Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011

Ngải Vị Vị mừng quốc khánh

ai weiwei FUCK-OFF-copy

Ngải Vị Vị trước Quảng Trường Thiên An Môn


Vào tháng 11 năm 2000, Ngải Vị Vị (Ai Weiwei) và Phùng Bát Nhất (Feng Boyi) tổ chức hiện tượng "Fuck Off" để phản đối Biennale Thượng Hải là chương trình triển lãm nghệ thuật đương đại quốc tế đầu tiên tại Thượng Hải. Từ khuynh hướng chính quyền, Biennale Thượng Hải là dịp Trung Quốc giới thiệu nghệ thuật đương đại trong nước với cộng đồng quốc tế, đồng thời cho thế giới biết rằng Trung Quốc đã tiến triển và cởi mở trước những tư tưởng và ảnh hưởng của Tây phương. Các nghệ sĩ đối lập liên minh với Ngải Vị Vị đã chống lại Biennale Thượng Hải, và tổ chức buổi triển lãm “ngoài luồng” mà họ nghĩ rằng mới thật sự biểu lộ bộ mặt thật của văn hóa Trung Hoa. Nếu dịch sát nguyên bản, khẩu hiệu dùng cho chương trình triển lãm nghệ thuật của nhóm Ngải Vị Vị là "khuynh hướng không hợp tác," nhưng chữ "Fuck Off" đã được sử dụng vì tạo nhiều ấn tượng hơn. Tinh thần không hợp tác với chính quyền được thể hiện qua vật liệu triển lãm, bao gồm tinh dịch của người và thịt của động vật. Qua những phương tiện này, nhóm Fuck Off chỉ trích những tệ trạng của xã hội Trung Quốc, đồng thời thách thức khái niệm hợp tác trên mọi trình độ: chính trị, cảm xúc nghệ thuật, với những ảnh hưởng văn hóa/kinh tế Trung Quốc cũng như Tây phương. Hiện tượng “Fuck Off” tạo cơn sốc và gây ra nhiều cuộc thảo luận sôi nổi ở Trung Quốc vào thời điểm đó. Để đáp ứng (và ngăn ngừa sự tái sinh của Fuck Off)–nghệ thuật “Sốc” (có nghĩa là nghệ thuật dùng da thịt, của người hoặc động vật, còn sống hay đã chết, cũng như những đề tài tục tĩu hoặc khiêu dâm) đã bị cấm ngặt tại Trung Hoa sau năm 2000.

Damau.org

Khi bộ trưởng ngoại giao so sánh nhân quyền Anh - Việt

Tân Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã lần đầu tiên có phản ứng quốc tế đối với các chỉ trích về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam.

Một số nguồn tin nói ông Minh được cử làm người lãnh đạo ngành ngoại giao bất chấp phản đối của Bắc Kinh rằng họ "không thích" ông, cũng như họ đã từng ép Việt Nam để cha của ông phải rời khỏi vị trí bộ trưởng ngoại giao khi Việt - Trung bình thường hóa quan hệ hồi đầu thập niên 90.

Mặc dù Việt Nam và Trung Quốc có nhiều khác biệt, cả hai nước vẫn có khá nhiều điểm chung.

Ngoài hệ thống chính trị và mô hình kinh tế, tình trạng nhân quyền của cả Hà Nội và Bắc Kinh đều bị phương Tây chỉ trích.

'Hãy nhìn nước Anh'

Hãng thông tấn AFP nói ông Minh đã bị chất vấn tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, một tổ chức nghiên cứu độc lập của Hoa Kỳ trong chuyến thăm tới Liên Hiệp Quốc ở New York hồi cuối tháng Chín.

Vấn đề người ta đưa ra chất vấn là chuyện Việt Nam dùng vũ lực để đối phó với các cuộc tụ họp của giáo dân trong năm qua.

Ông Minh có ý nói chính quyền dùng vũ lực vì người dân có hành vi gây rối khi ông nhắc tới các vụ bạo loạn tại Anh hồi tháng Tám.

Ông nói: "Hãy nhìn vào nước Anh. Nếu quý vị có lo ngại về an ninh, quý vị phải có biện pháp thôi. Đó là chuyện bình thường.

"Nhưng chúng tôi tôn trọng quyền con người trong tất cả các lĩnh vực vì chúng tôi là thành viên của công ước quốc tế về nhân quyền."

Tránh thương vong

So sánh Anh Quốc, một nước tự hào đã khai sinh ra khái niệm dân chủ và nhân quyền, với Việt Nam về mặt quyền coi người phổ quát là điều các nhà lãnh đạo Việt Nam không mấy khi làm.

Cảnh sát Anh không được phép dùng tới đạn giả hay vòi rồng khi bị tấn công bằng gạch đá, gậy gộc và cả bom xăng

Trong những ngày bạo loạn tại London và một số tỉnh hồi đầu tháng Tám, người ta đã thấy cảnh sát Anh kiềm chế và trong rất nhiều trường hợp không chống lại những người biểu tình ném gạch đá hay bom xăng vào họ để tránh căng thẳng leo thang.

Ngay cả khi lửa cháy tại nhiều nơi, cảnh cướp phá diễn ra hàng loạt, cảnh sát cũng không được trang bị vòi rồng và đạn nhựa hay đạn cao su nhằm tránh gây thương vong và đổ thêm dầu vào lửa.

Tụ họp và biểu tình ở Anh phải được phép của cảnh sát nhưng một sỹ quan cảnh sát nói với BBC Tiếng Việt trong một cuộc nói chuyện mới đây rằng họ phải cấp phép cho hầu hết các cuộc biểu tình vì luật pháp buộc họ phải làm như vậy.

Viên sỹ quan này nói chuyện với BBC khi đang cùng vài cảnh sát khác bảo vệ cho một cuộc biểu tình của khoảng 100 người Ấn Độ phản đối án tử hình diễn ra ngay sát Đại sứ quán Ấn Độ, nằm cách nơi làm việc của BBC Tiếng Việt vài chục mét.

Các cuộc biểu tình nhỏ diễn ra thường xuyên tại thủ đô London, nhất là vào các dịp cuối tuần.

Và trong khi những cuộc biểu tình trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội không được phép diễn ra, người Việt tại Anh được cấp phép biểu tình ngay trước Đại sứ quán Trung Quốc ở London.

Biểu tình phản chiến

Ngay cả cách đây hơn 40 năm, khi Cuộc chiến Việt Nam đang diễn ra và một số chính trị gia Anh ủng hộ cuộc chiến này (Anh không gửi quân tham chiến vì sự phản đối của Đảng Lao động và công chúng), những cuộc biểu tình với sự tham gia của hàng vạn người vẫn được phép diễn ra ở trung tâm London và ngay trước đại sứ quán Hoa Kỳ.

Biểu tình phản đối Cuộc chiến Việt Nam ở London hồi năm 1968

Các cuộc biểu tình phản đối Cuộc chiến Việt Nam với hàng vạn người tham gia được phép diễn ra ở thủ đô London

Video tư liệu của BBC từ năm 1968 cho thấy người biểu tình mang theo ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh và những khẩu hiệu ủng hộ "Việt Cộng".

Cảnh sát đã phải dùng tới ngựa để ngăn những người biểu tình gây bạo lực và bắt hàng trăm người.

Nhưng trước khi bạo lực nổ ra, nữ diễn viên Vanessa Regrave cùng ba người phản chiến khác vẫn được cho vào trong Đại sứ quán Hoa Kỳ để chuyển thông điệp phản chiến của họ.

Quyền động vật

Sau hơn 40 năm, người Anh ngày nay quan tâm tới quyền của động vật nói chung chứ không chỉ có quyền con người.

Giết mổ súc vật phải được thực hiện nhanh chóng, tối hiểu hóa việc gây đau đớn kéo dài.

Luật pháp buộc những người nuôi thú cảnh đối xử tử tế với chúng. Những người lơ là trong việc chăm sóc chó mèo có thể bị phạt tiền hay bị tòa tuyên án tù.

Ngay hôm Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam phát biểu ở New York, tòa ở tây nam Anh đã phạt đôi sinh viên người Trung Quốc 7.000 đô la vì để chó của họ đau đớn trong hơn 24 giờ mới đưa đi bác sỹ.

Những chuyện như thế này gần như không thể xảy ra ở Việt Nam vào thời điểm hiện nay.

Và nó cho thấy những so sánh Việt Nam với Anh Quốc về vấn đề quyền con người hay quyền động vật nói chung là khập khiễng.

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2011

Vĩnh cửu trong lòng người & Phỏng vấn một tượng đài

Đây là cuộc phỏng vấn ngoài dự tính của một phóng viên không bao giờ có bài đăng ở các báo trong nước ở thể loại phỏng vấn nghiêm túc này. Bởi y quên mất một điều, trong một đất nước không chấp nhận sự thật, nói lên sự thật, hỏi về sự thật cũng đồng nghĩa với sự nguy hiểm và úp nồi gạo, lương thực không phải để phục vụ cho sự thật... trừ khi, y là... một tượng đài khác!

 

[Photo ghép: HN-T]

 

Ngày 11 tháng 9, hai tòa tháp đôi sụp đổ. Tổng thống G. Bush tuyên bố nước Mỹ bị tấn công, có nghĩa là chiến tranh đã diễn ra ngay trong lòng nước Mỹ, nơi mà người dân Mỹ tin tưởng rằng chiến tranh có ở khắp nơi trên thế giới trừ nước Mỹ. Cú chấn thương khủng khiếp ấy, theo lô-gic phương Đông, sẽ hằn sâu mãi mãi trong tâm trí người Mỹ. Hình như không hẳn vậy. Nỗi đau vẫn được nhắc nhở mỗi lần kỷ niệm ngày đen tối ấy, nhưng dường như nó không làm người Mỹ chỉ quay nhìn ký ức đau buồn.

Một tượng đài mới được dựng lên để ghi nhớ. Nó sẽ có gì qua hình ảnh thể hiện? Lửa? Sự đổ nát? Những gương mặt uất hờn? Nước mắt? Không, nó chỉ là cái hồ nước mênh mông phản chiếu bầu trời, mây trắng in trong ấy, mặt trời soi xuống đấy. Những tên người chết được khắc chung quanh thành hồ không theo thứ tự abc nào cả. Trong cái chết, họ cũng bình đẳng như trong cuộc sống. Nơi ấy dành chỗ cho một cành hoa, ngọn nến đặt xuống, thế thôi. Và một tượng đài khác được tặng cho nước Mỹ, tác giả là một điêu khắc gia danh tiếng người Nhật Bản, được thể hiện rất phương Đông. Giữa hai hình khối tượng trưng hai toà tháp chảy xuống một giọt nước mắt. Vẫn có nước mắt, vẫn không thể không biểu tượng nỗi đau bằng nước mắt. Tư tưởng và nghệ thuật khác nhau rồi nhé.

Chiến tranh Việt Nam tròn 30 năm. Hòa bình cũng chỉ hơn một chút. Nhưng suốt hơn 30 năm không chiến tranh hay chưa thật sự hết chiến tranh? Biên giới Tây Nam, rồi biên giới phía Bắc. Ký ức chiến tranh lại đầy chấn thương đến nỗi tượng đài nơi đâu trên đất nước cũng chỉ một tư duy: Những cánh tay vung lên, súng ống, giáo mác, những gương mặt khắc khổ, căm giận, đau đớn. Những tượng đài không có bóng dáng của tương lai hạnh phúc. Nó hoàn toàn là quá khứ đau thương. Hào hùng ư? Nhưng buồn quá.

Những năm đầu sau 1975, khi Nhà Triển lãm Chứng tích Chiến tranh trên đường Võ Văn Tần còn mang tên Nhà Trưng bày Tội ác Mỹ-Ngụy, nhiều chủ nhật, từng đoàn người xếp hàng vào xem, ngoài súng ống, nhà tù, bom mìn, máy bay, xe tăng, còn những kệ trưng bày những hũ đựng thai nhi dị dạng vì chất độc khai hoang, theo như lời chú thích. Trong dòng người ấy không chỉ có những người đã trưởng thành. Người ta dễ dàng bắt gặp những thiếu nhi khăn quàng đỏ, hay nhi đồng mẫu giáo. Nhân danh tố cáo tội ác, phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, người ta cho trẻ con xem những thứ chỉ có thể gây chấn thương tâm hồn trước những hình ảnh ghê sợ.

1989, tôi viết bài thơ “Thư gửi các thiên thần”:

Chào những thiên thần bé nhỏ
Tôi gặp sáng nay trên con đường mát hàng me xanh ngắt
Những hàng me đã đi vào vô số nhạc và thơ
Tôi xin tự giới thiệu
Tôi – một người đã lớn
Kẻ suốt đời đi tìm tuổi thơ đã mất...
...........................................
Thưa các thiên thần bé nhỏ
Đang đuổi theo những chiếc lá me lăn tăn đầu phố
Khăn quàng các em bay như màu lửa
À không!
Tôi xin lỗi
Khăn quàng đẹp như đuôi những chú cá phướn trong chiếc lọ thủy tinh ở nhà
Sau những trò nghịch ngợm lại xếp hàng đôi, hàng ba
Đi vào xem máy chém.
Đi vào xem những chiếc lọ thủy tinh không có con cá phướn
Chỉ bềnh bồng trôi nổi những xác người
Những xác người  ghê rợn
Nhăn nhúm...
Co quắp...
Thưa những người lớn đang làm nhà dìu dắt
Đang hào hứng thuyết minh
Đố quí vị đêm nay có bao nhiêu đứa trẻ giật mình
Trong giấc mơ ôm mặt khóc?
............................................................
Hãy giật mình khi trẻ thơ thắc mắc
Cái chết là gì?
Chiến tranh là gì?
Máy chém.
Để làm chi?
                 [Sài gòn 1989]
 

Cũng hàng chục năm qua,, cứ vào ngày kỷ niệm Thương binh liệt sĩ 27 tháng 7, nhiều nơi tổ chức những cuộc ca hát, giao lưu. Những bà mẹ liệt sĩ được mời đến. Khăn rằn quấn cổ, áo vải nâu hay một chiếc áo dài đơn sơ của mọi bà mẹ quê Việt Nam. Ở đấy nỗi đau thương của các mẹ lại được khơi dậy bằng những câu hỏi: Con của mẹ hy sinh năm nào, ở đâu? Trên những gương mặt già nua, những giọt nước mắt không còn để lăn xuống nữa. Nỗi đau thấu trời  khi lần lượt đặt lên bàn thờ toàn bộ tài sản của mình: những đứa con trai, con gái... Gương mặt những bà mẹ ấy đã thành đá núi câm lặng.

Nếu tôn trong nỗi mất mát, đau đớn đến kinh hoàng kia, lẽ ra hãy để các mẹ yên lặng. Nỗi đau vùi xuống còn chưa hết, sao lại cứ moi lên?

Con cái chết hết, các mẹ cần gì vào tuổi già cô quạnh. Các mẹ cần được chăm sóc chia sẻ, an ủi.Các mẹ cần cơm ăn áo mặc như mọi người. Tượng đài hàng trăm tỉ trong lúc đất nước còn khốn đốn đủ thứ, thật sự có cần không? Hãy thử làm một cuộc trưng cầu từ người dân và chính các mẹ hôm nay. Câu trả lời chắc chắn sẽ khác hẳn cái câu cửa miệng quen thuộc “Theo nguyện vọng của nhân dân...”

Bộ phim “Giải cứu binh nhì Ryan” chỉ đọng lại một vấn đề duy nhất . Khi người mẹ đã mất hai người con trai, người cuối cùng bằng mọi giá phải được mang trở về, phải được sống sót để chăm sóc, xoa dịu nỗi đau người mẹ. Nghĩa vụ cao cả chiến đấu cho đất nước những người khác sẽ gánh thay anh. Anh xứng đáng sống để trở về.

Tượng đài đâu chỉ dành cho những nỗi chết. Nó còn dành cho những gì vinh danh quyền sống của con người. Mà những tượng đài vinh danh quyền sống ấy thường vĩnh cửu ở trong lòng người.

Không thể khác.

Đỗ Trung Quân

http://tienve.org/home/activities/viewThaoLuan.do?action=viewArtwork&artworkId=13474


Phỏng vấn một tượng đài

Phóng viên (PV): Thưa mẹ, mẹ có thấy vui khi mẹ được xây dựng thành tượng đài lớn nhất Đông Nam Á ?

Tượng đài (TĐ): Thôi thôi, xí chuyện này nha, đừng gọi tui bằng mẹ, cứ gọi tui là tượng đài!

 

PV: Dạ thưa, vì sao ... ạ?

TĐ: À, vì tui là tượng đài, tui không thể là mẹ của các ông, càng không thể gọi tui là mẹ, các bà mẹ Việt Nam đều tốt bụng, đều mang cái bụng bao dung của mình dành cho con cái, cho đồng loại, không có bà mẹ nào nuốt trong bụng mình số bạc quá lớn như vậy được. Chỉ có tượng đài mới làm điều này thôi!

 

PV: Có nghĩa là ... ?

TĐ: Nghĩa với lý gì mấy ông! Phải nói thế này, tui là tượng đài, tui không liên quan gì đến các bà mẹ, tui được tô đắp, nhào nặn bởi một ít công thức hiện thực.

 

PV: Dạ, không hiểu ạ, vui lòng nói rõ hơn?

TĐ: Ồ, thế à, hoá ra các ông rất chậm tiêu, nhưng các ông lại nói rất nhiều. Các ông chậm tiêu bởi các ông ăn rất nhiều, ui dào! Thì công thức xây dựng tượng đài gồm năm hạn mục: hiện thực, khoa học, cơm, cá và gạo tẻ. Nghĩa là động cơ xây tượng đài phải mang chủ nghĩa tung hê, tung càng mạnh, càng cao thì càng có nhiều người hê theo mình, mà muốn có người hê theo thì cần phải biết ai hê, hê để làm gì và hê có lòi tiền ra không... Muốn vậy phải biết bưng bê, xu phụ và áp phe!

 

PV: Xây dựng tượng đài là tri ân, tỏ lòng biết ơn với người xưa, sao lại dùng công thức này?

TĐ: Ồ, cho tui hỏi ông có phải là người Việt Nam?

 

PV: Dạ đúng, người Việt Nam chính hiệu!

TĐ: Vậy thì sao còn hỏi những câu ngớ ngẩn thế này nhỉ! Ông sinh năm nào? Mà thôi, không cần trả lời, nhìn mặt ông cũng đủ biết ông chỉ mới ăn cơm một chuồng. Mà đã ăn cơm chuồng nào thì mùi cũng bốc ra từ chuồng đó. Tui muốn nhắc lại, ông không được phép gọi tui bằng mẹ, tui là tượng đài. Giá như các ông cứ gọi tui là tượng đài ngay từ đầu, đừng thêm chữ “mẹ” vào thì hay thật là hay! Đằng này bắt tui gánh thêm chữ “mẹ” này, nó vô duyên và giả dối vô cùng! Đừng bao giờ nói chuyện tri ân ở đây, đói thì cứ ăn, khát thì cứ uống, muốn chấm mút thì cứ xây tượng đài. Việt Nam có biết bao nhiêu bà mẹ đói khổ, những tượng đài của họ là bữa cơm, là con cá kho, là cái áo ấm, chứ không phải là cục đá tổ tướng và mấy cái câu sáo rỗng... Các ông giỏi lắm!

 

PV: Vì sao?

TĐ: Lại hỏi vì sao? Giỏi hỏi nhỉ! Tui đã nói rồi, tui được xây đắp để ca tụng chủ nghĩa, để rửa tiền một cách thông minh và để làm chỗ dựa cho nhiều cái bụng cần tiền. Để xây dựng nên tui, người ta thu gom nhiều mồ hôi cần lao của các bà mẹ, của tiền thuế, sau đó dùng một ít để đắp lên mặt mũi, tay chân, áo quần tui, số còn lại đắp lên thân thể của gái điếm, nhà báo, nhà đài, nhà quản lý và nhà xây dựng. Một tượng đài trong nhiều tượng đài.

 

PV: Không hiểu ạ?!

TĐ: Tui không mang hình ảnh chung hay cá tính của riêng ai. Ông cần phải hiểu rằng tui là tượng đài của tượng đài, vì tượng đài thật nằm trong ánh mắt, nếp nghĩ của những bà mẹ, những đứa con còn đang lưu lạc đâu đó trong cõi người, và hơn hết là nó nằm trong cái lạnh hiu hiu của cần lao nghèo khổ, nó muốn bứt thoát ra chính mình, nó muốn được bằng an và nói tiếng người một cách tự do và độ lượng. Nhưng tui được đắp ra không phải từ thứ đó, tụi hiện hữu với sứ mệnh dang rộng hai tay che chở cho nhiều dự án và nhiều tài khoản tâm linh đã bị sâu đục mấy chục năm nay. Với tui, như vậy cũng đủ rồi! Đừng gọi tui bằng mẹ, vì tui là tượng đài!

 

PV: Nhưng mà là tượng đài một người mẹ!

TĐ: Nè ông, ông bớt nhẫn tâm đi nhá, ông cần phải tôn trọng sự thật, dù điều này ông có thể không được phép nói ra, nhưng đó là sự thật. Ông cần phải hiểu rằng tui không muốn có mặt tui trong lúc này, và đặc biệt là không được phép có mặt bất cứ bà mẹ nào trong lúc này!

 

PV: Vì sao?

TĐ: Vì những bà mẹ hiện tại quanh tui đều quá nghèo khổ, quá khó khăn, họ làm tổn thương cái chủ nghĩa và cái chân lý tượng đài của tui! Tui là hiện thân của hoành tráng, giàu có và vĩ đại. Dù muốn hay không muốn, tui cũng phải là hiện thân của thứ này. Dù muốn hay không muốn, tui cũng là hiện thân của một niềm tin về điều này! Tui phải dang rộng cánh tay để bảo chứng điều này. Nếu không vậy, người ta không cần xây dựng tui, và nếu tui nói ra sự thật, người ta đập bỏ tui ngay tức khắc!

 

PV: Sự thật nào?

TĐ: Ông đang buồn ngủ lắm sao? Sự thật các bà mẹ Việt Nam dủ không muốn cũng phải làm anh hùng. Làm anh hùng bằng cách nào à? Bằng cách vui vẻ và im lặng, để người ta đẩy mình từ một người mẹ dịu dàng, mất mát, sang thù hận và anh hùng. Ông thử nghĩ có bà mẹ nào muốn đẩy đàn con mình vào chiến tranh, mất xác, để được làm “anh hùng”? Vô lý! Hết sức vô lý! Các ông đã cố gắng đẩy lòng thù hận lên đỉnh cao, gắn cho nó chữ “anh hùng” và biến thành tượng đài, sau đó thổi cho nó phình to ra, cao lên, làm một thứ biểu tượng của lòng thù hận nhưng có cái tên rất bao dung và thơm tho. Mẹ Việt Nam à? Cái này do các ông tự sướng với nhau thôi, tui là tượng đài, không có bất kì bà mẹ nào được phép bén mảng đến gần tui! Không ai được phép gọi tui bằng mẹ!

 

PV: Vậy ... Bà là gì?

TĐ: Tui được làm nên bởi mồ hôi, xương máu của nhân dân và ý tưởng khôn lanh của một số người khôn lanh, thế thôi! Các bà mẹ Việt Nam không được phép ăn mặc nhếch nhác đến gần tui, mà ở đất nước này, thì có đến hơn tám chục phần trăm bà mẹ nhếch nhác. Ngay cả cái bà mẹ Thứ, nếu bà mà sống dậy, bước đến gần tui, tui sẽ nuốt bà vào bụng ngay; bà không được phép sống lại, và ngay cả lúc còn sống, bà cũng bắt buộc phải sống theo nếp của tui cho đến lúc chết, vì bà được dùng để xây tượng đài. Vì tui là tượng đài. Tui mang sứ mệnh sừng-sững-như-tượng-đài!

 

PV: Nếu gặp mẹ Thứ, bà sẽ nói gì?

TĐ: Không nói gì cả, vì chắc chắn chuyện ấy không bao giờ xảy ra. Bà chưa kịp bước đến gần tui, đã có kẻ bắn hạ bà rồi! Bà đã làm làm anh hùng, đã nhúng chân vào lịch sử thì đửng hòng bước ra khỏi nó! Không riêng gì bà đâu, mà bất kì kẻ nào lỡ thành tượng đài rồi, thì đồng nghĩa với việc phải biến khỏi thế giới này để nhường chỗ cho tượng đài. Mà tượng đài, nếu không tô vẽ thì không còn là nó nữa, ngộ ra chưa?

 

PV: Dạ, hơi ngộ rồi, cảm kích và xúc động quá!

http://tienve.org/home/activities/viewThaoLuan.do;jsessionid=5ACD124F5617530FD50B862B2349C54F?action

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2011

Những cơn mưa hắc ám. Sài Gòn những ngày…

Những cơn mưa hắc ám

Dập nát những nỗi buồn
nỗi buồn như… mưa
tự nhiên biến đi
và tự nhiên đến

Em nói nhẹ như phím đàn
piano lướt qua như bão
bàn chân của những đám đông phiền muộn
mới hôm qua thôi
xuống đường
với tiếng hô trầm uất
chỉ yêu nước thôi
sao khó-khổ-đến vô cùng

Em nói như một symphony
mùa hạ
nóng
ở Tripoli
súng đạn bắn lên trời
dân Libya
xuống đường
ăn mừng chiến thắng
một trong những tên Độc Tài cuối cùng
đang trốn chui như chuột

Em ước
một ngày nào đó
ở ngay giữa Sài Gòn
anh sẽ giúp em
dời cây dương cầm nầy
xuống đường
em sẽ hộ tống đám đông
bằng âm thanh của LỬA
CHÁY thẳng vào mặt bọn Độc Tài
bằng tiếng thét
HỠI ĐÀN CỪU KIA MỘT ĐỜI CAM CHỊU
HÃY VÙNG LÊN THÔI DÙ CHỈ MỘT LẦN!
 
 

Sài Gòn những ngày câm lặng

Một chiếc lá rơi cũng không ngoài tầm ngắm
Những đôi mắt cú vọ trên tàn cây mai phục
Những chiếc xe ôm chạy hoài không hành khách
Vòng vòng quanh công viên ngày Chủ Nhật
Camera rà quét theo từng cánh chim bay
Những đôi tình nhân theo dõi những đôi tình nhân
Những đám đông cảnh giác những đám đông
Những thừơng phục theo dõi… những thường dân
Những gốc cây kiểm soát những… gốc cây ghế đá

Những ngày Chủ Nhật bầy hầy
Rào chắn khắp các ngã tư tầng tầng lớp lớp
Đường đến Dinh Độc Lập
Đường đến Vương Cung Thánh Đường
Đường đến Lãnh Sự Quán
Đường đến… Tự Do
Sẵn sàng giới nghiêm
Sẵn sàng đập tan
Bọn phản động…
Chống Tàu xâm lược

Sài Gòn những ngày nầy
Im như thóc
Trầm như… mộng
Chuẩn bị nẩy mầm
Cho một mùa xuống giống
Cho những ngày Chủ Nhật biển động
Cho những giòng sông
Không bao giờ thôi chảy
Cho những con thuyền Tự Do
Yêu Độc Lập
Rẽ sóng ra khơi

Thôi không còn im vắng nữa
Xuống đường thôi
Nếu ngày mai
LŨ TÀU KIA XÂM LƯỢC ĐẤT NƯỚC NÀY!

Nguyễn Tấn Cứ
http://litviet.com/2011/09/02/nguy%E1%BB%85n-t%E1%BA%A5n-c%E1%BB%A9-nh%E1%BB%AFng-c%C6%A1n-m%C6%B0a-h%E1%BA%AFc-am-sai-gon-nh%E1%BB%AFng-ngay-cam-l%E1%BA%B7ng/

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2011

Thư của các Nghị sĩ gửi Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam

Về kiểm soát Internet, tự do ngôn luận, phát biểu chính kiến, thực thi pháp quyền tại Việt Nam

Quốc hội Mỹ

Washington DC 20515

Ngày 20 tháng 9 năm 2011

Ngài David Shear,

Đại sứ Hoa Kỳ tại nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Bộ Ngoại giao Mỹ

2201 C Street, NW

Washington DC 20520

Ngài Đại sứ Shear thân kính,

Chúng tôi xin chúc mừng ngài nhân việc gần đây ngài được xác nhận là Đại sứ Hoa Kỳ thứ năm ở nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam kể từ khi hai nước chính thức bình thường hóa quan hệ vào năm 1995. Ngài được bổ nhiệm đúng vào một thời điểm then chốt, khi Việt Nam đang theo đuổi những lợi ích kinh tế có được thông qua mối quan hệ song phương của họ với Hoa Kỳ, nhưng vẫn tiếp tục không thực hiện những gì Hoa Kỳ coi là ưu tiên của mình: tôn trọng các quyền con người căn bản của công dân.

Trước khi ngài đến Hà Nội, chúng tôi hy vọng cung cấp được cho ngài một sự hiểu biết nhanh chóng, tức thời về Việt Nam thông qua góc nhìn của Quốc hội, và bày tỏ mối quan ngại sâu sắc của chúng tôi về các nỗ lực của Việt Nam trong việc thắt chặt kiểm soát Internet, báo chí, quyền tự do ngôn luận, cũng như việc họ đàn áp bất đồng chính kiến, tự do tôn giáo, tự do hội họp. Chúng tôi cũng có những mối lo ngại rất lớn về việc Chính phủ Việt Nam tỏ ra thiếu quan tâm đến pháp quyền và không thể hiện ý chí chính trị trong cuộc đấu tranh chống nạn buôn người, đặc biệt buôn bán sức lao động. Trong quá trình ngài hoạt động để đẩy mạnh những lợi ích do quan hệ ngoại giao đem lại, chúng tôi hy vọng ngài cũng sẽ là người cổ vũ cho tài sản quý giá nhất của đất nước Việt Nam: nhân dân của họ.

Quyền tự do kết nối để tăng cường quan hệ về giáo dục

Sự cống hiến của ngài nhằm thúc đẩy những cam kết của người tiền nhiệm trong việc xúc tiến hợp tác về giáo dục giữa Mỹ và Việt Nam phải gắn liền với sự cổ súy cho Internet tự do. Khi chính quyền Việt Nam phong tỏa tự do Internet cũng là khi họ đang áp đặt những hạn chế lên tương lai kinh tế của đất nước, cũng như lên giáo dục và quan hệ xã hội (1) của nhân dân họ.

Tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của Internet ở Việt Nam kể từ năm 2000 là một bước tiến đầy hứa hẹn. Với việc ngày càng có nhiều người sử dụng Internet vào mạng và dành nhiều thời gian hơn cho mạng, Internet đã trở thành một môi trường để xã hội dân sự phát triển, nhưng nó cũng càng ngày càng là mục tiêu trấn áp.

Bất chấp việc Facebook bị chặn theo kiểu gián đoạn từ năm 2009 tới nay, tầm lan tỏa theo ước tính của Facebook vẫn tiếp tục mở rộng, cho thấy một niềm khao khát ngày càng lớn hơn – khao khát tự do kết nối. Tuy nhiên, và có lẽ do số công dân vào mạng tìm kiếm thông tin hoặc kết nối với người khác gia tăng cho nên Hà Nội đã trấn áp báo chí trên mạng, sử dụng đúng những kỹ thuật họ vẫn áp dụng đối với báo chí truyền thống; gần đây họ ra một nghị định hẳn sẽ bóp nghẹt đáng kể tự do ngôn luận trên mạng. Có rất nhiều nguồn báo cáo cho rằng các cuộc tấn công trực tuyến có xuất xứ từ Việt Nam đã phá hoại các website bất đồng chính kiến. Và, thậm chí còn đáng báo động hơn thế nữa, là một thực tế rằng hành vi hạn chế tự do Internet đã diễn ra cả ở ngoài mạng: hàng chục blogger và nhà hoạt động trên mạng đã bị quấy nhiễu, bị bắt giam trong vài năm gần đây.

Ý thức được ảnh hưởng của Internet, năm ngoái, các thành viên của Ban Công tác về Việt Nam (nguyên văn: Congressional Caucus on Vietnam) đã tiến hành các bước tiên phong ủng hộ cho việc bảo vệ tự do Internet ở Việt Nam, và đã kêu gọi các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) như Google và Yahoo bảo vệ quyền riêng tư của người dùng Internet tại Việt Nam; trong khi Chính phủ Việt Nam tiếp tục những hành động phi luật pháp nhằm thắt chặt kiểm soát Internet.

Như Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã lưu ý trong một bài diễn văn năm nay về tự do Internet, “không có khái niệm Internet kinh tế, Internet xã hội, Internet chính trị. Chỉ có một khái niệm Internet thôi”. Chúng tôi trân trọng đề nghị ngài kêu gọi chính quyền Việt Nam trao cho công dân của họ quyền truy nhập Internet mà không phải chịu sự can thiệp và đe dọa của công an mạng.

Trấn áp người bất đồng chính kiến

Đồng thời với việc tường lửa ở Việt Nam được dựng lên mạnh mẽ hơn, chính quyền Hà Nội đã tiến hành những bước có tính toán để dập tắt những tiếng nói lương tâm ở Việt Nam.

Chính phủ Việt Nam giam giữ hàng trăm tù nhân chính trị và tôn giáo, những người mà “tội” của họ là cổ vũ một cách ôn hòa cho công bằng xã hội và tự do tôn giáo.

Đặc biệt, chúng tôi lo ngại về vụ xử bảy nhà hoạt động tôn giáo và dân chủ ở tỉnh Bến Tre vào ngày 30 tháng 5 năm 2011. Theo các tổ chức nhân quyền, đây là một trong những phiên tòa chính trị lớn nhất ở Việt Nam tính đến nay, và các bị cáo đều đã bị tước quyền được xét xử công khai, công bằng theo Hiến pháp Việt Nam và theo chuẩn mực quốc tế. Đây chỉ là một trong rất nhiều vụ việc trong đó người cổ súy cho dân chủ đã được đáp lời bằng án tù chính trị. Những người khác, ở đây chỉ nêu tên một số, gồm: Cù Huy Hà Vũ, Lê Công Định, Nguyễn Văn Hải, Phan Thanh Hải, và Cha Nguyễn Văn Lý, người được tha để chữa bệnh do sức khỏe yếu, nhưng vẫn phải thi hành án. Đây chỉ là một số ít trong rất nhiều vụ việc trong đó người ủng hộ cho dân chủ được đáp lời bằng án tù chính trị.

Mục sư, linh mục, và các thành viên trong cộng đồng tôn giáo đa dạng của Việt Nam đều đang đối mặt với sự kiểm soát ngày càng gia tăng, với việc bị cưỡng ép phải từ bỏ đức tin của mình, với nạn quấy nhiễu, bắt bớ và bỏ tù vì họ đã theo đuổi niềm tin tôn giáo. Các tín đồ Công giáo, Tin Lành, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (UBCV), Cao Đài, Hòa Hảo, người Thượng, người H’mong theo Tin Lành, người Khmer theo Phật giáo, và nhiều tín đồ của các đạo giáo khác đều đã thông báo về nạn lạm dụng nghiêm trọng, tịch thu xung công và phá hoại tài sản nhà thờ, và sự giám sát chặt chẽ của chính phủ đối với các hoạt động tôn giáo, các cuộc họp và hoạt động của giáo đoàn. Thay vì khuyến khích biểu đạt tôn giáo, Chính phủ Việt Nam lại tiếp tục trấn áp đức tin của nhân dân.

Chúng tôi đề nghị ngài kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do vô điều kiện cho các tù nhân đang bị giam giữ vì đã cổ súy một cách ôn hòa cho đức tin; và chấm dứt đàn áp tự do tôn giáo. Chúng tôi khuyến khích ngài, trên cương vị Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, thường xuyên gặp gỡ các tù nhân chính trị và thân nhân của họ, bởi đây sẽ là một chỉ dấu rõ ràng cho thấy Hoa Kỳ coi nhân quyền là vấn đề ưu tiên trong quan hệ Mỹ-Việt. Thêm vào đó, những chuyến thăm như vậy sẽ cho ngài một dịp để lắng nghe trực tiếp những thách thức nhân quyền mà công dân Việt Nam phải đối mặt.

Pháp quyền

Chúng tôi khuyến khích ngài tập trung mạnh mẽ vào cải cách tư pháp thông qua việc đòi hỏi Chính phủ Việt Nam bãi bỏ hoặc xem xét lại những quy định hoặc nghị định có chứa các điều khoản mơ hồ về an ninh quốc gia như Điều 79, Điều 88 và Điều 258 – những điều khoản vẫn thường xuyên được lợi dụng để bắt giam các công dân vốn ôn hòa ủng hộ tự do tôn giáo, tự do ngôn luận và tự do lập hội. Chúng tôi cũng đề nghị ngài làm việc với chính quyền Việt Nam để đảm bảo rằng những đạo luật như Nghị định năm 2004 về Tín ngưỡng, Tôn giáo và Các Tổ chức Tôn giáo không làm hạn chế việc thực thi quyền tự do tôn giáo; và các đạo luật về xuất khẩu lao động, cũng như đạo luật vừa được thông qua về buôn người, sẽ được thi hành nghiêm ngặt nhằm trừng phạt bọn buôn người và bảo vệ các nạn nhân.

Chúng tôi mong tới ngày Việt Nam làm được như cam kết thiêng liêng của họ trong hiến pháp và trong Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) mà Việt Nam cũng là một bên tham gia ký; và trao cho toàn thể nhân dân của họ quyền tự do biểu đạt ý kiến, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do hội họp.

Chúng tôi hy vọng có thể hợp tác cùng ngài và cùng Chính phủ (Mỹ), sao cho nhân quyền được coi là phần không thể tách rời trong quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam, và nhằm mang lại tiếng nói cho rất nhiều nhà hoạt động Việt Nam – những người đang cố gắng đấu tranh một cách ôn hòa cho các quyền con người trên mảnh đất quê hương họ, các quyền ấy đã được quốc tế thừa nhận.


Người dịch: Đan Thanh

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011

Người dịch chú thích: Nguyên văn tiếng Anh của từ “quan hệ xã hội” là “social mobility”. Đây là một thuật ngữ xã hội học, có nghĩa là sự vận động của cá nhân hay một nhóm người từ vị thế xã hội này sang vị thế xã hội khác, từ giai tầng này sang giai tầng khác. Thuật ngữ này thường được dịch sang tiếng Việt là “cơ động xã hội”, “dịch chuyển xã hội”, “lưu động xã hội”.

Nguồn: US Congressional Letter to Ambassador David Shear

Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2011

[WIKILEAKS] BÁO SÀI GÒN TIẾP THỊ LÀ NẠN NHÂN CỦA CUỘC ĐÀN ÁP BÁO CHÍ TẠI VIỆT NAM

Điện thư được đánh dấu mật đánh đi từ tòa lãnh sự quán Mỹ tại Sài Gòn vừa bị Wikileaks tiết lộ cho hay giới báo chí tin rằng, ông Tâm Chánh, TBT báo SGTT sẽ là nạn nhân tiếp theo trong cuộc đàn áp báo chí đang diễn ra ở Việt Nam, theo sau sự việc buộc nhà báo nổi tiếng Huy Đức từ chức hồi tháng 8. Các bài báo tập trung về kinh tế ngày càng được mọi người mến mộ trong năm qua, một phần nhờ vào các bài phân tích sâu sắc của Huy Đức về các sự kiện hiện tại, nhưng cũng bởi vì tờ báo này đại diện cho sự thay thế các tờ nhật báo lớn: Tuổi Trẻ và Thanh Niên, cho thấy ban biên tập và nội dung tin tức dũng cảm trong cuộc đàn áp đang diễn ra.

(Ảnh: TBT Báo SGTT ông Tâm Chánh)
__________________________
C O N F I D E N T I A L HO CHI MINH CITY 000649

SIPDIS

STATE FOR EAP/MLS AND DRL/AWH

E.O. 12958: DECL: 10/28/2019
TAGS: PHUM PREL PGOV VM
SUBJECT: PRESS CRACKDOWN TARGETS SAIGON MARKETING NEWSPAPER

REF: A) HANOI 827 B) 08 HCMC 739 AND PREVIOUS

CLASSIFIED BY: Kenneth J. Fairfax, Consul General, U.S.
Consulate General Ho Chi Minh City, Department of State.
REASON: 1.4 (b), (d)
¶1. (C) Summary: Reliable media contacts believe Saigon Marketing
(Saigon Tiep Thi) chief editor Tam Chanh will be the next victim
of Vietnam's ongoing press crackdown, following popular
journalist Huy Duc's forced resignation in August. The
economically-focused paper has grown in popularity over the past
year, in part because of Huy Duc's insightful analysis of
current events but also because the paper represents an
alternative to the major dailies, Tuoi Tre and Thanh Nien, which
have seen their editorial boards and news content gutted during
the ongoing crackdown. End summary.

Editor Called in For Questioning
--------------------------
------
¶2. (C) Reliable media contacts reported to ConGenOff in early
October that Saigon Marketing editor Tam Chanh may be removed
from his position and sent away for one to two years of
training, effectively ending his leadership of the increasingly
popular economic newspaper. Chanh himself told us he was
subjected to intense grilling by the HCMC Party Ideology
Department--the Party's media regulator--in July and August,
which gave him a list of some 100 "problematic" articles that
triggered "negative public opinions" over GVN policies and
decisions. Of the 100 articles cited by the Department, 57 were
authored by former Saigon Marketing journalist Huy Duc, who was
pressured into resigning from the paper in August. The rest of
the articles were written by members of the now-defunct Hanoi
think tank, the Institute for Development Studies (IDS), which
fell victim to the GVN's Decision 97, which narrows the scope of
all scientific research and analysis to a list of pre-approved
subjects (ref A).

Huy Duc's Press Card Revoked
----------------------------
¶3. (C) Former Saigon Marketing journalist and Humphrey Fellow
Huy Duc told ConGen that the Ministry of Information and
Communication revoked his press card in early September, a
routine procedure when journalists resign, but all the more
poignant considering that the card was issued shortly before Duc
was pressured to resign from the paper in August. (Note:
Journalists are not issued press cards until after they
successfully pass a three year "trial period." Duc said his
press credentials showed up in the office mail the same day he
resigned. End note.) Duc said although he is under surveillance
and has had to be more circumspect in his public meetings, he is
still writing for his highly popular "Osin" blog
(www.blogosin.org) and is also authoring a book about former
Prime Minister Vo Van Kiet.

¶4. (C) Comment: The targeting of Saigon Marketing newspaper
represents another qualitative escalation of GVN pressure on the
press. In the past year, all major HCMC dailies--Thanh Nien,
Tuoi Tre, Phu Nu, Phap Luat, Saigon Giai Phong and now Saigon
Tiep Thi--have had their chief editors replaced. News content
has shrunk as papers recycle each others' stories and the public
is increasingly turning to media outside the mainstream. But
unlike major dailies Thanh Nien and Tuoi Tre, Saigon Marketing
and Huy Duc avoided political polemics and did not aggressively
pursue stories on corruption by high officials or their
families/associates. In fact, Saigon Marketing is known for its
straight-forward and balanced reporting of general economic
topics. Huy Duc's reporting on the Chinese bauxite mines, for
example, stated that the GVN did not weigh costs and benefits
adequately before reaching a decision. While last year's
replacement of chief editors was a direct result of the fallout
after PMU 18, the latest wave of GVN actions is curtailing the
activities of Huy Duc, IDS and others who are providing
well-reasoned--and well-intentioned if decidedly
pro-reformist--critiques of government/party policies. End
comment.

Nguồn http://wikileaks.org/cable/2009/10/09HOCHIMINHCITY649.html

Thứ Tư, 14 tháng 9, 2011

Con ông Trương Văn Sương không được nhận xác cha

SÓC TRĂNG (NV) - Tù nhân bất khuất Trương Văn Sương đã được chôn ở chân núi Ba Sao gần nhà tù Nam Hà hôm Thứ Ba, 13 tháng 9, bất chấp lời yêu cầu của các con trai ông là xin hỏa táng rồi mang về quê nhà.

Hai người con trai, Trương Quang Dũng (trái) và Trương Tấn Tài (phải) đứng trước mộ mới đắp của ông Trương Văn Sương ở chân núi Ba Sao tỉnh Nam Hà. (Hình: Gia đình cung cấp)

Anh Trương Quang Dũng, con trai lớn của ông Sương, từ Nam Hà về tới nhà ở thành phố Sóc Trăng, cho báo Người Việt hay như vậy vào buổi tối (giờ Việt Nam) hôm Thứ Tư.

Ông Trương Văn Sương qua đời hôm Thứ Hai, 12 tháng 9, sau gần một tháng bị buộc quay trở lại trại tù Nam Hà, miền Bắc Việt Nam.

Anh Trương Quang Dũng kể lại đám tang của cha mình cho biết: “Xác ba con để ở nhà xác bên hông nhà thương ở Phủ Lý. Họ đã liệm hết rồi. Con xin đừng mổ tử thi để ba con chết toàn thây mà người ta nói cái này luật của trại. Họ nói anh em con ký tên xác nhận mổ tử thi nhưng anh em con không chấp nhận. Con nói nếu là luật của trại thì trại mổ, còn chúng tôi không chấp nhận.”

Anh Dũng mang theo bộ quần áo vét tông mới để thay cho bộ đồ tù của cha anh nhưng không được chấp thuận cho thay.

“Người ta chỉ cho mở cái nắp phía trên có lỗ nhỏ có kiếng chừng một tấc vuông, nhìn thấy mặt ba con chớ không được ngó thấy tất cả. Con rờ mặt ba con một chút rồi nhét 2 bộ đồ mang theo cho ba con vào cái lỗ đó chớ không được mở hẳn nắp quan tài. Người ta đậy lại rồi bắt chở đi chôn liền. Mọi chuyện họ đã làm sẵn hết trơn rồi, không có cầu an cầu siêu gì cho ba con được.”

Hai người con bên cạnh quan tài ông Trương Văn Sương ở nhà xác bệnh viện Phủ Lý, tỉnh Nam Hà. (Hình: Gia đình cung cấp)

Theo anh kể, chiếc xe chở quan tài ông Sương từ nhà xác của bệnh viện Phủ Lý đi thẳng đến chân núi Ba Sao, gần nhà tù, nơi các tù nhân chết được chôn ở đây.

“Mười mấy người ở tù chung với ba con tới xe hạ quan tài ba con xuống rồi chôn liền.” Anh nói.

Theo anh Dũng, công an không đưa cho anh giấy tờ gì về cái chết của ba anh mà “chỉ đưa tờ giấy nói khen ngợi sự nhân đạo của nhà tù cùng với một triệu đồng.”

Anh Dũng kể: “Chôn ba con xong, con tính vào trong trại xin nhìn chỗ ở của ba con và lấy các đồ kỷ niệm của ba con. Nhưng họ nói tới đó xa xôi lắm, tới không được đâu. Họ chỉ dụ chúng con làm tờ cam kết cán bộ đối xử với ba con tốt này kia kia nọ, rồi đưa cho anh em con một triệu đồng coi như cảm tình của trại vậy đó. Biểu con ký thì con nói không biết chữ nên không ký. Còn em con ký nói trại lo lắng này nọ cho ba con thì em con ký, tội nghiệp mấy người tù phải đào huyệt rồi chôn ba con.”

Theo lời anh Dũng, anh có xin đem hài cốt của cha về, cuộc đấu tranh gần hai tiếng đồng hồ, nhưng họ nói đã sắp đặt hết rồi. Luật của trại từ xưa tới nay ai chết cũng phải chôn ở đây. Ba năm sau xin phép địa phương, có được chấp nhận thì cho mang hài cốt về quê.

“Chúng con có xin đem xác hỏa táng thì họ nói khéo là đã đào huyệt xong hết trơn rồi. Anh ra tới đây lại đòi đem thiêu, nói riết một hồi cũng dứt khoát là không cho.”

Vẫn theo lời kể của anh Dũng, Luật Sư Nguyễn Văn Ðài (người từng ở tù chung phòng với ông Sương hơn một năm) đặt một vòng hoa mang theo nhưng bị cấm đi theo. Luật Sư Ðài muốn đưa tới một mục sư để cầu nguyện cho ông Sương cũng không được.

“Tất cả cái gì chúng con muốn đều không được mà tất cả đều là sự sắp xếp của trại hết. Họ chỉ cho con thắp nhang rồi nhìn mặt cha là hết,” anh Dũng nói.

Theo lời kể của của anh Dũng, trước khi bị bắt đi, ông Trương Văn Sương như linh cảm mình không còn cơ hội trở lại với các con và các cháu nên nói rằng: “Ba đi chuyến này, ba năm sau con tới lấy hài cốt mang về.”

Theo lời anh, trước khi chết, ông Sương có viết một bức thư về cho các con. Thư chưa kịp gửi đi thì ông chết. Nhà tù có đưa cho anh lại bức thư này, chỉ là thư thăm hỏi.

“Nội dung bức thư là khuyên răn con cái lo làm ăn, lo cho gia đình.”

Ông Trương Văn Sương 68 tuổi, nguyên là một trung úy thuộc Ðịa Phương Quân VNCH, bị kết án tù chung thân năm 1983 khi từ Thái Lan về Việt Nam lập chiến khu phục quốc cùng trong nhóm với các ông Lê Quốc Túy, Mai Văn Hạnh. Trước đó, khi miền Nam sụp đổ, ông bị bắt đi tù “cải tạo” 6 năm rồi vượt biên sang Thái Lan.

Quan tài ông Trương Văn Sương được các bạn tù khiêng tới huyệt mộ. (Hình: Gia đình cung cấp)

Trong nhà tù, ông nổi tiếng là một tù nhân bất khuất, từng cầm đầu các cuộc đấu tranh hay tuyệt thực chống sự hà khắc của nhà tù. Các thành quả mà tù nhân ở nhà tù Ba Sao được đối xử bớt hà khắc hơn trước cũng là nhờ sự đấu tranh can đảm của những người như ông Sương. Vì vậy, ông đã bị biệt giam và cùm rất nhiều lần.

Những năm sau này, ông bị bệnh hở van tim, sức khỏe cạn kiệt gần chết thì được cho về nhà tạm một năm để chữa bệnh từ giữa tháng 7, 2010. Hết hạn thì bị buộc quay lại nhà tù Ba Sao và chỉ ba tuần lễ sau thì lên cơn đau tim và qua đời. Con ông đã làm giấy bảo lãnh xin cho ông được tiếp tục chữa bệnh nhưng bị từ chối.

Tổng cộng, ông đã ở trong nhà tù cộng sản hai lần với gần 34 năm. (TN)

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a=137112&z=1

Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2011

Wikileaks - Tổng lãnh sự: Ðiếu Cày bị vu cáo

Vũ Quí Hạo Nhiên (Người Việt) Nhà cầm quyền Việt Nam dựng lên một vụ án chống thuế truy tố blogger Ðiếu Cày, nhưng điều này không lừa được ngoại giao đoàn Mỹ, khi Tổng Lãnh Sự Ken Fairfax tại Sài Gòn kết luận đây là một loại chiến thuật “để tránh bị quốc tế phản đối vì đàn áp nhân quyền” - theo tiết lộ trong một công điện đề ngày 11 tháng 9, 2008.

Công điện này cũng tường thuật về việc công an sách nhiễu những người khác trong câu lạc bộ Nhà Báo Tự Do, kể cả việc ép buộc chủ nhân khiến người ta mất việc. Trong số người được nhắc đến, có blogger Uyên Vũ, đạo diễn Song Chi, luật gia Phan Thanh Hải tức blogger AnhbaSG. (Blogger AnhbaSG tới tháng 10 năm 2010 cũng bị bắt không có lý do.)

Ngay khi blogger Ðiếu Cày bị bắt, ngoại giao đoàn Mỹ đã quan tâm. Ðại Sứ Michael Michalak đã báo tin này về Washington trong một công điện đề ngày 22 tháng 4, 2008. Công điện này cũng được chuyển cho Tòa Ðại Sứ Mỹ tại Bắc Kinh và ở tổ chức ASEAN.

Sau khi truy lùng trong một tháng, công an Việt Nam đã tìm ra Ðiếu Cày ở Ðà Lạt và bắt ông này trong cuối tuần 19-20 tháng 4, 2008. Khi đó, công an Việt Nam chưa nói rõ lý do bắt Ðiếu Cày, nhưng Ðại Sứ Michalak cho rằng họ có thể bắt người vì sợ ảnh hưởng tới việc rước đuốc Thế Vận Hội Bắc Kinh.

Công điện của Ðại Sứ Michalak cho biết Ðiếu Cày đã bị công an chiếu cố sau khi biểu tình chống Thế Vận Hội, vào ngày 19 tháng 1, 2008. Cuộc biểu tình diễn ra trên bục thềm nhà hát thành phố, khi ông Ðiếu Cày và nhiều người khác “chưng biểu ngữ kêu gọi tẩy chay Thế Vận Hội Bắc Kinh”.


Một trong những biểu ngữ này được Ðại Sứ Michalak miêu tả là “mang hình ảnh, nay đã quen thuộc, với vòng tròn Thế Vận Hội được thay bằng hình còng số 8”. Ngay sau đó, Ðiếu Cày bị công an gọi lên làm việc 9 lần, và nhiều chủ đất bị cảnh cáo không cho ông Ðiếu Cày thuê mặt tiền để làm ăn.

Công điện của Tổng Lãnh Sự Fairfax chú trọng riêng về vụ án blogger Ðiếu Cày, tên thật là Nguyễn Văn Hải. Tổng Lãnh Sự Ken Fairfax tóm tắt như sau, theo lời kể của luật sư bào chữa cho Ðiếu Cày, Luật Sư Lê Công Ðịnh:

“Phiên tòa dài 6 tiếng kết thúc với tòa án kết luận Ðiếu Cày và vợ ông phạm tội trốn thuế trên hai căn nhà cho thuê tại TP. HCM. Ðiếu Cày bị tuyên án 2 năm rưỡi tù, vợ ông bị 1 năm tù treo và 18 tháng quản chế. Hai vợ chồng cũng bị phạt $48,000, tức là gấp đôi số tiền tòa cho là họ thiếu thuế.”

TLS Fairfax nhận xét: “Bản án được đưa ra mặc dù bằng chứng do đội biện hộ 4 luật sư đưa ra cho thấy người thuê đã ký hợp đồng nhận trách nhiệm trả thuế. Tại tòa, người thuê chối họ không ký hợp đồng này. Phía kiểm sát viên gọi bản hợp đồng là một bản ‘giả mạo tinh vi’ nhưng Luật Sư Ðịnh cho rằng người thuê bị chính quyền ép phải chối bỏ bản hợp đồng trước phiên tòa.”

Công điện trích dẫn lời Luật Sư Lê Công Ðịnh cho rằng Ðiếu Cày bị truy tố “vì những hoạt động khác” - ám chỉ những bài viết trên blog và sinh hoạt trong câu lạc bộ Nhà Báo Tự Do. Bằng chứng là sự có mặt của công an chính trị PA 35 lúc ông Ðiếu Cày bị bắt và lúc khám nhà ông này. Luật Sư Ðịnh cũng cho biết trong những phiên “làm việc” với công an trước khi bị bắt, công an chỉ hỏi Ðiếu Cày về những hoạt động này.

Án 2 năm rưỡi tù của blogger Ðiếu Cày kết thúc vào tháng 10, 2010. Tuy nhiên, chính quyền Việt Nam tự tiện tiếp tục giam ông này cho tới nay, không đưa ra lý do gì và cũng không cho gia đình gặp mặt. Vào tháng 7 năm 2011, một trung tá công an khi ra tiếp vợ ông Ðiếu Cày tiết lộ “ông Hải bị mất tay” trong tù.

Câu lạc bộ Nhà Báo Tự Do (tiếng Anh là Freelance Journalists Club - FJC) là một nhóm blogger quen nhau 2 năm trước đó qua mạng. Ông Fairfax miêu tả bài viết của nhóm CLBNBTD là bao gồm những đề tài chưa được báo chí nhà nước tường thuật đầy đủ: “Vụ sập cầu Cần Thơ, đình công, Công Giáo đòi lại đất ở Hà Nội và các đề tài khác.”

Công an làm khó dễ CLB Nhà báo Tự do

Từ viết bài, CLBNBTD tiến tới hành động cụ thể hơn, như biểu tình trước nhà hát thành phố và dự định biểu tình nữa vào tháng 4, 2008. “Kết quả là, Ðiếu Cày và bạn hữu trong nhóm CLBNBTD bị chính quyền soi mói,” TLS Fairfax viết.

Một nạn nhân là blogger Uyên Vũ. Theo lời nói với tham tán chính trị tòa tổng lãnh sự, “công an đe dọa người chủ là sẽ ‘xem xét rất kỹ’ chuyện làm ăn của công ty này nếu công ty còn ‘tiếp tục chứa chấp’ Uyên Vũ”. Blogger Uyên Vũ “không còn chọn lựa nào khác hơn là ‘tình nguyện’ nghỉ việc”.

Một nạn nhân nữa là đạo diễn Song Chi. Cô nói với tham tán chính trị là chính quyền đến gặp xưởng phim truyền hình thành phố, sau khi xưởng phim này chọn cô để đạo diễn một bộ phim mới. Công an đưa ban giám đốc xem bài blog của Song Chi và nói cô “có vấn đề chính trị và tư tưởng phức tạp”. Câu này được TLS Fairfax miêu tả là “lối nói được xem là án tử hình cho người làm truyền hình”. Sau đó, xưởng phim này rút lại lời mời Song Chi, rồi sau vụ đó cô không tìm được việc đạo diễn nào nữa.

Công điện của TLS Fairfax cũng nhắc tới trường hợp Phan Thanh Hải tức blogger AnhbaSG. Phan Thanh Hải cho biết “vợ ông có lần bị an ninh thường phục dọa sẽ cho ‘tai nạn chết người.’” Công ty của ông không tìm được chỗ thuê văn phòng. Hải sau đó phải sang tên công ty cho người nhà và không nhúng tay vào nữa để đỡ bị sách nhiễu. Blogger này là luật gia và, theo công điện cho biết, “gặp khó khăn khi gia nhập Ðoàn Luật Sư TP. HCM, và nói mặc dù các thành viên đoàn luật sư ủng hộ nhưng ‘cấp trên’ chặn đơn của anh”.

Hai năm sau khi TLS Fairfax viết những dòng chữ trên, blogger AnhbaSG bị an ninh bắt đi ngày 23 tháng 3, 2010. An ninh không xuất trình giấy tờ gì mà xông thẳng vào nhà, đập phá khám xét rồi lôi AnhbaSG đi, theo lời một nhân chứng sống gần nhà kể lại cho trang web CLBNBTD. Nhân chứng này kể, “Tui thấy hơn chục thanh niên đạp cửa, tràn vào nhà chú kia (AnhBaSG), tui nghe thấy tiếng đập phá đồ đạc, chú kia la hét dữ quá... Tui tính tới gần coi chuyện gì xảy ra, thì một cậu thanh niên trông rất cô hồn đuổi tui đi. Tui chỉ kịp thấy chú kia bị vài thanh niên bóp cổ, bẻ tay đưa lên xe.”

Cho tới nay, gần một năm sau, vẫn chưa có lời giải thích nào từ giới chức thẩm quyền về lý do AnhbaSG bị bắt.

Vụ án Ðiếu Cày tiếp tục được ngoại giao đoàn Hoa Kỳ quan tâm. Ðại Sứ Michalak nhắc lại vụ này trong công điện đề ngày 6 tháng 8, 2009, chuẩn bị cho chuyến viếng thăm của Thượng Nghị Sĩ Jim Webb tới Việt Nam.

Về tự do ngôn luận, công điện này nhắc: “Trong bản báo cáo hồi tháng 5, Ủy Ban Bảo Vệ Nhà Báo (Committee to Protect Journalists) xếp Việt Nam vào hạng ‘10 chỗ tệ nhất cho blogger’ phần lớn là vì bắt giữ blogger Ðiếu Cày vào tháng 9, 2008; vụ bắt blogger Nguyễn Tiến Trung vào tháng 7, 2009 lại càng nhấn mạnh điều này hơn.”

Việc sách nhiễu các blogger được TLS Fairfax miêu tả là “phương pháp để chính quyền đàn áp các nhà hoạt động một cách tinh vi hơn nhưng vẫn hiệu quả”. Ông so sánh với thời năm 2006-2007, khi các nhà hoạt động bị bắt giam với tội danh vi phạm an ninh quốc gia, khiến thế giới “phẫn nộ lên án”. Sau đó, chính quyền Việt Nam, theo TLS Fairfax, “đổi chiến thuật, nhưng cũng với cùng kết quả”.

Chiến thuật mới, theo ông, gồm có: “Công an theo dõi liên tục, thường xuyên gọi lên giữ lại để làm việc, và gây trở ngại cho công ăn việc làm của các nhà hoạt động và gia đình họ.” Chiến thuật này “không có gì mới nhưng có vẻ ngày càng được dùng nhiều hơn, để chính phủ Việt Nam có thể che đậy bằng bình phong của một nhà nước pháp quyền.”

Tuy nhiên, ông đánh giá những biện pháp này vẫn không chặn nổi dư luận. “Chi tiết về vụ án Ðiếu Cày, về những cuộc biểu tình đòi lại đất của người Công Giáo ở Hà Nội, và cơn sốt chống Trung Quốc vì Trường Sa-Hoàng Sa vẫn có thể tìm thấy được rộng rãi trên thế giới blog Việt Nam.”

http://www.wikileaks.org/cable/2008/09/08HOCHIMINHCITY815.html
––-
VuQuiHaoNhien@nguoi-viet.com

Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2011

Bắc Kinh Là Một Cơn Ác Mộng

Một góc Bắc Kinh, qua ống kính của Ngải Vị Vị, Tháng Sáu năm 1994

Ngải Vị Vị
- Bản dịch của Hải - Ngày 20110901




Một cơn ác mộng không dứt....


Bắc Kinh là hai thành phố. Một thành phố của quyền lực và tiền bạc. Cư dân bất cần biết hàng xóm của họ là ai, và không tin bạn. Một thành phố khác là sự tuyệt vọng. Tôi nhìn mọi mọi người trên xe buýt công cộng, nhìn mắt họ tôi thấy họ vô vọng. Họ cũng chẳng thể tưởng tượng là sẽ có thể mua nhà. Họ đến từ những ngôi làng nghèo khó, nơi họ chưa bao giờ thấy điện hoặc giấy vệ sinh.

Mỗi năm nhiều triệu người đến Bắc Kinh xây cầu đường và nhà cửa. Mỗi một năm họ dựng thêm một Bắc Kinh lớn bằng thành phố cũ vào năm 1949. Họ là nô lệ của Bắc Kinh. Họ sống lẩn lút trong những khu gia cư bất hợp pháp mà Bắc Kinh sẽ phá hủy khi tiếp tục bành trướng. Ai là chủ các ngôi nhà (hợp pháp) vậy? Những người thuộc về chính quyền, trùm ngành than, chủ doanh nghiệp lớn. Họ đến Bắc Kinh dâng quà (hối lộ) - vì thế nhà hàng, quán nhạc karaoke và phòng tắm hơi mớt phát đạt. Bắc Kinh bảo người nước ngoài rằng họ có thể hiểu thành phố, rằng chúng tôi cũng có cùng loại kiến trúc: Sân vận động Tổ Chim, tháp truyền hình CCTV. Các quan chức mặc com lê và đeo cà-vạt như khách nước ngoài và nói với họ rằng chúng ta giống nhau, và chúng ta có thể làm ăn được. Nhưng họ lại từ chối (người dân) chúng tôi những quyền cơ bản. Bạn sẽ thấy trường học của dân công đóng cửa (1). Bạn sẽ thấy bệnh viện – nơi họ cho bệnh nhân mấy mũi khâu và khi biết bệnh nhân không có tiền, họ kéo mũi khâu ra. Đó là thành phố của bạo lực.         

Điều tồi tệ nhất về Bắc Kinh là bạn không bao giờ có thể tin hệ thống pháp luật. Không có sự tin tưởng, bạn chẳng thể xác định cái gì; nó như cơn bão cát. Bạn không thấy mình là một phần của thành phố - không nơi quyến thuộc mà bạn muốn đến. Không một góc phố hay khu vực nào toả ra một loại tia sáng. Bạn không lưu luyến bất kỳ một vật liệu, thớ hàng (2) hay hình khối gì. Mọi thứ thay đổi liên tục theo ý muốn của ai đó, theo quyền lực của ai đó.  

Muốn thiết kế Bắc Kinh cho đúng, bạn phải để thành phố có khoảng sống cho những sở thích khác biệt hầu mọi người có thể sống chung, hầu xã hội có một cơ thể đầy đủ. Thành phố là nơi khả dĩ cung cấp tối đa tự do. Nếu không nó thiếu hoàn chỉnh.

Tôi thấy tiếc khi nói rằng mình không có nơi chốn yêu thích ở Bắc Kinh. Tôi không có ý đi bất kỳ nơi nào trong thành phố. Mọi chỗ quá đơn giản. Bạn không muốn nhìn một người vừa đi qua vì mình biết rõ cái gì trong đầu anh ta. Không tò mò. Và cũng chẳng có ai tranh cãi với bạn.

Không một phần nào trong nghệ thuật của tôi lại thể hiện Bắc Kinh. Tổ Chim, tôi không bao giờ nghĩ về nó (3). Sau Thế vận hội, dân gian chẳng ai nói về nó vì Thế vận hội không đem niềm vui  cho họ. 

Có những điều tích cực ở Bắc Kinh. Người ta vẫn sinh con. Có một vài công viên đẹp. Tuần trước tôi bước vào một vườn và vài người tới gần ra dấu tán thành hoặc vỗ nhẹ vào vai. Tại sao họ phải vậy một cách giấu giếm? Không ai dám nói ra. Họ đợi cái gì? Họ luôn nói với tôi, “Vị Vị, ra khỏi nước đi” hoặc “hãy sống lâu hơn và xem chúng chết.” Hoặc là đi, hoặc là kiên nhẫn xem chúng chết ra sao. Tôi thực sự không biết mình sẽ làm gì.

Vụ hoạn nạn của tôi làm tôi hiểu rằng trên thớ vải (4) này có nhiều vết kín mà họ nhét vào những kẻ không căn cước. Chẳng có tên, chỉ một con số. Họ bất cần xem bạn đi đâu, phạm tội gì. Họ có thấy bạn hay không thì cũng chẳng khác gì nhau. (Bắc Kinh) có ngàn chốn như vậy. Chỉ gia đình bạn là gào thét vì bạn mất tích. Nhưng bạn không có câu trả lời từ công chúng hoặc viên chức chính quyền, thậm chí từ cấp cao nhất, như tòa án, cảnh sát hay người dứng đầu quốc gia. Nhà tôi đã viết kiến nghị như thế mỗi ngày, gọi điện thoại tới đồn cảnh sát mỗi ngày. Chồng tôi ở đâu? Chỉ cho tôi biết chồng tôi ở đâu. Không có tờ giấy, không có tin tức gì.

Đặc điểm mạnh nhất của những khoảng sống như vậy là chúng bị xé rời khỏi ký ức hoặc bất cứ cái gì bạn thấy gần gũi. Bạn bị cách ly hoàn toàn. Và bạn không biết mình sẽ ở đấy bao lâu, nhưng thành thực tin rằng họ có thể ra tay bất cứ điều gì với bạn. Thậm chí chẳng có cách nào nêu vấn đề. Bạn không được cái gì bảo vệ. Sao tôi lại ở đây? Trí óc bạn không xác định được thời gian. Bạn như phát điên. Thật rất khó cho tất cả mọi người. Thậm chí với cả những ai có đức tin mãnh liệt.

Thành phố này không về người khác, về các cao ốc hay đường phố mà về cấu trúc tinh thần của mình. Nếu chúng ta nhớ những gì (tác giả Franz) Kafka viết về "Thành Bảo" của ông, chúng ta cảm ra điều ấy (5). Các thành phố thực sự là khung cảnh tâm thần. Bắc Kinh là một cơn ác mộng. Một cơn ác mộng không dứt.

_______________



Bài viết dễ cảm nhận mà thật ra lại càng khó dịch! Và khó dịch ra sự cô đọng có hơn 800 chữ của nguyên bản. Trong ý ngợi ca tác giả, người dịch xin thu gọn cho thật ngắn. Xin cám ơn bác Nghĩa đã hiệu đính và ghi chú thêm vài chỗ cho sáng ý. Những chữ trong ngoặc đơn (...) là của người dịch. Khi dịch, chúng tôi suy nghiệm ra tâm tư và tâm cảnh của tác giả Ngải Vị Vị, một nghệ sĩ đa năng về nhiều lĩnh vực mỹ thuật như hội họa, điêu khắc, kiến trúc và vừa bị chính quyền Bắc Kinh giam giữ không có lý do.

(1)   "migrants" là di dân. Nhưng tại Trung Quốc, cư dân từ thôn quê ra tỉnh kiếm việc làm thì được gọi là "dân công". Họ không có "hộ khẩu", không có quyền cư ngụ hay phúc lợi y tế giáo dục gì. Vì vậy mà trường học cho con em mới bị đóng cửa.
(2)   "texture" là thớ chất, khái niệm gần gũi với họa sĩ hay kiến trúc sư, vì ảnh hưởng đến những cảm xúc về thị giác, xúc giác.
(3)   "Tổ Chim" hay "Điểu Sào" là kiến trúc chính yếu của sân vận động Bắc Kinh cho Thế vận hội năm 2008. Nó có hình dạng của một tổ chim, do Ngải Vị Vị góp phần thực hiện với một văn phòng kiến trúc quốc tế của Thụy Sĩ. Ông nổi tiếng với tác phẩm nghệ thuật đã thành tiêu biểu cho Thế vận hội mà nay viết thẳng rằng chẳng còn ai nhớ nữa, kể cả chính mình!
(4)   "fabric" chỉ là vải. Nhưng dưới cái nhìn của tác giả, có lẽ đây là vải bố (canvas) được căng trên khung tranh. Ngải Vị Vị nói đến Bắc Kinh như một bức tranh có những đốm đen nhốt người trái phép sau vụ hoạn nạn của ông ("ordeal" là một tai họa về pháp lý; dịch là "pháp nạn" thì có khi gây hiểu lầm qua chuyện tôn giáo)! Người dịch cố cảm nhận ý tứ của một nghệ sĩ hội họa.
(5)   Franz Kafka là một tác giả Âu Châu thuộc loại lừng danh nhất thế kỷ 20. Cuốn truyện "Castle" được dịch sang Hoa ngữ là "Thành Bảo", thành trì có bảo vệ, "Cấm Thành", chứ không hẳn là một lâu đài. Tác phẩm chưa hoàn tất này nói đến quyền lực u ám và đen tối của một bộ máy thống trị đầy tính thư lại và vô nhân.


Ngoài ra, đã có hai bản dịch rất hay, xin trân trọng giới thiệu qua mạch dẫn sau đây:


http://namhai-truongson.blogspot.com/2011/08/bac-kinh-la-con-ac-mong-vinh-hang.html

(Tấm ảnh ở trên của Ngải Vị Vị là do Dainamax giới thiệu. Xin cố tìm xem Mao Trạch Đông ở đâu...)

Nguồn: Dainamax