan trong cho chúng tôi bởi vì các tòa án không thể mang lại sự công bằng cho dân chúng nữa. Chúng tôi phải dùng các luật sư của mình để cố mang lại công bằng. Chúng tôi không thể chấp nhận một hệ thống toàn hối lộ và chúng tôi phải chống sự tham nhũng tràn lan.

Nguồn: http://gtc2009.blogspot.com/2009/06/den-besvarlige-mr-dinh-ong-inh-gay.html

Amnesty ‘hết sức lo ngại’ vụ ông Định


Một tổ chức nhân quyền quốc tế hàng đầu đã lên tiếng bày tỏ sự lo ngại về việc Luật sư có tiếng Lê Công Định bị bắt vì cáo buộc “cấu kết với bên ngoài” chống lại chính quyền Việt Nam.

Ông Định bị bắt hồi cuối tuần qua tại nhà riêng và vụ việc đã gây xôn xao dư luận tại Việt Nam cũng như các giới người Việt hải ngoại.

Tổ chức Ân xá Quốc tế, tên tiếng Anh là Amnesty International trụ sở London, nói với BBC hôm 15/06 rằng họ đã theo dõi sát các diễn biến.

Trước câu hỏi về phản ứng của tổ chức này, bà Janice Beanland, người phụ trách vùng Đông Nam Á của Amnesty international nói:

Bà Janice Beanland: Chúng tôi hết sức lo ngại cho ông ấy. Hiện chúng tôi đang thu thập thêm thông tin nhưng chúng tôi biết ông ấy từng là luật sư bào chữa cho hai tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân, hai người hiện đang trong tù.

Chúng tôi cũng biết ông Định là luật sư có tiếng ở Việt Nam.

Chúng tôi rất lo ngại vì ông ấy có vẻ bị bắt theo điều 88 Luật Hình sự theo truyền thông chính thức.

Từ lâu nay chúng tôi đã vận động để Việt Nam bãi bỏ hay sửa đổi Điều 88 và một số điều khác trong Luật Hình sự, những điều luật hình sự hóa việc phản đối bằng phương thức hòa bình.

Ai cũng có quyền có ý kiến và thể hiện ý kiến trước công chúng một cách hòa bình ngay cả trong trường hợp các ý kiến đó chỉ trích chính quyền.

Janice Beanland – Ban Đông Nam Á – Amnesty International

Nếu đúng là ông Định bị bắt vì đại diện cho những người bất đồng chính kiến và thể hiện quan điểm của mình trên báo chí thì đây là điều rất đáng lo ngại.

BBC: Ông Định bị cáo buộc kêu gọi lật đổ chính phủ, liệu Amnesty International có tiếp tục ủng hộ ông ấy không nếu ông ấy kêu gọi lật đổ chính phủ một cách hòa bình?

Amnesty vận động cho tự do ngôn luận ở Việt Nam và đây là một trong những vấn đề chính đối với chúng tôi hiện nay. Ai cũng có quyền có ý kiến và thể hiện ý kiến trước công chúng một cách hòa bình ngay cả trong trường hợp các ý kiến đó chỉ trích chính quyền.

Chúng tôi sẽ xem xét trường hợp này kỹ hơn nhưng thường chúng tôi không nghĩ rằng những người phản đối một cách hòa bình lại có thể bị buộc tội lật đổ chính phủ.

BBC: Nhưng câu hỏi vẫn là nếu người ta kêu gọi lật đổ chính quyền một cách hòa bình thì Amnesty có ủng hộ họ không?

Tôi nghĩ phải có trường hợp cụ thể thì chúng tôi mới có thể tiếp tục tìm hiểu được.

Tôi cũng lo ngại chính quyền Việt Nam có khuynh hướng dùng những ngôn ngữ kích động đối với các nhà bất đồng chính kiến và trong nhiều trường hợp những điều đó về sau này được chứng minh là không đúng. Chúng ta phải luôn để ý tới điểm này.

Tổ chức Nhà báo Đông Nam Á (SEAPA) lên tiếng cho LS Lê Công Định

Vietnamese media advocate arrested for "spreading propaganda against government"

15 June 2009

Vietnamese lawyer and media advocate Le Cong Dinh was arrested by the police in his home in Ho Chi Minh City on 13 June 2009, SEAPA sources said.

Major General Hoang Cong Tu, head of the Investigation Agency at the Ministry of Public Security, announced in a press briefing the same day that Dinh was arrested because the lawyer had reported distorted facts to foreign news agencies and allegedly libelled Vietnamese Prime Minister Nguyen Tan Dung.

Charged of violating Article 88 of the Vietnam Criminal Code, Dinh faces three to 20 years' imprisonment if proven guilty. Article 88 covers the crime of spreading propaganda against the government.

Accused of working with "hostile forces" against the government, Dinh is well known for defending human rights lawyers Nguyen Van Dai and Le Thi Cong Nhan when they appealed their prison sentences for spreading anti-government propaganda in 1997, according to SEAPA's sources inside Vietnam.

He also defended in court the famous blogger Dieu Cay for his right to free speech. Dieu Cay, aka Nguyen Hoang Hai, has been recently adopted as Pen Canada's honorary member.  His clients also include human rights activists.

The Swedish Bar Association has sent out a letter of protest to the Vietnamese authorities about Dinh's arbitrary arrest.

Dinh, who runs his own law firm in Ho Chi Minh City, was also the former deputy head of the HCMC Bar Association.

His writings have been featured in the international media, including the British Broadcasting Corporation (BBC) and Radio Free Asia (RFA). He also wrote articles for websites such as "Vietnam Democracy Movement", "Vietnam Reform", "New Horizon", "Thorough Discussion", and "Democratic Freedom", which Vietnamese authorities view as "subversive".

http://www.seapabkk.org/newdesign/alertsdetail.php?No=1101

Những mâu thuẫn trong vụ bắt giữ LS Lê Công Định

2009-06-14

Cục An ninh Điều tra của Bộ Công an Việt Nam đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp Luật sư Lê Công Định, thành viên Đoàn Luật sư TP.HCM, nguyên Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM vì có dấu hiệu phạm hai tội “Tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” và “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.

photo courtesy of blog LS Nguyễn Đăng Trừng

Luật sư Lê Công Định, người chấp bút bản Tuyên bố về Hoàng Sa và Trường Sa của Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh.

Chỉ vài giờ sau khi Cục An ninh Điều tra của Bộ Công an Việt Nam thực hiện lệnh bắt khẩn cấp Luật sư Lê Công Định, Bộ Công an Việt Nam đã tổ chức một cuộc họp báo để công bố rộng rãi sự kiện này...

Trước sự kiện này, nhiều người am tường thời cuộc tại Việt Nam nhận định, có một số dấu hiệu cho thấy, vụ bắt giữ luật sư Lê Công Định cung cấp thêm những chứng cứ chứng minh luật pháp Việt Nam đầy mâu thuẫn và bất ổn.

Âm mưu lật đổ chính quyền?

Tại cuộc họp báo được tổ chức vào chiều thứ bảy 13 tháng 6, hai viên tướng phụ trách an ninh của Bộ Công an Việt Nam là ông Vũ Hải Triều và ông Hoàng Kông Tư đã cung cấp cho báo giới Việt Nam rất nhiều thông tin liên quan đến các “dấu hiệu” mà Bộ này dùng để xác định luật sư Lê Công Định đã “phạm tội”.

Theo đó, luật sư Lê Công Định “thường xuyên liên lạc để bàn thảo về mục tiêu, kế hoạch hoạt động, tập hợp lực lượng nhằm thành lập Đảng Dân chủ và Đảng Lao động Việt Nam”, “quan hệ chặt chẽ với một số đối tượng cầm đầu, cốt cán của các tổ chức phản động lưu vong như Đảng Việt Tân, nhóm Họp mặt dân chủ, nhóm Viễn tượng Việt Nam... bàn cách lật đổ chính quyền nhân dân bằng phương thức đánh từ ngoài vào trong để gây rối loạn lớn ở trong nước”.

Bộ Công an Việt Nam còn cho rằng luật sư Định đã tham gia soạn thảo “Tân Hiến pháp” và một cuốn sách có tựa đề “Con đường Việt Nam”. Đồng thời “đã biên soạn hàng chục tài liệu đăng tải ở nước ngoài công khai xuyên tạc đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, kêu gọi thay chế độ do Đảng Cộng sản Việt nam lãnh đạo, lợi dụng các vấn đề xã hội đang quan tâm để kích động chống Đảng, Nhà nước.

Tham gia ý kiến với các đối tượng trong nhóm đưa tin, viết bài bôi nhọ một số lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tập trung vào Thủ tướng”. Ngoài ra, ông còn “lợi dụng việc bào chữa cho các đối tượng chống đối (như: luật sư Nguyễn Văn Đài, luật sư Lê Thị Công Nhân, blogger Điếu Cày”) để hậu thuẫn cho họ, xuyên tạc chống lại Hiến pháp và pháp luật Việt Nam...”.

Cũng theo Bộ Công an Việt Nam, luật sư Định có một số “bí danh”, hộp thư điện tử để dùng vào việc “phạm tội”. Đáng chú ý là tất cả những tài liệu được Bộ Công an xem là “chứng cứ” để tiến hành điều tra, khám xét tư gia của luật sư Định được chính bộ này xác nhận là đã thu thập thông qua việc đọc lén thư điện tử, với sự hỗ trợ của Công ty Điện toán và truyền số liệu khu vực 2, thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

Đáng chú ý là tất cả những tài liệu được Bộ Công an xem là “chứng cứ” để tiến hành điều tra, khám xét tư gia của luật sư Định được chính bộ này xác nhận là đã thu thập thông qua việc đọc lén thư điện tử, …

Đằng sau vụ bắt giữ?

Trên thực tế, luật sư Lê Công Định không chỉ viết bài, trả lời phỏng vấn một số đài phát thanh quốc tế, diễn đàn điện tử, ông còn là tác giả khá nhiều bài viết đã được đăng tải trên hàng loạt tờ báo trong nước. Không ít ý kiến của ông đã được báo chí trong nước giới thiệu, trích dẫn - kể cả tờ Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, cho dù những ý kiến này không kém phần mạnh mẽ so với những bài viết, ý kiến của ông trên các đài phát thanh quốc tế hay diễn đàn điện tử.

Chẳng hạn, tháng 2 năm 2007, trong một bài viết cho BBC Việt ngữ, có tựa là “Tranh luận với Thủ tướng”, nhân sự kiện lần đầu tiên, một nguyên thủ của Việt Nam đối thoại với dân chúng, tuy luật sư Lê Công Định từng nhận định, việc ông Nguyễn Tấn Dũng bảo rằng “luật pháp Việt Nam chưa cho phép tư nhân hóa báo chí” là không đúng, vì:

Khác với các chế độ quân chủ chuyên chế trước đây, ở những thể chế dân chủ, người dân được quyền làm những gì luật pháp không cấm. Việc ngăn cấm, nếu có và đặc biệt liên quan đến quyền tự do của công dân, phải được minh thị trong bản văn lập pháp do quốc hội ban hành. Nền dân chủ thực chất không bao giờ chấp nhận quan niệm chờ khi luật cho phép thì người dân mới được làm, vì điều này tạo cơ hội dễ dàng cho nhà cầm quyền công nhiên tước đoạt quyền tự do của công dân”.

Đồng thời theo luật sư Lê Công Định: “Nếu ý kiến của người dân về quyền tự do của họ hoặc về quyết sách lớn ảnh hưởng đến vận mệnh quốc gia chưa được thu thập thông qua một cơ chế dân chủ như trưng cầu dân ý thì nhà cầm quyền không thể tự ý tuyên bố quyết định của mình phù hợp với nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân. Nhận bừa một cách thiếu cơ sở sẽ khiến người dân dị nghị về thái độ nghiêm túc và đức tính trung thực của nhà cầm quyền vì họ không còn thơ ngây và dễ tính như trước đây. Một lần nữa, các vị cố vấn soạn thảo trước câu trả lời của Thủ tướng đã thiếu cẩn trọng chính trị cần thiết”.

Thế nhưng sự thẳng thắn này trên các bài viết gửi báo chí trong nước không hề giảm sút. Ví dụ, ở bài “Trả lại hào khí Diên Hồng”, đã đăng trên tờ Pháp Luật TP.HCM hôm 5 tháng 3 năm 2006, luật sư Định tâm tình: “Để che giấu mặc cảm do nhu nhược, khắp nơi người ta kể nhau nghe những bài vè châm biếm hoặc lớn tiếng dè bỉu chuyện cung đình tồi tệ, nhưng lại trong… quán nhậu! Chí khí kiểu ‘sĩ phu Bắc Hà’ ấy liệu sẽ giúp ích được gì cho công cuộc chấn hưng đất nước đang lúc cần hào khí Diên Hồng năm xưa? Muốn chấn hưng đất nước trong vận hội ngàn năm có một này cần phải rũ bỏ sự nhu nhược đó. Muôn người xin hãy nắm tay lại, chế ngự sự sợ hãi, cùng tiến về phía trước, may ra khát vọng Đại Việt mới có cơ may biến thành hiện thực. Xin đừng để sự nhu nhược của những cá nhân trở thành sự bạc nhược của cả một dân tộc”.

Muốn chấn hưng đất nước trong vận hội ngàn năm có một này cần phải rũ bỏ sự nhu nhược đó. … Xin đừng để sự nhu nhược của những cá nhân trở thành sự bạc nhược của cả một dân tộc.

Luật sư Lê Công Định

Một vài luật sư Việt Nam khẳng định, tại Việt Nam, tham gia thảo luận các vấn đề chung của đất nước, kiến nghị với Nhà nước, tự do ngôn luận, tự do báo chí, hội họp, lập hội không chỉ là những quyền hiến định mà còn là nghĩa vụ của công dân.

Tương tự, hiến pháp khẳng định, bảo đảm sự an toàn và bí mật đối với thư tín, điện thoại, điện tín của mọi công dân.

Mặt khác, theo các quy định của pháp luật mọi công dân có quyền nhờ luật sư bảo vệ mình và tất cả luật sư có nghĩa vụ sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng nên những tuyên bố của Bộ Công an về chuyện luật sư Lê Công Định phạm tội khiến họ hết sức hoang mang.

Những tuyên bố hùng hồn, nhưng...lừa phỉnh của các bộ trưởng khi bị chất vấn

Quốc hội Việt Nam vừa chấm dứt xong một phiên họp khá dài và khá sôi nổi về những vấn đề nổi cộm hiện nay trong đó có công trình khai thác quặng bô-xít trên Tây Nguyên. 

Trên cương vị một Kỹ sư cơ khí từng có kinh nghiệm trong ngành khai thác tinh luyện khoáng sản tại Canada, tôi xin có vài nhận xét kỹ thuật như sau: 

1)- Về lời phát biểu của ông bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng 

Trích từ báo Dân trí ngày 13-06-2009: 

..."Đến lượt nữ đại biểu Phạm Thị Loan bày tỏ sự lo ngại thông qua việc đặt vấn đề, alumin vẫn là thô, hiệu quả chưa thấy bao nhiêu, trong khi lại gây ra nhiều lo ngại. Từ đó, bà Loan nêu câu hỏi, khai thác bô-xít như vậy có phải là đi ngược chủ trương hạn chế xuất khẩu khoáng sản thô? 

Với hàm lượng ô-xít nhôm 98,2% alumin không thể gọi là quặng thô”, ông Hoàng đáp lại. Theo vị Bộ trưởng Công thương, không có tài liệu nào trên thế giới nói alumin là thô. 

Trả lời của Bộ trưởng Hoàng vẫn không thuyết phục được đại biểu Loan. Nữ đại biểu Hà Nội này cho rằng, alumin vẫn là bán thành phẩm và từ alumin đến nhôm còn cần đến một quá trình dài, với nhiều chế phẩm nữa và như thế là thiệt hại cho đất nước"... 

Ý kiến chúng tôi: Dĩ nhiên ông Bộ trưởng có quyền tuyên bố rằng Alumina 83,6% Al2O3 (dựa trên báo cáo Chính phủ) không phải là thô, nhưng chắc chắn rằng không có công ty nào trên thế giới đặt mua sản phẩm này, bởi lẽ họ cần Alumina tinh khiết hơn (tối thiểu 99,5%) để chế biến thành kim loại Nhôm thượng hạng, dùng cho kỹ nghệ xe hơi, máy bay, hỏa tiễn. Nồng độ 83,6% có nghĩa rằng 16,4% còn lại là tạp chất, không có hữu dụng gì để chế biến kim loại, mà còn có tác động xấu và tốn kém nữa, chẳng lẽ họ mua về rồi lại xây nhà máy tinh luyện để nâng cấp Alumina lên tới 100% sao? 

Tuy vậy, tôi vẫn ngạc nhiên và thán phục ông Bộ trưởng VH Hoàng hết sức, chỉ mới chưa đầy một tháng, cá nhân ông đã tinh luyện sáu trăm ngàn tấn quặng bô-xít để nâng cấp từ 83,6% (dựa trên Báo Cáo Chính phủ lên Quốc hội hồi tháng Năm) lên đến 98,2%, ông loại ra ngoài 14,6% tạp chất mà không cần dùng đến hóa chất độc hại NaOH, không cần đến những thiết bị tối tân hiện đại bậc nhất của các nước tiền tiến. Quặng bô-xít từ sản phẩm thô 83,6% (báo cáo Chính phủ) qua tài chế biến của ông Bộ trưởng VH Hoàng đã trở thành sản phẩm tinh khiết 98,2%. Hoan hô ông Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng. Chúng ta hãy chờ vài tháng tới, trong kỳ họp Đại hội Đảng Cộng sản, biết đâu ông Bộ trưởng VH Hoàng còn có khả năng tinh chế quặng đạt chất lượng tuyệt đối tinh khiết 100% (Al2O3) qua mặt Nhà máy Nhân Cơ. Tôi sẽ tự nguyện đem sản phẩm này đi chào hàng với những công ty nổi tiếng về Nhôm như ALCAN RIO TINTO (Canada).  

Bà đại biểu Phạm Thị Loan hãy tin tôi đi, đất nước Việt Nam có lắm nhân tài xuất chúng, nên để cho họ có cơ hội thi thố tài năng, trong đó có ông Bộ trướng Vũ Huy Hoàng được tặng danh hiệu "người bị chất vấn nhiều nhất và sửa soạn kỹ lưỡng nhất". 

2)- Về lời tuyên bố của ông Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Phạm Khôi Nguyên 

Ông Bộ trưởng này tuyên bố công trình bô-xít Tây Nguyên dự kiến sẽ cho xây dựng hai cái hồ chứa nước mưa, dung tích 17,5 triệu mét khối và 20 triệu mét khối cho hai nhà máy Tân Rai và Nhân Cơ. Ông còn thêm chi tiết rằng bảo đảm không đụng tới mạch nước ngầm, để tránh ảnh hưởng môi trường dân sinh và đồng bằng Đồng Nai dưới hạ lưu.  

Ý kiến chúng tôi: Hoan nghênh ông Bộ trưởng hết mình. Tôi thử hình dung hai cái hồ này nhỏ bé cỡ nào, nếu quy về hình khối lập phương, mỗi cái hồ là 1000m x 1000m (một cây số vuông) và độ sâu tôi thiểu là 17,5 đến 20 mét, để đạt dung lượng 17.500.000 m3 và 20.000.000 m3. 

Hai cái hồ này chắc hẳn phải được đúc bằng bê tông dày để không đụng đến những mạch nước ngầm. Tuy nhiên, đề nghị ông Bộ trưởng tính dùm số lượng xi măng và cốt sắt để đúc được hai cái hồ vuông vức một cây số vuông mỗi cái, sâu 17,5 m và 20 m và cũng từ đó hạch toán kinh tế xem ngân sách Chính phủ dư thừa được bao nhiêu để tiến hành thi công?   

Hai cái hồ này nếu xây dựng , cần phải có địa hình và địa chất thích hợp, để giá thành và diện tích ngập nước của hồ có thể chấp nhận được. Ngoài ra, nếu chỉ hứng nước mưa từ trên trời rơi xuống (không dùng nước ngầm) thì ông Bộ trưởng tính giùm xem chúng ta cần thời gian bao lâu để tích lũy được một khối lượng nước ngọt tổng cộng 37,5 triệu mét khối. Có cần phải huy động nhân dân hứng nước mưa từ máng xối từng nhà đổ vào hồ không? Nếu không, đề nghị Chính phủ xây dựng một đàn cầu mưa (giống như Khổng Minh trong Tam quốc chí), cao 100m, tuyển mộ 49 cặp nam nữ đồng trinh xếp hai hàng dưới chân đàn, chặt đầu 49 con trâu, 49 con bò và 49 con heo, xong ba vị lãnh đạo Nhà nước đứng lên tế lễ Trời Đất ba ngày ba đêm, chắc chắn sẽ có mưa đều liên tục 12 tháng trong suốt 50 năm, Tây Nguyên và Đồng Nai sẽ có nước đầy ăm ắp. Thế nhưng, sẽ xảy ra một nghịch lý là, nếu các hồ này hứng đủ số lượng nước mưa cần thiết, không lấy nước ngầm, nhưng nó sẽ làm hụt mạch nước ngầm và lượng nước xuôi về hạ lưu cần phải có. Không biết ông Bộ trưởng có nghĩ và tính đến thiệt hại khi xây hai cái hồ này chưa? Con đập ở thủy điện ĐăkMi tuy không liên quan nhưng là một ví dụ ngoại lai để cho thấy hậu quả của sự không tính toán trước khi tiến hành, hàng trăm ngàn người dân ở hạ lưu sông Vu Gia đang trong nguy cơ chết khát!

Ông Bộ trưởng TN-MT còn bảo đảm rằng nhà máy sẽ sử dụng nước trong quy trình khép kín để tiết kiệm nhu cầu nước tối đa. Có nghĩa rằng nước ngọt từ trên trời rơi xuống tích trữ trong hai cái hồ vĩ đại 37,5 triệu mét khối, đưa vào sử dụng trong hai nhà máy, xong rồi lại tích trữ trong một cái hồ Bùn Đỏ lớn hơn (hơn 1 tỷ mét khối, cho 50 năm).  

WOW! Miền cao nguyên Đắc Lắc sắp sửa trở thành một bể chứa nước khổng lồ, nằm chênh vênh trên đầu người dân Nam Bộ. Nước chỉ có vào, tụ lại và không thoát ra. Coi bộ ông Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường muốn đem sinh mạng hàng chục triệu người dân ra đánh bạc chắc? Trung Quốc hăm he khóa nước sông Mê Kông, dân đồng bằng Cửu Long sắp bị thiếu nước, nay ông lại chơi trò giữ nước trên cao nguyên, ông không cần biết đến quy luật tuần hoàn trong thiên nhiên, ông tham lam tích lũy năng lượng trời đất như vậy không sợ bị thiên tai kinh hoàng như trận động đất Tứ Xuyên bên TQ năm ngoái sao? Tờ báo khoa học nổi tiếng Sciences & Vies tháng Tư 2009 đã gióng lên một tiếng chuông cảnh báo chính quyền Trung Quốc về nguyên nhân động đất, đó là những đập thủy điện khổng lồ có khả năng ảnh hưởng đến long mạch, gây ra chấn động địa chất. Vì thế, hôm qua Trung Quốc đã chính thức chấm dứt hai dự án xây đập trên sông Kim Sa. Ông Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường có nghĩ đến tình huống này chưa? 

Ông PK Nguyên lại còn hùng hồn tuyên bố rằng chất lượng kỹ thuật xây cất sẽ bảo đảm toàn hệ thống có khả năng chịu đựng những cơn dư chấn 7 độ Richter. Ông cho phép tôi nghi ngờ. Đặt nghi vấn nhé: 

a)- Công trình xây cầu Cần Thơ sụp đổ năm 2007, cướp đi hơn 50 sinh mạng công nhân, Chính phủ đã điều tra và công bố nguyên nhân chưa?  

b)- Cầu cao tốc Chợ Đệm (Trung Lương) bị gãy dầm cầu bê tông (dài 40m, nặng 60 tấn) hồi tháng Ba, gây tử thương một công nhân, Chính phủ đổ hết tội lên đầu công nhân (có lẽ tại hai ông công nhân quá nặng cân), đã có ai thấy rõ sự thật chưa?  

c)- Biết bao công trình xây cất cao ốc trong thành phố đã gây thiệt hại cho môi trường xung quanh (đất lún, sụp đổ, nhà cửa bị nứt, vv...) ông PK Nguyên có biết không ? Dàn pa-nô quảng cáo nặng hơn 10 tấn bị gió mạnh quật đổ gây thiệt hại nhà dân, có đủ sức chịu đựng cơn dư chấn 7 độ Richter hay không? 

Ông Bộ trưởng PK Nguyên cứ tiếp tục nói và hứa hẹn đi, nhưng những chuyện xảy ra hàng ngày trước mắt có cho phép mọi người tin tưởng lời nói của ông hay không? 

3)- Về lời tuyên bố của ông Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng 

Ông Phó Thủ Tướng khẳng định với quý vị đại biểu Quốc hội rằng cần nên xé lẻ dự án lớn thành từng mảnh nhỏ thì mới tốt. Tôi vẫn không hiểu ông NS Hùng muốn nói tốt về điều gì, nhưng trên phương diện kỹ thuật thì tôi cảm thấy lạ lùng, có cái gì mờ ám. Tất cả những dự án nhỏ đó hoàn toàn liên kết chặt chẽ với nhau, không có cái này thì cái kia không làm được.  

- Không có hai nhà máy Tân Rai và Nhân Cơ làm sao đào xới đất, vận chuyến đất đá, nghiền nhỏ quặng, tinh lọc quặng thành Alumina?

- Không có đường dây vận chuyển đuờng sắt, hay xa lộ thì làm sao thanh toán được hết sáu trăm ngàn tấn quặng ra khỏi vùng đất cao nguyên, lấy đâu ra chỗ để chứa một đống khối lượng Alumina trắng tinh, đắt đỏ?

- Không có bến cảng Kê Gà cho tàu cập bến thì làm sao xuất cảng được sản phẩm ra nước ngoài lấy ngoại tệ?

- Không có phương tiện vận chuyển (tàu hỏa, xe vận tải) lấy gì chuyên chở quặng từ trên cao nguyên xuống bến cảng?

- Không có nhà máy nhiệt điện (hay thủy điện) lấy đâu ra năng lượng đế vận hành hàng ngàn thiết bị nặng nề? chắc ông NS Hùng chưa bao giờ chứng kiến một cỗ máy nghiền quặng vĩ đại (SAG Mill) nặng 450 tấn, đường kính 10 m, vận hành bằng mô-tơ bảy ngàn mã lực, và một cỗ máy Ball Mill (400 tấn) với mô-tơ sáu ngàn mã lực.

- Và dưới con mắt chuyên nghiệp tôi còn dự kiến rất nhiều vấn đề quan trọng khác mà ông Phó thủ tướng chưa thấy hết; 

Tổ chức phân chia thành từng dự án nhỏ để kiếm tra, thi công là chuyện kỹ thuật quản lý, quản trị của dân chuyên nghiệp chúng tôi bên trong công trình, nhưng dùng mưu chước này để qua mặt Quốc hội và nhân dân thì rõ ràng là một trò lừa phỉnh, bởi lẽ ngân sách tối hậu sau cùng là một khoản chi tiêu khổng lồ (gần cả trăm tỷ đô la US) ảnh hưởng đến cuộc sống, tương lai người dân, chưa nói đến những yếu tố cực kỳ nghiêm trọng hơn, đó là hiểm họa môi trường và an ninh quốc phòng liên kết chặt chẽ với nhau. Do đó, Quốc hội và toàn thể nhân dân Việt Nam phải có quyền được thông tin đầy đủ, chính xác và minh bạch để lấy quyết định tối quan trọng. 

Để kết luận, tôi chỉ có vài hàng kính gửi đến quý vị dân biểu có quyết tâm muốn thực sự đại diện cho người dân trong nước, tôi thông cảm quý vị hăng say làm việc trong những ngày căng thẳng, tuy nhiên vì thiếu thông tin chính xác từ phía Chính phủ mà quý vị đành phải kiên nhẫn chịu đựng không phát huy được hết cái quyền cao quý do người dân giao phó. Tôi chỉ là một kiều bào từ hải ngoại, băn khoăn bứt rứt trước tình thế mà phải lên tiếng gióng tiếng chuông cảnh báo mà thôi.  

Xin kính chào quý vị, 

Kỹ sư Lê Quốc Trinh 

Kỹ sư tư vấn Canada