Trung Quốc là một nước lớn, nhưng Trung Hoa là dân tộc nhỏ mọn và xấu xí. Tôi đồng tình với nhận định đó. Nhưng cũng nên công bằng mà nói thẳng rằng lãnh đạo nước ta cũng không khác mấy. Nhìn lại những cách xử sự của lãnh đạo nước ta trước kẻ thù Trung Quốc, chỉ có thể than thở bằng 8 chữ Hung dữ ở nhà, hèn hạ ở chợ.
Những thông tin dồn dập không vui. Mất đất vùng biên giới phía bắc. Biển bị Tàu xâm phạm. Ngư dân bị khủng bố. Bầu trời của ta bị máy bay Tàu xâm phạm, dọ thám. Quân đội thờ ơ. Công an tha hồ khủng bố dân chúng. Lãnh đạo tiết kiệm lời nói. Chưa thấy lúc nào đất nước chúng ta trong giai đoạn suy thoái như hiện nay.
Đến bây giờ thì chúng ta biết rằng đất nước chúng ta đã bị mất một phần đất. Mấy năm qua, báo chí “lề trái”, các chuyên gia “phản động” ở nước ngoài — thật có, dỏm có — khẳng định rằng chúng ta đã mất đất trong những cuộc đàm phán với Trung Quốc. Lúc đó tôi không tin. Tôi không tin vì không bao giờ nghĩ rằng một người Việt nào, dù là người cộng sản theo chủ nghĩa Mao-ít, nở lòng dâng đất cho kẻ thù. Tôi không bao giờ tin rằng một người Việt chân chính có thể nhượng bộ kẻ thù trên bàn đàm phán về lãnh thổ. Nhưng bây giờ, qua những thông tin xác thực của Huy Đức, tôi mới biết rằng chúng ta đã thật sự mất phân nửa thác Bản Giốc. Chúng ta mất nhiều kílomét đất dọc theo đường biên giới. Cũng có thể chúng ta đã mất một phần Ải Nam Quan. Vậy mà những người cầm quyền không dám nói cho chúng ta biết. Những người tham gia đàm phán cũng không nói cho chúng ta hay. Họ không dám công bố bản đồ cho công chúng biết. Nếu đó không phải là những dấu hiệu của người thua cuộc thì là gì? Do đó, khả năng rất cao là chúng ta đã mất đất về Trung Quốc. Các lãnh đạo Việt Nam đã thua những tay bành trường Bắc Kinh. Nhưng cũng có thể là dâng đất cho kẻ thù. Cũng không loại trừ bán đất cho giặc. Dù là thua, dâng đất, hay bán đất, thì hình hài nước Việt Nam này không còn như lúc ông cha ta để lại. Mỗi tấc đất Việt Nam có xương và máu của người Việt. Những kẻ nào bán hay dâng đất cho kẻ thù cũng có nghĩa là họ đã phản bội sự hy sinh của tiền nhân. Những kẻ phản bội này phải chịu trách nhiệm trước lịch sử.
Biển của chúng ta đang bị Tàu xâm lăng. Ngày 26/5/2011 là một ngày lịch sử. Đó là ngày Trung Quốc cho 3 tàu gọi “hải giám” xâm lần hải địa Việt Nam. Chẳng những xâm lấn mà còn ngang ngược cắt cáp của tàu Bình Minh 02 của ta. Hành động xâm lăng của bọn Tàu không dừng ở đó. Chưa đầy 3 ngày sau, 4 tàu đánh cá của ngư dân tỉnh Phú Yên bị hải quân của Trung cộng bao vây và uy hiếp, nã đạn vào ngư thuyền, không cho đánh cá. Chẳng những thế, chúng còn cho hàng trăm tàu giả dạng đánh cá xâm phạm lãnh hải ta. Tất cả những sự việc trên xảy ra ngay trong địa phận của Việt Nam, không phải vùng tranh chấp. Thật ra, trước đó chúng ta cũng đã biết hàng trăm tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam bị “tàu lạ” tấn công, trấn lột và làm tiền. Bây giờ thì báo chí lề phải cũng phải nói sự thật, cái ngữ vựng gọi là “tàu lạ” ấy chính là tàu của Tàu. Tàu quân sự của Tàu núp dưới danh nghĩa “ngư chính”. Những con tàu cắt cáp của tàu Bình Minh 02 thực chất là tàu hải quân của bọn Tàu núp dưới danh nghĩa giám sát biển. Hành động núp lén như thế chỉ có thể nói là hành động của những kẻ hèn hạ. Hành động xâm lấn đó không chỉ là “ngang ngược” mà còn thể hiện bản chất lưu manh của quân quen thói côn đồ. Không chỉ lưu manh mà còn thể hiện hành động khủng bố. Ngày 26/5/2011 là ngày mà khủng bố do nhà nước bảo trợ lên ngôi. Và nạn nhân của khủng bố đó là ngư dân Việt Nam, là lòng trự trọng của người Việt Nam. Điều đáng nói là chúng ta bị những kẻ hèn hạ khủng bố.
Bọn Tàu khủng bố hèn hạ đã đành, nhưng phản ứng của quân đội Việt Nam cũng tỏ ra … khó hiểu. Không biết có nên nói là hèn hạ ở cấp độ khác hay không. Nhiệm vụ của quân đội là bảo vệ sự vẹn toàn của lãnh thổ và lãnh hải. Nhưng những sự việc xảy ra gần đây cho thấy quân đội chỉ là những người bàng quang, vô tâm. Ai còn nghi ngờ nhận xét đó thì hãy đọc lại sự việc xảy ra với tàu Bình Minh 02. Suốt 3 giờ bị bọn Tàu uy hiếp và khủng bố, hải quân Việt Nam chẳng làm gì. Hoàn toàn thụ động. Hãy nghe qua đoạn băng đàm thoại giữa ngư dân bị Tàu khủng bố và ông đại úy biên phòng ở Phú Yên. Nghe qua đoạn băng đó chúng ta phải nói rằng quân đội hoàn toàn không làm gì để bảo vệ ngư dân. Nhưng đây không phải là sự làm ngơ đầu tiên. Trước đây, hải quân Việt Nam cũng chưa bao giờ có động thái gì để bảo vệ ngư dân, bảo vệ vùng biển của Việt Nam. Ngư dân cho biết tàu hải quân Việt Nam chỉ loanh quanh trong vòng gần bờ biển, ra ngoài xa một chút thì chỉ thấy toàn tàu hải quân Tàu. Như vậy có thể nói rằng tàu hải quân Việt Nam rất sợ hải quân Tàu. Từ sợ hãi nên không dám bảo vệ ngư dân. Có bao giờ trong lịch sử nước nhà mà lực lượng vũ trang của ta lại khiếp nhược đến như thế? Mang tiếng là “Quân đội nhân dân”, vậy chúng ta phải hỏi hai chữ “nhân dân” có nghĩa gì ở đây? Có thật sự xứng đáng là quân đội của nhân dân không? Hay họ chỉ núp phía sau nhân dân, núp phía sau ngư dân? Quả vậy, cách đây không lâu họ xúi ngư dân trang bị súng ống để đánh trả “tàu lạ”. Nếu ngư dân mà có súng ống thì là cướp biển rồi, và lời xúi đó chẳng khác gì biến ngư dân thành bia đạn của bọn bành trướng Bắc kinh! Ôi, tầm nhìn của quân đội nhân dân là như thế ư?
Câu hỏi về xứng đáng thật ra đáng đặt ra cho những người đang lãnh đạo nước ta. Kể từ ngày lịch sử 26/5/2011 đến nay đã hơn 1 tuần. Trong suốt 1 tuần đó không có một lãnh đạo nào của nước ta lên tiếng về hành động xâm lăng của quân Tàu. Ngài giáo sư tổng bí thư nho nhã không lên tiếng vì ông nổi tiếng là người thân Tàu. Ngài thủ tướng hai bằng cử nhân không nói gì. Ngài chủ tịch nước có bằng cử nhân toán cũng chẳng biết tính sao. Ngài bộ trưởng quốc phòng với khuôn mặt của người uống nhiều steroid (hay bia) im lặng. Ngài tiến sĩ bộ trưởng ngoại giao mặt đen thì nổi tiếng là người thiếu ngữ vựng nên chẳng biết gì để nói. Có thể tất cả họ có ngữ vựng nhưng đều không dám nói. Thật ra, tất cả họ đều im lặng từ mấy năm nay mỗi khi có gì liên quan đến Tàu. Ngư dân bị cướp? Họ im lặng. Ngư dân bị bắt làm con tin? Họ im lặng. Quân Tàu xâm lăng lãnh hải? Họ im lặng. Chưa bao giờ đất nước này có những người lãnh đạo chỉ có thể mô tả bằng 2 chữ “khiếp nhược”.
Để thấy tại sao chữ khiếp nhược thích hợp trong trường hợp này chúng ta phải nhìn sang các nước láng giềng xử sự ra sao. Malaysia cho tàu chiến và chiến đấu cơ rượt đuổi bọn Tàu xâm phạm hải phận Malaysia. Bọn Tàu thú nhận rằng trong năm 2010, có lần tàu ngư chính của chúng bị tàu hải quân Malaysia rượt đuổi suốt 17 giờ. Malaysia chẳng những cho tàu ra nghênh chiến mà còn cho phi cơ uy hiếp đuổi bọn Tàu xâm lược khốn kiếp. Cũng như Malaysia, Philippines cho tàu chiến và chiến đấu cơ đuổi bọn Tàu xâm phạm lãnh hải. Indonesia thì bắt giữ tàu của bọn Tàu và đâm đơn kiện Tàu lên Liên Hiệp Quốc. Nhật hành động mạnh hơn. Chúng ta còn nhớ tháng 9 năm ngoái bọn Tàu đã cho hai tàu đâm vào tàu tuần duyên của Nhật. Nhật phản ứng bằng cách bắt tàu, giam thuyền trưởng. Nói chung, các nước trong vùng đều có hành động quyết liệt để đuổi bọn xâm lăng Tàu. Lãnh đạo của họ, từ bộ trưởng đến tổng thống đều ra tuyên bố mạnh mẽ phản đối bọn bành trường Bắc kinh. Cũng phải nhìn nhận rằng ngay cả bọn Tàu nhỏ mọn và bẩn thỉu còn tỏ ra tôn trọng dân của họ hơn là lãnh đạo nước ta. Ôn Gia Bảo đã chẳng lên tiếng yêu cầu Nhật phải thả tên thuyền trưởng lưu manh là gì. Còn lãnh đạo ta, có ai lên tiếng để đòi bọn Bắc kinh phải hoàn trả tàu cho ngư dân Việt, có ai có lời nào để yêu cầu chúng trao trả người của ta? Không có. Phải thẳng thắn đặt câu hỏi rằng họ có xứng đáng lãnh đạo đất nước này hay không?
Họ đã không dám mở miệng bênh dân, không dám đứng lên với ngoại bang, nhưng khi người dân bày tỏ lòng yêu nước thì họ thẳng tay đàn áp và khủng bố nhân dân. Ở nước ta, trớ trêu thay những ai bày tỏ lòng yêu nước, bảo vệ sự vẹn toàn của lãnh thổ và lãnh hải là một tội. Người dân xuống đường chống bọn Tàu xâm lăng thì bị bỏ tù. Ra tù thì bị công an khủng bố. Khủng bố và đàn áp cho đến tán gia bại sản. Có nơi nào trên thế giới mà yêu nước là một tội phạm? Chỉ có ở Việt Nam thời xã hội chủ nghĩa mới có tội yêu nước. Chỉ có ở Việt Nam thời xã hội chủ nghĩa mới có chuyện hiệu trưởng đại học ký lệnh không cho sinh viên biểu tình chống kẻ thù. Hiệu trưởng cũng có bằng tiến sĩ như ai mà còn hèn như thế, thì ông sẽ đào tạo ra bao nhiêu kẻ hèn khác? Quả thật, đối với không ít người, Việt Nam là một nhà tù vĩ đại. Nhà tù vĩ đại dưới sự kiểm soát của công an. Đó đích thị là chế độ công an trị. Trong cái nhà tù vĩ đại, trong cái xã hội công an trị, tất cả đều là những tù nhân dự khuyết. Không có tội, người ta cũng có thể dàn dựng thành tội. “Hai bao cao su” đã trở thành động từ nhớp nhúa trong ngữ vựng tiếng Việt thời xã hội chủ nghĩa. Đi bằng đầu gối với ngoại bang, nhưng về nhà thì đạp chân lên đầu lên cổ dân lành. Dùi cui và súng ống họ không nhắm vào kẻ thù mà nhắm vào dân mình. Đó là hành động khôn nhà dại chợ.
Người xưa nói thiên thời – địa lợi – nhân hòa là những điều kiện lý tưởng của một đất nước. Đối chiếu với nước ta ngày nay, chúng ta không có những điều kiện đó. Thời thế không thuận vì chúng ta đang bị kẻ thù Tàu đe dọa nghiêm trọng. Địa lý cũng không lợi vì chúng ta ở bên cạnh một nước Tàu to lớn và xấu tính, lúc nào cũng muốn chiếm nước ta. Chúng ta cũng đã mất đất và đang mất dần biển. Quan trọng hơn hết là chính quyền đã mất dân. Người dân không còn tin tưởng vào lãnh đạo, không tin tưởng vào chính quyền. Họ nhìn thấy trước mặt mình những kẻ tham ô, phè phỡn, ăn trên ngồi chốc đang ra sức bòn rút tài nguyên đất nước và chia chác lẫn nhau. Người dân nhìn những lãnh đạo xuất hiện hàng ngày trên tivi như là những diễn viên kịch rất tồi. Họ chẳng có tài mà cũng chưa chứng tỏ được cái đức. Không có thiên thời – địa lợi – nhân hòa thì đừng nói đến chuyện vực dậy lòng yêu nước của người dân.
Chúng ta nói Tàu là “anh hàng xóm to xác xấu tính”. Đúng quá. Trung Quốc là một nước lớn, nhưng dân tộc Tàu là một dân tộc nhỏ, thấp, hèn. Nhưng trông người thì hãy nhìn lại chúng ta. Thật ra, Việt Nam ngày nay chỉ là một phiên bản của Trung Quốc. Tất cả những xấu xí, hèn hạ, mưu mô chước quỷ của Tàu, Việt Nam đều học lóm cả. Hãy so sánh. Dân tộc Tàu nhỏ, chúng ta cũng đâu có lớn, thậm chí còn nhỏ hơn Tàu. Người Tàu thấp, lãnh đạo của chúng ta càng thấp hơn. Người Tàu hèn, lãnh đạo chúng ta cũng chẳng ai tỏ ra anh hùng. Tàu gây hấn với ta, còn công an và chính quyền ta thì đàn áp và khủng bố người dân. Đôi khi tôi thấy cách xử sự của chế độ công an trị ở nước ta chẳng khác gì một kiểu thượng đội hạ đạp. Nói người ta xấu nhưng cũng phải tự nhìn lại mình để thấy mình như thế nào.
Nếu chẳng may chiến tranh xảy ra, người dân sẵn sàng bỏ mạng ra để bảo vệ mảnh đất hình chữ S này. Nhưng ngày nay, người dân cũng phải hỏi mai kia mốt nọ khi mình nằm xuống cho quê hương thì ai sẽ hưởng lợi? Chắc chắn con cháu họ vẫn hoàn nghèo. Tài nguyên đất nước sẽ vẫn bị các con ông cháu cha bòn rút và chia chác nhau. Những tập đoàn chính trị kinh tế, các phe cánh con ông cháu cha theo kiểu mafia sẽ đè đầu cưỡi cổ người dân. Nhìn thấy viễn cảnh như thế và đã chứng kiến tình cảnh hiện nay, chúng ta phải đặt dấu hỏi có đáng hy sinh cho những tập đoàn làm giàu trên xương trên máu của chúng ta không? Chúng ta đòi hỏi lãnh đạo phải anh minh, can đảm và có tầm mới xứng đáng đứng ra kêu gọi chúng ta đứng lên bảo vệ đất nước. Dân tộc Việt Nam không muốn chiến tranh với bọn Tàu, một là kẻ thù truyền kiếp và nguy hiểm nhất của Việt Nam. Dân tộc Việt Nam cũng không muốn đi bằng hai đầu gối với bọn Tàu lưu manh và bẩn thỉu. Nhưng dân tộc Việt Nam cũng khó tha thứ cho những kẻ nào bán đất hay dâng đất cho kẻ thù, những kẻ khiếp nhược với kẻ thù và khủng bố nhân dân. Hơn lúc nào hết, chúng ta cần những người lãnh đạo can đảm xứng đáng với truyền thống đánh Tàu, đuổi Pháp và đuổi Mỹ mà chúng ta vẫn được dạy để tự hào. Nếu không bằng truyền thống anh hùng của dân tộc thì lãnh đạo Việt Nam cũng nên tỏ ra có trí và dũng như lãnh đạo các nước trong vùng. Chúng ta mong ước hay đòi hỏi phải có những người đại diện đất nước như thế để chúng ta còn ngẩn mặt nhìn bè bạn quốc tế.
Bức hình nổi tiếng "an ninh chìm vồ Phan Nguyên" đã được một bạn tức cảnh sinh tình bằng bản nhạc chế "bài tăng gô cho em" của Lam Phương như sau:
Trả lờiXóa...Tay anh bóp yết hầu,
đẹp nghiêng nghiêng dáng em sầu.
Trong mắt em buồn về mau,
em ơi có khi nào lần gặp đây cho mai sau.
Tiếng biểu tình êm ái,
Dép em văng thêm lả lơi.
Cung điệu buồn ới ơi ...,
bớ làng cứu em dzới.