Thứ Hai, 30 tháng 11, 2009

Ngày của những cơn lũ cuồng Những con quỷ ngồi cười trên bàn nhậu/ Núi rừng bật gốc/ Sông khô suối cạn/ Có làm sao đâu/ Có làm sao đâu mà than khóc/ Lũ ở trên cao — sao lụt lội trong lòng? [thơ nguyễn tấn cứ]

Ngày của những bóng ma

Những người sống đang chết
Trên những ngã tư đường đèn xanh đỏ
Trong những công sở lạnh
Trong những căn nhà hoang
Khuya lơ giấc ngủ
Chết hết một ngày
Chết hết một đời

Ngày của những con quỷ
Vàng rực nỗi buồn
Nỗi buồn bò ra từ sách đỏ
Nghị quyết nói về sự tuyệt chủng
Con người còn thua một . . . con cọp

Con người được sinh sản từ những cuộc họp
Từ hang ổ của bầy rắn
Lúc nhúc phì phì nọc độc
Con người thành vật tế thần
Thành mồi ngon cho ác thú

Ngày của những cơn lũ cuồng
Những con quỷ ngồi cười trên bàn nhậu
Núi rừng bật gốc
Sông khô suối cạn
Có làm sao đâu
Có làm sao đâu mà than khóc
Lũ ở trên cao — sao lụt lội trong lòng?

Lại một ngày nắng lạnh
Ngọn bắc phong trở mình rét mướt
Ở đâu đó hội hè
Nghìn năm vui quá
Cho chúng tôi vui lây
Chút hạnh phúc làm người!

nguyễn tấn cứ

http://damau.org/archives/10133

Thứ Tư, 18 tháng 11, 2009

Lấy tiền nhân dân ăn chơi xa hoa

VNEXPRESS hôm nay đưa tin về Hội nghị đói nghèo do Liên Hợp Quốc tổ chức dựa theo tin dịch lại từ hãng thông tấn AP. Qua đó, chân dung của các tên độc tài, vơ vét tiền của nhân dân để ăn chơi xa hoa, phung phí. Họ tụ họp nhau lại để vay mượn tiền các nước giàu có, nhưng nhân dân họ đã, đang và sẽ chết đói chính từ những khoản tiền này.

Chân dung Robert Mugabe (Wikipedia):

Trong những năm cầm quyền, ông Robert Mugabe đã thay thế sự thống trị của thiểu số da trắng bằng sự thống trị của thiểu số da đen tập hợp quanh lợi ích cá nhân của chính ông. Ông cũng cho rằng Chúa đã giao quyền lực cho ông ta nên không ai có thể đoạt lại. Các vụ trấn áp do ông chủ mưu trong những năm 1980 làm 20.000 người thiệt mạng. Năm 1998, quân đội của Mugabe trấn áp những cuộc biểu tình của người dân phản đối tình trạng giá nhu yếu phẩm tăng cao. Năm 2005, gần 600.000 người Zimbabwe đã mất nhà cửa bởi các “chiến dịch thanh lọc” thành phố.[10]

Ngày 3 tháng 4 năm 2008, báo chí thế giới được thông báo rằng đảng đối lập chính, Phong trào Thay đổi dân chủ đã tuyên bố kiểm soát được Quốc hội. Tuyên bố này đã được xác nhận khi kết quả bầu cử được công bố nhưng hiện nay đang bị tranh cãi.[11]

Tổng thống Zimbabwe vừa bị tước danh hiệu hiệp sĩ ngày 25-6 năm 2008 bởi Nữ hoàng Anh Elizabeth II vốn phong cho Mugabe từ năm 1994 để phản đối sự vi phạm nhân quyền của ông. Phong trào thay đổi dân chủ của ông Tsvangirai, đối thủ của Mugabe cho biết gần 90 người ủng hộ phong trào này đã bị những người theo phe Mugabe sát hại. Do sử dụng bạo lực để đàn áp phe đối lập mà ông Mugabe đã bị thế giới lên án.[12]

Dưới thời Mugabe, Zimbabwe lạm phát lên tới 11 triệu %, đồng tiền mệnh giá 100 tỉ đôla Zimbabwe (ZD) chỉ đủ mua một ổ bánh mì và tỷ lệ mắc bệnh AIDS vào loại cao nhất châu Phi còn tuổi thọ thì vào hàng thấp nhất thế giới.[13] Tỷ lệ thất nghiệp của Zimbabwe là 70% và ít nhất 80% dân số sống dưới ngưỡng nghèo đói. Mức lạm phát của Zimbabwe tăng hàng năm tới 993,6% và thuộc hàng cao nhất thế giới.[14]

Khi bị tố cáo là hăm dọa bằng bạo lực phe đối lập trong kỳ bầu cử để giữ quyền lực, Mugabe tuyên bố: "Họ có thể hét to bao nhiêu tùy thích, từ Washington hoặc từ London hay từ bất cứ nơi nào khác. Người dân chúng tôi, người dân chúng tôi và chỉ người dân chúng tôi quyết định chứ không phải ai khác".

Thủ tướng Anh, ông Gordon Brown trong bài phát biểu tại Quốc hội Anh đã chỉ trích gay gắt Chính phủ của Robert Mugabe, gọi đó là Chính phủ không được ai thừa nhận còn Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice cho rằng chính phủ của ông Robert Mugabe là bất hợp pháp.

Điều đáng nói là những tên độc tài thuộc các nước nghèo châu Phi đang bắt tay với Trung Quốc để bán tài nguyên nước họ, đẩy nhân dân họ vào súng đạn chết chóc và đói nghèo. Theo GS David Shinn thuộc ĐH Geogre Washington thì Trung Quốc đã đổi chiến đấu cơ J-7, phản lực cơ K-8 và radar lấy quyền khai thác khoáng sản và tài nguyên phong phú của Zimbadwe. Suốt thời gian vận động tranh cử của Mugabe, các tàu chở vũ khí của Trung Quốc tấp nập cập cảng Zimbabwe

Hầu như không nước nào trong nhóm 8 quốc gia giàu nhất tham dự Hội nghị đói nghèo do Liên Hợp Quốc tổ chức, trong khi các đại biểu đến từ những nước nghèo nhất tranh thủ đi mua sắm, du hí.

Diễn đàn Lương thực năm nay do Liên Hợp Quốc tổ chức, bắt đầu từ hôm thứ 2 và kéo dài 3 ngày, diễn ra trong bối cảnh dân số đói nghèo thế giới vượt con số 1,02 tỷ, cao nhất kể từ năm 1970. Trên thực tế, xin tài trợ mới là mục đích chính của Hội nghị. 60 nhà lãnh đạo từ các nước nghèo đến với hy vọng thuyết phục nước giàu tăng viện trợ nông nghiệp hàng năm từ 7,9 tỷ USD lên 44 tỷ USD.

Tuy nhiên, đáp lại lời kêu gọi khẩn thiết của Liên Hợp Quốc, nước giàu tỏ ra rất thờ ơ. Không một nhà đại diện nào thuộc nhóm G8 tham dự Hội nghị lần này, ngoại trừ Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi không thể vắng mặt với tư cách chủ nhà.

Tổng thống ZImbabwe, Robert Mugabe (đeo kính) trong Hội nghị Lương thực do Liên Hợp Quốc tổ chức diễn ra tại Rome, Italy. Ảnh: Reuters

Theo AP, các nhà quan sát cho rằng sự vắng mặt của các quốc gia thịnh vượng không có nghĩa là họ không hành động. Cuộc gặp gỡ của nhóm G8 vừa diễn ra tại thành phố L'Aquila, Italy đã đề ra nhiều chương trình rõ ràng để chống nạn đói, giúp nông dân tăng năng suất lương thực trên khắp thế giới.

Phần lớn các nước giàu nhận xét Hội nghị lương thực lần này chỉ là sự phí phạm thời gian và tiền bạc, chẳng mang lại lợi ích cụ thể. Thực tế, ngay từ trước khi sự kiện diễn ra, thông tin rò rỉ cho thấy 60 nhà lãnh đạo sẽ chẳng đi đến kết luận nào, ngoài những tuyên bố chung chung, không có thời gian hành động cụ thể.

Phát biểu hôm nay trên tờ Telegraph của Anh, bà Clare Short, phụ trách Chương trình phát triển quốc tế của nước Anh nói: "Tôi không cử ai tham dự hội nghị lần này vì không hy vọng rằng hội nghị sẽ hoạt động hiệu quả".

Trong khi đó, cuộc họp diễn ra tại Rome biến thành kỳ nghỉ cho vài đại biểu. Một trong những nhân vật có ảnh hưởng ở châu Phi là ông Moammar Gadhafi, người đứng đầu nhà nước Lybia, đã tổ chức một buổi dạ hội tại dinh cơ của ông tại thủ đô Italy, với sự tham dự của hàng trăm phụ nữ trẻ.

Các hãng tin Italy cho hay, Tổng thống Zimbabwe, ông Robert Mugabe đến Italy bằng chuyên cơ riêng với một đoàn tùy tùng hơn 60 thành viên. Nhiều người trong số họ tranh thủ thời gian 3 ngày để thăm thú châu Âu.

Còn đệ nhất phu nhân Leila Zine của người đứng đầu nước Tunisia thì thỏa sức mua sắm tại đất nước của thời trang. Hãng tin AP cho biết trong cuộc đổ bộ đến con phố của những thương hiệu nổi tiếng thế giới Via Condotti, đệ nhất phu nhân cùng đoàn tùy tùng đã gây ách tắc cả một đoạn đường.


kẻ giết người đứng đọc diễn văn/ kẻ giết người hô nhân dân muôn năm/ kẻ giết người cười/ kẻ giết người sửa lại cổ áo/ và/ súng máy xả vào đám đông/ nhân dân tôi muôn năm/ lúc đó/ không còn tiếng người la hét nữa/ (thơ trần vàng sao)

Tưởng Năng Tiến

Cò là một loài chim nước có mỏ, cổ và chân cẳng đều dài – sống bằng tép, hến, ốc, cá… – thường quanh quẩn nơi ao hồ hay sông rạch. Cò cũng là tên gọi của một giới người, mới xuất hiện ở Việt Nam, chuyên lo việc môi giới dịch vụ – như cò máu, cò bệnh, cò mả, cò nhà, cò việc…

Trong một xã hội bình thường thì cò nhà chính là những người hành nghề địa ốc, cò việc là những chuyên viên tìm kiếm và giới thiệu việc làm, cò mả là những nhân viên làm việc cho những nghi táng gia (còn gọi nôm na là nhà quàn, chuyên lo việc hỏa táng hay mai táng), và cò bệnh là những cán sự y tế (có nhiệm vụ giới thiệu khách hàng đến những cơ quan chữa trị thích hợp) khi hữu sự. Tất cả những công việc này đều cần thiết, rất hữu ích và đều được khách hàng quí trọng.

Ðiều không may cho giới cò ở Việt Nam là họ sinh sống trong một môi trường xã hội rất không bình thường nên bị gọi là “cò” (một cách khinh miệt) và luôn luôn phải hành sử rất bất thường, cứ y như những kẻ gian manh – lúc nào cũng thậm thụt lấm lét tựa những tên ma cô dắt mối, hay những người buôn bán ma túy – nơi đầu đường xó chợ.

Cò, tất nhiên, không phải là nguyên nhân của những tệ trạng xã hội. Họ cũng là nạn nhân như bao lương dân khác. Túng thì phải tính, thế thôi. Sự bất hạnh của giới người làm cò, nghĩ cho cùng, chỉ là chuyện nhỏ (và chuyện rất thường) ở Việt Nam. Nơi đây, cả một dân tộc đang bị vùi dập và khinh miệt hay chà đạp chứ đâu có riêng chi một giới người nào.

Ðã thế – ở xứ sở của chúng ta – bên cạnh cò thật còn có thêm cò … giả, cò đều và cò mồi. Những con cò chuyên cung cấp những dịch vụ … thừa. Nói cách khác, chúng tạo ra nhu cầu (không có thật) và dùng mánh khóe hay bạo lực bắt mọi người phải sử dụng những dịch vụ (không cần thiết) của mình. Chính loại cò này mới là thủ phạm của tội ác, đáng bị chỉ tên và kết án.

Xin đơn cử một thí dụ:

“Hầu như vùng nông thôn nào cũng có cò heo, nhưng ở phạm vi bài này, chúng tôi chỉ khoanh gọn đội quân cò heo ở huyện Trực Ninh – một huyện phía Nam của tỉnh Nam Ðịnh. Ðội quân này có khoảng 50 người được phân bố rải rác ở tất cả các chợ có heo bán như Cát Thành, Trực Tuấn, Trực Bình, Liêm Hải, Phương Ðịnh… “

“Ðể sống được, ngoài phương thức cổ điển là dựng vai mồi, đưa người mua vào bẫy, đám cò lợn còn tiến hành kinh doanh lợn. Nói như các cụ thì chợ chưa họp kẻ cắp đã đến. Các cò lợn cũng vậy. Mỗi khi đến phiên chợ, họ đến rất sớm để gặp khách nào có ổ lợn mà xem ra lớ ngớ thì cò lợn xúm đến tranh mua. Thường thì họ trả rất rẻ, chê bủng chê beo, nhấc lên bỏ xuống chán chê.”

“Nếu có ai khác cố tình mua và chủ lợn cố tình bán thì các cò lợn sẵn sàng chơi luật rừng ngay, không thì họ cũng giằng co cho đến lúc con lợn gẫy chân. Vì vậy trước sau cò lợn cũng mua được ổ lợn (hay con lợn). Rồi chẳng cần xách đi đâu, họ ngồi luôn xuống tại chỗ để bán lại. Gặp hôm nào lợn ít họ lãi gấp đôi, còn bình thường họ lãi gấp rưỡi, ít khi bị hòa vốn.”

“Nạn cò lợn ở các xã có chợ lợn ở huyện Trực Ninh xuất hiện cách đây 15-16 năm. Càng ngày nó càng phát triển. Nó không những không đem lại lợi ích gì cho bà con nông dân mà còn gây nhiều khốn khó cực lòng. Không ít người đã từng nhăn mặt méo mồm với đám quân cò lợn bất trị chuyên lừa lọc này (”Cò Heo,” Sống Mới, 01 Mar. 2002:27).

Chuyện lừa lọc của lũ cò giả, như cò lợn (thực ra) không có gì mới mẻ, và chỉ là chuyện nhỏ – của đám cò con – tại thôn quê. Ở bình diện quốc gia, nước Việt còn nhiều thứ cò đểu khác “vĩ đại” (và đáng ngại) hơn nhiều.

Cò chiến thuộc loại này.  Sau Thế chiến thứ Hai, khi phong trào giải thực lan rộng trên toàn cầu (và việc trao trả độc lập cho những quốc gia bị trị trở thành một xu hướng không thể đảo ngược ở khắp mọi nơi) thì đám cò chiến ở Việt Nam vẫn cố tạo ra một cuộc chiến “đánh đuổi thực dân để giành độc lập.”

Sau đó, họ tiến hành một cuộc chiến tranh khác bằng cách hô hoán lên là đất nước bị xâm luợc, rồi bắt ép nửa phần dân tộc Việt đi chém giết nửa phần còn lại. Trong cả hai cuộc chiến (rất) “thần thánh” và (hoàn toàn) không cần thiết đó, đám cò đểu đều thắng lợi một cách vẻ vang. Chỉ có nhân dân là (đại) bại – theo như cách nói của thi sĩ Nguyễn Duy.

Dù đã thua te tua, và thua thê thảm liên tiếp qua mấy thế hệ nguời như thế, dân chúng vẫn chưa được để yên. Sau 1975, ở Việt Nam bỗng xuất hiện một loại cò giả khác – gọi là cò người. Ðám cò đểu này tạo ra đủ thứ áp lực khắc nghiệt khiến hàng triệu người Việt phải quyết định bỏ nước ra đi, và chính chúng đứng ra “bán bãi thu vàng” cho những chuyến phiêu lưu nát lòng và hãi hùng này.

Vấn đề trên đã được nhà báo Bùi Tín nhắc lại (trên tạp chí Cánh Én, số Xuân Kỷ Mão, phát hành tại Ðức Quốc, tháng 2 năm 1999) trong bài “Hai câu hỏi cần trả lời rõ ràng khi thế kỷ 20 khép lại.” Một trong hai câu hỏi này, được đặt ra cho ông Phạm Văn Ðồng, nguyên văn như sau: “Xin thủ tướng cho biết ý kiến về sự kiện thuyền nhân hồi 1975, nhất là hồi 1978, 1979Về nguyên nhân và trách nhiệm trong những sự kiện ấy, với những hiện tượng bán bãi thu vàng và khá nhiều tầu, thuyền bị hải tặc bão tố và chìm trong đại dương… Là người đứng đầu chính phủ, một trong những người lãnh đạo cao nhất của đảng cộng sản, thủ tướng nhìn nhận ra sao trách nhiệm của mình trong cuộc di dân rộng lớn và bi thảm ấy?”

Thế kỷ XX đã khép lại, ông Phạm Văn Đồng đã từ trần, chuyện bán bãi thu vàng đã chấm dứt, đám cò người (cũng) đã chuyển vùng – sang một địa bàn hoạt động khác, xuất khẩu lao động – chịu nhận thu nhập ít ỏi hơn. Tuy gọi là “ít” nhưng theo lời tác giả Lê Diễn Đức (trong bài “Sự đểu cáng thời vươn ra biển lớn,” đọc được trên talawas, vào ngày 3 tháng 4 năm 2009) thì ”ở Việt Nam buôn công nhân đi nước ngoài là business hợp pháp ít vốn nhiều lời nhất, hơn cả ma tuý.

Cò người, tuy thế, vẫn chưa bị công luận lên án kịch liệt (chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này, chi tiết hơn, vào tuần tới, cũng trên diễn đàn này) vì cạnh chúng có vài loại cò khác – gian ác hơn nhiều và cũng đang gây ra nhiều điều tiếng tệ hại hơn.

Trước hết, hãy nói qua về cò bauxite. Nhân danh chủ trương lớn của một đảng, đám cò này ngang nhiên mang một phần đất nước ra bán xới. Khi bị chất vấn về  hiểm họa của môi sinh (và an ninh quốc phòng) vì đã để cho ngoại nhân khai thác tài nguyên ở một vùng trọng yếu của đất nước, đám cò này liền bù lăn bù loa đe dọa – bằng hình thức “Thông cáo báo chí – rằng: “bản kiến nghị phản đối của các nhà trí thức gửi Lãnh đạo Đảng và Nhà nước là không có cơ sở, không đúng với tình hình thực tế, hoàn toàn mang tính bịa đặt và kích động, và bị các tổ chức phản động lợi dụng.”

Biểu Ngữ Của Những Người Đòi Hỏi Bào Toàn Lãnh Thổ: Nguồn BBC
Biểu ngữ treo trên đường cao tốc: Nguồn BBC

Cò đảo và cò biển còn đáng sợ hơn vì hung hãn và côn đồ hơn thế. Nhiều công dân Việt Nam đang bị giam cầm chỉ vì đã biểu tình, hay treo biểu ngữ, bày tỏ nguyện vọng của họ về việc bảo toàn lãnh thổ, sau khi biết được việc cắt biển và dâng đảo của đám cò này.

Ngày 10 tháng 9 năm 2008, một công dân Việt Nam, ông Nguyễn Văn Hải, bị xử hai năm rưỡi tù giam (với tội danh “trốn thuế”) nguyên do chỉ vì đã  tỏ thái độ phản đối việc rước đuốc  Thếvận hội Bắc Kinh, cũng như lên tiếng về chủ quyền của Việt Nam liên quan đến quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Tương tự, liên tiếp trong bốn ngày (6,7,8 và 9) vào tháng mười năm 2009, đám cò biển và cò đảo đã dựng lên những phiên toà ở Hà Nội và Hải Phòng và tuyên án chín lương dân (*) nhiều năm tù chỉ vì họ đã kêu gọi sự bảo toàn lãnh hải, và tuyên xưng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.

Trước đó, vào ngày 18 tháng 9 năm 2008, một công dân Việt Nam khác – cô Phạm Thanh Nghiên – đã bị một số đông công an và nhân viên an ninh (của thành phố Hải Phòng) lôi ra khỏi nhà khi cô đang ngồi toạ kháng, với hai khẩu hiệu: “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam” và “Phản đối công hàm bán nước của thủ tướng Phạm Văn Đồng.”

Dù hơn một năm đã trôi qua (xem ra) nhà đương cuộc Hà Nội vẫn còn lúng túng, chưa nghĩ ra được tội danh gì thích hợp cho trường hợp Phạm Thanh Nghiên. Do đó, cô vẫn tiếp tục bị biệt giam và không biết đến bao giờ mới được mang ra “xét xử!”

Giữa vòng vây của một đám cò, Phạm Thanh Nghiên – tất nhiên – đang phải đối diện với rất nhiều hung hiểm. Không cần phải là thầy bói, người ta vẫn có thể nói trước được tương lai “lành ít dữ nhiều” của nhân vật này. Số phận của cả dân tộc Việt (e) cũng không khác mấy, nếu cứ tiếp tục cam chịu để bị cai trị và dẫn dắt bởi một bầy cò (cò đểu, cò giả, và  cò mồi) như thế.

Tưởng Năng Tiến

(*)

1. Trần Đức Thạch: 3 năm tù và 3 năm quản chế.

2. Vũ Hùng: 3 năm tù và 3 năm quản chế.

3. Phạm Văn Trội: 4 năm tù và 4 năm quản chế.

4. Nguyễn Xuân Nghĩa: 6 năm tù và 3 năm quản chế.

5. Ngô Quỳnh: 3 năm tù và 3 năm quản chế.

6. Nguyễn Văn Tính: 3 năm 6 tháng tù và 3 năm quản chế.

7. Nguyễn Văn Túc bị kết án 4 năm tù và 3 năm quản chế.

8. Nguyễn Kim Nhàn bị kết án 2 năm tù và 2 năm quản chế.

9. Nguyễn Mạnh Sơn bị kết án 3 năm 6 tháng tù và 3 năm quản chế.

Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2009

Tôi yêu đất nước này xót xa... tôi yêu đất nước này cay đắng... tôi yêu đất nước này áo rách... tôi yêu đất nước này rau cháo... tôi yêu đất nước này lầm than... tôi yêu đất nước này chân thật... (thơ Trần Vàng Sao)

Bài thơ của một người yêu nước mình

 

buổi sáng tôi mặc áo đi giầy ra đứng ngoài

   đường  
gió thổi những bông mía trắng bên sông  
mùi toóc khô còn thơm lúa mùa qua  
bầy chim sẻ đậu trước sân nhà  
những đứa trẻ đứng nhìn ngấp nghé  
tôi yêu đất nước này như thế  
mỗi buổi mai  
bầy chim sẻ ngoài sân  
gió mát và trong  
đường đi đầy cỏ may và muộng chuộng  
tôi vẫn sống  
           
vẫn ăn  
                               
vẫn thở  
                                            
như mọi người  
đôi khi chợt nhớ một tiếng cười lạ  
một câu ca dao buồn có hoa bưởi hoa ngâu  
một vết bùn khô trên mặt đá  
không có ai chia tay  
cũng nhớ một tiếng còi tàu
 

mẹ tôi thức khuya dậy sớm  
năm nay ngoài năm mươi tuổi  
chồng chết đã mười mấy năm  
thủa tôi mới đọc được i tờ  
mẹ thương tôi mẹ vẫn tảo tần  
nước sông gạo chợ  
ngày hai buổi nhà không khi nào vắng người đòi

   nợ  
 
 
 
 

sống qua ngày nên phải nghiến răng  
cũng không vui nên mẹ ít khi cười  
những buổi trưa buổi tối  
ngồi một mình hay khóc  
vẫn thở dài mà không nói ra  
thương con không cha  
hẩm hiu côi cút

tôi yêu đất nước này xót xa  
mẹ tôi nuôi tôi mười mấy năm không lấy chồng  
thương tôi nên ở goá nuôi tôi  
những đứa bà con hằng ngày chửi bới  
chúng cho mẹ con tôi áo quần tiền bạc như cho

   một đứa hủi  
ngày kỵ cha họ hàng thân thích không ai tới

thắp ba cây hương  
với mấy cái bông hải đường  
mẹ tôi khóc thút thít  
cầu cha tôi phù hộ tôi nên người  
con nó còn nhỏ dại  
trí chưa khôn chân chưa vững bước đi  
tôi một mình nuôi nó có kể chi mưa nắng

tôi yêu đất nước này cay đắng  
những năm dài thắp đuốc đi đêm  
quen thân rồi không ai còn nhớ tên  
dĩ vãng đè trên lưng thấm nặng  
áo mồ hôi những buổi chợ về  
đời cúi thấp giành từng lon gạo mốc  
từng cọng rau hột muối  
 
 
 
 
 

vui sao khi còn bữa đói bữa no  
mẹ thương con nên cách trở sông đò  
hàng gánh nặng phải qua cầu xuống dốc  
đêm nào mẹ cũng khóc  
đêm nào mẹ cũng khấn thầm  
mong con khôn lớn cất mặt với đời

tôi yêu đất nước này khôn nguôi  
tôi yêu mẹ tôi áo rách  
chẳng khi nào nhớ tuổi mình bao nhiêu
 

tôi bước đi  
mưa mỗi lúc một to  
sao hôm nay lòng thấy chật  
như buổi sáng mùa đông chưa có mặt trời mọc  
con sông dài nằm nhớ những chặng rừng đi qua  
nỗi mệt mỏi rưng rưng từng con nước  
chim đậu trên cành chim không hót  
khoảng vắng mùa thu ngủ trên cỏ may

tôi yêu đất nước này những buổi sớm mai  
không ai cười không tiếng hát trẻ con  
đất đá cỏ cây ơi  
mười ba năm có héo mòn

đất đá cỏ cây ơi

lòng vẫn thương mẹ nhớ cha  
ăn quán nằm cầu  
hai hàng nước mắt chảy ra  
mỗi đêm cầu trời khấn Phật tai qua nạn khỏi  
ngày mai mua may bán đắt
 
 
 
 
 
 

tôi yêu đất nước này áo rách  
căn nhà dột phên không ngăn nổi gió  
vẫn yêu nhau trong từng hơi thở  
lòng vẫn thương cây nhớ cội hoài  
thắp đèn đêm ngồi đợi mặt trời mai

tôi yêu đất nước này như thế  
như yêu cây cỏ trong vườn  
như yêu mẹ tôi chịu khó chịu thương  
nuôi tôi thành người hôm nay  
yêu một giọng hát hay  
có bài mái đẩy thơm hoa dại  
có sáu câu vọng cổ chứa chan  
có ba ông táo thờ trong bếp  
và tuổi thơ buồn như giọt nước trong lá sen

tôi yêu đất nước này và tôi yêu em  
thuở tóc kẹp tuổi ngoan học trò  
áo trắng và chùm hoa phượng đỏ  
trong bước chân chim sẻ  
ngồi học bài và gọi nhỏ tên tôi  
hay nói chuyện huyên thuyên  
chuyện trên trời dưới đất rất lạ  
chuyện bông hoa mọc một mình trên đá  
cứ hay cười mà không biết có người buồn

sáng hôm nay gió lạnh vẫn còn  
khi xa nhà vẫn muốn ngoái lại  
ngó cây cam cây cải  
thương mẹ già như chuối ba hương  
em chưa buồn vì chưa rách áo
 
 
 
 
 
 

tôi yêu đất nước này rau cháo  
bốn ngàn năm cuốc bẫm cày sâu  
áo đứt nút qua cầu gió bay  

tuổi thơ em hãy giữ cho ngoan  

tôi yêu đất nước này lầm than  
mẹ đốt củi trên rừng cha làm cá ngoài biển  
ăn rau rìu rau éo rau trai  
nuôi lớn người từ ngày mở đất  
bốn ngàn năm nằm gai nếm mật  
một tấc lòng cũng trứng Âu Cơ  
một tiếng nói cũng đầy hồn thánh Gióng
 

tôi đi hết một ngày  
gặp toàn người lạ  
chưa ai biết chưa ai quen  
không biết tuổi không biết tên  
cùng sống chung trên đất  
cùng nỗi đau chia cắt bắc nam  
cùng có chung tên gọi Việt Nam  
mang vết thương chảy máu ngoài tim  
cùng nhức nhối với người chết oan ức  
đấm ngực giận hờn tức tối  
cùng anh em cất cao tiếng nói  
bản tuyên ngôn mười bốn triệu người đòi độc lập

   tự do  
bữa ăn nào cũng phải được no  
mùa lạnh phải có áo ấm  
 
 
 
 

được nói cười hát ca yêu đương không ai cấm  
được thờ cúng những người mình tôn kính  
hai mươi năm cuộc đời chưa khi nào định
 

tôi trở về căn nhà nhỏ  
đèn thắp ngọn lù mù  
gió thổi trong lá cây xào xạc  
vườn đêm thơm mát  
bát canh rau dền có ớt chìa vôi  
bên hàng xóm có tiếng trẻ con khóc  
mẹ bồng con lên non ngồi cầu ái tử

đất nước hôm nay đã thấm hồn người  
ve sắp kêu mùa hạ  
nên không còn mấy thu  
đất nước này còn chua xót  
nên trông ngày thống nhất  
cho người bên kia không gọi người bên này là

   người miền nam  
cho người bên này không gọi người bên kia là

   người miền bắc  
lòng vui hôm nay không thấy chật

tôi yêu đất nước này chân thật  
như yêu căn nhà nhỏ có mẹ của tôi  
như yêu em nụ hôn ngọt trên môi  
và yêu tôi đã biết làm người  
cứ trông đất nước mình thống nhất

Thứ Năm, 12 tháng 11, 2009

Đối kháng TQ 'bị bỏ mặc ở sân bay'

 

Feng Zhenghu Một nhà bất đồng chính kiến có tiếng của Trung Quốc nói ông ở trong tình trạng bị bỏ mặc tại sân bay Tokyo trong chín ngày nay do TQ từ chối cho ông quay trở về nhà.

Ông Feng Zhenghu vẫn đang phải vạ vật trên một chiếc ghế bành gần điểm kiểm soát di trú tại sân bay quốc tế Narita.

Ông nói với hãng AFP rằng giới chức TQ vi phạm quy định của Liên Hiệp Quốc và luật pháp của chính họ.

Các nhà hoạt động về nhân quyền nói tình trạng căng thẳng này giống như chuyện một người vô chính phủ trong phim ‘The Terminal’ của Stephen Spielberg.

Tổ chức Ân xá Quốc tế liệt kê ông Feng là một nhà bất đồng chính kiến có tiếng.

Ông Feng nói ông đã tám lần tìm cách về lại Trung Quốc sau vài tháng ở Nhật, nhưng bốn lần bị trả lại tại sân bay Pudong ở Thượng Hải, và bốn lần khác bị nhân viên hàng không Nhật từ chối cho bay.

Ông Feng di cư tới Nhật nhiều năm trước sau khi được biết đã bị truy tố vì tham gia vào một phong trào sinh viên, nhưng ông đã quay lại TQ vào năm 1999 để thành lập một công ty tư vấn.

Tuy nhiên, ông bị giới chức TQ buộc tội đã điều hành một doanh nghiệp bất hợp pháp vào năm 2001, và phải chịu án tù 3 năm.

Một người phát ngôn cho dịch vụ di trú Nhật tại sân bay Narita nói họ chưa bao giờ gặp trường hợp tương tự.

Người phát ngôn này nói với AFP: “Chúng tôi đã tìm cách thuyết phục ông ta vào lại Nhật Bản, nhưng ông ta chọn ở lại chỗ đó”.

Ông Feng nói ông chưa được thanh toán chi phí cho tám lần tìm cách quay lại TQ, và nói điều đó khiến ông không còn tiền để mua đồ ăn nữa.

TQ có nhiều 'nhà tù bất hợp pháp'

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, Human Rights Watch, nói Trung Quốc đang có nhiều trung tâm giam giữ bất hợp pháp, giam các công dân của họ trong nhiều tháng.

Tổ chức này nói các trung tâm giam giữ - được biết đến với cái tên “ngục đen” - thường là các khách sạn quốc doanh, các bệnh xá hay bệnh viện tâm thần.

Trong số những người bị giam giữ có nhiều người chỉ là dân thường tới Bắc Kinh để tố cáo về những bất công tại địa phương.

Chính phủ TQ bác bỏ chuyện họ sử dụng “ngục đen”, cho dù trước đây đã có các tường thuật trên báo chí của nhà nước về các trung tâm giam giữ này.

‘Bị đấm đá’

Báo cáo của tổ chức nhân quyền, có tên ‘Hẻm Địa ngục’, nói các thường dân thường bị bắt cóc trên đường phố và đưa vào các trung tâm giam giữ bất hợp pháp.

Đôi khi họ bị tước đoạt tài sản, bị đánh đập và không được cho biết tại sao họ bị giam giữ.

Human Rights Watch nói họ thu thập thông tin cho báo cáo này bằng cách phỏng vấn 38 người đã bi giam giữ vào đầu năm nay.

Một người bị giam nói: “Tôi hỏi tại sao họ lại giam tôi, thì một nhóm canh gác đi vào đấm, đá tôi và nói họ muốn giết tôi.”

Sự tồn tại của các ngục đen tại trung tâm Bắc Kinh là một sự chế diễu đối với lời lẽ của chính phủ TQ rằng họ cải thiện nhân quyền và tôn trọng sự cai trị của luật pháp

Sophie Richardson

“Tôi gào lên kêu cứu thì họ mới ngừng lại, nhưng từ đó, tôi không dám hỏi, sợ lại bị đánh.”

Rất nhiều trong số những người bị giam giữ là những người khiếu kiện, tới Bắc Kinh để nộp đơn kiện lên Cục nhận đơn thư khiếu nại nhà nước.

Bộ phận này của chính phủ có nhiệm vụ giúp người dân trong cả nước giải quyết những khiếu nại của họ.

Tuy nhiên, một số người khiếu kiện lại bị nhân viên an ninh mặc thường phục bắt giữ khi tới Bắc Kinh.

Báo cáo của Human Rights Watch trích dẫn các tài liệu chưa được ấn hành của chính quyền địa phương cung cấp chi tiết về cơ cấu kinh tế đằng sau những nhà ‘ngục đen’ này.

Báo cáo nói các quan chức địa phương bị phạt vì “không có các hành động mang tính quyết định khi người khiếu kiện từ các địa phương cần phải giải quyết pháp luật tại thủ phủ của tỉnh hay Bắc Kinh”.

Những người điều hành các ngục đen này được thanh toán khoảng 150 đến 200 nhân dân tệ đối với mỗi người bị giam giữ, mà theo bản báo cáo là ‘tạo động lực để thực hiện hình thức bắt giữ bất hợp pháp”.

Giám đốc phụ trách về châu Á của Human Rights Watch, Sophie Richardson, nói: “Sự tồn tại của các ngục đen tại trung tâm Bắc Kinh là một sự chế diễu đối với lời lẽ của chính phủ TQ rằng họ cải thiện nhân quyền và tôn trọng sự cai trị của luật pháp”.

Phẫn nộ

Tù nhân

Các nhà tù bình thường cũng bị chỉ trích vì để xảy ra các vụ thiệt mạng

Truyền thông nhà nước TQ cũng đã nói về sự tồn tại của các nhà tù đen này.

Tờ China Daily tuần trước có một tường thuật về vụ xét xử một nhân viên bảo vệ ngục đen bị buộc tội hãm hiếp một phụ nữ 20 tuổi bị giam giữ.

Tuy nhiên, người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương hôm thứ Năm đã bác bỏ chuyện nước này có các trung tâm giam giữ bất hợp pháp.

Nói tại buổi họp báo thường kỳ, ông Tần Cương tuyên bố: “Tôi có thể đảm bảo với quí vị rằng không có cái gọi là ngục đen tại Trung Quốc”.

Tuy nhiên, khi tiếp tục bị chất vấn về chuyện này, ông nói thêm rằng có “những vấn đề tồn tại” cần phải được xử lý.

Ngục đen cũng chỉ là một khía cạnh của hệ thống giam giữ tại TQ bị chỉ trích trong những tháng gần đây.

Công chúng gần đây đã tỏ ý phẫn nộ trước việc có nhiều cái chết trong các nhà tù và trung tâm giam giữ, là điều mà chính phủ đã hứa là sẽ dẹp bỏ.

Thứ Tư, 11 tháng 11, 2009

Quyền lực và tri thức

Được biết Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài lần thứ nhất sắp diễn ra từ ngày 21-23/11.

Việt Nam kêu gọi người Việt ở nước ngoài về giúp xây dựng đất nước

Chủ đề cuộc gặp, theo ban tổ chức, là “Vì một cộng đồng đoàn kết vững mạnh, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng đất nước”.

Tiêu chí thì hay, nhưng không hề mới đã làm nảy sinh câu hỏi là sao vấn đề hay như vậy mà qua hằng chục năm vẫn không tiến bộ khả quan? Thiết nghĩ trong một cái nhìn dài hơi, thì sự đóng góp của kiều bào quan trọng nhất là chuyển tải thông tin và tri thức tiên tiến về nước, đặc biệt khi kiều hối cùng những quan hệ trực hệ theo thời gian mà ít dần đi.

Suy tính về phương pháp và hiệu quả chuyển giao tri thức, chắc chắn không thể bỏ qua thực tế sử dụng trí thức trong nước. Người viết muốn hình dung những rào cản với trí thức Việt kiều, thông qua việc khảo sát giới trí thức Việt Nam.

Trí thức Việt Nam - cắt một lát!

Thôi thì ta tạm gọi những người được đào tạo có trình độ đại học trở lên ở Việt Nam là trí thức, mặc dù GS Phan Đình Diệu đã từng cho rằng Việt Nam chưa có đội ngũ trí thức theo đúng nghĩa.

Tìm đọc lại lớp trí thức Tây học tiêu biểu như Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo, Nguỵ Như Công Tum…có vẻ các cụ chỉ được chính quyền sử dụng như những “lá bài” chính trị hơn là tạo điều kiện để tri thức của các cụ tỏa sáng, truyền bá tới các tầng lớp nhân dân và hậu thế.

Nhắc lại như vậy để thấy, loại trí thức cây Đa, cây Gạo ở Việt Nam hầu hết là bắt nguồn đào tạo từ “lò” Liên Xô, Đông Đức, Trung Quốc và các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa (XHCN) cũ. Riêng Liên Xô (cũ) cho tới lúc rã đám (1990) đã đào tạo cho Việt nam 52.000 đại học, sau đại học và khoảng 100.000 công nhân kỹ thuật. Trong suốt chiều lịch sử của chiến tranh lạnh, do lằn phân chia ý thức hệ, “kênh” thông thương của trí thức Việt nam với thế giới cơ bản là các nước XHCN.

Khối XHCN Đông Âu sập đổ, giới trí thức Việt Nam mất đi chỗ dựa tinh thần và hệ thống chính trị thì mất điểm tựa về ý thức hệ. Trí thức Việt Nam đồng thời mất cơ hội đào tạo cơ bản và nâng cao trình độ, nhưng nghiêm trọng nhất là mất đi “chiếc cầu trung gian” để giúp họ mường tượng ra thế giới bên ngoài đã biến đổi sang nền kinh tế tri thức như thế nào, dù rằng trình độ của các nước Đông Âu lúc ấy còn đi sau các nước Tây Âu hàng chục năm.

Mô hình công nghiệp ở những năm cuối thập kỷ 80 tại Liên xô và Đông Âu là những công xưởng “đại tướng” nhưng lãng phí tài nguyên, năng lượng và ô nhiễm. Nền công nghiệp hóa được vẽ ra bởi đội ngũ trí thức lãnh đạo Việt nam cho tương lai 2020, có dáng dấp của “thời đại công nghiệp” này vay mượn cách tổ chức của các tập đoàn công nghiệp Hàn Quốc.

Trong các quốc gia phát triển, giới trí thức thường đi đầu trong các trào lưu tư tưởng và sáng tạo, làm lực lượng tiên phong đưa cả xã hội đi lên. Có thể gọi đó là tính tiên phong và “lãng mạn” mà xã hội đòi hỏi ở đội ngũ này.

Thiếu niềm tin vào năng lực tri thức cùng thứ văn hóa Khổng nho, gia trưởng được xây trên nền tảng nhất nguyên ý thức hệ, đã đẩy lớp người đang nắm quyền lực tới trạng thái tâm lí duy lợi.

Hoàng Kim Phúc

Sức mạnh của trí thức phụ thuộc vào chất lượng đào tạo, trình độ cập nhật thông tin và điều kiện tự do tư tưởng. Thiếu một trong ba yếu tố trên, giới trí thức không thể phát triển được. Cả ba điều trên đều là những thứ còn thiếu vắng trong xã hội Việt nam hiện nay.

Trong cả một thập kỷ 90 biến động và “cô lập”, giới khoa bảng Việt Nam xào xáo lại những kiến thức cũ, quay lại đào tạo lẫn nhau theo những quy chuẩn tự họ đặt ra. Đa phần những “tri thức” này giúp họ hợp thức hoá bằng cấp để giành chỗ trong hệ thống chính trị nhưng nó còn ít giá trị phục vụ xã hội vì đã lỗi thời. Lớp cán bộ này hiện nay đang nắm hầu hết các vị trí quan yếu của đất nước.

Nền tảng tri thức như vậy dĩ nhiên dẫn tới sự mất niềm tin vào khả năng tự tác nghiệp khi cọ sát với sự phát triển khoa học, công nghệ chóng mặt ở thế giới.

Thiếu niềm tin vào năng lực tri thức cùng thứ văn hóa Khổng nho, gia trưởng được xây trên nền tảng nhất nguyên ý thức hệ được tuyên huấn ngay từ thơ ấu đã đẩy lớp người đang nắm quyền lực trong các sở, vụ, viện, bộ, trung ương … tới một trạng thái tâm lí duy lợi, và giữ quyền lực bằng mọi giá. Tâm tư phổ biến của lớp cán bộ này là nhìn sự nhũng lạm quyền lực với con mắt vừa căm ghét, vừa thèm khát nhưng cũng đầy sợ sệt. Thực trạng mua quan bán tước rộng khắp từ thấp tới cao là một hệ quả nhỡn tiền.

Mọi thứ lý tưởng hoa mỹ sau “sụp đổ Đông âu” chỉ còn là màn trình diễn nhằm biện bạch cho tính chính thống hay tính tiên phong mà thực ra họ đã không còn thủ đắc nữa.

Phía bên kia

Trong những năm tháng đó, ở phía bên kia của lát cắt có một thành phần mới khác đang lớn lên. Dẫn đầu họ là những trí thức xuất sắc do may mắn nào đó “sống sót” sau những cơn “lũ quét” hồng hơn chuyên như Hoàng Tụy, Lê Đăng Doanh, Nguyễn Quang A…

Lớp trẻ hơn nằm trong nhóm người may mắn tìm được cơ hội đào tạo từ ở những nước dân chủ phát triển, bao gồm một số “con ông cháu cha”, hay những du học sinh cuối cùng ở Đông Âu XHCN tìm được cơ hội học tập và làm việc ở nước thứ ba. Số khác được đào tạo tại Việt Nam nhưng sau đó có cơ hội làm việc và trưởng thành trong các công ty, tổ chức nước ngoài, thậm chí đang làm việc trong thể chế nhưng bắt buộc phải cọ sát có hệ thống với bên ngoài do công việc đòi hỏi. Nhiều người là du học tự túc.

Sự khác biệt cơ bản của tập hợp này với những người ở phía bên kia lát cắt không hẳn là nền tảng tri thức nghề nghiệp cập nhật, tiếng Anh hoặc phương pháp tổ chức làm việc hiệu quả, vì đó chỉ là những kĩ năng nếu có đầu tư và phương cách đúng là có thể đào tạo được ở Việt Nam.

Nhiều người Việt đang được các trường lớn ở phương Tây đào tạo

Khác biệt chính là ý thức của họ về một xã hội dân chủ.

Hoàn cảnh cọ sát học tập và làm việc đã chỉ cho họ một điều rõ ràng rằng “hoàn toàn có thể xây dựng một xã hội ít tham nhũng hơn, con người có cơ hội được đào tạo và chăm sóc sức khỏe tốt hơn nếu vận hành xã hội theo những nguyên tắc kỹ trị trên nền tảng của dân chủ và thượng tôn tam quyền phân lập.

Mặc dù về số lượng họ còn rất nhỏ so với cả một bộ máy cầm quyền, chưa kể bộ máy này còn luôn được bổ sung những “kế cận” là sản phẩm của nền giáo dục lạc hậu đang tạo ra, nhưng nhóm “thiểu số” này có những điểm mạnh tuyệt đối, đó là nó phát triển đúng với xu thế của nhân loại nên được bổ sung liên tục bởi nhiều phần tử trẻ từ lát cắt bên kia, mỗi khi họ có cơ hội đào tạo ở thế giới văn minh và nhận thức lại. Hơn nữa, khát vọng của “tập hợp” này hướng tới chính là ước vọng của cả dân tộc. Khát vọng mà trào lưu cộng sản đã hứa mang đến nhưng thất bại vì chính những phi lí từ nguyên lí của nó.

Thực tế và viễn cảnh

Người Việt chưa có văn hóa phản đối tập thể nhưng việc hàng ngàn cán bộ có năng lực, sau khi được đào tạo, bỏ “khu nhà nước” để ra tư nhân thực chất là họ đã “tỏ thái độ bằng chân” thể hiện sự xung đột mạnh mẽ giữa hai lát cắt này.

Viện IDS của nhiều trí thức tự giải thể để phản đối một quyết định của chính phủ

Mâu thuẫn kể trên sẽ bị trầm trọng hóa và biến thành đối kháng khi những vấn đề liên quan tới ngoại xâm và an ninh quốc gia nổi lên, vì lúc đó sự cố kết để giữ quyền lợi của các nhóm quyền lực và lợi ích trở thành vật cản để đất nước cải biến và tìm lối thoát hiểm cho cả dân tộc.

Từ thực tế trên cho thấy, ngay cả những tinh hoa trí thức hiện tại đang sống trong nước cũng không được phát huy hay sử dụng hiệu quả, thì việc kêu gọi góp sức chấn hưng đất nước từ trí thức Việt kiều, những người đang sống và làm việc trong môi trường tự do, với nhân sinh quan và thế giới quan khác biệt với không gian chính trị trong nước sẽ khó mà đồng điệu và khả thi.

Để một đất nước phát triển bền vững, giới cầm quyền cần nhận thức những quy luật có tính tất yếu để tìm kiếm những chính sách phù hợp, giải phóng năng lực sáng tạo và tránh tổn thất. Điều đó sẽ khôn ngoan hơn là làm chậm sự phát triển quy luật bằng mọi giá. Hơn nữa, chỉ khi nào những mâu thuẫn nội tại giữa quyền lực và tri thức bên trong giới trí thức tại Việt Nam được giải quyết thì khi đó mới hy vọng động viên hiệu quả trí tuệ của trí thức Việt kiều.

'Không xem được lễ 09/11'

Buổi lễ đánh dấu 20 năm ngày Tường Berlin sụp đổ được truyền đi toàn thế giới

Nhiều người nước ngoài làm việc tại Hà Nội cho BBC biết họ không xem được chương trình của các hãng truyền thông nước ngoài truyền hình trực tiếp kỷ niệm 20 năm ngày Bức Tường Berlin sụp đổ.

Người ta tin rằng đây là sự kiểm duyệt một sự kiện mà Việt Nam không muốn nhắc đến, mặc dù không rõ đây là chủ trương từ chính phủ hay chỉ của một vài công ty truyền hình.

Thứ Hai đầu tuần này, nhiều nguyên thủ quốc gia đã có mặt ở Đức cho buổi lễ kỷ niệm 20 năm ngày sụp đổ Bức tường Berlin, đưa tới thống nhất nước Đức và kết thúc Chiến tranh Lạnh.

Thủ tướng Đức Angela Merkel, cùng cựu lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev và lãnh đạo dân chủ Ba Lan Lech Walesa, đã bước qua điểm mở biên giới lần đầu năm 1989 giữa Đông và Tây Berlin.

Trong khi truyền thông và báo chí Việt Nam im lặng cả trước và trong ngày 09/11, nhiều người hy vọng có thể được thông tin từ các kênh nước ngoài trong hệ thống truyền hình cáp.

Lý do kỹ thuật?

Nhưng tại Hà Nội, BBC được cho biết nhiều người đã không xem được buổi lễ vì lý do "kỹ thuật".

Mặc dù đăng ký hệ thống truyền hình cáp, nhưng trên màn ảnh của nhiều khách hàng tại Hà Nội chỉ hiện ra thông báo thử nghiệm kỹ thuật trong ít nhất một giờ đồng hồ trước khi trở lại bình thường.

Dường như một sự kiểm duyệt nếu có đã không xảy ra ở quy mô toàn quốc, vì ít nhất một khách hàng tại TP. HCM cho biết ông vẫn xem được buổi lễ hôm 09/11 qua truyền hình số vệ tinh DTH.

Một nhà hoạt động từ thiện người Anh ở Hà Nội cho BBC Tiếng Việt hay ông không xem được phần về lễ ở Berlin trên BBC World qua truyền hình cáp do một công ty Việt Nam cung cấp nhưng không biết rõ mạng đó là gì.

Giới báo chí nước ngoài thì bàn tán tin chưa được kiểm chứng rằng có thể cả chuyên mục Berlin của CNN hôm đó cũng bị ngăn.

Các kênh này đều phát trực tiếp bằng tiếng Anh nên sự việc đầu tiên được giới người nước ngoài ở Việt Nam chú ý, sau mới lan ra các mạng tiếng Việt.

Trong những ngày trước và sau buổi lễ, truyền thông Việt Nam hầu như giữ im lặng trước sự kiện được xem là mở đường cho sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu năm 1989.

Trang mạng báo Sài Gòn Giải Phóng thuộc số hiếm hoi đưa một bản tin ngắn về việc nước Đức "kỷ niệm 20 năm ngày Bức tường Berlin sụp đổ".

Bản tin này viết bức tường "trở thành một biểu tượng của Chiến tranh Lạnh" và rằng "ngày 9-11-1989, bức tường bị phá hủy".

Truyền thông quốc tế vẫn nhắc lại chuyện một biên tập viên nổi tiếng tại Tp HCM "bị mất việc" vì viết bài đ́ến thăm Bảo tàng Bức tường Berlin ở Đức.

Tuy thế, một nhà báo kỳ cựu ở Hà Nội nói rằng ông không tin việc kênh truyền hình cáp như VTC hay mạng nào khác ngăn chuyên mục về Berlin là có nguyên nhân chính trị từ trên xuống vì theo ông, chính giới Việt Nam đã coi các sự kiện ở Đông Âu trước đây là 'thực tế lịch sử'.

Ông cũng cho hay đã có không ít trường hợp công ty truyền hình cáp tự ý đưa quảng cáo vào các đoạn phim đáng ra khách hàng phải được xem toàn bộ.

Được biết lâu nay, kênh BBC World trong hệ thống VCTV ở Việt Nam luôn phát chậm lại 30 phút.

Vì sao Bức tường Berlin sụp đổ


Từ Truman cho tới Reagan, những lợi ích của sự rành rẽ về đạo lý

Trong cuộc tranh luận quanh vấn đề xem ai xứng đáng được ghi danh trong việc đã gây nên sự sụp đổ của Bức tường Berlin vào đêm mùng 9 tháng Mười một năm 1989, nhiều cái tên đã hiện diện trong tâm trí mọi người, cả ở cấp cao lẫn cấp thấp.


Có Günter Schabowski, phát ngôn viên của bộ chính trị Đông Đức khi tình tình trở nên hỗn loạn, người tham gia vào một cuộc họp báo được truyền hình trực tiếp vào buổi tối hôm đó với việc loan báo bất ngờ rằng những hạn chế đi du lịch của nước này đã được dỡ bỏ “ngay tức khắc”. Có Mikhail Gorbachev, người đã tuyên bố rõ rằng Liên Xô sẽ không đàn áp khốc liệt sức mạnh của nhân dân tại các nước chư hầu như nó đã từng làm trong những thập kỷ trước tại Czechoslovakia và Hungrari. Có những người anh hùng trong phong trào công đoàn Đoàn Kết Ba Lan, ít nhất là có Giáo hoàng John Paul II, người đã làm được nhiều điều để phơi bày sự phá sản hoàn toàn về đạo đức của chủ nghĩa cộng sản.


Và có Ronald Reagan, người đã tin rằng công việc của nghệ thuật quản lý nhà nước phương Tây là tập trung tài lực tinh thần, chính trị, kinh tế và quân sự để không chỉ đơn giản là ngăn chặn khối Số Viết, mà còn phải chôn vùi nó. “Những gì tôi đang mô tả lúc này là một kế hoạch và một niềm hy vọng cho dự tính lâu dài – cuộc tuần hành vì tự do và dân chủ sẽ ném chủ nghĩa Marx-Lenin vào đống tro tàn lịch sử,” ông đã tuyên bố như vậy năm 1982, trước sự ngạc nhiên và chế nhạo của những người chỉ trích mình. Giờ đây, có một niềm hy vọng táo bạo.


Tất cả các nhân vật này đã đóng vai trò riêng của mình, khi họ là thế hệ những nhà lãnh đạo đi trước từng khẳng định rằng phương Tây có một bổn phận đạo lý để bảo vệ cho vùng đất tự do nhỏ nhoi lọt thỏm giữa Berlin.


Việc làm trọn bổn phận đó đã phải trả một cái giá – 71 quân nhân Anh và Mỹ đã hy sinh cuộc đời mình trong thời gian thực hiện cuộc Không vận khẩn cấp vào Berlin * – mà những nhà chính trị “thực dụng” hơn có lẽ đã từ bỏ một cách vui vẻ trước lời hứa có những mối quan hệ tốt đẹp hơn với những người Sô Viết. Không phải chỉ có một ít các tướng lĩnh trong Khối NATO đã nghĩ rằng việc bảo vệ Berlin đã làm lộ ra một cách không cần thiết các lực lượng quân sự của họ tại một vị trí không thể chống giữ được về quân sự, khi đem tới cho người Nga một cơ hội tống tiền phương Tây như họ đã từng chủ động thực hiện tại địa điểm có ý nghĩa sống còn hơn về chiến lược, đặc biệt là Cuba.


Tuy nhiên, nếu như lập trường của phương Tây ở Berlin giải thích mọi điều, thì có nghĩa là lời cam kết đạo lý có một cách gặt hái những cổ tức chiến lược vượt thời gian. Bằng cách ra lệnh tổ chức cuộc không vận khẩn cấp vào năm 1948, Harry Truman đã cứu được một thành phố đang chết đói và bất chấp hành động bắt nạt của Liên Xô. Để có ý nghĩa quan trọng, ông đã cho thấy rằng Hoa Kỳ sẽ không bỏ rơi Âu châu lại cho những kẻ chuyên trả thù, như nó đã từng có sau cuộc Đệ nhất Thế chiến, vì vậy mà Hoa Kỳ đã giúp mở đường cho việc thành lập khối quân sự NATO vào tháng Tư năm 1949.


Với việc giữ vững trong 40 năm qua, Truman và những người kế vị ông đã biến đổi những gì được cho là điểm yếu nhất của khối liên minh Đại Tây Dương thành thứ vững mạnh nhất của nó. Để biết về những gì mà phương Tây đã phải chịu đựng trong hầu hết quãng thời gian của những năm đó, người ta đã phải tới Berlin, nhìn thấy Bức tường, xém xét mục đích của nó, và quan sát những sự tương phản giữa khung cảnh phồn vinh đầy sức sống ở bên này thành phố với trạng thái đơn điệu buồn tẻ trong cảnh bị áp bức ở phía bên kia.


Những tương phản đó thậm chí còn rõ ràng hơn đối với những người Đức mắc kẹt lại bị giam hãm bên kia Bức tường. Dây thép gai, những khu quân sự khép kín và cỗ máy tuyên truyền cộng sản có thể giữ cho khung cảnh thịnh vượng của phía Tây không lọt vào tầm nhìn của hầu hết người dân sống bên phía đông của Bức Màn Sắt. Song điều đó không đúng đối với người dân Đông Berlin, nhiều người trong số họ chỉ nhìn ra ngoài cửa sổ nhà mình là hiểu được mức độ vô nghĩa và vô đạo lý ra sao trong những lời hứa hẹn về chủ nghĩa xã hội so với thực tế của hệ thống thị trường tự do.


Tuy nhiên điều này lại nảy sinh sự khơi gợi rằng thậm chí những thực tế chính trị hiển nhiên đó lại lờ mờ khó hiểu đối với nhiều người dân từng sống trong xã hội tự do và họ cần phải được biết rõ hơn nữa. “Bất chấp những gì mà nhiều người Mỹ suy nghĩ, hầu hết người Liên Xô không thấy khát khao chủ nghĩa tư bản hay nền dân chủ theo hình mẫu phương Tây,” đó là nhận xét của Dan Rather của đài CBS chỉ hai năm trước khi Bức tường sụp đổ. Và khi Reagan đọc bài phát biểu lịch sử của ông kêu gọi ông Gorbachev hãy “kéo đổ bức tường này,” ông đã làm như vậy sau khi được các cố vấn cao cấp của mình cảnh báo rằng cách diễn đạt đó “không phải là với cương vị tổng thống,” và sau khi hàng ngàn người biểu tình đã tuần hành trên khắp phía Tây Berlin với thái độ đối lập.


Nó là một thứ tặng vật cho phẩm hạnh và quyết tâm chiến lược của Reagan, như với bất cứ ai khác từng tham dự phần mình vào việc hạ bệ Bức tường, rằng họ có thể hiểu thấu những lời lẽ ngụy biện của các tuyên truyền viên Sô Viết, những gã du khách phương Tây của họ, và những bè lũ ăn nói đạo lý lập lờ và những kẻ xã giao xảo trá và đơn giản là hãy mở to mắt mà nhìn vào Bức tường.
“Để nhìn vào những gì ngay trước mũi của mình thì cần có một nỗ lực không ngừng,” George Orwell đã từng nói. Đó là những gì mà những người anh hùng của năm 1989 đã làm một cách bình thản với lòng trung thực và can đảm trong nhiều năm liên tục cho đến, ít nhất, là khi Bức tường đổ nhào.


Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009 


* The Berlin Airlift – còn được gọi là The Berlin Blockade (24 June 1948 – 12 May 1949): là chiến dịch bao vây phong tỏa Tây Berlin của Liên Xô, dẫn tới cuộc không vận khẩn cấp của Hoa Kỳ, một trong những cuộc khủng hoảng quốc tế lớn đầu tiên của Chiến tranh Lạnh (wikipedia).

http://anhbasam.com/2009/11/10/356-vi-sao-b%e1%bb%a9c-t%c6%b0%e1%bb%9dng-berlin-s%e1%bb%a5p-d%e1%bb%95/ 
Why the Berlin Wall Fell  Đăng bởi anhbasam on 10/11/2009

Thứ Hai, 9 tháng 11, 2009

"Chúng ta phải tiếp tục đối thoại, để người dân có thể nói, trước khi tất cả họ biến mất. Tôi cảm thấy tội lỗi là đã không cất tiếng nói sớm hơn." (Jens Reich) ... Bây giờ mỗi quốc gia phải đối phó với cuộc chiến riêng của mình. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2009/11/091104_euro20years.shtml

Hình ảnh Berlin kỷ niệm 20 năm ngày đổ tường

Lễ hội của Tự do (Fest der Freiheit), đỉnh cao của những hoạt động kỷ niệm 20 năm Bức tường Berlin sụp đổ, diễn ra ngày 09/11/2009 tại Cổng Brandenburger Tor.

19 giờ: Mở đầu bằng chương trình biểu diễn ngoài trời của dàn nhạc Staatskapelle Berlin và nhạc trưởng Daniel Barenboim với các trích đoạn từ Lohengrin của Richard Wagner, A Survivor from Warsaw của Arnold Schönberg, Giao hưởng số 7 của Beethoven và Es ist, als habe einer die Fenster aufgestoßen của Friedrich Goldmann.

19 giờ 25: Phát biểu của các nhà lãnh đạo CHLB Đức, thành phố Berlin và khách quốc tế.

20 giờ: Lech Walesa và Miklos Nemeth xô đổ tảng domino đầu tiên xuất phát từ Nhà Quốc hội. Bon Jovi hát bài “We Weren’t Born To Follow”.

20 giờ 25: Jerzy Buzek và José Manuel Barroso cùng học sinh các trường Châu Âu xô đổ dãy domino xuất phát từ Quảng trường Potsdamer Platz. Phát biểu của Muhammad Yunus và nghệ sĩ Hàn quốc Ahn Kyu-Chul. Trình diễn bài “We Are One” của Paul van Dyk

20 giờ 40: Khi tảng domino cuối cùng đổ xuống, kết thúc bằng pháo hoa.

Lễ kỷ niệm 20 năm ngày Bức tường Berlin sụp đổ (Fest der Freiheit) tại Cổng Brandenburger Tor 09/11/2009

Lễ kỷ niệm 20 năm ngày Bức tường Berlin sụp đổ (Fest der Freiheit) tại Cổng Brandenburger Tor 09/11/2009

Ngày này, nơi này, 20 năm trước

Ngày này, nơi này, 20 năm trước

Thủ tướng Merkel đọc diễn văn tại cầu Bornholmer Straße, cửa khẩu Đông Berlin đầu tiên được mở đêm 09/11/1989

Thủ tướng Merkel đọc diễn văn tại cầu Bornholmer Straße, cửa khẩu Đông Berlin đầu tiên được mở đêm 09/11/1989

Ngày này, nơi này, 20 năm trước

Ngày này, nơi này, 20 năm trước

M. Gorbachev, kiến trúc sư của những cải cách chuẩn bị cho sự sụp đổ của bức tường Berlin trước bức tượng đồng chân dung ông của nghệ sĩ Serge Mangin

M. Gorbachev, kiến trúc sư của những cải cách chuẩn bị cho sự sụp đổ của bức tường Berlin trước bức tượng đồng chân dung ông của nghệ sĩ Serge Mangin

East Side Gallery: 1316 m còn sót lại của Bức tường Berlin được dùng làm nơi thể hiện ý tưởng nghệ thuật của 102 nghệ sĩ từ khắp nơi trên thế giới

East Side Gallery: 1316 m còn sót lại của Bức tường Berlin được dùng làm nơi thể hiện ý tưởng nghệ thuật của 102 nghệ sĩ từ khắp nơi trên thế giới

Bức tranh nổi tiếng của East Side Gallery: Cái hôn chết người của tình cộng sản anh em giữa Brezhnev và Erich Honecker

Bức tranh nổi tiếng của East Side Gallery: Cái hôn chết người của tình cộng sản anh em giữa Brezhnev và Erich Honecker

100 nghệ sĩ ghi-ta cùng ban nhạc Noir (Hà Lan) lập biểu tượng Bức tường Âm thanh trong Công viên Bức tường

100 nghệ sĩ ghi-ta cùng ban nhạc Noir (Hà Lan) lập biểu tượng Bức tường Âm thanh trong Công viên Bức tường

Thủ tướng Đức Merkel cùng Thủ tướng Ý Silvio Berlusconi (Ý), Thủ tướng Tây Ban Nha José Luis Rodríguez Zapatero, Thủ tướng Anh Gordon Brown, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, Tổng thống Nga Dmitry  Medvedev,  Tổng thống Đức Horst Köhler, Thị trưởng Berlin Klaus Wowereit và Ngọai trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton

Thủ tướng Đức Merkel cùng Thủ tướng Ý Silvio Berlusconi (Ý), Thủ tướng Tây Ban Nha José Luis Rodríguez Zapatero, Thủ tướng Anh Gordon Brown, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev, Tổng thống Đức Horst Köhler, Thị trưởng Berlin Klaus Wowereit và Ngọai trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton

Hoa hồng của ký ức trên một phần còn sót lại của bức tường

Hoa hồng của ký ức trên một phần còn sót lại của bức tường

1000 tảng domino là bằng bọt xốp, cao 2,50m, rộng 1 mét, dày 40 cm, nặng 20 kg, do học sinh Berlin và các nghệ sĩ quốc tế trình bày thành các tác phẩm nghệ thuật được dựng theo đường bức tường chia cắt Đông Tây ngày nào

1000 tảng domino là bằng bọt xốp, cao 2,50m, rộng 1 mét, dày 40 cm, nặng 20 kg, do học sinh Berlin và các nghệ sĩ quốc tế trình bày thành các tác phẩm nghệ thuật được dựng theo đường bức tường chia cắt Đông Tây ngày nào

mauer-domino 1mauer 02

Cựu thủ lĩnh phong trào Công đoàn Đoàn kết và Cựu Tổng thống Ba Lan Lech Walesa được vinh dự đạp đổ tảng domino đầu tiên

Cựu thủ lĩnh phong trào Công đoàn Đoàn kết và Cựu Tổng thống Ba Lan Lech Walesa được vinh dự xô đổ tảng domino đầu tiên

 


Dãy domino xuất phát từ Quảng trường Potsdamer Platz bị xô đổ

Màn pháo hoa kết thúc Lễ hội của Tự do

Màn pháo hoa kết thúc Lễ hội của Tự do

 

Nguồn: Talawas.de

Kỷ niệm 20 năm Bức Tường Berlin sụp đổ – Cái giá của tự do

Phần I: Ngược dòng Lịch sử

Vào lúc 1 giờ 11 phút, sáng 13 tháng Tám năm 1961, người Nga và chính quyền Đông Đức đã ngăn chia châu Âu, nước Đức và thành phố Berlin bằng một vành đai “Vạn lý Tường thành”, đánh dấu giai đoạn khắc nghiệt mới của nhân loại sau Đệ nhị Thế chiến: thời kỳ chiến tranh lạnh giữa phe cộng sản và thế giới tự do.

Walter Ulbrich, Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Đức (SED) trước đó đã đề nghị Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Nikita Chrushchev “cho thực hiện các biện pháp mạnh” nhằm ngăn chặn làn sóng chuyên gia giỏi chạy sang Tây Đức. Walter Ulbrich cũng giao cho Erich Honecker, ủy viên Trung ương Đảng (giữ chức Chủ tịch Đảng và Chủ tịch Hội đồng Nhà nước từ 1971 đến 1989) chỉ đạo kế hoạch mang tên “Vạn lý Tường thành Trung Hoa”. Ngày 5/08/1961, Moscow chấp thuận đề nghị của Đông Berlin. Chrushchev tuyên bố bãi bỏ hoàn toàn “con đường chạy trốn tiện lợi” qua Tây Berlin.

Trong một đêm, hơn 50 ngàn người Đông Đức làm việc ở phía Tây thành phố bị khoanh giữ lại trên phần đất xã hội chủ nghĩa.

Sau 28 năm, vào ngày 9 tháng 11 năm 1989 bức tường bị sụp đổ, mở đường tái lập nước Đức, thống nhất châu Âu và đào huyệt cáo chung hệ thống cộng sản tồn tại suốt hơn 70 năm siêu thực và đẫm máu.

“Freedom is not free”

“Chúng tôi, dân chúng Berlin, ngày hôm nay là những người hạnh phúc nhất thế giới” – Thị trưởng Berlin Walter Momper đã nói như thế trong ngày 9/11/1989.

Berlin ngày 10/11/1989 - Ảnh: WPK

Berlin ngày 10/11/1989 - Ảnh: PWN

Lúc bấy giờ máy bay của Tây Đức chưa được phép đậu trên đất Berlin, Thủ tướng Đức Helmut Köhn bỏ dở chuyến công du Ba Lan, lập tức bay qua Hamburg, kịp về Berlin vào ngày 10, trước khi kết thúc cuộc vui mừng của dân chúng trước Schöneberg City Hall. Người ta ôm nhau, nhảy múa, ca hát. Rượu sâmpanh Đông Đức “Khăn quàng đỏ” (Rotkäppchen) nổ liên hồi và bắn lên trời thành vòi đan chéo nhau. Xe hơi “Trabant” tràn đầy trên các đại lộ. Những hình ảnh này được truyền đi khắp thế giới. Không ai biết cái gì sẽ tiếp tục, nhưng đều chung cảm tưởng rằng, một điều gì đó vĩ đại của lịch sử đã xảy ra.

Kể cũng nên nhắc lại chiếc xe hơi hiệu “Trabant”, biểu tượng của “chủ nghĩa xã hội hiện thực” trên đất nước Cộng hòa Dân chủ Đức.

Trabant 601 Combi - Ảnh: Wikimedia

Trabant 601 Combi - Ảnh: Wikimedia

“Trabant” là loại xe rẻ và nhỏ, đạt tốc độ tối đa 125 km/giờ, tiếp tục cải tiến từ model P-70 cũ, được sản xuất trong những năm 1957-1991 tại nhà máy Automobilwerk VEB Sachsenring, ở Zwickau. Từ năm 1955, lần đầu tiên thân xe “Trabant” được làm bằng hợp chất dẻo với tác dụng chống ăn mòn, chịu lửa tốt, có độ nóng chảy gần với độ nóng chảy của nhôm. Ngược lại, khi bị đụng mạnh, xe có thể dễ dàng vỡ toang như một thứ đồ chơi bằng nhựa. Tên “Trabant” được gọi chính thức vào năm 1957 với model P-50, chào mừng Liên Xô phóng thành công vệ tinh đầu tiên “Sputnik” lên quỹ đạo trái đất.

Cấu trúc của “Trabant” được thay đổi theo thời gian, có lúc bắt chước cả dáng xe “Ford” Mỹ.  Các phiên bản “Trabant” cuối cùng được sản xuất vào 1990-1991. Tổng số xe “Trabant” xuất xưởng là 3.051.485 chiếc, trong đó tại thời điểm thống nhất nước Đức có khoảng 2 triệu chiếc. Chính nhờ “Trabant” mà Đông Đức được xem là nước cơ giới hóa nhất trong khối phương Đông (năm 1989 tính ra cứ 4 người có 1 xe).

Ở Ba Lan người ta gắn cho “Tranbant” những nhãn hiệu hài hước khác nhau: “Sputnik bốn bánh”, “Ford Các-tông”, “Đòn thù của Honecker”, “Hộp đựng xà phòng”… Rất nhiều chuyện tiếu lâm về “Tranbant”. Ví dụ, “Cần bao nhiêu người để sản xuất Trabant? – Hai người! Một người giữ, một người dán”; “Ôi, khoa học chính xác của Đức! Trước khi cung cấp xe thực, họ gửi cho tôi cái mẫu bằng nhựa”; “Ông bán cho tôi 60 mét băng keo – Một người nói trong trong hiệu thuốc.  – Chỉ cần 40 mét là đủ ông ạ. Tôi cũng có Trabant mà!”; hoặc “Tại sao dưới kính hậu của Trabant được lắp hệ thống sưởi? – Để tay không bị cóng khi đẩy xe”; v.v…

Người ta giữ bí mật thời điểm đóng cửa thành phố Berlin đến giờ chót. Mặc dù các thành viên của Liên minh Quân sự Vác-sa-va được thông báo, nhưng chỉ lãnh đạo Liên Xô và một số ít ủy viên Bộ chính trị đảng Cộng sản Đông Đức nắm được ngày cụ thể.

Đại diện các đảng anh em được mời ăn tiệc vào tối thứ Bảy và lúc đó họ mới thực sự biết rằng, kế hoạch được xúc tiến vào ngày Chủ nhật. Trong ngày này dân chúng không đi làm, sẽ không tạo ra phản kháng tập thể. Chính quyền Đông Đức chỉ chọn những người có vợ con làm công việc lắp đặt bức tường với mục đích đảm bảo họ không chạy trốn.

Bức tường chia Berlin ngăn phía Tây Brandenburg của Đông Đức dài 155 km, trong đó có 107 km tường bê tông, phần còn lại là giây kẽm gai và tường của các ngôi nhà dọc biên giới.

Trong 28 năm tồn tại, bức tường đã trở thành cái nền vĩ đại cho các tác phẩm hội hoạ dân gian, nghiệp dư cũng như chuyên nghiệp và là đề tài của văn hóa, nghệ thuật. Năm 1984, trong một cuộc thi tại Berlin, nữ nghệ sĩ, tiến sĩ mỹ thuật trường phái khái niệm Ba Lan Ewa Partum, trưng bày tác phẩm “Ost-West Schatten” (Bóng Đông-Tây). Đó là tấm hình chụp tác giả đứng khỏa thân phía bên Tây, đi giày cao, dang hai tay với chữ O (trong lòng bàn tay phải) và chữ W (trong lòng bàn tay trái), minh họa sự trâng tráo, lộ liễu và đầy ô trọc của bức tường mà con người tạo nên. Khi bức tường bị phá bỏ, chính quyền sử dụng xà bần để xây dựng đường phố, một số mảnh có các hình vẽ được đưa vào bảo tàng và tặng khách nước ngoài. Những miếng nhỏ được người ta bày bán như món hàng lưu niệm. Hiện 1200 mét tường được giữ lại, gọi là “East Side Gallery”.

Tác phẩm "Ost-West Schatten" của nghệ sĩ Ewa Partum - Ảnh: Ewa Partum

Tác phẩm "Ost-West Schatten" của nghệ sĩ Ewa Partum - Ảnh: Ewa Partum

Hàng ngàn binh lính của hai bên canh giữ bức tường, riêng phía Đông được bổ sung thêm cả ngàn con chó, cùng các bãi mìn trên vùng đệm gọi là “vùng đất cháy”, cách chân tường từ 30 đến 100 mét. Bắt được một người chạy trốn, tùy theo cấp bậc, nhà nước Đông Đức thưởng 150 đến 1000 đồng Mác Đông Đức, quà cáp, cho đi nghỉ phép và cả huy chương.

Công việc canh giữ tường khá nguy hiểm, vì thế để không bị điều động làm nhiệm vụ này lính Đông Đức phải chạy chọt hoặc có ưu đãi. Ai từ chối lệnh sẽ bị đưa đi trại tù khắc nghiệt nhất ở Bautzen. Thông tin của Đông Đức cho biết có 25 lính biên phòng bị “bọn đế quốc” bắn chết. Tuy nhiên, theo hồ sơ được bạch hóa sau này, chính những đồng đội của họ đã bắn lúc chạy trốn hoặc để cứu người vượt biên, chỉ một vài trường hợp súng bắn từ phía Tây.

Bức tường và biện pháp cai quản được củng cố liên tục từ năm 1962 đến 1975. Vào năm 1975 bức tường được hiện đại hóa với “thế hệ 3”, có chiều cao 3,6 mét, rộng 1,5 mét, chân tường nằm sâu dưới đất 2 mét, bao gồm 45 ngàn tấm bê tông cốt thép, chi phí mất 16 triệu Mác Đông Đức. Không loại xe hơi nào có thể ủi sập được nó.

Hệ thống trang thiết bị điện cảm tự động bắn vào bất cứ mục tiêu di động nào dọc tường thành được nhà cầm quyền Đông Đức tháo bỏ năm 1984, đổi lại hai khoản tiền lớn vay của Tây Đức.

Hai năm đầu bức tường Berlin được kiểm soát rất nghiêm ngặt. Vào mùa lễ Chúa Giáng sinh năm 1963, Đông Đức cho phép công dân từ phía Tây sang thăm gia đình. Chỉ từ ngày 19 tháng 12 đến ngày 5 tháng 1 đã có khoảng 1,2 triệu người Tây Đức nhận được giấy phép qua cửa khẩu, mỗi người phải đổi bắt buộc 10 Mác Tây Đức (DM) sang Mác Đông Đức và không được mang trở lại. Đến năm 1966 đã có 5 lần như vậy, nhưng sau đó ngưng lại do hai bên không đạt được thỏa thuận. Từ tháng 7 năm 1972 việc thăm viếng được nối lại từ từ. Trong giai đoạn 1972-1989 có từ 2 đến 2,4 triệu người Đức từ Tây sang Đông thăm thân, để lại số tiền khổng lổ cho “thiên đường cộng sản”.

Tại Berlin hiện nay có bức tượng tưởng nhớ cái chết của Peter Fechter. Chàng trai trẻ sau khi tốt nghiệp đại học ở Đông Berlin xong muốn trở về với gia đình ở Tây Berlin. Ngày 17/08/1962, vượt qua được tuyến phòng vệ đầu tiên, anh bị phát hiện. Lính biên phòng nhả đạn vào lưng và bụng anh. Bi kịch xảy ra gần Check-Point-Charlie, cửa ngõ Đông Tây dành cho người nước ngoài và binh lính đồng minh. Biên phòng Đông Đức chờ lệnh cấp trên, bỏ mặc chàng trai bị thương chảy máu cho đến chết trước con mắt của hàng ngàn người Đức và lính Mỹ tập trung phía bên Tây. Ai cũng biết rằng, lính Mỹ phải dằn nỗi đau, giữ dòng máu lạnh trong những trường hợp như vậy để người Nga không tạo cớ rút các cam kết trách nhiệm chung, tức là sự kiểm soát của đồng minh đối với Berlin.

239 người chết vì vượt tường trái phép theo thống kê chính thức, nhưng người ta cũng nói đến con số không chính thức vào khoảng 800. Người Đông Đức đã vận dụng vô số cách khác nhau để ra khỏi “biên giới hòa bình chống phát xít”: theo đường cống ngầm, bằng xe hơi, khí cầu, cho đến đánh đu theo giây cáp nối cửa sổ các ngôi nhà gần nhau. Những dụng cụ này giờ đây được trưng bày tại bảo tàng không xa Check-Point-Charlie.

Nạn nhân đầu tiên của cuộc vượt tường là Rudolf Urban, bị chết do nhảy từ cửa sổ trên đường phố Bernauer Straße trong ngày 19/08/1961. Một ngày sau đó, bà Ida Siekmann, 58 tuổi, chết vì bị chấn thương nặng, cũng do nhảy từ của sổ xuống mái dù của binh lính phía bên kia. Sau các biến cố này, Đông Đức cho bịt hết cửa sổ lầu một của các ngôi nhà dọc biên giới.

Lính biên phòng Đông Đức nổ súng vào người chạy trốn lần đầu vào ngày 24/08/1961, còn người chết vì đạn bắn đầu tiên là Bernd Lünser, trong ngày 4/10, cũng tại đường phố Bernauer Straße. Chris Gueffroy là người bị bắn chết cuối cùng vào ngày 5/02/1989, hai tuần trước khi nhà cầm quyền Đông Đức hủy bỏ lệnh bắn người vượt tường. Nhưng nạn nhân cuối cùng lại là Winfried Freudenberg. Một tháng sau đó, khí cầu bay do anh tự thiết kế đã nổ tung, vĩnh viễn phá tan giấc mơ nhìn thấy tự do của mình, mặc dù xác anh rơi xuống khu Zehlendorf, thuộc đất Tây Berlin.

Nguời ta ước tính trong 28 năm có khoảng 40 nghìn người chạy trốn. Giống như vào những năm 80 có chiến dịch “bán bãi đổi vàng” “vượt biên bán chính thức” ở Việt Nam, dịch vụ chuyển người sang phía Tây trở thành mối lợi lớn của xã hội đen cũng như của nhà nước cộng sản Đông Đức.

Hãng Aramco của Thụy Sĩ  lấy 20 – 25 ngàn DM cho một đầu người (được giảm nếu đi cả gia đình). Gần 400 công dân của Đông Đức đã tìm được tự do nhờ Aramco. Chủ nhân Aramco bị bắn chết năm 1979 tại dinh thự riêng. Người ta nghi ngờ có bàn tay dính máu của Stasi. Những công ty dịch vụ như Aramco không ít.

Các nhà ngoại giao, chủ yếu những người có cương vị cao thuộc Thế giới Thứ Ba, tận dụng quyền ưu đãi miễn trừ để chở khách trong cốp hành lý với giá hàng chục ngàn Mác mỗi người. Ước tính có hàng ngàn người đã vượt qua Tây Berlin theo phương pháp này. Nhà cầm quyền Đông Đức có lần tóm quả tang ngài đại sứ nước Cuba anh em. Ông ta định chở hai phụ nữ với giá 50 ngàn DM. Ngài đại sứ bị trục xuất về nước nhưng không ai biết số phận ông ta ra sao.

Dịch vụ buôn bán tự do của Đông Đức phát triển từ năm 1963, khi lần đầu tiên nhà cầm quyền nhận được số tiền đáng kể nhờ phóng thích ba tù nhân chính trị qua phía Tây. Thấy có thể khai thác dịch vụ béo bở này dễ dàng, các nhà lãnh đạo Đông Đức đưa ra tín hiệu rằng, họ có thể trả tự do thêm nhiều tù nhân nếu được nhận khoản tiền thích ứng. Ban đầu giá một tù nhân 40 ngàn DM, sau tăng lên 100 ngàn DM, có thể trả bằng hàng hóa. Người ta nói rằng, Honecker đã đặc biệt quan tâm tới thương vụ này và cho tăng danh sách tù nhân chính trị vô tội vạ nhằm thu được nhiều tiền nhất từ Tây Đức. Trong một số trường hợp Cộng hòa Liên bang (CHLB) Đức đã bị lừa, thay vì tù chính trị thì bị đánh tráo tù hình sự. Trong cuốn sách “Check-Point-Charlie và bức tường Berlin”, Werber Sikorski và Rainer Laabs viết rằng “vì lợi ích của công việc, Chính phủ Liên bang không làm ầm ĩ chuyện này”.

Tổng số tù nhân CHLB Đức mua lại của Đông Đức là 33.755 người. Hai ngàn trẻ em bị giữ lại Đông Đức vì lý do an ninh được trả lại cho bố mẹ và 250 ngàn trường hợp sum họp gia đình. Tây Đức đã bỏ ra cho dịch vụ này 3,5 tỷ DM và ngây thơ tin rằng, dù sao tiền sẽ giúp cho việc cải thiện đời sống của người dân Đông Đức. Khi bức tường sụp đổ, nghiên cứu các tài liệu lưu trữ, người ta mới té ngửa rằng, phần lớn số tiền dùng để nuôi dưỡng tầng lớp đặc biệt của đảng qua việc cung cấp hàng hóa sang trọng cho đặc khu ở Wandlitz. Một phần khác dành hỗ trợ cho đảng cộng sản ở Tây Đức, cho tình đoàn kết với Nicaragoa, mua 160 xe hơi Citroën loại sang cho các vị lãnh đạo đảng và chi cho lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Cộng hòa Dân chủ Đức. ■

Warsaw, 1/11/ 2009

Kỷ niệm 20 năm Bức tường Berlin sụp đổ – Bão táp của khát vọng tự do

Phần II : Bão táp của khát vọng tự do

Bão táp của khát vọng tự do - Biên giới Hungary -Áo 11/09/1989 - Ảnh: Chris Niedenthal/Time & Life Pictures

Bão táp của khát vọng tự do - Biên giới Hungary - Áo 11/09/1989 - Ảnh: Chris Niedenthal/Time & Life Pictures

Vào mùa Thu năm 1989 – “Mùa Thu Của Các Dân Tộc”, một chuỗi biến động nổ ra dồn dập trong tất cả các nước cộng sản Đông Âu.

Phong trào tranh đấu của Công đoàn Đoàn kết Ba Lan phát triển cao độ, dồn Đảng Cộng sản vào chân tường, buộc phải chấp nhận chia quyền lực qua “Hội nghị Bàn tròn” và bầu cử tự do vào ngày 4/06/1989.

Ở Tiệp Khắc, từ tháng 1/1989, phong trào “Hiến chương 77” do giới trí thức thành lập trong những năm 70, huy động quần chúng xuống đường rầm rộ đòi cải cách chính trị.

Tại Hungary, giữa tháng 6/1989, một cuộc đàm phán mang tên “Bàn Ba Góc” được tiến hành giữa Đảng Cộng sản Hungary, phe đối lập và các tổ chức thân cộng sản.

Ngày 14/08, Tây Đức phải đóng cửa Đại sứ quán ở Hungary vì có 130 người Đông Đức vào xin tị nạn, nhưng vẫn không ngăn được người ta leo tường để vào phía trong. Hai đại sứ quán Tây Đức ở Tiệp Khắc và Ba Lan cũng bị tình cảnh tương tự. Biên phòng Áo thấm mệt vì liên tục đối phó với các nhóm người Đức vượt biên trái phép. Budapest làm ngơ đề nghị của Honecker đòi trục xuất công dân Đông Đức trở lại. Cuối cùng, ngày 10/09, được Vienna và Bonn chấp thuận, Hungary mở cửa biên giới với Áo. Hàng ngàn người tập trung sẵn và giữa đêm 11 qua ngày 12/09 kéo nhau băng qua biên giới. Sâmpanh được mở ra với những tiếng hô: “Cám ơn các bạn Hungary!”. Bên kia nước Áo, dân chúng đứng hai bên đường, những ai qua bằng xe hơi được cấp bản đồ, thực phẩm mang theo; người đi bộ chờ những “con tàu tự do” chở họ về xứ sở của mơ ước.

con tàu tự do - Ảnh: AP

Con tàu tự do - Ảnh: AP

Ngày 6/10/1989, Michail Gorbachev thăm Berlin. Thanh niên Đông Đức biểu dương lực lượng, hô lớn: “Gorby, hãy cho chúng tôi tự do!”. Gorbachev lúc bấy giờ đưa ra tín hiệu cho Đảng Cộng sản Đông Đức (SED) rằng, họ không thể nhờ cậy quân đội Liên Xô can thiệp để giải quyết công việc nội bộ của mình.

Ngày 7/10, lễ 40 năm quốc khánh Đông Đức, tại Lepzig, hơn 70 ngàn dân chúng tràn ra đường bất chấp lệnh của Honecker đe dọa dùng vũ lực trấn áp. Cuộc biểu tình lan rộng ra nhiều thành phố khác của Đông Đức, dân chúng đòi dân chủ, đa nguyên chính trị và thống nhất đất nước.

Sáng 17/10 Bộ Chính Trị nhóm họp, Honecker bàng hoàng khi các đồng chí của mình buộc từ chức Bí thư thứ nhất và Chủ tịch Hội đồng nhà nước. Honecker không cầu cứu được ai xung quanh, ngay cả người thân cận nhất là tướng Erich Mielke, sếp an ninh Stasi.

Bộ Chính Trị mới với Krenz đứng đầu cũng không kìm hãm được các diễn biến đang như những con đô-mi-nô đổ rạp. Cứ mỗi sáng thứ Hai lại dấy lên đợt sóng biểu tình đòi tự do ngôn luận, tự do đi lại và bầu cử dân chủ. Vào ngày 4/11, trên quảng trường Alexanderplatz có khoảng 1 triệu người tham gia.

Kinh tế của Đông Đức nằm trong đống đổ nát. Thủ tướng Helmut Köhl cam kết cho vay 13 tỷ DM với điều kiện các tổ chức đối lập được hoạt động công khai và thực hiện bầu cử tự do. Bản thân Helmut Köhn cũng chưa muốn mở biên giới hoàn toàn vì trên đất Tây Đức đã có hơn 220 ngàn người Đông Đức tị nạn, không dễ dàng ngay một lúc lo cho họ các điều kiện sống đầy đủ. Sẽ ra sao nếu con số lên đến hàng triệu?

Trước áp lực của tình hình, Bộ Chính Trị Đông Đức quyết định nới lỏng thủ tục cấp giấy phép và cho có hiệu lực từ từ. Cá nhân nào có nguyện vọng sang phía Tây sẽ được đồng ý tức thì nhưng với điều kiện phải có hộ chiếu, chỉ khước từ những trường hợp rất đặc biệt. Bằng cách này lãnh đạo Đông Đức muốn câu giờ, bởi vì thời gian đợi cấp hộ chiếu là sáu tuần lễ.

Thế nhưng số phận của Bức tường Berlin kết thúc nhanh hơn toan tính của nhà cầm quyền, của cả Helmut Köhl, cũng như nhiều người khác. Nó ập đến bất ngờ.

Bí thư Thành ủy Berlin Güenter Schabowski thông báo chương trình nới lỏng thủ tục của chính phủ trong cuộc họp báo quốc tế vào tối ngày 9/11/1989. Mọi thứ đã có thể khác đi, nếu không có người đột ngột đưa ra câu hỏi bao giờ có hiệu lực. Guenter Schabowski lúc ấy rất có thể chưa ý thức thật rõ ràng hoặc cũng có thể vì lúng túng, buột miệng nói: “Ngay lập tức”. Nội dung họp báo theo đúng kế hoạch sẽ phát lên ăng-ten hôm sau, nhưng đài truyền hình Đông Đức MDR “vội vã” xé rào, loan tin ngay: “Biên giới Đông Đức mở cho tất cả mọi người. Đường sang phía Tây tự do!”.

Thế là giữa đêm ấy, ngày 9/11/1989, hàng ngàn người kéo nhau đến sát tường đòi qua phía Tây. Không có lệnh từ thượng cấp, binh lính biên phòng nhìn nhau không biết phải làm gì. Cuối cùng, vào lúc 23 giờ 20 phút, chỉ huy trưởng B. Brücke tuyên bố mở cửa biên giới vì sợ dẫn tới xung đột đổ máu. Tin được truyền đi nhanh như chớp dọc theo tường thành. Tất cả các cửa khẩu cùng mở toang. Người ta tràn qua Tây Đức như sóng trào. Binh lính biên phòng cũng nhập theo dòng chảy. Sức mạnh của khát vọng tự do tạo nên bão táp, xô đổ tất cả mọi chướng ngại. Đông Đức như một núi tuyết, sụt lở ầm ầm. Güenter Schabowski chạy ra quan sát và nói rằng, Đông Đức vỡ vụn….

Mới đó thôi, vào ngày 18/01/1989, trên tờ báo Đảng Neues Deutschland, Erich Honecker hứa hẹn rằng “Bức tường Berlin sẽ còn tồn tại tiếp 50 năm, thậm chí 100 năm nữa”. Mới đó thôi, trong cuộc bầu cử tháng 5, tới 99% cử tri đã “sáng suốt chọn lựa” Đảng Cộng sản Đông Đức tiếp tục lãnh đạo đất nước!

Ngay cả các nhà chính trị và báo chí phương Tây cũng không nghĩ tình hình thay đổi nhanh như vậy. Trên Newsweek của Mỹ ngày 6/03/1989 nhà báo Michael Meyers dự đoán “dường như có một nhóm bảo thủ hơn sẽ lên nắm quyền. Thế nhưng sẽ xuất hiện một nhân tố quan trọng hơn, tác động vào hai nước Đức riêng rẽ, đó là áp lực kinh tế từ việc thiết lập thị trường chung Tây Âu”.

Một tuần tiếp theo sau đêm lịch sử 9/11 đã có hơn 4 triệu người Đông Đức qua Tây Đức. Họ vui mừng và kinh ngạc nhìn cuộc sống thịnh vượng của đồng hương ở phía bên kia bức tường. Họ giương biểu ngữ “Dân tộc chúng ta là một” và đòi thống nhất đất nước. Vài tháng sau, ngày 3/10/1990, với chính sách khôn khéo của Thủ tướng Helmut Köhl, không một hỗn loạn nào xảy ra, cùng với sự đồng ý của các tất cả các cường quốc, Đông Đức sát nhập vào CHLB Đức.

Tất cả bắt đầu từ Ba Lan

Sau 20 năm đã có sự đồng nhận định rằng, cuộc cách mạng dân chủ mùa Thu năm 1989 khởi đầu từ Ba Lan, nhưng Bức tường Berlin sụp đổ là tổng hợp kết quả của nhiều yếu tố.

Arnold Vaatz, cựu thành viên tổ chức đối lập Đông Đức Neue Forum, nghị sĩ quốc hội Đức, thuộc đảng CDU, nói: “Những biến động và thay đổi ở Ba Lan, Moscow, cũng như hoạt động của các tổ chức đối lập Đông Đức có ý nghĩa to lớn nhưng không mang tính quyết định. Công lao trước hết thuộc về 4 triệu người Đức phía Đông đã đệ đơn lên nhà cầm quyền xin ra khỏi nước vĩnh viễn. Lòng khao khát tự do của họ đã quyết định”. Stephan Hilsberg, nghị sĩ của đảng SPD bổ sung: “Không đơn giản như thế. Không có những người đã dám mạo hiểm với tù tội, sẽ chẳng có sự thay đổi nào hết”.

Tháng 06/2009, ông Steimeir, Ngoại trưởng Đức bấy giờ, trong chuyến công du quảng bá cuộc triển lãm “20 năm tự do tại châu Âu. Người Đức cám ơn”, nói tại Cracow, Ba Lan: “20 năm trước đây, lòng dũng cảm vươn tới tự do đã chiến thắng ở Ba Lan, sau đó ở Hungary và Tiệp Khắc. Từ đây đã mở đường cho sự thống nhất nước Đức và châu Âu. Những người Đức chúng tôi không bao giờ quên điều này”. Tham gia cuộc triển lãm này có bức tranh của họa sĩ Ba Lan Truscinski vẽ chiếc xe hơi mang biển số thành phố Gdansk “GDA 1970” và người công nhân cầm chiếc búa đập vào thành lũy cộng sản.

Bức tranh của Trucinski - Ảnh: GW

Bức tranh của Truscinski - Ảnh: GW

Cũng trong tháng 6, trước tòa nhà Reichstag, Berlin đã khánh thành bức tường tượng trưng tường Cảng Gdansk, nơi sinh ra Công đoàn Đoàn kết Ba Lan (Solidarność) với dòng chữ: “Để  tưởng nhớ cuộc tranh đấu của Công đoàn Đoàn kết vì tự do và dân chủ, cùng với sự đóng góp của Ba Lan vào việc thống nhất nước Đức và châu Âu”.

Vào dịp này, Thị trưởng Berlin Klaus Wowereit đã tặng cựu Thủ lĩnh Công đoàn Đoàn kết Lech Walesa huân chương cao nhất, Huân chương mang tên Reuter, hôm 8/06/2009. Nhắc lại cảnh quần chúng mừng vui trong ngày 9/11/1989, ông phát biểu: “Sự kiện này không tách biệt. Nó xảy ra từ vô số sự kiện khác. Và ở đây, chúng ta nhìn sang Ba Lan – tất cả bắt đầu từ Gdansk, tại xưởng đóng tàu mang tên Lenin. Một con người đã đi ra từ bóng đêm lịch sử và đối đầu với nhà nước cộng sản. Không ai lúc ấy nghĩ rằng, con người này, một thợ điện, lại có thể làm thay đổi Ba Lan và châu Âu. Với lòng biết ơn, chúng ta nhắc lại những gì mà những người anh em láng giềng của chúng ta đã làm. Lech Walesa thuộc danh sách những người quan trọng nhất tạo nên thống nhất Berlin và nước Đức. Ông đã góp phần quyết định vào việc xây dựng tương lai hòa bình”.

Tham dự lễ trọng thể năm nay có nguyên thủ của tất cả 27 quốc gia thành viên Liên hiệp châu Âu, Hoa Kỳ, Nga, Tổng thư ký NATO Rasmussen, Chủ tịch Nghị viện châu Âu Buzek, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Barroso. Lech Walesa là người sẽ xô đổ tấm panô đầu tiên trong gần một ngàn tấm biểu trưng cho Bức tường Berlin – tạo hiệu ứng đô-mi-nô làm nên ngày 9/11/1989.

Trước buổi lễ, ngày 31/10/2009, ba kiến trúc sư, hay là cha đẻ – theo cách nói của người Đức – của công trình thống nhất nước Đức gồm Helmut Köhl (79 tuổi), Mikhail Gorbachev (78 tuổi) và George W. Bush Senior (85 tuổi), đã đến Berlin tham dự hội thảo “Bức tường sụp đổ, thống nhất nước Đức – Chiến thắng của tự do” tại Nhà hát Berlin Friedrichstadtpalast.

Trong cuộc hội thảo, Helmut Köhl nói: “Người Đức không có nhiều lý do để tự hào về lịch sử của mình. Nhưng các sự kiện cách đây 20 năm đã cho phép họ như vậy. Tôi không có lý do nào tốt hơn là sự thống nhất nước Đức để tự hào. Nước Đức đã giành được thành đạt chung với lòng dũng cảm và phương pháp hòa bình”. Nhìn Gorbachev và W. Bush ngồi bên cạnh, ông nói thêm rằng, ông “đã may mắn được làm việc với họ” và “coi họ là đối tác quan trọng nhất trên thế giới, mặc dù có nhiều bất đồng”. “Các ngài yên tâm rằng, nước Đức sẽ tuân thủ các cam kết của mình cho tương lai” – Ông khẳng định.

George W. Bush Senior cho rằng, niềm vui thống nhất nước Đức không chỉ nằm ở thủ đô Berlin, mà còn trong con trái tim, khối óc của những người từ lâu đã tranh đấu cho quyền lợi mà Thượng Đế ban cho họ” và “không có bức tường nào có thể ngăn chặn được giấc mơ tự do của con người trong khối cộng sản”.

Gorbachev xác nhận ngay từ mùa hè năm 1989 ông đã tin rằng sự thống nhất của Đức mang tầm vóc của thế kỷ 21, “vài tháng sau đó, người ta đã mở đường cho sự thống nhất của Đức”. Rút ra bài học lịch sử từ các sự kiện, ông nói “các dự án châu Âu sẽ không mang lại kết thúc tốt đẹp, nếu nó dựa trên tư tưởng bài Nga và chống Mỹ”.

Ba nhà kiến trúc sư công trình thống nhất nước Đức, Berlin 31/10/09 - Ảnh: Reuters

Ba nhà kiến trúc sư của công trình thống nhất nước Đức, Berlin 31/10/09 - Ảnh: Reuters

20 mươi năm, vết thương chưa lành?

Từ năm 1991 Berlin trở thành thủ đô của nước Đức thống nhất, vô số công trình mới mọc lên ở phía Đông, trên cả những nơi bức tường đã đứng trước đây.

20 năm với nhiều thay đổi lớn lao, nhưng vết cắt nước Đức vẫn chưa lành lặn hết. Dân tộc Đức là một, nhưng đâu đó vẫn còn hai gam màu khác nhau. Nỗi luyến tiếc quá khứ (nostalgia) vẫn hiện hữu.

Thăm dò dư luận ngày 16/09/2009 của tuần báo Đức Stern và đài truyền hình Đức RTL cho thấy, 16% người phía Tây nhớ tới bức tường và muốn đất nước bị phân chia như cũ, trong khi khoảng 10% người phía Đông có ý nghĩ tương tự (phân nửa số này có bằng học nghề và quá khứ liên đới với chế độ cộng sản cũ).

Mặc dù khái niệm mang màu sắc miệt thị “Wessis” và “Ossis” ít ai dùng trong những cuộc gặp gỡ nghiêm túc, danh sách sự khác nhau về tâm lý giữa người bên Đông và bên Tây còn khá dài, căn cước, quyền sở hữu, luật pháp, ngôn ngữ và thậm chí tín ngưỡng. Trong khi đa số người Đức sống theo chuẩn mực giá trị của Cơ đốc giáo, thì sau 40 năm với ý thức hệ cộng sản, toàn bộ phía Đông gần như thế tục và phải hội nhập vào một xã hội đa văn hóa.

Người ta oán trách các nhà chính trị hiểu quá ít về nền kinh tế của Đông Đức, nên đã không báo trước cho dân chúng biết cần bao nhiêu tiền để cân bằng mức sống hai bên. Khi bức tường dựng lên, 167 tuyến giao thông của Berlin bị chặt đứt và nhiều cầu bị phế bỏ. Thu bộn số tiền quá cảnh tới 6 tỷ DM, Đông Đức cho phép các phương tiện công cộng của Tây Đức chạy trên lãnh thổ mình, nhưng không được dừng lại và dưới sự giám sát chặt chẽ của binh lính. Chỉ riêng tái thiết mạng lưới giao thông của Berlin, xây dựng các nhà ga, thay toa tàu, Tây Đức đã chi ra 40 tỷ DM.

Trong khối xã hội chủ nghĩa Cộng hòa Dân chủ Đức có mức sống cao nhất, là niềm mơ ước của cả phần còn lại. Sinh viên miền Bắc Việt Nam đi du học xếp “nhất Đức, nhì Nga, thứ ba Tiệp Khắc” theo giá trị hàng hóa mang về nước. Còn công nhân Việt Nam lao động ở Đông Đức thuộc loại giàu có nhất vì kết thúc hợp đồng, thùng hàng đóng gửi về có thể thu cả chục lạng vàng.

Vậy mà, tính đến cuối năm 2006, tiền rót cho phía Đông khoảng 1100-1250 tỷ Euro, thu nhập đầu người của dân phía Đông hiện nay mới chỉ đạt 67,3% mức phía Tây. Thế  mới biết hệ thống cộng sản đã kéo lùi sự tiến hóa với sức mạnh khủng khiếp ra sao.

Người Đức phía Tây cảm thấy thua thiệt, bị mất một phần thu nhập. Họ chẳng ngại khi nói rằng, chính phủ lấy quá nhiều tiền thuế (đoàn kết) nuôi dân phía Đông lười biếng, nhưng hay ca thán và thậm chí vô ơn, vì bỏ phiếu ủng hộ các đảng hậu cộng sản…

Trong khi đó, người phía Đông có lý riêng của mình. Họ thấy bị phía Tây áp đặt. Người Đức phía Đông lẽ ra đã có thể là nhân tố tốt hơn cho sự phát triển nước Đức thống nhất, họ đã từng chống lại nền kinh tế kế hoạch. Sự cởi mở đón nhận cải cách của họ không được khai thác đúng mức. Người phía Tây đã không coi trọng kinh nghiệm của người anh em, không chịu hiểu rằng, di sản kinh tế tồi tệ của Đông Đức không xuất phát từ con người mà từ thể chế. Tất cả mọi thứ, các định chế, luật pháp đều mang từ bên kia sang…

Dân Ba Lan nói rằng, xây dựng cơ cấu dân chủ là tiến trình khó khăn và gian khổ, người Đông Đức thì có sẵn hết. Nhưng người Đông Đức phải ghen với người Ba Lan, vì có thể gặp sai lầm, phải trả giá đắt nhưng người Ba Lan tự do và có thể tự mình lo toan. Người Đông Đức thì không.

Một số người bi quan nhớ lại cuộc sống Đông Đức cũ không có người vô gia cư, với những kỳ nghỉ phép miễn phí, mọi người giúp đỡ nhau, có cái gì đó ấm cúng, của mình. Bây giờ, họ có thể trả tiền nhà ở vài ngàn Euro mỗi tháng so với 150 Mác trước đây, tiện nghi đầy đủ, hiện đại, nhưng nhịp sống quá nhanh, không còn thời gian cho bè bạn, đất nước bị quản trị bởi những người sẵn sàng làm mọi thứ vì lợi nhuận. Thế nhưng nói quay lại thời đó thì ít ai muốn.

Sau 20 năm, đề án xây dựng Tượng đài Thống Nhất, biểu tượng tính liên tục của nước Đức từ cuộc chiến với đế quốc La Mã hai ngàn năm trước tới ngày Bức tường Berlin sụp đổ, vẫn xếp trong ngăn kéo. Đã có tới 536 mẫu nhưng chưa thiết kế nào được chấp nhận vì thiếu đồng thuận.

Dù sao, so với kết quả thăm dò 10 năm trước, tỷ lệ nhỏ số người không hài lòng với nước Đức thống nhất đã giảm đi rõ rệt. Đông Berlin vươn lên sáng sủa hơn, văn minh hơn. Miền đất phía Đông mở ra cơ hội. Người Đức tiếp tục di chuyển nhưng dường như theo hành trình ngược lại, từ Tây qua Đông.

Nước Đức chưa thống nhất hoàn hảo về vật chất cũng như lòng người, nhưng không một chút nghi ngờ gì rằng, nó sẽ tới đích.■

Warsaw 5/11/2009

Chú thích: Toàn bộ số liệu và trích dẫn lời trong bài viết được sử dụng từ các nguồn sau: Pl.Wikipedia; nhật báo Ba Lan Gazeta Wyborcza ngày 4/11/1999, 5/06/2009; 31/10/2009; PAP 16/09/2009, Tuần báo Polityka số 2710, 20/06/2009; Newsweek Poland số 45, 8/11/2009.

Bài viết cho nhật báo Người Việt – © 2009 by Người Việt.