Thứ Tư, 29 tháng 6, 2011

Độc lập và Dân chủ

Ngày trước, dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, lúc mới ra đời, đảng Cộng sản Việt Nam đã giương cao cùng lúc hai ngọn cờ: độc lập và dân chủ. Họ thành lập Mặt trận dân chủ Đông Dương để đoàn kết toàn dân chống giặc và giành độc lập cho đất nước. Cuối cùng, tháng 9 năm 1945, họ đã đạt được cả hai mục tiêu: giành độc lập và giành chính quyền.

Thế nhưng, từ đó về sau, chỉ tập trung vào việc củng cố quyền lực của đảng, họ từ bỏ hẳn lý tưởng dân chủ. Về lý thuyết, họ chủ trương độc đảng và chuyên chính vô sản. Trên thực hành, họ càng ngày càng siết chặt bộ máy kiểm soát và trấn áp để không ai có thể chống lại họ, thậm chí, không nghe lời họ. Có một thời gian rất dài, cả mấy chục năm, từ 1955 ở miền Bắc, và từ năm 1975 trong cả nước, cho mãi đến vài năm sau thời đổi mới, họ sử dụng ba biện pháp chính để kềm kẹp dân chúng: sổ hộ khẩu, sổ lương thực và công an khu vực. Mọi người đều bị kiểm soát. Lúc nào cũng bị kiểm soát. Kiểm soát từ chỗ ở đến cái ăn cái uống và mọi sinh hoạt, từ xã hội đến tín ngưỡng, văn hóa và chính trị. Không nơi đâu là không có mắt công an theo dõi.

Để biện chính cho sự độc tài thô bạo ấy, họ nhân danh hai điều: một, viễn tượng xã hội chủ nghĩa; hai, độc lập dân tộc và/hoặc thống nhất đất nước. Để hoàn tất hai lý tưởng lớn lao và cao cả ấy, mọi người chấp nhận hy sinh quyền tự do và dân chủ của mình. Người ta hy vọng đó chỉ là những hy sinh ngắn hạn. Một lúc nào đó, đất nước đã thống nhất và/hoặc độc lập, nền tảng của chủ nghĩa xã hội đã được xây dựng, mọi người không những ăn no mặc ấm mà còn được tự do và hạnh phúc.

Nhưng khi chiến tranh kết thúc, dân chủ vẫn tiếp tục bị hy sinh. Người ta lại nêu lý do: thời hậu chiến, đất nước còn nhiều khó khăn và nguy hiểm. Ở biên giới phía Tây, Khmer đỏ hăm he đánh phá Việt Nam. Ở biên giới phía Bắc, Trung Quốc đòi dạy Việt Nam một bài học. Ở khắp nơi, ai cũng nhìn Việt Nam bằng cặp mắt nghi ngờ và thù địch. Ước nguyện dân chủ, một lần nữa, lại bị đè bẹp.

Sau này, khi phong trào đổi mới đã đâm hoa kết trái, kinh tế Việt Nam phát triển khá nhanh, đời sống mọi người dễ chịu hơn nhiều, quan hệ với thế giới cũng tốt đẹp hơn hẳn. Tuy nhiên, chính quyền cũng vẫn từ chối dân chủ. Lần này, họ nêu lý do chính: Việt Nam cần ổn định để phát triển. Họ biến dân chủ thành một con ngáo ộp chỉ gây hỗn loạn, rồi chiến tranh, và cuối cùng, dẫn đến một nền độc tài mới còn tàn bạo hơn nữa! Lần này, không mấy ai tin vào luận điệu trì hoãn dân chủ ấy, nhưng chính quyền vẫn mặc kệ. Họ vẫn khăng khăng tuyên bố: Việt Nam không cần đa nguyên đa đảng, nghĩa là, nói cách khác, Việt Nam không cần dân chủ! Hỏi: Tại sao? Họ đáp: tại nhân dân muốn thế! Nếu ai hỏi tiếp: Làm sao biết nhân dân muốn thế? Họ sẽ làm thinh và tìm cách bắt bớ.

Bây giờ, đất nước lại đối diện với một tình hình mới: nguy cơ xâm lấn của Trung Quốc. Có lẽ đảng Cộng sản và chính quyền lại vẫn giở chiêu bài cũ ra để tiếp tục từ chối dân chủ: Việt Nam cần thống nhất để mạnh mẽ chống lại những đe dọa từ bên ngoài. Tuy nhiên, lần này, họ lại sẽ đối diện với những nghịch lý và những thử thách mới lớn lao và khó khăn hơn gấp bội. Bởi, khái niệm dân chủ hiện nay, trong thời điểm này, có một nội dung hoàn toàn khác: Không phải là đa nguyên hay đa đảng nữa; không phải xóa bỏ điều 4 trong Hiến pháp hay lật đổ chính quyền hay vị thế lãnh đạo của đảng Cộng sản nữa. Phong trào dân chủ hiện nay, trong thời điểm này, có một nội dung rất giới hạn: dân chúng được quyền bày tỏ lòng yêu nước của mình; được quyền bày tỏ sự công phẫn trước đe dọa từ bên ngoài; được quyền yêu sách chính phủ phải có chính sách sáng suốt, đúng đắn và tự trọng trước những thái độ xâm lấn ngang ngược và trắng trợn của Trung Quốc.

Không có một luận điệu nào có thể đứng vững được nếu muốn chống lại các yêu sách chính đáng ấy.

Thứ nhất, chống lại các yêu sách ấy, chẳng hạn, chống lại các cuộc biểu tình yêu nước của dân chúng hay bắt bớ những người xuống đường chống lại Trung Quốc như những điều họ đã làm trước đây, họ sẽ hiện ra, dưới mắt dân chúng, như những kẻ hoặc phản quốc, hoặc nhẹ nhàng hơn, hèn hạ trước nguy cơ ngoại xâm. Tất cả các huyền thoại gắn liền với quá khứ gian khổ của họ trong mấy cuộc chiến tranh vừa qua chắn chắn sẽ bị sụp đổ. Tính chính đáng trong quyền cai trị của họ sẽ bị sụp đổ theo.

Thứ hai, như là hệ quả của điều trên, khi từ chối sự tham gia bày tỏ thái độ hoặc ý kiến của dân chúng, họ sẽ dần dần bị cô lập ngay trên đất nước mà họ cai trị.

Thứ ba, bị cô lập như thế, họ không thể huy động sức mạnh của nhân dân như một chiến lược cần thiết, nếu không nói là thiết yếu, để chống lại sự uy hiếp của một nước lớn và mạnh như Trung Quốc. Xin lưu ý: cho đến nay, khi bàn đến kế hoạch chống Trung Quốc, hầu hết những người lãnh đạo Việt Nam chỉ đề cập đến những chuyện như pháp lý hay hậu thuẫn quốc tế mà rất hiếm khi đề cập đến nhân dân. Người ta cố tình né tránh hai chữ “nhân dân”. Ngay các cuộc biểu tình chống Trung Quốc của nhân dân cũng bị giới truyền thông chính thống trong nước sửa lại thành những cuộc “tụ tập” vớ vẩn! Trong một đoản văn có nhan đề "Mình sợ" đăng trên blog Quê Choa mới đây, Thanh Chung cảnh báo một nguy cơ "mất nhân dân trước khi mất nước".

Thứ tư, khi bị cô lập như thế, họ sẽ không đủ sức mạnh để đương đầu, thậm chí, đối thoại với Trung Quốc. Họ không thể ngồi vào bàn đàm phán như những kẻ cô đơn, bị cô lập ngay từ trong nước được. Họ phải chứng tỏ họ được sự hậu thuẫn tích cực và vô điều kiện của tuyệt  đại đa số nhân dân Việt Nam. Chính khối đa số hùng hậu ấy sẽ tạo nên sức nặng cho điều họ muốn thương thảo.

Có thể nói, trong tình hình hiện nay, chính quyền Việt Nam sẽ rất khó giữ được chủ quyền và độc lập nếu không chấp nhận dân chủ, ít nhất ở mức độ khiêm tốn nhất của khái niệm dân chủ: quyền bày tỏ quan điểm và quyền tham dự vào việc nước của nhân dân.

Không ai có thể chấp nhận chuyện tiếp tục nhắm mắt và bịt miệng lại để “phải tin” vào đảng và chính quyền như trước nữa.

Nguyễn Hưng Quốc

Thứ Hai, 27 tháng 6, 2011

Sao quê hương mình già nua đến vậy?

Các nhà đầu tư thế giới thường nghĩ về Việt Nam như một quốc gia trẻ trung, đang lên và chứa nhiều tiềm năng nhất trong số các thị trường mới nổi.

Họ ấn tượng với con số tăng trưởng về dân số, về sự kiện là 58% người VN dưới tuổi 25, và theo nhãn quan của người Âu Mỹ, đây là phân khúc sáng tạo và cầu tiến nhất của bất cứ xã hội nào.

Họ tìm đến VN mong những đột phá kỳ diệu và một vận hành năng động kiểu thung lũng Silicon (trung tâm IT của Mỹ ở phía nam San Francisco).

Sau vài năm tung tiền mua tiềm năng và cơ hội, họ thường thất vọng và âm thầm bỏ đi. Tại sao?

Những giả thuyết ngây thở chăng? Họ đã không lầm về những số liệu tạo nên hình ảnh đó.

Tuy nhiên, sự phân tích và biện giải về logic của họ vướng phải vài giả thuyết và tiền đề không chính xác. Một người có số tuổi còn trẻ không có nghĩa là sự suy nghĩ và vận hành của người đó cũng phải trẻ trung như số tuổi, nhất là khi họ lớn lên trong một xã hội khép kín, ít tiếp xúc với thế giới.

Tôi còn nhớ một đai gia công nghệ thông tin (IT) nổi tiếng cũng đã từng kết luân trong một buổi hội thảo về kinh tế là số người sử dụng điện thoại di động ở VN đã tăng trưởng ấn tượng 36% mỗi năm trong 5 năm qua và lên đến 68 triệu người hay khoảng 80% dân số.

Kết luận của anh chuyên gia trẻ này là tương lai về công nghệ thông tin của VN phải sáng ngời và sẽ vượt trội các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines…

Đây là những kết luận ngây thơ về thực tại của xã hội. Một người trẻ suốt ngày la cà quán cà phê hay quán nhậu sẽ không đóng góp gì về sáng tạo hay năng động; cũng như vài ba anh chị nông dân với điện thoai cầm tay không thay đổi gì về cuộc diện của nông thôn ngày nay (nông dân vẫn chiếm đến 64% của dân số xứ này).

Tôi thích câu nói (không biết của ai): "Tất cả bắt đầu bằng suy nghĩ (tư duy). Suy nghĩ tạo nên hành động, hành động liên tục biến thành thói quen và thói quen tạo nên định mệnh."

Định mệnh của cá nhân phát sinh từ tư duy cá nhân, định mệnh tập thể đúc kết bởi suy nghĩ của tập thể.

Tư duy, định mệnh

Tôi nghĩ lý do chính yếu của những thói quen tệ hại này là bắt nguồn từ một tư duy già cỗi, nông cạn và nhiều mặc cảm.

Alan Phan

Quên đi góc nhìn cá nhân, hãy tự suy nghĩ về tư duy thời thượng của xã hội này và từ đó, ta có thể nhận thức được những hành xử và thói quen của người dân VN.

Bắt đầu từ tầng cấp lãnh đạo về kinh tế, giáo dục và xã hội đến lớp người dân kém may mắn đang bị cơn lũ của thời thế cuốn trôi; tôi không nghĩ là một ai có thể lạc quan và thỏa mãn với sự khám phá.

Những thói quen xấu về chụp giựt, tham lam, mánh mung, dối trá, liều lĩnh, sĩ diện… vẫn nhiều gấp chục lần các hành xử đạo đức, cẩn trọng, trách nhiệm, danh dự và hy sinh.

Dĩ nhiên, đây là một nhận định chủ quan, sau một lục lọi rất phiến diện trên báo chí, truyền hình và diễn đàn Internet. Nhưng tôi nghĩ là rất nhiều người VN sẽ đồng ý với nhận định này.

Tôi nghĩ lý do chính yếu của những thói quen tệ hại này là bắt nguồn từ một tư duy già cỗi, nông cạn và nhiều mặc cảm. Tôi có cảm giác là ngay cả những bạn trẻ doanh nhân và sinh viên mà tôi thường tiếp xúc vẫn còn sống trong một thời đại cách đây 100 năm, dưới thời Pháp thuộc.

Thực tình, nhiều bậc trí giả đã lo ngại là so với thời cũ, chúng ta đã đi thụt lùi về đạo đức xã hội và hành xử văn minh.

Tôi thường khuyên các bạn trẻ hãy đọc lại những tiểu thuyết của thời Pháp thuộc trước 1945.

Họ sẽ thấy đời sống và các vấn nạn của một nông dân trong truyện của Sơn Nam vẫn không khác gì mấy so với một nông dân qua lời kể của Nguyễn Ngọc Tư.

Bâng khuâng và thách thức của những gia đình trung lưu qua các câu chuyên của Khái Hưng rất gần gũi với những mẫu chuyện ngắn của nhiều tác giả trẻ hiện nay. Ngay cả những tên trọc phú, cơ hội và láu lỉnh trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng cũng mang đậm nét hình ảnh của những Xuân Tóc Đỏ ngày nay trong xã hội.

Ôm lấy quá khứ

Sài Gòn, Việt Nam

Tác giả tin rằng VN muốn phát triển phải vượt qua những thói quen, tư duy và mặc cảm cũ kỹ từ trong quá khứ.

Tóm lại, tôi có cảm tưởng chúng ta vẫn sống và vẫn tranh đấu, suy nghĩ trong môi trường cả 100 năm trước. Những mặc cảm thua kém với các ông chủ da trắng vẫn ám ảnh các bạn trẻ ngày nay. Chúng ta vẫn bàn cãi về những triết thuyết mà phần lớn nhân loại đã bỏ vào sọt rác.

Trong lãnh vực kinh doanh, phần lớn các doanh nhân vẫn cho rằng bất động sản và khoáng sản là căn bản của mọi tài sản. Sản xuất gia công và chế biến nông sản vẫn chiếm một tỷ trọng rất lớn trong kim ngạch xuất khẩu. Một doanh nhân Trung Quốc đã mỉa mai với tôi khi đến thăm một khu công nghiệp của VN, “Họ đang cố học và làm những gì chúng tôi đang muốn quên”.

Tôi đang ở tuổi 66. May mắn cho tôi, nền kinh tế toàn cầu đã thay đổi khác hẳn thời Pháp thuộc. Tôi không cần phải dùng tay chân để lao động, cạnh tranh với tuổi trẻ. Kinh doanh bây giờ đòi hỏi một sáng tạo chỉ đến từ trí tuệ và tư duy đổi mới. Thân thể tôi dù bị hao mòn (xương khớp lỏng lẻo, tai mắt nhấp nhem...) nhưng trí óc tôi và tinh thần vẫn trẻ hơn bao giờ hết.

Thêm vào đó, nó không bị phân tâm bởi những hoóc-môn (hormones) về đàn bà hay những thứ lăng nhăng khác như các bạn trẻ. Do đó, hiệu năng và công suất của sự suy nghĩ trở nên bén nhậy hơn.

Người Mỹ có câu, “Những con chó già không bao giờ thay đổi” (old dogs never change). Do đó, tôi thường không thích trò chuyện với những người trên 40, nhất là những đại trí giả.

Nhưng tôi thất vọng vô cùng khi về lại VN và gặp toàn những ông cụ non mới trên 20 tuổi đời: nhút nhát, cầu an, thụ động, chỉ biết ăn nhậu, và đua đòi theo thời thế.

Họ sống như các ông già đã về hưu, họ nói năng như một con vẹt, lập đi lập lại những giáo điều, khẩu hiệu đã hiện diện hơn trăm năm.

Alan Phan

Họ sống như các ông già đã về hưu, họ nói năng như một con vẹt, lập đi lập lại những giáo điều, khẩu hiệu đã hiện diện hơn trăm năm. Họ làm việc như một con ngựa bị bịt kín đôi mắt để chỉ nhìn thấy con đường một chiều trước mắt.

Nhiều người đỗ lỗi cho những thế hệ trứơc và văn hóa gia đình đã kềm kẹp và làm cho thế hệ trẻ này hay ỷ lại và hư hỏng.

Cha mẹ vẫn giữ thói quen sắp đặt và quyết định cho các con đã trưởng thành (ngay khi chúng vào tuổi 30, 40..) về những cuộc hôn nhân, công việc làm, ngay cả nhà cửa và cách sinh họat.

Hậu quả là một thế hệ đáng lẽ phải tự lập và lo tạo tương lai cho mình theo ý thích lại cuối đầu nghe và làm theo những tư duy đã lỗi thời và tụt hậu.

Trong khi thế giới đang hồi sinh với thế hệ trẻ tự tin tràn đầy năng lực cho những thử thách của thế kỷ 21, thì người trẻ VN đang lần mò trong bóng tối của quá khứ, với sự khuyền khích của các nhóm muốn giữ quyền lực và bổng lộc.

Tôi tự hỏi, sao quê hương mình ... già nua nhanh như vậy? Những nhiệt huyết đam mê của tuổi thanh niên bây giờ chỉ dành cho những trận đá bóng của Châu Âu?

Tôi nhìn vào những nghèo khó của dân mình so với láng giềng chỉ là một tình trạng tạm thời. Nhưng tôi lo cho cái tư duy già cỗi của tuổi trẻ sẽ giữ chân VN thêm nhiều thập niên nữa. Cái bẫy thu nhập trung bình to lớn và khó khăn hơn mọi ước tính.

Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả, một người Việt Nam, hiện là chủ tịch Quỹ đầu tư Viasa tại Hong Kong và Thượng Hải. Bản gốc đã đăng ở trang web của tác giả www.gocnhinalan.com.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2011/06/110625_viet_economy_alan.shtml

Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2011

Ôi Sài Gòn giờ giới nghiêm, ôi các em tôi đang bị khống chế...

Ảnh Sài Gòn xưa

Xem chơi vài ảnh:


Chợ Bến Thành


Đường Thống Nhất


Nhà thờ Đức Bà


Dinh Độc Lập



Tòa Đô Sảnh



Hội trường Diên Hồng



Công trường Diên Hồng



Khách sạn Continental



Tượng An Dương Vương - Bến Chương Dương



Nhà hàng nổi Mỹ Cảnh



Nhà hàng Maxim's



Dinh Gia Long



và Đại sứ quán Mỹ... của ngày xưa

Tin nóng,,,, Trực tiếp cập nhật về "Ngày biểu tình 19.6.2011"

Hà Nội 11g05 đoàn biểu tình sau khi đi một vòng thành phố biểu dương tinh thần yêu nước, chống hiểm họa xâm lăng đã giải tán, điểm cuối là công viên tượng Lenin. Hiện mọi người về nghỉ mệt, dưỡng sức cho tuần sau. Hoan hô tinh thần thủ đô Hà Nội

Sài Gòn:


10g35
Khá đông người tụ tập trước cửa KS Caravelle ngay khu vực Nhà hát TP chờ đợi. Các trung tâm thương mại lớn như Diamond Plaza, Parkson Plaza bị đóng cửa
Chưa có thêm thông tin, việc liên lạc vẫn gặp nhiều khó khăn vì các xe phá sóng điện thoại quần thảo liên tục.

Vinh : Đêm hôm qua, một các bạn sinh viên tại Vinh lên kế hoạch hưởng ứng biểu tình, tuy nhiên, vì lực lượng quá mỏng nên sáng nay không thể tiến hành.

Một thông tin trên Facebook mô tả : Sáng nay, "công an rải dày đặc từ UBND tỉnh xuống đến Đại học Vinh. Mà đúng thật, Công An khá nhiều, từ KS Phương Đông lên vòng xoay cao tốc đường 3 -2 (Lê - nin) thấy chỗ nào cũng có công an.nhất là dọc đường trước UBND tỉnh, công an tỉnh"


10g15: Rất đông thanh niên ngồi tại các công viên từ Diamond Plaza đến trước Dinh Độc Lập, chờ đợi người "khởi xướng" nhưng không ai dám bắt đầu vì công an & an ninh quá đông len lỏi trong các nhóm

9g15
xe cộ vẫn lưu thông bình thường qua khu trung tâm. Ở NVH Thanh niên và CV Thống nhất có nhiều tốp thanh niên tụ tập nhưng vẫn chưa tập hợp lại được, chắc các ngòi nổ đã bị dập tắt từ hôm qua, còn các chú vẫn án binh bất động nghe ngóng tình hình.


8g45: Từng nhóm thanh niên khá đông rải rác thành từng nhóm nhỏ, lực lượng CA chìm nổi rất đông, mọi người đang chờ tín hiệu khởi đầu


Hà Nội
sáng nay: đường phố sạch sẽ quang đãng, trời mát mẻ cho một ngày dài...

Hà Nội
Đoàn biểu tình đi ngang qua trụ sở Báo Hà Nội mới - tờ báo đã từng đăng bài ca ngợi viên tướng Tàu Hứa Thế Hữu và bị dư luận phản ứng dữ dội.

10h39: Đoàn rẽ vào đường Tràng Thi. Nơi đây, vào năm 1432 Nguyễn Trãi và họ hàng bị tru di tam tộc....

Đường Tràng Thi có Thư viện Quốc gia (số 31) và UB TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (số 46). Không hiểu sao đến giờ này mà Mặt trận vẫn im lìm không tổ chức các cuộc biểu tình ôn hòa chống Trung Quốc, ủng hộ Chính phủ Việt Nam và tranh thủ dư luận quốc tế đứng về phía Việt Nam.

(Nguyễn Xuân Diện)

 Đoàn biểu tình vẫn đang tiếp tục tuần hành. Nhà báo Dương Thị Xuân bị công an chìm sách nhiễu và ngăn cản.

Chùm ảnh từ Bờ Hồ của Nguyễn Xuân Diện:
"SẴN SÀNG TÁI NGŨ BẢO VỆ TỔ QUỐC" 


"CẢM TỬ CHO TỐ QUỐC QUYẾT SINH"

9h55′ – Đoàn biểu tình tại Hà Nội đang tới Tràng Tiền …

9h40: Đoàn biểu tình đang ở trước cửa Tòa án Nhân dân tp Hà Nội...


Ký giả ngoại quốc đang phỏng vấn LS Dương Hà trong đoàn biểu tình ở Hà Nội





CHÙM ẢNH CỦA LÊ TUẤN ANH



Người nữ giáo viên nầy bị giữ lại …Nhân viên “mật” mời chị về công an phường Điện Biên, chị hỏi nhân viên đó giấy tờ. Mọi người thắc mắc sao mọi người được biểu tình mà chị lại không được. Nhân viên này tuyên bố là riêng chị thì không được. Nhưng nhiều người can thiệp … Có lẽ chị đã được tự do

















LS Nguyễn Thị Dương Hà tham gia biểu tình





LS Nguyễn Thị Dương Hà
 

























































9g15
Hiện nay đoàn biểu tình có khoảng hơn 100 người có một số dân oan tham gia đang trên đường Điện Biên Phủ hướng về đường Hai Bà Trưng. Có 1 trường hợp công an cướp máy ảnh của một người dân, nhưng do nhiều người can thiệp nên đã lấy lại được.

8h50
: Người biểu tình bị đẩy ra khỏi Vườn hoa Lê-nin. đang đứng trước cửa Bảo tàng Quân Đội.

Đã thấy có sự xuất hiện của Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, Bs Phạm Hồng Sơn... 


8h55: Vẫn đứng kiên trì trước cửa Bảo tàng Quân Đội.















Hai bố con anh Nguyễn Quang Thạch






Giáo sư Hán Nôm học Ngô Đức Thọ biểu tình phản đối Trung Quốc
GS Ngô Đức Thọ và TS Nguyễn Xuân Diện biểu tình phản đối Trung Quốc
 



Anhbasam: 8h45′ – Không khí sôi động, CTV G.M. cho biết hôm nay đông hơn tuần trước. Đặc biệt có sự góp mặt của TS Nguyễn Quang A (vừa từ Mỹ về), LS Dương Hà, BS Phạm Hồng Sơn, … Lực lượng an ninh gọi loa, đại để là chia sẻ với bà con tinh thần yêu nước, nhưng việc nước đã có nhà nước, ta phải giữ tình hòa hiếu hai nước v.v.. Đoàn biểu tình bắt đầu tuần hành …
8g40
Tiếng hô vang dội....

- "Phản đối  Trung Quốc".
- Việt  Nam : Hoàng  Sa 
-Việt  Nam: Trường  Sa.

8h38: Bắt đầu hát  Quốc ca

8h40: Tụ tập ngay dưới chân tượng đài  Lê-nin, đí dần về phía  ĐSQ TQ

Anhbasam: 8h25′ – Tin từ trước cửa Sứ quán Trung Quốc: đã có một ít bà con tụ tập, biểu ngữ trong tay, không khí an bình, có một số ký giả ngoại quốc

Nguyễn Xuân Diện:

8h15:
 


Tại Hà Nội: Chưa có dấu hiệu của cuộc biểu tình. Cafe Cột Cờ rất đông khách.Đã thấy có mặt các nhà báo của Nhật Bản đang đứng bên đường.

Tại Cafe Cột Cờ đã thấy có: Giáo sư Ngô Đức Thọ, TS Nguyễn Hồng Kiên, TS Nguyễn Quang A...và nhiều bạn trẻ...

Tại Sài Gòn: Không thấy các barie chặn ở Lãnh sự quán, nhưng hình như lực lượng mỏng và khó kết thành đoàn.
Biết đâu, nhân dân Sài Gòn như bão như giông đang chờ tới giờ G


Giáo sư Ngô Đức Thọ và TS Nguyễn Quang A đã bắt đầu đi sang đường tiếp cận ĐSQ TQ.

..................................................................

Thời tiết Hà Nội sáng nay: 28 độ C, trời dịu mát. Lúc này, xung quanh  ĐSQ TQ,
trước Vườn hoa Le - nin, và góc Hoàng Diệu/Điện Biên Phủ, kế bên cổng Công an Q.Ba Đình đã xuất hiện nhiều cảnh sát Cơ động giăng dây chuẩn bị ngăn đường hai bên Sứ quán Trung Quốc ở 49 Hoàng Diệu. Vị trí đoạn ngăn: từ Hoàng Diệu cắt Trần Phú đến Hoàng Diệu cắt Điện Biên Phủ.

Việc làm này đảm bảo an ninh và phù hợp với trách nhiệm của an ninh Việt Nam đối với việc bảo vệ các ĐSQ nước ngoài tại HN. Hai lần trước (5 & 12.6) cũng vậy.

Hai lần biểu tình trước, lực lượng an ninh Hà Nội đã xử sự khéo léo, tế nhị, không làm tổn thương đến lòng yêu nước và lòng tự trọng của người dân yêu nước Việt Nam, khác hẳn với công an Sài Gòn.
Nguyển Xuân Diện Blog

6h15′ – trước Vườn hoa Lenin, và góc Hoàng Diệu/Điện Biên Phủ, kế bên cổng Công an Q.Ba Đình. Cảnh sát Cơ động rải quanh, dây chuẩn bị giăng ra ngăn đường hai bên Sứ quán Trung Quốc  …

6h50‘…

(Từ Blog Ba Sàm)

Sài Gòn: 6h20′ sáng

Cảnh sát giao thông, cơ động, TNXP (xanh lá cây), trật tự đô thị.. đã có mặt khá đông xung quanh TLSQ TQ và các khu vực lân cận.. vài nhóm các an ninh chìm ngồi rải rác cafe bệt ở công viên gần Diamond
Plaza. Có thông tin cho biết, các quán cafe chung quanh "khu vực nhạy cảm" LSQTQ bị cấm kinh doanh hôm nay, các bãi giữ xe cũng thế.
Từ tối hôm qua, các hàng rào barrie đã sắp sẵn...