Thứ Tư, 15 tháng 12, 2010

Lại thêm một chiếc ghế trống - với Giải thưởng Nhân quyền Sakharov 2010

Lê Diễn Đức - RFA

 

 “Lại cùng một chiếc ghế trống giống như trong tuần trước tại Oslo” –  Hôm nay ngày 15/12, ông Buzek, Chủ tịch Nghị viện châu Âu, nhắc lại Giải thưởng Nobel Hòa bình cho nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc Lưu Hiểu Ba, để nói về Guillermo Fariñas, nhà bất đồng chính kiến Cuba đã không tới được Strasbourg để nhận Giải thưởng Nhân quyền Sakharov.

 

Nhà bất đồng chính kiến Cuba Guillermo Farinas - Foto; EPA

 

Người giành chiến thắng Giải thưởng Nhân quyền Sakharov 2010 của Nghị viện châu Âu là ông Guillermo Fariñas. Các nghị sĩ của đảng lớn nhất của Nghị viện châu Âu, Đảng Nhân dân châu Âu, cùng với nhóm Đảng Bảo thủ và Cải cách và 91 nghị sĩ khác, đã đề cử ông Guillermo Fariñas.

 

Ông Guillermo Fariñas đã được lựa chọn vì ông đấu tranh cho tự do ngôn luận và tư tưởng tại Cuba - Chủ tịch Nghị viện châu Âu Buzek phát biểu trong buổi lể trao giải thưởng. Đồng thời ông kêu gọi nhà chức trách Havana trả tự do cho tất cả 11 tù nhân chính trị hiện đang bị cầm tù tại Cuba.

 

- Qua Nghị viện châu Âu tiếng nói của Fariñas sẽ vang lên với sức mạnh lớn hơn - Ông Chủ tịch nói thêm.

 

Toàn thể nghị sĩ và khách mời tham dự đã đứng đứng dậy vỗ tay hoan hô rất lâu.

 

Ban Tổ chức đã phát lại lời của Guillermo Fariñas từ băng ghi âm chuyển tới. Ông cám ơn Nghị viện châu Âu và cho biết không có sự thay đổi dân chủ nào ở Cuba.

 

- Thật không may, đã không có gì thay đổi trong hệ thống độc tài đang ngự trị ở đất nước chúng tôi - Ông nói và so sánh số phận của những nhà bất đồng chính kiến như ông với nỗi đau khổ của những người nô lệ da đen trước đây bị đưa tới Cuba từ châu Phi.

 

Fariñas cảnh báo phương Tây không để mình bị lừa gạt bởi những lời hứa của nhà cầm quyền Havana, vốn chỉ cốt nhận được viện trợ kinh tế, chứ không muốn từ bỏ quyền lực. Và ông kêu gọi các nước dân chủ gây áp lực buộc chế độ Cuba cải cách thể chế chính trị, thừa nhận quyền hoạt động của các đảng đối lập, công đoàn độc lập, tự do báo chí và trả tự do cho tù nhân chính trị mà không trục xuất họ ra khỏi nước.

 

Trước lễ trao giải thưởng, trong ngày Quốc tế Nhân quyền 10/12, Chủ tịch Nghị viện châu Âu Jerzy Buzek đã viết thư gửi Chủ tịch Cuba Raul Castro.  

 

"Nghị viện châu Âu chân thành mong muốn ông Farinas có mặt tại Strasbourg để cá nhân ông trực tiếp nhận giải thưởng. Trong tinh thần hợp tác và tôn trọng lẫn nhau, tôi kêu gọi ông và nhà chức trách Cuba cấp giấy phép cần thiết để ông Farinas có thể tới Strasbourg nhận giải thưởng Sakharov, được trao cho ông vì tự do tư tưởng" (...) "Tôi tin rằng việc đồng ý cho chuyến đi này sẽ cải thiện quan hệ không chỉ với Nghị viện châu Âu chúng tôi mà còn giữa Cuba với Liên minh châu Âu" - Bức thư của Jerzy Buzek viết.

 

Có từ tháng 12 năm 1988, Giải thưởng Sakharov của Nghị viện châu Âu được đặt tên nhà khoa học và hoạt động chính trị Liên Xô, người đoạt Giải Nobel Hòa Bình năm 1975, Andrey Sakharov.

 

Giải thưởng Sakharov trao tặng hàng năm cho những người có thành tích đặc biệt trong cuộc đấu tranh vì nhân quyền và tự do.

 

Lễ trao Giải thưởng được tổ chức vào khoảng 10 tháng 12, nhân dịp kỷ niệm Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền vào ngày 10 tháng 12 năm 1948.

 

Giải thưởng Sakharov được trao cho một hoặc nhiều người, hoặc một nhóm người. Trong số những người chiến thắng đã có: Nelson Mandela (Nam Phi) và Anatoli Marchenko (Ukraine, sau khi chết) năm 1988, Aung San Suu Kyi (Miến Điện) năm 1990, José Oswaldo Paya Sardiñas (Cuba) năm 2002, “Những phụ nữ Áo trắng” – “Damas de Blanco” (Cuba) năm 2005, Hu Jia (Trung Quốc) năm 2008 và Hiệp hội Memorial (Nga) năm 2009.

 

Chủ tịch Nghị viện châu Âu Jerzy Buzek công bố nhà bất đồng chính kiến Cuba Guillermo Fariñasowi là người giành Giải thưởng Sakharov 2010 vào ngày 21/10/2010. Ngay sau đó ông đã chuyển lời mời Guillermo Fariñasowi tới dự lễ trao giải. Giải thưởng gồm có bằng xác nhận và số tiền 50.000 euro, được tổ chức vào ngày 15 tháng 12 tại Strasbourg (Pháp).

 

Đây là lần thứ ba Giải thưởng Sakharov thuộc về những nhà tranh đấu dân chủ Cuba.

 

ĐẤU TRANH ĐẾN CHẾT

 

Ông Guillermo Farinas, 48 tuổi, nhà bất đồng chính kiến Cuba, môt cựu chiến binh, là nhà tâm lý học, nhà báo. Ông đã thực hiện 23 lần tuyệt thực để phản đối chế độ tại Cuba.

 

Từ bỏ thành viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Cuba, ông Farinas tham gia phe đối lập vào năm 1989. Ông đứng ra thành lập cơ quan thông tin độc lập "Cubanacan Press" để nâng cao nhận thức của thế giới về số phận của các tù nhân chính trị tại Cuba. Cơ quan này bị đóng cửa cách đây không lâu.

 

Trong năm 2006, để phản đối sự kiểm duyệt Internet, ông đã tuyệt thực để đòi hỏi các quyền tự do truy cập Internet cho tất cả công dân. Chính vì việc làm này mà trong năm 2006 ông đã nhận giải thưởng của Tổ chức Phóng viên Không Biên giới vì sự tự do thông tin trên Internet.

 

Tháng Bảy vừa qua Fariñas đã kết thúc cuộc tuyệt thực bắt đầu từ ngày 24 tháng Hai, một ngày sau khi Nghị viện châu Âu lên án cái chết của Orlando Zapata Tamayo, một tù nhân lương tâm Cuba đã qua đời sau một cuộc tuyệt thực ba tháng. Các bác sĩ nói rằng ông Fariñas cũng đã cận kề với tử thần trong cuộc chiến chống lại sự kiểm duyệt tại Cuba.

 

Cựu Thủ lĩnh Công đoàn Đoàn kết Ba Lan Lech Walesa lúc đó đã lên tiếng ủng hộ ông mạnh mẽ, nhưng hết sức lo lắng, đã khẩn thiết đề nghị ông ngừng tuyệt thực và phải sống để phục vụ đất nước.

 

LỜI KẾT

 

Giải thưởng Nhân quyền Sakarov 2010 dành cho nhà bất đồng chính kiến Cuba Guillermo Fariñas lại thêm một ví dụ nổi bật nữa cho tất cả người bảo vệ tự do và nhân quyền.

 

Ở đâu có chế độ độc tài, ở đâu tự do tư tưởng và tự do báo chí bị đàn áp, thì ở đó có đấu tranh và luôn luôn xuất hiện những con người can đảm, sẵn sàng hy sinh quyền lợi cá nhân, trả giá bằng tù đày, thậm chí bằng cả mạng sống để bảo vệ công lý và những quyền cơ bản nhất của con người.

 

Chỉ cách đây chưa tới một tuần lễ, nhà bất đồng chính kiến Lưu Hiểu Ba với Giải Nobel Hòa bình đã làm cho cả thế giới nhận diện rõ hơn bản mặt hung hăng, tàn bạo của chế độ độc tài toàn trị của Đảng cộng sản Trung Quốc.

 

Giải thưởng Nobel Hòa bình cho ông Lưu Hiểu Ba, như mong muốn của ông, cũng là sự vinh danh cao quý cho linh hồn hàng ngàn thanh niên, sinh viên đã chết vì tự do, dân chủ trong ngày 4/06/1989 trên Quảng trường Thiên An Môn dưới xích sắt xe tăng của nhà cầm quyền Trung Quốc.

 

Trong đội ngũ các nhà bất đồng chính kiến ở Việt Nam chúng ta cũng không thiếu những khuôn mặt bản lĩnh và quả cảm: Linh mục Nguyễn Văn Lý, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, Phạm Hồng Sơn, Trần Huỳnh Duy Thức, Trần Khải Thanh Thủy, các bloggers “Điếu Cày” Nguyễn Văn Hải, “AnhBaSg” Phan Thanh Hải, tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, v.v…

 

Sự hy sinh của tất cả những con người này là những viên gạch xây nền móng cho lâu đài dân chủ của tương lai. Chắc chắn họ sẽ được thế giới văn minh, tiến bộ ghi nhận và Tổ quốc, nhân dân của mình, cũng như các thế hệ mai sau biết ơn và tôn vinh!■

 

© Radio Free Asia

 

Nguồn: Lê Diễn Đức Blog trên RFA:  http://www.rfavietnam.com/ledienduc

 

Ghế trống tại Nghị viện châu Âu dành cho nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc Hu Jia, Giải thưởng Sakharov 2008 - Ảnh: EPA

Ghế trống cho Lưu Hiểu Ba, nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc, Giải thưởng Nobel Hòa Bình 2010, ngày 10/12/2010 tại Oslo - Ảnh: AP

Và ghế trống phủ cờ Cuba cho Farinas, Giải thưởng Sakharov 2010, ngày 15/12/2010, Strasbourg - Foto: EPA

Thứ Ba, 14 tháng 12, 2010

VN có thể bị đưa trở lại danh sách CPC

Tuần này Hạ Viện sẽ biểu quyết dự luật đưa Việt Nam trở lại danh sách “các nước cần đặc biệt quan tâm” do Dân biểu Ed Royce đệ trình.

Dân biểu Royce gọi đây là một chiến thắng của những người bị đàn áp tôn giáo.

Theo lời ông Royce thì Nghị quyết này coi sự ngược đãi về tôn giáo ở Việt Nam là không thể chấp nhận được. Nghị quyết còn cho rằng nếu Việt Nam muốn có quan hệ bền vững với Hoa Kỳ, xứ này phải tôn trọng các quyền tự do căn bản của người dân, trong đó bao gồm quyền tự do tôn giáo.
Dân biểu Hoa Kỳ Ed Royce cho biết thêm, nghị quyết này đã được đệ trình gần 2 năm nay, nhưng đảng Dân Chủ lâu nay vẫn thờ ơ trong vấn đề tự do tôn giáo tại Việt Nam, và ông rất mừng vì cuối cùng thì vấn đề này đã được quan tâm đúng mức.

Từ năm 1999, Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã chỉ định các quốc gia “tham gia hay dung túng các vi phạm trầm trọng về tự do tôn giáo” vào danh sách “các quốc gia cần đặc biệt quan tâm”.

Do những vi phạm nhân quyền nặng nề của Việt Nam, Bộ ngoại giao Hoa Kỳ từng đưa Việt Nam vào danh sách này, nhưng Việt Nam lại được ra khỏi danh sách CPC vào năm 2006, sau khi thể hiện một số tiến bộ về tự do tôn giáo được Mỹ công nhận.

Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved.

Thứ Hai, 13 tháng 12, 2010

Vụ phát giải Nobel và danh tiếng Bắc Kinh

Có lẽ, nghĩ lại thì Trung Quốc có thể đã hành xử khác.

Nếu Trung Quốc đã không làm ầm lên về việc tặng giải thưởng Nobel Hòa bình cho ông Lưu Hiểu Ba, thì báo chí trên khắp thế giới đã không đến Oslo với số lượng lớn như vậy để tường thuật về buổi lễ này.

Và nếu Trung Quốc đã không cố mạnh tay với các quốc gia có quan hệ ngoại giao với Na Uy và thuyết phục họ đừng gửi đại sứ của họ tới dự buổi lễ, thì Trung Quốc đã không lao vào cuộc tranh đua với châu Âu và Hoa Kỳ - một điều mà Trung Quốc sẽ không bao giờ giành chiến thắng.

Vậy là chỉ có 16 quốc gia khác, nhiều nước trong số này phụ thuộc nặng nề vào Trung Quốc, đã tẩy chay giải thưởng này.

Một số nước đã đổi ý, như Serbia, cho thấy dấu hiệu rõ ràng của việc Châu Âu hoặc Mỹ mạnh tay ngược trở lại.

Thật không khôn ngoan khi tham gia vào cuộc chiến ngoại giao ở mức độ công khai như vậy, trừ khi quí vị có khả năng giành chiến thắng.

Và để cho Nga tham gia vào cuộc giằng co, đứng về phía một đất nước vốn bị chỉ trích nặng nề về các thành tích nhân quyền, thì quả khó có thể coi đây là một ý tưởng hay.

Có lẽ Trung Quốc đáng ra nên làm những gì Iran đã làm, khi giải Nobel Hòa bình được trao cho nhà vận động vì nhân quyền người Iran, Shirin Ebadi.

Các nước tẩy chay buổi lễ

Trung Quốc, Việt Nam, Kazakhstan

Nga

Venezuela, Cuba

Tunisia, Morocco, Sudan, Algeria

Ả Rập Saudi, Iraq, Iran, Ai Cập

Pakistan, Afghanistan, Sri Lanka

Chính phủ Tehran lớn tiếng phàn nàn rằng họ bị xúc phạm, nhưng khi bà Ebadi đến Oslo để nhận giải thưởng của mình, đại sứ Iran ngồi ở ngay hàng ghế trước vỗ tay tán thưởng.

Việc làm đó đã xoa dịu hoàn toàn những vấn đề trong quan hệ công chúng của Iran.

Sau đó, trong một cuộc lục soát tài sản của bà, cảnh sát Iran đã tịch thu huy chương Nobel bằng vàng đó. Tuy nhiên khi ấy thì những rùm beng và nhận thức quốc tế đã dịu xuống từ lâu rồi.

Sự vắng mặt đáng chú ý

Toàn bộ chuyện này là một thảm họa trong quan hệ công chúng của Trung Quốc.

Biểu tượng của chiếc ghế trống gây thiệt hại lớn.

Chế độ duy nhất trước đó từng có những áp đặt đối với Ủy ban Giải thưởng Nobel trong quá khứ là chế độ mà Trung Quốc sẽ không muốn bị so sánh với: đó là Phát xít Đức, Liên Xô cũ, Ba Lan dưới thời thiết quân luật và Miến Điện.

Các yếu tố khác tại buổi lễ cũng làm tăng sự bối rối xấu hổ thêm nữa, chẳng hạn như dàn đồng ca trẻ em đã hát theo yêu cầu của chính ông Lưu Hiểu Ba. Ông đã tìm cách nói với vợ rằng ông muốn điều này xảy ra. Đối với Ủy ban Nobel, các em tượng trưng cho tương lai, không chịu những kiểm soát chính trị và sự can thiệp của cảnh sát.

Mặc dù ở trong tù tại Trung Quốc, người ta vẫn cảm thấy có sự hiện diện của ông Lưu Hiểu Ba trong toàn bộ buổi lễ như thể chính ông đang ngồi đó.

Shirin Ebadi, người Iran nhận giải Nobel Hòa Bình năm 2003.

Đoàn Iran đã vỗ tay hoan hô khi bà Shirin Ebadi nhận giải Nobel Hòa Bình năm 2003.

Lễ trao giải thưởng Hòa bình đến tại một thời điểm khó xử cho giới lãnh đạo Trung Quốc. Trong vài tháng rõ ràng có một trận chiến giữa các nhà lãnh đạo chính trị hàng đầu Trung Quốc về việc liệu có cho phép một mức độ tự do ngôn luận lớn hơn hay không.

Những người bảo thủ, vẫn còn nhớ nhờ có glasnost và cởi mở hơn mà đã giúp hạ bệ ông Mikhail Gorbachev tại Liên Xô vào năm 1991, thì đòi không được thả lỏng kiểm soát những gì người dân có thể nói và viết.

Phe bảo thủ chiến thắng

Có thời, các học giả tự do và chính trị gia lập luận rằng tự do ngôn luận hơn nữa sẽ giúp mở cửa đất nước nói chung và xoa dịu những căng thẳng xã hội ở Trung Quốc.

Đó là một trận chiến mà phe bảo thủ cho đến nay vẫn thắng. Đường lối chính thức vẫn là ông Lưu Hiểu Ba là một người quậy phá, làm nguy hại tới tất cả những gì Trung Quốc đã đạt được bằng việc quay trở lại tình trạng hỗn loạn. Nhiều người Trung Quốc rõ ràng là đồng ý với điều đó.

Nhưng điều quan trọng là không nên hiểu sai những gì đang xảy ra ở đây. Ông Lưu Hiểu Ba có thể không được phép ngồi dự lễ trao giải Nobel, nhưng điều đó không có nghĩa là Trung Quốc cũng giống như tất cả các nước đã thực hiện chính sách bỏ ghế trống.

Trung Quốc, tất nhiên, khác xa với nước Đức của Hitler. Và cũng không có gì giống với Liên Xô cũ.

Tại sao Trung Quốc coi ông Lưu Hiểu Ba là mối đe dọa

  • 1989: nhà hoạt động hàng đầu trong các cuộc biểu tình vì dân chủ tại Quảng trường Thiên An Môn; bị tù hai năm
  • 1996: phát biểu chống lại hệ thống độc đảng của Trung Quốc; bị đưa đi trại cải tạo lao động ba năm
  • 2008: đồng tác giả của Hiến chương 08, kêu gọi một hiến pháp mới, một hệ thống tư pháp độc lập và tự do ngôn luận
  • 2009: bị tù 11 năm vì tội lật đổ; phán quyết nói rằng ông "có mục tiêu lật đổ chế độ độc quyền dân chủ nhân dân và xã hội chủ nghĩa của nước ta. Những ảnh hưởng rất ác độc và ông là một tội phạm lớn."

Chúng ta đã thấy từ vụ Wikileaks trong những tuần gần đây, các quan chức Trung Quốc đã khó chịu như thế nào với các nước vốn đóng kín cửa như Miến Điện và Bắc Triều Tiên.

Công an chìm

Công chức dân sự cấp cao Trung Quốc có xu hướng khá tinh tế và rất có ý thức về nhu cầu có vị thế mới của Trung Quốc.

Ngay cả cảnh sát mật của Trung Quốc cũng hiểu rằng thời đại đã khác, và rằng họ không thể hành xử như họ đã từng làm.

Và nếu quí vị gặp các nhân vật bất đồng chính kiến Trung Quốc, hầu hết trong số họ - thậm chí cả những người bị quản thúc tại gia - sẽ cho bạn biết họ nghĩ rằng mọi thứ đang dần trở nên tốt hơn, và cuối cùng họ sẽ thắng trong cuộc chiến ý thức hệ. Ông Lưu Hiểu Ba dường như cũng nghĩ như vậy.

Để chính mình bị đẩy vào một vị trí được thể hiện ở một cách nào đó là một người kế nhiệm các chế độ độc tài dã man của quá khứ là một tính toán sai lầm nghiêm trọng.

Nó sẽ không giúp gì cho chỗ đứng của phe bảo thủ mà sự khó chịu và tức giận của họ với quyết định của Ủy ban Nobel đã thể hiện sôi sục trong thời gian qua.

Có lẽ kinh nghiệm có được qua vụ việc giải Nobel này sẽ cung cấp những bài học quan trọng cho giới lãnh đạo kế tiếp của Trung Quốc, mà có lẽ sẽ được công bố chính thức vào mùa thu năm 2012.

Ông Lưu Hiểu Ba có thể phải ở lại trong tù thêm một thời gian nữa. Nhưng Giải Nobel Hòa bình cũng có nghĩa là giới lãnh đạo mới sẽ nhìn nhận ông là một nhân vật nổi bật trong phong trào bất đồng chính kiến.

John Simpson

Chủ biên trang Thế giới, BBC News

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2010/12/101212_china_nobel_prize.shtml                      

Người Bắc Triều Tiên đào tị muốn cầm súng chống lại miền bắc

Lòng căm phẫn đang gia tăng trong dân chúng Nam Triều Tiên kể từ khi Bắc Triều Tiên pháo kích vào đảo Yeonpyeong hôm 23 tháng 11. Nhiều người ở đây cũng tức giận vì điều mà họ cho là phản ứng yếu ớt của chính phủ đối với vụ tấn công, giết chết 4 người. Một nhóm người Bắc Triều Tiên đào tị nằm trong số những người muốn chính phủ Nam Triều Tiên có hành động cứng rắn hơn. Từ Seoul, thông tín viên Steve Herman của đài VOA gởi về bài tường thuật sau đây.

Thành viên của Mặt trận Giải phóng Nhân dân Bắc Triều Tiên đọc thỉnh nguyện thư trước khi nộp lên Bộ quốc phòng Nam Triều Tiên
Hình: VOA - S. Herman

Thành viên của Mặt trận Giải phóng Nhân dân Bắc Triều Tiên đọc thỉnh nguyện thư trước khi nộp lên Bộ quốc phòng Nam Triều Tiên

Những người đào tị từng phục vụ trong quân đội cộng sản Bắc Triều Tiên đang yêu cầu chính phủ Nam Triều Tiên cho phép họ chiến đấu chống lại các cựu đồng chí của họ.

Một nhóm có tên là Mặt trận Giải phóng Nhân dân Bắc Triều Tiên hôm nay nộp một thỉnh nguyện thư cho bộ quốc phòng Nam Triều Tiên. Họ muốn được phép thành lập một lực lượng đặc biệt để góp phần kết liễu chế độ Cộng Sản ở miền bắc.

Ông Kim Seong Min, chủ tịch của tổ chức này, cho biết như sau.

Ông Kim nói đại ý rằng nếu được cấp phát súng đạn thì những người của tổ chức ông sẵn sàng tiến ra tiền tuyến, như đảo Yeonpyeong, là nơi bị Bắc Triều Tiên pháo kích hồi tháng trước.

Ông Park Chun Guk cho biết ông từng là người chỉ huy một sư đoàn lực lượng đặc biệt ở Bắc Triều Tiên.

Ông Park nói rằng một người từng là kẻ trộm biết được kẻ trộm khác có thể làm gì, cho nên những người từng là bộ đội miền bắc như ông hiểu được tình hình ở Bắc Triều Tiên cũng như chiến thuật và cách suy nghĩ của binh lính ở miền bắc.

Ông Park là một trong những cựu chiến binh Bắc Triều Tiên tham dự  một cuộc họp báo ở Seoul ngày hôm nay. Những người này cho biết các chi tiết về đơn vị đã pháo kích vào đảo Yeonpyeong hồi tháng trước. Họ cũng nói rằng nhiều cựu đồng chí của họ đã được huấn luyện để lẻn vào Seoul và những thành phố khác để phá hủy những mục tiêu quan trọng, như phi trường và hải cảng, để phá hoại kinh tế của miền nam trong trường hợp xảy ra chiến tranh.

Những người đào tị này dự báo là Bắc Triều Tiên sẽ tiếp tục thực hiện những hành vi gây hấn với Nam Triều Tiên. Lý do là vì ông Kim Jong Un, người dự kiến sẽ lên “nối ngôi” ở Bắc Triều Tiên, cần phải chứng tỏ uy tín của một nhà lãnh đạo, giống như cha ông là ông Kim Jong Il đã làm trong thập niên 1980, trước khi lên “nối ngôi” của ông nội ông là cố lãnh tụ Kim Il Sung.

Hơn 20.000 người Bắc Triều Tiên đào tị đang sinh sống ở Nam Triều Tiên.

Hai miền Triều Tiên trên lý thuyết vẫn còn ở trong tình trạng chiến tranh từ năm 1953 sau khi cuộc chiến 3 năm kết thúc bằng một hiệp định ngưng bắn, chứ không phải là một hòa ước.

Căng thẳng giữa đôi bên đã gia tăng đáng kể sau khi một chiến hạm Nam Triều Tiên bị chìm hồi tháng 3, gây tử vong cho 46 binh sĩ hải quân. Một cuộc điều tra quốc tế kết luận rằng chiến hạm Cheonan bị ngư lôi của Bắc Triều Tiên đánh trúng. Bình Nhưỡng nói rằng họ không dính líu gì tới vụ này.

Tuy nhiên Bắc Triều Tiên thừa nhận đã pháo kích vào đảo Yeonpyeong hồi tháng trước. Họ nói rằng đó là một hành động chính đáng vì trong một cuộc tập trận ở đảo này quân đội Nam Triều Tiên đã nã đại pháo vào vùng biển có tranh chấp ở phía tây bán đảo Triều Tiên.

Nam Triều Tiên đang tiến hành các cuộc tập trận bằng đạn thật sang tới tuần lễ thứ nhì liên tiếp. Các giới chức ở đây không cho biết là họ có bắn vào vùng biển có tranh chấp hay không.

Bình Nhưỡng nói rằng những cuộc tập trận như vậy, cùng với những cuộc thao dượt hải quân mới đây mà Hoa Kỳ thực hiện chung với Nam Triều Tiên và Nhật Bản, đang đưa bán đảo Triều Tiên tới gần bờ vực chiến tranh.

http://www.voanews.com/vietnamese/news/north-korea-defectors-12-13-2010-111778494.html

Chủ Nhật, 12 tháng 12, 2010

Nhân quyền Việt Nam nhìn từ bên ngoài

Gia Minh, biên tập viên RFA

Tình hình nhân quyền tại Việt Nam cũng được các tổ chức quốc tế theo dõi sát. Một trong những tổ chức đó là Hiệp hội Nhân quyền Quốc tế tại Đức.

000_Hkg4369920-305.jpg
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Michael Michalak nói chuyện trong một diễn đàn về nhân quyền được tổ chức ở Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội hôm 09/12/2010 (AFP photo).

Gia Minh trao đổi với ông Vũ Quốc Dụng, tổng thư ký Hiệp hội Nhân quyền Quốc tế về tình hình liên quan.

Rất tùy tiện

Trước hết ông Vũ Quốc Dụng có nhận định về việc thực thi nhân quyền tại Việt Nam, khi đất nước này tham gia hội nhập quốc tế và cũng từng ký vào nhiều công ước quốc tế về nhân quyền. Ông nói:

Cần phải nhìn nhận rằng Việt Nam đang thực hiện rất tùy tiện các cam kết về nhân quyền với quốc tế. Tùy tiện có nghĩa là Việt Nam muốn làm gì thì làm chứ không tuân thủ đúng các chuẩn mực quốc tế. Là một thành viên của Hội đồng Bảo an LHQ đáng lẽ phải làm gương thì Việt Nam lại thường xuyên vi phạm luật nhân quyền quốc tế.

Theo chúng tôi thì nguyên nhân của vấn đề này là thái độ thiếu chân chính. Tôi xin đơn cử một thí dụ: Việt Nam tham gia vào Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị là một trong 3 văn kiện nhân quyền quan trọng nhất của LHQ.

Thế nhưng Việt Nam không chịu nội luật hóa các điều cam kết, nghĩa là không chịu sửa đổi luật Việt Nam để cho nó phù hợp với điều đã cam kết. Bộ luật hình sự Việt Nam (BLHS) vẫn đầy rẫy những điều khoản mâu thuẫn với công ước này, thí dụ như điều 88 BLHS về tội “tuyên truyền chống nhà nước XHCN” có mâu thuẫn xung khắc với quyền tự do ngôn luận của công ước.

Trong khi đó tòa án Việt Nam cũng không cần biết đến luật quốc tế khi xử án mặc dù Việt Nam đã có luật thực hiện các điều ước quốc tế từ năm 2005. Tôi có nêu vấn đề này với các viên chức Việt Nam thì họ nói bừa là Việt Nam bị ép ký kết hoặc Việt Nam chỉ ký cho có chứ không muốn thực hiện. Đây là thái độ thiếu chân chính. Chúng ta cứ thử tưởng tượng xem thế giới này sẽ ra sao khi hợp đồng không được tôn trọng, khi con người mất niềm tin vào điều đã được ký kết?

Là một thành viên của Hội đồng Bảo an LHQ đáng lẽ phải làm gương thì Việt Nam lại thường xuyên vi phạm luật nhân quyền quốc tế.

» Ông Vũ Quốc Dụng

Một vấn đề không kém quan trọng khác là việc hiểu đúng các điều ước về nhân quyền. Luật nhân quyền quốc tế là cái mẫu số chung nhỏ bé mà cộng đồng nhân loại đã đạt được trong 62 năm qua, nếu chúng ta tính từ ngày 10.12.1948 là ngày ra đời của bản Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế.

Chúng ta phải biết trân quý kết quả này vì nó là những đồng thuận rút ra được từ những cuộc thương lượng quốc tế gay go trong thời kỳ thế giới còn chiến tranh lạnh. Cho nên khi nói về quyền tự do ngôn luận thì LHQ có những định nghĩa rõ ràng và những giải thích nhất định để cho mọi người trên thế giới cùng có cách hiểu giống nhau.

Tôi thấy Việt Nam hay tự đưa ra lối giải thích của mình về nhân quyền. Đây là một thái độ tùy tiện. Chúng ta cần quan tâm nhiều hơn nữa đến vấn đề này để chống lại các ý định làm ruỗng mục nền móng pháp lý nhân quyền quốc tế. Tóm lại Việt Nam không được xem là một đối tác đáng tin cậy trong lãnh vực nhân quyền.

Gia Minh: Trong ấn phẩm Nhân quyền đầu tiên ra hồi tháng 7/2010, Việt Nam cho rằng vấn đề nhân quyền của Việt Nam vẫn tiến triển và những đánh giá từ bên ngoài là không đúng, thiếu khách quan, ông có những chứng minh ngược lại những ý kiến đó thế nào?

Ông Vũ Quốc Dụng: Thú thực, tôi chưa đọc Tạp chí Nhân quyền của chính phủ Việt Nam. Tôi mới chỉ đọc một bài viết của ông Bùi Thế Đức trong tạp chí này. Ông Đức là Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Trung ương của Đảng cộng sản.

Ông Đức nói rằng “trên các diễn đàn đa phương và song phương, các nước phương Tây thường đưa ra những lập luận tuyệt đối hóa tính toàn cầu, tính phổ cập của vấn đề dân chủ, nhân quyền với luận điểm “nhân quyền cao hơn chủ quyền” mà không tính đến đặc thù văn hóa, xã hội của từng quốc gia, khu vực.”

Tôi xin phản bác rằng tính phổ cập của nhân quyền là vấn đề không thể đem ra thương lượng được nữa vì nó là một nguyên tắc cốt lõi của vấn đề nhân quyền, nghĩa là mọi con người dù sống ở đâu trên trái đất cũng đều có nhân quyền giống nhau mà không bị phân biệt về chủng tộc, màu da, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm, quốc tịch, v.v… Nguyên tắc phổ cập được xác nhận trong tất cả các văn bản luật quốc tế về nhân quyền, trong đó có một số văn bản đã được Việt Nam ký kết tham gia.

Việt Nam không thể vừa muốn hội nhập quốc tế lại vừa không muốn chấp nhận luật chơi quốc tế. Vì có quan niệm khác đời như vậy nên các phái đoàn Việt Nam đã luôn gặp khó khăn trong các cuộc họp quốc tế về nhân quyền.

Tôi xin nói về một đặc điểm vi phạm nhân quyền ở Việt Nam trong thời gian gần đây. Tôi có nhận xét rằng chính quyền Việt Nam đang cố tình chứng tỏ sự thô bạo để trấn áp tinh thần dân chúng, để chứng tỏ rằng họ không cần tuân theo luật pháp Việt Nam chứ chưa nói đến luật quốc tế. Thí dụ như vụ đả thương bà Trần Khải Thanh Thủy, vụ truy tố ông nhà báo Điếu Cày tội tuyên truyền mặc dù ông ta đang ở tù, vụ phá hoại tài sản và đời sống của vợ con ông, vụ làm nhục bà Tạ Phong Tần, vụ bắt giam tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ vì tội ngủ với gái điếm, vụ tra tấn và đánh chết giáo dân Cồn Dầu, …

Ông tiến sĩ Bùi Thế Đức không thể đem lý thuyết về đặc thù văn hóa để biện hộ cho sự dã man thú tính xảy ra trong các hành vi vi phạm nhân quyền này.

Phải thay đổi

Gia Minh: Theo ông thì Việt Nam cần phải thực hiện những gì để đáp ứng những chuẩn mực nhân quyền quốc tế, cũng như yêu cầu của nguoi dân?

Ông Vũ Quốc Dụng: Điều tôi mong muốn nhất là Việt Nam thay đổi cách nhìn về những lời góp ý về nhân quyền và xem những góp ý này là những góp ý có tính cách xây dựng dựa trên cơ sở của luật quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, chứ không nhằm đả phá Việt Nam. Việt Nam tuyệt đối không nên đồng hóa vấn đề nhân quyền với những âm mưu chính trị nhằm lật đổ chế độ, nhằm kích động các vấn đề tôn giáo, dân tộc, xâm phạm an ninh và chủ quyền, v.v …

Một cách cụ thể hơn, Việt Nam cần nghiêm chỉnh thi hành luật nhân quyền quốc tế. Điều đó có nghĩa là Việt Nam cần công khai xác nhận các chuẩn mực nhân quyền quốc tế, nội luật hóa các điều ước quốc tế, tránh những điểm vênh với luật quốc tế khi soạn luật Việt Nam, giáo dục viên chức nhà nước, nhân viên công an, nhân viên trại giam về nhân quyền và trừng phạt những nhân viên nhà nước vi phạm nhân quyền. Chính quyền Việt Nam nên thành lập một ủy ban khiếu nại về nhân quyền và cho phép các tổ chức nhân quyền quốc tế được phép mở trụ sở làm việc tại Việt Nam.

Gia Minh: Các tổ chức nhân quyền quốc tế như Hiệp hội Nhân quyền... tiếp tục có những đóng góp, hợp tác, thậm chí đấu tranh ra sao để giúp cải thiện tình hình nhân quyền tại Việt Nam theo hướng dân chủ, tự do?

Ông Vũ Quốc Dụng: Hiệp hội Nhân quyền Quốc tế của chúng tôi hoạt động dựa sát trên cơ sở luật quốc tế. Nói nôm na là khi nói cái gì đó là nhân quyền thì chúng tôi cũng nói rằng điều đó tên là gì và thứ mấy ở trong Bản Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế, và khi nói đến vi phạm nhân quyền thì chúng tôi nói luôn rằng vi phạm điều số bao nhiêu của công ước nhân quyền nào. Nhiệm vụ của tổ chức chúng tôi là bảo vệ người bị vi phạm nhân quyền - đặc biệt trong lãnh vực các quyền dân sự và chính trị.

Công việc đối với Việt Nam của chúng tôi là phổ biến các kiến thức về nhân quyền dựa trên chuẩn mực quốc tế. Chúng tôi cho rằng số lượng vi phạm sẽ tỷ lệ nghịch với hiểu biết về nhân quyền của người dân. Khi biết mình có những nhân quyền bất khả xâm phạm thì người dân sẽ biết tự bảo vệ mình một cách hữu hiệu hơn. Một dự định thứ hai là giúp một số nạn nhân hoặc gia đình của họ trình bày trường hợp vi phạm ra trước dư luận.

Cho đến nay nhiều người Việt Nam vẫn ngại ngùng trình bày hoặc trình bày chưa đúng mức để dư luận - nhất là dư luận quốc tế - hiểu rõ về mức độ vi phạm nhân quyền. Một chương trình thứ ba của chúng tôi là thuyết phục các chính phủ đang có chương trình đối thoại về pháp trị với Việt Nam phải quan tâm bảo vệ các luật sư hoạt động bảo vệ nhân quyền hơn nữa. Thực trạng hiện nay là tất cả những luật sư này đang ở tù, bị quản chế, bị cô lập, hay đang mất bằng hành nghề.

Gia Minh: Cám ơn ông.

Lý do Philippines không gửi đại diện dự lễ trao giải Nobel hòa bình

Tổng thống Philippines Benigno Aquino cho biết chính phủ nước ông đã không gửi đại diện tham dự lễ trao giải Nobel hòa bình tại Oslo là để tránh cho một số người Philippines khỏi bị hành quyết tại Trung Quốc. 

Trong một cuộc phỏng vấn được tờ Philippine Daily Inquirer đăng tải hôm Chủ nhật, ông Aquino nói rằng Philippines không gửi đại diện đến dự lễ trao giải Nobel hòa bình vào hôm thứ Sáu cho ông Lưu Hiểu Ba, một nhân vật bất đồng chính kiến còn bị Trung Quốc cầm tù không có nghĩa là Philippines không tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền. 

Ông cho biết đã gửi một văn thư đến chính phủ Trung Quốc xin ân xá cho 5 người Philipines bị lãnh án tử hình vì tội buôn bán ma túy và không muốn gây trở ngại cho nỗ lực cứu mạng cho họ. 

Ông Aquino cũng công nhận rằng chính phủ ông đang trong tiến trình đạt được chuyện kết thúc với Trung Quốc trong vụ khủng hoảng con tin ngày 23 tháng Tám ở Manila, trong đó 8 du khách là cư dân Hồng Kông bị thiệt mạng.

http://www.voanews.com/vietnamese/news/asia/philippines-china-12-12-10-111757989.html

Thứ Bảy, 11 tháng 12, 2010

Những kẻ vắng mặt bị chỉ mặt

Hình: AP

Chiếc ghế danh dự bỏ trống được trang trọng đặt tấm Bằng tặng thưởng lớn với tên ông Lưu Hiểu Ba, kèm theo là lời tuyên bố của Chủ tịch Giải Nobel Th. Jagland: ‘chính vì ông Lưu bị cấm đến đây mà việc trao tặng ông giải Nobel Hòa bình càng là cần thiết’

Ngày 10 tháng 12 vừa qua, đúng vào ngày kỷ niệm 62 năm Ngày công bố bản Tuyên ngôn Nhân quyền 10 tháng 12 năm 1948, tại thủ đô Oslo của Na Uy đã diễn ra lễ trao giải thưởng Nobel Hòa bình năm 2010.

Nhà đấu tranh bất khuất cho Nhân quyền Lưu Hiểu Ba là nhân vật chính trong buổi lễ đã không thể có mặt vì đang ngồi tù với bản án 11 năm với tội danh ‘âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân’. Vợ ông cũng không được sang Na Uy nhận giải thay mặt chồng vì bà đang bị quản thúc. Nhà bà bị công an bao vây suốt mấy ngày nay.

Có nhiều nước được mời sang Na Uy dự lễ đã công khai từ chối, cố tình lẩn tránh sự có mặt. Chính những kẻ này đã được công luận thế giới điểm rõ mặt nhất, chỉ thẳng vào mặt mấy ngày nay.

Đó trước hết là bộ mặt giận dữ, trâng tráo, hàm hồ của chính quyền độc đảng Bắc Kinh. Họ cay cú gọi những người xét giải Nobel là ‘những tên hề’ - ‘the clowns’ . Trước đó họ hăm dọa, ngăn cản chính phủ Na Uy không nên để cho Ủy ban Nobel chọn ông Lưu Hiểu Ba, vì đó là một tên tù hình sự có tội. Họ không hiểu rằng ở một nước dân chủ các tổ chức xã hội luôn độc lập với chính quyền. 

Việc họ quản thúc bà vợ ông Lưu, ngăn cản bà xuất ngoại, còn bao vây nhà bà, tra hỏi, cấm cản bạn bè đến chúc mừng, thăm hỏi là thái độ gấp ba lần thấp hèn. Thấp hèn thứ tư nữa là họ cấm không cho báo đài trong nước nói đến việc ông Lưu được thưởng. Thấp hèn thứ 5 là họ lập tường lửa từ giữa tháng 11, mọi từ Lưu và Hiểu trên mạng đều bị ngăn chặn, cả tin đó bị xóa bỏ. Thấp hèn thứ 6 là họ vội phịa ra ‘Giải thưởng Khổng Tử’ (!) cũng phát giải vào tháng 12 này nhằm đánh lạc hướng, nhưng thật vô duyên, chẳng có ai để ý.

Trò hề thứ 7 của họ mới vô duyên thậm. Đó là kêu gào toàn thế giới tẩy chay, qua miệng lưỡi uốn éo của bà phát ngôn Khương Du, dám khẳng định là đa số nước trên thế giới tẩy chay ‘trò hề Oslo’, và ‘mọi nước có chủ quyền quốc gia đều khước từ lời mời đến Oslo’. Bà ta còn dở trò dậm dọa, cong cớn: ‘nước nào đến dự sẽ hứng chịu những hậu quả’.

Thật ra chỉ có 16 nước từ chối đến Oslo dự lễ. Điểm mặt, phần lớn là những nước độc đoán, dị ứng nặng với nhân quyền, nhẵn mặt với thế giới. Đó là Iran, Irak, Ảrập Xê út, là Sudan, là Afganixtan, Kazháctan, là Venezuela, là Serbia, là Tunisia và Maroc ở Bắc Phi, và tất nhiên là còn Cu Ba và Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Và có nước Nga, có tật giật mình, từng phản đối việc tặng giải Nobel Hòa bình cho nhà vật lý hạt nhân Andrei Sakharov hồi 1975, lúc ấy ông Sakharov cũng bị tù, bà vợ Élenna đang ở Mỹ đến nhận thay chồng. Thật là đẹp mặt cho16 kẻ vắng mặt, càng bị vạch bộ mặt không sạch sẽ về nhân quyền.

Đáng chú ý là lúc đầu có tên của Philippin trong danh sách không đẹp đẽ này, nhưng vào ngày 8-12, Manilla cải chính là không có thái độ như thế. 

Cuối tháng 10, báo chí Bắc Kinh hý hửng loan tin buổi lễ trao giải Nobel năm nay bị hủy vì không biết sẽ trao cho ai nhận. Nay họ bị tẽn tò to. Lễ càng thêm hấp dẫn, đang truyền đến triệu triệu ngưòi xem tivi, đọc báo, nghe truyền thanh khắp 5 châu 4 biển, hình trên chiếc ghế danh dự bỏ trống được trang trọng đặt tấm Bằng tặng thưởng lớn in nhiều màu với tên ông Lưu Hiểu Ba, kèm theo là lời tuyên bố của Chủ tịch Giải Nobel Th. Jagland: ‘chính vì ông Lưu bị cấm đến đây mà việc trao tặng ông giải Nobel Hòa bình càng là cần thiết’.

Nhân dịp này, báo chí quốc tế lại chỉ mặt 4 nước đã từng không cho công dân nước mình đến đây nhận giải, đó là nước Đức Quốc Xã, nước Liên Xô cộng sản, nước Miến Điện độc tài quân phiệt và nay là Trung Quốc độc đảng. Cũng đẹp mặt!

Bộ mặt của chính quyền độc đảng Việt Nam trong sự kiện quốc tế nổi bật này cũng thật đáng buồn. Trước đó, sự kiện bà Aung San Suu Kyi – Nobel Hòa bình được tự do cũng không mảy may được cho dân biết trên báo và đài. Vẫn là cái trò bịt tai, bịt mắt nhân dân trong thời buổi truyền thông nhanh nhậy. Thế mà gọi là quyền được thông tin của người dân! Sự kiện Lưu Hiểu Ba cũng vậy. Vẫn phải theo lệnh Bắc Kinh. Thật khốn khổ, khốn nạn cho Ban Tuyên huấn và Bộ thông tin truyền thông. Mà giải thích ra sao ? Vì ông Lưu là một tội phạm hình sự, âm mưu lật đổ chính quyền! Thì cũng như anh Điếu Cày, như chị Lê Thị Công Nhân …âm mưu lật đổ chính quyền, dù cho họ chẳng có tấc sắt. Nhưng người dân vẫn biết, biết rõ, biết đầy đủ, vì càng cấm càng gợi tò mò, vẫn theo câu châm ngôn dân dã:

Những người đảng ghét, dân yêu
Ngẫm ra không ít bậc ‘Siêu anh tài’
Những người đảng đến vỗ vai
Xem ra phần lớn là loài bất nhân…

Đảng đàn em ghét ông Lưu Hiểu Ba vì đảng đàn anh dạy thế. Do đó mà Việt Nam không có mặt ở Oslo với thế giới để chia vui với cả loài người tiến bộ, chuộng tự do, yêu dân chủ, để Việt Nam vì vắng mặt nên càng bị lộ mặt không sạch sẽ, bị chỉ mặt vi phạm nhân quyền với chính dân mình, đồng bào mình, giống Trung Quốc như đúc vậy.

Bùi Tín Blog

Đối thoại VN-EU về nhân quyền

Các đại sứ của EU và đại diện một số bộ, ngành của Việt Nam vừa tham dự vòng đối thoại về nhân quyền tại Hà nội.

Một nguồn tin ngoại giao từ Hà Nội cho BBC Việt Ngữ hay cuộc họp được tổ chức sau phiên họp của nhóm nước cấp viện. Đại sứ của các nước thành viên EU, trưởng phái đoàn EU tham dự cuộc họp.

Giữa EU và Việt Nam có cơ chế đối thoại nhân quyền thường xuyên, họp hai lần trong năm.

Nhóm đại sứ phương Tây chủ yếu làm việc với Bộ Ngoại giao. Cạnh đó một số bộ khác cũng tham dự. Lần này người ta thấy đại diện Bộ Tư pháp phát biểu.

“Việt Nam đang hướng đến nền kinh tế thị trường. EU cho rằng đối thoại về nhân quyền là một phần quan trọng của mối quan hệ. Và đối thoại về nhân quyền vẫn sẽ tiếp tục. Tôi hy vọng đối thoại này sẽ mạnh mẽ hơn, bàn về nhiều chủ đề hơn,” Đại sứ Anh tại Hà Nội, Tiến sĩ Antony Stokes cho BBC Việt Ngữ biết trong cuộc phỏng vấn ngày 10/12.

“Trong đối thoại về nhân quyền giữa EU và Việt Nam, tôi cho rằng chúng tôi đã khá trực diện. Chúng tôi đã nói chuyện một cách công khai và thẳng thắn.”

Cơ chế đối thoại

Nhìn rộng ra, thảo luận về nhân quyền giữa EU và Việt Nam được thực hiện dưới các hình thức khác nhau. Đáng chú ý nhất là cơ chế đối thoại họp 6 tháng một lần.

Cạnh đó EU và VN cũng bàn về nhân quyền trong quá trình thương thảo về Hiệp định PCA – Hiệp định về Đối tác và Hợp tác.

Đầu năm nay chính phủ Việt Nam nói họ sẵn sàng đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do, FTA với khối EU. Một trong những cách thúc đẩy nhanh quá trình thương thảo FTA là Việt Nam cần hoàn tất hiệp định PCA với EU, một số chuyên gia nói.

“Về tổng thể mà nói, EU chỉ được phép kết thúc đàm phán FTA với quốc gia nào đã hoàn tất thỏa thuận về PCA,” ông Antonio Berenguer, cựu tham tán thương mại của phái đoàn EU tại Hà Nội cho BBC Việt Ngữ biết trong cuộc phỏng vấn hồi tháng Ba năm nay.

“Đối tác của EU cần phải có sự tôn trọng quyền cơ bản của người dân, như được nói tới trong PCA.”

Cựu tham tán thương mại của EU nói thêm: “Chúng tôi hy vọng VN hiểu được mối liên hệ giữa tôn trọng nhân quyền và khả năng được hưởng lợi từ sự tiếp cận toàn diện đối với thị trường EU.”

Quay trở lại đối thoại thường niên về nhân quyền giữa Việt Nam và EU, đại sứ Anh TS Antony Stokes cho hay nếu cảm thấy quan ngại về chủ đề gì đó, ông tìm cách đề đạt sớm.

“Liên quan đến nhân quyền và phát triển kinh tế, đại diện của EU nhắc đến quyền được bàn luận công khai các chính sách của chính phủ.

“Làm sao tạo ra môi trường để người dân có thể bình luận, chỉ trích chính sách của chính phủ, báo chí có quyền đưa tin công khai. Người viết blog không sợ bị bắt khi đưa ra nhận định không có lợi cho chính phủ.

“Chúng tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam bảo vệ quyền tranh luận công khai của người dân.”

Đại sứ Anh tại Việt Nam nói thêm, ông thấy có một số tín hiệu tích cực gần đây, ví dụ một số buổi tranh luận tại quốc hội được truyền hình trực tiếp. “Tôi thấy làm như vậy là được,” tiến sĩ Stokes nhận xét.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/12/101211_vn_eu_dialogue.shtml

Thứ Sáu, 10 tháng 12, 2010

Kỷ niệm 62 năm ngày Quốc Tế Nhân Quyền

Nhân kỷ niệm năm thứ 62 Ngày Quốc tế Nhân Quyền, Đỗ Hiếu xin mời quý vị nghe phát biểu của một số người Việt nơi quê nhà và ở hải ngoại về quyền làm người
Chủ đề đặc biệt năm nay là “Hành động để chấm dứt nạn kỳ thị chủng tộc, loại bỏ áp bức, bạo hành đối với những người thấp cổ, bé miệng trong xã hội.


Quyền người dân và cả quyền làm người cũng không có

Lên tiếng từ Hà Nội, bà Lý Thị Tuyết Mai là vợ thầy giáo Vũ Hùng bị ngồi tù vì đã mạnh dạn phản đối hành động của Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, trình bày những suy nghỉ của mình về nhân quyền:  
“Em có nhiều mong ước sao cho người Việt Nam mình được bảo vệ, được tự do, về mọi mặt, quyền con người được đảm bảo, như tất cả mọi người dân trên tòan thế giới.”
Em có nhiều mong ước sao cho người Việt Nam mình được bảo vệ, được tự do, về mọi mặt, quyền con người được đảm bảo, như tất cả mọi người dân trên tòan thế giới
Bà Lý Thị Tuyết Mai
Dịp này, bà cũng nói lên nguyện vọng tha thiết của mình là chồng bà cũng như những nhà dân chủ khác còn bị giam cầm,  chỉ vì đấu tranh ôn hòa cho một lý tưởng chung, và sớm được trở về với người thân yêu:
“Em là vợ của một trong những người đang ngồi tù trong các trại giam của Việt Nam, rất mong muốn các anh ấy được cho đoàn tụ với gia đình. Các anh chẳng làm gì nên tội cả, chỉ nói lên những điều đúng với sự thật, mơ ước thì người ta có quyền nói, được quyền phát ngôn, nếu không nói lên được thì còn gì là nhân quyền nữa. Các anh có nói điều gì sau đâu,  rõ ràng Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, nhà nước Việt Nam cũng công nhận như vậy mà các anh ấy nói lên điều đó thì bị bắt ngồi tù, không lẽ người dân không có quyền nói
LS. Lê Thị Công Nhân khóc khi nhận những bó hoa của bạn bè gởi đến sau khi cô ra tù.
LS. Lê Thị Công Nhân khóc khi nhận những bó hoa của bạn bè gởi đến sau khi cô ra tù. RFA file
như vậy. Hy vọng sau này sẽ không còn những người bị tù như các anh ấy nữa, về những tội mà mình phải gánh chịu.”
Các anh chẳng làm gì nên tội cả, chỉ nói lên những điều đúng với sự thật, mơ ước thì người ta có quyền nói, được quyền phát ngôn, nếu không nói lên được thì còn gì là nhân quyền nữa
Kế đó, luật sư Lê Trần Luật, tiếng nói bênh vực cho dân oan và các nhà dân chủ trong nước, đồng thời cũng là người cùng soạn thảo Bản Tuyên bố chung kêu gọi thực thi nhân quyền tại Việt Nam, góp ý như sau:
“Theo tôi với góc độ là một luật sư thì có hai vấn đề căn bản nhất, mà tôi xin nêu lên, nhân dịp kỷ niệm ngày quốc tế nhân quyền. Thứ nhất, đó là sự xung đột giữa hệ thống pháp luật Việt Nam với Tuyên ngôn nhân quyền của thế giới, mặc dù Việt Nam đã ký kết vào hiến chương nhân quyền đó.
Vấn đề thứ hai là có một số quyền mà Việt Nam đã ghi nhận trong hiến pháp nhưng thực tế đã không thi hành. Tôi xin được minh chứng là dù có ký kết nhưng hệ thống pháp luật lại không thực thi chuyện đó. Ví dụ như quyền tự do ngôn luận, Việt Nam đã đưa ra một số điều của bộ luật hình sự, để hình sự hóa các quyền của con người, như điều 88 là tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. 
Thứ nhất, đó là sự xung đột giữa hệ thống pháp luật Việt Nam với Tuyên ngôn nhân quyền của thế giới, mặc dù Việt Nam đã ký kết vào hiến chương nhân quyền đó.Vấn đề thứ hai là có một số quyền mà Việt Nam đã ghi nhận trong hiến pháp nhưng thực tế đã không thi hành.
Về những điều khoản khác LS Lê Trần Luật cũng nhận thấy Việt Nam vẫn chưa thực hết việc bảo vệ quyền làm người của nhân dân Việt Nam, ông đưa ra vài thí dụ:
Có hàng ngàn, hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn trẻ em Việt Nam vẫn không đến trường được, các em phải đi bán vé số, trong khi đó qua những điều nhà nước ký kết thì trẻ em được quyền đi học, được miễn học phí, không được bắt trẻ em làm lao động, nhưng những điều đó không có. Nói đúng hơn là hệ thống pháp luật Việt Nam đã che đậy, đã phủ nhận hết các quyền con người, mà pháp luật thế giới công nhận, Việt Nam đã ký kết. Họ ghi nhận trong pháp luật không có sự xung đột nhưng lại lơ là, lạnh cảm, đó là hai vấn đề căn bản nhất phản ảnh thực trạng quyền con người ở Việt Nam.”


Nhân quyền có tính phổ quát tòan cầu

Một nữ luật gia hành nghề tại tòa Thượng Thẩm Saigon từ thập niên 60, nay định cư tại Bruxelles, vương quốc Bỉ, luật sư Lê Thị Tuyết Nga đưa ra những suy nghỉ của bà về nhân quyền tại Việt Nam:
“Đến ngày nhân quyền hàng năm thì thấy xót xa thương cho dân mình, người dân Việt Nam có đủ điều kiện nhất là về trí tuệ, tập quán, để được hưởng quyền làm người, mà chủ yếu là dân quyền.
Chế độ Việt Nam hiện tại đã dùng bạo lực trút bỏ mọi quyền của người dân, để củng cố một chính sách cai trị độc tài, tham nhũng
Nữ luật gia
Ngay từ thuở còn trong chế độ quân chủ, xóm làng Việt Nam đã được hưởng chế độ thật sự dân chủ. 
Chế độ Việt Nam hiện tại đã dùng bạo lực trút bỏ mọi quyền của người dân, để củng cố một chính sách cai trị
Bà Elaine Pearson, thuộc Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền
Bà Elaine Pearson, thuộc Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền nói về Nhân Quyền ở Việt Nam. Screen Capture WorldFocus.org
độc tài, tham nhũng, nhưng người dân đã bắt đầu phản kháng càng ngày càng nhiều, nhất là về các vấn đề cắt đất, chia biển cho Trung Quốc, khai thác quặng mỏ bauxite, rừng thượng nguồn, nhất là thái độ hèn yếu, trước sự hà hiếp, giết chóc dân đánh cá Việt Nam, lại mạnh bạo đàn áp đồng bào khiếu kiện trước sự tham nhũng của các bộ chánh quyền. 
Chúng tôi cũng vừa mới được tin, Việt Nam sẽ không tham dự buổi lễ trao giải thưởng Nobel Hòa bình cho ông Lưu Hiểu Ba, vào ngày thứ sáu tới tại Oslo. Đây là sự biểu lộ thái độ hèn nhát trước Trung Quốc và lo sợ dân Việt Nam sẽ có hành động giống như ông Lưu Hiểu Ba.”
Từ Paris, Pháp, Nhà văn Vũ Thư Hiên, có cha là Bí thư của ông Hồ Chí Minh, lúc ông mới lên cầm quyền vào tháng 8 năm 1945, nhấn mạnh qua câu chuyện với đài chúng tôi:
Việc đấu tranh cho quyền làm người không mâu thuẫn gì với sự tuyên xưng giữa các quốc gia, nhưng lại có mâu thuẫn giữa lời nói và việc làm. Nhiều quốc gia biện bạch rằng, họ có nhân quyền theo cách của họ, đó là điều không đúng. Nhân quyền có tính phổ quát tòan cầu
“Năm 1998, kỷ niệm 50 năm ngày Quốc tế Nhân quyền, tôi được hân hạnh đến dự buổi lễ tại điện Chaillot, ở Paris là nơi mà người ta đã khởi xướng lên bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền ấy. Phải nói rằng, từ đầu thế kỷ trước cho đến hôm nay, nhân loại đã tiến một bước rất dài, về việc quan tâm tới quyền con người, đặt biệt nổi lên sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 chấm dứt, vấn đề thuộc địa, các nước còn bị phụ thuộc, đã khá lên, nhưng còn một việc mà nhân loại hết sức chú ý và càng có ý nghĩa hơn, là quyền làm người được ghi rõ trong Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền. 
Đó là mục tiêu đấu tranh chung và tôi nghỉ rằng, việc đấu tranh cho quyền làm người không mâu thuẫn gì với sự tuyên xưng giữa các quốc gia, nhưng lại có mâu thuẫn giữa lời nói và việc làm. 
Ở Việt Nam, nếu so với nhiều nước khác thì rõ ràng nhân quyền bị tước đoạt, cho nên từng cá nhân cảm thấy sự thiếu thốn về tự do, về quyền lợi của mình, và sẽ làm chậm bước tiến của cả dân tộc
Nhiều quốc gia biện bạch rằng, họ có nhân quyền theo cách của họ, đó là điều không đúng. Nhân quyền có tính phổ quát tòan cầu, vì vậy việc nước này hay nước kia , nói chung tòan thể nhân loại quan tâm đến nhân quyền, tôi cho đó là một tiến bộ của nhân loại. 
Ở Việt Nam, nếu so với nhiều nước khác thì rõ ràng nhân quyền bị tước đoạt, cho nên từng cá nhân cảm thấy sự thiếu thốn về tự do, về quyền lợi của mình, và sẽ làm chậm bước tiến của cả dân tộc.”
Được biết, giải Nhân Quyền Việt Nam do Mạng Lưới Nhân Quyền, trụ sở tạo California, thành lập năm 2002 và trao tặng hàng năm cho các nhà dân chủ trong nước, đã quyết định trao giải thưởng năm 2010 cho nhà báo Trương Minh Đức và nhân vật đấu tranh cho giới lao động Đoàn Huy Chương. Cả hai ông còn ngồi tù ở Việt Nam, giải thưởng sẽ được trao đến người đại diện trong buổi lễ tổ chức tại Houston, Texas, đúng vào ngày 10 tháng 12, 2010.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Opinion-from-Vietnamese-people-in-the-country-and-abroad-on-62-anniversary-of-the-UHR-Day-12102010065526.html

Dạ tiệc Lễ trao Giải Thưởng Nobel Năm 2010

Lê Diễn Đức: Xin được chuyển đến các bạn những tấm hình buổi dạ tiệc trang trọng của Lễ trao Giải Thưởng Nobel tối ngày 10 tháng 12 năm 2010 tại Oslo, Na Uy.

 

The image of Nobel Peace Prize laureate Liu Xiaobo is projected onto the Grand Hotel during a torchlight procession in honor of Liu in Oslo, Norway Friday Dec. 10, 2010. Friday's ceremony at city hall marked the the first time in 74 years the prestigious $1.4 million award was not handed over, because Liu is serving an 11-year sentence in China on subversion charges for urging sweeping changes to Beijing's one-party communist political system. (AP Photo/John McConnico)

Overhead view of the Nobel banquet at the Stockholm Town Hall, Sweden, Friday Dec. 10, 2010. Every year Nobel Prize organizers in Norway and Sweden honor laureates with pomp, ceremony and lavish banquets, and this year won't be any different. Except the peace prize winner's chair will be empty. Chinese dissident Liu Xiaobo, imprisoned in his own country, won't be picking up the $1.4 million prestigious award and neither will any of his family, including his wife Liu Xia, who are under house arrest. (AP Photo/Scanpix Sweden/Henrik Montgomery) SWEDEN OUT

Compatriots Ei-ichi Negishi (L) and Akira Suzuki of Japan display their Nobel medals for the 2010 Nobel Prize in Chemistry at the Concert Hall in Stockholm December 10, 2010. The Nobel Prize in Chemistry was awarded jointly to Heck, Negishi and Suzuki for palladium-catalyzed cross couplings in organic synthesis. Every year since 1901 the Nobel Prize, an international award administered by the Nobel Foundation in Stockholm, has been awarded for achievements in physics, chemistry, physiology or medicine, literature and for peace. REUTERS/Henrik Montgomery/Scanpix Sweden (SWEDEN - Tags: SCI TECH) THIS IMAGE HAS BEEN SUPPLIED BY A THIRD PARTY. IT IS DISTRIBUTED, EXACTLY AS RECEIVED BY REUTERS, AS A SERVICE TO CLIENTS. SWEDEN OUT. NO COMMERCIAL OR EDITORIAL SALES IN SWEDEN

(L-R) Sweden's Minister for Foreign Affairs Carl Bildt, Minister for Culture Angeles Gonzales-Sinde and Minister for Education and Deputy Prime Minister Jan Bjorklund, attend the Nobel banquet at Stockholm's City Hall, December 10, 2010. Every year since 1901 the Nobel Prize, an international award administered by the Nobel Foundation in Stockholm, has been awarded for achievements in physics, chemistry, physiology or medicine, literature and for peace. REUTERS/Pawel Kopczynski (SWEDEN - Tags: POLITICS)

Richard Heck, center, aided by fellow prizewinner, Physics laureate Konstantin Novoselov, left, receives the Chemistry Prize from Swedish King Carl XVI Gustaf, right, at the concert Hall in Stockholm on Friday Dec. 10, 2010. Richard Heck, Ei-ichi Negishi and Akira Suzuki won the Nobel Prize in chemistry for finding new ways to bond carbon atoms together, methods now widely used to make medicines and in agriculture and electronics. (AP Photo/Scanpix Sweden/ Henrik Montgomery) SWEDEN OUT

Peruvian Nobel literature laureate Mario Vargas Llosa, left, receives the Nobel Prize in Literature from Swedish King Carl XVI Gustaf, right, at the Concert Hall in Stockholm, Friday Dec. 10, 2010. (AP Photo/Scanpix Sweden/Pool/Claudio Bresciani) SWEDEN OUT

Actor and Nobel concert host, Anne Hathaway arrives at the Norwegian Nobel Prize Committee's traditional banquet at the Grand Hotel in Oslo, on December 10, 2010. The gathering of various dignitaries and notable guests in Norway celebrated this year's Nobel Peace Prize winner, imprisoned Chinese dissident Liu Xiaobo, with a symbolic empty chair during the prize giving ceremony, before the grand banquet given in the Town Hall. (AP Photo / Aleksander Andersen, SCANPIX NORWAY) NORWAY OUT

Ei-ichi Negishi, left, receives the shared Nobel Prize in Chemistry from Swedish King Carl XVI Gustaf, right, at the Concert Hall in Stockholm, Sweden Friday Dec. 10 2010. Richard Heck, Ei-ichi Negishi and Akira Suzuki won the Nobel Prize in chemistry for finding new ways to bond carbon atoms together, methods now widely used to make medicines and in agriculture and electronics. (AP Photo/Pool/Scanpix Sweden/Claudio Bresciani) SWEDEN OUT

Nobel Chemistry laureate Ei-ichi Negishi, right, sits next to Swedish Crown Princess Victoria, left, at the honorary table during the Nobel banquet in the Stockholm Town Hall, Sweden, Friday Dec. 10 2010. Richard Heck, Ei-ichi Negishi and Akira Suzuki won the Nobel Prize in chemistry for finding new ways to bond carbon atoms together, methods now widely used to make medicines and in agriculture and electronics. (AP Photo/Scanpix Sweden/Claudio Bresciani) SWEDEN OUT

Ruth Edwards, left, receives the Nobel Prize in Medicine from Swedish King Carl XVI Gustaf, right, on behalf of her husband British professor Robert Edwards, at the Concert Hall in Stockholm, Friday Dec. 10, 2010. The 85-year-old Edwards, professor emeritus at the University of Cambridge, won the award for fertility research that led to the first test-tube baby. He started working on IVF in the 1950s. (AP Photo/Scanpix Sweden/Henrik Montgomery) SWEDEN OUT

Konstantin Novoselov of Russia (2nd L) displays his diploma and medal as he gathers with family and friends after receiving the prize for Physics during the 2010 Nobel Prize ceremony at the Concert Hall in Stockholm December 10, 2010. Every year since 1901 the Nobel Prize, an international award administered by the Nobel Foundation in Stockholm, has been awarded for achievements in physics, chemistry, physiology or medicine, literature and for peace. REUTERS/Leif R. Jansson/Scanpix Sweden (REUTERS - Tags: SCI TECH) THIS IMAGE HAS BEEN SUPPLIED BY A THIRD PARTY. IT IS DISTRIBUTED, EXACTLY AS RECEIVED BY REUTERS, AS A SERVICE TO CLIENTS. SWEDEN OUT. NO COMMERCIAL OR EDITORIAL SALES IN SWEDEN

Japanese Ei-ichi Negishi, right, poses with his family and displays his Nobel diploma and medal after Negishi received the shared Nobel Prize for Chemistry from the Swedish King Carl Gustaf XVI at the Concert Hall in Stockholm, Sweden Friday Dec. 10 2010. Richard Heck, Ei-ichi Negishi and Akira Suzuki won the Nobel Prize in chemistry for finding new ways to bond carbon atoms together, methods now widely used to make medicines and in agriculture and electronics. (AP Photo/Scanpix Sweden/Henrik Montgomery) ** SWEDEN OUT **

Swedish Queen Silvia and Marcus Storch, Chairman of the Board of the Nobel Foundation attend the Nobel banquet at Stockholm's City Hall, December 10, 2010. Every year since 1901 the Nobel Prize, an international award administered by the Nobel Foundation in Stockholm, has been awarded for achievements in physics, chemistry, physiology or medicine, literature and for peace. REUTERS/Pawel Kopczynski (SWEDEN - Tags: POLITICS ROYALS)

Peruvian Nobel Literature laureate Mario Vargas Llosa, right, talks to Swedish Princess Christina, left, at the honorary table at the Nobel banquet in the Stockholm Town Hall, Sweden, Friday Dec. 10 2010. (AP photo/Scanpix Sweden/Henrik Montgomery) SWEDEN OUT

Sweden's Crown Princess Victoria (2nd L) and Japanese scientist Ei-ichi Negishi, winner of the 2010 Nobel Prize in Chemistry arrive for the Nobel Banquet in Stockholm December 10, 2010. Every year since 1901 the Nobel Prize, an international award administered by the Nobel Foundation in Stockholm, has been awarded for achievements in physics, chemistry, physiology or medicine, literature and for peace. REUTERS/Pawel Kopczynski (SWEDEN - Tags: POLITICS ROYALS)

Lễ trao giải Nobel Hòa bình tại Oslo ngày 10/12: Nhà cầm quyền Trung Quốc thua với tỷ số 0:2

Lê Diễn Đức - RFA
2010-12-10

Ở Minneapolis, so với giờ của Na Uy chênh 7 tiếng đồng hồ, nhưng tôi đã dậy sớm hơn thường lệ để kịp xem TV Online của BBC News truyền trực tiếp Lễ trao Giải thưởng Nobel Hòa bình năm nay cho nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc Lưu Hiểu Ba.

Đề tài này được tôi quan tâm theo dõi và cập nhật gần như liên tục kể từ ngày Ủy ban Nobel công bố người chiến thắng, đồng hành với thái độ tức tối, điên khùng của nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc.

Tôi đã có một số bài viết chuyển tới bạn đọc để cùng nhau chia sẻ qua những phương tiện có thể trong khả năng của mình, như trên các trang Facebook, các trang điện tử Dân Làm Báo, Đàn Chim Việt, Radio Free Asia, v.v... sau khi bị tin tặc đánh sập trang Blog của tôi trên WordPress.

Thật vui khi sáng nay Online, nhìn thấy trên Facebook có nhiều bè bạn ở Việt Nam, một số cũng đang theo dõi buổi lễ trao Giải thưởng Nobel. Chúng tôi cùng chuyển thông tin và link BBC News đến những người không biết.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử kể từ năm 1936, lễ trao Giải thưởng Nobel vắng mặt người chiến thắng và người nhận giải thưởng.

Phòng Khánh tiết tổ chức nghi lễ được bài trí đơn giản, không lòe loẹt, diêm dúa với thẩm mỹ rẻ tiền và quê mùa như chúng ta nhìn thấy ở Việt Nam trong các khung cảnh những lễ hội, mít tinh, đại hội...

Chính sự đơn giản lại toát lên không khí trang nghiêm và trang nhã. Nó làm tăng lên sự xúc động của tôi trong buổi lễ quá đặc biệt này vì có nhiều mối liên tưởng tới tình hình Việt Nam.

Đặc biệt hơn vì ông Lưu Hiểu Ba không có mặt, mà lại có mặt!

Ông đã được nhà cầm quyền Bắc Kinh đồng ý trả tự do ngay tức thì, nhưng với chiếc vé máy bay một chiều ra khỏi Trung Quốc!

Ông đã có thể sang Oslo vinh dự nhận Huy chương và tấm séc của Giải thưởng Nobel với giá trị 1,4 triệu đôla và sống một cuộc sống an toàn ở nước ngoài, nhưng vẫn có thể đóng góp tiếp tục cho các hoạt động dân chủ và nhân quyền.

Nhưng ông đã bác bỏ cử chỉ thiện chí đểu cáng ấy! Ông đã có bài học trong quá khứ với của các chế độ cộng sản. Cũng như các nhà tranh đấu dân chủ của Ba Lan và Liên Xô cũ, Lech Walesa (năm 1983), nhà văn Nga Adrei Sakharov (1975), ông đã từ chối, vì điều đó đồng nghĩa với sự cách ly, đoạn tuyệt mối liên hệ trực tiếp giữa ông với nhân dân và đất nước mình.

Nhưng ông đã mặt tại Oslo!

Tấm hình lớn của Lưu Hiểu Ba trên màn hình đã nói lên điều đó!

Có thể là một cái tát nảy lửa, hay nhẹ nhàng theo ngôn ngữ ngoại giao, là sự trả lời rõ ràng nhất trước những hành động và âm mưu khiếm nhã, thô thiển nhằm tẩy chay buổi lễ của Trung Nam Hải!

Nhà tổ chức đã chọn tấm hình Lưu Hiểu Ba hợp lý làm sao! Khuôn mặt ông với nụ cười lạc quan, nhân hậu, như lời của ông đã nói ngay cả với những kẻ giam giữ hành hạ ông: “Tôi không có kẻ thù...”.

Ông đã có mặt! Vì một bục nói danh dự dành riêng cho người chiến thắng để trống đã thay ông phát biểu.

Ông đã có mặt! Vì chiếc ghế trống danh dự dành cho ông đã thay ông nhận Giải thưởng cao quý.

Trong tiếng vỗ tay ầm vang.

Hơn 1500 người tham dự đã đứng dậy và cổ vũ nhiều lần khi nhắc đến tên ông.

Ông cũng hiện diện trong bài dân ca Trung Hoa “Hoa Nhài” với tiếng đàn violon réo rắt và xúc cảm lạ thường được thực hiện bởi một nhạc sĩ Trung Quốc. Với đội đồng ca của các em bé Na Uy đẹp như thiên thần. Và với sự diễn tả đoan nghiêm và rung cảm của nữ diễn viên Na Uy nổi tiếng Liv Ullman khi đọc bài luận ngắn của người đoạt Giải thưởng Nobel, một trong những bài cuối cùng mà ông Lưu Hiểu Ba đã viết về tự do, dân chủ.

Tôi nghĩ rằng, vào giây phút này, trong cái nhà tù vốn đã kiên cố mà vẫn được tăng cường canh gác nghiêm ngặt trong nhiều gần đây ở Trung Quốc xa xôi, ngày hôm nay nước mắt của Lưu Hiểu Ba đã chảy.

Và vợ ông nữa.

Trong bài viết “Đừng khóc, Xia Liu!” vào mùa Giáng sinh 2009 khi ông Lưu Hiểu Ba bị kết án tù 11 năm, nhà báo Pháp Jean-Philippe Beja muốn nói với chị rằng, cả thế giới đứng bên cạnh chị và bày tỏ tình đoàn kết với vợ chồng chị, cho công lý, cho lẽ phải, cho những quyền tự do cơ bản nhất của con người mà những kẻ khác đã cưỡng chiếm chỉ vì muốn duy trì độc quyền cai trị và nhân danh một thứ ý thức hệ nào đó.

Nhưng chắc chắn hôm nay chị cũng khóc. Khóc vì hạnh phúc. Ngay tại nơi ở của mình đã bị nhà cầm quyền bất nhân biến thành nhà tù!

Bình luận về sự vắng mặt của Lưu Hiểu Ba, ông Lech Walesa, người thợ điện của xưởng đóng tàu Gdansk đã từng “làm chập mạch toàn bộ hệ thống cộng sản châu Âu”, Tổng thống dân cử đầu tiên của Ba Lan dân chủ sau khi chế độ cộng sản sụp đổ, đã nói: “Tỷ số 2:0 cho Trung Quốc!”.

Người sút bóng vào lưới không ai khác chính là Lưu Hiểu Ba.

“Không có ông, nhưng ai cũng thấy như chính ông đã nói. Một khi nào đấy có mặt ông lại tiếp tục nói nữa. Người đoạt Giải thưởng Nobel thắng nhà cầm quyền Trung Quốc tới hai lần. Trung Quốc đã rất tệ khi không trả tự do cho ông, chỉ hạn chế được chút xíu trong các hoạt động, nhưng thế mà lại OK”.

“Bây giờ chúng ta có thể thấy, chỉ vài nước tẩy chay và chúng ta thì được soi sáng: ai là những người vì bảo vệ nhân quyền, còn những ai chỉ ham muốn tiền bạc” - Lech Walesa nói thêm. ■

Sáng 10/12/2010

© Radio Free Asia