Thứ Tư, 27 tháng 7, 2011

Biểu tình đẹp

Uyên Vũ (danlambao) - Tôi dám chắc rằng, với những người quan tâm đến vận mạng và tình hình đất nước thì những hình ảnh về cuộc biểu tình tại Hà Nội ngày 24/07/2011 vừa qua đã để lại những ấn tượng rất tốt đẹp. Vâng, ngay giữa trái tim của thủ đô Hà Nội, hàng hàng lớp lớp người Việt, từ những mái đầu bạc phơ cho đến trẻ thơ lẫm chẫm, từ trí thức nổi danh cho đến các bà nội trợ, từ nghệ sĩ đường phố đến cô sinh viên… hợp lại thành đoàn tuần hành quanh Hồ Gươm, họ đang biểu thị tình cảm nồng nàn dành cho đất nước, quê hương…

Tất cả đã tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp về tình yêu nước, về sự gắn bó, hòa hợp dân tộc. Không thấy dùi cui, lá chắn, không cả những khuôn mặt lầm lì đeo băng đỏ lôi người sềnh sệch, không thêm cú đạp nào vào mặt nhân dân. Dù cho lực lượng công an có phạm luật giao thông khi đi ngược chiều, nhưng có lẽ họ chỉ bất đắc dĩ mới phạm luật, chung quy chỉ để giữ trật tự công cộng (!). Vâng, dù có đôi chút tiểu tiết chưa đẹp lắm, như việc TS Nguyễn Quang A còn bị rầy rà khi tham gia tuần hành, dù ít người còn vô ý đạp lên cỏ xanh… Cuộc tuần hành đã để lại dư âm hết sức tốt lành cả cho người trực tiếp tham gia lẫn đông đảo người dân Việt khắp ba miền chỉ được xem hàng ngàn bức ảnh, hàng chục video clip qua internet.

Có hai hình ảnh đẹp nhất đọng lại trong tôi.

Thứ nhất là danh sách những chiến sĩ hy sinh tại Hoàng Sa năm 1974 và tại Trường Sa năm 1988 đã được công khai vinh danh. Với các chiến sĩ QĐNDVN hy sinh bảo vệ Trường Sa năm 1988 còn dễ hiểu vì ngày 27 tháng 7 hàng năm luôn được nhắc nhớ đến họ. Riêng 74 chiến sĩ VNCH hy sinh năm 1974 thì quả thật, từ bây giờ họ đã được nhân dân yêu nước ghi ơn ngay giữa lòng Hà Nội. Những bảng tên chiến sĩ với ngày tháng hy sinh tại Hoàng Sa được mỗi người cầm trên tay, trang trọng giương cao là minh chứng cho sự hòa hợp dân tộc trong một tình yêu tổ quốc mãnh liệt. Có thể nói, ý tưởng này đã đi một bước tuyệt vời, không cần nghị định, nghị quyết và đã bước trước chính quyền một bước. Dân ta là thế đấy.

Thứ hai là hình ảnh một phụ nữ và một cô gái mặc áo dài cầm băng rôn vinh danh các liệt sĩ, đi đầu đoàn biểu tình và luôn hô vang lời yêu nước. Nếu người phụ nữ với chiếc áo dài rất đẹp, trông như một nữ tướng, thì cô gái mảnh mai với chiếc áo dài trắng học trò, guốc mộc đơn sơ lại là hình ảnh trong sáng, thuần khiết đầy nữ tính. Tôi dám chắc nhiều người đã lưu lại hình ảnh tuyệt đẹp của cô gái này, nhìn dáng vẻ vừa dịu dàng, vừa quả cảm, đầu ngẩng cao trong ánh nắng ban trưa, cô đã thành “hoa hậu” không cần vương miện trong lòng biết bao người. Đến khi biết cô gái chính là Trịnh Kim Tiến, chắc hẳn nhiều người còn sửng sốt, bỡ ngỡ hơn nữa.

Vài tháng trước, Trịnh Kim Tiến là cô gái mắt đẫm lệ, quỳ trước cửa nhà kêu gào công lý cho cái chết oan khiên, tức tưởi của cha mình. Lúc ấy cô nhỏ nhoi, bi thương. Hôm nay nét mặt cô rạng ngời bừng sáng, dù công lý đối với gia đình cô vẫn mịt mờ. Như tiếp nối một truyền thống lâu đời, cô đã “dẹp thù nhà để trả nợ nước”, cũng có người nói cô ấy đã “biến đau thương thành hành động”. Vâng, khí phách ấy dễ mấy ai có được? Chẳng phải suốt chiều dài lịch sử đất nước những anh hùng hào kiệt, những liệt nữ anh thư đều đã đặt nợ nước trên thù nhà và biết biến đau thương thành hành động đó sao? Trịnh Kim Tiến đang nối bước tiền nhân để ghi vào lòng người một nét son hào hùng. Tôi cũng dám chắc nhiều nhà báo của nhiều tờ báo khắp Việt Nam đang tự xấu hổ vì chỉ biết khai thác đời tư nhăng nhít, chỉ biết “chộp lén” những giây phút hớ hênh của các “sao” Việt làm cần câu cơm!

Hôm nay đọc được một bài viết của cô về ”Những đứa trẻ không có ngày mai” trên Facebook cá nhân, Kim Tiến chia sẻ: “Tôi chưa hề nghĩ rằng tôi - một con bé nghịch ngơm, nhí nhảnh, chỉ biết la cà, đùa giỡn giờ lại trở thành một điều gì đó. Hình tượng người con gái xuống đường thể hiện lòng yêu nước, thật lòng là có choáng ngợp trong ánh hào quang, pha vào đó là chút gì đó áp lực, chút nặng nề, và một chút sợ hãi…”.

Nhưng cô cũng mau chóng vượt qua để quan tâm về những mảnh đời bất hạnh bằng những hành động thiết thực: xin mọi người cùng chung tay lo cho những đứa trẻ  trong gia đình chị Nguyễn Thị Liễu ở Chương Mỹ, Hà Tây. Chị Liễu “ cùng 1 số các công nhân khác của nhà máy đình công để mong tăng 1 bữa ăn trưa thêm 5 000 đồng nữa (đang là 10 nghìn tăng lên 15 nghìn thôi) mà chị phải chết, còn 1 số người khác bị thương. Sau khi giết chị, người ta nói đó là tai nạn khi lưu hành giao thông. Công ty Giai Đức đổ hết trách nhiệm cho nhân viên bảo vệ Lê Tuấn Minh, kẻ đã lao cả xe tải vào đoàn người đang đứng trong cổng công ty. Đến nay, Lê Tuấn Minh có lẽ cũng chỉ đi tù vì vi phạm an toàn giao thông, còn số phận của gia đình chị sẽ đi về đâu?”.

Hành động ấy chắc chắn không nhằm tô vẽ thêm cho hình ảnh của Kim Tiến mà nó phát xuất từ tấm lòng chân thực là chia sẻ nỗi đau mồ côi và đói nghèo của những người bất hạnh. Trong cuộc trả lời phỏng vấn của Người Việt Online, Tiến đã nói: “‘Hãy cứ coi em như một sinh viên yêu nước. Đừng coi em là Trịnh Kim Tiến vì ba bị công an đánh chết mà xuống đường. Em xuống đường chỉ vì em cảm thấy lương tâm em lên tiếng”.

Hình ảnh của Trịnh Kim Tiến sáng chủ nhật 24/07/2011 và tâm tình mà cô đã chia sẻ đủ làm lu mờ hình ảnh khoe thân, khoe của của hàng loạt “ngôi sao”, “người mẫu”, “hoa hậu” khắp các trang báo Việt.

Một cuộc biểu tình đẹp biết bao!


Văn Bút Quốc Tế lên tiếng về trường hợp của Điếu Cày

Dân Làm Báo vừa nhận được bản lên tiếng từ bà Cathy McCann thuộc Ủy ban Những Nhà Văn bị Cầm Tù của Trung Tâm Văn Bút Quốc Tế - International PEN về tình trạng của anh Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải. Xin gửi đến các bạn đọc.


Việt Nam: Blogger Nguyễn Văn Hải bị thương nặng ở trong tù, mối quan tâm về an toàn. 

(danlambao lượt dịch)


Uỷ ban Những Nhà Văn bị Cầm Tù của Trung Tâm Văn Bút Quốc Tế (TTVB) được cảnh báo qua các báo cáo chưa được chính thức xác nhận rằng nhà báo và blogger Nguyễn Văn Hải (hay còn gọi là Điếu Cày) đã bị mất một bàn tay ở trong tù. TTVB kêu gọi các cơ quan có thẩm quyền cấp bách cung cấp chi tiết đầy đủ về vụ việc và tình trạng của ông Nguyễn Văn Hải, và cho phép ông ta được gặp gia đình, đại diện pháp lý và điều trị y tế. TTVB cực lực phản đối việc tiếp tục giam giữ ông Nguyễn Văn Hải kêu gọi trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho ông dựa trên nền tảng nhân đạo và chiếu theo Công ước Quốc tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị (ICCPR) mà Việt Nam là một bên ký kết. 


Theo thông tin của TTVB, ngày 5 2011 tháng bảy, khi vợ của ông Nguyễn Văn Hải cố gắng mang thức ăn và thuốc men cho chồng trong tù, bà lại một lần nữa bị từ chối gặp chồng như đã xảy ra trong mười tháng qua. Sau đó bà nói với một nhân viên bảo vệ của nhà tù rằng ông đã bị mất một cánh tay hoặc một bàn tay trong nhà tù (từ Việt Nam "tay" có thể có nghĩa là "cánh tay" hay "bàn tay"). Không có thông tin chi tiết về điều kiện của ông Hải hoặc vụ việc xảy ra như thế nào, vào lúc nào cũng như thông tin này đã không được chính thức xác nhận. 


Ông Nguyễn Văn Hải lẽ ra phải được trả tự do vào ngày 20 Tháng 10 năm 2010 sau khi đã hoàn tất bản án một năm rưỡi tù. Tuy nhiên, ngày 18 Tháng 10 năm 2010, ông bị chuyển đến một trại tạm giam Công an thành phố Hồ Chí Minh, với tội danh Tuyên truyền chống đối nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định tại Điều 88 của Bộ luật hình sự.Các cáo buộc được cho là dựa trên các bài viết trên mạng của ông cho Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do trước khi bị bắt giữ vào năm 2008. Ông đã bị giam giữ mà không có được sự thăm viếng của gia đình, thư từ, thuốc men, thực phẩm tiếp tế kể từ ngày 18 Tháng Mười 2010.Mối quan tâm đối với tình trạng an toàn của ông là vấn đề cấp bách.


Ông Nguyễn Văn Hải (hay còn gọi là Nguyễn Hoàng Hải / Điếu Cày), là nhà báo và blogger độc lập, bị bắt ngày 19 Tháng Tư, 2008 và bị kết án 2 năm 6 tháng tù vào ngày 10 tháng Chín năm 2008 bởi Tòa án nhân dân Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh với cáo buộc gian lận thuế, mặc dù việc làm của ông thực sự với mục tiêu chỉ trích chính sách của chính phủ Việt Nam. Ông đã bị tra tấn, ngược đãi và lao động khổ sai trong nhà tù. Ông được biết đến với các thông tin trên mạng đăng lời phê phán của ông cũng như lời kêu gọi dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam và sự tham gia của ông trong các cuộc biểu tình chống lại chính sách đối ngoại đối với Trung Quốc. Điếu Cày là một trong những thành viên sáng lập của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do. Ông là một người nhận giải thưởng Hellman Hammet 2009. 

Xin vui lòng gửi kháng cáo: 

• Thể hiện sự quan tâm về những báo cáo chưa được xác nhận là ông Nguyễn Văn Hải đã bị mất một cánh tay hoặc bàn tay ở trong tù, và kêu gọi khi các nhà chức trách cung cấp đầy đủ chi tiết về điều kiện của ông Nguyễn Văn Hải như là một vấn đề cấp bách, đồng thời cho phép ông được tiếp xúc với gia đình, đại diện pháp lý và điều trị y tế.

• Cực lực phản đối việc bắt giam ông Nguyễn Văn Hải và kêu gọi trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho ông theo Công ước Quốc tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị (ICCPR) mà Việt Nam là một bên ký kết, và trên cơ sở nhân đạo. 

Kháng cáo được gửi đến: Ông Trương Tấn Sang Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam C / o Bộ Ngoại giao Hà Nội Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Xin lưu ý rằng vì không có sẵn số fax của các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, vì vậy bạn có thể yêu cầu đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước bạn để chuyển tiếp khiếu nại của bạn.Nó cũng điều thuận lợi để yêu cầu đại diện ngoại giao của nước bạn tại Việt Nam để can thiệp. 


Đối với một số Đại sứ quán Việt Nam trên thế giới: http://www.embassiesabroad.com/embassies-of/Vietnam 

*** Hãy gửi khiếu nại ngay lập tức. Liên hệ với TTVB quốc tế nếu gửi kháng cáo sau ngày 31 tháng 8 năm 2011. *** 

Để biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ với Cathy McCann tại Ủy Ban các Nhà Văn bị Cầm tù của TTVB quốc tế - Brownlow House, 50/51 High Holborn, London WC1V 6ER, Điện thoại + 44 (0) 20 7405 0338, Fax: +44 (0) 20 7405 0339. email: cathy.mccann @ pen-internationalpen.org 

-----------------------




RAPID ACTION NETWORK
27 July 2011

RAN 39/11

VIETNAM: Blogger Nguyen Van Hai reportedly critically injured in prison; concerns for safety.

The Writers in Prison Committee of PEN International is alarmed at unconfirmed reports that journalist and blogger Nguyen Van Hai (aka Dieu Cay) has lost a hand in prison. PEN calls upon the authorities to provide full details of the incident and Nguyen Van Hai’s condition as a matter of urgency, and to allow him immediate access to family visits, legal representation and medical treatment.  PEN protests the continued detention of Nguyen Van Hai in the strongest possible terms, and calls for his immediate and unconditional release in accordance with the International Covenant on Civil and Political Rights (ICCPR) to which Vietnam is a signatory, and on humanitarian grounds.

According to PEN’s information, on 5 July 2011, when Nguyen Van Hai’s wife attempted to bring food and medication to her husband in prison, she was again denied access to him as she has been for the past ten months. She was then told by a prison security guard that he had lost an arm or a hand in prison (the Vietnamese word "tay" can mean either "arm" or "hand"). No further details were given about his condition or how and when the accident happened, and the report has not been officially confirmed.

Nguyen Van Hai should have been released on 20 October 2010 on completion of a two-and-a-half year sentence. However, on 18 October 2010 he was reportedly transferred to a Public Security detention camp in Ho Chi Minh city, apparently on charges of ‘Conducting propaganda against the Socialist Republic of Viet Nam’ under Article 88 of the Criminal Code. The charges are said to be based on his online writings for the Free Journalist Network in Viet Nam, published prior to his arrest in 2008. He has been held incommunicado, without access to family visits, letters or medical and food supplies since 18 October 2010. Concerns for his welfare are acute.

Nguyen Van Hai (aka Nguyen Hoang Hai/Dieu Cay), independent journalist and blogger, was arrested on 19 April 2008 and sentenced on 10 September 2008 to two and a half years-imprisonment by the Vietnamese People's Court at Ho Chi Minh city for alleged tax fraud, although he is widely believed to be targeted for his criticism of Vietnamese government policy. He has reportedly been subject to torture, ill-treatment and hard labour in prison. He is known for his critical internet postings calling for greater democracy and human rights in Vietnam and his participation in protests against Chinese foreign policy. Dieu Cay was one of the founding members of the Club of Free Journalists (Cau Lac Bo Nha Bao Tu Do) in 2006. He is a recipient of the 2009 Hellman Hammet Award.

Please send appeals:

  • Expressing alarm at unconfirmed reports that Nguyen Van Hai has lost an arm or hand in prison, and calling upon the authorities to provide full details about Nguyen Van Hai’s condition as a matter of urgency, and to allow him full access to family visits, legal representation and medical treatment. 
  • protesting the continued detention of Nguyen Van Hai in the strongest possible terms, and calling for his immediate and unconditional release in accordance with the International Covenant on Civil and Political Rights (ICCPR) to which Vietnam is a signatory, and on humanitarian grounds.

Appeals to be sent to:
His Excellency Nguyên Minh Triêt
President of the Socialist Republic of Vietnam
C/o Ministry of Foreign Affairs
Hanoi
Socialist Republic of Vietnam

Please note that there are no fax numbers available for the Vietnamese authorities, so you may wish to ask the diplomatic representative for Vietnam in your country to forward your appeals. It would also be advantageous to ask your country’s diplomatic representatives in Vietnam to intervene in the case.

For some Vietnamese embassies in the world:

***Please send appeals immediately. Check with PEN International if sending appeals after 31 August  2011. ***

For further information please contact Cathy McCann at International PEN Writers in Prison Committee, Brownlow House, 50/51 High Holborn, London WC1V 6ER, Tel.+ 44 (0) 20 7405 0338, Fax: +44 (0) 20 7405 0339, email: cathy.mccann@pen-internationalpen.org

Hoa Kỳ tăng sức ép trên Việt Nam sau vụ linh mục Nguyễn Văn Lý bị cầm tù trở lại

Trọng Nghĩa

Đúng như dự liệu, 24 tiếng đồng hồ sau khi Linh mục Nguyễn Văn Lý bị đưa trở lại nhà tù, phản ứng bất bình đã vang lên trên thế giới. Hôm qua, Hoa Kỳ chính thức lên tiếng đòi trả tự do ‘’ngay lập tức’’ cho cha Lý. Đây cũng là yêu cầu của tổ chức bảo vệ nhân quyền Ân Xá Quốc Tế, trụ sở tại Anh, Human Rights Watch trụ sở tại Mỹ và Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế, định chế tham vấn cho chính quyền Mỹ.

Bà Heide Bronke Fulton, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã lên tiếng bày tỏ thái độ quan ngại của Washington về việc chính quyền Hà Nội lại giam cầm Linh mục Nguyễn Văn Lý và kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do ‘’ngay lập tức’’ cho ông. 

Theo bà Fulton : "Một cá nhân không thể bị cầm tù chỉ vì đã thể hiện quyền tự do ngôn luận của mình". Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ còn nhấn mạnh rằng cha Lý cần phải được tự do để có thể tiếp tục được điều trị khối u trên não. 

Linh mục Nguyễn Văn Lý là một trong những nhân vật ly khai Việt Nam được Hoa Kỳ thường xuyên lên tiếng bênh vực. Vào năm 2007, ông đã bị kết án 8 năm tù về tội tuyên truyền chống Nhà nước. Một cách cụ thể, ông bị cáo buộc là đã sáng lập khối 8406, một phong trào dân chủ thành lập ngày mồng 8 tháng Tư năm 2006, chủ trương đa đảng trong một đất nước do Đảng Cộng sản độc quyền lãnh đạo. 

Ngày 15 tháng 3 năm 2010, ông đã được tạm hoãn thi hành án một năm để về nơi cư trú tại Tòa Tổng giám mục Huế chữa trị bệnh tình. Sau ngày 15/03 vừa rồi, dù lệnh hoãn thi hành án đã hết hạn, chính quyền Việt Nam vẫn để cha Lý tiếp tục tại ngoại. Thế nhưng, vào chủ nhật 24/7 vừa rồi, ông đã bị áp tải trở lại nhà tù. 

Theo nguồn tin báo chí Việt Nam, vào hôm qua 26/7, Tổng cục An ninh II, thuộc Bộ Công an, đã chính thức cho biết lý do đưa Linh mục Nguyễn Văn Lý trở lại trại giam Nam Hà để tiếp tục thọ án. Đó là : « Mặc dù sức khỏe ổn định nhưng ông Nguyễn Văn Lý không tự giác trở lại trại giam, không có đơn xin gia hạn tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, tiếp tục có hoạt động kích động biểu tình, phá rối an ninh trật tự ». 

Lý do chính quyền Việt Nam nêu lên đương nhiên không thuyết phục được các tổ chức bảo vệ nhân quyền, nhất là khi tù nhân, theo lời công nhận của chính Bộ Công an Việt Nam, đã « bị tai biến mạch máu não gây liệt nửa người phải, có tiền sử huyết áp cao nhiều năm có nguy cơ đột qụy cao ».

Vào hôm nay, tổ chức Human Rights Watch, trụ sở ở New York, đã thẩm định : "Đưa cha Lý trở lại nhà tù chỉ làm nặng thêm tính chất tàn ác và bất công của việc kết án Linh mục Lý vào lúc đầu". Human Rights Watch nhắc lại rằng cha Lý còn phải thọ án tù thêm 5 năm nữa, và sau đó phải chịu thêm 5 năm quản thúc tại gia. 

Còn theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, trụ sở ở Luân Đôn, Linh mục Nguyễn Văn Lý là một "tù nhân lương tâm, bị cầm tù chỉ vì đã hành động một cách ôn hòa cho dân chủ". Theo Amnesty International, chỉ riêng việc bắt giữ cha Lý lẽ ra không nên xảy ra. 

Về phần mình, Ủy Ban Tự do Tôn giáo Quốc tế USCIRF, định chế tư vấn cho chính phủ Mỹ, đã gia tăng sức ép trên chính quyền Obama để đòi Washington phải can thiệp với Hà Nội. 

Vào hôm qua, ông Leonard Leo, chủ tịch Ủy ban, đã nêu bật sự giúp đỡ gần đây của Mỹ đối với Việt Nam trong vấn đề tranh chấp với Bắc Kinh tại Biển Đông để phàn nàn rằng : « Đổi lại thì họ (Việt Nam) lại cầm tù một linh mục Công giáo yếu đuối, đã đấu tranh một cách hòa bình cho tự do tôn giáo và pháp quyền ». 

Vì vậy, ông Leonard Leo cho rằng : « Chính quyền Obama không thể duy trì chiến lược phát huy các quyền lợi của Việt Nam về mặt an ninh và kinh tế, mà không cần đòi hỏi Việt Nam cải thiện một cách cụ thể các vấn đề mà Mỹ quan tâm là tự do tôn giáo và pháp quyền ». 

Riêng Dân biểu đảng Cộng hòa Ed Royce, ở tiểu bang California, nơi có một cộng đồng người Việt đông đảo, thì đã nói thẳng : "Nếu muốn cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ, Việt Nam không thể tiếp tục ngược đãi người dân của mình. Chính phủ có thể bắt đầu bằng cách trả tự do cho Cha Lý".

RFI Vietnam


Thứ Ba, 19 tháng 7, 2011

Tượng đài, mộ gió và xe chó

Câu chuyện ngư dân 23 tuổi bị liệt đôi chân Bùi Văn Huệ ở đảo Bé đã gây xúc động sâu sắc. Huệ bị liệt sau 1 chuyến lặn vú (hải sâm vú) ở Hoàng Sa dưới độ sâu vài chục sải nước. Một đoạn ống nước dài bơm khí bằng mô tơ, thòng sâu xuống biển. Một thằng người thở bằng phổi, đi bằng chân “buộc xà rông” 15 cân chì để làm cá, lặn xuống đáy biển sâu 70m.  Đem thân sinh kế. Bởi chưng cái đói, cái thiếu miếng cơm manh áo hàng ngày mới là nỗi sợ hãi nhất của ngư dân. 70m, có nghĩa là tương đương với chiều cao một toà nhà 25 tấng, chỉ với đồ bảo hộ là một chiếc kính và hàm răng. Kính là để chống áp lực nước, mạnh đến mức muốn “thổi dom” ù lỗ tai, lồi con mắt. Còn hàm răng, là để cắn ống thở sao cho vừa đủ khí để thở. Cứ khư khư mà cắn như thế trong suốt cuộc mưu sinh 60 phút dưới đáy biển đen. Người dân biển có câu “Ngư dân cách ngư phủ có một cái nan tre”. Đi biển là nghề hiểm hoạ nhất trong các nghề. Lặn biển lại rủi ro nhất trong cái nghề kiếm cơm này. Ngoài đảo, nhà nào cũng có một bàn thờ ông trời (thờ Thiên). Đảo bé bằng nắm tay nhưng có tới mấy chục ngôi chùa. Có lẽ khi không còn biết trông vào ai nữa thì người ta tin vào trời, hoặc phật. Ông trời cho gì được nấy. Ông trời lấy gì cũng đành chịu. Nhưng thôi. Chưa chết mất xác đã là may. Nhưng Huệ từ bấy trở thành vô dụng. Đàn ông ở biển không đi biển thì còn gọi gì khác hơn là tàn phế!. Giờ đây, anh di chuyển trên một chiếc xe lăn cũ kỹ do hai con chó kéo.

Cái mà Huệ, ngư dân tàn tật, cần để đi, giờ đơn giản chỉ là một chiếc xe lặn. Nhưng cái mà Huệ- như hầu hết các cư dân đảo lớn, đảo bé cần để sống, lại không đơn giản chỉ là một chiếc xe lăn, dù rất đơn giản chỉ là cái cần câu lấy áo cơm.

Cuộc sống thiếu thốn đủ bề. Đảo bé thiếu nước. Những bể nước xây dựng từ năm 1968 cạn đáy. Những chum vại hàng hàng lớp lớp quanh lểu nhỏ ngư dân khô rạn. Chưa ở đâu người ta sống nhờ giời đến như vậy. Ông trời không cho mưa thì cư dân đảo phải đi mua nước ngọt với giá 200 ngàn đồng/m2. Thiếu đến mức ở đảo không ai tắm quá 3 lon nước. Nhưng không phải chỉ nước, tất cả mọi thứ ngoài đảo đều đội giá so với đất liền. Người đảo nói rằng đất liền mới áp thấp nhiệt đới thì ở đảo bão giá đã giật cấp 9, cấp 10. Thiếu và cực đến nỗi đảo 500 người, nhưng chỉ còn lại 100- những người không thể đi- không phải vì thiếu xe lăn.

Nhưng Huệ vẫn còn là người may mắn so với những đồng bào của anh chết bất đắc kỳ tử, chết mất xác ngoài biển. Lý Sơn bạt ngàn những ngôi mộ chiêu hồn. Chôn dưới đó là những hình nhân làm bằng đất sét và những thân dâu. Lý Sơn chưa từng xuất hiện một con tằm nhưng bờ dậu nhà nào cũng có một thân dâu mồ côi. Thầy Toại phù thuỷ, 4 đời làm mộ gió nói năm nào cũng có thêm những ngôi mộ. Năm ngoái, một cô giáo với 7 ngư dân. Có những năm, hơn hai chục ngư dân bỏ mạng ngoài biển cả.

Hôm chúng tôi ở đảo cũng là ngày báo chí đưa bên Quảng Nam “điều chỉnh bổ sung” thêm 330 tỷ để làm công trình Mẹ Việt Nam Anh Hùng. Thế là một bức tượng tốn đến 411 tỷ đồng. Những bà mẹ anh hùng có đáng tôn vinh không? Đáng quá đi chứ. Nhưng đâu phải chỉ có một cách tôn vinh là đổ tiền của xây dựng những tượng đài, những phù điêu, nằm trơ trọi, đắp chiếu trong những lối mòn cảm xúc. Ừ thì là công trình văn hoá nghệ thuật cấp quốc gia. Ừ thì trọng điểm. Ù thì ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nhưng liệu những tượng đài có tính chất “nắm xôi to trên ban thờ” đó có cần bằng những điện, những nước, những gạo, những rau…cho những người còn sống? Rất có thể, trong tương lai sẽ lại có những tượng đài ngư dân, những anh hùng vị quốc vong thân được dựng lên với những “trọng điểm”, những “đặc biệt”, những “cấp quốc gia” tế lễ cho những mất mát, cho sự hy sinh cao cả của họ ngày hôm nay (Chẳng phải những Mai Phụng Lưu, những Tiêu Viết Là, những Nguyễn Đảng vẫn được coi là những “cột mốc di động trên biển”, những người anh hùng giữ biển đảo bất chấp lưỡi lê giặc Tàu đó sao). Nhưng cái họ cần, của ngày hôm nay, đơn giản chỉ là cây rau, nắm gạo, cân dầu đừng quá đắt đỏ, hoặc chỉ cần đắt như trong đất liền. Cái mà họ mong ước là không phải ăn bánh vẽ với toàn hứa hẹn sẽ an toàn khi kiếm cơm trên biển đảo quê hương.

400 tỷ cho một tượng đài không phải là lớn, nhưng người Lý Sơn thì chạnh lòng. Sự chạnh lòng với tâm thế của những người mặc cảm bị đất liền bỏ rơi.

Giá như Lý Sơn có 400 tỷ, họ đã có điện, từ đất liền ra đảo chỉ 18 lý, nào có xa xôi gì.

Với riêng tôi, chiếc xe chó kéo với những ngôi mộ chiêu hồn trên Cù lao Ré, chứ không phải những khối bê tông to tướng trị giá hơn 400 tỷ đồng, mới là những tượng đài vĩ đại nhất của cuộc sống, một tượng đài mà người ta phải nghiêng mình xúc động.

http://vn.360plus.yahoo.com/tuanddk/article?mid=5442&prev=-1&next=5437

GS Thayer: VN nên có công viên biểu tình

Một bộ phận trí thức, sinh viên và người dân Việt Nam đã liên tục xuống đường ở thủ đô Hà Nội trong các ngày Chủ Nhật của bảy tuần vừa qua, và ba buổi cuối tuần liên tiếp tại TP Hồ Chí Minh.

* Biểu tình và đe dọa

Công an Việt Nam đã ngày càng mạnh tay liệt hơn để ngăn chặn các cuộc biểu tình, nhất là sau khi Việt Nam và Trung Quốc có thông báo chung về cùng có biện pháp để 'định hướng dư luận' hồi cuối tháng Sáu.

Chính quyền Việt Nam nói với những người biểu tình rằng họ đã giải quyết tình hình căng thẳng ở Biển Đông với Trung Quốc và các cuộc biểu tình của người dân chỉ làm phức tạp thêm tình hình.

Nguyễn Hùng của BBC đã hỏi chuyện Giáo sư Carl Thayer tại Học viện Quốc phòng Australia, một nhà quan sát tình hình Việt Nam và trước hết được nghe ông bình luận về cách nhìn biểu tình của Việt Nam.

GS Carl Thayer: Điều hiển nhiên là các chính phủ chịu trách nhiệm về chính sách ngoại giao, nhưng dấu hiệu thực sự của một nền dân chủ là người dân có quyền thể hiện quan điểm một cách hòa bình.

Người ta thường nói 'Đá hay gậy có thể gây đau đớn nhưng những lời chửi mắng chẳng gây xây xát gì', và như thế chính sách ngoại giao của chính phủ không bị ảnh hưởng gì cả.

Nhưng hai chính phủ Việt Nam đã có thông cáo báo chí chung [với Trung Quốc] về chuyện định hướng dư luận và khiến chúng ta có thể suy luận.

Một trong những cách họ có thể làm là để cảnh sát nói với người biểu tình rằng họ cần phải dừng lại [sau một số cuộc biểu tình].

Và cảnh sát đã bắt đầu thông báo với người biểu tình là chính phủ chịu trách nhiệm giải quyết vấn đề

Tôi đã nghĩ là trong giới lãnh đạo cao cấp của Việt Nam có nhiều người ủng hộ các cuộc biểu tình và bằng cách để cho các cuộc biểu tình diễn ra trong vòng kiểm soát, họ sẽ có lợi thế khi nói chuyện với Trung Quốc.

Nhiệm vụ của họ [cảnh sát] là bảo vệ Đại sứ quán Trung Quốc khỏi bị tấn công và không có dấu hiệu gì là điều này có thể xảy ra.

Tôi đã nghĩ là nhiều người trong giới lãnh đạo cao cấp của Việt Nam ủng hộ các cuộc biểu tình và bằng cách để cho các cuộc biểu tình diễn ra trong vòng kiểm soát, họ sẽ có lợi thế khi nói chuyện với Trung Quốc.

Việt Nam có thể nói rằng hành động của Trung Quốc làm thương tổn tình cảm của người dân Việt Nam chứ không phải chỉ có tình cảm của người Trung Quốc bị ảnh hưởng.

Nhưng chúng ta không biết cụ thể chuyện định hướng dư luận có nghĩa là gì, Việt Nam sẽ phải làm gì và Trung Quốc sẽ phải làm gì [theo thỏa thuận đạt được].

ĐE DỌA

BBC: Việt Nam cũng nói rằng biểu tình là trái luật và đó là lý do họ giải tán các cuộc tụ họp?

GS Carl Thayer: Biểu tình là trái luật nhưng chúng ta biết là có hàng chục cuộc biểu tình diễn ra mỗi năm về đất đai và những chuyện khác và chính quyền vẫn để cho người dân biểu tình trong một khoảng thời gian.

Vậy tại sao chính phủ lại không thể chấp nhận cuộc tuần hành ôn hòa để nêu quan điểm [của người dân].

Khi chịu khuất phục trước Trung Quốc, Việt Nam đi vào đường một chiều. Việt Nam có thể làm được gì khi mà báo chí hay blogger ở Trung Quốc mở cuộc tấn công?

Đây là điều thiếu công bằng và tôi cho rằng Việt Nam đã phải làm nhiều hơn nhiều để kiểm soát người dân của mình so với Trung Quốc.

Đánh giá của cá nhân tôi là chính quyền Việt Nam và lực lượng an ninh có sự ngạo mạn và họ cho rằng họ có thể bóp nghẹt sự bất đồng.

Có thể hai bên hoán đổi theo kiểu nếu Việt Nam ngưng biểu tình thì báo chí Trung Quốc như Global Times (Hoàn cầu Thời báo) sẽ bị bịt miệng và không có những bài xã luận kích động và báo chí Trung Quốc sẽ không nói với chuyện 'dạy cho Việt Nam một bài học' nữa.

Thực tế là ngay cả Hiến pháp của Việt Nam cũng không nói tới quyền biểu tình mà nói về quyền người dân được thể hiện ý kiến.

Việt Nam đang muốn chủ động hòa nhập vào cộng đồng thế giới và một phần của quá trình này là người dân phải có quyền tụ tập và thể hiện ý kiến một cách hòa bình.

Đương nhiên tất cả các cuộc biểu tình phải theo luật định. Nhưng Việt Nam vẫn chưa đi xa tới mức như vậy.

Đánh giá của cá nhân tôi là chính quyền Việt Nam và lực lượng an ninh có sự ngạo mạn và họ cho rằng họ có thể bóp nghẹt sự bất đồng.

Phải nói rằng biểu tình là cách thể hiện lòng yêu nước của người Việt Nam và người ta biểu tình vì sự toàn vẹn lãnh thổ chứ không phải để lật đổ chính phủ Việt Nam.

Các cuộc biểu tình có thể được xem là ủng hộ tính chính danh của chính phủ chứ không phải là chống lại.

Giáo sư Carl Thayer nói chuyện với hãng AFP trước hội nghị về Biển Đông ở Hà Nội hồi tháng Mười Một năm 2009

Giáo sư Thayer nói Việt Nam bị Trung Quốc ép nhiều hơn trong việc kiểm soát người dân

BBC: Nhưng làm sao chính phủ có thể chắc chắn như vậy được. Nếu hôm nay người dân có thể biểu tình chống Trung Quốc thì một ngày khác họ cũng có thể biểu tình phản đối nhiều thứ khác?

GS Carl Thayer: Đó là cách nhìn của lực lượng an ninh.

Chẳng hạn như trong vụ bauxite chúng ta thấy có sự liên kết vì cùng một vấn đề khi các nhà bảo vệ môi trường, các nhà hoạt động vì dân chủ, các tu sỹ Thiên Chúa giáo, các nhà sư, các đại biểu Quốc hội và các nhà khoa học và các quan chức về hưu đều trở thành một mạng lưới chung.

Đây là điều làm chính phủ cảm thấy bị đe dọa vì đó là vấn đề mà người ta có cảm giác mãnh liệt.

Hồi năm 2007, tôi đã bình luận rằng nếu các cuộc biểu tình khi đó không phải do chính phủ tổ chức mà các sinh viên tự có được thông tin về hành động của Trung Quốc từ nguồn của họ, tự tổ chức biểu tình vào giờ nhất định và họ cùng xuất hiện trong một màu áo, vậy câu hỏi đặt ra là liệu họ còn có thể làm gì khác nữa.

Sau đó lực lượng an ninh đã tới các trường và đe dọa đuổi việc và đuổi học các sinh viên và giảng viên.

* Lãnh đạo ngạo mạn

BBC: Qua sự phát triển xã hội dân sự ở các nước hiện đang cho phép biểu tình như Thái Lan, Malaysia và Singapore, chúng ta có thể nhận xét như thế nào về Việt Nam? Liệu chính phủ có đi theo hướng tương tự ngay cả khi không có sức ép của người dân hay không hay nó còn tùy thuộc vào chuyện người dân hành xử như thế nào?

GS Carl Thayer: Đây là câu hỏi phức tạp.

Cuối cùng Singapore cũng lập ra một công viên Hyde Park dạng mini [nơi người dân có thể tới phát biểu ý kiến, biểu tình - giống mô hình công viên Hyde Park ở London].

Singapore cũng có bầu cử và dành ghế đại biểu quốc hội đặc biệt cho phe đối lập thua cuộc nhưng được nhiều phiếu nhất trong số những người thua. Những đại biểu có tư cách ở nghị viện nhưng không được bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ hay trong các vấn đề liên quan tới tiền tệ.

Đó là một dạng dân chủ hạn chế.

Còn vấn đề của Việt Nam là mặc dù Đảng Cộng sản nói họ dân chủ nhưng không phải vậy. Đó là sự ngạo mạn độc đoán từ trên xuống. Ba phần trăm dân số [các đảng viên] và giới lãnh đạo tin rằng họ được thừa kế lịch sử và có quyền quyết định thay cho người dân.

Thực tế là điều kiện xã hội ở Việt Nam đã thay đổi và chính quyền cần bắt đầu chấp nhận những thay đổi đó.

Các cuộc biểu tình này có mục đích lấp khoảng trống vì chính phủ chỉ trả lời Trung Quốc thôi mà không trả lời người dân của chính họ.

Trong trường hợp cụ thể này, họ cần đảm bảo các cuộc biểu tình diễn ra trong hòa bình, cho người biểu tình một khoảng thời gian, chẳng hạn ba tiếng, để nói lên quan điểm của họ.

Việc sử dụng bạo lực trong một cuộc biểu tình không phải để chống lại chính phủ Việt Nam làm cho người dân có cảm giác có tình trạng bạo lực rộng khắp.

Ngoài ra, tôi đặt câu hỏi là tại sao các bộ trưởng không thể tới các trường đại học để nói chuyện với sinh viên như ở đất nước tôi hay ở London.

Người ta có thể cử Bộ trưởng Quốc phòng tới nói chuyện với các sinh viên và trả lời các câu hỏi của họ.

Các cuộc biểu tình này có mục đích lấp khoảng trống vì chính phủ chỉ trả lời Trung Quốc thôi mà không trả lời người dân của chính họ.

Chính phủ đã không làm tròn nghĩa vụ trả lời cho người dân thấy họ sẽ bảo vệ chủ quyền như thế nào.

Không phải tất cả các hành động của chính phủ đều có thể công bố được nhưng ngoài tuyên bố lần một của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Nguyễn Minh Triết về chủ quyền, người ta không thấy các bài xã luận chính thức giải thích chính sách, không thấy các quan chức sẵn sàng chấp nhận những lời mới tới nói chuyện với giới sinh viên.

Quan điểm của tôi là người ta cần ủng hộ các cuộc biểu tình vì họ điền vào chỗ trống khi mà chính phủ không làm cho người dân tin tưởng, bản thân họ không tin dân và họ là những người ngạo mạn.

'NGẠO MẠN'

BBC: Câu hỏi đặt ra là sự ngạo mạn đó từ đâu mà ra?

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại đại hội Đảng Cộng sản hồi đầu năm nay

Lãnh đạo Việt Nam bị tố cáo 'ngạo mạn' và khinh dân

GS Carl Thayer: Bởi vị họ cầm quyền mà không bị thách thức. Họ nghĩ rằng họ có tính chính danh khi được Đảng bầu ra để đại diện cho cả dân tộc, và điều này cũng không bị thách thức.

Hơn nữa họ có hệ thống chính trị trong đó họ có thể kiểm soát được thông tin trong khi các chính sách của họ không bị thử thách. Đó là lý do họ ngạo mạn. Họ cho rằng chỉ họ có trí khôn để ứng phó với Trung Quốc. Không ai khác có thể cải thiện chính sách bằng cách bình luận hoặc phân tích các dữ kiện.

Sự ngạo mạn xuất hiện vì họ không bị thách thức. Ở bên trong Đảng thì có, nhưng ở bên ngoài thì không. Dân chúng được coi là thần dân chứ không phải là người có quyền tham gia.

Khi xã hội phát triển...không thể có chuyện người dân không được quyền có ý kiến về chính sách, về đường lối về đạo đức ứng xử của chính phủ. Chính phủ có quyền giữ kín những dữ kiện nhưng không thể làm như vậy đối với chính sách và đường lối.

BBC: Từ những gì ông nói thì có nghĩa là người dân cũng chịu trách nhiệm đối với hành vi hiện nay của chính phủ vì họ đã im lặng và không thách thức những gì chính phủ làm?

GS Carl Thayer: Cái chính ở đây vẫn là chính phủ. Những người cộng sản tin vào việc huy động dân và tạo sự đồng thuận lớn nhưng họ đã không làm như vậy. Họ ngạo mạn khi họ không đếm xỉa tới dân và không muốn giải thích với người dân tại sao cách họ giải quyết vấn đề với Trung Quốc hiện nay là hiệu quả.

Cũng có thể họ không muốn công chúng biết tới sự thật bất tiện. Rất có thể, và tôi tin là chính phủ đang chia rẽ trong chuyện đối phó với Trung Quốc. Đây là vấn đề phức tạp và [chia rẽ] cũng là chuyện bình thường.

Việt Nam nhấn mạnh tới 'đại đoàn kết' nhưng trong cách ứng xử với Trung Quốc thì điều này là không thể đạt được. Và nó càng khó đạt nếu chính phủ cứ giữ sự im lặng vì sợ mất lòng Trung Quốc trong khi lại không để ý gì tới người dân.

Và các cuộc biểu tình này cũng nói lên điều đó. Nó là cơ hội để những người không đồng tình với chính phủ nêu ra quan điểm của họ.

Tôi là người theo truyền thống dân chủ tự do và ủng hộ quan điểm 'tôi không đồng ý với những gì anh nói, nhưng tôi sẽ dùng mạng sống của tôi để bảo vệ quyền được nói của anh'.

Khi tôi đi ra đường và người ta đưa cho tôi truyền đơn, tôi không xé nó đi và vất xuống đất. Kể cả khi tôi rất ghét những truyền đơn đó, tôi vẫn có thể lịch sự từ chối, hoặc tôi sẽ vất nó vào thùng rác sau khi nhận.

Tôi phải tự kiềm chế bản thân và có thể tôi bất đồng quan điểm với người khác nhưng không phải trở thành thù địch.

Đó là cách tôi được nuôi dạy.

BBC: Như vậy nó cũng còn liên quan tới chuyện người ta được giáo dục thế nào nữa?

GS Carl Thayer: Đúng vậy. Việt Nam nói rằng họ muốn trở thành nước giàu có, công bằng văn minh, và nhiều thứ khác. Văn minh ở đây chính là tôn trọng lẫn nhau, hiểu rằng chúng ta có những ý kiến khác nhau.

Và có những lúc chính phủ có quyền thực hiện những chính sách của họ và chúng ta không thể dùng bạo lực để chống lại. Cũng có thể có người muốn có hành động bất tuân dân sự - khi mà họ cố tình phạm luật để bị bắt và thu hút sự chú ý của công luận tới quan điểm của họ.

Khi người dân xuống đường ở Hà Nội và có cảnh sát đi theo, các đại biểu quốc hội đáng ra phải có mặt để làm vùng đệm giữa hai bên.

Đây là một thái cực và có lẽ Việt Nam còn chưa sẵn sàng cho những trường hợp này.

Nhưng thái cực khác là Việt Nam vẫn cứ tiến hành chính sách ngoại giao của họ nhưng người dân có thể không đồng ý với chính sách đó.

Việt Nam nhấn mạnh tới 'đại đoàn kết' nhưng trong cách ứng xử với Trung Quốc thì điều này là không thể đạt được. Và nó càng khó đạt nếu chính phủ cứ giữ sự im lặng vì sợ mất lòng Trung Quốc trong khi lại không để ý gì tới người dân.

Tôi nghĩ chính phủ cần giải thích nhiều hơn, tiếp xúc nhiều hơn, nghe dân nhiều hơn. Mà người dân có biểu tình vì dân chủ đâu, họ đặt vấn đề về Trung Quốc đấy chứ.

BBC: Ông từng nói về chuyện các đại biểu quốc hội có thể can thiệp vào các cuộc biểu tình và cho người dân thấy tiếng nói của họ được để ý tới. Ông nghĩ sao về chuyện thiếu vắng các đại biểu quốc hội trong những cuộc biểu tình ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh?

GS Carl Thayer: Tôi nghĩ rằng nó cho chúng ta thấy cải cách chính trị ở Việt Nam đang chậm tiến và không theo kịp thay đổi trong xã hội.

Theo tôi, các đại biểu đáng ra phải xuất hiện ở các cuộc biểu tình và nói chuyện với người dân và khi Quốc hội khai mạc, các đại biểu cần phát biểu ý kiến của mình.

Họ có thể không đồng ý với những người biểu tình và nói lý do tại sao. Đó là chuyện bình thường.

Quốc hội Việt Nam

Ông Thayer nói ông ngạc nhiên khi không có đại biểu quốc hội nào của Việt Nam tới bảo vệ những người biểu tình đã bầu ra họ

Các đại biểu khác cũng có thể đứng lên bày tỏ quan điểm.

Nhưng hệ thống chính trị Việt Nam không cho phép người ta thể hiện ý kiến như thế.

Khi người dân xuống đường ở Hà Nội và có cảnh sát đi theo, các đại biểu quốc hội đáng ra phải có mặt để làm vùng đệm giữa hai bên.

Kể cả khi biểu tình là trái luật thì liệu cảnh sát có cần đánh đập những người biểu tình hòa bình để thực thi luật đó không?

Hay là Việt Nam nên theo gương Singapore và mở ra công viên để người dân có thể ra đó biểu tình hợp pháp?

Như vậy họ không phải tới các đại sứ quán nước ngoài, những nơi mà ở ngay cả những nước dân chủ cũng được bảo vệ và người biểu tình phải giữ khoảng cách để tránh đại sứ quán có thể bị gây hại.

Nhưng điểm chính ở đây là tôi không thấy đại biểu nào trong số hơn 500 đại biểu quốc hội có mặt ở những nơi có biểu tình. Điều lạ lùng là các đại biểu quốc hội không coi mình là đại diện cho toàn dân, những người đã bỏ phiếu cho họ, trong đó có những người đi tham gia biểu tình.

Thế có nghĩa là người dân chỉ đi bỏ phiếu thôi, và sau đó không được nói gì thêm nữa.

* Sức ép bên ngoài

BBC: Ông có thực sự nghĩ là Trung Quốc để ý tới các cuộc biểu tình ở Việt Nam đến thế không?

GS Carl Thayer: Không. Trung Quốc đổ hết lên đầu chính phủ Việt Nam những gì đi ngược lại ý muốn của họ về chính sách hay chủ quyền, kể cả chuyện thay đổi sách giáo khoa liên quan tới các bản đồ biển đảo. Họ liên tục dọa nạt Việt Nam giống như vụ Đạt Lai Lạt Ma, Trung Quốc liên tục dọa nạt tổng thống [Hoa Kỳ] với hy vọng một ngày nào đó tổng thống sẽ khuất phục và để ý tới ý muốn của Trung Quốc.

Trung Quốc có cách nói cửa miệng là một vấn đề gì đó "làm tổn thương người dân Trung Quốc", nhưng nó cũng làm tổn thương cả người dân Việt Nam nữa.

Trung Quốc luôn tìm đủ mọi cách để gây sức ép đối với Việt Nam. Tôi đã hỏi thẳng [các quan chức Việt Nam] chuyện tại sao Trung Quốc lại phản đối ông Phạm Bình Minh (con trai cựu Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch - tên thật là Phạm Văn Cương) làm ứng viên vào chức bộ trưởng ngoại giao.

Câu trả lời là qua các kênh khác nhau, Trung Quốc nói rằng họ không thích ông [Phạm Bình Minh].

Người ta không cho tôi biết câu chữ cụ thể của Trung Quốc, nhưng đây là chuyện thật lạ lùng. Và chúng ta cũng biết chuyện gì xảy ra với ông Nguyễn Cơ Thạch.

Do vậy những đồn đoán về bí thư các tỉnh phía bắc mà ông nghe thấy [cựu bí thư một số tỉnh giáp biên giới với Trung Quốc sẽ về giữ những chức vụ quan trọng ở Hà Nội] cũng là một phần của sức ép từ phía Trung Quốc.

Họ sẽ làm tất cả để Việt Nam cuối cùng phải chịu thua. Nó cũng giống như mưa rơi xuống đá, dần dần đá cũng mòn.

Họ sẽ làm tất cả để Việt Nam cuối cùng phải chịu thua. Nó cũng giống như mưa rơi xuống đá, dần dần đá cũng mòn.

Người ta nói rằng tất cả các nước đều bình đẳng nhưng không phải vậy. Trung Quốc là kẻ bắt nạt và họ hành động như vậy.

Có lần tôi ở Washington và một nhà ngoại giao Trung Quốc hỏi tôi có hài lòng không khi hai anh em trai trong một nhà đánh nhau. Câu trả lời của tôi rất dài, nhưng tôi nói ngay từ đầu là hai nước các ông [Trung Quốc và Việt Nam] đã đồng ý năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình và tôi muốn các ông tôn trọng lẫn nhau và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

Thứ trưởng Phạm Bình Minh (phải)

Thứ trưởng Phạm Bình Minh (phải) đón Ngoại trưởng Đức sang thăm Việt Nam

BBC: Khi Trung Quốc gây sức ép đối với Nhà Trắng, thường họ khó đạt được gì, trong khi đó Việt Nam là nước nhỏ hơn và chuyện Trung Quốc gây sức ép thành công là có thể hiểu được?

GS Carl Thayer: Trong trường hợp Australia, chúng tôi có một công dân Australia sinh ra ở Trung Quốc và làm việc cho công ty khai thác mỏ ở Trung Quốc. Ông Stern Hu bị Trung Quốc bắt và bị tố cáo phạm tội gián điệp thương mại.

Phe đối lập Australia cũng làm đúng những gì mà người biểu tình ở Việt Nam làm, đó là gây sức ép đối với chính phủ.

Chính phủ [Australia] gặp tình thế khó khăn. Nếu họ to tiếng với phía Trung Quốc thì ông Stern Hu sẽ bị trừng phạt thêm. Còn nếu họ phản đối lặng lẽ thì sẽ bị cáo buộc là không làm gì.

Nhưng rồi một bộ trưởng Trung Quốc nói họ "nghe thấy tiếng ồn ào từ phía Nam", ám chỉ sự phản đối từ [phe đối lập] Australia.

Và trong một thời gian sau đó các bộ trưởng Australia đã có lịch sang thăm Trung Quốc nhưng những người phía tương nhiệm Trung Quốc không tiếp.

Khi đó ông Kevin Rudd là Thủ tướng và khá cứng rắn với Trung Quốc. Trung Quốc cũng nặng tay [trong vụ Stern Hu].

Đáng ra chúng tôi có lẽ nên xử lý mọi việc lặng lẽ hơn. Phe đối lập quá to tiếng khiến chính phủ không thể im lặng [Australia đã triệu đại sứ Trung Quốc tới gặp]. Còn khi chính phủ nêu vấn đề thì Trung Quốc bảo đó là sự can thiệp vào công việc nội bộ và ông Stern Hu chịu hậu quả.

Ông ấy Bấm bị kết án và gia đình ông không được phép rời Trung Quốc. Nó cũng cho thấy giới hạn của những gì Australia có thể làm được.

BBC: Trở lại chuyện những hành động cứng rắn của cảnh sát Việt Nam, họ không chỉ làm vậy với người dân Việt Nam mà còn cả với phóng viên và nhà ngoại giao Hoa Kỳ. Như vậy có nghĩa là sức ép của Washington đối với Việt Nam về chuyện cải thiện quyền con người đã thất bại. Họ thậm chí không thể bảo vệ công dân của chính họ ở Việt Nam chứ chưa nói tới bảo vệ công dân Việt Nam?

Vấn đề ở đây là chúng ta có cảnh sát mặc sắc phục và đeo phù hiệu và số hiệu là để phòng trường hợp họ làm gì sai trái thì chúng ta biết đó là ai [nhưng Việt Nam lại dùng cảnh sát mặc thường phục].

Việt Nam cũng bỏ nhiều tiền vào mua mũ bảo hiểm cho cảnh sát, đệm bảo vệ, roi điện, hơi ngạt...để đối phó với các cuộc biểu tình mà hầu hết là ôn hòa.

Cảnh sát khiêng người biểu tình hôm 17/7 ở Hà Nội

Giáo sư Thayer nói cảnh sát VN cần học cách khiêng người cho lên xe mà không cần đá vỡ đầu họ

Vì vậy Việt Nam cần xem xét việc sử dụng bạo lực quá mức và không cần thiết.

Họ cần học kinh nghiệm của các nước văn minh để bốn cảnh sát có thể khiêng một người biểu tình lên xem mà không cần đá vỡ đầu họ.

Tất cả những sắc phục cảnh sát và áo giáp là để bảo vệ trật tự chứ không phải là giấy phép để ra đường và đánh người vì người ta không thể đánh lại.

Đó là điều đáng buồn và không thể chấp nhận được.

Vai trò của họ không còn mang tính trung hòa nữa.

Họ không còn chỉ có nhiệm vụ đảm bảo trật tự nữa mà còn có mục đích chính trị là trấn áp những tiếng nói bất đồng.

Họ cũng không phải chịu trách nhiệm vì báo chí Việt Nam không được chụp ảnh, đưa tin. Không ai có thể lên tiếng một cách có hiệu quả với chính quyền để dừng tình trạng tàn bạo của cảnh sát.

Họ không phải làm những chuyện như vậy để chấm dứt biểu tình, họ có thể thực hiện điều đó ôn hòa hơn và cần được đào tạo để làm như vậy.

Các cảnh sát cũng phải đeo số hiệu và phù hiệu để người dân có thể tố cáo nếu họ làm sai.

Quan hệ quốc phòng Việt - Mỹ hiện nay chỉ có tính biểu tượng thôi, không có gì về thực chất cả.

Nhưng rồi cũng không có cơ quan độc lập nào để điều tra họ cả.

Còn về quan hệ Việt - Mỹ, tôi nghĩ người ta nói hơi quá về quan hệ quốc phòng giữa hai nước. Đại sứ Hoa Kỳ mãn nhiệm [Michael Michalak] đã nói rõ là đừng trông chờ có cải thiện trong quan hệ quốc phòng [với Hoa Kỳ] cho tới khi có cải thiện về tình trạng nhân quyền [ở Việt Nam].

Ngay cả đại sứ mới cũng sẽ không thay đổi chính sách và quốc hội cũng sẽ không thay đổi. Một nghị sỹ quốc hội Hoa Kỳ còn nói thẳng với tôi là ông ấy ghét cộng sản.

Quan hệ quốc phòng Việt - Mỹ hiện nay chỉ có tính biểu tượng thôi, không có gì về thực chất cả.

Và nếu tình trạng trấn áp tiếp tục, chính quyền [của tổng thống Barack] Obama rồi sẽ phải thể hiện quan điểm và quan hệ với Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng.

Bởi vậy đây là lúc Việt Nam nên nhẹ tay với người biểu tình.

BBC Vietnamese