Thứ Hai, 10 tháng 5, 2010

Tổng thống Nga vạch trần tội ác của tên đồ tể Iosif Vissarionovich Stalin, lãnh đạo Liên Xô

Tố Hữu được mệnh danh là thiên tài thơ phú và được đảng trọng dụng như một “văn nô” bén nhạy trong công tác văn nghệ tuyên truyền. Đôi lúc trở thành thái quá vì tôn thờ những tên đồ tể thế kỷ như Stalin hoặc Mao Trạch Đông lên bậc cha mẹ. Một hiểu biết ngớ ngẩn hoặc ngu muội về sự sùng bái cá nhân? Hôm nay độc giả đọc lại các vần thơ của Tố Hữu qua bài “Đời đời nhớ ông” (Stalin) có thể uất hận và kinh khiếp về tội trạng của tên đồ tể giết người mà Tố Hữu đã tôn thờ hơn cha đẻ của mình.

Ngày 5 tháng 3 năm 1953 Iosif Vissarionovich Stalin qua đời và Tố Hữu vẽ ra một bộ mặt nhân hậu như một „tiên ông“ trên cõi thế như sau:

Bữa trước mẹ cho con xem ảnh
Ông Stalin bên cạnh nhi đồng
Áo ông trắng giữa mây hồng
Mắt ông hiền hậu, miệng ông mỉm cười
Trên đồng xanh mênh mông
Ông đứng với em nhỏ
Cổ em quàng khăn đỏ
Hướng tương lai

Hai ông cháu cùng nhìn
Sta-lin! Sta-lin!
Yêu biết mấy nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Sta-lin!
Mồm con thơm sữa xinh xinh
Như con chim của hoà bình trắng trong

Hôm qua loa gọi ngoài đồng
Tiếng loa xé ruột xé lòng biết bao!
Làng trên xóm dưới xôn xao
Làm sao, ông đã làm sao, mất rồi!

Ông Sta-lin ơi! Ông Sta-lin ơi!
Hỡi ơi Ông mất, đất trời biết không ?

Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một thương Ông thương mười

Yêu con yêu nước yêu nòi
Yêu bao nhiêu lại yêu Người bấy nhiêu…

Ngày xưa khô héo quạnh hiu
Có người mới có ít nhiều vui tươi
Ngày xưa đói rách tơi bời
Có người mới có được nồi cơm no
Ngày xưa cùm kẹp dày vò
Có Người mới có tự do tháng ngày
Ngày mai dân có ruộng cày
Ngày mai độc lập ơn này nhớ ai?

Ơn này, nhớ để hai vai
Một vai ơn Bác, một vai ơn Người
Con còn bé dại con ơi
Mai sau con nhé, trọn đời nhớ Ông

Thương Ông, mẹ nguyện trong lòng
Yêu làng yêu nước yêu chồng yêu con
Ông dù đã khuất không còn
Chân Ông còn mãi dấu son trên đường
Trên đường quê sáng tinh sương
Hôm nay nghi ngút khói hương xóm làng
Ngàn tay trắng những băng tang
Nối liền khúc ruột nhớ thương đời đời.

Đã bao nhiêu năm đảng csVN cúi đầu tôn thờ Iosif Vissarionovich Stalin (1879-1953), xem ông ta là một lẽ sống, một đỉnh điểm cho dân tộc Việt đạt đến. Trong giáo dục VN các học trò của nhiều thế hệ đã tốn bao nhiêu giấy bút để ca ngợi, bình phẩm, tôn vinh Stalin và phải nghĩ đến ông như “Nối liền khúc ruột nhớ thương đời đời”, chưa kể đến hàng triệu diễn văn nói tốt về ông từ cửa miệng những người csVN: ông vĩ đại, ông bao trùm nhân loại và ông chính là chúa của các nước chư hầu thời ấy.

Một nhà chính trị Phương Tây đã nói: “Người ta không thể xóa hẳn quá khứ của lịch sử.” Có lẽ đúng như thế! Sau bức màn sắt của cs Đông Âu đã che dấu thật tài tình tất cả trại tù, thủ tiêu kẻ đối kháng, khủng bố, đày đọa hành hạ dân chúng, bóp chẹt tôn giáo, người dân nghèo đói, v.v… Những đảng cs Đông Âu đã hoàn thành quá xuất sắc việc che dấu này. Nếu không có biến cố giật sập bức tường Berlin và từ đó đánh sập toàn bộ cs Đông Âu cho đến tận bờ cõi Liên Xô thì các bí mật về tội ác cs vẫn còn bị che dấu và có thể tại VN vẫn còn phải gào to lên: “Ông Sta-lin ơi! Ông Sta-lin ơi! Hỡi ơi Ông mất, đất trời biết không? Thương cha, thương mẹ, thương chồng. Thương mình thương một thương Ông thương mười. Yêu con yêu nước yêu nòi. Yêu bao nhiêu lại yêu Người bấy nhiêu…”

Ngày 09/5/2010 nước Nga tổ chức cuộc diễu hành đồng loạt trên toàn quốc để kỷ niệm 65 năm chiến thắng phát xít Đức trong Chiến tranh thế giới II. Vào tháng 6/1941 Hitler ra lệnh xua quân tiến vào xâm chiếm nước Nga. Hậu quả của 4 năm chiến tranh đã làm ít nhất 27 triệu người Nga thiệt mạng, trong đó có 8,67 triệu lính Hồng quân. Ngày 9/5/1945 phát xít Đức ký văn bản đầu hàng vô điều kiện trước quân đội Đồng minh. Chiến tranh chấm dứt ở Châu Âu.

Dịp mừng 65 năm chiến thắng có sự tham dự lần đầu tiên của các nhà lãnh đạo Tây Phương như nữ thủ tướng Đức Angela Merkel. Đặc biệt, cuộc diễu hành có sự tham gia của quân đội từ Anh, Pháp, Mỹ và Ba Lan tại quảng trường Đỏ ở Matxcơva và theo dự kiến có khoảng 10.500 binh lính hiện diện. Toàn nước Nga có khoảng 70 thành phố cùng tổ chức duyệt binh mừng lễ chiến thắng.

Từ Việt Nam, chủ tịch Nguyễn Minh Triết tham dự lễ kỷ niệm 65 năm chiến thắng theo lời mời của tổng thống Dmitry Medvedev.

Vạch ra tội ác của tên đồ tể Iosif Vissarionovich Stalin trước công luận thế giới

Hai ngày trước dịp kỷ niệm 65 năm mừng chiến thắng phát xít Đức Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã lên án nhà độc tài Iosif Vissarionovich Stalin một cách bất ngờ và mạnh mẽ. Theo báo “Izvestia”, ông Medvedev cho biết: “Liên Xô (lúc ấy) có một cấu trúc rất phức tạp. Người ta có thể miêu tả chính quyền Stalin như là một chế độ toàn trị. Các quyền cơ bản và quyền tự do đã bị đàn áp. Stalin đã giết dân mình hàng loạt, tội ác này không tha thứ được.”

Giới báo chí thật ngạc nhiên về lời tố cáo tội ác của Stalin từ tổng thống Dmitri Medvedev, ông ta hoàn toàn không bị sức ép công luận để phải nói ra lời khó nói này, hay nói đúng hơn là TT Medvedev đang nói sự thật về đồ tể Stalin.

Nhà độc tài Joseph Stalin là một tên “tội phạm với số lượng lớn” đã gây ra cho dân tộc Nga. Mặc dù đã có những thành công dưới sự cai trị của ông, nhưng “những gì đã hành hạ trên người dân của mình, không thể tha thứ được cho ông ta.”

TT Medvedev cũng chỉ trích các tổ chức cộng sản vẫn còn tôn thờ Stalin muốn treo áp phích tại các thành phố khác nhau của Nga vào dịp kỷ niệm 65 năm chiến thắng. „Điện Kremlin sẽ không sử dụng các biểu tượng như vậy. Sự trở lại chủ nghĩa Stalin đã hoàn toàn bị loại trừ“, TT Medvedev nói.

“Cho lời tuyên bố này, chúng tôi đã phải chờ đợi quá lâu”, nhà hoạt động nhân quyền, ông Lev Ponomarev phát biểu với báo chí. “Sau khi có nhiều tín hiệu trái ngược nhau, nhưng những từ ngữ tố cáo này chuyển tải một đường hướng rõ ràng về chiến lược.” Nhà khoa học chính trị, ông Alexei Makarkin nói đến điều “rất rõ ràng” về lời phát biểu của ông chủ điện Kremlin: “Điều này có nghĩa rằng chính quyền Nga không cho phép phong thánh cho một kẻ đã giết người hàng loạt.”

Đây là lần đầu tiên trong 2 năm cầm quyền mà tổng thống Medvedev đã tố cáo tội trạng rõ ràng nhất về khối Liên Bang Xô Viết ngày xưa dưới triều đại của Stalin. Người tiền nhiệm của Medvedev, hiện là thủ tướng và là cựu điệp viên KGB, ông Vladimir Putin đã cho biết vào năm 2005 trong một bài phát biểu quốc gia về sự sụp đổ của Liên Xô là một “thảm họa chính trị vĩ đại nhất” của Thế kỷ 20.

Việc đánh giá cũng như tố cáo tội ác tày trời của Stalin gây ra tranh cãi trong công chúng Nga. Vì, trong khi có một số nhìn thấy công lao của Stalin chiến thắng Đức Quốc xã, thì theo các sử gia và các tổ chức nhân quyền đưa ra những bằng chứng cho thấy sự tiêu diệt hàng triệu người Nga của hệ thống bá đạo Stalin trong 3 thập niên cầm quyền. Thông tin về những nỗi kinh hoàng của những trại tù được thiết lập bởi hệ thống khắc nghiệt Gulag, các cuộc trục xuất dân cư và nạn đói lớn 1932-1933 đã gây thiệt mạng cho 6 triệu người chết, điều này giới học sinh Nga biết rất ít. Cho đến nay không có đài tưởng niệm quốc gia cho các nạn nhân của khủng bố Stalin. Các sử gia và báo chí luôn gặp khó khăn để truy cập được kho lưu trữ tài liệu về tội ác Stalin.

Tuy nhiên, ngày càng có thêm những tài liệu được xuất bản tại Moscow để tố cáo tội ác của Stalin, như quyết định vừa qua của tổng thống Dmitri Medvedev cho mở tài liệu về cuộc tàn sát người Ba Lan tại Katyn. Mới nhất, thí dụ tờ báo “Novaya Gazeta” và các đài phát thanh Echo Moskvy đưa ra tài liệu về mật lệnh của Stalin, mà ngay cả trẻ em từ 12 tuổi có thể bị bắn tử hình. Ai cũng cho rằng đó là một đại ác của Stalin không thể tha thứ được.

Tổng thống Medvedev, một người chưa đầy 45 tuổi sống trong một thế hệ mới, mặc dù lúc còn trẻ còn được giáo dục theo cộng sản một chiều, nhưng chỉ sau 20 năm tiếp cận với thế giới Tây Phương ông đã ra nhìn được cái tổng thể tàn ác của Liên Bang Xô Viết ngày xưa dưới thời bạo chúa Stalin. Người Nga đang viết lại lịch sử với một nhãn quang rõ ràng và cùng xác nhận tội ác của Stalin đã làm cho dân Nga không thể tha thứ được.

Lời kết tội của Tổng thống Medvedev ngày 07/5/2010 cho Stalin chẳng khác gì công bố cho toàn thế giới biết rằng Stalin chính là tên tội đồ dân tộc, cho dù hắn ta đã chết từ năm 1953. Lịch sử Nga đang lần dỡ ra nhưng trang sử đen tối nhất của mình dưới thời Stalin.

Các tội ác của Stalin đã lan rộng trên thế giới từ những tên đồ tể khát máu khác như Nicolae Ceauşescu của Rumania, Erich Honnecker của Đông Đức, Enver Hoxha của Albania, Mátyás Rákosi (học trò của Stalin) của Ungaria, Kim Nhật Thành và Kim Jong-Il của Bắc Hàn, Fidel Castro của Cuba, Mao Trạch Đông của Tàu, Hồ Chí Minh của Việt Nam.

Ngoại trừ tội ác của Hitler thì trong thế kỷ vừa qua cũng như hiện tại toàn xuất hiện những tên đồ tể giết người đến từ các nước cộng sản đã kể trên.

Nếu nói đến Việt Nam chúng ta không thể nào quên được những tên tội đồ về cuộc dập tắt phong trào Nhân Văn–Giai Phẩm do Tố Hữu cầm đầu. Cải cách Ruộng Đất với tên đồ tể ác độc Trường Trinh. Thảm sát hàng ngàn người vô tội tại Huế dịp Tết Mậu Thân 1968 dưới sự cầm quyền của Hồ Chí Minh. Cải tạo và đày đọa sau 1975 hàng trăm ngàn quân nhân của VNCH trong ngục tù của Lê Duẫn. Dâng biển đảo cho giặc Phương Bắc của Phạm Văn Đồng, v.v…

Nước Nga đã phải chờ đến 65 năm mới có lời tố cáo mạnh mẽ về tội ác của Stalin, Ban Lan phải chờ đến 70 năm mới công khai biết rõ ai đã giết hơn 22 ngàn người ưu tú của họ tại Katyn, Việt Nam cần kiên nhẫn phải chờ thêm để biết sự thật về các tội ác của csVN với niềm hy vọng „người ta không thể xóa hẳn quá khứ của lịch sử.“

Cuối cùng lời thơ văn nô của Tố Hữu đang là lời phỉ báng đến dân tộc Nga, đến những ai yêu chuộng công lý và sự thật.

Ông Sta-lin ơi! Ông Sta-lin ơi!
Hỡi ơi Ông mất, đất trời biết không?
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một thương Ông thương mười

Một lỗi lo xa, chỉ sợ chủ tịch Nguyễn Minh Triết chẳng biết gì lại buộc miệng hùa theo Tố Hữu hoan hô “Stalin muôn năm“ trong buổi lễ tại quảng trường Đỏ, thủ đô Matxcơva!

Hà Long

Nguồn : VietCatholic news

Katyn - Nỗi đau thương Ba Lan, nhân loại không quên

Sự kiện mùng 10 tháng Tư  khiến cả thế giới muốn được biết Katyn là gì. Trước đó, Ba Lan muốn nói nhưng không ăn thua với tuyên truyền của Nga.

"Katyn" hay "rừng Katyn" là đề tài cấm kị thời Ba Lan bị Nga Xô đô hộ bởi là nơi 22 ngàn sĩ quan Ba Lan bị giết hại theo lệnh Stalin năm 1940. Vụ thảm sát có mục đích triệt tiêu mầm mống yêu nước, trí thức tinh hoa của Ba Lan thời bấy giờ.

Sau sự kiện mùng 10 tháng Tư, các kênh truyền hình thế giới đều muốn chiếu phim của Wajda


 

Phải sau khi Ba Lan dành độc lập qua bầu cử tự do và thiết lập chính phủ dân chủ năm 1989, người Ba Lan mới được tưởng nhớ nạn nhân Katyn.

Nhưng phía Nga chần chừ không chịu minh bạch tài liệu Katyn khiến hận thù không thể nguôi trong quan hệ Ba Lan - Nga vốn láng giềng và có chiều dày lịch sử xung khắc.

Đòi sự thật

70 năm liền, gia đình nạn nhân Katyn đòi sự thật mà không được. 70 năm mòn mỏi trông chờ một vài cử chỉ hối cải của phía Nga nhưng chưa bao giờ được nhận.

Putin của Nga có phần thiện chí hơn trong bàn thảo về Katyn những năm gần đây khiến mỗi lễ kỉ niệm là một phe dư luận Ba Lan trông đợi và hi vọng.

Lễ kỉ niệm thứ 70 được hi vọng sẽ là bước ngoặt trong thái độ của Nga đối với Ba Lan.

Cuối cùng, lễ kỉ niệm trở thành bước ngoặt bi thảm cho mọi nỗ lực trước đó: các điều tình cờ, bất ngờ bỗng tập trung vào một địa điểm lịch sử - Smolensk ở Katyn, một thời điểm lịch sử - 70 năm ngày giỗ nạn nhân, khiến nhiều bình luận gia lỗi lạc cũng phải đặt câu hỏi về sự huyền bí vượt xa kiểm soát của con người.

Lech Kaczynski là người được đánh giá là một trong những nhân vật chú trọng tới vấn đề Katyn nhất trong giới cao cấp. Và cũng những người như vậy đã theo ông trên chuyến bay định mệnh để tới Katyn với hi vọng phía Nga sẽ mở cơ hội cho hòa giải bằng hối cải và xin lỗi cũng như thỏa mãn Ba Lan về nỗ lực minh bạch.

Rốt cuộc, Ba Lan đã đạt được nhiều hơn thế, bởi nay, cả thế giới đã hướng cái nhìn vào Ba Lan - Katyn - Nga. Nhưng Ba Lan đã phải trả giá cao không thể đếm với 96 nhân vật liên quan mật thiết tới nhà nước và Katyn thiệt mạng.

Phim về Katyn

Ngay sau sự kiện mùng 10 tháng Tư, nhà sản xuất bộ phim "Katyn" của đạo diễn Ba Lan Andrzej Wajda nhận được nhiều thỉnh cầu của các trạm truyền hình trên thế giới (nhưng không có Việt Nam cộng sản), ngỏ lời muốn được trình chiếu Katyn trên ăng-ten mình.

Chính nước Nga cũng đã vượt qua chính mình khi quyết định trình chiếu phim "Katyn" trên kênh truyền hình quốc gia hôm 11 và quốc tang ngày 12. Được đánh giá là cử chỉ đẹp nhưng có ý cho rằng chủ yếu để chấn an dư luận tại Ba Lan.

Nếu ở quốc gia khác, chưa chắc đã có một hai kết cục an ủi như vậy. Ba Lan may mắn khi có đội ngũ nghệ sĩ tài ba (với Wajda là tiêu biểu) để làm các công việc mà chính trị gia không làm được, đồng thời nỗ lực của các nghệ sĩ lại đạt được nhiều thành công hơn những gì chính giới có thể.

Andrzej Wajda cho ra đời phim "Katyn" còn là tiếng nói sự thật mạnh mẽ hơn cả những hô hào tìm sự thật. Nhưng để phim của ông và cả thế giới nói tới chữ "Katyn", Tổng thống Kaczynski cùng những nhân vật ưu tú nhất đã phải chết trong tai nạn thảm khốc.

Tổng thống Kaczynski là người nhiệt thành ủng hộ cách mạng Cam của Ukraina và không ngần ngại bay sang Gruzja khi nước này súng nổ với Nga 2 năm trước.

Nhờ có những người như vậy, sự thật đã được phơi bày, sau những trả giá lớn lao.

Cúi nhận nhưng không chịu xin lỗi Katyń

Nguyên thủ Ba Lan - Nga gặp nhau lần đầu tại Katyń. Putin có những cử chỉ đột phá nhưng truyền thông thế giới tập trung đăng tin Nga vẫn chưa xin lỗi sau 70 năm.

 

Nguyên thủ Ba Lan - Nga gặp nhau lần đầu tại Katyń. Putin có những cử chỉ đột phá nhưng truyền thông thế giới tập trung đăng tin Nga vẫn chưa xin lỗi sau 70 năm.

Sau 70 năm ngày Nga bắt đầu chiến dịch bí mật thảm sát 22 ngàn sĩ quan Ba Lan ở rừng Katyń, thủ tướng Ba Lan Donald Tusk và Vladimir Putin đã cùng tham dự lễ tưởng niệm hôm qua mùng 7 tháng Tư.

Lần đầu tiên có sự xuất hiện của đại diện hai nước trong rừng Katyń khiến từng cử chỉ nhỏ, từng câu nói trong bài phát biểu, nhất là của ông Putin, đều được báo giới cùng dư luận phân tích tỉ mỉ. Báo chí quốc tế nói Putin đã cúi đầu mặc niệm nạn nhân thảm sát Katyń.

Cùng đó, Putin có những tuyên bố đột phá, nói "không thể bao che tội ác" và muốn tìm sự thật. Putin cho rằng Stalin đã thủ tiêu các sĩ quan Ba Lan để trả hận màn thua trong cuộc chạm trán năm 1920 với Ba Lan.

Thủ tướng Donald Tusk của Ba Lan thì nói sự thật không bao giờ là nguyên nhân chia rẽ mà trên hết, sự thật phải được phơi bày.

Truyền thông chính thức của Nga thì nhấn mạnh lời ông Putin nói không bao che tội ác nhưng dân tộc Nga không chịu trách nhiệm vụ Katyń.

Tuy vậy, riêng việc Putin cùng Donald Tusk tham dự lễ kỉ niệm và đề cập tới lý do thảm sát cũng đã đủ để báo giới Ba Lan và thế giới đánh giá hành động của Putin "mang tính lịch sử". Điều làm báo chí tập trung hơn hết lại là điều mà Putin chưa làm: xin lỗi.

Thăm dò dư luận do CBOS tìm hiểu thì tới 81% người Ba Lan cho rằng vấn đề Katyń chưa giải quyết khiến quan hệ Ba Lan - Nga căng thẳng. Tỉ lệ người Ba Lan đánh giá quan hệ Nga - Ba Lan kém sáng sủa cũng cao hơn 10% so với năm trước. Một trong những nghị viên đảng PiS là Paweł Kowal nhận xét kết quả điều tra cho thấy người Ba Lan ngờ vực cử chỉ hối cải của Nga nên đặt dấu hỏi về sự thành thật của Nga.

70 năm thảm sát Katyń

70 năm kể từ khi phát súng đầu tiên bắn vào tù binh, trí thức Ba Lan, Katyń vẫn tiếp tục là cuộc thảm sát gây bức bối đau lòng và chịu nhiều giằng co.

Một ngày đầu tháng Tư năm 1940, phát súng đầu tiên đã nổ bắt đầu cuộc thảm sát hàng loạt 22 ngàn sĩ quan Ba Lan do NKWD của Nga Sô thực hiện tại rừng Katyń, theo lệnh của Stalin và 7 thành viên Bộ chính trị Đảng cộng sản Nga. Các sĩ quan bị giết trong tư thế bị trói chặt và bị bắn vào sọ từ súng ngắn, bị chôn trong những ngôi mộ tập thể khổng lồ giữa rừng sâu.

Sau khi Nga đổ quân vào Ba Lan nhân Chiến tranh Thế giới II bùng nổ tháng 9 năm 1939, Ba Lan không nằm trong tình trạng chiến tranh với Nga nhưng các sĩ quan của Ba Lan đã bị bắt giữ như những tù binh.

Chiến dịch thủ tiêu toàn bộ 22 ngàn sĩ quan được cho rằng có động cơ triệt hạ trí thức, tầng lớp trụ cột của Ba Lan thời bấy giờ.

Một sự tình cờ khiến các ngôi mộ tập thể được tù nhân lao động khổ sai của Ba Lan phát hiện năm 1942. Bộ máy cầm quyền của Đức quốc Xã khi đó tận dụng phát hiện này trong công tác tuyên truyền bêu riếu Nga khi chiến tranh chưa kết thúc.

Thế Chiến II kết thúc, Nga Sô thắng Phát-xít Đức và đô hộ Ba Lan bằng thể chế cộng sản, Ba Lan hiện diện trên bản đồ thế giới với tên gọi "Cộng Hòa Nhân Dân Ba Lan".

Kể từ đó, Nga Sô đổ lỗi cho Phát-xít Đức là chủ nhân của cuộc thảm sát khiến mọi thông tin, bằng chứng về cuộc thảm sát bị làm mạo, giấu kín, tăng phần đau khổ cho gia đình các nạn nhân.

Chỉ tới khi người dân Ba Lan thành công trong công cuộc đòi chuyển đổi thể chế vào năm 1989, người ta mới được tự do tưởng nhớ nạn nhân Katyń. Trước đó, nhà nước Ba Lan cộng sản không cho phép người dân được nói tới tội ác Katyń với tác giả là bộ máy an ninh mật vụ NKWD của Nga. Gia đình nạn nhân Katyń tiếp tục bị trù dập, có người bị thủ tiêu bởi dám tưởng nhớ tới ngày mất và hoàn cảnh ngày mất thân nhân mình.

Với những người cầm đầu nước Nga hiện đại là Jelcyn và Putin thì Katyń là đề tài gây bối rối và đầy mâu thuẫn.

Vào năm 1990, chính quyền nước Nga công nhận bộ máy NKWD đã giết hại các sĩ quan Ba Lan tại rừng Katyń. Tuy vậy, vào năm 2005, Công tố Quân Sự Liên bang Nga khép cuộc điều tra thảm sát Katyń với kết luận: "không có cơ sở coi thảm sát Katyń là thảm sát diệt chủng".

Phía Nga tiếp tục không cung cấp hồ sơ Katyń khiến dư luận Ba Lan phẫn nộ. Một số bản sao tài liệu được trao cho Ba Lan vào những năm 1990 và 1992 không làm dư luận thỏa mãn.

Gây bức xúc nhất là việc tòa án Nga không chịu truy tìm, trừng phạt những kẻ tham gia cuộc thảm sát và không chịu đặt tên cho cuộc thảm sát là hành động giết người hàng loạt.

Đây là vết thương nhức nhối nhất trong quan hệ Nga - Ba Lan, khiến diện mạo nước Nga tiếp tục là bóng đen ngờ vực đối với dư luận Ba Lan.

Sự kiện thời sự nhất là việc gia đình nạn nhân Katyń quyết định nộp đơn tố cáo lên Tòa án Nhân quyền Châu Âu ở Strasburg.

Nước Nga đi chiến dịch nước đôi khiến dư luận Ba Lan lại một phen bình phẩm: Một đằng Nga cho phép đài truyền hình quốc gia trình chiếu bộ phim "Katyń" của Andrzej Wajda(*), kể chi tiết quá trình bắt giữ và giết hại các sĩ quan Ba Lan. Mặt khác, Nga gửi thư tới Tòa án Nhân quyền Strasburg về việc "chưa thể khẳng định người Ba Lan từng bị bắn (tại rừng Katyń) hay không". Bức thư 17 trang của Nga gửi tòa nhân quyền cũng không dùng tới các từ "thảm sát" hay "tội ác chiến tranh" mà chỉ đề cập tới "sự kiện Katyń" hoặc "vụ việc Katyń" mà thôi.

Chính quyền Ba Lan trong đó có bộ ngoại giao Ba Lan bị dư luận chỉ trích là kém sắc sảo và quá yếu đuối trong bang giao với Nga. Đương đơn kiện lên Tòa án Nhân quyền Châu Âu là tập thể gia đình nạn nhân chứ không phải là nhà nước Ba Lan. Chính quyền Ba Lan chỉ là phía thứ ba trong vụ kiện Nga tại tòa án Nhân quyền Châu Âu.

Putin sẽ có mặt ngày kia, mùng 7 tháng 4 tại rừng Katyń để tham dự ngày giỗ của 22 ngàn nạn nhân. Đây là cử chỉ được bình luận là tích cực dù lá thư của chính quyền nước Nga gửi tòa Strasgurg đã đào sâu ngờ vực về thiện chí thật của nước này trong nỗ lực giải quyết dứt điểm và làm sáng tỏ thảm sát Katyń.

© Bến Việt – www.benviet.org

 (*) Andrzej Wajda, con trai nạn nhân sĩ quan bị giết tại Katyń, đạo diễn lừng danh thế giới của Ba Lan, từng nhận Oscar cho sự nghiệp làm phim.