Thứ Hai, 31 tháng 10, 2011

Tiếng nói công dân Việt Nam: Thả ngay các tù nhân lương tâm

“Kính thưa đồng bào trong và ngoài nước,

Trân trọng kính mời đồng bào nhất loạt lên tiếng đòi Bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam và nhà cầm quyền Việt Nam thả tù nhân lương tâm, tôn trọng nhân quyền và thực thi Dân Chủ.

Muốn tham gia Quí Vị có thể vào ký tên ở: http://www.vietnampetition.com/

hoặc gửi tên, địa chỉ về thatuluongtam@gmail.com

Hạn chót là một tuần trước ngày Quốc Tế Nhân Quyền 10-12-2011”.

—————

TUYÊN CÁO ĐÒI THẢ NGAY VÀ VÔ ĐIỀU KIỆN TẤT CẢ TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM TẠI VIỆT NAM

NHẬN ĐỊNH RẰNG:

. Tương quan giữa các siêu cường trên thế giới hiện ở thế cạnh tranh trong hợp tác.

. Những diễn biến đã và đang xẩy ra dồn dập ở Bắc Phi và Trung Đông chứng tỏ Dân Chủ Hóa là xu thế nổi dậy không thể tránh lật đổ những chế độ độc tài.

. Hội nghị cấp vùng và liên vùng như Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Thượng đỉnh Đông Bắc Á (EAS), Hợp tác kinh tế Á Châu – Thái Bình Dương (APEC), Đối thoại Á – Âu (ASEM)…cho thấy đang có sự điều chỉnh cân bằng chiến lược giữa các siêu cường tại Á Châu – Thái Bình Dương.

. Miến Điện bắt đầu cởi mở tự do thông tin; thả tù chính trị; công nhận quyền thành lập công đoàn độc lập và quyền đình công của công nhân. Đây là chỉ dấu Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á bắt đầu chuyển mình đi vào kỷ nguyên hợp tác vùng với mẫu số chung là Dân Chủ.

. Bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam và nhà cầm quyền Việt Nam đã mất hết uy tín lãnh đạo vì tiếp tục đi ngược lại xu thế thời đại và không có chính danh; đã thất bại trong việc phát triển kinh tế và xây dựng xã hội; và đã bất lực không bảo vệ được chủ quyền quốc gia trên nhiều lãnh vực.

XÉT RẰNG:

- Lòng dân muốn thay đổi sang thể chế Dân Chủ thực sự để kịp thời cứu nguy đất nước; và nhất là để guồng máy cai trị có căn bản pháp lý do dân bầu và được quốc tế công nhận.

- Chỉ có Dân Chủ mới huy động được sức mạnh toàn dân hậu thuẫn cho những quan điểm chính đáng trong tranh chấp ở Biển Đông và mới có thể phát triển một nền kinh tế có sức cạnh tranh cao trên trường quốc tế.

- Quân đội vốn xuất thân từ toàn dân cuối cùng sẽ đứng về phía nhân dân chống lại độc tài đảng trị.

CHÚNG TÔI ĐÒI HỎI BỘ CHÍNH TRỊ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ NHÀ CẦM QUYỀN VIỆT NAM:

1. Thả ngay và vô điều kiện tất cả tù nhân lương tâm đang bị giam cầm trái phép. Trong số này có các Ông Nguyễn Hữu Cầu, Cù Huy Hà Vũ, Phạm Minh Hoàng, Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Văn Lía, Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung… và các Bà Mai Thị Dung, Đỗ Thị Minh Hạnh, Phạm Thanh Nghiên, Tạ Phong Tần… cùng hàng trăm tù nhân sắc tộc thiểu số.

Thả tù nhân lương tâm chính là bước đầu chứng tỏ Đảng cầm quyền tỏ thiện chí, muốn mưu cầu tiến bộ cho đất nước theo hướng Dân Chủ Hóa.

2. Bãi bỏ điều 88 (tuyên truyền chống nhà nước) và điều 79 (âm mưu lật đổ) của bộ luật hình sự; mà thực chất chỉ nhắm trấn áp những tiếng nói xuất phát từ trái tim và lương tri con người.

3. Công nhận công dân có quyền tự do tư tưởng, tự do thông tin, tự do phát biểu trên internet, truyền thanh, truyền hình, báo chí, xuất bản; và tự do tôn giáo.

4. Thay vì đàn áp, phải theo mệnh lệnh của thời đại là lắng nghe và đối thoại với nhân dân về những vấn đề hệ trọng của Tổ Quốc.

*

Cái chết của nhà độc tài Gadhafi ở Libya là bài học nghiêm khắc trước mắt cho Bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam và nhà cầm quyền Việt Nam.

Tiến trình Dân Chủ Hóa là tất yếu vào thời điểm lịch sử này, không riêng cho Bắc Phi và Trung Đông mà còn cho cả Việt Nam, toàn vùng Đông Nam Á và thế giới.

Việt Nam ngày 1 tháng 11 năm 2011

CÙNG KÝ:

1. Bs Nguyễn Đan Quế         Saigon   Cựu tù nhân lương tâm (TNLT)

                                              Hội viên danh dự Hội Ân Xá Quốc Tế

2. Nhà văn Nguyễn Quang    Saigon      Viện trưởng Viện Đại Học

                                               Nhân Quyền Việt Nam      Cựu TNLT

3. TT Thích Thiện Minh         Saigon     Cựu TNLT     Nguyên Hội trưởng

                                    sáng lập Hội cựu tù nhân chính trị và tôn giáo Việt Nam

4. Nguyễn Bắc Truyển              Sài Gòn  Cựu TNLT đang bị quản chế

5.Trần T Lệ Hồng                     Phan Rang    Cựu TNLT

6.Ts Nguyễn Thanh Giang       Hà Nội     Cựu TNLT

7. Gs Nguyễn Mạnh Bảo          Tây Ninh   Cựu TNLT

8. Ks Trương Minh Nguyệt       Long An   Cựu TNLT

9. Nhà báo Nguyễn Khắc Toàn             Hà Nội          Cựu TNLT

10. Nhạc sĩ Lê Văn Thụ              Củ Chi      Cựu TNLT

11. Ms Đoàn Văn Diên   Đồng Nai  Cựu TNLT  Bố TNLT Đoàn Nguyên Chương

12. Trịnh Quốc Thảo                   Saigon     Cựu TNLT

13. Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn      Quảng Nam   Cựu TNLT

14. TT Thích Nhật Ban          Đồng Nai   Cựu TNLT

15. Ls Lê T Công Nhân         Hà nội       Cựu TNLT

16. Phạm Văn Quyết             Saigon      Cựu TNLT

17. Nguyễn Văn Ngọc           Đồng Nai      Cựu TNLT

18. Ms Thân Văn Trường       Saigon      Cựu TNLT

19. Ls Nguyễn Văn Đài      Hà Nội   Cựu TNLT   Ls nhân quyền

20. Đào Văn Tuấn                   Saigon      Cựu TNLT

21. TT Thích Không Tánh       Saigon      Cựu TNLT

22. Pham Bá Hải                     Saigon      Cựu TNLT

23. Nguyễn T Kim Thanh        Bình Dương    Vợ TNLT Trương Minh Đức

24. Võ T Ánh Tuyết                 An Giang      Cháu TNLT Võ Văn Thanh Liêm

25. Lư Thị Thùy Trang            Kiên Giang     Con TNLT Lư Văn Bảy

26. Nguyễn T Anh Thư           Saigon   Con TNLT Nguyễn Hữu Cầu

27. Dương Thị Tân            Saigon    Vợ TNLT Nguyễn Văn Hải (Điếu Cầy)

28. Phạm Thị Lộc               Saigon    Vợ TNLT Trần Quốc Hiền

29. Mai T Dung                    Saigon          Vợ TNLT Dương Kim Khải

30. Bùi Thị Nữ                          Đồng Tháp     Mẹ tù TNLT Trần Thị Thúy

31. Dương Mạnh Hùng             Saigon      Con TNLT Dương Kim Khải

32. Tô Thị Hoàng                       Saigon      Mẹ TNLT Trương Quốc Huy

33. Nhà văn Hoàng Tiến           Hà Nội

34. Trần Thị An                         Hà Nội

35. Huỳnh Thị Hường               Quảng Nam

36. Lm Chân Tín                   Dòng Chúa Cứu Thế    Saigon.

37. Lm Nguyễn Hữu Giải      Tổng giáo phận Huế

38. Lm Phan Văn Lợi            Tổng giáo phận Bắc Ninh

39. Ks Đỗ Nam Hải                Saigon         Thành viên 8406

40. Ks Ngô Duy Quyền          Hà Nội

41. Lm Đinh Hữu Thoại          Dòng Chúa Cứu Thế Saigon

42. Nhà báo Trần Thanh Tùng                   Hà Nội

43. Lư T Thu Trang                Saigon         Thành viên 8406

44. Lê T Kim Thu                    Đồng Nai     Tranh đấu cùng dân oan

45. Lm Lê Ngọc Thanh           Dòng Chúa Cứu Thế    Saigon

46. Huỳnh T Thu Hồng           Quảng Nam

47. Ls Lê Trần Luật                Saigon          Luật sư nhân quyền

48. Nguyễn Kim Hoàng  Saigon  Bố TNLT Nguyễn Hoàng Quốc Hùng

49. Trần T Ngọc Minh      Lâm Đồng    Mẹ TNLT Đỗ T Minh Hạnh

50. Đỗ Ty                         Lâm Đồng     Bố TNLT  Đỗ T Minh Hạnh

51. Sênh Thị  Kim Loan     Đức Trọng  Vợ TNLT Phùng Quang Quyền

52. Ôn Thị Mùi                   Đức Trọng   Vợ TNLT Trương Văn Kim

53. Trương Thị Bé             Di Linh     Chị TNLT Trương Văn Kim

54. Vũ Quốc Tú                                         Saigon

55. Lê Ngọc Hồ Điệp                                 Saigon

56. Võ Tuyết Linh  An Giang  Con TNLT Võ Văn Bửu&TNLT Mai Thị Dung

57. Võ Văn Bảo    An Giang  Con TNLT Võ Văn Bửu & TNLT Mai Thị Dung

58. Võ văn Sáu       An Giang

59. Nguyễn Thị Thừa               An Giang          Cựu TNLT

60. Trương Kim Long               An Giang

61. Sư Cô Như Ngọc               An Giang

62.  Huỳnh Bửu Châu              Cần Thơ            Cựu TNLT

63. Trần Văn Đức                     Đồng Nai           Cựu TNLT

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2011

Số phận độc tài!

n
Bài viết này cũng đang bị cùng 1 số phận. Hiện tại (10 sáng) nó đang bị một nhà độc tài nào đó... treo ngược trên trang nhà của TuanVietNam.

Kỳ Duyên (TuanVietnam) Quyền lực là đỉnh cao tham vọng của con người. Nhưng quyền lực cũng là nơi tha hóa con người, đẩy con người vào bi kịch thê thảm. Đó là hai mặt của một cái ghế- quyền lực. 

Những ngày qua, cả thế giới chấn động trước thông tin cựu lãnh đạo Lybia- M. Gaddafi, người được mệnh danh "vua của các vị vua" bị bắt sống, bị chết thê thảm và bị kéo lê ngay trên chính thị trấn quê hương Sirte, giữa sự hỗn loạn của giao tranh, một bên là quân nổi dậy, và một bên là đám tàn quân trung thành. 

Một con người suốt 42 năm cai trị độc đoán, khát máu và "đồng bóng" đã tàn sát 20 vạn người dân lương thiện, 52 ngàn tù nhân, và 6 tháng qua, giết 20 ngàn người dân nổi dậy. Ra lệnh giết đồng bào, đồng loại không ghê tay, vậy mà khi bị nòng súng chĩa thẳng vào đầu đã van xin hoảng sợ: "Xin đừng bắn". Nhưng ông ta cũng đã không thoát khỏi cái chết. 

Kinh khủng và cũng thật hiếm có, hàng trăm người Libya đã xếp hàng, mặt bịt khẩu trang chờ xem thi thể vấy máu của M.Gaddafi được đặt trong một máy giữ lạnh, vốn để trữ thịt, tại một trung tâm mua sắm. Đó là sự chờ đợi suốt 42 năm nhọc nhằn, khổ ải của họ. 

Sinh ra trong sự hoan hỉ của ruột thịt, họ hàng. Chết đi trong sự hoan hỉ, mừng vui của đồng bào mình. Có gì bi thảm hơn thế cho số phận một quân vương? 

Người dân Libya tập trung tại quảng trường Martyrs tại thủ đô Tripoli ngay sau khi nghe tin nhà lãnh đạo Mummar Gaddafi đã bị giết tại Sirte, quê hương ông. Ảnh: Reuters 

Số phận những nhân vật lịch sử 

M.Gaddafi không phải người đầu tiên. 

Trước đó, vào ngày 30/12/2006, cả thế giới chấn động và căng thẳng chứng kiến số phận của cựu tổng thống Iraq- S. Hussein. Bị bắt khi đang ẩn náu trong một chiếc hầm tại Ad Dawr, cách phía nam Baghdad khoảng 30km, sau 250 ngày chạy trốn, cuối cùng S. Hussein cũng phải bước lên giá treo cổ.

Con người hùng một thời lẫy lừng, có gương mặt rất đàn ông, với bộ ria mép cũng mang vẻ "đầy quyền lực" như chủ nó, khi đó, gầy gò trong chiếc sơ mi trắng, tay cầm chặt cuốn kinh Koran. Nhưng Chúa Trời cũng đã không cứu thoát được S. Hussein trước tội ác chống lại loài người. 

Chỉ ngay trong thập kỳ đầu tiên của thế kỷ 21, nhân loại đã chứng kiến hai bậc quân vương- S. Hussein, và M. Gaddafi, từ ngai vàng bước lên giá treo cổ, hoặc chết thảm, hệt những câu chuyện lịch sử cổ đại, hay cổ tích "ngày xửa, ngày xưa...". Còn những ai ai nữa tiếp theo?


Nhìn ngược thời gian, chợt nhận ra, đã có không ít nhân vật lịch sử có chung một số phận như S. Hussein, M. Gaddafi cho dù sự kết thúc có thể rất khác biệt, tùy tính cách, hoàn cảnh và cả số phận. 

Đó là Adolf Hitler, mà tên tuổi luôn gắn liền với một khái niệm khiến cả nhân loại ghê sợ - phát xít. Tháng 4/1945, biết rõ "ngày tàn của bạo chúa" đến gần, trùm phát xít A. Hitler chuẩn bị rất kỹ cho cái chết của mình. Hệt như khi tính toán kỹ càng để ra lệnh lùa sáu triệu người dân Do Thái vô tội vào các lò thiêu. Kỹ càng đến mức- trước đó chỉ hai ngày, ông ta kết hôn với Eva Braun, người bạn gái, người đàn bà trung thành và tận tụy. Và kỹ càng cho cả cái chết, khi tiêm thử thuốc độc cho một con chó. 


Từng sống sót qua vô vàn những vụ ám sát, nhưng cuối cùng A. Hitler phải tự bắn vào đầu mình bằng khẩu súng ngắn Walther. Từng thiếu hàng triệu người dân Do Thái vô tội, nhưng cho đến những năm tháng này, ông ta vẫn bị cả nhân loại "thiêu" trong sự căm phẫn và kinh tởm vì man rợ tột cùng. 

Đó là Benito Mussolini, Thủ tướng của chế độ độc tài và phát xít Ý (Italia), thân hữu và là đồng minh của A.Hitler. Khi A.Hitler tự sát cùng vợ (ngày 30/4/1945), trước đó hai ngày, 28/4/1945, B. Mussolini cùng nhân tình Clara Petacci toan bỏ trốn sang Thụy Sĩ nhưng bị quân cộng sản kháng chiến Ý bắt, và bị bắn tại làng Giulino di Mezzegra, cùng Clara Petacci và những người tùy tùng.


Quá căm giận kẻ độc tài, những người dân Ý giẫm đạp, đấm đá, làm tan nát thi thể đã đầm đìa máu của ông ta. Và họ treo trên những chiếc móc thịt. Kẻ phát xít đã phải trả giá bằng những đòn thù kiểu... phát xít, mà người ta không chút ân hận, day dứt lương tâm. Âu đó cũng là cái giá khủng khiếp phải trả cho sự độc tài và vô nhân tính. 

Đó là Ion Antonescu, từng là lãnh đạo thời chiến của Romania và bị đổ trách nhiệm cho cái chết của 400.000 người. Cuối cùng, năm 1946 ông ta bị khởi tố về tội ác chiến tranh, tội ác chống lại hoà bình và mưu phản. Bị xử bắn trên chính cánh đồng, mảnh đất đã nuôi dưỡng ông ta bằng hạt lúa mì mọng sữa, nhưng ông ta đã trả cho đời bằng sự tàn nhẫn sát sinh. Để nhận lại, cuối cùng, là những phát súng bắn thẳng cũng lạnh lùng không kém của những người lính. Lúc đó là ngày 1/6/1946.


Đó là Rafael Trujillo, nhà độc tài của Cộng hoà Dominican. Trujillo, thường được gọi là El Jefe (Ông chủ). R. Trujillo đã cai trị đúng tính cách Ông chủ, tạo ra một chế độ tàn bạo nhất trong suốt 30 năm (1930 -1961), với tra tấn và giết chóc. 

R. Trujillo bị tố cáo về hành vi diệt chủng, khi năm 1937, ra lệnh sát hại 20 nghìn người dân Haiti làm việc tại các đồn điền trồng mía ở hai bên bờ sông Thảm Sát (Massacre). Tổng cộng đã có hơn 50.000 người thiệt mạng trong thời kỳ R. Trujillo cai trị.


Và rồi đến lượt R. Trujillo bị diệt, vào đêm 30/5/1961, hệt cảnh tượng trong một bộ phim cao bồi Mỹ, khi ông ta đang trên đường từ thủ đô tới San Cristobal, nơi cô bồ trẻ đang chờ, theo đúng triết lý nhân sinh: Có ân báo ân, có oán báo oán! 

Và đó là Nicolae Ceausescu, Tổng Thư ký Đảng Lao động Romania, sau này là Đảng CS Romania- từ năm 1965 đến năm 1989. Cái chết của vợ chồng N. Ceausescu đã làm chấn động cả thế giới những năm tháng đó. 

N. Ceauşescu đạt tới đỉnh cao của sự độc tài, gắn với một đời sống gia đình cực kỳ xa hoa. Tự trao cho mình các danh hiệu "Conducător" (lãnh tụ) và "Geniul din Carpaţi" (Thiên tài của người Carpathian), đưa vợ mình là Elena cùng các thành viên trong gia đình vào các chức vụ trong chính phủ, ông ta không nghĩ rằng một kết cục khác đang chờ đợi phía trước.


Tháng 12/ 1989, Chính phủ ông N. Ceausescu bị lật đổ bởi một cuộc đảo chính quân sự. Hai vợ chồng N. Ceausescu đã bị toà án quân sự xử tử hình, chỉ sau 90 phút xét xử, vì các tội làm giàu trái phép, diệt chủng và bị hành quyết tại chính nơi lẩn trốn của họ. Đó là ngày 25/12/1989, đúng ngày Chúa Phục sinh. Cũng là ngày N. Ceauşescu xuống địa ngục. 

Từ chỗ "tuyệt vời" đến chỗ lố bịch 

Số phận của những nhân vật lịch sử trong quá khứ, nay lại gặp số phận những nhân vật lịch sử trong hiện tại. Chen chúc gặp nhau dưới địa ngục, những nhà độc tài, những trùm phát xít ấy nói với nhau điều gì nhỉ? 

Như M. Gaddafi, 27 tuổi đã bước lên ngai vàng trị vì, được tung hô như một vị anh hùng, để 42 năm sau, chết thê thảm trên con đường đầy cát bụi, trộn lẫn máu của ông ta và thuốc súng của phiến quân.


Liệu M. Gaddafi và họ- những nhân vật lịch sử tàn bạo- có ngộ ra một điều- sự độc tài, tham lam và thù hằn dân chủ cũng đồng thời là con đường dẫn đến kết thúc của họ một cách nhanh nhất? Nhưng chắc chắn sẽ có nhiều quân vương của các quốc gia độc đoán, độc tài run sợ, khi nhìn vào số phận của M.Gaddafi, của S. Hussein. 

Sống có thể được muôn nghìn lời tung hô. Nhưng chết đi cũng vẫn nhận được muôn nghìn lời nguyền rủa. Sự nguyền rủa, đau đớn thay, có khi còn đến sớm hơn, khi họ vẫn ngự trị và chưa kịp nằm xuống. Đó là vinh hạnh và bất hạnh của các bậc quân vương, tùy tài năng, đức độ, phẩm cách của họ. 

Quyền lực là đỉnh cao tham vọng của con người. Nhưng quyền lực cũng là nơi tha hóa con người, đẩy con người vào bi kịch thê thảm. Đó là hai mặt của một cái ghế- quyền lực. 

Nó có khoảng cách của 42 năm trị vì, như với M.Gaddafi, hay 24 năm như với S. Hussein. Nhưng có khi nó rất mong manh- chỉ là đường kính tính bằng xăng ti mét của một sợi dây thòng lọng. Hay một tiếng "đoàng" cụt lủn, lạnh tanh vang lên. 

Chợt nhớ câu của Hoàng đế Pháp Napoléon: Từ chỗ tuyệt vời đến chỗ lố bịch chỉ có một bước!


Chế độ Độc tài – “boong-ke” cho tham nhũng quy mô

Bùi Quang Minh (Chungta.com) - “Boong ke” của Kẻ Độc tài-Tham nhũng có đầy đủ các công cụ mạnh nhất của một dân tộc: Vũ khí và nhân danh “Đầy tớ nhân dân” + Vũ khí và nhân danh “Nhân dân”…  

Sau khi lật đổ các nhà độc tài, người ta mới phát giác ra những chế độ ấy là nơi nương nhờ, bình phong và cung cấp phương tiện để những kẻ có “đặc quyền”, “đặc lợi” tham nhũng, vơ vét tài sản công một cách có hệ thống, một cách lộ liễu, không biết đến công lý là gì. Kéo dài chế độ độc tài càng làm cho gia tăng mâu thuẫn xã hội: đất nước nghèo nàn và tàn tạ đi, tầng lớp siêu giàu ngày một giàu hơn, tầng lớp dân nghèo ngày một bần cùng hóa. Trong khi đó, những kẻ tham nhũng càng mạnh thêm, củng cố vững chắc thêm nhờ hoàn thiện được cách bao biện, che chắn, bảo vệ và gia tăng sức mạnh, quy mô tham nhũng.

1. Độc tài – hệ thống vững chắc như Boong-ke để ngụy trang và bảo vệ tham nhũng có quy mô

Hiểu một cách sơ lược, thì “vụ lợi tham nhũng được hiểu là lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần kẻ tham nhũng có được…“, còn Kẻ tham nhũng là “Người có chức vụ, quyền hạn bao gồm: Cán bộ lãnh đạo, quản lý nhà nước, Cán bộ, công chức, viên chức;

Người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn thực hiện nhiệm vụ, công vụ; Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân quân đội, Sĩ quan, hạ sĩ quan Công an” có những “hành vi tham nhũng” ấy (theo quy định của Luật Phòng chống Tham nhũng số 55/2005/QH11 năm 2005). Theo định nghĩa này, tham nhũng là loại hành vi xấu xa rất dễ mắc phải của những cá nhân có chức quyền. Khi một người được bầu vào một chức vụ, dù lớn hay nhỏ, phía trước mở ra cho người đó một cơ hội tham nhũng nhờ được trao quyền hợp pháp tiếp cận các nguồn tài nguyên công cộng và có quyền đưa ra quyết định (có thể mang tính tư lợi vì lợi ích của chính họ, gia đình, bạn bè…)

Kẻ thù lớn nhất của một người là Thói Xấu của người đó“. Mỗi người phải chiến đấu chống lại kẻ thù lớn nhất này của mình. Mỗi khi một người được phong chức, tăng thêm quyền lực là cuộc chiến của người đó với Thói Xấu của mình lại trở nên ác liệt. Có nhiều khả năng Thói Xấu sẽ giành được phần thắng và người công chức, quan chức nhanh chóng tham gia vào “binh đoàn tham nhũng” với chiến tích Tham nhũng ngày một đông dần. Đấy là chưa nói những kẻ đã quy hàng những Thói Xấu còn nói toạc ra như ông Vương – bí thư chi bộ làng Lữu Lương, Thượng Thủy, Sơn Tây, Trung Quốc từng nói: “Tôi không tham nhũng, làm quan để làm gì?1) hay như thì thầm trong gia đình nhà độc tài Ben Ali: “Nếu muốn nhiều tiền, ít ra nên vơ vét kin kín một chút”. Ở mức nhiều quốc gia, người ta ước tính hàng năm các quốc gia đang phát triển mất 20-40 tỉ USD vì hối lộ, biển thủ và các hành vi tham nhũng khác nhau của các nhà lãnh đạo (tương đương 20-40% lượng tiền hỗ trợ phát triển chính thức của các nước).

Độc tài là hình thức lộng hành cao nhất của loài người. Nó hủy hoại cùng lúc nhiều nguồn lực giá trị nhất trong phạm vi toàn xã hội. Chúng sử dụng các nguồn lực lớn nhất, mạnh nhất của kinh tế, chính trị, xã hội cho chính công cuộc Tham nhũng của mình. Ta gọi đó là những “Boong ke” cho bọn tham nhũng núp bóng, bảo vệ và chống trả lại sự nghiệp chống tham nhũng.

Tác giả Nguyễn Trần Bạt khi làm rõ hơn khái niệm tham nhũng đã mô tả việc sử dụng các quyền lực, uy tín và địa vị công cộng để chiếm đoạt các giá trị tinh thần của xã hội hoặc của người khác. “Giá trị tinh thần” bao gồm: độc quyền về chức quyền/ quyền lực, độc quyền về thông tin, tư duy và độc quyền về lẽ phải, phán xét. Mà trong chế độ độc tài, “Tham nhũng tinh thần” chính là cơ cấu bảo trợ về chính trị cho tham nhũng vật chất2). Trong chế độ độc tài, tham nhũng “giá trị vật chất” sẽ tìm được nơi ẩn náu và cách thức bảo vệ trước sự những cố gắng Phòng và Chống tham nhũng của quốc gia.

Chỉ đến khi chế độ đó sụp đổ thì mức độ “tham nhũng vật chất” mới bị vạch trần và cũng qua đó người ta mới rõ hơn “đời sống tinh thần” của xã hội đã bị ô nhiễm đến mức nào và sự tha hóa của các tổ chức chính trị, sự mất nhân cách con người có quy mô và mức độ sâu sắc đến đâu. Ở vai trò cá nhân, ngay khi chế độ độc tài sụp đổ, nhà độc tài thường ngay lập tức bị điều tra và xét xử tội danh “tham nhũng” trước hàng loại tội danh kinh khủng khác của họ.


Kẻ Độc tài – Tham nhũng khác với Kẻ Tham nhũng thông thường (chỉ tham nhũng vật chất nhỏ lẻ) là chúng độc chiếm và thao túng các công cụ sinh ra những “giá trị tinh thần” của một đất nước, dùng nó phục vụ cho công việc tham nhũng một cách có quy mô… (thực hiện “tham nhũng tinh thần” trước khi “tham nhũng vật chất”)

2. Bức tranh tham nhũng qua trường hợp một số nhà độc tài

Trong số những nhà độc tài, tôi đã mô tả nhà độc tài Pol Pot của Campuchia là “Kẻ độc tài không kịp tham ô, tham nhũng, gia đình trị…” với nghĩa là chưa đi đến công đoạn gia tăng lợi ích vật chất bởi vì độc tài Pol Pot đang thực hiện dở dang công cuộc tham nhũng “lợi ích tinh thần” của dân tộc Campuchia.

Phần này tôi xin điểm qua vài nét số liệu “công cuộc tham nhũng” của những kẻ độc tài.

1- Độc tài 5 năm tại châu Phi
Sani Abacha nhà độc tài quân sự của Cộng hòa Nigeria, nắm quyền điều hành đất nước 5 năm trời từ tháng 11-1993 đến tháng 6-1998, chết đột ngột do đau tim. Trong 5 năm cầm quyền, Abacha không ngớt lời nhắc đến sứ mệnh đưa đất nước đi lên dân chủ trong khi thẳng tay xử tử 9 nhà đối lập và cùng gia đình, dòng tộc biển thủ từ 2 đến 5 tỷ USD. (5 tỷ USD tương đương với 10% thu nhập giàu mỏ trong 5 năm của quốc gia này). Lượng tiền này có được thông qua biển thủ tiền từ Ngân hàng Trung ương Nigeria (chở thẳng các thùng tiền về biệt thự của mình) và các khoản hối lộ nhận từ các công ty nước ngoài, từ chương trình cứu trợ. Sau khi cái chết của nhà độc tài hàng chục tài khoản ngân hàng của Abacha cùng gia đình tại nước ngoài bị phong tỏa và quốc tế coi gia tộc Abacha là một tổ chức tội phạm.

2- Độc tài 30 năm tại châu Phi
Hosni Mubarak nhà độc tài của Cộng hòa Ai Cập, nắm quyền điều hành đất nước 30 năm qua đến khi bị nhân dân lật đổ. Người ta ước tính ông cùng gia đình đã biển thu 40 – 70 tỷ USD chủ yếu gửi ở ngân hàng nước ngoài và đầu tư vào thị trường địa ốc rải khắp các thành phố lớn trên thế giới. Ban đầu, khi lên cầm quyền, ông luôn phát biểu với quyết tâm cao chống tham nhũng triệt để. Về sau, ông cùng gia đình đã năng vơ vét bằng chương trình tư nhân hóa doanh nghiệp Nhà nước, hoa hồng của doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Ai Cập, đỡ đầu các doanh nghiệp làm ăn. Trước khi bị lật đổ, báo chí Ai Cập vẫn đánh giá Mubarak sống “liêm khiết có tiếng” và “khá giản dị”

3- Độc tài 23 năm tại châu Phi
Ben Ali nhà độc tài của Cộng hòa Tunisia, nắm quyền điều hành đất nước 23 năm qua. Người ta ước tính ông cùng gia đình đã kiểm soát 35% nền kinh tế Tunisia, thu vén được 5 tỷ USD. Gia tộc Ben Ali đã kiểm soát cổ phần 3 ngân hàng lớn, 2 công ty điện thoại, 1 hãng hàng không quốc gia, các tài sản lớn trên khắp Tunisia. Ông cùng vợ, các thành viên gia tộc bị kết tội tham ô, ăn cắp tài nguyên quốc gia, chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài. Trong thời gian cầm quyền, ông kiểm soát chặt chẽ báo chí, truyền thông và bịt miệng những người chỉ trích và đối lập. Trước khi bị lật đổ, hình ảnh của ông vẫn “trong sạch đến mức tiệt trùng”, hình ảnh, bích chương ca ngợi ông và chế độ treo khắp các đường phố ở thủ đô.

4- Độc tài 42 năm tại châu Phi
Muammar al-Gaddafi nhà độc tài của Đại Dân quốc Nhân dân Xã hội Chủ nghĩa Ả rập Libya, nắm quyền điều hành đất nước 42 năm qua đến khi bị nhân dân lật đổ. Gaddafi mong muốn xây dựng một nhà nước công bằng hơn thời kỳ phong kiến của vua của vua Idris, phân chia nguồn thu dầu mỏ đồng đều hơn đến từng người dân. Gaddafi còn in sách viết về học thuyết “Chủ nghĩa Xã hội Hồi Giáo” của mình với ý tưởng tiên tiến “dân chủ trực tiếp và phổ thông” và “kinh tế tư nhân và kinh tế nhà nước, trong đó kinh tế nhà nước là chủ lực, làm nền móng”. Tuy nhiên, nhà nước “Đại Dân quốc Nhân dân Xã hội Chủ nghĩa Ả rập Libya” hoạt động theo khẩu hiểu “Tự do, Chủ nghĩa xã hội, Đoàn kết” chỉ là công cụ để Gaddafi thực hiện hành vi tội ác với nhân dân và vơ vét của cải cho gia đình mình. Người ta ước tính ông cùng gia đình đã đánh cắp hàng chục tỷ USD từ nguồn thu nhập dầu mỏ và chi tiêu của chính phủ Libya.

Trong lúc đại đa số nhân dân phải sống khó khăn dưới chế độ độc tài hà khắc, thì gia đình Gaddafi sống phè phỡn, như những ông hoàng. Số tiền biển thủ này được chuyển một cách bí mật tới các ngân hàng ở Dubai, Thụy Sĩ, Canada, Mỹ, các quốc gia vùng vịnh Ba Tư. Gia đình Gaddafi đông con và thường xảy ra các tranh chấp xuất phát từ việc ăn chia không đồng đều các khoản tiền ăn cắp của nhân dân.

5- Độc tài 31 năm tại châu Phi
Robert Mugabe nhà độc tài của đất nước Cộng hòa Zimbabwe, nắm quyền điều hành đất nước từ 1980. Ông được xem là anh hùng đấu tranh cho độc lập. Mugabe đã tự mô tả mình là “sinh ra để chống lại những kẻ thực dân”.

Trong những năm cầm quyền, ông Robert Mugabe đã thay thế sự thống trị của thiểu số da trắng bằng sự thống trị của thiểu số da đen tập hợp quanh lợi ích cá nhân của chính ông. Ông cũng cho rằng Chúa đã giao quyền lực cho ông ta nên không ai có thể đoạt lại. Ban đầu, ông và các đồng đội tin rằng sẽ chủ yếu là phục vụ dân chúng nên đã lập nên các quy tắc lãnh đạo nghiêm khắc, coi việc làm giàu là không được phép. Về sau, ông nhận ra tất cả đều tham nhũng nên ông cho phép họ thoải mái tham nhũng, song ghi chép lại đầy đủ để buộc chặt họ với quyền lực của ông. Ông còn tiến hành công hữu hóa các công ty nước ngoài, chia lại cổ phần cho quan chức của mình.

Ông nhiều lần chấn áp đối lập, điển hình vụ trấn áp năm 1980 đã làm 20.000 người thiệt mạng. Năm 1998, quân đội của Mugabe trấn áp những cuộc biểu tình của người dân phản đối tình trạng giá nhu yếu phẩm tăng cao. Năm 2005, gần 600.000 người Zimbabwe có thu nhập thấp đã mất nhà cửa bởi các “chiến dịch thanh lọc” thành phố. Do sử dụng bạo lực để đàn áp phe đối lập mà ông Mugabe đã bị thế giới lên án và bị cấm vận.

Mặc dù tỷ lệ lạm phát cao kỷ lục (231 triệu %), chính sách y tế đội sổ và thất nghiệp (94%) tràn lan kéo dài từ những năm 1990 tới nay, 7 trong số 12 triệu người Zimbabwe sống nghèo đói, không khiến Tổng thống Robert Mugabe (86 tuổi) từ bỏ lối sống xa hoa ngoài sức tưởng tượng của mình.

Trong năm 2008, ông Mugabe đã cho xây dựng một tòa nhà 25 phòng trị giá 26 triệu đô la tại một khu ngoại ô thành phố Harare, khu dân cư dành riêng cho những người giàu có. Đây là lần thứ 3 ông Mugabe cho xây dựng biệt thự riêng và là căn biệt thự thứ 5 ông sở hữu kể từ khi ông lên nhậm chức Tổng thống. Trong cuối những năm 1990, vợ của Tổng thống Mugabe, Grace, cũng bị lên án sau khi dùng tiền của quỹ của chính phủ dành xây dựng nhà ở giá rẻ cho người nghèo để xây dựng cho riêng mình một dinh thự 30 phòng tên là “Graceland”. Gia đình Mugabe còn có nhiều bất động sản ở châu Á. Một số nguồn tin cho biết gia đình Mugabe hiện giấu hàng triệu đôla tại một nhà băng ở Kuala Lumpur.

Chương trình sinh nhật lần thứ 85 mừng thượng thọ Robert Mugabe được tổ chức long trọng “khiêm tốn” với chi phí khoảng nửa triệu đôla. (tính theo tiền Zimbabwe, tiệc sinh nhật Mugabe tốn hơn 12 ngàn tỷ đôla Zimbabwe). Bữa tiệc có chừng 500 con bò bị giết thịt, 2.000 chai Moet, Chandon và sâm banh Bollinger 1961; chưa kể 500 chai Johnny Walker “nhãn xanh”, 400 phần trứng cá, 8.000 con tôm hùm…

6- Độc tài 29 năm tại châu Mỹ
Jean-Claude Duvalier nhà độc tài của Cộng hòa Haiti (Trung Mỹ), nắm quyền điều hành đất nước 29 năm đến khi bị nhân dân lật đổ. Ban đầu, Duvalier có thực hiện đôi chút cải cách như thả tù nhân chính trị, nới lỏng tự do báo chí nhưng sau đó bóp nghẹt các lực lượng đối lập, luật pháp chỉ còn nằm trên giấy. Trong người dân rất khó khăn để kiếm sống, ông cùng gia đình sống hết sức xa hoa, có hàng chục triệu USD trong tài khoản nước ngoài và dàn xếp được cuộc bỏ phiếu làm “Tổng thống suốt đời” với 99,8% đồng ý. Dưới thời cầm quyền, Duvalier đã bắt, tra tấn bỏ tù không xét xử 60.000 người vì các lý do chính trị. Báo chí vẫn từng mô tả chế độ “tốt đẹp” của ông là không tồn tại tù nhân chính trị, mà chỉ có những kẻ vi phạm pháp luật mà thôi. Ngay sau khi bị lật đổ, Duvalier bị truy tố vì tội tham nhũng và cáo buộc phạm tội ác chống lại loài người.

7- Độc tài 21 năm tại châu Á
Ferdinand Marcos nhà độc tài của Cộng hòa Philippines, nắm quyền điều hành đất nước 21 năm đến khi bị nhân dân lật đổ. Tổ chức minh bạch quốc tế ước tính Marcos đã cướp đi của đất nước Philippines 5-10 tỷ USD. Ông đã có thành tích lớn trong lĩnh vực phát triển hạ tầng và ngoại giao quốc tế. Nhưng ông cũng nhanh chóng trở thành một nhà độc tài, gia đình trị, đàn áp đối lập. Marcos đã đòi tiền hoa hồng từ các công ty làm ăn ở Philippines và trao các hợp đồng làm ăn béo bở của nhà nước cho các thành viên gia đình mình và những đồng minh thân cận, chiếm đoạt các công ty tư nhân, tạo ra những tập đoàn nhà nước độc quyền kinh doanh các sản phẩm quan trọng như đường, dừa, vận tải biển, xây dựng, truyền thông… Ngoài ra, ông Marcos còn ăn cắp tiền từ nguồn viện trợ quốc tế và thậm chí còn tổ chức các cuộc “cướp phá” ngân khố và các cơ quan nhà nước để chuyển vào các tài khoản ở nước ngoài. Đến khi bị lật đổ vào năm 1986, ông Marcos và vợ đã chuyển hàng tỉ USD ăn cắp được sang các tài khoản ngân hàng ở Mỹ, Thụy Sĩ và nhiều quốc gia khác. Ngoài ra, gia đình Marcos cũng đổ nhiều tỉ USD vào các tập đoàn trong nước để rửa tiền.

8- Độc tài 31 năm tại châu Á
Mohamed Suharto nhà độc tài của Cộng hòa Indonesia, nắm quyền điều hành đất nước 31 năm đến khi bị nhân dân lật đổ. Tổ chức minh bạch quốc tế ước tính Suharto đã cướp đi của đất nước Indonesia 15-35 tỷ USD. Trong thời gian cầm quyền, ông xây dựng được một chính phủ và quân đội vững mạnh, kiểm soát tuyệt đối đất nước đa sắc tộc, cải thiện được kinh tế và dân sinh Indonesia. Ông cũng thu hút được đầu tư nước ngoài và giành được sự ủng hộ về kinh tế ngoại giao quốc tế. Từ 1990, do sự lãnh đạo độc đoán và tham nhũng, sự từ chối các quyền tự do chính trị và dân chủ của người dân. Ông đã tạo nên một hệ thống “tham nhũng, cấu kết, con ông cháu cha”. Để có quyền kiểm soát công ty nhà nước, bạn bè, họ hàng phải đút lót, chia lợi nhuận cho ông qua các “quỹ từ thiện” của ông. “Phí” giải quyết nhanh các thủ tục hành chính, vay tiền của ngân hàng quốc gia… đưa trả cho ông và gia đình thông qua các cổ phần ưu đãi. Vài ngày sau khi từ chức hồi tháng 5-1998, ông Suharto đã chuyển tới 9 tỉ USD từ Thụy Sĩ đến một tài khoản ngân hàng ở Áo.

9- Độc tài 24 năm tại châu Á
Saddam Hussein nhà độc tài của Cộng hòa Iraq, nắm quyền điều hành đất nước 24 năm đến khi bị lật đổ. Trong thời gian cầm quyền, ông thực hiện chính sách “bàn tay sắt” tiêu diệt các sĩ quan quân đội, chính khác bị coi là chống đối. Mặc dù kinh tế Iraq ngày một sa sút, xuống dốc trầm trọng, ông cùng gia đình vẫn tích lũy được một khối lượng tài sản khổng lồ lên tới hàng tỷ USD trong các ngân hàng ở Thụy Sĩ.

 

 

10- Độc tài 21 năm tại châu Á
Saparmurat Niyazov nhà độc tài của Cộng hòa XHCN Turkmenistan, nắm quyền điều hành đất nước 21 năm cho tới khi bị chết đột ngột. Mặc dù là nước có nhiều khí đốt hàng thứ năm thế giới nhưng ông vẫn để cho kinh tế đất nước kém phát triển và hơn 60% người dân thất nghiệp.

Trong khi đó Niyazov không tiếc tiền dân đầu tư xây dựng những công trình hoành tráng cho riêng mình. Ông ra lệnh tạo dựng một hồ nước ngay giữa sa mạc khô cằn, đồng thời cho xây một khu nghỉ dưỡng trượt tuyết tại khu vực đồi núi giáp biên giới Iran, nơi không bao giờ có tuyết rơi. Niyazov đã cho xây cất một dinh Tổng Thống làm toàn bằng đá hoa cương tại thủ đô Ashgabat. Ở vùng ngoại ô, ông cho xây cất 30 khách sạn đồ sộ nhưng ít khi nào sử dụng để đón tiếp ai. Cũng vì lý do đó, đến nay chính phủ Turkmenistan vẫn còn nợ gần 2.3 tỉ đô la.

11- Độc tài 24 năm tại châu Âu
Nicolae Ceauşescu nhà độc tài của Cộng hòa XHCN Rumania, nắm quyền điều hành đất nước 24 năm đến khi bị nhân dân lật đổ. Ban đầu ông đưa đất nước đi theo định hướng XHCN, kinh tế mở cửa thân phương Tây và chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Dần dần trở thành một chế độ độc tài gia đình trị, tệ nạn tham nhũng, xa hoa rộng khắp trong giới lãnh đạo. Trong khi người dân sống trong điều kiện ngày càng khốn khó, đặc biệt là số lượng và chất lượng thực phẩm cũng như hàng hoá trong các cửa hàng ngày một ít thì vợ chồng Ceauşescu sống vương giả, sa hoa với 39 vila sang trọng, được xây dựng ở các vùng khác nhau của Rumani, 21 căn hộ cao cấp tại các sứ quán của Rumani ở nước ngoài. Tại thủ đô, 2 vợ chồng sống trong một cung điện sang trọng với 40 phòng khác nhau được trang trí bằng những bức tranh đắt giá, phòng tắm được khảm bằng vàng 18. Mỗi phòng đều có truyền hình, máy video và những đồ đắt tiền…

3. Công cụ gì để chống boong ke “Độc tài – Tham nhũng”?

Tại các xã hội giương cao khẩu hiệu của nhà nước văn minh: “Tổng thống là đầy tớ của Nhân dân“, cơ chế đi đến tham nhũng, độc tài là tìm cách đi tắt, lách kẽ hở công lý “nhảy vào” giữ một lúc vừa là “đầy tớ” phục vụ hết lòng nhân dân, vừa làm “đại diện cho ông chủ” tức là đại biểu của chính nhân dân. Cơ chế này giúp họ nhanh chóng tư lợi phi pháp; lại dễ dàng thao túng công lý, luật pháp làm nền tảng Nhà nước pháp trị bị vô hiệu hóa. Trong boong-ke của Nhà độc tài-Tham nhũng vừa có công cụ của “ông chủ” vừa có công cụ của “đầy tớ”. Quyền lực, thông tin, công lý, chân lý, phán xử… đều được Kẻ độc tài-tham nhũng thâu tóm hoàn toàn qua tháng năm cầm quyền.

Vậy để tiêu diệt Độc tài -Tham nhũng, sự nghiệp chống tham nhũng và nhân dân có trong tay những công cụ gì? Dựa trên nguồn lực vật chất, nguồn lực tinh thần nào?

Xin dành cho người dân và những người đã từng tin cậy, đề bạt, bầu chọn những kẻ Độc tài-Tham nhũng trả lời câu hỏi này.


“Boong ke” của Kẻ Độc tài-Tham nhũng có đầy đủ các công cụ mạnh nhất của một dân tộc: Vũ khí và nhân danh “Đầy tớ nhân dân” + Vũ khí và nhân danh “Nhân dân”…

Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2011

"I do this because if I were born in Vietnam, chances are I would end up in prison just like them" http://nhanam.multiply.com/journal/item/740/Human_Rights_Watch

Human Rights Watch

Tôi làm điều này bởi vì nếu tôi sinh ra ở Việt Nam thì chắc là tôi cũng phải vào ngồi tù như họ.

Hôm nọ tôi có dịp lên New York để gặp tổ chức Human Rights Watch mà tôi xin tạm dịch là ‘Theo Dõi Nhân Quyền’. Đây là một trong những tổ chức hàng đầu thế giới luôn đứng ra bênh vực và bảo vệ quyền làm người của tất cả những ai đang bị các thế lực, chế độ độc tài lên án, chà đạp. Và vì vậy ‘chuyện thường tình thế thôi’, họ cũng bị các chế độ này lên án ngược trở lại. Như Đảng Cộng Sản và Nhà Nước Việt Nam thường làm chẳng hạn!

Nhưng có đến đây bạn mới thấy sự hết lòng, quyết tâm của các bạn trẻ đang làm việc ở nơi này, đang có cùng một lý tưởng chung, mong xây dựng một thế giới ngày càng được công bằng, dân chủ hơn.

Họ đến từ khắp năm châu. Tôi gặp hai đứa bạn cũng là luật sư ở Úc sang làm việc cho Human Rights Watch ở New York đã được vài năm. Nhưng bước qua từng hàng, từng lớp, bàn, ghế, phòng ốc cái này liền cái khác, cũng có phải trên 100 căn phòng lớn nhỏ nằm trên 4 tầng lầu khác nhau trong tòa nhà nổi tiếng Empire State Building ở ngay khu downtown của Manhattan, đến lúc ấy tôi mới thấy sự đa dạng và phong phú của những tổ chức nhân quyền nổi tiếng trên thế giới như Human Rights Watch.

Không như nhiều người lầm tưởng, họ không phải chỉ đến từ nước Mỹ. Và không phải ai cũng là người da trắng muốn ‘dạy bảo’ cho những nước nhược tiểu biết thế nào là văn hóa, khi nào cần văn minh.

Phần lớn họ đều ở vào khoảng thế hệ của tôi (được cho là thế hệ X sinh ra trong thập niên 70) hoặc trẻ hơn là thế hệ Y (sinh ra trong thập niên 80). Vì vậy có một điều gì đó rất thân mật, rất gần gũi khi tôi gặp các bạn trong tổ chức này. Đã thế tôi lại còn được cho biết thêm một điều nữa đó là vì Human Rights Watch luôn theo dõi, quan sát tất cả những sự vi phạm trên thế giới nên vì vậy những người mà tổ chức này tuyển vào phần lớn cũng đều là… những người ngoại quốc. Gốc Úc, Anh, Trung Quốc, Phi Châu, v.v… tất tần tật, tôi thấy đủ màu.

Thế mới thích.

Và càng thích hơn khi tôi vừa ngồi xuống chưa kịp nói gì thì cô bạn của tôi đã đưa cho tôi xem ngay hai quyển sách vừa được in ra rất đẹp, rất ấn tượng. Vì cái thứ nhất nói về tình trạng của những người tù, những người bị bắt đi cai nghiện luôn tiện bị bắt đi làm lao động khổ sai ở Việt Nam. Và cái thứ hai với hình bìa là hình ảnh hiên ngang của Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ tay bị còng nhưng mắt vẫn sáng ngời, đứng trước cổng tòa án nhưng mặt vẫn hiên ngang không hề sợ hãi.

Trong tiếng Anh có câu: a picture is worth a thousand words. Một bức hình đáng giá hơn ngàn lời nói. Nếu phải phục, tôi phục nhất là người đã góp ý cho anh Vũ và tìm cho anh có được bộ đồ vest để mặc và cà vạt để mang trước ngày ra tòa.

Cũng có thể người đó là vợ anh cũng không chừng.

Sau một lúc nói chuyện, hàn huyên tâm sự tôi cũng nghiệm thêm được một điều nữa đó là có rất nhiều người trên thế giới thật sự quan tâm đến tình trạng nhân quyền đang bị chà đạp ở Việt Nam. Mặc dù họ không phải là người Việt Nam và cũng chẳng có liên quan gì đến đất nước này ngoại trừ sự đồng cảm mà họ dành cho những người tù lương tâm vì bức xúc, vì lòng tự trọng, buộc phải lên tiếng.

Như lời cô bạn của tôi chia xẻ hôm ấy: I do this because if I were born in Vietnam, chances are I would end up in prison just like them. Tôi làm điều này bởi vì nếu tôi sinh ra ở Việt Nam thì chắc là tôi cũng phải vào ngồi tù như họ.

Mà không phải chỉ có Human Rights Watch thôi không đâu các bạn ạ. Có rất nhiều những tổ chức khác trên khắp năm châu đang cùng nhau cố gắng giúp cho những tiếng nói đối kháng, những hành động can đảm có thêm nghị lực, tiền bạc để tranh đấu cho sự sống còn của chính nghĩa. Để chúng ta không còn phải thấy cảnh cậy lực hiếp người, chỉ biết dùng súng đạn, dùi cui, sự sợ hãi để dọa nạt, hà hiếp, bắt bớ tất cả những ai dám nói lên một tiếng nói khác.

Như tiếng nói của nhà tài phiệt nhưng cũng là người luôn ủng hộ những giá trị dân chủ trong suốt hơn 30 năm qua trên khắp thế giới đó là ông George Soros. Chính ông là người, thông qua tổ chức Open Society Institute do ông sáng lập, đã tuyên bố cách đây đúng một năm là ông sẽ tặng tất cả 100 triệu đô cho Human Rights Watch trong những năm tới.

Vâng. 100 triệu đô. Chứ không phải đồng nhé các bạn!

Xem ra thì đây quả là một tiếng nói có… khá nhiều trọng lượng phải không các bạn? Nếu có dịp tôi sẽ cho các bạn biết thêm về nhân vật này. Hoặc các bạn có thể tự lên google và wikipedia để tìm hiểu thêm.

Là người gốc Do Thái sinh ra vào năm 1930 ở Hungary, khi ông vừa lớn lên thì đó cũng là lúc nước Hungary bị Đức Quốc Xã thôn tính, những người có gốc Do Thái bị truy lùng, hãm hại. Họ đã không có tiếng nói ngay trên đất nước của họ. Có lẽ vì vậy mà sau này khi đã thành công trên thị trường chứng khoán, ông là một trong những nhà tài phiệt hiếm hoi luôn có chủ tâm muốn giúp đỡ cho tất cả các xã hội được dân chủ hơn. Vì chỉ khi ấy thì mọi tiếng nói của mọi thành phần, mạnh hay yếu, giàu hay nghèo, thiểu số hay đa số, tất cả đều mới được đối xử y như nhau.

Con số 100 triệu mà ông dành tặng riêng cho Human Rights Watch rõ ràng không phải là một con số nhỏ. Nhưng nếu các bạn biết rằng mỗi năm cơ quan Open Society Institute của ông chi ra khoảng trên dưới 600 triệu để giúp đỡ trên 60 quốc gia thì các bạn mới thấy được nỗ lực và sự quyết tâm của chính ông. Cũng như của những người có cùng chung một lý tưởng như ông.

Tôi mong là trong một ngày gần đây tôi sẽ có dịp gặp được ông. Để tôi có thể nói rõ cho ông biết những gì đang xảy ra ngay trên đất nước tôi. Đối với những người bạn của tôi. Để tất cả chúng ta có thể cùng nhau tranh đấu cho một đất nước Việt Nam thật sự có được tự do, người dân thật sự được làm chủ. Chứ không phải là cái Đảng Cộng Sản Việt Nam chỉ thích tự biên, tự diễn từ Bắc vào Nam suốt trên ba thập niên qua.

Tôi tin tưởng rất mãnh liệt là trong một ngày không xa, chúng ta, chính nghĩa, sự sáng suốt của dân tộc Việt Nam nhất định sẽ thắng. Vì như tôi nói với cô bạn của tôi trước lúc chia tay: We are younger than them. So they will definitely die before us!

Khỏi dịch câu này, bạn hỉ?

Trịnh Hội (VOA Blog)

Thứ Năm, 20 tháng 10, 2011

Văn tế Gadhafi [kèm video bắt sống hắn]

Lybia quốc, Tripoli thành, Tân Mão niên

 

Hôm nay, nhân ngày thành lập hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam,

thiệt ra là ko liên cuan gì đến đất nước Lybia, thì

"tin đâu như sét đánh ngang, bác (Gadha)fi đang sống chuyển sang từ trần!"

Ôi Gadhafi, thương thay cho vong linh, tiếc thay cho vong linh!

 

Mùa xuân Kỷ Dậu năm nao,

vong linh từng dấy binh mà từ đấy nắm quyền hành, từ đại úy mà lên đại tá (thôi!)

Ngày nào đây, vong linh còn một tay che mặt trời,

còn tra tấn kẻ ăn người ở,

còn tuyển mộ trinh nữ vệ sĩ,

còn xây dựng cho mình cả lâu đài độc tài. 

Mùa xuân năm nay, vong linh còn trấn áp người biểu tình,

máu đã đổ trên đất nước Lybia xã hội chủ nghĩa.

 

Vậy mà, 

Giờ vong linh đang phiêu diêu nơi nao

Đường về âm ti gió thổi ào ào

Vong linh có gặp lại chăng:

những người đã bị tra tấn dã man

những trinh nữ đã lấy thân đỡ đạn cho mình

những người biểu tình trước thành Tripoli.

 

Ơi vong linh, hỡi vong linh

Cầu mong cho vong linh mãi mãi ở chốn âm ti cùng bầu đoàn độc tài phát xít, 

để trần gian này từ nay được bằng an.

Sẵn tiện đường, xin vong linh cho quá giang

những anh em bằng hữu còn trên thiên đàng (4 chữ)

làm một chuyến đò ngang về bến Nại Hà.

 

Xin tống tiễn vong linh

Nén hương này cùng cháo loãng kim ngân

Kèm cờ phướn, huy chương, băng rôn, khẩu hiệu

Mong vong linh nhận lãnh.

 

Phùng chi tưởng thưởng!

Lan Phương (Mệ Đốp - Facebook)


Tên độc tài Gaddafi đã bị tiêu diệt. Chúc mừng Lybia..

Thứ Tư, 19 tháng 10, 2011

Blogger Việt Nam, trưởng thành qua áp bức

Lạc Việt (danlambao) - 19/10/2010, đúng một năm trước đây, cộng đồng blogger Việt Nam đang hân hoan chào đón blogger Điếu Cày mãn hạn tù trở về. Nhiều người đã chọn ngày 19/10 làm "Ngày Blogger Việt Nam" với hình ảnh trên avatar là hình ảnh thân thương và bất khuất của anh Điếu Cày. Và niềm hân hoan ấy đã vụt tắt !

Blogger Điếu Cày đã không có 1 phút giây tự do sau khi đã mãn hạn 36 tháng tù giam vì cái án "trốn thuế" đê tiện và hèn hạ của nhà cầm quyền. Tưởng không cần phải nhắc lại những hành động can trường của anh khi cùng bạn bè trong CLB Nhà báo Tự do đã phát động phong trào dân báo, đòi hỏi tự do thông tin, tự do ngôn luận, công khai đứng về phía những người bị áp bức. Đặc biệt, Blogger Điếu Cày và bạn bè đã mạnh mẽ biểu tình chống sự xâm lược của TQ, chống Olympic Bắc Kinh vào những ngày cuối năm 2007 & đầu năm 2008. Những hình ảnh và hành động ấy đã khiến nhà cầm quyền run sợ. Họ đã dùng đủ mọi thủ đoạn đê tiện để triệt hạ anh Điếu Cày cùng bạn bè anh.

Anh Điếu Cày đã chịu biệt giam trong xà lim dành cho tử tù tại trại giam Chí Hòa, đã bị đầy đi trại Cái Tàu nơi rừng U Minh, nơi mà trâu bò cũng phải nằm mùng, riêng anh thì không được ngủ, không được tránh muỗi... rồi từ trại giam này chuyển đến xà lim khác và hiện tại, sau 1 năm tiếp tục giam giữ, điều tra, tính mạng của anh ra sao hoàn toàn không ai được biết. Gia đình anh đã bị công an bức hại khủng khiếp, chị Dương Thị Tân đã bị triệt đường kinh tế, bị truy thu thuế gần 1 tỷ đồng, bị mất nhà cửa, con cái bị sách nhiễu việc học hành, bản thân chị nhiều lần bị hăm dọa, đánh đập đến mức bệnh tật. Cho đến ngày hôm nay, chị Dương Thị Tân vẫn đơn thân nuôi dạy con, vẫn đều đặn đòi hỏi nhà cầm quyền phải trả lời về tình trạng anh Điếu Cày. Tinh thần của anh Điếu Cày - người chồng đã ly hôn của chị, đã biến một phụ nữ cả đời chỉ biết bếp núc nội trợ trở thành một phụ nữ kiên cường đấu tranh cho sự thật, một người mạnh mẽ chiến đấu với cả guồng máy đang trù dập gia đình chị và hơn hết là ý thức trưởng thành của chị về quyền - của - một- công dân, mà không phải ai cũng có được.

Hôm nay, cũng đánh dấu tròn 1 năm ngày Blogger Anhbasg - Luật gia Phan Thanh Hải, cũng là thành viên của CLB Nhà Báo Tự do, bị bắt giam, blogger Anhbasg bị bắt khẩn cấp ngày 18/10/2010 khi đang trên đường đón con đi học về, bị khám xét nhà, bị tịch thu máy móc, vật dụng, khi vợ anh đang mang thai tháng thứ 7. Gia đình anh cũng bị sách nhiễu đủ điều, công ty của anh phải tự giải thể. Trước đó, anh đã không được nhận bằng luật sư, đã bị bắt giữ nhiều lần. Anh cùng với anh Điếu Cày đã sát cánh bên nhau trong các hoạt động chống TQ, đã cùng nhau bênh vực những dân oan, những công nhân bị áp bức. Với khả năng và sự am tường về luật pháp, Anhbasg đã nhiều lần, cho nhiều người qua các bài viết, qua các hành động tư vấn pháp luật.
Ảnh chụp trang blog anhbasg
Đọc lại những entry cuối cùng mà luật gia Phan Thanh Hải đăng tải trên blog Anhbasg ta thấy cháy lên tinh thần của một blogger quả cảm, hết mình với các quyền tự do của một công dân: 
"Blog là nơi mà bất cứ ai cũng có thể thực hành quyền được nói, quyền được mở miệng.


Blogger bị bắt, bị theo dõi, bị đàn áp, bị đe dọa ở khắp nơi và đến nay chúng ta cũng dần hiểu được kẻ khủng bố đe dọa chúng ta là ai. Chỉ có nhà nước mới có thể dùng Pháp luật để đảm bảo quyền được nói cho chúng ta, nhưng cũng chính các nhà nước độc tài đang là mối đe dọa trực diện lên quyền được nói của chúng ta.


Tuy thế thì quyền được nói, được tự do tư tưởng, chia sẻ và truyền bá tư tưởng là quyền tự nhiên không cần phải chứng minh và cũng không cần ai ban phát.


Blogger Việt nam đã và đang làm được nhiều điều cho đất nước, họ vẫn bàn bạc, thảo luận, họp hành và nghị sự về bất cứ vấn đề trọng đại nào của đất nước. Họ là nghị viện nhân dân đích thực bởi họ đang nói lên tiếng nói của người dân". (Posted on 17/10/2010 by danlambaoblog)

Và ở một đoạn khác, Blogger Anhbasg trích đăng: “Phải nói là phong trào đấu tranh bằng blog ở Việt Nam là một trong hai phong trào đấu tranh được thế giới quan tâm nhất. Đây là nói riêng về vấn đề blog; Việt Nam là một, Iran là hai. Hai nơi mà vì chính quyền giới hạn thông tin cho nên người dân dùng internet, dùng dân báo, dùng blog để làm phương tiện chuyển tải thông tin đến cho nhau, cũng như cho thế giới bên ngoài biết. Cho nên không lạ gì khi mà Liên Hiệp Quốc muốn đưa ra một trường hợp điển hình về một blogger bị đàn áp thì người ta nghĩ ngay đến một blogger Việt Nam là anh Điếu Cày. Điều đó chứng tỏ rằng không những ở trong nước [VN] nghĩ rằng blog là một phương tiện đấu tranh lợi hại, mà cả thế giới cũng nhìn thấy điều đó và người ta thấy rõ ràng nhất là ở Iran và ở Việt Nam.” – Đó là phát biểu của Vũ Quý Hạo Nhiên khi được hỏi về sự phát triển của phong trào dân báo Việt Nam" (hết trích). Anhbasg là như thế đó. Và giờ đây, sau 1 năm tạm giam, anh vẫn còn tiếp tục bị nhà cầm quyền giam giữ để điều tra về lòng yêu nước của mình, hệt như nhà cầm quyền đã và đang làm với Blogger Điếu Cày.

Từ trái qua phải : Blogger Tạ Phong Tần, Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải) và Nguyễn Tiến Trung

Tương tự như với Blogger Điếu Cày và Anhbasg, Blogger Tạ Phong Tần, một luật gia khác cũng là thành viên của CLB Nhà báo Tự do đã bị bắt giam cách đây hơn 02 tháng, vào ngày 05/9/2011. Chị là một ngòi bút không khoan nhượng, với nhiều bài phân tích pháp luật sắc bén, là mối đe dọa về những hành xử trái pháp luật của nhà cầm quyền độc tài. Sau nhiều năm đấu tranh không mệt mỏi với hệ thống pháp luật, mà đại diện cho nó là những người của bộ máy công an. Chị đã phải trả giá bằng rất nhiều lần bị bắt tạm giam, bị cướp tài sản, bị ngăn cản thực thi quyền tự do tín ngưỡng. Những ngày này, chắc chắn đang là những ngày hết sức gian khổ của Blogger Tạ Phong Tần trong bốn bức tường của phòng điều tra tại trại tạm giam. Cả ba blogger trên đã được tổ chức quốc tế Human Right Wath tưởng thưởng bằng Giải thưởng Nhân quyền Hellman - Hammett.

Vinh danh các blogger Điếu Cày, Anhbasg, Tạ Phong Tần chúng ta không quên, những blogger khác cũng nhiều lần bị tạm giam, tạm giữ, nhiều lần bị sách nhiễu, thẩm vấn về các hoạt động cho một xã hội nhân quyền, dân chủ, tự do như các blogger Đông A Sài Gòn, Uyên Vũ, Trăng Đêm, Thiên Sầu, cũng từng là thành viên của CLB Nhà báo Tự do và những Blogger Mẹ Nấm, Người Buôn Gió, Bùi Chát, Lê Trần Luật, Nguyễn Hoàng Vi... gần đây là những blogger tham gia biểu tình chống TQ tại Hà Nội và Sài Gòn như Nguyễn Quang A, Nguyễn Xuân Diện, Nguyên Ngọc, Bùi Minh Hằng, Nguyễn Tiến Nam, Nguyễn Chí Đức, Đặng Phương Bích, Nguyễn Hồ Nhật Thành, Diên An...

Có thể thấy, danh sách những blogger bị nhà cầm quyền trấn áp, sách nhiễu chỉ vì kêu gọi các quyền dân sự, hoặc chỉ vì biểu thị lòng yêu nước ngày càng dài. Điều ấy chứng tỏ nhà cầm quyền Hà Nội vừa lúng túng, vừa hoang mang lo sợ khi thấy dấu hiệu vượt qua sợ hãi của tầng lớp công dân đang trưởng thành. Họ đã và đang làm xã hội chuyển mình theo hướng tích cực và nhà cầm quyền rõ ràng ở vào vị thế thụ động tiêu cực. Quy luật của một thế giới đang tiến triển vũ bão, sẽ biến những nhà cầm quyền độc tài thành những kẻ bị đào thải một cách mau chóng. Đối sách bằng vũ lực của các kẻ độc tài chỉ chứng tỏ sự thất bại từ trong căn nguyên và sức mạnh của công chúng, của bánh xe lịch sử sẽ nghiền nát họ như đã nghiền nát biết bao nhiêu kẻ độc tài trong quá khứ.

Cộng đồng Blogger VN năm nay không thấy nhắc về "Ngày Blogger VN" nữa, nhưng có hề gì. Giới Blogger Việt Nam đang từng ngày, từng giờ trở thành một đối trọng lớn mạnh với các quyết sách của nhà cầm quyền. Blogger Việt Nam không thể quên các blogger tiên phong như Điếu Cày, Anhbasg, Tạ Phong Tần...


Lạc Việt
danlambaovn.blogspot.com

Thứ Tư, 5 tháng 10, 2011

VIỆT NAM XỨ SỞ CỦA NGHỊCH LÝ

Khi ngồi gõ lại bài báo nầy, tôi đã cười bò lăn vì ngỡ là đang đọc chuyện tiếu lâm. Nhưng rồi  ngay sau đó, thấy đau xót. Không ngờ đất nước lại trải qua một giai đoạn tăm tối và tồi tệ đến mức như vậy mà nhân dân ta vẫn cứ lầm lủi chịu đựng.
Bài báo nầy tôi viết từ năm 1988, được báo Tuổi Trẻ đăng lên mục diễn đàn. Từ đó đến nay tôi không hề đọc lại, nhiều chuyện trong đó tôi đã quên đi. Bây giờ đọc lại thật bất ngờ, không thể nào tin nỗi. Như chuyện lưu hành tiền mệnh giá 30 đồng. Không biết vị lãnh đạo nào của Ngân hàng Nhà nước có sáng kiến động trời ấy, nếu bây giờ còn sống hãy dũng cảm đứng ra nhận trách nhiệm để lịch sử lưu "danh".
Có những chuyện đã qua rồi như là chuyện tiếu lâm thời Trạng Quỳnh. Nhưng cũng có những chuyện đến bây giờ vẫn còn y như vậy. Ôi nghịch lý !!!!
Ban biên tập Tuổi Trẻ thời đó đã rất dũng cảm khi cho đăng bài nầy. Hẳn sau đó các anh chị trong ban biên tập phải gặp rất nhiều khó khăn với cấp trên.
HUỲNH NGỌC CHÊNH

VIỆT NAM XỨ SỞ CỦA NGHỊCH LÝ

Ở hội nghị bàn tròn các nhà báo Châu Á Thái Bình Dương, trả lời phóng viên báo Utusan(Malaysia), đồng chí Nguyễn Cơ Thạch nói rằng ở nước chúng tôi có thời kỳ giá một trứng vịt 30 đồng, trong khi đó giá một ký thép 5 đồng. Phải có đến 6 kg thép mới mua được một trứng vịt. Trên thế giới không ai làm như thế cả. Chuyện ấy khó tin, nhưng lại là một sự thật. Và đó chỉ là một trong muôn vàn chuyện nghịch lý đã và đang xảy ra ở đất nước ta.
Một giáo viên sau 13 năm giảng dạy, thấy đời sống quá khó khăn, không còn đủ sức theo ngành giáo nữa bèn xin nghỉ dạy. Nhà nước cấp cho chị 13 tháng lương va 6 tháng gạo, qui ra tiền tổng cộng 300.000 đồng. Mang số tiền ấy gửi tiết kiệm lấy lãi 8% mỗi tháng, như vậy không cần phải đi làm việc, mỗi tháng cô giáo lãnh được 24.000 đồng…hơn xa tiền lương lúc còn đi dạy.
Một em bé bán nước tại chợ Cồn Đà Nẵng, mỗi ngày mùa nắng đổ được 30 ấm, mỗi ấm kiếm được 100 đồng, vị chi mỗi tháng thu vào 90.000 đồng. Lương của một vị giáo sư đại học phải thua xa.
Có một dạo, tỉnh nầy thừa gạo nên đem nuôi heo, trong khi thành phố bên cạnh đang thiếu gạo phải cho dân ăn bobo và sắn lát thay cơm. Và hàng hóa sản xuất ra tại nhà máy ở Thủ Đức mà người tiêu dùng ở Chợ Lớn muốn mua phải ra tận Hà Nội mang về! Cung cách làm ăn của ta dựa trên cơ sở những nghịch lý: Người ta phá máy móc tốt để xuất khẩu sắt vụn thu ngoại tệ, dùng ngoại tệ đó nhập máy móc về để cho… han rỉ. Đất đai được chuyển từ người lao động siêng năng cần cù sang những người lười biếng và không biết trồng trọt. Tương tự như vậy, người biết thức khuya dậy sớm để phục vụ nhân dân từ nắm xôi điểm tâm đến cây kim sợi chỉ thì không được phép buôn bán, còn người không biết và không muốn buôn bán thì được giao cho những quầy hàng đồ sộ lộng lẫy.
Nghịch lý cơ bản và nguy hiểm nhất là quyền lợi giữa cá nhân và quyền lợi đất nước mâu thuẫn nhau. Một người lao động chân chính làm hết sức mình một cách thành thật và có năng suất dĩ nhiên sẽ mang lợi đến cho xí nghiệp, cho đất nước nhưng khốn thay bản thân lại đói khổ vì tiền lương quá thấp. Còn ngược lại, nếu chỉ biết lo cho bản thân mình đầy đủ và sung sướng thì dứt khoát anh ta phải làm hại đất nước: ăn cắp, buôn lậu, móc ngoặc, tham ô, gian dối….Do vậy mà có “định lý đảo”: ở Hà Nội có một công dân phải ở tù vì tội sản xuất ra những cây bút và lốp xe tốt hơn và rẻ hơn của nhà nước.
Trong nghiên cứu khoa học xảy ra những nhịch lý: sắn thì giàu đạm hơn thịt bò và hột mít thì ăn ngon và bổ hơn trưng vịt lộn. Đồng thời một giáo sư triết học trước đây tốt nghiệp tiến sỹ tại đại học Sorbone nhưng khi làm bài thi triết ở Việt Nam chỉ đạt được điểm 4/10.
Trong quản lý (tài chính) cũng lắm điều nghịch lý. Người ta in ra tờ giấy bạc ba chục đồng để nâng cao năng suất lao động của nhân viên ngân hàng..vì họ dành nhiều công sức để đếm, nhân chia….
Lại có chuyện nghịch lý như sau. Hai anh em nhà kia cùng rủ nhau đi vượt biên, một người đi lọt và một người bị bắt. Thế là một kẻ bị kết tội phản quốc phải đi tù, kẻ còn lại sau một thời gian trở về thành người yêu nước, được tiếp đón nồng hậu.
Giai cấp tư sản trong nước bóc lột công nhân quá tệ nên được triệt hạ đi, và sau đó người ta trải thảm đỏ mời tư sản nước ngoài vào.
Rồi đến nghịch lý dân chủ: Quốc hội là cơ quan đại diện và quyền lực cao nhất của người dân nhưng trong thực tế được xem như là nơi để…tán thành một cách có tổ chức và kỷ luật khi thông qua hoặc hợp thức hóa mọi chuyện cần hợp thức hóa.. Còn tại một huyện nọ, HĐND huyện phiên đầu tiên bầu chủ tịch huyện, ứng cử viên chỉ có một người duy nhất và điều lệ bầu: ai cũng phải bỏ phiếu và không được quyền bỏ phiếu trắng. Cách làm như vậy được gọi là “dân chủ”…
Trong thông tin có một ngịch lý đáng buồn là muốn biết chuyện xảy ra trong nước phải nghe báo đài nước ngoài, và báo chí ở thành phố HCM thì được tự do bênh vực và ủng hộ nhân dân Nam Phi bị áp bức và công nhân Mỹ bị bóc lột nhưng không được quyền bênh vực cho những người dân bị o ép ở Thuận Hải hay ở các tỉnh khác!
Những chuyện nghịch lý như vậy kể ra còn nhiều nhưng tất cả đều không đáng kể so với điều nghịch lý lớn nhất sau đây: Đến nay vẫn còn có nhiều người không cho những chuyện kể trên là điều nghịch lý

                                                                    HUỲNH NGỌC CHÊNH
                                                                               ( Đà Nẵng )

Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2011

Myanmar chọn dân và từ chối Trung Quốc


Đập trên sông Irrawaddy đã tạo nên một túi chứa nước còn lớn hơn cả Singapore. Ảnh: AP


Làm ngơ quyền lợi người dân bản địa

SGTT.VN – Cuộc biểu tình hiếm có của người dân Myanmar trước đại sứ quán Trung Quốc ở thủ đô Yangon vào ngày 20.9 dẫn đến quyết định dừng xây đập Myitsone của tổng thống Myanmar vào cuối tuần qua, cho thấy làn sóng ngầm chống Trung Quốc tại xứ sở “vùng đất vàng” đã tạm thời thắng thế.

Dự án đập Myitsone do Trung Quốc làm chủ đầu tư càng làm tình trạng chống Trung Quốc thêm trầm trọng. Xét về văn hóa, địa điểm xây đập ở thượng nguồn sông Irrawaddy là nơi có ý nghĩa thiêng liêng và được coi là nguồn gốc khai sinh ra Myanmar. Xét về ý nghĩa môi trường, nếu xây đập sẽ có thể gây ngập lụt trên diện rộng khiến hàng chục ngàn người dân phải bỏ nhà mà đi, hủy hoại khu vực đa dạng sinh học vào bậc nhất.

Tập đoàn đầu tư điện lực Trung Quốc (CPI) đã thành lập một ủy ban gồm các chuyên gia người Trung Quốc và Myanmar để khảo sát ảnh hưởng môi trường khi xây đập. Bản báo cáo không được công bố rộng rãi, nhưng vài nhà hoạt động đã tìm cách có được nó. Trong báo cáo gợi ý nên xây hai con đập nhỏ hơn thay vì một con đập lớn. Lời đề xuất đó đã không được đoái hoài. Ngoài ra, khi đập xây xong, dự kiến khoảng 90% điện năng tạo ra sẽ được xuất khẩu sang Trung Quốc.

Người dân Myanmar không muốn phải đánh đổi những thiệt hại quá lớn đó. Họ bắt đầu chiến dịch phản kháng từ năm 2007. Trong tháng 4.2010 đã xảy ra bốn vụ nổ tại khu vực xây đập, khi đó các công nhân Trung Quốc còn đang ngủ. May mắn không có ai thiệt mạng. Còn từ đầu năm 2011 đến nay đã liên tục diễn ra các phong trào đấu tranh kêu gọi ngừng xây đập, của người dân trong nước, các nhà hoạt động vì môi trường và dân chủ.

“Người Myanmar sẽ được hưởng lợi rất lớn từ thương mại và đầu tư từ Trung Quốc, nhưng cũng sẽ dẫn dến một phản ứng dữ dội nếu các dự án được thực hiện không minh bạch và không quan tâm đến tác động ở cộng đồng địa phương”, tiến sĩ Thant Myint-U, một nhà sử học gốc Myanmar và là cựu chuyên viên Liên Hiệp Quốc nói.

Điều cần thiết bắt buộc

Khi Mỹ và EU mở rộng các lệnh trừng phạt Myanmar, chính quyền Myanmar bị kéo vào quỹ đạo giao thương với Trung Quốc như một điều cần thiết bắt buộc hơn là một sự lựa chọn. Trong năm tài chính 2010-2011, các dự án đầu tư nước ngoài vào Myanmar có tổng giá trị 20 tỉ USD, trong đó các công ty Hong Kong, Trung Quốc chiếm tới 70%, khiến Trung Quốc trở thành nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu của Myanmar. Đập Myitsone chỉ là một trong nhiều dự án thủy điện, khai khoáng và cơ sở hạ tầng của Trung Quốc ở đây. Tham vọng lớn nhất của Trung Quốc là một cảng biển sâu cho tàu chở dầu, dự kiến hoàn thành vào năm 2013, từ đó vận chuyển khí đốt từ giếng dầu Shwe về Trung Quốc, đáp ứng nhu cầu của đại lục.

Mối quan hệ đôi bên cùng có lợi này không khiến người dân Myanmar hài lòng. Đến nay có khoảng 1-2 triệu người Trung Quốc đã nhập cư vào phía bắc Myanmar. Tại những tỉnh như Mandalay và Myitkyina, người Trung Quốc thống trị các ngành thương mại về ngọc và đá quý, đẩy giá bất động sản lên cao, phô trương sự giàu qua những chiếc xe sang trọng mang biển số Trung Quốc. Tại tỉnh Myitkyina, người Trung Quốc chiếm một nửa dân số. Phần lớn dân Myanmar cho rằng các tỉnh phía bắc nước này giống như một tỉnh của Trung Quốc. Dân Myanmar đổ lỗi cho các công ty Trung Quốc đã gây ra sự hoang mạc hóa, và đặc biệt là lộ rõ âm mưu bóc lột tài nguyên của nước mình để đem về Trung Quốc. Một nhà sư cao tuổi người Myanmar giấu tên nói với tạp chí Economist: “Chúng tôi là bếp nhà của Trung Quốc. Họ lấy những gì họ muốn và để lại những thứ thừa thãi cho chúng tôi”.

Hoãn xây đập Myitsone lúc này trở thành sự kiện để ăn mừng cho những người lo sợ làn sóng Trung Quốc tại Myanmar. Tuy nhiên, ngay sau khi tổng thống Thein Sein tuyên bố sẽ dừng xây đập Myitsone, người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Hồng Lỗi đã lên tiếng cảnh báo về việc Myanmar không nể mặt hàng xóm.

“Trung Quốc đề xuất đối thoại giữa hai chính quyền để làm rõ vụ việc, yêu cầu Myanmar phải bảo đảm quyền lợi hợp pháp, chính đáng của công ty Trung Quốc… Cả hai bên phải có biện pháp đối phó thích hợp với vấn đề liên quan đến tiến độ dự án thông qua hiệp thương hữu nghị”, ông Hồng Lỗi (bộ Ngoại giao Trung Quốc) phát biểu vào ngày 1.10. Trong công văn gửi Quốc hội Myanmar của ông Thein Sein cũng chỉ nói không muốn việc xây đập Myitsone diễn ra trong nhiệm kỳ của mình. Như vậy, số phận con đập Myitsone vẫn còn chưa thể kết thúc.

Nam Liên (Economist, BBC, Reuters)

Nguồn: Sài Gòn Tiếp thị