Thứ Hai, 30 tháng 5, 2011

ĐƯỢC ĐẰNG CHÂN, NÓ LÂN ĐẰNG... BẸN

Mai Thanh Hải Blog - 2 ngày cuối tuần, mình cùng những người bạn phóng xe vào Trung tâm Bảo trợ xã hội Hiền Lương (Yên Thành, Nghệ An) để cùng khám bệnh, tặng quà và thăm hỏi những người già, trẻ bị tật nguyền, không nơi bấu víu nương tựa (chủ yếu là con của những Cựu chiến binh bị nhiễm chất độc màu da cam trong chiến tranh chống Mỹ). Câu chuyện suốt chuyến đi, quay đi quay lại, vẫn quay lại việc 3 tàu chiến đấu Trung Quốc lao vào sâu trong lãnh hải Việt Nam, tấn công - uy hiếp tàu của Tập đoàn Dầu khí Quốc gian Việt Nam (PVN) đang làm nhiệm vụ khảo sát địa chấn trong vùng biển Phú Yên - Khánh Hòa.

Những người bạn đi từ thiện cùng mình, làm đủ nghề: Bác sĩ, Giảng viên Đại học, Giám đốc doanh nghiệp, Luật sư, kỹ sư... ai cũng quan tâm đến câu chuyện Trung Quốc bắt nạt Việt Nam và đều thất vọng: "Không gì nhục hơn khi làm công dân của 1 thể chế ươn hèn!". Ai cũng bảo: "Mỗi người chúng ta đều phải nộp thuế để Chính phủ nuôi quân đội, mua sắm vũ khí. Những lúc này, vũ khí - quân đội ở đâu?"...

Mình chẳng biết nói gì. Thì thầm gọi điện cho mấy ông bạn Hải quân. Một ông Trung tá chuyên làm nhiệm vụ cấp phát xăng dầu cho các tàu chiến đấu thì say sưa nói chuyện... sắp được về phép, chẳng biết gì về vụ tàu bè ngoài khơi Phú Yên - Khánh Hòa với lý do rất đơn giản "chưa thấy cấp trên thông báo"; một ông Đại tá khác thì đang... ngồi nhậu, lè nhè: "Bao lâu vẫn thế, có được làm gì đâu?"... Lại gọi ra Hà Nội, ông Thượng tá chuyên ngạch Chính trị thì lắc đầu: "Thôi! Đừng đề cập đến nữa, không nói được đâu!"...

Đêm, chạy ra Hà Nội, ông bạn Giảng viên Đại học đi nước ngoài như đi chợ, ngồi thừ nhìn rừng núi, cây cối trập trùng, vướng vít sương mây bên ngoài, thở dài: "Đất nước mình rộng dài, hùng vĩ quá ông ợ!" và lắc đầu: "Rất nhiều lần, tôi có những lời mời gọi công tác, định cư bên ấy nhưng đều lắc đầu bởi vẫn muốn ở lại với quê hương, gia đình và là công dân của 1 nước nhỏ, nhưng quật cường, rất tự hào!". Lại thở dài: "Tình hình này, có lẽ cũng phải sang bên kia thôi!" và lại thở dài: "Ít nhất cũng không phải học tiếng Trung"...

Buồn quá! Uất quá! Nếu cứ thế này, ai dám chắc là Tổ quốc Việt Nam được toàn vẹn khi mà giặc đã ngấp nghé ngoài biên cương và đang chơi trò "Được đằng chân, lân đằng bẹn"?.. Kiểu này, có lẽ mình cũng phải nhờ ông bạn tý vậy, vì mình cũng ngu lắm, chẳng học được tiếng Tàu và cả nhà mình cũng không muốn những con cháu của mình nhịn nhục, nói cười xủng xẻnh trong nhà, giữa xung quanh đồ Tàu, người Tàu...

http://maithanhhaiddk.blogspot.com/2011/05/uoc-ang-chan-no-lan-ang-ben.html

Bất công xã hội dẫn đến những hành động tuyệt vọng tại Trung Quốc

Đức Tâm

Vụ một người dân Trung Quốc, ông Tiễn Minh Kỳ, 52 tuổi, thất nghiệp, sau nhiều năm khiếu kiện không thành về việc chính quyền đền bù đất đai không thỏa đáng, đã thực hiện ba vụ nổ bom ngay tại khu công sở hành chính thành phố Phúc Châu, tỉnh Giang Tây, ngày 26/05 vừa qua, cho thấy những người dân thấp cổ bé họng, đến một lúc nào đó, không thể chịu đựng nổi những bất công bất xã hội, đã có những hành động phản kháng một cách tuyệt vọng.

Trong vụ này, ông Tiễn Minh Kỳ và một người nữa đã thiệt mạng. Một số người khác bị thương. Khu công sở, nơi có viện kiểm sát và văn phòng kiểm tra vệ sinh thực phẩm, đã bị hư hại. Vụ việc được tranh luận sôi nổi trên mạng xã hội Vi Bác của Trung Quốc và làm dấy lên nhiều xúc động.

Trước khi ra tay hành động, trên mạng Vi Bác, ông Tiễn Minh Kỳ đã giải thích lý do : Ông muốn tố cáo cựu chủ tịch huyện Lâm Xuyên, tỉnh Giang Tây, đã biển thủ một phần tiền đền bù cho những người bị tịch thu nhà cửa và đất đai, trong đó có gia đình ông.

Mặc dù đưa ra nhiều bằng chứng về hành động tham nhũng của các quan chức chính quyền, nhưng các đơn kiện của ông vẫn bị tư pháp không thụ lý. Sau 10 năm trời khiếu kiện, ông Tiễn Minh Kỳ muốn thực hiện « một hành động cụ thể để trả lại công lý cho người dân và trừ khử cái xấu ».

Theo báo Le Monde, từ thứ năm tuần trước đến nay, hơn 2,3 triệu người dùng mạng Vi Bác đã có ý kiến về sự kiện này. Một số người tỏ lòng thán phục ông Tiễn Minh Kỳ : « 10 năm bất công được giải quyết trong một ngày » hay ca ngợi ông là người hùng, bày tỏ sự tức giận đối với tầng lớp quan chức tham nhũng.

Tuy nhiên, nhiều cư dân mạng nói đến tình trạng bạo lực gia tăng trong một xã hội không có công lý : Tòa án thì từ chối thụ lý đơn kiện, những người dân kêu oan mang đơn khiếu kiện đi gõ cửa khắp nơi trong nhiều năm trời, mọi việc không hề được giải quyết mà dân oan còn bị trù dập nhiều hơn. Tất cả những vụ việc này càng đẩy xã hội vào vòng xoáy bạo lực.

Theo giới quan sát, trường hợp chủ sở hữu nhà đất bị chính quyền cưỡng bức trưng dụng, đã phản đối bằng cách tự thiêu thường xuyên diễn ra tại Trung Quốc. Các hành động trả thù cũng xẩy ra. Năm 2008, một thanh niên bị công an ngược đãi, đã xông thẳng vào trụ sở công an thành phố Thượng Hải và giết 6 quan chức. Cách nay hai tuần, một nhân viên hợp tác xã nông nghiệp, để trả thù việc bị sa thải, đã đặt bom ngay tại nơi làm việc cũ của mình. Chính quyền Trung Quốc thường ngăn chặn những thông tin này và không bao giờ công bố lý do của các vụ tự tử, hay phạm tội do tuyệt vọng.

Thế nhưng, trong trường hợp ông Tiễn Minh Kỳ, chính quyền không kịp xóa hoặc phong tỏa các thông tin liên quan. Cư dân mạng đã cho phổ biến trên internet 364 bức thư của ông, trong vòng một năm lại đây, viết về những vụ khiếu kiện và tâm trạng của ông. Sự việc quá rõ ràng đến mức một nhà xã hội học có uy tín tại Trung Quốc đã nói thẳng là để bảo vệ quyền của nhân dân, phải áp dụng nguyên tắc công bằng và một nền công lý thực sự thì mới hạn chế được quyền lực. Và cần tiến hành một cuộc cải cách chính trị.

Những vấn đề xã hội nóng bỏng này dường như gây tranh luận trong nội bộ đảng Cộng sản Trung Quốc. Vào đúng ngày xẩy ra vụ nổ ở Phúc Châu, Giang Tây, Nhân dân nhật báo có bài xã luận về « những tiếng nói bị nhấn chìm » trong xã hội, ủng hộ quyền ngôn luận, kêu gọi « cứu vớt » những tầng lớp người dân cảm thấy bị bỏ rơi, không được lắng nghe và không có cách nào để bày tỏ những nguyện vọng của mình.

Đây là bài xã luận thứ năm trong vòng chưa đầy một tháng, có cách tiếp cận vấn đề thông thoáng và tiến bộ hơn về điệp khúc mà Bắc Kinh vẫn rao giảng : « Bảo vệ ổn định xã hội ». Trong những tháng vừa qua, chính quyền Trung Quốc đã viện cớ này để thẳng tay trấn áp mọi đòi hỏi của người dân và hậu quả là càng làm trầm trọng thêm tâm trạng bất bình, cùng quẫn và tuyệt vọng trong xã hội.

RFI

Sự kiện “Bình Minh”

Dương Danh Huy

Nhà nghiên cứu về biển Đông


Khi nói về các tranh chấp trên Biển Đông, thí dụ như tranh chấp nghề cá hoặc tranh chấp dầu khí, ít nhất cho đến gần đây, nhận thức thuần túy của người Việt cũng như thế giới là đó là do tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa.

Song, sự thật nghiêm trọng hơn thế nhiều.

Trung Quốc không chỉ hài lòng với tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam và những vùng biển mà theo luật quốc tế thì thuộc hai quần đảo này, họ bành trướng vùng tranh chấp ra cả những vùng biển không liên quan, ra phần lớn Biển Đông. Thậm chí, có thể nói rằng Trung Quốc dùng tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa để làm hỏa mù nhằm che dấu tính vô lý của một yêu sách về biển có một không hai trong lịch sử hải dương.

Là nước láng giềng của Trung Quốc, hệ quả cho Việt Nam là vùng biển thuộc Việt Nam bị Trung Quốc tranh chấp trải dài từ cửa Vịnh Bắc Bộ xuống đến bồn trũng Nam Côn Sơn. Điều đó tạo ra một sự đe dọa nghiêm trọng cho kinh tế, quốc phòng, sự vẹn toàn lãnh thổ và nền độc lập của Việt Nam.

Sự kiện “Bình Minh”

Ngày 26/5/2011, ba tàu hải giám Trung Quốc uy hiếp tàu khảo sát địa chấn tên Bình Minh của Việt Nam và phá hoại thiết bị của tàu này. Sự kiện Bình Minh không phải là một sự kiện đơn lẻ mà là một hành vi trong một chính sách của Trung Quốc nhằm bành trướng vùng tranh chấp ra cả những vùng biển không liên quan đến tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa.

Để hiểu sự kiện Bình Minh có thể xem Bản đồ 1.

Sự kiện này xảy ra tại điểm X trên bản đồ, tọa độ, 12°¢ 25² Bắc, 111°26¢48² Đông. Các đốm tròn là lãnh hải 12 hải lý chung quanh các đảo, đá thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, và bãi cạn Scarborough. Đường xanh lá cây bao quanh hai quần đảo là đường cách đều hai quần đảo này và các vùng lãnh thổ không bị tranh chấp. Đường xanh da trời từ cửa Vịnh Bắc Bộ ra đến quần đảo Hoàng Sa là đường cách đều Việt Nam –Hải Nam không tính quần đảo Hoàng Sa. Đường xanh da trời từ quần đảo Hoàng Sa đi xuống phía Nam là đường 200 hải lý tính từ bờ biển đất liền Việt Nam.

Chiếu theo các án lệ của Tòa án Công lý Quốc tế và tập quán ngoại giao, vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa sẽ không vươn xa hơn các đốm tròn nhiều. Vì điểm X nằm cách xa các đốm tròn này, chiếu theo luật quốc tế nó sẽ không nằm trong vùng biển thuộc hai quần đảo này, tức là không liên quan đến tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa.

Giả sử như không chiếu theo luật quốc tế mà theo trí tưởng tượng phong phú nhất về sự công bằng đi nữa, thì cũng chỉ có thể cho rằng các đảo, đá thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa có giá trị ngang hàng với đất liền trong việc vạch ranh giới. Với trí tưởng tượng đó thì vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cũng chỉ vươn ra đến đường cách đều, tức là điểm X vẫn không liên quan đến tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa.

Như vậy, việc tàu hải giám Trung Quốc uy hiếp tàu Bình Minh và phá hoại thiết bị của tàu này là một hành vi bành trướng vùng tranh chấp ra cả những vùng biển không liên quan đến tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa.

Đó không phải là hành vi duy nhất.

Một chính sách có hệ thống

Có thể nói rằng Trung Quốc dùng tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa như hỏa mù để ngụy trang cho chủ trương chiếm phần lớn Biển Đông.

Trung Quốc hiện đang “cấm đánh cá” trong vùng biển phía bắc 12° Bắc và phía tây 113° Đông. Vùng biển này bao gồm một vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn của Việt Nam không liên quan đến tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa. Điều đáng chú ý về vùng “cấm đánh cá” này là Trung Quốc đã thiết kế nó sao cho xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhưng không xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của nước Đông Nam Á nào khác, và không xâm phạm vùng bên ngoài 200 HL, nơi cả thế giới có quyền đánh bắt.

Cũng có thể thấy trên Bản đồ 1 rằng hai vùng Mộc Tinh, Hải Thạch, được đánh dấu bằng ký hiệu M và H, không thể nào có liên quan với tranh chấp Trường Sa. Hai vùng này cũng nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Năm 2007 Trung Quốc đã ép BP rút ra khỏi hợp tác với Việt Nam trong hai vùng này.

Tiếp tục đi ngược thời gian, vào năm 1992 Trung Quốc ký hợp đồng khảo sát dầu khí với công ty Mỹ Crestone trong vùng Tư Chính (đường tím trong Bản đồ 1). Trung Quốc còn tuyên bố rằng sẽ dùng hải quân để yểm trợ việc khảo sát. Khu vực cụ thể của hợp đồng này nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Chiếu theo luật quốc tế thì vùng Tư Chính không nằm trong tranh chấp Trường Sa.

Những điều trên thể hiện một chính sách có hệ thống của Trung Quốc để bành trướng vùng tranh chấp ra cả những vùng biển không liên quan đến tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa. Có thể nói rằng Trung Quốc dùng tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa như hỏa mù để ngụy trang cho chủ trương chiếm phần lớn Biển Đông.

Việt Nam phải làm gì

Ngày nay, một lẫn nữa Việt Nam phải đối diện với tham vọng mở rộng lãnh thổ xuống phương Nam của Trung Quốc. Cùng với những đòi hỏi và những hành động đối với Hoàng Sa, Trường Sa, Trung Quốc còn thể hiện quyết tâm đòi hỏi gần như toàn bộ Biển Đông.

Cơ bản, chúng ta phải tích cực chống lại sự đe doạ này với một sự tích cực không kém gì tổ tiên ta đã từng giữ nước. Trong vô số việc phải làm, dưới đây là một số việc cụ thể Việt Nam nên làm.

Việt Nam phải xác định và khẳng định ranh giới cho các vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, và khẳng định rằng tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa chỉ có thể nằm trong các vùng biển đó. Những hành vi xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam bên ngoài vùng tranh chấp đó là một sự bành trướng vô cớ vượt quá tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa.

Nếu nước có hành động xâm phạm không phải trả giá ít nhất là bằng hình ảnh xứng đáng thì họ sẽ tiếp tục xâm phạm, và sự xâm phạm sẽ ngày càng ngang ngược hơn.

Sau khi xác định, Việt Nam phải công bố rộng rãi các ranh giới biển của mình. Tất cả các bản đồ Việt Nam nên thể hiện quan điểm của Việt Nam về đâu là ranh giới của tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa, đâu là ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình không liên quan đến tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa. Việt Nam nên gửi bản đồ thể hiện quan điểm đó đến các nước trên thế giới và các cơ quan quốc tế. Như vậy để thế giới thấy yêu sách của Việt Nam là gì và yêu sách đó công bằng và phù hợp với luật quốc tế hơn yêu sách của Trung Quốc.

Yêu sách của Trung Quốc đối với 75% diện tích Biển Đông là vô lý và Trung Quốc phải ngụy trang cho yêu sách đó bằng sự mù mờ. Việt Nam phải đối trọng điều đó bằng những ranh giới hợp lý và minh bạch.

Kế đến, Việt Nam nên tranh thủ và đàm phán với các nước Đông Nam Á trong tranh chấp về các ranh giới mà mình chủ trương. Trước nhất, Việt Nam và các nước này nên đi đến một quan điểm chung về ranh giới của tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa. Sau đó, Việt Nam và các nước này nên đi đến một thực tế ngoại giao trong đó tất cả đều ủng hộ nạn nhân trong trường hợp xảy ra việc xâm phạm chủ quyền bên ngoài ranh giới của vùng tranh chấp.

Trong những trường hợp xâm phạm như sự kiện Bình Minh, nếu tất cả các nước Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Indonesia đều lên án hành vi của Trung Quốc thì tiếng nói chung đó sẽ mạnh mẽ hơn nếu chỉ cho Việt Nam lên án.

Dù sao đi nữa, trong mỗi trường hợp cụ thể, mọi sự xâm phạm chủ quyền Việt Nam đều phải trả một giá xứng đáng trong lãnh vực ngoại giao và hình ảnh của nước xâm phạm trước cộng đồng quốc tế. Hình ảnh xứng đáng cho nước có hành động xâm phạm ngang ngược, là một hình ảnh ngang ngược. Nếu nước có hành động xâm phạm không phải trả giá ít nhất là bằng hình ảnh xứng đáng thì họ sẽ tiếp tục xâm phạm, và sự xâm phạm sẽ ngày càng ngang ngược hơn.

Nguồn: BBC Vietnam


Một hôm tỉnh giấc chợt dụi mắt /sao vàng (một hai ba bốn) năm chiếc, đậu vòng quanh... (thơ bùi chát)

Đấu miệng: Phương Nga VS Khương Du....

Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2011

"Tổ quốc nhìn từ biển"

  Thơ của Nguyễn Việt Chiến

Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa
Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc
Các con nằm thao thức phía Trường Sơn
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả
Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn

Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng
Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không

 
Minh họa: Văn Nguyễn

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo
Lạc Long cha nay chưa thấy trở về
Lời cha dặn phải giữ từng thước đất
Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi

Đêm trằn trọc nỗi mưa nguồn chớp bể
Thương Lý Sơn đảo khuất giữa mây mù
Thương Cồn Cỏ gối đầu lên sóng dữ
Thương Hòn Mê bão tố phía âm u

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao thương tích
Những đau thương trận mạc đã qua rồi
Bao dáng núi còn mang hình góa phụ
Vọng phu buồn vẫn dỗ trẻ, ru nôi

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao hiểm họa
Đã mười lần giặc đến tự biển Đông
Những ngọn sóng hóa Bạch Đằng cảm tử
Lũ Thoát Hoan bạc tóc khiếp trống đồng

Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo
Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn
Máu đã đổ ở Trường Sa ngày ấy
Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân

Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả
Những chàng trai ra đảo đã quên mình
Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước (*)
Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát
Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời
Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất
Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi

Nguyễn Việt Chiến
(*) Mới đây người dân huyện đảo Lý Sơn đã tìm thấy một sắc chỉ của vua triều Nguyễn năm 1835 cử dân binh ra canh giữ đảo Hoàng Sa

Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2011

Tàu lạ hóa ra là Tàu quen - http://nhanam.multiply.com/journal/item/662/662

BẢN TIN ĐẶC BIỆT: TÀU CHIẾN TRUNG QUỐC TẤN CÔNG VIỆT NAM


Trung Quốc nội loạn. Bắc Kinh quyết định chuyển lửa ra Biển Đông?

Vì sao Trung Quốc uy hiếp Việt Nam trước thời điểm QH khóa mới  sắp họp? 

Phải chăng có thỏa thuận Mỹ - Trung sau chuyến thăm cao cấp?

TÀU CHIẾN TRUNG QUỐC UY HIẾP TÀU CỦA PETROVIETNAM TẠI VÙNG BIỂN PHÚ YÊN-KHÁNH HÒA

Tàu Hộ vệ Tên lửa của Trung Quốc tại vùng biển Gạc Ma, Trường Sa (4-2008)
Mai Thanh Hải Blog - "Sáng hôm qua (26-5-2011), Tàu Hải giám của Trung Quốc đã xâm phạm vùng biển Việt Nam, sâu vào lãnh hải gần vùng biển Khánh Hòa - Phú Yên. Những tàu Trung Quốc này đã tấn công và phá hoại các thiết bị thăm dò dầu khí của PetroVietNam, gây thiệt hại rất lớn" - Đó là nội dung vừa được phát trên Bản tin Thời sự, VTV1 buổi trưa ngày hôm nay (27-5-2011). Bản tin này còn có phần trả lời phỏng vấn của 1 Phó Tổng Giám đốc PetroVietNam về nội dung sự việc và cực lực phản đối hành động nghiêm trọng của Trung Quốc.


VTV1 tuyên bố: "Đây là hành động ngang ngược nhất của Trung Quốc, từ trước đến nay"

Tàu hải giám của Trung Quốc thực chất là tàu tuần tra biển, có trang bị vũ khí tấn công hiện đại.

* Đầu tháng 3-2011 vừa qua, Tân Hoa Xã cho biết: Trung Quốc đã hạ thủy thành công chiếc tàu tuần tra với tên gọi là Hải giám 50 (do Cty TNHH Tàu thuyền Vũ Xương chế tạo).

Tàu Hải giám 50 của Trung Quốc được hạ thủy 3-2011
Hải giám 50 trang bị kỹ thuật tiên tiến nhất, trọng tải lớn nhất trong dự án chế tạo tàu tuần tra trên biển của Hải quân Trung Quốc. Chiếc tàu có chiều dài là 98m, chiều  rộng là 15,2m, độ sâu so với mực nước là 7,8m, độ giãn nước là 3.336 tấn. Chiếc tàu tuần tra này được chế tạo dựa trên chiếc tàu” Hải giám 83“, được trang bị hệ thống điện tiên tiến, tốc độ lớn nhất là 18 hải lý/ giờ, có thể chạy liên tục được 8.000 hải lý.

Trên thuyền được trang bị hệ thống ổn định, chịu được cơn bão cấp 12,  ngoài ra được trang bị máy bay trực thăng Z-9A, hệ thống định vị vệ tinh, hệ thống dẫn đường và các thiết bị tiên tiến để điều tra, thu thập tin tức các tàu thuyền khác.

Tân Hoa Xã cũng dẫn lời Cục trưởng Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc cho biết: Lực lượng Cảnh sát biển Trung Quốc sẽ khai thác sử dụng loại tàu này cho nhiệm vụ.

Ngoài Hải giám 50, Trung Quốc còn có chiếc tàu Hải giám 83 có độ giãn nước là 3.980 tấn, do Tập đoàn chế tạo tàu thuyền của Trung Quốc tại Thượng Hải nghiên cứu chế tạo và hạ thủy. Trên tàu trang bị trực thăng B-7112, do Trung Quốc tự chế tạo.

Bên cạnh đó, phải kể đến "Hải giám 75”, có chiều dài là 77,39m, chiều rộng là 10,4m, độ giãn nước là 1.290 tấn, hai máy chủ với công suất là 2.380 mã lực, tốc độ chạy là 20.6 hải lý/ giờ, có thể chạy liên tục được 5.000 hải lý.

Theo thống kê của Cục hải dương quốc gia Trung Quốc, trong một vài năm tới Trung Quốc sẽ chế tạo 36 chiếc tàu tuần tra. Trong đó có 7 chiếc tàu với trọng lượng 1.500 tấn, 15 chiếc tàu 1.000 tấn, 14 chiếc tàu 600 tấn. 

Căn cứ quân sự của Trung Quốc xây dựng trên đảo Gạc Ma - Trường Sa. Ngày 14-3-1988, Hải quân Trung Quốc đã nổ súng và lực lượng Công binh Hải quân Việt Nam đang đóng quân, xây dựng trên đảo Gạc Ma, làm 3 tàu Vận tải của ta bị chìm, cháy và 74 cán bộ chiến sĩ Hải quân Việt Nam hy sinh - mất tích. Từ ngày 14-3-1988 đến nay, đảo Gạc Ma của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm giữ và củng cố thành căn cứ quân sự trên biển

BẢN TIN ĐẶC BIỆT CỦA TTX VIỆT NAM, PHÁT ĐI TỪ HÀ NỘI 13h58 HÔM NAY:

Tàu hải giám Trung Quốc vi phạm lãnh hải Việt Nam 

27/05/2011 | 13:58:00

 
Thiết bị của tàu địa chấn Bình Minh 02 bị ba tàu hải giám Trung Quốc phá hoại
.
Ngày 27/5, trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí tại Hà Nội, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) Đỗ Văn Hậu đã thông báo việc sáng 26/5, các tàu hải giám Trung Quốc đã vi phạm lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam, gây thiệt hại lớn về kinh tế và cản trở hoạt động của PVN.

Thực hiện kế hoạch PVN đã phê duyệt chương trình thăm dò khai thác dầu khí năm 2011, Tổng công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí, một thành viên của PVN, đã cử tàu địa chấn Bình Minh 02 triển khai khảo sát địa chấn tại khu vực lô 125, 126, 148, 149 ở thềm lục địa miền Trung của Việt Nam. 

Cả 4 lô này đều nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Tàu địa chấn Bình Minh 02 đã khảo sát hai đợt tại đây, đợt 1 vào năm 2010 và đợt 2 bắt đầu từ ngày 17/3/2011. Quá trình khảo sát những ngày vừa qua được tiến hành trôi chảy và tàu Bình Minh đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

Tuy nhiên, vào lúc 5 giờ 5 phút ngày 26/5, rađa tàu địa chấn Bình Minh 02 đã phát hiện có tàu lạ đang chuyển động rất nhanh về phía khu vực khảo sát và sau đó 5 phút thì phát hiện tiếp 2 tàu nữa đi từ phía ngoài vào. Đó là ba tàu hải giám của Trung Quốc chạy thẳng vào khu vực khảo sát mà không có cảnh báo. 

Trên cơ sở tốc độ di chuyển của tàu hải giám Trung Quốc, tàu Bình Minh thấy có khả năng sẽ ảnh hưởng đến thiết bị của tàu nên đã quyết định hạ thấp thiết bị để tránh thiệt hại.

Vào lúc 5 giờ 58 phút, tàu hải giám Trung Quốc đã chủ động chạy qua khu vực thả dây cáp, cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02. Vị trí mà ba tàu hải giám Trung Quốc phá hoại thiết bị của tàu Bình Minh 02 của PVN, chỉ cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) khoảng 120 hải lý, nằm hoàn toàn trong vùng lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Phó Tổng Giám đốc PVN cho biết thêm ba tàu Hải giám Trung Quốc đã làm ảnh hưởng, cản trở hoạt động bình thường của tàu địa chấn Bình Minh 02; sau đó tiếp tục uy hiếp tàu Bình Minh 02, thông báo là tàu Bình Minh đã vi phạm chủ quyền của Trung Quốc.

Nhưng tàu Bình Minh của PVN cương quyết bác bỏ luận điệu của tàu hải giám Trung Quốc và khẳng định rằng tàu Bình Minh đang nằm trong vùng lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Tuy nhiên, việc tiếp tục công việc ngay lúc đó của tàu Bình Minh 02 vẫn bị ba tàu Hải giám Trung Quốc cản trở cho tới 9 giờ sáng 26/5 khi 3 tàu này rời khỏi khu vực khảo sát.

Tàu Bình Minh 02 và các tàu bảo vệ đã phải dừng công việc trong ngày 26/5 và thu lại các thiết bị bị hỏng để sửa chữa. 

Dưới sự chỉ đạo của PVN và Tổng công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí, tàu Bình Minh 02 đã sửa chữa thiết bị tại chỗ và tới 6 giờ sáng 27/5, tàu Bình Minh 02 đã trở lại hoạt động.

Phó Tổng Giám đốc PVN khẳng định việc các tàu hải giám Trung Quốc vào rất sâu trong lãnh hải của Việt Nam để phá hoại, cản trở các hoạt động thăm dò khảo sát bình thường của PVN là một hành động hết sức ngang ngược, vi phạm trắng trợn đối với quyền chủ quyền của Việt Nam, gây thiệt hại lớn về kinh tế và cản trở hoạt động của PVN.

PVN đã báo cáo và đề nghị Chính phủ, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có các biện pháp phản đối mạnh mẽ nhất có thể đối với phía Trung Quốc; yêu cầu phía Trung Quốc dừng ngay các hành động cản trở hoạt động của PVN, đồng thời hỗ trợ PVN thực hiện nhiệm vụ thăm dò, khai thác của mình.

PVN khẳng định các công việc khảo sát địa chấn ở khu vực này sẽ được tiến hành bình thường vì đây là khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam. PVN sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để bảo đảm cho hoạt động của tàu Bình Minh 02 được hiệu quả, an toàn.

Tàu địa chấn Bình Minh 02 được PVN đầu tư trang bị từ năm 2008 và đã tiến hành các đợt khảo sát trên vùng thềm lục địa thuộc chủ quyền của Việt Nam./.
Nguồn: TTX VietNam.

* VỀ TÀU ĐỊA CHẤN 2D "BÌNH MINH 02" (BỊ TÀU CHIẾN TRUNG QUỐC TẤN CÔNG)


Tàu Địa chấn Bình Minh 02 của Việt Nam bị tàu chiến Trung Quốc tấn công
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động trong công tác điều tra cơ bản và đánh giá tiềm năng dầu khí, tự chủ trong việc tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã giao cho Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) thực hiện việc triển khai Dự án mua tàu địa chấn 2D.

Để thực hiện nhiệm vụ này, PVEP đã tiến hành ký kết Hợp đồng mua tàu địa chấn 2D hoán cải với Nhà thầu Nordich.

Maritime với sự hỗ trợ giám sát của Tư vấn kỹ thuật Germanischer Lloyd Industrial Services Vietnam Co.Ltd. và Công ty TNHH Tàu Dịch vụ dầu khí PTSC.

Tàu địa chấn 2D được hoán cải từ tàu cá mang tên Pavlovsk hệ Atlantic 333. Tàu có kết cấu tốt, được trang bị vỏ cứng và dày, có tuổi thọ cao, bảo đảm hoạt động dài ngày với mọi điều kiện thời tiết trên tất cả các vùng biển kể cả điều kiện băng giá. Tàu được thay máy chính năm 2003 và đại tu tháng 2/2006.

Toàn bộ các thiết bị địa chấn của Tàu được trang bị mới 100% từ các hãng nổi tiếng trên thế giới Sercel (Pháp), Seamap (Mỹ), Quest (Anh)… với công nghệ và cấu hình chuẩn hiện nay đối với loại tàu địa chấn 2D. Tàu có thể thu nổ với cáp dài 12.000 mét và tài liệu được xử lý sơ bộ hoàn toàn trên tàu với thiết bị thu, ghi và xử lý tốt nhất hiện nay.

Ngày 19/3/2009, Tàu địa chấn 2D đã được nhà thầu Nordic Maritime bàn giao cho PVEP sau khi chạy thử thành công và được chính thức mang tên “BÌNH MINH 02” [1].

Ngay sau khi được bàn giao, Tàu Bình Minh 02 đã tiến hành công tác khảo sát địa chấn trên các lô thuộc thềm lục địa Việt Nam.




Dưới đây là các thông số kỹ thuật cơ bản cũng như một số hình ảnh và của Tàu địa chấn “Bình Minh 02”:

Kích thước cơ bản

Chiều dài toàn bộ
 62.26 m
Chiều rộng
 13.82 m
Chiều sâu
 9.20m
Mớn nước
 5.22 m
Phòng ở
 46 người
Phòng bệnh viện


Các thông số về hàng hải

Thời gian làm việc tối đa trên biển
 Khoảng 40 ngày
Dung tích chứa nước ngọt
 43 m3
Công suất lọc nước biển
 25 m3/ngày
Dung tích chứa MGO
 510 m3
Cáp địa chấn Nguồn nổ
 01  04
Tốc độ hành trình tối đa
 12 hải lý
Tốc độ hành trình kinh tế
 10 hải lý
Khả năng lai kéo
 Kéo 12 cáp địa chấn với tốc độ 5knts
 Các thông số về thiết bị khảo sát
Máy nén

Công suất
 1800 CFM
Áp lực hoạt động
 2500 PSI
Số lượng
 2
Nhà sản xuất
 Neruman & Esser
Kiểu mẫu
 NEA seimic  Air Power systems SAPS - 51D
Nước sản xuất
 Đức
Tời súng
Số lượng
 2 tang kép
Dung tích
 Để chứa 300m dây nguồn nổ
Sức kéo
 5 tần
Súng
 G-Gun II
Nhà sản xuất
 MCGREGOR Plimsoll
Kiểu mẫu
 PC - HGRW/DD - 03
Nước sản xuất
 Singapore
Tời địa chấn
Số lượng
 1
Dung tích
 Để chứa 12 km loại cáp đường kính 65 mm
Sức kéo
 10 tấn
Hãng sản xuất
 MCGREGOR Plimsoll
Nước sản xuất
 Singapore
Thiết bị an toàn:   
Xuồng công tác
 6 người
Xuồng cứu sinh
 6 người
Bèo cứu sinh
 46 người
Áo phao làm việc
 12 cái
Hệ thống thông tin nội bộ
 có
Hệ thống chống cháy cố định
 CO2

[1] Tên gọi “Bình Minh 02” được đặt cho Tàu với ý nghĩa tiếp nối lịch sử của con tàu địa chấn đầu tiên của ngành Dầu khí Việt Nam trước đây có tên gọi là “Bình Minh”. Tên gọi tiếng Việt “Bình Minh 02” của Tàu địa chấn 2D khi được chuyển sang tên giao dịch quốc tế sẽ là “Bình Minh 02”.

Nguồn: Nguyenxuandien Blog

Phóng sự: Đất người Mơnông ở Đăk Nông bị cướp đoạt

VRNs (26.05.2011) Đăk Nông

Kỳ 1: Du canh lạc hậu, định canh tiên tiến. Sự thật hay lừa cướp đất?

Những người dân tộc nói đó là đất họ, nhưng thực ra đó là đất rừng, do ngày xưa họ di canh di cư, làm một năm rồi bỏ, bây giờ trở lại nhận chứ đâu phải đất họ. Đó là nhận định của ông chủ tịch xã Đăk Ngo khi trả lời phóng viên Thomas Việt, VRNs, vào trưa 18/05/2011. Trong khi đó, trưa ngày 25/05/2011, ông Điểu Bẫy và người cháu của ông là Điểu Lý khẳng định đó là đất của làng ông cùng với bảy làng khác, đó cũng là đất lâu đời của gia đình ông. Ai đúng ai sai không phải là chuyện phán xét của giới truyền thông, nhưng chúng tôi ý thức mình có bổn phận giúp mọi người biết rõ sự thật.

Để làm rõ vấn đề này, chúng tôi đã tìm hiểu.

Du canh di cư ngày xưa ra sao?

Ông Y Dun Siu, một người Êđê kể : Ngày xưa nhà chúng tôi sống với làng, và cách nhau bằng những cánh rừng nhỏ. Sau một năm trồng lúa, mình cho đất nghỉ, nên đưa gia đình đi tìm một mảnh đất khác để tiếp tục gieo trồng cho năm mới. Đến đâu, mình và dân làng tìm cây làm nhà, sơ sài thôi, không làm nhà to và nhiều cây to như bây giờ đâu. Năm sau lại đi tìm mảnh đất khác. Theo ông Y Dun Siu, các con ông có đứa sinh ra trên mảnh đất này, đứa khác sinh ở mảnh đất khác. Cứ đi tìm đất như thế cho đến khi mỗi gia đình có được bảy mảnh đất. Đến năm thứ tám thì trở lại mảnh đất đầu tiên. Tuy đi xa như thế, nhưng vẫn trong lãnh thổ của làng, các làng khác không ai đến xâm phạm, còn người làng mình cũng không ai đi xâm phạm đất của làng khác.

Khi chúng tôi hỏi, tại sao đất chỉ làm có một năm rồi bỏ ? Ông Y Dun Siu trả lời : Chúng tôi không bỏ đất, mà cho đất nghỉ ngơi, cho đất có giờ thở. Mới nghe, chúng tôi có cảm giác mê tín, lạc hậu, nhưng khi nghe giáo sư Võ Tòng Xuân, một ông thầy về cây lúa Việt Nam nói trên báo đài rằng ở Thái Lan và một vài nước có nền sản xuất lúa tiên tiến, họ không bao giờ làm lúa nhiều vụ trên cùng một thửa ruộng hay mảnh rẫy, mà tối đa làm mỗi năm một vụ và vài năm thì cho đất được nghỉ. Hoạt động này giúp đất tự phục hồi, làm cho nông dân khi gieo trồng không cần phải dùng phân bón, cây trồng vẫn phát triển tốt, và nhất là không phải dùng đến thuốc trừ sâu, vì đất có đủ kháng lực giúp cây tự kháng lại các loại sâu rầy.

Đất sau khi đã làm, người Jarai gọi là ksor, đất không canh tác chứ không phải đất hoang. Sau bảy tám năm, ngoài việc đất tự phục hồi làm cho chất lượng của hạt gạo đủ dinh dưỡng, nơi mảnh đất này cũng tự mọc lên những cây cổ thụ. Khi trở lại trên mảnh đất này, người dân tộc thiểu số sẽ dùng ngay những cây này để làm nhà ở. Nhìn thấy họ đốt rừng làm rẫy, nhưng không phải là phá rừng, mà chỉ là đốt các cây trên trên đất ksor của mình để bắt đầu làm đất canh tác cho năm nay.

Sau này khi con cái lớn cưới chồng (dân tộc Mơnong theo mẫu hệ, nên chồng sẽ về nhà vợ) và ra ở riêng, thì cha mẹ trao cho một trong những mảnh đất đó. Sau đó gia đình mới bắt đầu hành trình khai phá thiên nhiên để tạo ra nguồn đất riêng cho mình và con cháu, cũng theo phong tục du canh di cư đó.

Khi chúng tôi bận tâm đến năng suất và sản lượng của cây lúa, một già làng thay vì trả lời vào câu hỏi, ông đã nói : Trước đây khi còn là đứa bé, tôi chẳng thấy đá, chỉ toàn là đất, còn bây giờ nhìn đâu cũng thấy đá to đá nhỏ. Đây là hậu của của định canh định cư. Con người ở lì một chỗ thì không có gì có thể tồn tại được ! Điều này thật dễ hiểu. Tây Nguyên là vùng đất trên núi đồi, nên đất chỉ là lớp ở trên, còn bên dưới là đá. Nên khi làm ăn định canh định cư, tức là ở một chỗ, hàng năm đất phải cày bới lên vài lần theo vụ. Năm này sang năm kia, đất sẽ bị trôi đi và lộ dần ra đá với đá.

Phải chăng định canh định cư là tiến bộ ?

Theo những gì đã ghi nhận được ở trên thì du canh di cư trước tiên là bảo vệ đất, bảo vệ môi trường sống bền vững. Các đợt du canh là cơ hội cho đất cũ được phục hồi, không làm đất bạc màu, mà còn làm gia tăng chất lượng đất bởi lá cây, cỏ rụng sau bảy tám năm sẽ mục nát, trở nên vi lượng tự nhiên thấm vào đất, làm đất tốt hơn lên.

Vậy tại sao lại cấm du canh di cư ?

Trước khi đưa ra câu trả lời, chúng tôi xin mời quý độc giả tìm hiểu chút ít về vấn đề dân cư bản địa và dân nhập cư. Theo tiến sĩ Trương Minh Dục trong tác phẩm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành năm 2005, thì “Cho đến ngày giải phóng, dân số Tây nguyên còn thưa thớt. Tính cả ba tỉnh Tây Nguyên lúc đó [sau 1975 Tây Nguyên chỉ có các tỉnh Gia Lai-Kontum, Đăklăk, và Lâm Đồng, nay đã tách ra thành 5 tỉnh – NV] lúc đó cũng chỉ mới có trên một triệu người với mật độ dân số 20 người/km2, bằng 1/7 mật độ dân cư thời kỳ đó trên toàn quốc (148 người/km2)” (Trang 27).

Theo thống kê quốc gia năm 2009, dân số ở Tây Nguyên đã tăng gấp 5 lần (sau 34 năm). Hiện nay dân số Tây Nguyên là 5.124.900 người (x. http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=387&idmid=3&ItemID=9865).

Phải chăng tốc độ dân số tăng nhanh như vậy là do người dân tộc sinh đẻ quá nhiều ? Thưa không. Đó là do di dân người Kinh từ đồng bằng Miền Bắc vào, từ duyên hải Miền Trung lên. Nhóm đầu tiên di cư vào Tây Nguyên là do “Đảng, nhà nước đã điều động hàng nghìn cán bộ đảng, chính quyền từ miền Bắc, các tỉnh duyên hải miền Nam Trung Bộ tăng cường cho bộ máy chính quyền ở Tây Nguyên” (Sđd. Tr 28). Nhóm thứ hai “Đảng và nhà nước chủ trương chuyển một bộ phận dân cư ở đồng bằng duyên hải miền Trung và đồng bằng Bắc bộ đi xây dựng kinh tế mới ở Tây Nguyên với sự tập trung cả vốn và lẫn cán bộ” (Sđd). Chỉ tính từ năm 1976 đến năm 1980 đất Tây Nguyên đã phải đón nhận 450 ngàn người, tăng 40% dân số so với năm 1975. Từ năm 1981 – 1991 tăng thêm 125 ngàn người. Và cứ tiếp tục cho đến nay là hơn 5 triệu dân cư. Hiện nay số người Kinh trên Tây Nguyên đã chiến đến gần 70%, trong khi đó người bản địa chỉ hơn 30% một chút.

Một người dân tộc kể, khi cách mạng về, họ gôm chúng tội lại, chia cho mỗi gia đình vài trăm mét vuông đất thổ cư và vài sào đất rẫy thay cho vài chục hecta của mỗi gia đình trước kia.

Vậy số đất trước đây của mỗi gia đình ai thu và dùng làm gì ?

Với chính sách đất đai là sở hữu toàn dân, nhà nước thay mặt quản lý đã trưng thu hết đất đó làm đất công. Lưu ý “công” ở đây chỉ là một cách nói để trưng thu, còn thực tế là lấy để cấp cho những người khác, cho 70% dân số mới tăng theo cơ học. Trong đó các cán bộ từ ấp đến tỉnh có số đất rất rộng lớn, và vị trí đất lại là những vị trí tiện lợi giao thông, nguồn nước và mọi sinh hoạt. Một số đất được thu giao cho lâm trường trồng rừng. Thực tế là phá rừng, kinh doanh rừng, vì trước 1975, Tây Nguyên toàn là rừng, còn bây giờ rừng rất thưa thớt. Nhiều khu rừng lúc đầu bị khai phá để cho ngành công nghiệp và xuất khẩu gỗ phát triển. Sau khi đã làm kiệt quệ rừng như ngày nay thì chính quyền bắt đầu đưa ra khái niệm “rừng nghèo”, để tiếp tục lấy đất bán cho các doanh nghiệp trồng cao su.

Ngoài lý do chiếm đất của các sắc tộc thiểu số, việc cấm du canh di cư là chính quyền sợ dân ở sâu trong rừng sẽ không theo nhà nước, khi nhà nước ức hiếp họ.

Một cán bộ cấp huyện nói với chúng tôi: Một người trong phái đoàn Nhật sau khi tham quan Tây Nguyên đã phát biểu rằng nếu tôi được thuê Tây Nguyên này thì tôi đủ sức làm để trả tiền thuê đất cho Việt Nam và đủ nuôi sống cả nước Nhật. Không biết lời kể chuyện này đúng ở mức nào, nhưng chắc chắn chính quyền Việt Nam đã chọn một sách lược khác. Một mặt đổ người Kinh ào ạt vào đất của người sắc tộc thiểu số, lấy hầu hết đất của người dân tộc trao cho người Kinh để đồng hóa và để đe dọa người các sắc tộc rằng họ nhỏ bé, lạc hậu, không đáng tồn tại nếu không sát nhập với người Kinh, mặt khác tạo cơ hội cho cán bộ bòn đất và rút tài nguyên thiên nhiên của người bản địa.

Đó là lý do tại sao chúng ta thấy cứ phải cứu đói cho người sắc tộc thiểu số, còn người Kinh trên vùng Tây Nguyên, nhất là cán bộ thì càng ngày càng giàu.

Vấn đề của ông Điểu Bẫy và 56 hộ Mơnong ở xã Đăk Ngo, huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông như thế nào ? Báo chí lề phải đã nói không đúng như thế nào ? Xin mời quý độc giả đón đọc kỳ 2 vào ngày mai.

Thụy Minh, VRNs

Cướp đất của dân còn vu oan cho dân là "lâm tặc"!

VRNs (27.05.2011) – Đăk Nông – Kỳ 2: Đất của tám làng đâu?

“Trong các ngày 20 – 21.4, đoàn liên ngành tỉnh Đắc Nông tiến hành giải toả đất rừng tại vùng giáp ranh Đắc Nông – Bình Phước (thuộc huyện Tuy Đức) khá suôn sẻ. Tuy nhiên, từ sáng 22.4, hơn 400 lâm tặc phản công rầm rộ, gây tổn thất nặng nề cho lực lượng chức năng”. Đây là câu dẫn đăng trên báo Lao Động Thứ Bảy, 23.4.2011.

Hơn “400 lâm tặc phản công rầm rộ”, họ là ai?

Xin trả lời ngay, đó là hơn 400 nhân khẩu thuộc các làng Bon Bu Thun, Bon Phê Lang, Bon Pê Rơte, Bon Dien Wit, Bon Tâu Đat, Bon Phê Đăng, Bon Diêng Đu, Bon Đang Drang. Chỉ theo những ghi chép về lịch sử đấu tranh của đồng bào Đăklăk (trước đây khi chưa tách tỉnh) thì ai cũng rõ các làng này đã có mặt và dân cư sinh sống từ trước 1975.

Ông Điểu Bẫy cho biết đất chúng tôi đang ở, được gọi là các tiểu khu 1521, 1525, 1537, 1538 là quê cha đất tổ. Mẹ tôi lấy bố tôi ngay trên đất này. Trước đây mỗi làng chúng tôi có một nghĩa địa, sau đó Ủy ban nhân dân (UBND) xã Đăk Ngo đã xin và UBND huyện Tuy Đức đã quy hoạch cho một nghĩa trang chung rộng 9,8 hecta.

Anh Điển Bẫy, một người Mơnông nói bố mẹ anh cưới nhau ngay trên đất này

Như vậy những người mà báo chí gọi là “lâm tặc” lại là chính những người dân đã cư ngụ lâu đời trên mảnh đất của tổ tiên họ.

Ông Điểu Bẫy còn chỉ cho chúng tôi xem từng biôch (nghĩa trang) của từng làng, và nghĩa trang chung của tám làng sau khi chính quyền đã quy tập lại. Tại các nghĩa trang này vẫn còn nguyên các ghè rượu (phần của người chết) xếp quanh.  Ông cũng chỉ cho tôi đất trước đây là cánh rừng dung để buộc các nhau thai, sau khi bà mẹ sinh ra em bé. Theo phong tục của người Mơnong, đứa trẻ nào sinh ra, mà nhau thai không được buộc lên cây trong cánh rừng đó thì cuộc sống sẽ không được an toàn. Đây là phong tục đặc biệt, chúng tôi chưa có đủ kiến thức để nhìn nhận giá trị thật tiềm ẩn, nhưng đó là giá trị thiêng liêng của một dân tộc, những ai đến đất của họ cần phải tôn trọng và tuân giữ.

Bước vào vùng đất ấy, không ai có thể nói đó là vùng dân cư mới đến vài nằm.

Tuy trước đại hội đảng CSVN lần thứ 11, công cụ và tư liệu sản xuất là công hữu, nên đất đai là sở hữu toàn dân, thì chính quyền vẫn ý thức người dân có quyền sử dụng đất đai. Một thực tế, chúng tôi đã trình bày ở bài thứ nhất: Du canh lạc hậu, định canh tiên tiến. Sự thật hay lừa cướp đất? cho thấy bản chất của chính sách định canh định cư thay vì du canh di cư là chiếm đoạt tài sản của các cộng đồng sắc tộc thiểu số ở Tây Nguyên, ở đây là đất và rừng, nói theo nhà văn Nguyên Ngọc, người có thời gian dài gắng bó với đất Tây Nguyên, thì rừng là môi trường sống của người dân tộc thiểu số. Tức là chiếm đoạt môi trường sống của gần 500 nhân khẩu của người Mơnông.

Ở thời điểm này đại hội đảng đã kết thúc được nữa năm rồi, mà những thay đổi căn bản trong cương lĩnh về công hữu và tư hữu của đại hội vẫn chưa được các đảng viên là lãnh đạo tỉnh, huyện ở Đăk Nông cập nhật để làm theo !

Hành động tàn phá của chính quyền, thuê quần chúng tự phát đánh người Mơnông

Báo Lao Động viết tiếp: “Để thực hiện kế hoạch truy quét tại các tiểu khu 1521, 1525, 1537, 1538, liên ngành kiểm lâm, công an, quân đội… đã triển khai lực lượng đến văn phòng 2 của Cty TNHH một thành viên lâm nghiệp Quảng Tín (đóng tại xã Đắc Ngo, huyện Tuy Đức). Theo phương án được duyệt, đoàn sẽ giải toả 36 căn nhà, 91 lều lán, chặt bỏ 507ha cây trồng trái phép, thu hồi 711ha đất rừng giao trả cho Cty lâm nghiệp Quảng Tín quản lý, trồng lại rừng v.v…”  (báo Lao Động).

Nhà của dân Mơnông bị phá sập hoàn toàn

Theo đơn tố cáo của 56 hộ thì 507 hecta cây, mà phóng viên báo Lao Động gọi là “cây trồng trái phép” lại là cây công nghiệp đang thu hoạch là cao su, là điều. Một cây công nghiệp trồng để có thể thu hoạch phải mất tối thiểu là 3 năm. Cao su là 7 năm. Nếu là bất hợp pháp sao không cấm, không giải tỏa ngay khi họ mới xuống giống, mới cấy cây con, mà đợi đến sau 7 năm sau mới ra tay?

Cũng trong đơn tố cáo khẩn cấp được gần 200 người ký tên ngày 21/04/2011 gởi đến ông Tổng bí thư và nhiều vị chức trách nhà nước, gần 500 người dân cho biết ngoài việc chặc phá các cây công nghiệp, là cả cơ nghiệp của họ và con cháu họ, thì công an, lực lượng liên ngành của tỉnh Đăk Nông và huyện Tuy Đức đã đốt hết nhà cửa của họ, khiến họp không có chổ ở, phải ra ngoài đường sống, một số nhỏ đã lên UBND xã Đăk Ngo lăn vào tìm chổ ngủ.

Các bình xịt hơi cay đã sử dụng để tấn công dân

Báo Lao Động mô tả sự hào hùng của các lực lượng chuyên chính tấn công người dân tộc Mơnông như sau : « «Trưa 22.4, Công an tỉnh đã tăng cường 100 cảnh sát cơ động vào xã Đắc Ngo để hỗ trợ lực lượng liên ngành, UBND huyện Tuy Đức cũng huy động nhiều xe “reo” (GMC) kéo gỗ, giải phóng tuyến đường vào hiện trường v.v… Khoảng 14 giờ cùng ngày, hơn 400 lâm tặc đã rút vào rừng”. (báo Lao Động).

Một điều phụ nhưng đáng nói ở đây là báo Lao Động là cơ quan ngôn luận của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, nhưng lại không bảo vệ giới thợ thuyền, nông dân, mà hùa theo giới chủ và chính quyền tuyên truyền sai sự thật.

Báo Dân Việt cũng hùa theo đưa tin : « Ngày 27.4, Công an huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông đã bắt Lò Văn Phải (SN 1969) và Bảy Điếc (SN 1973), đều trú tại huyện Bù Đăng, Bình Phước để điều tra về hành vi “tụ tập, lôi kéo đông người chống lại người thi hành công vụ”. Liên quan vụ việc này, có 5 đối tượng khác cũng đã bị bắt” (Dân Việt). Nhưng sự thật, hầu hết 56 hộ đang sử dụng ổn định hơn 10 năm trên 507 hecta đất bị cưỡng chế giải tỏa là người địa phương của tỉnh Đăk Nông, chỉ một vài hộ mới từ Bình Phước chuyển qua, nhưng không phải là di cư tự do, mà là trở về đất mẹ đã sinh ra mình.

Bản chất sự việc này thế nào ?

Theo em Điểu Lý, một thánh niên mới lớn đã học xong lớp 12, cho biết ông bà của em kể lại là dòng tộc người Mơnông mình sống ở đây rất lâu đời. Mồ mả ông cố của em vẫn còn đó. Sở dĩ có chuyện liên quan đến tỉnh Bình Phước là do những năm đầu thập niên 1970 chiến tranh ác liệt, nhiều gia tộc tránh nạn đã xuống Bình Phước, nhưng sau khi hòa bình lập lại, họ đã trở về với rừng của họ. Vì đối với người các sắc tộc thiểu số Tây Nguyên, rừng là nhà.

Điểu Lý nói gia đình em bị cướp 10 hecta

Việc thu hồi đất này dẫn đến tranh chấp không đơn giản như các báo Lao Động và Dân Việt đưa tin là thu hồi để giao cho công ty lâm nghiệm một thành viên Quảng Tín trồng rừng, mà thực tế tỉnh và huyện đã ký giao cho bốn công ty tư nhân là Hoàng Khang Thịnh, Hoàng Thiên, Lâm Phát Đạt và Bảo Châu với diện tích lên tới 2.000 hecta.

Việc cưỡng chế ngày 20, 21 và 22 tháng 04, công an đã dùng nhiều bình lựu đạn cay để tấn công dân. Từ « lâm tặc » các báo đưa tin ám chỉ người dân mất đất không biết do ai đã mớm cho, nhưng dù là ai, chắc chắn đó là cách biên mình cho việc làm sai trái của mình tấn công nhân dân bằng vũ lực.

Ngoài lực lượng chính quy này, trong suốt những ngày qua, dưới sự bảo kê của công an, các công ty tư nhân Hoàng Thiên và Bảo Châu đã thuê khoảng 70 thanh niên choai choai từ 16 đến 25, mà cầm đầu là hai thanh niên có tên là Bằng và Hùng, người xã Minh Hưng, huyện Bù Đăng.

Cách báo Lao Động viết : «Khoảng 14 giờ cùng ngày, hơn 400 lâm tặc đã rút vào rừng” cho người đọc nhận ra sự thật hơn 400 người này không phải là lâm tặc, vì lâm tặc không ở trong rừng bao giờ cả, mà chỉ vào rừng ăn cắp gỗ rồi mang bán mà thôi. Còn nếu đó là đất lâm trường thì may ra có cán bộ, công nhân lâm trường ở trong các láng trại giữa rừng để canh chừng lâm tặc. Hoặc nếu không phải vậy thì đích thực đó là những người Mơnông, từ ngàn xưa chọn rừng làm nhà, và đích thực rừng là nhà của họ nên họ về. Ai đến chặc phá, thiêu đốt rừng, cây hoa màu, nhà cửa của họ là quân cướp đúng nghĩa.

Trong những ngày này, nhiều người gia, trẻ sơ sinh phải sống trên vĩa hè của các nhà gần UBND xã Đăk Ngo, vì nhà họ đã bị đốt, do lệnh cưỡng chế, mà chẳng ai có trách nhiệm sắp xếp một chở ở tạm thời cho gần 500 con người này.

Để tạm kết, chúng tôi ghi lại đây nguyên văn đoạn kết từ Đơn tố cáo khẩn cấp của 56 hộ Mơnông có đất đang bị cượp đoạt cách bất công bằng chính bạo lực của chính quyền, một lực lượng có trách nhiệm bảo vệ họ như sau :

« Trên 500 nhân khẩn chúng tôi đồng thống nhất tố cáo ông Đỗ Thế Như (Phó chủ tịch UBND tỉnh Đăk Nông), ông Trần Đình Mạnh (Chủ tịch UBND huyện Tuy Đức), ông Lê Văn Quang (Trưởng đoàn giải tỏa), dân chúng tôi vô cùng oán hận và tố cáo ba ông to này khắp nẻo đường trên đất nước cùng công luận quốc tế, để nhìn thấy cảnh đói nghèo của người dân tộc Mơnông đã bị chính quyền tỉnh + huyện đàn áp chúng tôi không hề thương tiếc.

Dân chúng tôi kêu gọi quý cấp có thẩm quyền xem xét để trả lại quyền sinh, quyền sống và quyền làm người của chúng tôi, vì chúng tôi đang sống trong đất nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, độc lập-tự do-hạnh phúc »

Sau đó là gần 200 chữ ký của những người lớn trong số 56 hộ đang phải sống trong tình trạng không nhà không cửa, không đất sống.

Thụy Minh, VRNs

Thứ Năm, 26 tháng 5, 2011

Bùi Chát và hai cuộc cách mạng

Uyên Vũ (eThongLuan) - "...từ sự gợi hứng của NXB Giấy Vụn đã xuất hiện hàng loạt các nhà xuất bản “ngoài luồng” khác hoặc một số tác giả đã tự xuất bản tác phẩm của mình, hầu hết đều là thân hữu của nhóm Mở Miệng và hầu như đều xuất hiện tại Sài Gòn..."

Ngày 26/4/2011 vừa qua, tại Argentina trong khuôn viên Hội Chợ Sách Quốc Tế Buenos Aires lần thứ 37, và trong khuôn khổ của chương trình Thủ Đô Sách Thế Giới Buenos Aires 2011. Hiệp Hội Xuất bản Quốc tế IPA đã trao Giải Tự Do Xuất Bản cho nhà thơ Bùi Chát, người sáng lập Nhà Xuất Bản Giấy Vụn tại Việt Nam, vì tấm gương can đảm của anh trong việc cổ xúy cho quyền tự do xuất bản.

Được vinh danh giữa cộng đồng tri thức quốc tế, được ghi nhận những nỗ lực to lớn trong nhiều năm gian khó, Bùi Chát và NXB Giấy Vụn xứng đáng thành một biểu tượng cho trí thức trẻ Việt Nam dám dấn thân, dám đặt vấn đề về thời đại mình đang sống. Nhưng nhìn kỹ hành động và công việc Bùi Chát đã làm, tôi đoan chắc anh không hề muốn trở thành một thứ biểu tượng trong tủ kính. Anh chỉ muốn hành động và việc làm của anh trở thành bình thường như phải có.

Trở về nước sau vài ngày nếm trải tự do, vừa đặt chân lên tổ quốc hôm 30/4/2011 anh lập tức bị bắt giữ, bị khám xét nhà, tịch thu bằng tưởng lệ của IPA trao, anh cũng bị tịch thu sách vở, tịch thu phương tiện làm việc và đối diện với hoàn cảnh ngặt nghèo trong tương lai. Điều ấy lại càng chứng tỏ điều mà tại các nước tự do, dân chủ là bình thường thì ngay chính quê hương của Bùi Chát lại là hành vi nguy hiểm đến nỗi phải bắt giam ngay lập tức. Và như thế, thêm một lần nữa Bùi Chát và các bằng hữu trong NXB Giấy Vụn xứng đáng được vinh danh.

Bùi Chát, một nhà thơ Việt Nam nghèo, trẻ, sinh sống tại một nhà trọ bé xíu, sâu hút đằng sau những ngõ ngách nhỏ hẹp của thành phố Sài Gòn. Thế giới hàng ngày của anh là ngập tràn sách vở, là những quán cóc vỉa hè. Láng giềng là những công nhân xanh mặt vì đói, là chuột bọ chạy ngổn ngang, là những cô gái điếm nhạt nhòa son phấn và các bợm nhậu ngồi thâu đêm dọc bờ kênh Nhiêu Lộc đen sì. Lang thang khắp nơi trên chiếc xe "made in China" cũ mèm, anh tất bật tìm mua từng ram giấy, soạn bản thảo, sửa morasse, chăm chút tờ bìa, rồi kiếm chỗ photocopy, đóng xén từng cuốn sách với thái độ kính cẩn... và mang biếu độc giả.

Bùi Chát nhận giải thưởng ngày 25/4/2011

Rõ ràng, hành vi ấy là bất bình thường với một thanh niên Việt, càng bất thường với một cử nhân văn chương tại Việt Nam. Thay vì kiếm một chân biên tập viên cho một nhà xuất bản "chính thống" hay xông pha làm một nhà báo "chân trong chân ngoài" như hàng vạn nhà báo Việt đang làm và có thể kiếm "bẫm". Chát dường như thích vẩn vơ bên lề và không dấu giếm niềm ngưỡng mộ thế giới vỉa hè. “Thơ rác, thơ nghĩa địa, thơ vỉa hè” ra đời từ đấy. Và đấy được coi như là một cuộc cách mạng thơ ca Việt Nam. Đã có nhiều bình luận về thứ thơ này, tất nhiên là sự dè bỉu, khinh miệt từ vài mục văn học của mấy tờ báo to; từ những búa rìu nặng nề lẫn khoa trương trịch thượng của vài ông ngự sử văn chương tự phong. Chát đã đạp đổ quá nhiều đền đài miếu mạo văn chương Việt bằng thái độ cà rỡn, hoạt kê. Nhưng để điểm lại thơ Việt khoảng 10 năm gần đây, không thể không nhắc đến Bùi Chát và nhóm Mở Miệng mà anh cùng với những người bạn khai sinh năm 2001 (dù đôi lúc phải viết tắt tên các nhà thơ nhóm này trong những bài bình luận thơ trên báo chí và sách).

Mở Miệng. Tại sao lại là Mở Miệng? Đơn giản là vì những vần điệu giả tạo “nên thơ” của thơ Việt trong một thời gian dài đã mòn vẹt khuôn sáo, nhất là thứ thơ tụng ca đã bị xã hội tẩy chay từ lâu. Sống giữa những ngột ngạt của ý thức hệ và những giáo điều áp đặt lên xã hội và văn chương nghệ thuật, tự do suy nghĩ và biểu đạt đã trở thành món hàng xa xỉ, thơ Việt như những vũng ao dày đặc rong rêu. Mở Miệng là một nhu cầu bứt phá, là tuyên ngôn tôn vinh cá tính, là đòi hỏi tự do sáng tạo, khai phóng khỏi trì trệ. Suốt chiều dài văn học sử Việt Nam, văn chương thi phú luôn gánh trên vai sứ mạng to lớn “văn dĩ tải đạo”, vì lẽ đó, người cầm bút vừa tự đặt mình vào vị trí cao cả, vừa gồng mình chịu đựng nó. Mở Miệng thay đổi quan niệm đó bằng cách bông đùa, tung hứng với văn chương nghiêm nghị và xóa lằn ranh giữa văn chương bác học và văn chương bình dân. Mở Miệng để phản ảnh cách chân thực cuộc sống chung quanh, dẫu chọn cách phóng túng nhất để biểu đạt vẫn còn hơn tự dìm thơ trong giả trá. Chát nói:  “Khi khai sinh Mở Miệng, chúng tôi muốn cổ xuý một cách tiếp cận khác đối với thơ Việt, và khi phong trào lớn mạnh, tất cả chúng tôi vẫn tiếp tục bày tỏ khát vọng này trong các tác phẩm và đạo đức lao động của mình". Với những độc giả bình thường, thơ của Bùi Chát và Mở Miệng có thể gây sốc nặng vì cách thể hiện và những ngôn từ mà họ sử dụng, họ không ngần ngại dùng những câu chửi thề, những từ ngữ đầy dục tính. Thơ của họ như một lời thách thức, ném thẳng vào mặt các nhà “đạo đức”. Họ vứt bỏ không thương tiếc các quy ước, luật lệ trong thơ. Tác phẩm của họ có thể thoải mái dùng nhiều thủ pháp cài – đặt – lắp – ráp và phỏng nhại ngay cả những bài thơ lừng lẫy của tiền bối. Họ bày tỏ thái độ bằng cách nhổ toẹt vào các taboo. Nhưng như vậy liệu có thể gọi những gì Chát và Mở Miệng viết ra là “thơ” không? Thực sự thì họ đã thẳng thừng tuyên bố họ không làm thơ: “So với thẩm mỹ của quý vị, trong thẩm mỹ của quý vị, từ lâu rồi chúng tôi không làm thơ. Nhưng chúng tôi vẫn làm đấy, và ngày một đông những người cầm bút trẻ không làm thơ như các vị muốn; đúng hơn, không còn làm thơ trong cách nghĩ mà thẩm mỹ đã cũ nát và ấu trĩ, mà nhiều khi chẳng thuộc về ai, dù quý vị muốn ra sức níu giữ.” .

Cách thức mà Bùi Chát cùng với Mở Miệng “làm thơ” như thế đã được coi lời là tuyên chiến với một xã hội đang ra sức bảo vệ sự “ổn định chính trị”; thái độ của họ được xem như một hành vi chính trị dù chắc chắn họ không làm chính trị chút nào. Hãy thử đọc một đoạn của Bùi Chát xem thơ và chính trị biểu lộ ra sao:

Cộng sản là cái quái gì cóc cần biết, nhưng chắc chắn… 

Sau cộng sản là sự sống chồng sự sống
Sau cộng sản là ngày dài vô tư không ngã rẽ
Sau cộng sản là ngẩng cao đầu
Sau cộng sản đi không trở lại
Sau cộng sản có người buồn bã không định hướng
Sau cộng sản là định mệnh
Sau cộng sản tạm thời chưa ai rõ
Sau cộng sản là cộng trừ nhân chia nhiều cấp độ
Sau cộng sản là em yêu tôi đâu cần chứng
Sau cộng sản là nhà xuất bản Giấy Vụn quang vinh mười lăm năm
Sau cộng sản là niềm tin ơi chào mi
Sau cộng sản ánh sáng cởi mở
Khi đó chúng ta thoải mái làm người…”

(Trích trong tập Bài Thơ Một Vần của Bùi Chát, NXB Giấy Vụn 10/2009)

Lý Đợi, người cùng với Bùi Chát khai sinh NXB Giấy Vụn và các nhà thơ khác trong nhóm Mở Miệng đều đầy cá tính, có thể họ bị ảnh hưởng lẫn nhau khi sử dụng những thủ pháp, nhưng mỗi người sở hữu một giọng thơ, mỗi giọng thơ ấy lại phản ánh thân phận từng người vốn đầy ắp nỗi nghi hoặc về cuộc đời, cuộc sống chung quanh.

Bùi Chát cùng với nhóm Mở Miệng gồm Lý Đợi, Khúc Duy, Nguyễn Quán… qua sáng tác của mình đã làm một cuộc cách mạng trong thơ Việt, chí ít họ đã dám công khai mở miệng không úp mở, không đắn đo lẫn không cần xin phép, giữa một thời thơ Việt tẻ nhạt đang rụt rè cách tân và loay hoay tự cắt bỏ suy nghĩ. Mở Miệng gây ra những cuộc tranh luận sôi nổi, mạnh mẽ trên nhiều diễn đàn vào đúng lúc cuộc cách mạng Internet tràn ngập không gian Việt Nam và đã khiến giới văn chương, nghệ thuật Việt Nam chột dạ. Tháng 6/2005 Viện Goethe ở Hà Nội mời nhóm Mở Miệng giao lưu và đọc thơ nhưng phải hủy bỏ vì áp lực của nhà cầm quyền. Mở Miệng khiến nhiều người liên tưởng đến các trào lưu văn học underground tại một số nước, các tác phẩm của Mở Miệng luôn gây sóng gió cách này hay cách khác từ hướng nhìn của nhà cầm quyền lẫn từ các bình luận văn học (không công khai) của các nhà văn, nhà thơ, nhà báo Việt Nam. Trong khoảng thời gian trước sau năm 2002 đó, cũng đã có những ngòi bút thử nghiệm những cách tân văn học, song thái độ quyết liệt của Mở Miệng đã góp phần chính trong cung cách hành văn. Ta có thể thấy, những nhà văn, nhà thơ hiện nay có thể thoải mái sử dụng ngôn từ câu chữ “bụi bặm” mà chẳng ai thắc mắc, hoặc xét nét như lúc Mở Miệng xuất hiện đã phải hứng chịu. Phải chăng khuynh hướng thẩm mỹ văn học Việt đã dần thay đổi do chịu ảnh hưởng bởi nhóm Mở Miệng và những cây bút đồng quan điểm khai phá?

Dĩ nhiên, những tác phẩm của Chát và Mở Miệng không bao giờ được phép đăng báo hoặc in ấn từ những cơ quan báo chí, xuất bản chính thống. Bùi Chát và nhóm Mở Miệng đã chọn một phong cách tự do, hoàn toàn phù hợp với lý tưởng và phong cách mà họ theo đuổi. Đó là tự tuyển chọn, biên tập, in ấn, xuất bản, phát hành để mỗi tác phẩm đều được ra mắt như ý muốn không qua bất cứ sự trung gian hay kiểm duyệt nào. Và như thế, nhà xuất bản Giấy Vụn ra đời, đây cũng có thể là một cuộc cách mạng. Một cuộc cách mạng về xuất bản và cũng có thể nói là một cuộc cách mạng về sự tự do thể hiện trong các thể chế cộng sản.

Ai cũng biết, văn học nghệ thuật cùng với truyền thông luôn được xếp vào vị trí trọng yếu tại các quốc gia cộng sản, ban văn hóa tư tưởng của các đảng cộng sản vạch ra đường lối, kế hoạch chi li ở từng thời điểm hầu chi phối mọi mầm mống tư tưởng “phi chính thống”. Từ cuộc cách mạng vô sản tháng 10 Nga cho đến thời tư bản đỏ đại Hán đã có biết bao văn nhân, nghệ sĩ bị tra tấn, lưu đày và tận diệt; có biết bao nhiêu bản thảo phải lén lút gửi ra hải ngoại hoặc ngậm ngùi đút vào ngăn kéo…

Năm 2002, Nhà xuất bản Giấy Vụn tại Việt Nam ra đời từ khát vọng tự do, từ tình yêu vô hạn đối với tư tưởng và sách vở của Bùi Chát cùng các bạn bè. Từ ấn phẩm đầu tiên là tập thơ Vòng tròn sáu mặt của sáu tác giả (Bùi Chát, Khúc Duy, Lý Đợi, Trần Văn Hiến, Hoàng Long và Nguyễn Quán) cho đến tác phẩm mới nhất Việt Nam – hành trình một dân tộc của Philippe Papin (do Nguyễn Khánh Long dịch, 2011), NXB Giấy Vụn đã ấn hành 30 đầu sách nhiều thể loại: thơ, văn xuôi, dịch phẩm. Trong số đó có cả tác phẩm lừng danh Trại Súc vật của Geogre Orwell.

Dù không được phép của nhà cầm quyền, ngay từ khi ra đời, NXB Giấy Vụn đã thực hiện rất đầy đủ và bài bản các quy ước xuất bản như một nhà xuất bản chuyên nghiệp. Các thông tin như: nhóm thực hiện, người chịu trách nhiệm xuất bản, người phát hành, người trình bày, nơi nộp lưu chiểu… đều được in trang trọng trong mỗi ấn phẩm. Cách thức ấy cũng nói lên nhóm thực hiện muốn công việc của họ là một công việc hết sức nghiêm chỉnh, chu đáo và có trách nhiệm đàng hoàng. Tuy là một nhà xuất bản không phép, những ấn phẩm của Giấy Vụn luôn được chăm chút về hình thức. Chính Bùi Chát đi lùng sục khắp nơi để mua loại giấy độc đáo nhất, đẹp nhất để in, đồng thời luôn tìm cách đổi mới hình thức trình bày. Ấn phẩm “Bài thơ một vần” của Bùi Chát đã khiến dịch giả và nhà phê bình văn học Cao Việt Dũng nhận định trên blog Nhị Linh của mình: “một quyển sách đủ đẹp để làm ghen tị toàn bộ hệ thống xuất bản Việt Nam từ trong nước đến ngoài nước, từ chính thống đến ngoài luồng”.

Có thể nói, từ sự gợi hứng của NXB Giấy Vụn đã xuất hiện hàng loạt các nhà xuất bản “ngoài luồng” khác hoặc một số tác giả đã tự xuất bản tác phẩm của mình, hầu hết đều là thân hữu của nhóm Mở Miệng và hầu như đều xuất hiện tại Sài Gòn. Ta có thể thấy, NXB Tùy Tiện của Bỉm, Lề Bên Trái của nhà văn Đào Hiếu, Cửa của họa sĩ Trịnh Cung, Da Vàng của Huỳnh Lê Nhật Tân… rồi Tan Hinh Thuc Publishing Club, Minh Châu, Một Mình, Mũi Tên, Kông Kốc, Dieu Cay Books .v.v.. Hẳn nhiên, tất cả đều không thể so sánh với Giấy Vụn về quy mô và cách thức thực hiện. Rõ ràng, một cuộc cách mạng xuất bản mới đã hình thành, cuộc cách mạng không ầm ĩ nhưng đủ đánh dấu về sự biến chuyển nơi thái độ của một số nhà văn, nhà thơ của Việt Nam hiện đại. Cũng cần nhắc thêm, năm 2008 nhạc sĩ Tuấn Khanh đã tự hát, hòa âm, thu và mixed rồi biên tập, trình bày, phát hành album Bụi Đường Ca gồm các sáng tác của chính anh mà không cần xin phép bất cứ ai, sau đó anh đưa lên mạng internet, anh cho phép mọi người thoải mái bình luận và tải xuống miễn phí, như một cách thể hiện sự TỰ DO phải có của nghệ sĩ, một công dân thế giới, như bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền đã ghi rõ.

Trở lại việc Hiệp hội Xuất bản Thế giới IPA vinh danh Bùi Chát và NXB Giấy Vụn đó là vinh dự vô giá cho Bùi Chát, Mở Miệng, NXB Giấy Vụn và các ngòi bút độc lập. Công việc thầm lặng mà Bùi Chát làm nhiều năm nay đã được quốc tế công nhận, đó là niềm khích lệ cho những tiếng nói can đảm, là nguồn cổ vũ để bất cứ người viết nào cũng biết rằng vượt qua sợ hãi, mở miệng cất tiếng, vững chí can trường đều có thể gặt hái những thành quả lớn lao.

Khi tôi viết những dòng này, nhà thơ Bùi Chát tuy đã được tạm thả nhưng vẫn đang bị thẩm vấn đâu đó tại một đồn công an Việt Nam. Có lẽ anh đang phải trả lời các cuộc thẩm vấn bất tận về giải thưởng của IPA, về hoạt động của NXB Giấy Vụn, về nhóm Mở Miệng, về ảnh hưởng của anh trên văn giới và xã hội. Không ai biết khi nào anh được trao trả tự do hoàn toàn. Dù sao đi nữa, tôi tin chắc Bùi Chát cùng với NXB Giấy Vụn, nhóm Mở Miệng đã ghi một dấu ấn nơi lịch sử văn học, lịch sử ngành xuất bản Việt Nam.

Uyên Vũ

Nguồn : eThongLuan