Thứ Tư, 30 tháng 9, 2009

Love Land Sex Park ở Hàn Quốc


Tặng Fan Bá Thọ thi sĩ

Công viên có tên “Love Land” được xây dựng tại Hàn Quốc. Với nhiều tác phẩm của các nghệ sĩ điêu khắc danh tiếng xứ sở Củ Sâm. Công viên luôn có đông đảo du khách thăm cũng là địa điểm lý tưởng cho các cặp mới cưới chọn để hưởng tuần trăng mật.

129 South Koreas Love Land Sex Park picture

129A South Koreas Love Land Sex Park picture

129B South Koreas Love Land Sex Park picture

129C South Koreas Love Land Sex Park picture

129D South Koreas Love Land Sex Park picture

129E South Koreas Love Land Sex Park picture

129F South Koreas Love Land Sex Park picture

Thời nghịch lý!

Một trang web của Bộ Thương mại, nay là Bộ Công thương, mang tên miền nhà nước ta, gov.vn, để cho phía Trung Quốc sử dụng đưa thông tin theo ý đồ Trung Quốc, khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là lãnh thổ Trung Quốc, đó thực sự là vụ việc xâm hại nghiêm trọng lợi ích quốc gia, tiếp sức cho tham vọng bành trướng của Trung Quốc thôn tính biển đảo của tổ tiên ta, gây tổn hại lâu dài đến pháp lí về chủ quyền của ta đối với Trường Sa, Hoàng Sa!

Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam sốt sắng đăng lại bài trên báo Trung Quốc đưa tin chi tiết về hoạt động của hải quân Trung Quốc ở quần đảo Hoàng Sa của ta mà Trung Quốc đánh chiếm từ năm 1974, đưa cả lời giáo huấn binh lính của người chỉ huy hải quân Trung Quốc rằng những hoạt động của họ ở Hoàng Sa là để bảo vệ biên cương phía nam của tổ quốc Trung Quốc. Đăng bài như vậy báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiếp sóng tuyên truyền cho báo chí Trung Quốc, khẳng định Hoàng Sa là lãnh thổ Trung Quốc, như các đài truyền hình các tỉnh ở ta tối tối vẫn tiếp sóng chương trình Thời sự của đài truyền hình trung ương phát đi từ Hà Nội. Việc làm nô lệ vọng về Bắc triều này không những xâm hại nghiêm trọng lợi ích quốc gia, tiếp tay cho hành động cướp đất đai biển trời của ta mà còn xúc phạm vong hồn những người Việt Nam yêu nước đã ngã xuống để giữ gìn những núm cát Hoàng Sa của tổ tiên. Máu của họ đã tan trong nước biển, xác cũng không còn nữa, chỉ còn hồn thiêng của họ ở lại với đất đai tổ tiên. Nay báo điện tử của đảng cầm quyền cũng nói theo báo Trung Quốc rằng đất đai của tổ tiên những hồn thiêng ấy đã là biên cương Trung Quốc rồi!

Hai sự việc gây nguy hại lợi ích quốc gia ở cấp nhà nước đã được cơ quan pháp luật bỏ qua! Nhưng những người dân thường bộc lộ lòng yêu nước, nhà giáo, nhà văn treo băng chữ Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam, nhà báo viết trên báo của cơ quan nhà nước, người chơi blog viết trên trang mạng của mình nói lên tiếng nói của hàng triệu trái tim Việt Nam lên án hành động cướp biển của Trung Quốc, ngang ngược phong toả ngư trường ngàn đời của dân ta, xua đuổi, bắt bớ, bắn giết dân ta đánh cá thì liền bị pháp luật trừng trị, bị bắt khẩn cấp vì tội xâm hại lợi ích quốc gia!

Những nghịch lí trên bộc lộ nhiều điều chưa ổn về đường lối đối nội, đối ngoại, về bộ máy nhà nước, nơi thực thi pháp luật với người dân, về nhận thức và cách thực hiện mối quan hệ giữa dân tộc và đảng cầm quyền. Chỉ xin nêu ba nghịch lí, ba điều chưa ổn nổi cộm.

1. MỌI CÔNG DÂN VIỆT NAM KHÔNG ĐƯỢC BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT

Hiến pháp năm 1992 là hiến pháp hiện hành đã dành riêng một điều để làm nổi rõ nội dung: Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Nhưng thực tế, bộ máy nhà nước thực thi hiến pháp, pháp luật đã xử sự theo cách: Mọi công dân không được bình đẳng trước pháp luật! Thành ngữ mới của dân gian đương thời có câu: “Tắm từ chân trở xuống” để đúc kết một thực tế là luật pháp được vận hành quá nghiệt ngã, tùy tiện với dân thường nhưng lại quá nương nhẹ, bỏ qua với quan chức. Quan chức càng cao thì sự nương nhẹ, bỏ qua càng lớn. Tham những lộng hành tràn lan làm cho cơ thể xã hội VIệt Nam quá lem luốc, bệnh tật, cần phải mạnh tay tắm rửa, kì cọ, sát trùng từ đầu trở xuống. Phải có chức quyền mới có thể tham nhũng! Cấp trên phải đồng thuận, cấp dưới mới có thể tham nhũng! Tôi xin phép Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng mượn chữ “đồng thuận” của ông khi ông nói rằng dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên được sự đồng thuận của xã hội! Thực tế khẳng định rằng hoàn toàn không có chuyện người dân đồng thuận với dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên, nhưng trong một số vụ án tham nhũng lớn phải có sự đồng thuận trên dưới!

Số tiền gần một triệu đô la phía Nhật Bản hối lộ để trúng thầu dự án Đại lộ Đông Tây và môi trường nước ở thành phố Hồ Chí Minh thì ông giám đốc dự án Huỳnh Ngọc Sĩ không dám và không thể nuốt một mình. Phải có sự đồng thuận của một cấp trên nào đó. Người đưa hối lộ phía Nhật Bản đã khai rõ tên tuổi, chức vụ người nhận hối lộ phía Việt Nam, đã khai rõ số tiền hối lộ. Toà án Nhật Bản đã phán quyết. Người đưa hối lộ đã chấp hành xong bản án. Sự việc rõ ràng, chứng cứ cụ thể đến thế, nếu bộ máy nhà nước Việt Nam thực sự quyết tâm chống tham nhũng, nếu không có uẩn khúc phía sau, không có vùng “kiêng tắm” thì cơ quan pháp luật Việt Nam phải chủ động, nhanh chóng và quyết liệt vào cuộc. Nhưng phía Việt Nam, nơi có người nhận hối lộ lại nói ráo hoảnh, dửng dưng để hoãn binh và phủi trách nhiệm: Cứ đưa chứng cứ đây, chúng tôi sẽ xử lí! Cho đến nay, ông Huỳnh Ngọc Sĩ, người bị phía Nhật Bản nêu tên nhận hối lộ mới chỉ bị truy tố về tội mang nhà công vụ cho phía nhà thầu Nhật Bản thuê, lấy tiền chia chác nội bộ, chỉ là tội riêng của mấy thầy trò ông Sĩ, không dính dáng đến cấp cao nào. Còn vụ án chính nhận hối lộ gần một triệu đô la thì hồ sơ vẫn đang nằm trên bàn các cơ quan có trách nhiệm để nghiên cứu và để chờ xin ý kiến cấp trên! Những diễn biến trên làm cho người dân dù vô tư, tin tưởng vào nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đến đâu cũng phải nhận ra sự không bình thường, cũng phải nghi vấn về những sự đồng thuận ở phía sau và cũng phải nhận ra sự nương tay của pháp luật dành cho ông giám đốc nhận hối lộ!

Chỉ tội nghiệp cho những dân đen chốn nhân gian, những Mẹ Nấm, Người Buôn Gió… chỉ vì viết blog bày tỏ lòng yêu nước, bày tỏ sự bất bình trước việc Trung Quốc ngang ngược lộng hành cướp biển của ta, bắt giết dân ta mà bị khép tội xâm hại lợi ích nhà nước! Lên án kẻ cướp đất, cướp biển, cướp đảo, khẳng định Trường Sa, Hoàng Sa là lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc Việt Nam mà xâm phạm lợi ích nhà nước thì lợi ích nhà nước ấy là bảo vệ kẻ xâm lược sao? Thì nhà nước ấy chối bỏ Trường Sa, Hoàng Sa không phải là biển đảo Việt Nam sao?

Hiến pháp ghi: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Nhưng Mẹ Nấm buộc phải cam kết từ bỏ quyền công dân đã được hiến pháp trao cho, cam kết không được viết blog nữa mới được công an Khánh Hoà trả tự do. Hiến pháp ghi: Công dân có quyền tư do đi lại và cư trú ở trong nước. Không có tội, không có lệnh của pháp luật cấm đi khỏi nơi cư trú, luật sư Lê Trần Luật từ thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội trợ giúp pháp lí cho giáo dân Thái Hà kiện cơ quan thông tin nhà nước nhưng luật sư Lê Trần Luật ra đến sân bay Tân Sơn Nhất thì bị công an thành phố Hồ Chí Minh buộc phải quay về nhà!

Nương tay với những quan chức nhà nước hư hỏng và vi phạm pháp luật gây nguy hại lợi ích nhà nước và an ninh quốc gia nhưng bộ máy nhà nước đã vận hành thô bạo và tùy tiện tước đi quyền công dân, tước đi cả lòng yêu nước của người dân! Một nhà nước như vậy mà là nhà nước của dân, do dân, vì dân sao?

2. NHÀ NƯỚC KHÔNG CÙNG TIẾNG NÓI YÊU NƯỚC VỚI NHÂN DÂN

Dân tộc nào cũng coi độc lập dân tộc là giá trị tối cao và giữ gìn sự toàn vẹn lãnh thổ là sự sống còn của dân tộc, là nghĩa vụ thiêng liêng của các thế hệ nối tiếp. Độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ đã trở thành lẽ sống, thành ý chí của mọi dân tộc. Không có ý chí độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ, dân tộc sẽ bị xoá sổ. Có những dân tộc đã để lại cả nền văn minh huy hoàng, để lại những đền tháp uy nghi mang triết lí rất sâu sắc, thâm trầm mà dân tộc đó nay chỉ còn cái tên, không còn không gian lãnh thổ, không còn cộng đồng dân cư cố định. Tên gọi dân tộc đó chỉ nhắc đến sai lầm của người đứng đầu dân tộc ở thời điểm lịch sử không được phép sai lầm. Tên gọi dân tộc đó chỉ gợi một quá khứ đau buốn, tủi hờn, ngậm ngùi.

Ở liền kề với nhà nước Trung Quốc khổng lồ, luôn lăm le lấn đất, thôn tính lân bang thì ý chí độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc ta càng phải mãnh liệt, sắt đá. Ý chí ấy đã trở thành tài sản tinh thần vô giá, tạo nên khí phách Việt Nam “Thà làm ma nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc” và là yếu tố quyết định nhất để núi sông biển trời Việt Nam còn lại đến hôm nay, để dân tộc Việt Nam tồn tại đến hôm nay.

Vừa kết thúc cuộc chiến tranh giữ nước ba mươi năm chống Pháp rồi chống Mĩ, cả dân tộc đã kiệt sức, như lả đi, những người lính da còn tái xanh vì sốt rét, mặt còn hốc hác vì thiếu ăn, thiếu ngủ, hình hài xiêu vẹo vì thương tật nhưng khi phương Bắc đưa đại quân tràn qua biên giới nước ta, dân tộc ta lại đứng lên mạnh mẽ như Thần Phù Đổng, lại trùng trùng đội ngũ hành quân từ bưng biền Nam Bộ, từ rừng núi Khu Năm, từ châu thổ sông Hồng lên biên giới phía Bắc chặn giặc. Hàng chục ngàn dòng máu con Hồng cháu Lạc lại tuôn chảy, hàng chục ngàn sinh mạng Việt Nam lại ngã xuống để bảo vệ biên cương. Đó là ý chí độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc Việt Nam.

Khi Trung Quốc sáp nhập Hoàng Sa, Trường Sa, máu thịt của cơ thể Tổ quốc Việt Nam vào phủ huyện Trung Quốc thì thanh niên, học sinh, sinh viên Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh lập tức tự động gọi nhau tập hợp kéo đến cơ quan đại diện của Trung Quốc thét vang: Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam. Đó là ý chí độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc Việt Nam.

Khi Trung Quốc giăng tàu chiến phong toả biển của ta, đâm chìm tàu hải quân ta, không cho dân ta đánh cá trên biển của ta, cướp tàu, cướp cá của dân ta, bắt bớ, bắn giết dân ta, trong khi cả hệ thống gần ngàn cơ quan truyền thông của nhà nước chỉ thông tin sự việc dè dặt và nhỏ giọt như chỉ dám nói thầm trong cổ họng, bàng quan như sự việc xảy ra trên cung trăng, đôi mắt của gần ngàn cơ quan truyền thông nhà nước như nhắm tịt lại trước lãnh thổ thiêng liêng bị xâm phạm, trước số phận đất nước bị đe doạ, trước cuộc sống của nhân dân bị cướp giật, tính mạng nhân dân bị mất mát, thì hầu hết những trang blog của người dân Việt Nam, những tờ dân báo, những đôi mắt chong chong thức cùng số phận đất nước, thức cùng sinh mạng dân tộc, đã nhanh chóng thông tin đầy đủ hành động lục lâm thảo khấu của phương Bắc, bày tỏ ý chí quyết tâm bảo vệ Tổ quốc. Những trang blog đó bừng bừng một khí thế Sát Thát.

Đó là ý chí của nhân dân. Nhưng nhà nước lại không cùng ý chí với nhân dân!

Ngày 17 tháng Hai năm nay, kỉ niệm tròn ba mươi năm, 1979 – 2009, cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới ở phía Bắc nhưng gần một ngàn cơ quan thông tấn báo chí của nhà nước không một lời nhắc đến hàng chục ngàn dòng máu con Hồng cháu Lạc đã đổ ra bảo vệ biên cương Tổ quốc. Đạo lí Việt Nam “Uống nước nhớ nguồn” đâu có dạy người Việt Nam vô ơn bạc nghĩa! Sao nhà nước bây giờ lại xử sự bạc bẽo với liệt sĩ, với lịch sử như vậy?

Ngày 3. 12.2007, nhà nước Trung Quốc công bố quyết định sáp nhập hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vào đơn vị hành chính Tam Sa của Trung Quốc. Lập tức Chủ nhật 9. 12. 2007 và 16. 12. 2007, thanh niên Việt Nam mang cờ Tổ quốc và băng chữ “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam” tập hợp đông đảo trước cơ quan đại diện Trung Quốc ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đó là việc làm chính đáng và vô cùng cần thiết khẳng định ý chí độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc Việt Nam. Nhà nước huy động lực lượng công an hùng hậu trấn áp bạo liệt sự tập hợp của lòng yêu nước, bắt giam những người mạnh mẽ phản kháng sự xâm lăng của Trung Quốc thì nhà nước ấy có còn đại diện cho ý chí độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc Việt Nam?

Cơ quan Chính phủ, cơ quan thông tin nhà nước nối tiếp nhau nói tiếng nói của Trung Quốc, phụ hoạ với Trung Quốc trong việc hợp thức hoá việc cướp biển, cướp đảo của ta thì được pháp luật dung túng bỏ qua. Người dân nói tiếng nói yêu nước bảo toàn lãnh thổ thiêng liêng thì bị bắt bớ! Sao nhà nước ta bây giờ lại không cùng tiếng nói yêu nước với nhân dân, đi ngược lại lợi ích của nhân dân, của đất nước như vậy?

3. ĐẶT LỢI ÍCH CỦA ĐẢNG LÊN TRÊN LỢI ÍCH DÂN TỘC

Từ những nghịch lí trên, người dân phải cay đắng nhận ra một sự thật là: Đảng lãnh đạo nhà nước và nhà nước đã đặt lợi ích của Đảng lên trên lợi ích của dân tộc!

Sau khi chính quyền cộng sản ở Liên Xô và một loạt nước Đông Âu sụp đổ, vài nước cộng sản còn lại trở thành những hòn đảo lẻ loi, khắc nghiệt bên cạnh những lục địa tư bản rộng lớn và tươi xanh. Nước cộng sản nhỏ bé như Việt Nam thì hòn đảo ấy càng mong manh.

Trước sự tan vỡ của cả khối cộng sản lớn, đáng ra phải bừng tỉnh về nhận thức để thấy rằng sự tan vỡ đó là sự phát triển tất yếu của cuộc sống, của tiến hoá, là sự vận động nội tại ngay trong lòng xã hội các nước cộng sản đó để phá vỡ sự kìm hãm phát triển, từ bỏ những nguyên lí giáo điều trái qui luật, trái tự nhiên, trở về đúng qui luật phát triển xã hội. Nhận thức được như vậy ắt sẽ phải hiểu rằng muốn tồn tại không phải là phải tìm đồng minh liên kết với một nước nào mà trước hết phải tự giải phóng khỏi những tư tưởng kìm hãm phát triển để hoà nhập với nhân loại, trở thành một phần hữu cơ của nhân loại, đồng thuận với nhân loại trong mọi sinh hoạt, trong mọi lo toan vì cuộc sống tốt đẹp của con người. Khi đó cả nhân loại lương thiện và nhân văn sẽ ở bên Việt Nam, là đồng minh lớn lao và tin cậy của Việt Nam.

Trong xã hội cũng như trong mỗi con người, sự giải phóng luôn đặt ra, luôn có tính thời sự. Giải phóng đất đai khỏi xâm lăng. Giải phóng con người khỏi nô lệ. Giải phóng những trái tim khỏi những cuộc hôn nhân không tình yêu… Quan trọng nhất là gỉai phóng tư tưởng khỏi những trói buộc phản tự nhiên, phản con người, phản tiến hoá. Năm 1945 châu Âu được giải phóng khỏi hoạ phát xít nhưng một phần châu Âu lại vướng vào tư tưởng triết lí vừa viển vông vừa khắc nghiệt để rồi liên tục đấu tranh, liên tục bạo lực cách mạng, liên tục đổ máu mà xã hội thì triền miên trì trệ trong khi những cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật liên tiếp đưa thế giới ào ạt phát triển mang lại phồn vinh cho xã hội và mang lại mức sống ngày càng cao cho người dân ở những nước không vướng vào tư tưởng triết lí giáo điều. Mãi đến 1990 – 1991 phần châu Âu trì trệ này mới tự giải phóng tư tưởng cho mình.

Cũng như một phần châu Âu sôi sục cách mạng, Việt Nam cũng bị cuốn vào cuộc cách mạng xã hội và cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt. Gần nửa thế kỉ đấu tranh cách mạng và chiến tranh, Việt Nam đã giải phóng đất nước khỏi những đội quân nước ngoài chiếm đóng. Cùng chung hoàn cảnh, cùng chung số phận, cùng chung hệ tư tưởng nhưng khi phần châu Âu trì trệ làm cuộc cách mạng thứ hai giải phóng tư tưởng thì Việt Nam lại làm ngược lại: Kiên định tư tưởng xã hội chủ nghĩa! Đây là thời điểm có cơ hội đột biến tạo bước ngọăt lớn, đòi hỏi trí tuệ, tài năng và sự mẫn cảm, nhạy bén của người lãnh đạo đất nước. Nhưng những tư duy Việt Nam xơ cứng đã nhìn sự sụp đổ của thế giới cộng sản châu Âu không phải do sự vận động nội tại tất yếu trong lòng xã hội cộng sản mà là do: Mĩ và phương Tây muốn cơ hội này xoá cộng sản. Nó đang xoá ở Đông Âu. Nó tuyên bố là xoá cộng sản trên toàn thế giới. Rõ ràng nó là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm! (Lập luận của ông Lê Đức Anh, ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam được dẫn trong hồi kí của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trần Quang Cơ). Tư duy phe đảng còn nặng nề như vậy, ý thức hệ tư tưởng còn thít chặt như vậy, tất phải tìm đến sự cố kết ý thức hệ: Ta phải tìm đồng minh. Đồng minh này là Trung Quốc (Vẫn lời ông Lê Đức Anh được dẫn trong hồi kí Trần Quang Cơ).

Để duy trì hệ tư tưởng cộng sản, để bảo đảm sự độc tôn thống trị xã hội của Đảng Cộng sản, từ năm 1990 Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ động cố kết liên minh với Đảng Cộng sản Trung Quốc. Rõ ràng sự cố kết liên minh này chỉ vì hệ tư tưởng cộng sản, chỉ vì lợi ích của Đảng Cộng sản. Thật bất hạnh cho dân tộc Việt Nam khi nhà nước Việt Nam liên minh lép vế, bất bình đẳng với một nhà nước khổng lồ luôn rắp tâm thôn tính đất nước Việt Nam, nô dịch nhân dân Việt Nam. Sự thôn tính nô dịch này đã diễn ra từ hàng ngàn năm lịch sử, ngay từ khi có nhà nước. Những ngày gần đây sau khi có liên minh bất bình đẳng Việt – Trung, sự thôn tính, nô dịch đó càng ngạo ngược, dồn dập ở mọi mặt đời sống xã hội: Chính trị, Địa lí, Kinh tế, Văn hoá, Thông tin Tuyên truyền… Để che giấu, lấp liếm hành động thôn tính, nô dịch Việt Nam, họ vừa không muốn ai nhắc đến những hành động kẻ cướp của họ, họ vừa hào phóng ban phát những lời hào nhoáng nhưng giả dối. Từ mười sáu chữ vàng: Láng giềng hữu nghị, Hợp tác toàn diện, Ổn định lâu dài, Hướng tới tương lai. Đến tứ hảo đại ngôn: Láng giềng tốt, Bạn bè tốt, Đồng chí tốt, Đối tác tốt. Nay lại thêm mười sáu hạt soàn: Sơn thủy tương liên, Văn hoá tương thông, Lý tưởng tương đồng, Vận mệnh tương quan! Có thể ai đó vì lợi ích cá nhân cục bộ, vì tầm văn hoá và nhân cách quá thấp nên cố tình bị những lời vàng, lời hạt soàn này lừa phỉnh, song nhân dân Việt Nam thì không bị lừa.

Hệ tư tưởng, đảng phái chính trị chỉ là công cụ, là phương tiện để nhân dân thực hiện mục tiêu: Độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ, dân giầu nước mạnh, luật pháp nghiêm minh, người dân được hưởng đầy đủ quyền công dân. Mục đích là tối cao, bất biến, không thể thay đổi. Phương tiện thì vạn biến, thay đổi theo hoàn cảnh, tình thế. Phương tiện cũng rất cần phong phú, đa dạng để người dân được quyền lựa chọn. Vì mục đích có thể hi sinh phương tiện nhưng không thể vì phương tiện mà hi sinh mục đích. Trung Quốc cướp đất, cướp biển, cướp đảo của ta, bắn giết dân ta nhưng vì mối liên minh cố kết giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc mà nhà nước ta không dám tố cáo, phản kháng hành động kẻ cướp đó và nhân dân bộc lộ sự phẫn nộ với kẻ cướp đất đai lãnh thổ thì bị bắt bớ, tù đày. Đó là cách hành xử thiển cận vì phương tiện hi sinh mục đích, vì lợi ích của Đảng mà hi sinh lợi ích dân tộc, đặt lợi ích của Đảng lên trên lợi ích dân tộc.

Đó là nghịch lí lớn nhất của một thời đầy nghịch lí!

____________

Nhà văn Phạm Đình Trọng sinh năm 1944 tại Hải Phòng, hiện sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tác phẩm đã xuất bản: Rừng và biển (1981), Một sự nổi tiếng (1987), Sự tích đảo (1993), Cuộc gặp gỡ muộn màng (1994),Ve ve nói chẳng thèm nghe (1995), Niềm vui lớn của mẹ (2004), Một thuở(2008)…

© 2009 Phạm Đình Trọng

© 2009 talawas blog

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2009

Tôi thấy là những anh côn đồ được sự hướng dẫn của các anh bên công an vô bắt chúng tôi ra. Và trong lúc các anh dằng xé thì tôi thấy được là có một anh công an đạp vô ngực tôi. Họ kêu luôn cả những người phụ nữ vô bóp những phần chính của chúng tôi, và họ xúc chúng tôi lên xe. (TT Pháp Tụ trả lời phỏng vấn của RFA về vụ Bát Nhã)----> Anh côn đồ và anh công an thì bắt để chị phụ nữ bóp bóp "phần chính"... thật thê thảm !

THƯ NGỎ GỬI CÁC VỊ LÃNH ĐẠO NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỀ VỤ 400 TU SĨ BÁT NHÃ BỊ KHỦNG BỐ

Kính gửi các ông:

-          Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch nước CHXHCNVN

-          Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCNVN

-          Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCNVN

Trước nhất, vì sự cấp bách của tình hình, tôi xin các vị thông cảm việc tôi bắt buộc dùng hình thức Thư ngỏ này để hy vọng tiếng nói chân thành của mình kịp đến tai các vị, mong nhờ thế mà một kiếp nạn thê thảm của Phật giáo nước nhà có thể được hoá giải vào phút chót, và danh dự của Nhà nước Việt Nam được cứu vớt trước nhân dân Việt Nam và cộng đồng thế giới.

Tôi là Hoàng Hưng, công dân Việt Nam, 68 tuổi, nhà báo tự do (đã về hưu sau trên 30 năm phục vụ trong hệ thống báo chí của Nhà nước), làm thơ và dịch sách, một người có thời gian tìm hiểu về đạo Phật và thực tế của nó trong nước và thế giới. Tôi rất đau lòng trước tin tức những vụ phá phách tu viện Bát Nhã, bức hại tu sĩ và tu sinh ở đó liên tục truyền đi khắp thế giới trong mấy tháng qua.

Cho đến ngày hôm qua, 27 tháng 9 năm 2009, bi kịch đã lên đến đỉnh cao, trở thành tấn thảm kịch chưa từng có trong lịch sử Phật giáo Việt Nam dưới chế độ do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

Theo tin tức trên mạng và đài phát thanh các nước, khoảng 150 tên “côn đồ”, trước sự chứng kiến, thậm chí còn được cho rằng có sự hỗ trợ, của công an, đã xông vào phá các nơi ở của gần 400 tu sĩ và tu sinh ở tu viện Bát Nhã, quăng kinh kệ đồ đạc của họ ra ngoài trời mưa tầm tã, lôi kéo xua đuổi họ, cưỡng ép họ lên xe để trục xuất. Trong quá trình ấy đã có những tu sĩ bị đánh đập dã man, một số người ngất xỉu phải đi cấp cứu. Hiện nay, số còn lại, tất cả là nữ tu, trên 300 nữ tu đang sống trong sự sợ hãi, chưa biết số phận mình ra sao, khi những kẻ khủng bố tuyên bố chỉ cho họ 2 ngày để ra khỏi tu viện, nếu không sẽ gặp nguy hiểm tính mạng.

Kính thưa các vị,

Tôi không thể tin được rằng một việc bất nhân, tàn bạo tầm cỡ như thế có thể ngang nhiên xảy ra trên một đất nước có pháp luật, có sự lãnh đạo toàn diện và triệt để của một Đảng luôn tự khẳng định mình là đại diện cao quí của nhân dân. Nhất là, theo các chứng nhân nói trên các phương tiện truyền thông, mọi lời kêu cứu đến lãnh đạo của tỉnh Lâm Đồng, huyện Bảo Lộc, đều bị lạnh lùng từ chối.

Tôi được biết đại đa số tu sĩ và tu sinh ở Bát Nhã là những nguời trẻ, tuổi từ 18 đến 35, không ít người trong đó là con em các gia đình cách mạng, Đảng viên, cán bộ, một số người bản thân đã là cán bộ nhân viên nhà nước. Họ đã tu hành yên lành trong 3 năm ở Bát Nhã. Các vị có trách nhiệm cao nhất của Giáo hội Phật giáo Lâm Đồng cũng như Trung uơng đều công khai xác nhận họ tu hành nghiêm chỉnh, không hề chống đối Giáo hội hay chính quyền.

Vậy mà suốt mấy tháng nay, họ đã liên tục phải chịu những sự bức bách không thể hình dung của những thế lực hung tàn: chỗ tu hành ăn ở bị phá, bị vây hãm đe dọa điên cuồng, bị ngăn chặn tiếp tế lương thực, bị cắt điện nước. Lời kêu cứu của họ đã liên tục truyền đi khắp thế giới, không hiểu có đến tai các vị?

Sau khi nêu hết lý do này đến lý do khác, tất cả đều là những lý do hết sức thiếu thuyết phục, để giải thích việc trục xuất và cắt điện nước đối với 400 người tu ở Bát Nhã, những thẩm quyền cấp dưới của các vị cuối cùng chỉ còn đưa ra một lý do: họ không còn được ông Đức Nghi, chủ hộ tu viện Bát Nhã, chấp nhận cư trú, vì vậy họ phải bị trục xuất.

Các cấp thẩm quyền này làm như không cần biết lịch sử của vấn đề: theo nhiều bằng chứng được truyền trên mạng, chính ông Đức Nghi đã mời những tu sĩ này đến tu viện của mình, đã tự tay làm lễ quy y, thí phát cho hàng trăm tu sinh, coi họ là đệ tử, đã nhận tiền (hàng triệu đô la) để mua đất, xây nhà cho những người tu này và tổ chức cho họ tu tập.

Chẳng lẽ chỉ vì sự trở mặt của ông này mà chính quyền ủng hộ ông ta xua đuổi 400 đệ tử của mình bằng những biện pháp vô cùng thất nhân tâm, vi phạm luật pháp như thế sao?

Có phải vì ông Đức Nghi đã hối lộ một số quan chức có trách nhiệm để được giúp đỡ nhằm chiếm đoạt đất đai nhà cửa (hàng chục hec ta đất, nhiều toà nhà lớn), như những phỏng đoán được truyền trên mạng và trong giới Phật giáo?

Hay, có phải một số quan chức có quyền, vì căm tức Thiền sư Nhất Hạnh đã có những lời xúc phạm đến họ mà ra tay xua đuổi bằng được 400 đệ tử của ông này, như một số người  nêu lên trên các phương tiện truyền thông?

Nếu không phải như thế, thật khó mà giải thích những sự kiện đau lòng đã và đang xảy ra ở Bát Nhã, những sự kiện khiến Phật tử hoang mang, người có lương tri phẫn nộ, người có lòng cảm thương vô hạn những con em vô tội của dân mình lâm nạn mà bó tay không biết làm gì để cứu họ.

Vì thế, tôi không cầm nổi lòng mình, buộc phải viết thư này gửi đến các vị, mặc dù biết rằng có thể sẽ gây thù chuốc oán với một số người, có thể gặp khó khăn nguy hiểm cho chính bản thân. Nhưng tôi sẵn sàng chấp nhận mọi gian nguy cho bản thân, chỉ mong tiếng nói nhỏ nhoi này đến được tai các vị.

Xin các vị rủ lòng thương đến con em của nhân dân Việt Nam, trực tiếp đứng ra xem xét và giải quyết khẩn cấp vụ này một cách công bằng, có tình có lý, để người dân Việt Nam và công luận quốc tế tin rằng Nhà nước Việt Nam thực sự tôn trọng con người, thực sự thực hiện quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật.

Kính thư

TPHCM ngày 28/9/2009

Hoàng Hưng

Thứ Tư, 23 tháng 9, 2009

24/09/2009 Hoãn Phiên Xử 6 Nhà Dân Chủ tại Hải Phòng

Start:     Sep 23, '09 05:00a


Theo tin tức nhận được từ thân nhân các nhà dân chủ thì nhà cầm quyền VN đã hoãn vụ xử các ông Nguyễn Xuân Nghĩa, Ngô Quỳnh, Nguyễn Mạnh Sơn, Nguyễn Văn Tính, Nguyễn Văn Túc, Nguyễn Kim Nhàn tại Hải Phòng, nhưng chưa thông báo ngày xử mới.

Lý do cho việc hoãn phiên xử tại Hải Phòng là vì ông Tính, 67 tuổi, đang bị bệnh phổi nặng trong tù, không thể đứng trước tòa. Tuy vậy, trong suốt 1 năm qua, tin tức về bệnh tình của ông Tính không hề được thông báo cho gia đình ông.

Ngoài ra, công an và hệ thống tòa án VN tiếp tục vi phạm nhiều điều khoản trong chính bộ luật Tố Tụng của chế độ. Gia đình các nhà dân chủ cho đến nay vẫn không nhận được giấy phép tham dự phiên tòa, không được biết trước một cách chính thức ngày giờ và địa điểm của phiên xử như luật lệ qui định. Tất cả những thủ thuật bất kể luật pháp này của công an và tòa án đều nhằm mục tiêu tránh né sự phản đối đông đảo trước tòa và tránh né các ống kính của phóng viên ngoại quốc.

Trong khi đó, phiên tòa xử kỹ sư Phạm Văn Trội vào ngày 24/9 và nhà giáo Vũ Hùng vào ngày 25/9 tại Hà Nội vẫn không thay đổi. Tuy nhiên, một số nguồn tin tại Hà Nội cho biết rất có thể 2 phiên xử tại Hà Nội cũng sẽ phải hoãn lại để tránh bớt sự mất mặt và áp suất quốc tế cho ông Nguyễn Minh Triết, chủ tịch nước CHXHCNVN khi ông đến đọc diễn văn tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc vào ngày 25/9/2009.

Thứ Ba, 22 tháng 9, 2009

Thương mại và chính trị qua vụ Lê Công Định?


Nhà báo Greg Rushford là chủ bút của trang www.rushfordreport.com

Một nhà báo Mỹ tại Washington chuyên viết về đề tài ngoại giao và yếu tố chính trị trong mậu dịch vừa có bài đặt câu hỏi về lợi ích về lâu dài của cộng đồng kinh doanh Mỹ khi làm ăn với Việt Nam trong bối cảnh một hội viên của Phòng Thương mại Hoa Kỳ (AmCham) bị bắt theo Điều 88.

Trong bài viết có tựa “An Inconvenient Man” (Người gây sự bất tiện) đăng ngày 21/09, tác giả Greg Rushford nhắm tới sự hững hờ của AmCham khi nhà chức trách Việt Nam bắt luật sư Lê Công Định, hội viên của AmCham tại Tp HCM.

Ông Rushford, chủ biên của Rushford Report, mở đầu bài viết bằng đánh giá tốt về sự thịnh vượng trong kinh tế và đầu tư nước ngoài mà Việt Nam đạt được trong 10 năm qua.

Báo cáo từ Hội nghị Thương mại và Phát triển của LHQ xem Việt Nam là nơi hấp dẫn để đầu tư hơn một số nước khác tại Đông Nam Á, chỉ đứng sau Singapore và Thái Lan.

Mậu dịch quốc tế là một trong những công cụ chủ yếu làm hành trang cho nhà nước pháp quyền

Jagdish Bhagwati, Columbia University.

Theo ông, hội viên của AmCham luôn duy trì quan điểm rằng bằng việc động viên Việt Nam tôn trọng điều kiện bất khả xâm phạm của những hợp đồng thương mại, họ cũng khuyến khích Hà Nội tôn trọng nhà nước pháp quyền, theo đó tự do hóa chính trị.

Rốt cùng thì các công ước quốc tế về dân sự và quyền chính trị, mà Việt Nam cũng đã đặt bút ký, cũng là cam kết kiểu hợp đồng giữa chính phủ và công dân của họ.

Vấn đề là ở chỗ, theo tác giả, nhà chức trách Việt Nam đã ít tôn trọng các công ước đó.

Tháng 9 năm 2008, là thời điểm bắt đầu chiến dịch trấn áp mới đối với các công dân Việt Nam mà “tội” của họ về căn bản là họ tin rằng họ được tự do ngôn luận, lập hội và hội họp, là những điều mà công ước quốc tế về dân sự và quyền chính trị phải đảm bảo.

‘Quay lưng lại hội viên’

Tác giả Rushford trách Phòng thương Mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham Vietnam) đã ngoảnh mặt làm ngơ trong vụ Lê Công Định.

Theo ông, điều đó cho thấy thực tế khó khăn mà các nhà đầu tư nước ngoài đối diện khi họ muốn làm ăn tại các nước mà hệ thống nhà nước pháp quyền còn mong manh.

Có lẽ bằng cách tạo cảm giác rằng họ có thể vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân mà chẳng hề hấn gì, nhà chức trách tại Hà Nội đã đặt đường lề đường để đi, tác giả biện luận.

Và bằng việc im lặng trước vụ bắt Lê Công Định và các nhà hoạt động dân chủ khác, cộng đồng doanh nghiệp Mỹ đã "giúp khuyến khích" cho các thế lực hiện đang đe dọa tới lợi ích trực tiếp của doanh nhân Hoa Kỳ.

Ông Lê Công Định là hội viên của AmCham tại Việt Nam

Bằng việc cố tình ngoảnh mặt đi trước sự lạm dụng, giới lãnh đạo AmCham đã "trao cho nhà chức trách Hà Nội lý do để tin rằng việc trấn áp đã được hậu thuẫn ngầm từ cộng đồng doanh nghiệp Mỹ.

Theo tác giả, bằng việc im lặng, AmCham đã trao cho giới ủng hộ nhân quyền trong quốc hội Mỹ bằng chứng hậu thuẫn cho các cáo buộc rằng khi đụng tới chủ đề nhân quyền, cộng đồng doanh nghiệp sẽ đặt lợi nhuận trên các nguyên tắc.

Đồng thời bằng việc từ chối không chỉ ra mâu thuẫn giữa Điều 88 của Bộ luật Hình sự Việt Nam với trách nhiệm và nghĩa vụ pháp lý quốc tế đối với xã hội văn minh, AmCham cũng đã gửi tới những người có quan điểm hoài nghi về mậu dịch với Hà Nội từ chính quyền Mỹ.

Tức là nay giới chỉ trích Hà Nội về thực trạng nhân quyền có thêm đạn dược cho chiến dịch đưa ra các văn bản pháp lý nhắm tới chính quyền Việt Nam.

Ông Rushford cho hay Đoàn luật sư Hoa Kỳ cũng đã lên tiếng về những lạm dụng trong quá trình trước khi đưa ra xử luật sư Định cũng như xử các nhà hoạt động dân chủ khác bị bắt trong thời gian qua.

Ông cũng trích bình luận của Đại sứ Hoa Kỳ Michael Michalak nói rằng ông Định và những người khác bị bắt gần đây chỉ vì “các hoạt động mà tại nhiều nơi khác trên thế giới là việc làm bình thường, những cuộc thảo luận bình thường nhằm củng cố nhà nước pháp quyền tại Việt Nam”.

Tác giả trách AmCham rằng tiếng nói đang ra phải được nghe to và rõ của AmCham thì lại không thấy đâu.

Trả lời ông Rushford qua email, Adam Sitkoff, giám đốc điều hành AmCham văn phòng tại Hà Nội được trích dẫn viết “AmCham chắc chắn ủng hộ hệ thống luật pháp minh bạch hơn và nhà nước pháp quyền tốt hơn tại Việt Nam”.

Tôi hỏi Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ xem họ có cho phép tôi phỏng vấn Lê Công Định để nghe câu chuyện từ phía ông Định hay không, nhưng họ không trả lời.

Greg Rushford

“Tuy nhiên chúng tôi không đưa ra tuyên bố hoặc ý kiến công khai về vụ Lê Công Định”.

Khi tác giả hỏi ‘Nếu nghĩ lại, ông có cho rằng sự việc sẽ đỡ hơn nếu AmCham nghiêm túc hơn và nói ra bất công, ông Sitkoff trả lời rằng “Đó là lời của chính ông chứ không phải của tôi”.

Một nhân vật nữa là thành viên nổi trội trong ban điều hành AmCham là bà Virginia Foote.

Bà là người được cả Hà Nội và Washington nể trọng vì đã có nỗ lực thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước, bà đóng vai trò chính trong việc ký BTA giữa hai nước và được Chủ tịch Nguyễn Minh Triết trao Huân chương Hữu nghị hồi tháng Bảy năm 2007.

Bà trả lời tác giả rằng “Tôi không biết rõ vụ này để bình luận, tôi đã ở Hoa Kỳ nhiều tuần nay rồi”.

Được biết Lê Công Định tham gia nhiều sự kiện AmCham TpHCM tổ chức và là người được AmCham coi là nhân vật có cá tính trong tiến trình để cải thiện nhà nước pháp quyền tại Việt Nam.

Muốn gặp Lê Công Định

Trong bài, ông Rushford viết: “Tôi đã hỏi Bộ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam, ông Hà Hùng Cường, và Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, ông Lê Công Phụng, xem họ có cho phép tôi phỏng vấn Lê Công Định để nghe câu chuyện từ phía ông Định hay không.”

“Tôi hỏi họ liệu tôi có thể tiếp xúc với luật sư người Việt của ông Định hay không và họ không trả lời.”

Cộng đồng doanh nhân Hoa Kỳ, sớm hay muộn, sẽ phải quyết định xem họ đứng về phía nào, và tính về lâu dài thì lợi ích của họ sẽ được đặt ở đâu

“Tôi cũng hỏi liệu họ có chấp nhận rằng sẽ dễ bị quy là phạm tội khi một nhóm công dân Việt Nam tập hợp lại để đi theo con đường chính trị nhằm để người dân Việt Nam được phép lựa chọn lãnh đạo sớm ngày nào tốt ngày ấy hay không, họ cũng chẳng trả lời.”

Tác giả bình luận rằng có một nghịch lý là việc trấn áp tự do ngôn luận đối với những người ủng hộ dân chủ như ông Lê Công Định, hội viên AmCham, nay đã được mở rộng ra các đề tại tự do ngôn luận trong kinh tế như hạn chế bàn về lạm phát ở Việt Nam, là các chủ đề AmCham và giới đầu tư nước ngoài quan ngại nhiều.

Theo tác giả Rushford, hiện có một Cuộc chiến Việt Nam mới, cuộc chiến này là về ý tưởng.

“Cộng đồng doanh nhân Hoa Kỳ, sớm hay muộn, sẽ phải quyết định xem họ đứng về phía nào, và tính về lâu dài thì lợi ích của họ sẽ được đặt ở đâu”, tác giả kết luận bài viết.

Hiện AmCham chưa đưa ra bình luận về bài viết của tác giả Greg Rushford.

Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2009

Bắt chước giỏi thật!

BẮC KINH - Nhân Dân Nhật Báo hôm 18 Tháng Chín đăng một bài nhận định trên trang báo điện tử, nói rằng Việt Nam “bắt chước 100%” mô hình Trung Quốc, và rằng Việt Nam “cần thực sự nhớ ơn mô hình” này.

Bài viết trên Nhân Dân Nhật Báo, cơ quan ngôn luận chính thức của Ðảng Cộng Sản Trung Quốc, có tựa đề “Có thể bắt chước mô hình Trung Quốc được không?”

Bài báo mở đầu rằng mô hình Trung Quốc là “độc nhất vô nhị.” Trong nhiều năm qua, mô hình này được xem là “đề tài nóng.” Và, vẫn theo bản tin, mặc dầu chưa ai có định nghĩa rõ ràng thế nào là “mô hình Trung Quốc,” nhìn chung, mô hình này liên hệ đến sự phát triển, vốn được xây dựng trên điều kiện cụ thể của quốc gia, gắn liền với hệ thống Xã Hội Chủ Nghĩa, hấp thu vốn và kinh nghiệm các quốc gia Tây Phương, mở cửa ra thế giới, thu hút đầu tư nước ngoài, khuyến khích doanh nghiệp tư, chứng minh hiệu quả cao về quản lý hành chánh, và thụ hưởng nhiều năm tăng trưởng kinh tế liên tiếp.

Mô hình như vậy thì, theo tiểu tựa của bài viết, có tính “độc nhất vô nhị.”

Thế nhưng, tính “độc nhất vô nhị” vẫn có thể bắt chước được. Bài viết kể ra, có ba nước bắt chước Trung Quốc, là Việt Nam, Cu Ba, Bắc Hàn.

Bài viết cũng nói rõ, Cu Ba và Bắc Hàn chỉ “bắt chước một phần.” Việt Nam “bắt chước 100%” từ năm 1986.

Nhân Dân Nhật Báo còn viết rõ như thế này: Một học giả kỳ cựu về nghiên cứu Trung Quốc của Việt Nam nói với báo chí Hồng Kong năm 1997, rằng bà ta được yêu cầu nghiên cứu tất cả mọi bước cải cách và mở cửa của Trung Quốc, rồi báo cáo lại cho Ủy Ban Trung Ương Ðảng Cộng Sản Việt Nam. Báo cáo này đóng vai trò “kim chỉ nam” cho quyết định của Việt Nam vào năm 1986.

Chưa hết, vẫn theo bài báo: Tháng Mười vừa qua, khi tham dự một hội thảo tại Hà Nội về kinh nghiệm cải cách và mở cửa của Trung Quốc, một nhà báo được nói cho biết, là “Việt Nam không chỉ học kinh nghiệm cải cách của Trung Quốc, mà còn học cả lý thuyết xây dựng Ðảng, lý thuyết cùng kinh nghiệm chống tham nhũng của Ðảng Cộng Sản Trung Quốc.”

Bài báo cũng nói là chính Ðào Duy Quát, tổng biên tập báo Ðiện Tử Ðảng Cộng Sản Việt Nam, gần đây tự có kết luận về kinh nghiệm mở cửa của Trung Quốc. Kết luận của ông Quát như sau: tìm một lộ trình phát triển phù hợp hoàn cảnh đất nước, duy trì sự lãnh đạo của Ðảng Cộng Sản Trung Quốc, và giữ sự thống nhất của mọi sắc tộc thiểu số.

Và bài báo kết luận, “Việt Nam cần phải thực sự nhớ ơn mô hình Trung Quốc, nhờ mô hình này mà Việt Nam có sự phát triển kinh tế nhanh và nền chính trị thì ổn định.”

Bài báo cũng nhắc đến trường hợp Ấn Ðộ. Liệu Ấn Ðộ có “bắt chước” Trung Quốc không? Nhân Dân Nhật Báo viết rằng, Trung Quốc có lịch sử lâu đời, và là nước lớn duy nhất có tiến trình văn minh không bao giờ gián đoạn. So sánh giữa Trung Quốc và Ấn Ðộ thì, Ấn Ðộ có dân số đông thứ nhì thế giới; có một khoảng trống văn minh giữa nền văn minh cổ và văn minh hiện đại; được truyền thông Phương Tây gọi là quốc gia dân chủ lớn nhất thế giới; “một vài kinh nghiệm cụ thể của Trung Quốc được đánh giá cao và được áp dụng tại Ấn Ðộ.”

Thế nhưng: điều kiện riêng biệt của Ấn Ðộ khiến cho quốc gia này “không thể mô phỏng mô hình Trung Quốc.” (N.V.)

Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2009

Đào Hiếu nói về sự đơn độc của những nhà dân chủ

Như đã thông báo với các bạn từ cách đây hơn nửa tháng về việc nhà văn Đào Hiếu bị công an thẩm vấn nhiều ngày và cuối cùng website của ông bị đóng cửa. Ông Đào Hiếu đã trả lời phỏng vấn của BBC

Trang daohieu.com, hiện không thể truy cập, thu hút nhiều bạn đọc từ hai năm qua vì các tác phẩm "lề trái" của Đào Hiếu, người cũng đăng lại nhiều bài vở mang tính chất chính trị xã hội.

Nói chuyện với BBC ngày 18/09, ông Đào Hiếu kể lại những ngày làm việc với công an.

Ông cũng bày tỏ cảm giác "cô độc", cho rằng đang có sự "đầu hàng tập thể" trong xã hội Việt Nam.


IDS ngậm ngùi

nh: DS chụp ảnh lần họp cuối cùng.

Xem ảnh các thành viên IDS, Blog HM nhận ra một người quen, rất kính trọng. Những năm 1977-1993, người viết bài từng là quân của Giáo sư Phan Đình Diệu (đứng thứ 2 từ trái), vị đầu ngành của Tin học Việt nam, từng là viện trưởng Viện Tin học, viện phó Viện KH Việt nam, một chí sỹ nhưng không phải đảng viên. HM đã chứng kiến vài lần từ chức của ông. Lần ở IDS này là lần thứ 3, dù ông không tuyên bố. Mỗi lần là một khoảng lặng của số phận.

Lần thứ nhất

Lần đầu vào năm 1985, do cơ chế Đảng lãnh đạo, Viện trưởng chấp hành, việc đưa ra những chiến lược phát triển công nghệ thông tin của Giáo sư với tầm nhìn xa trông rộng bị chặn lại. Chi bộ và đảng ủy có thể quyết định về tư tưởng nhưng không thể biểu quyết về tầm nhìn tương lai Tin học Việt nam. Thấy không thể “vùng vẫy” trong một hệ thống như thế nên Giáo sư đã từ chức, dù rất nhiều các vị lãnh đạo cao cấp đã yêu cầu ông tại vị. Tuy thế, ông vẫn là Viện phó VKHVN.

Vị viện trưởng kế vị, tuy không là bí thư chi bộ như trước, nhưng lại có cơ chế mới “một thủ trưởng”, chi bộ chỉ để…tham khảo. Ông tha hồ áp dụng tư duy lãnh đạo mới.

Lần thứ 2

Tới năm 1993, có chuyện bầu bán lại ở Viện Tin học (được đổi tên là Viện CNTT). Đề cương thành lập viện cũng do Giáo sư Diệu và vài đồng nghiệp chấp bút. Vì tâm huyết với ngành CNTT non trẻ và mong đất nước thoát nghèo bằng tin học, Giáo sư Diệu quay về tham gia ứng cử Viện trưởng. Ông hiểu, ở vị trí nhất định mới mong thay đổi được diện mạo một ngành.

Tổ chức phiếu thăm dò sau bao nhiêu “bàn tán hành lang” (sau này có dịp tôi sẽ kể vào lúc cần thiết), ông vẫn được 58 phiếu, người về thứ 2, kém chục phiếu gì đó. Không hiểu vì lý do gì mà Viện sỹ Nguyễn Văn Hiệu (Viện trưởng Viện KHVN) lại quyết định người về “nhì” được làm Viện trưởng Viện CNTT.

Nhớ lúc đó, Giáo sư Diệu phát biểu đại loại rằng, đây là một quyết định phi dân chủ, và người ra quyết định đã lật lọng, phá hoại khoa học. Ông tuyên bố từ chức luôn cả Viện Phó VKHVN và về vườn từ lúc hơn 50 tuổi.

Đương nhiên, tôi không hiểu hết thế sự bên trong. Phía sau quyết định của Viện sỹ Hiệu là gì, không ai biết được. Có thể Viện sỹ đã hứa gì đó nhưng sau đó “lật lọng”, hoặc người khác có lý “gấp đôi”.

Dù là con kiến nhưng tôi đã không ngần ngại nói “Lớp cán bộ khoa học trẻ vào Viện với tình yêu khoa học và tin vào các bậc đàn anh. Nhưng hôm nay, chứng kiến sự mất dân chủ và quyết định bất ngờ, tôi hiểu rằng, lòng tin của trí thức đã bị đặt nhầm chỗ”.

Di sản khoa học…

Nếu ai làm việc ở đâu đó thời gian dài, thường được hỏi về legacy (di sản) của người đó. Giáo sư Phan Đình Diệu cùng với đồng sự đã để lại nền vi tính non trẻ cho Việt nam (kể cả châu Á khi đó!) và thương hiệu Viện Tin học trước năm 1985.

Hôm nay, có dịp qua Viện CNTT (Viện TH cũ) bạn sẽ thấy Viện này đã an bài như định mệnh của chính Viện KH Việt nam (nay đổi là Viện KH Công nghệ Quốc gia). Xuống dốc Bưởi nhìn thấy toà nhà bậc thang pyramid, mốc meo với những điều hoà đủ kiểu và kiến trúc pha trộn Đông Tây trong Viện KHVN, như mối tình Chí Phèo-Thị Nở, khi tàn bạo trong vườn chuối, lúc lãng mạn dưới ánh trăng bên sông.

Sau 30-40 năm hoạt động, “nhà trẻ trung ương” VKHVN với 5-6 nghìn cán bộ khoa học đã làm gì cho đất nước? Danh tiếng Viện CNTT đang ở đâu trên đất nước này. Có ai còn nghe tới họ, hay chỉ là những gì làm 25 năm trước mới đáng kể. Mà số tiền tiêu vào đó là bao nhiêu tỷ của dân nghèo.

Mới đây, Viện sỹ Nguyễn Văn Hiệu được tặng Huân chương Nhà nước do cống hiến cho khoa học. GS Phan Đình Diệu lại “từ chức”…tiếp dù ông đã về hưu.

Và lần thứ 3 ở…IDS

Lần từ chức thứ nhất chỉ liên quan đến một viện và sự đi xuống của nó sau đó. Lần thứ hai tương đương với một bộ. Hình ảnh Viện “Hàn lâm” trên Nghĩa Đô hôm nay đủ nói lên những trí thức không được dùng đúng mục đích bị ảnh hưởng như thế nào tới vị thế của nền khoa học.

Lần thứ 3 này phải chờ xem sau vụ tự giải thể của IDS. Ảnh hưởng của sự kiện là tầm quốc gia nếu không nói là quốc tế. Những người như bà Phạm Chi Lan, Giáo sư Hoàng Tụy, TS Lê Đăng Doanh, TS Nguyễn Quang A và các vị khác, … cả thế giới biết tên tuổi.

Sự giải nghệ của họ và Quyết định 97 giúp tinh hoa dân tộc “yên lòng” hơn với tuổi hưu nhàn hạ. Họ khá đầy đủ về vật chất, nếu chỉ muốn yên ổn thì vào IDS làm gì. Vì nặng lòng với đất nước và dân nghèo, hy vọng IDS là nơi giúp chuyển tải những phản biện hay cố vấn của một tập thể trí thức tinh túy nhất nước tới Đảng và Nhà nước. Ai nghi ngờ lòng yêu nước của họ hãy xem lại bản thân.

Không hiểu sao lại nghĩ vẩn vơ. Dù ở xa Tổ quốc, tôi luôn dự cảm rằng, đất nước rồi sẽ tiến lên, đi đâu sẽ ngẩng cao đầu, rằng, ta đến từ nơi dân giầu nước mạnh. Mong thì vẫn hằng mong.

Lời kết

Nhớ về câu chuyện của đất nước mình, từng là hình mẫu cho đấu tranh giải phóng dân tộc, nhiều người đã nhìn vào để noi gương. Tuy nhiên, ánh hào quang quá khứ không giúp được nhiều cho hội nhập hôm nay.

Nơi tôi công tác trước đây cũng không nằm ngoài qui luật đó. Lật vài trang sử của Viện cũng đủ hiểu số phận một đất nước, một dân tộc hay một đời người.

Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ thế giới, ai sẽ là bạn khi ta gặp khó khăn, chìa tay giúp đỡ, kẻ nào đợi thời cơ để hãm hại. Có nhiều trí thức giỏi, có tâm và tầm, sẽ giúp tìm ra được lời giải.

Nhớ khi HCM sang Pháp thời kháng chiến, lúc quay về đã mang theo Tạ Quang Bửu, Trần Đại Nghĩa và bao thanh niên hiểu biết. Chính giới tinh hoa đó đã đưa Việt Nam sang một vị thế khác.

Ngày nay, nhiều trí thức rất giỏi nằm ngay ở trong nước. Để họ “từ chức” nghĩa là mất “nội lực”, và vì thế khó mong “ngoại lực” quay về, dù có trải thảm đỏ.

IDS đã ra đi, không còn nghe được tiếng tơ lòng của họ. Người ta bảo, tiếng quát của kẻ thất phu không đáng sợ, đáng sợ hơn là sự im lặng của những nhà hiền triết.

Hiệu Minh Blog

[1] Các tài liệu gửi kèm:



Biến trí thức thành công cụ của người cầm quyền

Cựu chuyên viên và hiện đang là cố vấn cho Liên Hiệp Quốc, ông Vũ Quang Việt, vừa lên tiếng chỉ trích Quyết định 97.

Quyết định 97 hạn chế giới nghiên cứu tư nhân ra ý kiến phản biện về chủ trương, chính sách của chính phủ.

Viết bài đăng trên mạng viet-studies.info ông Việt cho rằng quyết định 97 có ý đồ biến trí thức thành công cụ của người cầm quyền.

Trao đổi với BBC Việt Ngữ ngày 16/9 ông Vũ Quang Việt, định cư tại Mỹ và là chuyên gia về thống kê kinh tế của Liên Hiệp Quốc nói:

“Đảng CS Việt Nam có một quá trình dài lâu muốn dùng trí thức làm công cụ. Để làm đẹp cho chế độ là chính.”

Thời gian trước đây ông Việt ghi nhận, Việt Nam có tình trạng ngăn sông cấm chợ khiến người dân bị đói ngay trên ruộng lúa của mình. Một số trí thức, trong đó có ông, tham gia góp ý, đề xuất cách quản lý mới.

“Có những lúc trong đảng hoặc những người lãnh đạo thời đó họ nhìn thấy vấn đề và sẵn sàng nghe trí thức. Thế còn bây giờ tôi cũng không hiểu tại sao họ lại sợ hãi, lại muốn bịt miệng trí thức lại. Hoặc họ không muốn cho trí thức phát triển nghiên cứu vào vấn đề liên quan đến xã hội.”

Trong một lần trả lời phỏng vấn mạng VietnamNet Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ Nguyễn Quân đã nói đến nguyên nhân ra đời của Quyết định 97.

“Trong bối cảnh xã hội phức tạp hiện nay, nhất là trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế đầy khó khăn thử thách, chúng ta cần có sự đồng thuận cao của xã hội đối với các quyết sách của Đảng và Nhà nước…thì việc công bố các kết quả nghiên cứu phản biện liên quan đến đường lối chủ trương, chính sách điều hành kinh tế xã hội phải hết sức thận trọng.”

Với cái nhìn như vậy, kể từ nay, theo tiến sỹ Vũ Quang Việt, sẽ rất khó cho các chuyên gia, trong nước cũng như hải ngoại, tham gia đóng góp cách điều hành kinh tế của chính phủ.

Vị chuyên viên về toán thống kê của Liên Hiệp Quốc gọi cách làm như vậy là đi vào ngõ cụt.

“Tôi thí dụ, năm ngoái lạm phát tại Việt Nam có những lúc tính ra có thể lên tới 60% một năm. Mặc dù cả năm khoảng 25%. Bản thân tôi cũng đã nhìn thấy vấn đề như vậy. Nhưng khi đưa chủ đề này ra, một số người trong nước cảm thấy họ như bị phê phán.

Có những lúc trong đảng hoặc những người lãnh đạo thời đó nhìn thấy vấn đề và sẵn sàng nghe trí thức. Bây giờ tôi cũng không hiểu tại sao họ lại sợ hãi, lại muốn bịt miệng trí thức lại

Vũ Quang Việt

“Và bây giờ cái quyết định này có nghĩa là những vấn đề liên quan đến chính sách vĩ mô của nền kinh tế thì sẽ không được góp ý kiến nữa. Nếu muốn thì đưa cho ông thủ tướng, hoặc là ông bộ trưởng nào đó, chứ nguyên tắc không được phổ biến công khai.”

Luật pháp tùy tiện

Mặc dù Quyết định 97 liên quan đến các tổ chức nghiên cứu tư nhân trong lĩnh vực khoa học công nghệ, nhưng ‘tầm ngắm’ của nó, theo ông Vũ Quang Việt, bao trùm lên tất cả các hoạt động về tri thức và phản biện. Và những nhận xét về cách điều hành kinh tế tại Việt Nam.

“Nếu Việt Nam áp dụng cái quyết định này tới cùng thì tất cả những nghiên cứu về xã hội hay kinh tế của những công ty đang làm ăn ở Việt Nam, ví dụ của các ngân hàng nước ngoài, họ muốn khuyên bảo khách hàng không nên đầu tư trong nước vì nguyên nhân thế này thế kia, thì rõ ràng là vi phạm quyết định này rồi.”

Ông Việt là tác giả của rất nhiều bài viết, phân tích về chính sách kinh tế gửi đăng trên các tạp chí chuyên môn, hoặc báo chí trong nước. Quá trình cộng tác với báo trong nước, theo ông, từ trước đến nay, chỉ liên quan đến việc “chỉnh sửa câu văn, yêu cầu bỏ ý này, ý kia, sửa lại câu chữ để tránh đụng chạm, hoặc quá lắm thì không đăng.” Và ông cho rằng con đường này “hiện đang rộng mở để mọi người có thể đóng góp ý kiến, dù phê bình hay phản biện.”

Ông nhấn mạnh “việc phát biểu ý kiến như thế đã được ghi trong Hiến pháp Việt Nam và là điều rất nhiều nước trên thế giới đang làm.” Ông không tin là chính quyền sẽ bãi miễn Quyết định 97, dù nó hạn chế hoạt động nghiên cứu và phản biện của công dân.

“Họ không bãi miễn đâu. Nếu có họ đã làm rồi. Hoặc họ sửa lại. Dĩ nhiên không phải ai có ý kiến họ cũng cấm cả. Hoặc báo chí đăng rồi họ đi săn lùng, gây trở ngại cho báo chí. Dĩ nhiên là tùy trường hợp mà họ sử dụng quyết định này, để chặn đứng, để hạ bệ người nào, hoặc hoặc bỏ tù ai đó. Thế còn người nào họ không muốn thì họ lờ đi. Tức là họ sẽ dùng QĐ 97 tùy từng trường hợp. Tức là đất nước nó không ra một thứ luật pháp nào cả.

Và chuyên gia Việt Kiều lo ngại về việc áp dụng QĐ 97 một ‘cách chọn lọc’ trong thời gian tới.

“Luật pháp được áp dụng cho mọi người, mọi nơi, mọi lúc chứ không thể nào một cái thứ luật pháp áp dụng tùy từng trường hợp. Mà tôi thấy rõ ràng sắp tới họ sẽ dùng cái này tùy từng trường hợp.”

Thứ Ba, 15 tháng 9, 2009

Chủ nghĩa tư bản 'giẫy mãi chưa chết'

Chuyện tài chính toàn cầu chiếm nhiều thời gian họp sáng nay của các biên tập viên Đông Á ở BBC World Service trước ngày kỷ niệm một năm Lehman Brothers sụp đổ.

Một đồng nghiệp người Anh nói với cô thì mọi sự vẫn thế, tiền vay tín dụng địa ốc vẫn phải trả, bấm máy ATM vẫn rút được "cash" nên tình thế không đáng sợ như vẫn tưởng.

Về phần mình suýt nữa tôi đã khoe với các đồng nghiệp là mình biết về cuộc khủng hoảng hơn 20 năm trước.

Đó là những năm 1987-88 ở Việt Nam khi mà đời sống sinh hoạt kiểu bao cấp có khi còn "dưới" cả mức khủng hoảng.

Hà Nội chưa có thị trường chứng khoán mà chỉ có mấy cửa hàng bách hóa nhà nước và các chợ đuổi, chợ trời.

Thiếu đói khiến nhiều nhà cán bộ phải tự lo phần sản xuất với lồng lồng gà vi vút ngoài nhà tầng, lợn nằm sõng sượt trong nhà tắm.

Những ngày cả nước vẫn muốn tiến nhanh tiến mạnh lên Chủ nghĩa Xã hội đó, sinh viên như tôi cắm đầu học thứ lý thuyết nói chủ nghĩa tư bản ngay từ lúc sinh ra đã gặp khủng hoảng.

Ngồi nghe môn "Triết học Mác Lênin trên giảng đường" mà bụng cứ sôi lên vì đói.

Bữa trưa nhóm sinh viên ăn cơm có lạc rang muối, rau muống luộc để rồi lên lớp nhai đi nhai lại môn Lý luận Nhà nước và Pháp luật, cũng lại về cuộc khủng hoảng của nhà nước tư bản.

Khủng hoảng triền miên gây ra xung đột giành thị trường thuộc địa và chiến tranh giữa các nước tư bản đế quốc với nhau.

Từ đó đến giờ, cứ theo các văn kiện của đảng và giáo trình chính trị ở Việt Nam thì chủ nghĩa tư bản đã giẫy biết bao nhiêu lần rồi mà chưa chết.

Kể cả cuộc khủng hoảng này được coi là tồi tệ nhất với giới tài chính quốc tế từ hơn 70 năm qua, cũng chưa giết được nó.

Vậy tư bản quốc tế là cái quái quỷ gì mà sống dai vậy?

Không phải là nhà lý luận nên tôi chỉ ghi lại lời các đồng nghiệp nhà báo khác tinh thông hơn về kinh tế.

Cứ theo họ thì không có một mô hình chủ nghĩa tư bản mà có đủ loại, từ kiểu Mỹ, kiểu châu Âu đến châu Á.

Ngay ở Bắc Mỹ thì Hoa Kỳ và Canada cũng khá khác nhau.

Trong bài "Does Capitalism Have a Future?" gần đây, Steven Evans của BBC còn tìm hiểu vì sao mô hình tư bản Đức và Pháp ở châu Âu phục hồi nhanh hơn 'American Capitalism' mà Anh giống tới 70-8%.

Ở châu Á, bên cạnh Nhật đã có tuổi còn thấy mô hình tư bản dân tộc độc đoán Đông Á và gần đây nhất là tư bản đỏ Trung Quốc.

Hóa ra bọn tư bản ghê thật.

Chúng biến hóa muôn hình vạn trạng, cứ như một rừng cây, thảo nào sức đề kháng rất mạnh, chẳng dễ chết được.

Nói đùa vậy đúng là dạng thức kinh tế tư bản đúng là rất đa dạng nên nay người ta nghi ngờ cụm từ "khủng hoảng tài chính toàn cầu".

Bởi chẳng có một hệ thống chung mà thế giới là nhiều hệ thống nhỏ liên kết dày mỏng khác nhau.

Một chỗ bị động thì chắc chắn có tác động đến chỗ kia nhưng mức độ khác nhau và tách được ra (decoupling) đúng lúc là thoát hiểm.

Nhìn vào góc độ sinh hoạt hàng ngày, thì nếu coi việc vay tiền nhà băng để làm ăn, để tiêu dùng là bình thường thì "tội ác" lớn nhất của tư bản là cho vay nặng lãi không xấu như xưa tôi được dạy.

Tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam nhiều năm qua hẳn đã chẳng cao như vậy nếu thiếu hàng tỷ đôla tiền các nước tư bản cho vay, hoặc viện trợ.

Cũng tuần này, tờ Far Eastern Economic Review nói chỉ cần giữ ổn định giá cả và không để bội chi ngân sách quá cao thì các nền kinh tế châu Á, mà tôi hy vọng có cả Việt Nam, sẽ ung dung nhìn tới một thập niên tăng trưởng đều nữa.

Thế thì giáo trình tôi học ở Việt Nam cũng không hoàn toàn sai.

Vì nếu coi khủng hoảng là "bộ phận cấu thành" của chủ nghĩa tư bản thì chu kỳ rơi vào khủng hoảng rồi lại thoát ra là bình thường.

Như vòng quay "boom & bust", hết bùng lên lại nổ về chứng khoán.

Hay là kinh tế tư bản có năng lực phục hồi đặc biệt, liên tục thoát ra khỏi các cuộc khủng hoảng?

Cứ mỗi lần nó lại khoẻ hơn nhờ tự điều chỉnh và tìm ra các công nghệ mới, cách làm ăn mới.

Ở góc độ cá nhân, một năm qua cũng là thời gian thử thách với hàng triệu gia đình tại Anh trong đó có chúng tôi.

Triết lý vượt khó là có bao nhiêu tiêu bấy nhiêu, nếu giá cả lên thì mình mua ít đi, giá cả xuống thì mau mau tích trữ hàng rẻ.

Nghiệm ra thì nếu thiếu người tiêu dùng thì các ông chủ tư bản cũng không kiếm được, nên họ phải cố "nuôi" ta, trong quan hệ hai bên cùng tồn tại.

Một năm qua, tôi cũng phát hiện thấy chủ nghĩa tư bản không chỉ chai lì trước các cuộc "tổng sỉ vả" mà như còn cả thẹn nên chẳng bắt ai phải khen là "ưu việt"

Nguyễn Giang (BBC)