Thứ Năm, 23 tháng 10, 2008

Diễn đàn trí thức VN???

Tia Sáng Online ngày 22/10/2008 có bài viết của Lại Nguyên Ân, hơi ngạc nhiên là vấn đề đã được bàn thảo công khai, hơi chệch "lề phải" và ý kiến của độc giả cũng được đăng như ý kiến của Dan Phan -

"Mao Trach Dong da noi, tri thuc co gia tri khong bang cuc phan, can phai sua lai nhu the nay moi dung, tri thuc cong san nhat la tri thuc cong san viet nam co gia tri khong bang cuc phan".



Không biết bài này hoặc ý kiến của độc giả trên chửi chính tờ Tia Sáng (vốn để tiêu chí là "một góc nhìn của trí thức") có bị gỡ xuống không, thử chờ xem...



Đừng từ “phải chê” sang “phải khen”
09:48-22/10/2008

Mấy hôm nay dư luận khá nóng với tin tức cuộc hội thảo lớn về vương triều Nguyễn. Người ta nói rằng hội thảo này sẽ dẫn đến nhiều thay đổi lớn, ví dụ sẽ phải viết lại Quốc sử (chỉ với đoạn sử triều Nguyễn hay tất cả các đoạn sử Việt?), sẽ phải sửa sách giáo khoa, v.v. …

Thế nhưng, tỉnh táo mà nhìn, đây dẫu sao cũng chỉ là chuyện nội bộ của giới sử học trong nước, nói rõ hơn, chỉ là chuyện nội bộ của sử học miền Bắc, lâu nay vốn vận hành trong quy phạm “phải chê” triều Nguyễn, gần như tuân theo cái lệ: triều đại vừa lên bao giờ cũng chê trách triều đại vừa đổ. Thời hạn “phải chê” có thể đã hết, nên nay đã đến lúc bảo nhau nhìn lại, đánh giá khác đi, v.v… Mọi điều gọi là “đột phá trong nhận thức về chúa Nguyễn, triều Nguyễn”, mọi lời khuyên răn “hãy trung thực, khách quan, công bằng với chúa Nguyễn, triều Nguyễn”, rõ ràng, chỉ có ý nghĩa đối với giới sử học “tại chỗ” của ta mà thôi!
Thực vậy. Thử nghĩ mà xem: liệu có thể đem những lời khuyên răn như trên để nói với Trần Trọng Kim, tác giả “Việt Nam sử lược”? hoặc nói với Lê Thành Khôi, với Tạ Chí Đại Trường, những sử gia người Việt làm nghiên cứu ở nước ngoài? Lại nữa, tình thế sẽ ra sao nếu đem những lời khuyên răn trên đây để nói với Li Tana, với Tsuboi, những chuyên gia nước ngoài về sử Việt?


Trước đây người ta bảo nhau phân tích sao cho ra những tội lỗi, những sai quấy càng nhiều càng tốt của các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn; giờ đây đến lúc chỉ có khen và khen; người nghiên cứu nào có ý “chê” sẽ có nguy cơ bị tẩy chay! Một quy phạm mới hứa hẹn những nạn nhân mới! Đó đâu phải là điều đáng mừng?

Trung thực, khách quan, công bằng, − bao giờ cũng là những điều tối thiểu trong đạo đức nghề nghiệp của người làm nghiên cứu khoa học, là những điều cần được trang bị từ khi đang học hành tập tành để vào nghề nghiên cứu, là những tôn chỉ thiêng liêng luôn theo sát mọi suy tư mọi động thái trong nghiên cứu (ví dụ, mỗi khi đưa ra một từ ngữ mô tả, nhận định), chứ không phải là chuyện chỉ mới nảy ra giữa chừng đời, thậm chí cuối đời người nghiên cứu. Thành thử, những khuyên răn ấy vang lên giáo đầu cho hoạt động học thuật rầm rộ này, xem chừng lại như thú nhận những sự bất thường đã tồn tại bấy lâu.
Nhưng, điều không ít đáng quan ngại từ đây lại là khả năng hình thành một quy phạm mới thay cho quy phạm cũ, dù chỉ trên đề tài chúa Nguyễn, triều Nguyễn. Trước đây người ta bảo nhau phân tích sao cho ra những tội lỗi, những sai quấy càng nhiều càng tốt của các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn; giờ đây đến lúc chỉ có khen và khen; người nghiên cứu nào có ý “chê” sẽ có nguy cơ bị tẩy chay! Một quy phạm mới hứa hẹn những nạn nhân mới! Đó đâu phải là điều đáng mừng?
Nghiên cứu là đi vào xúc tiến nhận biết đối tượng với càng ít định kiến có sẵn càng tốt. Sự đột phá chỉ đến khi phát hiện những dữ liệu hoàn toàn mới mẻ của đối tượng nghiên cứu, hoặc khi xuất hiện những tư tưởng nghiên cứu mới mẻ trên một đối tượng cũ. Việc những đồng nghiệp đồng lòng nhất trí một thái độ mới (mà tựu trung là “khen” thay vì “chê”) trên một đối tượng nghiên cứu cũ, phải chăng đã có thể xem là sự đột phá?
Lĩnh vực trứ tác học thuật có khía cạnh tương tự lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật: đó là sự bộc lộ bản sắc, phong cách người trứ tác trên chính những tác phẩm, công trình có giá trị. Sử học cũng không nằm ngoài thông lệ ấy. Cho nên, trên những đề tài như về các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn hay bất cứ đề tài nào khác, điều đáng chờ đợi là những công trình tác phẩm có giá trị mang phong cách cá nhân nhà nghiên cứu chứ không phải những cuốn sách có giọng điệu khen ngợi khẳng định na ná nhau, khiến người ta nghĩ đến dàn đồng ca, hoặc tệ hơn, đến sự lựa chọn trên sàn chứng khoán của các nhà đầu cơ “bầy đàn”!

Ý kiến của bạn?

Lại Nguyên Ân



Văn Hoàng - Sài gòn
23/10/2008

Cách đây mấy năm, GS Phan Huy Lê đã trả lời phỏng vấn một vài Đài nước ngoài về việc anh hùng Lê Văn Tám chỉ là một... truyện ngắn của nhà sử học Trần Huy Liệu. Ông cho biết sẽ công bố sự thật lịch sử này trong nước vào một "thời điểm thích hợp". Hiện nay, rất nhiều người đã biết sự thật này. Vậy tại sao chúng ta không công khai sự thật? Tôi thấy điều này quá khó hiểu. Xin chuyển câu hỏi này đến GS Phan Huy lê giúp tôi!

Hải Anh - Nguyễn Tiểu la - Quận 10 - Tp.HCM
22/10/2008

Tác giả Lại Nguyên Ân có những nhận định rất chuẩn xác.
Xưa nay các nhà làm khoa học của Việt nam hay bị định hướng chính trị và tư tưởng, do đó hay làm "hùa" theo ý kiến chỉ đạo chung chung và bị ảnh hưởng của hiệu ứng "bầy đàn". Nếu có nhiều người nói tốt cũng chạy theo tôt, nêu có nhiều người chê trách lại cũng chạy theo đuôi.

Nếu chúng ta nhìn lại cách viết của các nhà sử học trong sách giáo khoa ở trường trung học cơ sở và bậc tú tài giai đoạn những năm sau 1975-trước đổi mới (khoảng những thập niên đầu 80), thì cái gì cách mạng và cộng sản cũng "chiếm ưu thế", "thắng", "thành công"...còn phe đối nghịch thì "thua tan tác", "thất bại thảm hại"...mặc dù ta cũng bị sức đầu lỗ trán trong bất kỳ cuộc chiến nào ! Những ngôn từ như "chủ nghĩa tư bản giãy chết"...cũng được sáng tạo từ những nhà sử học "nữa vời" viết theo đuôi để kiếm sống và tồn tại.

Từ nay, chúng ta hãy nói cho đúng, nhất là sử sách. Có thì nói có, không thì nói không. Có như vậy mới không cần những cuộc hội thảo nặng nề, tốn kém mà chỉ đi tranh cãi cái điều "chân lý" !

Hải Anh

Sài Gòn , tháng 10/2008

23/10/2008

Mao Trach Dong da noi, tri thuc co gia tri khong bang cuc phan, can phai sua lai nhu the nay moi dung, tri thuc cong san nhat la tri thuc cong san viet nam co gia tri khong bang cuc phan.

23/10/2008


Tôi vừa đọc xong bài tổng kết về hội thảo của GS Phan Huy Lê trên VietNamnet. Toi không đồng với những vấn đề hội thảo nhất trí và chưa nhất trí, xét về phương pháp . Theo tôi, đối với khoa học, vấn đề là có căn cứ hay không có căn cứ chứ không phải đồng thuận hay chưa đồng thuận. Có đủ căn cứ thì một phiếu cũng là chân lý ! Quá khứ cho thấy, không ít " nhà khoa học" của ta " nhất trí" hay " lên án" những tác phẩm mà họ chưa hề nghiên cứu gì. Đàn anh của ta, Hội nhà văn Liên Xô từng bỏ phiếu lên án " Doctor Jivago" nhưng rất ít người từng đọc tác phẩm này !

22/10/2008

Tác giả Lại Nguyên Ân có những nhận định rất chuẩn xác.
Xưa nay các nhà làm khoa học của Việt nam hay bị định hướng chính trị và tư tưởng, do đó hay làm "hùa" theo ý kiến chỉ đạo chung chung và bị ảnh hưởng của hiệu ứng "bầy đàn". Nếu có nhiều người nói tốt cũng chạy theo tôt, nêu có nhiều người chê trách lại cũng chạy theo đuôi.

Nếu chúng ta nhìn lại cách viết của các nhà sử học trong sách giáo khoa ở trường trung học cơ sở và bậc tú tài giai đoạn những năm sau 1975-trước đổi mới (khoảng những thập niên đầu 80), thì cái gì cách mạng và cộng sản cũng "chiếm ưu thế", "thắng", "thành công"...còn phe đối nghịch thì "thua tan tác", "thất bại thảm hại"...mặc dù ta cũng bị sức đầu lỗ trán trong bất kỳ cuộc chiến nào ! Những ngôn từ như "chủ nghĩa tư bản giãy chết"...cũng được sáng tạo từ những nhà sử học "nữa vời" viết theo đuôi để kiếm sống và tồn tại.

Từ nay, chúng ta hãy nói cho đúng, nhất là sử sách. Có thì nói có, không thì nói không. Có như vậy mới không cần những cuộc hội thảo nặng nề, tốn kém mà chỉ đi tranh cãi cái điều "chân lý" !

Hải Anh

Sài Gòn , tháng 10/2008

23/10/2008

Cho tôi hỏi nhỏ các nhà sử học thôi nhé. Hồi trước tôi được học về gương cậu bé Kim Đồng làm liên lạc, thú vị lắm cứ như ... thật! Tôi có người quen ở nước ngoài nói rằng Kim Đồng là tưởng tượng, do chính người này tạo nên. Không biết có thật hay không đây. Mà tôi nghe nhiều người nói là Kim Đồng không có thật.

(Đừng nói tôi là phản động đấy, chỉ tò mò muốn biết sự thật tí thôi).
HOa Đăng

Nguyễn Đình Đăng - Tokyo - Japan
23/10/2008

Việc lịch sử Việt Nam bị bóp méo trong các tài liệu, sách báo, sách giáo khoa lịch sử xuất bản tại miền Bắc trước đây, và tiếp tục bị bóp méo sau này là điều cũ ... như tuổi của nước Việt Nam DCCH hay CHXHCN Việt Nam. Nhiều người hẳn đến nay còn nhớ cụ Alexander Rhodes đã bị quy là gián điệp cho Pháp, cụ Nguyễn Văn Vĩnh đã bị gọi là bồi bút của Pháp, cụ Phạm Quỳnh đã bị gán cho tội làm tay sai cho Pháp v.v. Đến ngay vài sự kiện xảy ra mới hôm qua, tuần trước, tháng trước thôi mà còn bị báo chí, các phương tiện truyền thông cắt xén, xuyên tạc, nói sai sự thật, nói chi đến chuyện vua quan nhà Nguyễn!

Chợt nhớ tới hai câu thơ sau, nghe nói là của thi sĩ Nguyễn Bảo Sinh:

"Làm hàng giả tù mọt gông,
Viết lịch sử giả lại không việc gì !"

và một trong 14 điều Phật dạy:

"Ngu dốt lớn nhất của đời người là dối trá."


Tokyo 23/10/2008

Phạm Duy Hiển - 8 Yên Bái Vũng Tàu
23/10/2008

Xin gửi đến ông Phan Huy Lê và ông Dương Trung Quốc, những nhà sử học hàng đầu Việt Nam!

Thế ông Trần Dân Tiên là ai và mả của ông ấy ở đâu để thỉnh thoảng chúng tôi con đến thắp vài nén nhang.
Xin xám ơn Ban biên tập Tia Sáng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét