Thứ Năm, 26 tháng 8, 2010

TRỜI ƠI! VIỆC ĐÃ GẤP LẮM! ÔNG CHỦ TỊCH QUỐC HỘI ƠI

Như thế nào mới là “có cái gì mới”? Thưa ông Chủ tịch Quốc hội

Đinh Kim Phúc

Tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 25-8-2010, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – an ninh Lê Quang Bình đề nghị Chính phủ có báo cáo về tình hình biển Đông và tình hình an ninh trước Đại hội Đảng để các đại biểu thảo luận, tạo sự đồng thuận. Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng kết luận chưa cần báo cáo tình hình biển Đông vì so với báo cáo của Bộ Ngoại giao tại kỳ họp thứ 6 (cách đây một năm – NV), đến nay không có gì mới…(1)

Trước đó khi tiếp xúc với Phó Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc phụ trách về tình báo và đối ngoại Mã Hiểu Thiên, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã nói:Trên tinh thần đồng chí, anh em, chúng tôi đã có cuộc trao đổi thân tình, cởi mở, thẳng thắng tất cả các vấn đề.

Tình hình trên Biển Đông hiện nay vẫn yên tĩnh. Chúng ta vẫn hoạt động kinh tế bình thường, hàng hải bình thường, du lịch bình thường, không có vấn đề gì trở ngại cả”.(2)

Mới đây, ông Nguyễn Chí Vịnh vừa dẫn đầu đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng thăm Trung Quốc trong 4 ngày, từ 22 đến 25/8, chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) diễn ra tại Hà Nội giữa tháng 10 tới.

Trong thời gian ở thăm, Thứ trưởng Quốc phòng đã hội đàm với Phó tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng Trung Quốc Mã Hiểu Thiên và gặp Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt.

“Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh nói, Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, có đại cục quan hệ tốt đẹp, Việt Nam ủng hộ và vui mừng trước sự phát triển của Trung Quốc, trong đó có phát triển quốc phòng…”.(3)

Đọc tin trên thấy lòng mình phấn khởi, nay lại được củng cố thêm:

Theo tin Đài phát thanh quốc tết Trung Quốc ngày 10/6/2010: Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương nói: “Trung Quốc không gây đe dọa đối với người khác, cũng không xâm lược nước khác, Trung Quốc phản đối chủ nghĩa bá quyền. Trung Quốc là nước đang phát triển, cho dù sau này Trung Quốc phát triển, cũng sẽ kiên định đi theo con đường phát triển hòa bình, mãi mãi không xưng bá, đây là sự tuyên bố trịnh trọng trước thế giới của Chính phủ Trung Quốc”.

Nhưng: Trong tám tháng đầu năm 2010, Trung Quốc đã:

- Ngày 30/04, Trung Quốc đơn phương tuyên bố lệnh cấm đánh bắt cá trên vùng biển Đông từ 12h trưa ngày 06/0512010 và sẽ kéo dài đến 12h trưa ngày 01/08/2010.

Được biết, khu vực cấm đánh bắt mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố có nhiều phần nằm trong lãnh hải của Việt Nam (Bắt đầu từ 12 độ Vĩ Bắc đến 113 độ Kinh Đông – khu vực này sẽ kéo dài từ Hải Nam đến vùng biển Nha Trang của Việt Nam). Trong đó bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Phía Trung Quốc còn đưa ra mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm luật cấm đánh bắt trên. Ví dụ sẽ tiến hành áp dụng mức phạt lên tới 50000 NDT trở xuống đối với các hành vi vi phạm thông thường, đối với các tình tiết nghiêm trọng sẽ tích thu giấy phép đánh bắt, ngoài ra sẽ tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi vi phạm đặc biệt nghiêm trọng.(4)

- Theo tin từ mạng báo điện tử Tân Hoa Xã, tính đến trưa ngày 25/05, các khâu cuối cùng của công tác lắp đặt trạm thu phát sóng điện thoại đầu tiên trên đảo Chữ Thập (thuộc quần đảo Trường Sa) đã hoàn thành.

Được biết, ngay từ đầu tháng 5 Trung Quốc đã cử cán bộ nhân viên kỹ thuật ra hòn đảo này nhằm tiến hành các công tác lắp đặt. Đến ngày 25/05 thì trạm phục vụ điện thoại di động này chính thức bắt tín hiệu và đưa vào sử dụng. Đây là trạm phục vụ điện thoại di động đầu tiên được phía Trung Quốc cho lắp đặt tại quần đảo này. Theo đó, số binh lính Trung Quốc đồn trú tại các đảo của Việt Nam trong phạm vi quần đảo này có thể gọi điện thoại trực tiếp vào đất liền.

Bên cạnh đó, ngoài đảo Chữ Thập ra thì phía Trung Quốc cũng đang tiến hành lắp đặt thêm một số trạm thu phát sóng nữa, đồng thời dự kiến các trạm phát sóng này sẽ được đưa vào sử dụng trong thời gian ngắn tiếp theo.(5)

- Ngày 06/06, một loạt báo chí Malaisia đưa tin nghi ngờ khả năng Trung Quốc có thể sẽ bố trí tên lửa đạn đạo Trường Kiếm 10 tại khu vực quần đảo Trường Sa. Nếu như điều này xảy ra sẽ gây lo ngại cho một số nước và can thiệp đến việc tranh chấp biển Đông hiện nay.

Được biết, trước đó Trung Quốc đã tiến hành bố trí loại tên lửa đạn đạo này tại 3 khu vực trọng yếu phía nam đó là Quý Châu, Quảng Tây và Giang Tây nhằm đối phó với mối đe dọa có thể xảy ra từ các nước như Ấn Độ, Việt Nam và Đài Loan. Chính vì thế, một số nguồn tin lo ngại trong thời gian tới Trung Quốc sẽ tiếp tục triển khai loại tên lửa đạn đạo này xuống khu vực sâu hơn, trong đó có các đảo mà Trung Quốc chiếm đóng tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.(6)

- Vào giữa tháng 6 gần đây, Trung Quốc đã xây dựng Cương lĩnh quy hoạch phát triển đảo “Tầm nhìn 2020″ – trong đó “quy hoạch” cả các vùng biển và hải đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Dư luận cho rằng, bản chất “Tầm nhìn 2020″ của Trung Quốc là, bất chấp luật pháp quốc tế, từng bước thôn tính biển Đông. Những hành động trong một thời gian dài đó còn nham hiểm ở chỗ nó định hướng tâm lý rằng đó là “sự đã rồi”, rằng Trung Quốc có danh phận và do đó có quyền giành chủ quyền của mình trên các vùng biển đã nêu.(7)

- Từ cuối tháng 5/2010 đến nay, phía Trung Quốc đã sử dụng nhiều tàu bảo vệ tiến hành khảo sát địa chấn tại khu vực đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa, và tiến hành san lấp, mở rộng đảo Tri Tôn với mục đích xây dựng công trình trên đảo này.

Ngày 5/8/2010, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc tiến hành khảo sát địa chấn tại khu vực đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa, san lấp, mở rộng đảo Tri Tôn, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga cho biết, từ cuối tháng 5/2010 đến nay, phía Trung Quốc đã sử dụng tàu khảo sát M/V Western Spirit cùng nhiều tàu bảo vệ tiến hành khảo sát địa chấn tại khu vực đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa và tại các lô dầu khí 141, 142 và 143 trên thềm lục địa Việt Nam, cách đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi khoảng 90 – 116 hải lý. Phía Trung Quốc còn tiến hành san lấp, mở rộng đảo Tri Tôn với mục đích xây dựng công trình trên đảo này… Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay và không để tái diễn các hoạt động vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông, góp phần giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông, thúc đẩy quan hệ Việt – Trung phát triển ổn định, lành mạnh.


Ngày 6/8, khi trả lời báo giới về việc người phát ngôn bộ ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga đã lên tiếng phản đối Trung Quốc tiến hành khảo sát tại đảo Tri Tôn và các vùng biển lân cận thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, người phát ngôn bộ ngoại giao Trung Quốc, bà Jiang-Yu lên tiếng phản đối đồng thời cho biết, Trung Quốc “có chủ quyền không thể tranh cãi” đối với quần đảo Hoàng Sa. Sự thật về cái gọi là chủ quyền mà Trung Quốc nói tới này là kết quả của việc Trung Quốc đã bất chấp luật pháp quốc tế, sử dụng vũ lực đánh chiếm và hiện vẫn đang chiếm giữ bất hợp pháp nhiều đảo và quần đảo của Việt Nam.(8)

- Trong những ngày gần đây, “Bất chấp những phản ứng và tuyên bố chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc vẫn tiếp tục ngang nhiên cho tổ chức hoạt động diễn tập quân sự của hải quân tại khu vực này.

Một số báo chí Hồng Kong đưa tin, vừa qua Trung Quốc đã cho hàng trăm xe bọc thép lưỡng cư, pháo tự hành, xe chở quân với hàng ngàn binh lính ra quần đảo Hoàng Sa tiến hành diễn tập thực binh.


Theo đó, nội dung chủ yếu của cuộc diễn tập lần này đó là diễn tập tấn công và phòng ngự đối với các cụm đảo mà Trung Quốc đã chiếm đóng của Việt Nam tại quần đảo này.

Trong đó, báo chí Trung Quốc nhấn mạnh, điều đặc biệt đáng chú ý trong lần diễn tập này đó chính là lần đầu tiên hải quân nước này đưa vào sử dụng tác chiến trên đảo một khối lượng lớn các trang thiết bị vũ khí mới mà trước nay Trung Quốc chưa từng cho vào tham gia các cuộc diễn tập trước đó. Bên cạnh đó, các xe thiết giáp chở quân lưỡng cư tham gia diễn tập này cũng hoàn toàn được trang bị mới.


Cũng theo tờ báo này, mục đích của cuộc diễn tập này của hải quân Trung Quốc đó là nhằm “đối kháng” với cuộc diễn tập trên biển Đông sắp tới với sự tham gia của Mỹ và Nhật, bên cạnh đó đây còn là một “lời cảnh báo không lời” của Bắc Kinh.


Ngoài ra, cuộc diễn tập lần này còn huy động sự tham gia của một sư đoàn phòng không Trung Quốc đóng tại quân khu Quảng Châu. Theo đó, nội dung mà quân khu này tham gia diễn tập bao gồm khoa mục tiếp dầu trên không, tấn công đánh chiếm đảo, diễn tập phòng không…”(9)

Tạm kết:

Hôm nay, ngày 26/8/2010, đọc xong bài “Đề nghị báo cáo Quốc hội tình hình Vinashin” của tác giả Lê Kiên trên báo Tuổi Trẻ tôi sợ mình nhầm nên đã đọc lại nhiều lần từng câu, từng chữ, nhưng tôi không nhầm vì trên báo Lao Động Online cũng đăng lại như thế.(10)

Cho nên, tôi mạo muội xin hỏi một câu: Như thế nào mới là “có cái gì mới”? Thưa ông Chủ tịch Quốc hội.

Thưa ông, cái tin này có mới không: “Hôm thứ Năm 26/8, chính quyền Trung Quốc tuyên bố một tàu ngầm nhỏ, có người điều khiển của họ đã “cắm lá quốc kỳ dưới đáy biển Nam Hải”, tức Biển Đông theo cách gọi của Việt Nam.

Hãng Reuters cùng ngày trích nguồn Trung Quốc nói đây là vùng biển “Trung Quốc va chạm với Hoa Kỳ và các nước Đông Nam Á vì lý do tranh chấp lãnh thổ”.(11)

—-

Chú thích:

(1) Đề nghị báo cáo Quốc hội tình hình Vinashin (Tuổi trẻ, 26/8/2010)

(2) Mỹ không đứng về phía nào, TQ tuyên bố không bành trướng (VNN, 9/6/2010)

(3) Thứ trưởng Quốc phòng: ‘Việt Nam không là đồng minh quân sự của nước nào’ (VNN, 26/8/2010)

(4) 南海海域16日起休渔 (News.cn, 15/5/2010)

(5) 南沙守礁部队首次开通手机服务(News.cn, 25/5/2010)

(6) 马媒担心中国在南沙部署长剑10巡航导弹(图) (war news)

(7) “Tử huyệt” của Trung Quốc trong vấn đề biển Đông (Vit, 26/8/2010)

(8) Trung Quốc phản đối phản ứng của Việt Nam đối với vấn đề Hoàng Sa (Vit, 7/8/2010)

(9) Hải quân Trung Quốc lại tổ chức diễn tập tại Hoàng Sa (Vit, 20/8/2010)

(10) Đề nghị báo cáo Quốc hội tình hình Vinashin (Lao động, 26/8/2010)

(11) Tàu ngầm TQ cắm cờ ở đáy Biển Đông (BBC)


 

Nguồn: AnhBaSam

Dân Luận đã hồi phục

 Tqvn2004

Như nhiều độc giả đã biết, server của X-cafevn.org, và cũng là nơi đặt Dân Luận, đã bị tin tặc đột nhập và xóa bỏ dữ liệu, khiến hai trang này buộc phải đóng cửa trong ba ngày. Đến hôm nay, server đã được khôi phục và bước đầu quay trở lại hoạt động, tuy còn có nhiều vấn đề cần phải tiếp tục khắc phục.

 

Nhân đây Dân Luận xin chân thành cảm ơn đội ngũ kỹ thuật của X-cafevn.org, đặc biệt là bác The10net, vì các nỗ lực nhằm sớm khôi phục hai trang X-cafevn.org và Dân Luận, trong hoàn cảnh phải đối mặt với nhiều công việc cá nhân cần giải quyết. Đây không phải là lần đầu tiên, và có lẽ cũng chưa phải lần cuối cùng, các bác lao tâm khổ tứ mà không đòi hỏi dù chỉ một lời cảm ơn như thế này. Đó là những đóng góp không nhỏ của các bác để tin tức đa chiều tiếp tục tới được độc giả trong và ngoài nước mà chúng tôi xin ghi nhận.

 

Về phía tin tặc, không biết các anh sẽ lý giải ra sao về hành động tấn công những trang web chỉ cất tiếng nói phản biện ôn hòa như Dân Luận, Talawas, Minh Biện, Bauxite Việt Nam v.v...? Một xã hội muốn phát triển cần có phản biện, cần chấp nhận tranh luận. Nếu các anh nghĩ những gì Dân Luận nói là không đúng, chúng tôi sẵn sàng đón nhận những phản biện của phản biện từ các anh, để hai bên có thể hiểu nhau hơn, đồng thời giúp cho bên thứ ba, các độc giả, có cái nhìn đúng đắn hơn về một sự kiện cụ thể. Khi đọc cơ sở dữ liệu của Dân Luận, chắc các anh cũng thấy nhiều bài được đăng nằm trong mục "Chống diễn biến hòa bình" của báo Quân đội Nhân Dân. Thay vì đối thoại, các anh đã chọn phương pháp bịt miệng đối phương. Thay vì thuyết phục, các anh lại tìm cách gieo rắc sự sợ hãi và nghi ngờ, bằng cách tung thông tin cá nhân của các thành viên Dân Luận lên mạng. Điều đó chứng tỏ các anh không chứng minh được chúng tôi sai. Nó cho thấy các anh đang bối rối và sợ hãi trước sự lan truyền ngày càng rộng hơn của sự thật trên mạng Internet.

 

Đột nhập và phá hoại các trang web "lề trái" có thể giúp các anh trì hoãn được vài ba ngày, nhưng chắc chắn không thể đảo ngược được tiến trình tiến bộ của cả một dân tộc dưới sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Chúng tôi giữ vững niềm tin rằng sự thật và chính nghĩa sẽ chiến thắng giả dối và bạo lực. Thời điểm mà các anh sẽ phải thừa nhận mình đã sai có lẽ cũng sắp tới rồi, hãy cùng chờ xem!

Danluan.org

Vietnamnet nhắc lại Kim Anh và vụ án Lexus: "Tôi hỏi Kim Anh, cô có đọc được các bài báo đã viết về mình không, cô nói, cô chỉ được đọc 2 bài gì đó trong hàng trăm bài báo người ta đã viết về cô..."; "Nhưng tôi hiểu, có lẽ quá nhiều áp lực đã khiến người con trai yêu cô trước đây không dám yêu cô nữa", "câu chuyện của cô nên được nhắc lại…" http://vietnamnet.vn/tinnhanh/201008/Gap-lai-nu-sinh-giet-nguoi-tinh-tren-xe-Lexus-931761/

Việt Nam có dựa vào nước này để chống nước kia?

 "Việt Nam ủng hộ và phấn khởi trước sự phát triển của Trung Quốc"; ""Trung Quốc có vai trò to lớn đối với ADMM+"; "phía Việt Nam vui mừng nhận thấy..."; "Nguyễn Chí Vịnh đã chuyển lời mời tham dự ADMM+"; "xây dựng niềm tin, tăng cường quan hệ".... Đó là những từ mà báo chí Vietnam tường thuật về chuyến thăm Trung Quốc của Nguyễn Chí Vịnh.

Đáp lại, "Bộ trưởng (TQ) Lương Quang Liệt bày tỏ hy vọng..." rồi thôi. Nguyên văn bài của TTXVN như sau:

“Việt Nam không dựa vào nước này để chống nước kia”

Không liên minh quân sự, không cho phép bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia. Đó là chính sách “ba không” của quốc phòng Việt Nam.

Trong cuộc gặp gỡ với báo chí nhân chuyến thăm Trung Quốc, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Nguyễn Chí Vịnh tái khẳng định quan điểm "ba không" trong chính sách quốc phòng của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Đó là không liên minh quân sự, không cho phép bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia.

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt (phải) tiếp Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh. Ảnh: TTXVN

Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, có quan hệ hữu nghị tốt đẹp và truyền thống. Việt Nam ủng hộ và phấn khởi trước sự phát triển của Trung Quốc

“Sự ủng hộ đó xuất phát từ mong muốn và niềm tin rằng Trung Quốc không sử dụng sức mạnh của mình làm phương hại đến lợi ích của các nước khác cũng như làm ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định của khu vực và trên thế giới ”, Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh nói.

Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh cho rằng Trung Quốc có vai trò to lớn đối với ADMM+ và nếu Trung Quốc sử dụng sức mạnh quốc phòng của mình để tham gia cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ khắc phục thiên tai... sẽ mang lại những thành tựu tốt đẹp cho cả khu vực.

Về quan hệ quốc phòng hai nước, Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh cho biết quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trên lĩnh vực quốc phòng đang có những bước phát triển tốt đẹp. Sự giao lưu, trao đổi giữa hai bên diễn ra thường xuyên và liên tục.

Cuộc gặp gỡ báo chí trên diễn ra trong chuyến thăm của Đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Việt Nam do Trung tướng, Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh dẫn đầu đã sang thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 22-25.8 để trao đổi về Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN và các đối tác đối thoại (ADMM+), dự kiến diễn ra ngày 12.10 tại Hà Nội.

Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh đã có cuộc hội đàm với Phó Tổng tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Mã Hiểu Thiên, gặp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt. Trong các cuộc hội đàm và tiếp xúc, phía Việt Nam vui mừng nhận thấy những quan điểm phía Trung Quốc đưa ra phù hợp với quan điểm cũng như các vấn đề mà ASEAN đã thống nhất.

Trung Quốc bày tỏ ủng hộ Việt Nam với tư cách là nước chủ nhà tổ chức thành công hội nghị ADMM+ lần này. Tại buổi tiếp Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh, Bộ trưởng Lương Quang Liệt bày tỏ hy vọng hội nghị ADMM+ sắp tới sẽ trở thành một diễn đàn mới để ASEAN và các nước khác trong khu vực cùng nhau giải quyết những thách thức an ninh phi truyền thống, tăng cường hợp tác và tin cậy lẫn nhau.

Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh đã chuyển lời mời tham dự ADMM+ và thăm chính thức Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh tới Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt.

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh hồi tháng 4 đã có chuyến thăm Trung Quốc. Cuối năm nay, Việt Nam và Trung Quốc sẽ tổ chức Đối thoại Chiến lược Quốc phòng lần thứ tư và đây sẽ là lần đầu tiên đối thoại ở cấp thứ trưởng.

Những hoạt động này sẽ góp phần quan trọng trong việc xây dựng niềm tin, tăng cường quan hệ quốc phòng nói riêng và quan hệ hai nước nói chung.

TTXVN

 

Giấy Mời


Phạm Việt Cường
 

rất ngắn gọn lạnh lùng

với lý-do-sẽ-cho-biết-sau

như cánh cửa kín bưng

mặc tình anh thao thức

 

mảnh giấy nhỏ tầm thường

hoang mang nghìn cân nặng

con dấu đỏ ghê tởm – như cái mồm há rộng

xấc xược gọi đích danh anh

xoá bỏ tình trạng vô danh

đẩy anh ra sân khấu chói loà của bạo lực

chính là họ tên anh

                  bây giờ trở nên trần trụi

chính địa chỉ căn nhà trong ngõ tối

                  nơi anh tạm-trú-thường-xuyên

sự chính xác bất hạnh này vẫn làm anh nghi hoặc

 

uổng công mình tự bôi xoá bao năm

vẫn không dấu nổi vết chàm oan nghiệt

không còn nữa sự bình yên mong manh

được chìm lẫn vào mênh mông xám xịt

những kiếp người mòn mỏi chung quanh

 

bởi không thể bày tỏ cùng ai

anh bắt đầu dè dặt với chính mình

cố nhận ra một điều khác thường nào đó

trong cái nhìn những người quen biết gần xa

 

phải sống lại lần nữa quãng đời qua

bằng hình dung và hồi tưởng

anh khôi phục quá khứ mình

cho mạch lạc và hợp lý

có những nụ cười cần phải biện minh

và cả sự lặng im thuần túy

 

một mình anh trở lại với những đêm dài

ở một nơi từa tựa như ngã rẽ

ở một thời điểm từa tựa cuối năm

mà cuộc đời tan nát của anh

chính là điều cần tổng kết

 

loay hoay trong bóng tối

anh diễn tập lời đối đáp khôn ngoan

cho những câu hỏi hiểm nghèo

như dao - nhọn sắc

thường chúi vào chỗ ít ngờ đến nhất

một mình anh đóng hai vai

màn kịch phi nhân

như một người trước phút lâm chung

anh nhớ lại muôn vàn cảnh sống

những bức thư đã gửi

những gặp gỡ thoáng qua

những thù tạc bạn bè

những lời ngọng nghịu cuối cơn say

anh sắp xếp cuộc đời theo một tiến trình trong sạch nhất

nghiêm khắc kết tội cả những điều nhỏ nhặt

rồi tự biện hộ hùng hồn trong đêm vắng

anh đong đưa giữa sự khách quan và lòng hy vọng

 

xét cho cùng

không có ai hoàn toàn vô tội

nhưng tại sao chính anh nhận được giấy mời

mà không là ai khác?

 

nghi vấn u ám này

bất chợt rơi xuống đời anh

như tiếng cú đêm

bên ngôi nhà bình yên nào đó...

 

(trong Trôi Đi Cùng Tháng Chạp, nxb Trình Bầy, 1993, Amvc.frre.fr in lại).

 

http://www.vanchuongviet.org/vietnamese/vanhoc_tacpham.asp?TPID=5984&LOAIID=30&TGID=1234

Kiện đòi bồi thường thiệt hại vì lô cốt

SGTT.VN - Ông Nguyễn Văn Lang, một người dân tại TP.HCM đã kiện đòi bồi thường 252 triệu đồng do lô cốt án ngữ mặt tiền khiến gia đình ông bị thất thu kinh doanh.

Đây là lần đầu tiên Tòa án nhân dân (TAND) TP.HCM thụ lý một vụ đòi bồi thường thiệt hại vì lô cốt. Cụ thể, ông Nguyễn Văn Lang vừa nộp đơn kiện Sở giao thông vận tải (GTVT) TP.HCM và Ban Quản lý dự án Vệ sinh môi trường, lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè ra tòa do bị thiệt hại từ việc thi công gói thầu số 7 của dự án. Hiện TAND TP.HCM đã thụ lý đơn kiện

Một dọc dãy rào chắn bằng tôn của lô cốt đổ sập, cản trở lưu thông trên đường Nguyễn Kiệm. Ảnh Lê Quang Nhật Ảnh:

 

Trong đơn kiện, ông Lang viết: Khi quán ăn bị đóng cửa, gia đình ông hoàn toàn bị mất thu nhập khiến cuộc sống vô cùng khó khăn. Nếu vì lợi ích công cộng mà quán ăn đóng cửa thì gia đình chấp nhận và chia sẻ. Nhưng đằng này, việc thi công kéo dài, dự án nhiều lần trễ hẹn đã làm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của gia đình.

Theo ông Lang, gia đình ông có căn nhà 12/7 Nguyễn Huy Tự, phường Đa Kao, quận 1, TP.HCM (cũng là mặt tiền đường Hoàng Sa). Từ năm 2001, gia đình mở quán ăn và luôn nộp thuế đầy đủ. Đầu tháng 1.2005, nhà thầu TMEC-CHEC 3 cho rào tôn sát cửa nhà ông để thi công tuyến cống bao giếng S27 nên quán ăn phải đóng cửa. Đến tháng 1.2007, lô cốt được dỡ đi nhưng 10 tháng sau lại tiếp tục mọc lên và kéo dài đến giữa năm 2009 mới xong.

Ông Lang cho rằng, theo Bộ luật Dân sự 2005, chủ đầu tư của dự án đã vi phạm quy tắc xây dựng, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh. Trên cơ sở này, ông Lang yêu cầu Sở GTVT TP.HCM-cơ quan chủ quản của Ban Quản lý dự án Vệ sinh môi trường- bồi thường thiệt hại cho khoản thu nhập bị mất trong thời gian nhà ông bị lô cốt vây. Theo tính toán của ông Lang, mỗi tháng quán tạo ra thu nhập thấp nhất là 6 triệu đồng, đã trừ chi phí. Do đó, ông yêu cầu Sở GTVT bồi thường 252 triệu đồng cho 42 tháng quán phải đóng cửa.

Ngoài ra, ông Lang còn cho rằng căn nhà 12/7 Nguyễn Huy Tự đã bị hư hỏng do nhà thầu TMEC-CHEC 3 thi công tuyến cống bao dọc kênh gây ra. Sự việc xảy ra từ năm 2006 nhưng đến nay, những bức xúc của gia đình chưa được giải quyết.

Theo ông Phan Châu Thuận, Giám đốc Ban Quản lý dự án Vệ sinh môi trường, đây là công trình công cộng và yêu cầu bồi thường thiệt hại do thất thu từ hoạt động kinh doanh là khá mới mẻ. Các cơ quan liên quan và chủ đầu tư của dự án đã nhiều lần thương lượng với gia đình ông Lang nhưng vẫn không thành.

“Nay ông Lang đã nộp đơn kiện thì chúng tôi phải chờ phán quyết của tòa án. Trường hợp tòa buộc chủ đầu tư bồi thường chi phí khắc phục hư hỏng nhà dân và thiệt hại do thất thu trong kinh doanh của họ, chúng tôi sẽ khởi kiện yêu cầu nhà thầu TMEC-CHEC 3 phải chịu trách nhiệm” - ông Thuận khẳng định.

PV (tổng hợp)

http://sgtt.vn/Thoi-su/Trong-nuoc/128384/TPHCM-Kien-doi-boi-thuong-thiet-hai-vi-lo-cot.html

Bọn táng tận lương tâm mới làm như thế - http://nhanam.multiply.com/journal/item/378/378

Bí thư Đảng ủy cướp đất, cụ bà 84 tuổi bị đẩy ra sống ở nhà mồ

(Dân Việt) - Người dân khóm I, thị trấn Mỹ Long, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh rất bất bình khi chứng kiến cụ Nguyễn Thị Ngân, 84 tuổi, đang nuôi con trai bị tâm thần gần 60 tuổi, bị đẩy ra nhà mồ sống.

Cụ Ngân 84 tuổi mưu sinh bằng nghề làm bánh ít, hàng ngày sống trong nhà mồ.

Lấy mồ mả làm... nhà!

Năm 1975, cụ Ngân dẫn 2 con từ ấp La Bang, xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang về xã Mỹ Long (nay đổi thành thị trấn Mỹ Long) sinh sống. Lúc này cụ Ngân làm nghề buôn bán nhỏ để nuôi con, nhưng không có nhà ở, phải đi ở nhờ. Đến năm 1977, ông Chặc (còn gọi là Bé Năm) ở gần đó có gặp cụ Ngân trao đổi việc bán căn nhà ở khóm I, thị trấn Mỹ Long (ngày nay). Cụ Ngân gom hết vốn liếng mua căn nhà ông Chặc trên diện tích khoảng 130m2, để mẹ con có chỗ ở.

Năm 1993, bà Cao Thị Bé là vợ ông Cao Hồng Khuyến (nhà ở cạnh bên) nhờ địa chính đo đạc đất mình và đo luôn phần đất đang ở của bà Ngân. Thấy vậy, cụ Ngân chạy ra hỏi thì bà Bé bảo: "Đo thì đo nhưng đất bà bà cứ ở?". Nghe thế bà không hỏi gì thêm.

Năm 2002, địa phương có chủ trương cất nhà tình thương cho người nghèo, cụ Ngân là một trong những đối tượng được xét cấp nhưng đất ở phải có sổ đỏ. Vài ngày sau, ông Cao Hồng Khuyến là Bí thư Đảng ủy thị trấn Mỹ Long lúc đó và vợ là Cao Thị Bé có đến gặp cụ Ngân thương lượng "đổi đất". Theo đó, vợ chồng ông Khuyến lấy phần đất cụ Ngân đang ở và đổi cho cụ sang phần đất kế bên để chính quyền cất nhà tình thương cho cụ. Cụ Ngân còn được hứa sẽ làm sổ đỏ.

Dọn sang nhà tình thương sinh sống, gần 6 năm chờ "sổ đỏ" nhưng không thấy. Đến năm 2008, cụ hỏi lại cán bộ địa chính thì họ nói không cấp được, vì đất xây nhà tình thương, một nửa là lối đi công cộng, một nửa còn lại là đất của nhà bên cạnh. Kể đến đây cụ Ngân bật khóc vì biết mình đã bị lừa.

Bao giờ giải quyết?

Theo kết quả xác minh của Thanh tra huyện Cầu Ngang vào ngày 4- 8- 2010, việc cụ Ngân mua nhà và đất của ông Chặc là có thật, và đã ở ổn định trên 30 năm. Thanh tra huyện Cầu Ngang đã kiến nghị đến Huyện ủy và Chủ tịch UBND huyện cần làm việc với ông Khuyến, động viên gia đình ông nhượng lại đất cho bà Ngân để cất nhà tình thương.

Trao đổi với chúng tôi về việc này, ông Nguyễn Thanh Tuy - Bí thư kiêm Chủ tịch UBND thị trấn Mỹ Long cho biết, khi các ngành chức năng điều tra việc "đổi đất" thì cán bộ địa chính lúc đó là ông Trần Huệ Quang có xác nhận việc đo đất người khác và đất công cộng để cất nhà tình thương cho cụ Ngân là do sự chỉ đạo của ông Khuyến (Bí thư lúc đó). Và phần đất mà cụ Ngân mua của ông Chặc đã được bà Bé đăng ký và được UBND huyện Cầu Ngang cấp giấy đỏ. Ngoài ra, 4 hộ gần kề nhà cụ Ngân cũng "bị" bà Bé đăng ký giấy đỏ luôn (!?).

Bất bình trước việc làm trên, năm 2009, cụ Ngân tháo dỡ nhà tình thương ở đất công cộng đem qua cất nơi đất cũ. Nhà đang dựng lên thì vợ chồng ông Khuyến không cho, đồng thời làm đơn kiện cụ Ngân vi phạm. Do không có chỗ ở nên cụ Ngân tiếp tục dựng nhà và bị chính quyền thị trấn mời 2 bên lên hòa giải. Tuy nhiên cả 2 không thống nhất. Từ đó, sự việc cứ đẩy qua đẩy lại mà không có cách giải quyết.

Theo ông Nguyễn Thanh Tuy, gần đây nhất là vào tháng 5- 2010, chi đoàn thanh niên Công an tỉnh Trà Vinh đã vận động trên được 30 triệu đồng để cất nhà tình thương cho cụ Ngân, do nhà cũ hư hỏng. Nhà tình thương mới đang làm thì vợ chồng ông Khuyến khiếu nại, buộc phải đình chỉ. Lúc này cụ Ngân "tiến thoái lưỡng nan" không nhà ở nên mẹ con phải ra ở ngôi nhà mồ gần đó.

Kỷ niệm 1000 năm thăng long, lấp bớt 100 ngôi mộ ở hà nội - http://nhanam.multiply.com/journal/item/376

Thứ Tư, 25 tháng 8, 2010

Sử dụng tin tặc là hèn hạ

Suốt tuần qua, một loạt những trang web và blog tự do đã bị tin tặc đánh phá. Trước hết, tin tặc đánh phá blog Hà Sĩ Phu và trang Free Lê Công Định vào ngày 18 và 19/8/2010. Liền sau đó, ngày 20 và 21/8/2010, tin tặc tấn công Tiền VệThông Luận. Rồi đến ngày 23 và 24/8/2010, tin tặc đánh chiếm một loạt các trang mạng talawas, Dân Luận, X-cafevn, Đàn Chim Việt...

Người Sưu Tầm xin giới thiệu đến độc giả một loạt bài viết từ ngày 22 đến ngày 24/8/2010 cho thấy phản ứng của báo chí Việt Nam hải ngoại đối với chiến dịch phá hoại của tin tặc.

 

NHẬT BÁO VNDAILYNEWS (22/8/2010):

 

TÌNH TRẠNG CƯỚP TÊN MIỀN, TẤN CÔNG & CHẶN TƯỜNG LỬA

ĐANG DIỄN BIẾN PHỨC TẠP

 

Gần đến ngày kỷ niệm 60 năm thành lập CAND, liên tục xảy ra những vụ tấn công, những dấu hiệu bất thường đối với một số web, blog mang hơi hướng tự do.

Web, Blog đồng loạt bị tấn công

Ban đầu, website của giáo sư Nguyễn Văn Tuấn cho đăng loạt bài phê phán về “liên minh bằng dỏm” ở DHQG Hà Nội, trước đó là chuyện Bộ GD đạo văn. Hậu quả là trang nguyenvantuan.net bỗng xuất hiện lượng truy cập “bất thường” cao đột biến. Lượng truy cập càng lúc càng ... khủng hơn, khiến trang nhà của ông bị tắc nghẽn nhiều lần. Theo chuyên gia kỹ thuật, “không loại trừ khả năng trang nhà bị tấn công”

Tương tự, cũng phê phán về hiện tượng bằng dỏm, blog của bác sĩ Hồ Hải bị “người lạ” chiếm mật khẩu, xóa đi một số bài viết và phản hồi “nhạy cảm”. Theo tác giả, “hacker tử tế” chỉ dừng lại ở đó sau khi hoàn thành một số “hành động có tính cảnh cáo”.

Ngày 18/8, website của ông Hà Sỹ Phu và nhóm thân hữu Đà Lạt bị cài mã độc.

10h sáng ngày 19/8, ngay sau khi khởi đăng loạt bài nghi vấn về mối quan hệ giữa nhà họ Nông và vụ nữ sinh Kim Anh giết người, Blog FreeLeCongDinh lập tức bị chặn tường lửa (Theo ghi nhận bị chặn ở cả 3 nhà mạng lớn nhất VN : Viettel, VNPT và FPT)

Có lẽ thiệt hại nặng nề nhất là Website Tiền Vệ, nơi quy tụ các văn nghệ sỹ tự do hàng đầu Việt Nam. Lúc 19h 22, ngày 20/8, kẻ gian đột nhập và cướp đi tên miền, với mục đích xóa bỏ hẳn tên miền TienVe.ORG. Tuy nhiên, nhờ cơ chế bảo vệ, “kẻ gian” không thể hoàn thành trọn vẹn “công tác” được giao. Hiện nay, ban quản trị Tiền Vệ đang dùng tạm tên miền mới tienve.info, và thông báo sẽ phục hồi lại tên miền cũ trong tuần tới.

Chung hoàn cảnh của các website lề trái, trang DanChimViet.Com cho biết cũng bị “oanh kích” dữ dội, khiến truy cập chậm hẳn. Có lẽ do đã dày dạn “kinh nghiệm” nhiều lần trong quá khứ, đến nay Đàn Chim Việt vẫn xuất hiện và cập nhật bài vở đều đặn.

Tấn công tinh vi, có hệ thống

Các vụ tấn công diễn ra trong cùng một thời điểm, trên nhiều trang mạng cho thấy đây không phải là hành động của những hacker tự phát riêng lẻ, mà đã được lên kế hoạch từ trước.

Kỹ thuật ngăn chặn bằng tường lửa cho thấy sự tinh vi hơn. Không kể các website, có lẽ freelecongdinh là một trong những blog cá nhân đầu tiên bị chặn tường lửa một cách riêng biệt.

Trước đây, nhà nước khổng thể chặn một blog riêng lẻ, bởi nếu làm vậy thì toàn bộ hệ thống blog đó cũng sẽ bị chặn (Như đã xảy ra với Multiply, Facebook...). Càng chặn nhiều dịch vụ blog nổi tiếng, “thành tích đàn áp nhân quyền” của VN càng bị thế giới chú ý. Nhưng nay thì khác, kỹ thuật chặn tường lửa tinh vi hơn rất nhiều, đây cũng là kỹ thuật mà nhà nước độc tài Trung Quốc áp dụng từ lâu.

Thay vì để người dân được tự do nói lên quan điểm của mình, nhà nước VN tìm cách bóp nghẹt thông tin qua cách hành xử tiểu nhân, thiếu minh bạch

Từ ngăn chặn, tấn công phá hoại đến ăn cắp tên miền, nhà nước đang đi ngược lại văn minh nhân loại

http://tienve.org/home/activities/viewThaoLuan.do?action=viewArtwork&artworkId=11207

100 ngôi mộ đột ngột “mất tích” trong đêm

Sau một đêm ngủ dậy, tất thảy người dân phường Dương Nội, quận Hà Đông (Hà Nội) đều bàng hoàng khi thấy gần 100 ngôi mộ của người thân táng tại nghĩa trang Đồng Chưa của phường bỗng dưng bị “chôn” thêm một lần nữa.

Gần một nửa nghĩa trang không hiểu vì sao lại ngập sâu trong hàng nghìn mét khối bùn đất khiến bà con không thể tìm thấy hoặc phân biệt được đâu là phần mộ của thân nhân gia đình mình. Tệ hại hơn, tất cả những ngôi mộ này đều thuộc diện hung táng và chưa kịp bốc hài cốt theo phong tục.

Quặn lòng người sống

Chúng tôi về Dương Nội đúng ngày xá tội vong nhân (Rằm tháng 7). Trong khi khắp nơi đang chuẩn bị cho ngày lễ Vu Lan cổ truyền thì tại đây, dưới cơn mưa tầm tã, hàng chục gia đình có phần mộ người thân đang bị vùi lấp dưới lớp bùn đất vẫn đội mưa đứng bên nghĩa trang.

Những nén nhang cháy dở, tiếng khóc, than vãn nỉ non, vàng mã ướt nhẹp cuốn theo từng cơn gió bay tứ tung khắp bãi tha ma. Bất chấp mưa gió bão bùng, những hộ dân này vẫn kiên nhẫn mặc áo mưa lội bì bõm trong bãi bùn cố tìm lại phần mộ người thân nhưng giờ chẳng khác nào mò kim đáy bể.

Người dân Dương Nội vẫn vô vọng tìm mộ người thân dưới cơn mưa tầm tã
Người dân Dương Nội vẫn vô vọng tìm mộ người thân dưới cơn mưa tầm tã

Ông Đặng Bá Tám, trú tại tổ dân phố Quyết Tâm, phường Dương Nội vừa đưa cánh tay áo đẫm cả nước mưa và nước mắt cho biết: “Nhà tôi có 5 ngôi mộ bao gồm mộ anh trai, chị gái, mộ ông cụ thân sinh… bây giờ tất cả đều ngập trong bùn không thể biết được các cụ nằm ở chỗ nào nữa. Gia đình đã huy động tất cả anh em, con cháu ra đây từ mấy hôm nay để đào bới, khoanh vùng mà tìm, nhưng bất lực vì tất cả đều đã chìm sâu dưới 3-4 mét bùn đất.

Câu chuyện đau lòng tại nghĩa trang Đồng Chưa, phường Dương Nội bắt đầu từ sáng 22-8-2010 khi ông Nguyễn Hữu Châu, một cư dân tại đây đi làm đồng sớm phát hiện một nửa bãi hung táng của nghĩa trang đã bị ai đó đổ phế thải xây dựng lấp mất. Hốt hoảng, ông Châu lập tức chạy về báo tin cho những gia đình có phần mộ thân nhân chôn cất tại đây rồi lên thẳng UBND phường báo cáo sự việc.

Khi người dân có mặt tại nghĩa trang, ai cũng bàng hoàng bởi lượng đất bùn đổ vào đây quá nhiều, phải đến cả trăm xe ô tô trọng tải lớn, loại 15 hoặc 25 tấn chuyên chở VLXD với khối lượng lên tới cả nghìn mét khối. Tất cả những việc làm này sau đó được xác định chỉ diễn ra chóng vánh trong đêm 21 rạng sáng 22-8. Sau khi đi kiểm tra sơ bộ, người dân đã thống kê có ít nhất 70 ngôi mộ chưa được cải táng đã bị chôn vùi trong đó có cả mộ bố ông Châu.
 
Trường hợp gia đình ông Nguyễn Xuân Minh cũng đau lòng không kém. Trong tiếng khóc sụt sùi, ông Minh đau đớn nói: “Tôi không thể hình dung nổi cảnh tượng này. Tại sao trên đời này lại có kẻ độc ác và vô lương tâm đến thế? Bây giờ chúng tôi biết làm gì với khối lượng bùn đất khổng lồ này”.
 
Nhà ông Minh có ít nhất hai ngôi mộ bị “chôn” sâu dưới bùn, trong đó mộ bố, mộ mẹ ông đã không thể xác định được vị trí. Cả cụ ông và cụ bà thân sinh của ông Minh mới mất năm 2006 và 2008, gia đình đang có dự định cải táng vào cuối năm nay. Nhưng trước sự việc này chắc chắn dự định nói trên sẽ không thể thực hiện được.
 

Nghe tin dữ xảy ra tại nghĩa trang của phường, cụ Nguyễn Văn Chinh năm nay 74 tuổi hiện là Trưởng ban khánh tiết làng La Cả thuộc tổ dân phố Hoàng Hanh, phường Dương Nội cũng đội mưa ra hiện trường cho biết: “Nghĩa trang Đồng Chưa là nơi mai táng người chết chủ yếu của địa phương chúng tôi. Khu nghĩa trang nằm sát bên đường Lê Văn Lương kéo dài nhưng chưa thuộc diện phải di dời. Việc đổ trộm phế thải lấp đi nhiều phần mộ là hành động không thể chấp nhận được. Đây là hành vi vô đạo đức, xâm hại mồ mả của một số người. Chúng tôi đã báo cáo vụ việc ngay hôm đó lên UBND phường Dương Nội, rất mong sẽ sớm tìm ra thủ phạm. Nhìn cảnh tượng này, những người sống đau lòng lắm. Mộ mẹ tôi cũng đang bị vùi dưới bùn”.

 Liệu có tìm ra thủ phạm?

Ông Trịnh Như Hà - Phó Chủ tịch UBND phường Dương Nội cũng không giấu nổi sự căm phẫn: “Các anh về chứng kiến thì biết, rất nhiều ngôi mộ bị vùi dưới độ sâu 3-4 mét bùn đất ai mà không đau lòng. Nhà tôi tuy không có mộ bị lấp, nhưng trong dòng họ, gia tộc cũng có mấy trường hợp”.

Ông Hà cũng cho biết, số lượng bùn đất này được xác định là bùn đất lấy lên từ những bãi cọc khoan nhồi của một trong số các công trình xây dựng đang tiến hành dọc đường Lê Văn Lương. Sau sự cố hy hữu xảy ra, ngày 22-8 xã đã khắc phục tạm thời bằng cách trích ngân sách địa phương thuê xe bốc đi được 5 chuyến. Tuy nhiên, do số bùn đất quá lớn, lại gặp mưa lớn, bùn nhão bị tuồn xuống phía dưới nghĩa trang nên máy xúc không thể tiếp tục làm việc được.

“Chúng tôi mới liên hệ với một số đơn vị để đặt vấn đề thuê phương tiện và nhân công nhằm xử lý triệt để cho nhân dân, tuy nhiên phía thi công đòi giá 90 triệu đồng nhưng cũng chỉ đưa bùn đất lên mặt đường, còn đổ đi đâu… kệ địa phương. Người dân sốt ruột, còn chúng tôi cũng đang cố gắng tìm cách khắc phục sớm nhất” - ông Hà cho hay.

Đường Lê Văn Lương kéo dài đoạn đi qua nghĩa trang Đồng Chưa của phường Dường Nội hai đầu đều có trạm barie bảo vệ của đơn vị thi công công trình. Điều đáng nói là có 1 trạm chỉ cách khu vực nghĩa trang khoảng hơn 100m và tất cả các xe tải đi qua khu vực này đều phải qua gác chắn kiểm soát.

Thế nhưng, khi lãnh đạo phường Dương Nội làm việc với trạm bảo vệ để tìm hiểu xem xe của doanh nghiệp nào đã làm việc trên vào đêm 21-8 thì nhận được câu trả lời là không hề hay biết. Số lượng đất bùn được đổ xuống nghĩa trang là rất lớn, trong một đêm phải có nhiều chuyến xe chạy vào đây. Thậm chí, sau khi đổ ra một số lượng lớn, đối tượng còn cho máy vào ủi số đất bùn trên xuống ngập hết nghĩa trang. Việc làm công khai, diễn ra trong khoảng thời gian dài nên việc gác chắn barie ở đây nói không biết là khó chấp nhận.

Hiện tại, vụ việc đã được UBND phường Dương Nội báo cáo với Cảnh sát môi trường quận Hà Đông và các cơ quan chức năng. Theo ông Hà, việc tìm thủ phạm không phải là vấn đề khó.

“Một việc làm vi phạm pháp luật, táng tận lương tâm và vô đạo đức thế này cần nhanh chóng điều tra để có biện pháp xử lý thích đáng” - ông Hà cho biết.

Theo ANTĐ

Bắc hành

Dân ta, trong đó có người vùng Bình Trị Thiên, thường vào Nam lập nghiệp thay vì đi ngược ra Bắc. Ngay trong phạm vi Bình Trị Thiên mà thôi, xu hướng ấy cũng nổi bật. Nhiều người từ Quảng Bình, Quảng Trị, không ít người tài trí, vô Huế định cư từ đời này đến đời khác, lâu ngày biến thành người Huế. Rồi sau đó nhiều lưu dân sống tại Huế cùng với một số dân bản địa lại xuôi nam, vượt đèo Hải Vân vào Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt, Ban Mê Thuột, Sài Gòn. Trong một lần chuyện trò, nhà văn Võ Phiến cho nghe câu ca dao miền quê ông, có lẽ cũng mang ý nghĩa tương tự:
Anh về Bình Định thăm cha
Phú Yên thăm mẹ Khánh Hòa thăm em.


Chữ “em” ở đây nên được hiểu là người yêu, chứ không phải em gái, mà anh sẽ vô Khánh Hòa cưới làm vợ, chẳng khác gì xưa kia bố ở Bình Định vô Phú Yên lấy mẹ. Toàn là xuôi nam. Xuôi nam lập nghiệp, sinh sống, hòa hợp nhau, nâng đỡ nhau, điều đó vẫn xẩy ra từ trước đến nay. Nhưng bây giờ khác. Thực trạng xã hội ngày nay phức tạp, rối rắm hơn nhiều. Và đầy nghịch lý.

Tôi thử phác họa trong đầu một câu chuyện mà mọi người đều không muốn nó có. Thử tưởng tượng vào khoảng năm 2100 chẳng hạn, người thời ấy sẽ kể lể cho nhau nghe chuyện của thời đại chúng ta như chuyện “đời xưa”. Rằng xưa kia có những đàn chim từ Bắc bay vô Nam, hết lớp này đến lớp khác, những buổi sáng tinh sương, những buổi chiều tranh tối tranh sáng, những đêm đen, lúc bay trong mù, lúc in hình trên bầu trời xanh, cũng có khi ngả nghiêng trong gió táp mưa sa, nhưng cuối cùng đều đến được đất lành. Đất lành chim đậu, những đàn chim ấy sống vui vẻ, thân yêu với những đàn chim cùng loại đã ở đấy từ lâu, không mổ nhau, không cướp cái ăn của nhau, tuân theo nếp sống hiền hòa, êm đềm. Thế rồi, tai trời ách nước giáng xuống, một số ác điểu ra đời, ít thôi, nhưng rất hung bạo, quỷ quyệt. Chúng dụ được những con chim khác và mượn thêm sức những con chim “lạ” bay vào Nam thẳng tay tàn sát đồng loại và đảo lộn nếp sống đã có từ lâu đời.

Cứ tưởng rằng từ đó về sau sẽ vĩnh viễn làm chúa tể sống trên xương trên máu kẻ khác, không ngờ gậy ông đập lưng ông, lại đến phiên chúng bị những con chim “lạ” kia “phản phé”. Cờ bạc bịp mà! Loài chim “lạ” kia còn hung hiểm hơn, tìm ra vô số lý do để “ăn thua đủ”. Chẳng hạn chúng phán: trước nợ ta, nay phải trả cả vốn lẫn lời. Lòng tham không đáy, lại phán tiếp: hết nợ còn ơn, còn nghĩa, còn tình. Mà tình sâu nghĩa nặng thì biết đời nào trả cho xong! Chi bằng, để có kết quả vừa nhanh chóng vừa cụ thể, loài chim “lạ” đó đem luật rừng ra xử bọn thiếu nợ “vô ơn bạc nghĩa” ấy. Cướp bóc, đánh giết, chiếm đoạt, “giành sân lấn đất”, nay cấm bọn kia bay tới vùng này, mai làm thịt năm bảy con ở vùng khác. Rồi lại mang luật rừng áp dụng ngoài biển khơi, hóa phép thành loài cá “lạ”, ăn tươi nuốt sống những con cá khác. Những loài thú khác đứng từ xa thoạt đầu bỡ ngỡ rồi dần dần quen mắt thản nhiên nhìn cảnh tượng “mạnh hiếp yếu”, “cá lớn nuốt cá bé”, quen tai nghe tiếng kêu thảm thiết của những con chim sắp chết mà loài chim “lạ” thường kháo với nhau “chim sắp chết tiếng kêu bi ai” (Điểu tương tử kỳ minh dã ai). Còn cá sắp chết có biết kêu không? Hình như loài vật sống dưới nước không có khiếu nói năng, vì mới hả họng định kêu la thì nước đã tràn vào “bịt miệng”, lại nhớ cha Nguyễn Văn Lý, đành chết trong câm nín.

Những tên gọi như Ải Nam Quan, thác Bản Giốc, Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông, Tây Nguyên đã biến mất khỏi ngôn ngữ Việt Nam từ lâu, mà ngay cả tên nước Việt Nam cũng bị xóa nhòa trên bản đồ thế giới. Những người nô lệ tủi nhục, sợ sệt, tức là những người kể chuyện đời xưa cho nhau nghe, nói một thứ tiếng An Nam trọ trẹ tiếng Tàu, thỉnh thoảng cũng kể thêm chuyện Tấm Cám, chuyện Quỷ Nhập Tràng, để gọi là có nhớ nguồn gốc, nhưng không dám nhắc nhở gì đến chuyện Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Đức Thánh Trần, hay Quang Trung từng đánh đuổi những con “chim lạ” từ phương bắc bay tới. Đôi lúc chỉ dám rủa thầm trong bụng khi nhớ đến chuyện đời xưa gần hơn, chẳng hạn chuyện các ông chủ tịch nước cụng ly tung hô các khẩu hiệu như “Môi Hở Răng Lạnh”, “Mười Sáu Chữ Vàng”, nhưng rượu chưa ráo ly thì “mặt đã trở”, đã ra tay cho các đồng chí vĩ đại bé nhỏ mấy bài học nhớ đời. Đúng ra là “đã trở mặt”, nhưng tiếng Việt bị lãng quên dần.


 

Thật là:
Thề hoa chưa ráo chén vàng
Lỗi thề thôi đã phụ phàng với hoa


Vâng, thời đó truyện Kiều cũng còn được biết đến đôi chút nên có người chua chát lẩy một vài câu như trên cho đỡ bức xúc. Cũng có người đau xót nhớ đến nước cũ, nhớ những thời đại vinh quang ngày xưa nay còn đâu, đành mượn vài câu than thở:
Thân sao thân đến thế này
Còn ngày nào cũng dư ngày ấy thôi


Chuyện “xưa” quả là một cơn mộng dữ, nhưng tỉnh mộng vẫn thấy thực tại đang tiến dần đến gần những gì đã hiện lên trong cơn ác mộng!

Ai đó đã nói một cách rất đúng đắn rằng lý do của hầu hết những cuộc chém giết, tàn sát, những cuộc chiến nói chung, đều xuất phát từ cái dạ dày, từ vấn đề di dân, tức là từ cung cách loài người noi theo bản chất của loài dã thú, loài chim dữ, loài cá mập, loài lang sói. Nhưng nói cho công bình, tuy cùng một bản chất vẫn có vài khác biệt. Một câu rất nổi tiếng của George Orwell, nhà văn người Anh trong Trại Súc Vật (Animal Farm) viết từ năm 1945: “Tất cả loài thú đều sinh ra bình đẳng, nhưng có một số bình đẳng hơn những con khác” (All animals are created equal, but some are more equal than others). Xin nhại theo câu nói ấy: Loài chim, loài cá, sinh ra đều rất thật thà, có gì nói nấy, nhưng ác điểu và chim “lạ”, cá “lạ” thật thà hơn, nào “bao la tình chim”, “mênh mông tình cá”, nào “giải phóng”, nào “môi hở răng lạnh”, nào “hợp tác toàn diện”, nào “bốn tốt”, “mười sáu chữ vàng”. Nghe thật sướng, êm ái như mật rót vào tai, líu lo như bà già sún răng ăn bún.

“Anh! Nghĩ gì mà ngẩn người ra vậy?” cô em họ chăm chú nhìn tôi, hỏi.


 


Tôi hơi ngượng. Quả thật độ rày lắm lúc tôi lẩn thẩn. Ba người chúng tôi đang bàn bạc với nhau, bỗng dưng đầu óc của tôi đi lạc, tôi lảm nhảm một mình. Tôi định bụng sẽ đi ra hướng Quảng Trị, cô em họ lại thích thuê một chiếc xe hơi nhỏ đi về hướng nam, và nếu có thì giờ sẽ qua Hải Vân, vô Đà Nẵng. Cô không thích ra hướng bắc dù chưa hề đi lần nào. Riêng tôi đã đi ra ngoài đó mấy lần, bằng xe lửa hoặc xe hơi. Cũng có thấy loáng thoáng phong cảnh hai bên đường, nhưng cưỡi ngựa ngắm hoa coi bộ còn trông rõ hơn. Cho nên lần này tôi đã có ý định sẽ cùng chú em chở nhau bằng xe gắn máy hai bánh để trước hết có thể chạy chậm lại khi cần, hoặc muốn ghé đâu thì ghé. Đành quay qua cô em họ nói gần như van lơn:
“Anh và chú T. có chút việc ra ngoài đó. Vài hôm nữa mình sẽ thuê xe đi vô thăm chùa Trúc Lâm Bạch Mã ở Cầu Hai nghe. Nghe nói chùa mới xây xong, đẹp lắm. Sau đó xuống Cảnh Dương rồi cảng Chân Mây chơi. Cô chịu không?”

Cô em vui vẻ nghịch ngợm lắc đầu: “Không chịu.”

“Cám ơn cô.”

“Anh khách sáo quá. Việt kiều có khác, hở một chút là cám ơn, xin lỗi, xin phép.”


 

*


 


T., chú em họ, gốc Quảng Trị, bố mất trong chiến tranh, theo mẹ vào Huế từ hồi còn thơ ấu, hỏi tôi:
“Anh muốn muốn ghé những nơi nào? Ghé ít, sáng đi chiều về. Ghé nhiều nơi thì phải ở lại đêm. Cứ ở lại đêm ngoài làng cũ của em, nếu anh không chê.”

Thật ra bà con ruột thịt của T. ở ngoài đó cũng không còn ai, nhưng cũng như những người Quảng Trị khác, T. rất quyến luyến miền đất ấy, nơi bị tàn phá nặng nề nhất trong chiến tranh vừa qua. Những đứa con của quê hương càng thống khổ càng nặng tình. T. thường xuyên ra đó thăm khi thì bằng xe đò, khi bằng xe gắn máy, bây giờ gọi là xe máy, tự lái lấy, thăm ngôi nhà từ đường bị bom đạn san bằng mấy lần nay đã được một người chú họ cho xây dựng lại trên mảnh đất cũ thuộc làng An Cư. Làng An Cư, cái tên hay. Mong rằng từ nay về sau mọi người ở đó sẽ được an cư lạc nghiệp như tên gọi ngôi làng mình. Tôi chưa biết An Cư, nhưng tôi đã đi qua nhiều làng mạc, nhiều thị trấn nằm dọc theo quốc lộ 1 thuộc tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình. Qua đó mới thấy quê ta nghèo nàn, xơ xác, nhưng lại rất giàu mồ mả, nghĩa trang. Đặc biệt là có nhiều nghĩa trang mang tên “Tổ Quốc Ghi Công”, tức là nơi yên nghỉ ngàn thu của chiến sĩ đã hy sinh của phe thắng trận. Trông khá khang trang, “hoành tráng”. Còn hương hồn tử sĩ miền Nam bại trận nay được thờ ở đâu, không thấy? Hay là tại những nghĩa trang mang tên hơi khác, “Tổ Quốc Ghi Ơn”, mà nay đều đã bị đào bới, san bằng? Nếu thế thì hương hồn của họ, tôi nghĩ đến mấy câu thơ trong Chinh Phụ Ngâm, chắc là ở trong gió đang “ù ù thổi”, dưới trăng đang “dõi dõi soi”. Và ở trong lòng người.

Tôi bỗng liên tưởng đến bọn thực dân Pháp đô hộ nước ta gần một trăm năm. Dưới ách đô hộ, người sống chịu cực khổ mọi bề, nhưng người chết khá hơn. Thế là phải, ai lại đi trả thù người chết! Vào năm 1920, vua Khải Định và toàn quyền Đông Dương khánh thành Đài Chiến Sĩ Trận Vong tưởng niệm tử sĩ của cả hai bên, được xây dựng trên bờ sông Hương ngay trước trường Trung Học Khải Định. Chúng tôi gọi đó là cái Bia. Thời trung học, chúng tôi thường ghé Bia chơi khi nào đi đến trường quá sớm. Những giờ trống cũng thường ra đó đùa giỡn hoặc bắt chuyện với mấy anh lính gác da đen rạch mặt xê-nê-ga-le (sénégalais). Hồi đó trường còn làm chỗ đóng quân của Pháp (mãi đến cuối 1954 mới được trao trả lại cho ta). Mấy lính gác trông mặt mày hung dữ nhưng cũng có người vui vẻ, hiền lành, chúng tôi bắt chuyện để tập nói tập nghe và học lóm năm ba tiếng Pháp thô tục ngoài đời. Ở trường chỉ học loại tiếng Pháp thanh nhã, học văn phạm, dịch, làm luận. Chủ yếu là dịch, Pháp ra Việt, Việt ra Pháp.

Sau này mỗi khi về thăm Huế, thăm trường cũ, tôi cũng thường “quá bộ” ra bờ sông thăm Bia, một trong những di tích có tiếng trong quần thể kiến trúc Huế cổ kính, tinh vi, đẹp đẽ. Nhưng vào mỗi thời kỳ trong đời người, hay ít nhất trong đời tôi, cái Bia ấy hiện lên khác nhau. Có lúc trông nó như một kỷ niệm êm đềm của tuổi học trò, có lúc quên nó, khi sực nhớ nhìn lại không ngờ thấy nó vẫn còn đấy, “trơ gan cùng tuế nguyệt”. Nhưng tuổi đời càng tăng, nay, sau bao nhiêu dâu biển, trông nó lạnh lẽo, cô đơn. Một buổi chiều từ ga Huế cuốc bộ đến Bệnh Viện Trung Ương thăm người thân, đi ngang qua cổng trường xưa, đứng lại nhìn vào trong một chốc, rồi không thể không quay ra đi thăm cái Đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ Trận Vong này. Nó nằm trơ dưới bầu trời mây bay từng giải cuồn cuộn, mà người xưa, hồn người xưa, đã đi đâu hết, một đi không về. Nhìn xa hơn một chút, cây cỏ lớp lớp trên bờ kia của sông Hương lặng lẽ, tạnh vắng; quay đầu nhìn về phải, Cồn Hến trải dài bờ bãi mịt mùng; quay đầu về trái, như lờ mờ thấy con đường ngày xưa có tên Huyền Trân Công Chúa. Buổi chiều đứng đó nhìn quanh không thấy làng cũ, chỉ thấy dâng lên trong lòng một nỗi buồn khó tả. Bỗng nhớ Thôi Hiệu và Hoàng Hạc Lâu. Bài thơ ấy đọc lên lúc nào cũng thấy hay, và vào những lúc như thế này, nó càng gây nên những cảm xúc lan man, bồi hồi. Chữ Hán không có là bao nhưng cũng muốn dựa vào những bài Hoàng Hạc Lâu đã được dịch ra tiếng Việt mà viết lại theo ý mình, bỏ bớt niêm luật khắc khe:
Người xưa cưỡi hạc vàng đi mất
Hoàng Hạc Lâu còn tại chốn này
Hạc vàng một đi không trở lại
Mây trắng ngàn năm bay vẫn bay
Sông tạnh Hán Dương cây lớp lớp
Bãi thơm Anh Vũ cỏ hây hây
Chiều xuống quê nhà đâu chẳng biết
Sóng giục sầu lên chất ngất đầy

“Hả, anh muốn ghé những nơi nào? Ghé đâu trước?” T. lặp lại câu hỏi.

“Xin lỗi, anh độ này đãng trí lắm, hồi nãy quên trả lời em. Xem nào... hay là ăn sáng xong rồi tính.”

“Còn sớm quá, kiếm không ra quán đâu,” T. đáp. “Em đề nghị ra tới An Lỗ ăn sáng là vừa.”

Chúng tôi đi từ làng Phú Thượng lên phía Vỹ Dạ, qua Đập Đá, chạy ngang cầu Trường Tiền, quẹo trái về phía cầu Bạch Hổ, quẹo phải về hướng An Hòa, Văn Xá, rồi đi thẳng ra hướng bắc. Đến cầu An Lỗ, dừng lại ăn sáng tại một quán nhỏ bên đường, lỏng chỏng vài ba bộ bàn ghế cũ kỹ. Chưa có khách nào. Cháo bột cá lóc, bánh ướt thịt ba chỉ, và chén nước mắm ớt tỏi chanh thật cay. Ăn lạ miệng, ngon, và rẻ. Ở Huế món ăn gì cũng rẻ hơn nhiều so với Sài Gòn. Chúng tôi vừa ăn vừa bàn với nhau rằng chuyến ra theo một đường, chuyến vào theo đường khác, làm như thế, thăm được nhiều nơi. T. biết rất nhiều về Quảng Trị, thật là may mắn cho tôi. Buổi sáng còn se se lạnh, trên quốc lộ 1 còn vắng, tuy nhiên tại cây xăng gần cầu An Lỗ đã có mấy người ghé đổ xăng, có cả các bà đã lớn tuổi, các chị “buôn thúng bán mẹt”. Phụ nữ Huế độ rày rất xông xáo, tôi vừa nhận ra thế. Chúng tôi ăn sắp xong thì chủ quán đã mang đến ngay một ấm nước và hai cái ly: “Mời hai bác uống nước chè xanh ấm bụng. Có bỏ gừng.”

Khỏi Phò Trạch đến Mỹ Chánh, thay vì chạy thẳng ra Quảng Trị, chúng tôi rẽ phải đi men theo sông Ô Lâu, một trong ba con sông đổ về Phá Tam Giang (Hai con sông kia là sông Hương, sông Bồ), qua các làng Vân Trình, Thanh Hương. Thế là chúng tôi đang đi trên một trong những vùng mà trước kia người Pháp gọi là La ville sans joie (Phố Buồn Hiu). Sau đó nhà văn Bernard B. Fall dùng tên gọi ấy viết thành một cuốn sách nổi tiếng về chiến tranh Việt Nam nhan đề Street Without Joy. Phố Buồn Hiu là dải đất nằm giữa Quốc Lộ 1 và Biển Đông bắt đầu từ những ngôi làng thuộc nam Quảng Trị qua những sông, ngòi, lạch, đầm lầy, độn cát, và phá, kéo dài đến gần Sịa, Huế.

Bernard Fall viết trong lời tựa cuốn Street Without Joy: “This is not a history of the two ‘Indochinese Wars’ – that fought by the French from 1946 to 1954 with their Vietnamese allies, and that fought by the South Vienamese and their American allies since 1957- but a historical sketch of certain key developments in both wars, and of the men who fought on both sides” (Tạm dịch: Đây không phải là lịch sử của hai cuộc ‘Chiến Tranh Đông Dương’ - do Pháp và đồng minh Việt Nam chiến đấu từ 1946 đến 1954, và do Miền Nam Việt Nam và đồng minh Hoa Kỳ chiến đấu từ 1957 – mà là một phác họa lịch sử về một số biến chuyển then chốt của hai cuộc chiến ấy cùng với những chiến sĩ của cả hai bên). Vào giai đoạn cuối cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, một trận đánh vô cùng ác liệt đã xẩy ra tại vùng này bắt đầu từ tháng 7 năm 1953, Pháp gọi là cuộc hành quân Camargue (Operation Camargue) do thiếu tướng Leblanc chỉ huy, dân Huế và Quảng Trị gọi là trận chiến Thanh Hương. Quân Pháp, lê dương, và đồng minh Việt Nam, nói theo Bernard Fall, đã tung một mẻ lưới lớn gồm bộ binh, pháo binh, thiết giáp, nhảy dù, có cả tàu chiến yểm trợ ngoài khơi, oanh tạc cơ trên không, quyết làm cỏ trung đoàn 95 chính quy của cộng sản và du kích quân. Kết quả không mấy khả quan, theo Bernard Fall.

Chúng tôi đi chầm chậm ven sông Ô Lâu cách cầu Mỹ Chánh vài cây số. Rồi đi sâu vào các thôn xóm. Dấu binh lửa có còn sót lại trên miền đất có một thời bị bom đạn dày xéo tan hoang này hay không? Hình như không còn dấu vết gì. Con sông trong vắt, nhiều nơi trông thấy đáy, nước chảy nhè nhẹ, sóng lăn tăn, thuyền đò lác đác. Hai bên sông, làng mạc êm ả, những ngôi nhà tranh cũ, hầu hết một gian hai chái, một số ít ba gian hai chái, đứng sau những hàng rào chè tàu, bao quanh bởi cau, trầu, dừa, chuối, mít, nhãn, khế, đu đủ, vả, dứa. Trông khá quen mắt, nhà cửa, vườn tược của những làng quê xứ Huế đều na ná như thế. Chỉ lạ là vùng này dường như không có ruộng lúa. Thế là dân ở đây không sống bằng nghề nông như hầu hết những miền quê khác? Có nghề đánh cá chăng? Đang mùa xuân, chưa có trái chín, vẫn nghe trong không gian lành lạnh man mác mùi hương buổi sáng. Mọi vật tĩnh lặng, thỉnh thoảng chiêm chiếp mấy tiếng chim sâu. Và trầu thì bò lên quanh thân cau thẳng đứng lốm đốm rêu đen, rêu vàng, rêu xanh từ gốc đến lưng chừng ngọn. Gió từ con sông đưa lại chút mùi gây gây mằn mặn của biển cả - vâng, nơi này không xa phá Tam Giang bao nhiêu - làm đu đưa đọt chuối, bẹ dừa, ngọn cau, làm rung rung lá trầu trong nắng mới. Vết thương chiến tranh đã liền da. Đó là bên ngoài.

Nhưng trong lòng người? Tâm trí tôi không thể không quay về với những trận đánh đã xẩy ra cách đây gần 60 năm, và tiếp theo là những trận chiến tàn khốc khác kéo dài cho đến tháng 4, 1975. Nhiều lúc tôi tự hỏi tại sao thế, tại mình có tính thù lâu, hay do có trí nhớ dai dẳng? Không phải thế, tôi, và những người trên dưới vài thế hệ, cùng tâm trạng, cố quên mà không thể nào quên được quá khứ. Tình hình đất nước bây giờ càng gợi nhớ những ngày tháng điêu linh cũ.

http://www.diendantheky.net/2010/08/bac-hanh.html

(Còn tiếp)