Thứ Hai, 31 tháng 8, 2009

Sám hối từ cuộc chiến

Chính giới và dư luận châu Âu ngày nay đã vượt qua rất xa những mặc cảm dân tộc có từ Thế Chiến Hai trong tinh thần đánh giá đúng sự thật, gồm cả phần tự hào và đáng xấu hổ.

Trước ngày kỷ niệm 70 năm Đại Chiến Thế Giới lần thứ hai vào tháng 9 năm nay, các quốc gia Đức, Anh, Pháp, Ý, Ba Lan, Ukraine và cả Nga cùng nhìn lại cuộc chiến thảm khốc nhất của châu lục trong thế kỷ 20.

Đặc biệt, cũng là nhờ sự chấm dứt của Bức màn sắt đúng 20 năm trước các xã hội châu Âu có cơ hội đối thoại một cách dân chủ và bình đẳng, khiến những hồi ức đau thương nhất được hóa giải trong giao lưu giữa các dân tộc.

Nhìn thẳng sự thật

Ngày 1/09/1939, chiến dịch Fall Weis do Adolf Hitler tung ra để tấn công Ba Lan nhưng mục tiêu cuối cùng là để tiêu diệt các dân tộc Đông Âu, lập không gian sinh tồn cho nòi giống 'thượng đẳng Đức', dự kiến lan đến tận rặng Ural của Nga.

Chế độ Hitler đã giết có tổ chức hàng triệu người Do Thái châu Âu trong lò hơi độc.

Người Slavơ, người Di Gan, tù binh chiến tranh và bất cứ ai chống lại chế độ phát-xít, kể cả người Đức đủ mọi tầng lớp đều bị bắt, giam cầm và giết dần trong các trại tập trung khét tiếng.

Cũng ngày 1/09/1939, ngay sau khi ra lệnh nổ súng đánh Ba Lan, Hitler ký một sắc lệnh khác áp dụng ngay trong nước Đức, cho bắt và giết tất cả những ai tàn tật và bị bệnh tâm thần, bất kể lứa tuổi, để làm 'trong sạch chủng tộc'.

Sự tàn bạo vô bờ bến của chế độ Hitler đã được không ít người Đức ủng hộ với niềm tin vào ảo tưởng xây dựng một đế chế nghìn năm dựa trên bạo lực, khoa học thuần tuý, vô nhân tính và thuyết phân biệt chủng tộc mù quáng.

Thế Chiến 2 cũng là dịp để chế độ Stalin ở Liên Xô tung quân đánh chiếm các dân tộc nhỏ bé, từ vùng Baltic đến Trung và Nam Âu, tiêu diệt không nương tay mọi tầng lớp bị cho là không phù hợp với mô hình giai cấp kiểu cộng sản.

Chính sự tự tin và lòng dũng cảm khiến giới trí thức châu Âu vượt qua được mặc cảm cố chấp dân tộc chủ nghĩa.

Nguyễn Giang

Nhiều dân tộc như người Tartar, Chechnya bị đầy ải hàng loạt sang Siberia vì lý do 'an ninh'.

Stalin cho giết 20 nghìn tù binh Ba Lan ở vùng rừng Katyn và đổ cho phát xít Đức.

Nhưng ngày nay, châu Âu đã rút ra bài học từ cuộc chiến và có sự sám hối dũng cảm.

Trước hết là tại Đức, giới truyền thông đã làm rất nhiều để chính người Đức biết được cha ông họ đã gây ra Thế Chiến.

Truyền hình Đức dựng phim tài liệu nói về nguyên nhân cuộc chiến, với chi tiết về tội ác chiến tranh được mô tả lại công bằng.

Báo Franfurter Allgemeine Zeitung phỏng vấn với người dân vùng nay là Ukraina bị sư đoàn SS Galizien đốt phá và giết hại tháng 2/1944.

Trước ngày lễ 1/09 năm nay tại Westerplatte, Gdansk của Ba Lan với sự tham gia của lãnh đạo Đức, Nga, Anh, Pháp, Ba Lan v.v. chừng 140 trí thức và văn nghệ sĩ Đức đã công bố thư ngỏ gửi người Ba Lan để nói về trách nhiệm của hai chế độ phát xít và cộng sản đã gây ra thế chiến.

Trả lời Newsweek, ông Wolfgang Templin, người chủ xướng ra lá thư ngỏ đó, nói rằng người châu Âu ngày nay cần nêu bật sự nguy hại của hiệp ước Ribbentrop-Molotov năm 1939, mở màn cho chiến tranh.

Là một nhà hoạt động đối lập thời Đông Đức nhưng cũng từng là cựu đảng viên cộng sản và cộng tác viên với Stasi, ông Templin nói đến tinh thần cùng chịu trách nhiệm về một châu Âu chung, hướng về tương lai và cảnh tỉnh với cách mưu toan chính trị của những nước lớn gây thiệt hại cho các nước nhỏ.

Tại Nga, dù chính quyền vẫn muốn dùng hồi ức về Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại để duy trì chính danh quyền lực dựa trên tự hào lịch sử, có không ít trí thức Nga đã nói thẳng đến trách nhiệm của Liên Xô thời Stalin trong cuộc chiến.

Sử gia Nikolai Svanidze đã gọi Stalin là 'kẻ sát nhân' và tiếng nói của ông không hề đơn lẻ.

Giáo hội Chính thống Nga cũng chia sẻ ý kiến nói sự thật về 'chế độ Bolshevik đẫm máu' với các dân tộc trong Liên bang Xô Viết trước đây.

Còn với bên ngoài, một phần dư luận Nga cũng hiểu rằng chế độ mà Liên Xô áp đặt đối với chính các dân tộc khác sau năm 1945 dần dần bị coi là 'chiếm đóng', hoặc ít nhất là đã cô lập hóa và kìm hãm bước tiến văn minh của những nước vùng Baltic và Trung Âu.

Tháng Hai 1945, Anh đánh bom Dresden làm hàng ngàn người chết

Tại Anh, đã từ lâu, công lao cứu quốc của Winston Churchill được ca ngợi nhưng sách báo và truyền hình, gồm cả BBC cũng không né tránh phần 'tội' của ông.

Đó là lệnh cho không quân Hoàng gia Anh ném bom xăng xuống Hamburg và Dresden, thiêu sống hàng vạn thường dân Đức.

Tại Pháp, người ta đã và vẫn còn bàn luận về vai trò đáng xấu hổ của chế độ Petain cộng tác với Đức trong các vụ vây bắt người Do Thái.

Chấp nhận cả hai

Nói như sử gia Ba Lan Pawel Machcewicz thì hồi ức lịch sử của một dân tộc luôn có cả phần tự hào và phần đáng xấu hổ và ta phải chấp nhận cả hai.

Ông cho rằng người Ba Lan đã đủ trưởng thành để bỏ đi bức tranh đen-trắng 'Ba Lan chiến đấu anh hùng, chịu đau thương', thiếu các sự kiện có thật như một tiểu đoàn cảnh sát Ba Lan được phát-xít Đức huấn luyện đã tham gia bắn giết người Ukraine.

Hàng nghìn thanh niên Ba Lan gốc thiểu số miền núi Slask cũng gia nhập quân đội phát-xít dù là bị cưỡng bức.

Người Ba Lan không phải ai cũng cứu giúp Do Thái, thậm chí còn có vụ như dân ở Jedwabne giết và cướp người Do Thái cùng làng.

Nói tóm lại, trong một cuộc chiến, ai cũng có thể là nạn nhân mà cũng rất dễ trở thành thủ phạm và tòng phạm cho tội ác, hoặc vì hoàn cảnh, hoặc cố ý.

Anh hùng dũng sĩ của cộng đồng này có thể lại là kẻ phản bội hay hay đồ tể đối với cộng đồng khác.

Nói như thế không phải để xóa nhòa mọi tội ác và hạ thấp mọi biểu tượng mà để có một suy tư sâu hơn, nhân bản hơn khi nhìn vào chiến tranh.

Trong một châu Âu thống nhất ngày nay, giới truyền thông và trí thức hiểu rất rõ rằng tự tôn dân tộc có nguy cơ chia rẽ, phân biệt chủng tộc, thậm chí dẫn tới chiến tranh.

Cuộc chiến Việt - Trung 1979 còn nhiều điều chưa được kể

Ngược lại, mặc cảm tự ti mang tính chủng tộc, tôn giáo cũng dễ đẩy số đông vào vòng tay của những 'lãnh tụ' cực đoan.

Ví dụ gần nhất của Srebrenica năm 1992 hay chiến sự Kosovo càng khiến người ta tin rằng thông cảm và đối thoại hòa bình là cách tốt nhất để hóa giải mâu thuẫn.

Dân tộc và lịch sử

Chính sự tự tin và lòng dũng cảm khiến giới trí thức châu Âu vượt qua được mặc cảm cố chấp dân tộc chủ nghĩa.

Thế Chiến 2 cũng diễn ra tại châu Á-Thái Bình Dương và làm hàng triệu người thiệt mạng.

Nhưng tại châu Á, cho đến giờ hai nước lớn nhất tham gia Thế Chiến là Trung Quốc và Nhật Bản vẫn còn tranh cãi về sự thật lịch sử gần 70 năm về trước.

Thậm chí, với các cuộc chiến về sau này, như xung đột biên giới Việt Trung 1979, việc đánh giá cũng chỉ nước nào biết nước đấy, có khi còn chẳng được công khai.

Có phải các thể chế châu Á tham lam, muốn ôm hết phần hay, phần đẹp về phía mình khi đánh giá quá khứ?

Theo thiển ý, không phải vì người dân châu Á không muốn biết sự thật mà vì chính giới và các nhân vật có trách nhiệm chưa đủ độ tự tin để tạo điều kiện cho cuộc đối thoại.

Đó là chưa kể hồi ức lịch sử vẫn còn bị sự dụng vào mục tiêu chính trị trước mắt.

Cách làm đó dễ tạo đà cho nguy cơ chiến tranh trong tương lai.

Nguyễn Giang

BBC Vietnamese

Từ Miến Điện đến Bắc Triều Tiên, các chế độ độc tài "dỗ ngọt" Tây phương

Tuần báo Le Courrier International trên trang châu Á đăng lại hai bài phân tích của đồng nghiệp Miến Điện The Irrawaddy, tờ báo đối lập phát hành tại Thái Lan và đồng nghiệp Hàn Quốc Chosun Ilbo tuy sự kiện khác nhau nhưng có cùng một kết luận.

The Irrawaddy nhắc lại sự kiện thượng nghị sĩ Mỹ Jim Webb trong vòng công du châu Á đã đến Miến Điện và đã được gặp tướng Than Shwe và lãnh đạo đối lập đang bị quản thúc Aung San Suu Kyi. Chính quyền Miến Điện còn làm một cử chỉ nữa là trả tự do cho  John Yettaw mới vừa bị kết án 7 năm tù, và cũng là người tạo cơ hội cho chính quyền quân sự kéo dài thời gian cô lập giải Nobel hòa bình 91.

Khi các chế độ độc tài chìa bàn tay thân thiện

Theo giới thạo tin, thì những cử chỉ làm đẹp lòng thượng nghị sĩ Mỹ chỉ nhằm mục đích xoa dịu Tây phương vào lúc tổng thống Obama sắp công bố chánh sách mới đối với Miến Điện. Trên thực tế thì tập đoàn quân sự tin tưởng vào sự ủng hộ của Trung Quốc nên Hoa Kỳ chỉ là hàng thứ yếu trong bảng xếp hạng quyền lợi của Miến Điện.

Tuy vậy, Than Shwe biết rõ tuy Bắc Kinh cung cấp vũ khí cho quân đội Miến Điện nhưng cùng lúc  yểm trợ chính trị cho các sắc tộc đấu tranh ở vùng biên giới. Bắc Kinh lo ngại xung đột vũ trang sẽ đẩy hàng trăm ngàn người Miến Điện chống chế độ chạy sang Trung Quốc lánh nạn.

Do vậy, là một cao thủ cờ vua, tướng Than Shwe có lẽ muốn bắn tín hiệu với Trung Quốc là ông ta có thể "khởi động một bước hòa dịu với Mỹ". Tuy nhiên, một nhà báo Miến Điện lão thành mĩa mai rằng : tình hình chế độ lệ thuộc vào Trung Quốc về quân sự, kinh tế ,thương mại, chưa kể đến ống dẫn khí đốt xuyên Miến Điện đến Vân Nam, đã quá chặt chẻ như cô gái 20 tuổi đã trót mang thai. Cô ta rất khó mà bỏ rơi tác giả để chạy theo người khác.

Trước khi Miến Điện trả tự do cho công dân Mỹ John Yettaw, thì tại BắcTriều Tiên cũng diễn ra một sự kiện tương tự. Kim Jong Il tiếp cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton và thả hai nữ phóng viên. Sau đó, chế độ này tiếp lãnh đạo tập đoàn Hyundai Hàn quốc và trả tự do cho một nhân viên làm việc tại đặc khu kinh tế Kaesong.

Báo Chosun phân tích là các tin vui này rơi xuống vào lúc Kim Jong Il không che dấu ước nguyện muốn hòa với Mỹ để cứu lấy chế độ. Ông ta muốn chứng tỏ với cộng đồng quốc tế là chế độ đã thay đổi, chìa bàn tay thân thiện với Hoa Kỳ và thông báo tín hiệu một trang sử bang giao mới.

Chiến thuật của Iran

Tại Iran, chính quyền hồi giáo cũng có cùng chiến thuật, truy tố một nữ sinh viên Pháp về tội gián điệp để trả thù Paris. Các chế độ độc tài có cùng một thủ đoạn : bắt giam những người có tinh thần tự do để sĩ nhục các nền dân chủ.

Một nữ sinh viên Pháp Clotilde Reiss đón sinh nhật 24 tuổi trong tù với tội danh gián điệp. Tuần báo Pháp le Nouvel Observateur dành ba trang tìm hiểu về "gián điệp kỳ thú này". Tội của cô là mẹ mất sớm, và qua người vú nuôi là người Iran cô yêu tiếng Ba Tư và muốn tìm hiểu thêm về nến văn hóa này. Cho nên cô không do dự khi có cơ hội sang quê hương của người mẹ thứ hai vừa học thêm vừa làm giảng sư tiếng Pháp.

Khi biểu tình chống bầu cử gian lận xảy ra cô tham gia, ghi lại hình ảnh qua điện thoại di động và gởi mail cho bạn bè một cahcs công khai. Giabns điệp nguy hiểm gì mà trong các điện thư cô thông báo chương trình nghĩ hè và chào bạn bè bằng lời « bisou » tức hôn má theo truyền thống Tây Âu.

Cô gái trẻ này, theo tuần báo cánh tả Pháp đã bị phe hồi giáo cực đoan trù dập để trả thù nước Pháp đánh giá cuộc bầu cử Iran không được công khai.

Bên cạnh Clotilde Reiss, chính quyền Iran còn bắt nhiều phụ nữ khác người Iran như một thông điệp cảnh cáo Tây Phương lẫn những nhà dân chủ trong nước.

Bài xã luận của tuần báo L’Express  tóm ý được chiến thuật của các chế độ độc tài qua tựa "Con tin, cả một niềm tuyệt vọng". Tác giả nhận định rằng chỉ trong vòng có vài ngày người ta thấy một cựu tổng thống Mỹ đến Bình Nhưỡng làm vài động tác nghiêng mình để đổi lấy tự do cho hai nữ phóng viên, một thượng nghị sĩ Mỹ đến Miến Điện để chuộc tự do cho một công dân ngưỡng mộ lãnh đạo đối lập.

Dùng con tin làm món hàng đổi chác 

Con tin là phương tiện hiệu quả nhất để các chính quyền bị thế giới khinh khi làm món hàng đổi chác và sĩ nhục các nền dân chủ. Bắt người đưa ra tòa, rồi buộc họ nhận đủ mọi thứ tội. Sau đó chính các nước dân chủ phải cám ơn "lòng nhân đạo" của các tên bất lương, hay thái độ "khoan hồng" của những tên bạo chúa.

Các chế độ này chỉ cần đàn áp  một vài đối tượng công dân, tạo xúc động trong công luận. Thế là công luận taị các nước dân chủ buộc nhà nước của họ phải can thiệp. Giới lãnh đạo phải nghe theo nếu không sẽ bị mất điểm mất phiếu.  Con tin trở thành nhược điểm của các chế dộ dân chủ. Tác giả kết luận : Kẻ thù của chúng ta biết điều đó. Còn chúng ta thì sao ?                              

Tiếp tục quan tâm đến nạn nhân các chế độ độc đoán tại Á châu, tuần báo cánh tả Le Nouvelle Observateur dành  4 trang để nhắc lại cuộc tranh đấu của bà Aung San Suu Kyi mà tuần báo này gọi là « người phụ nữ can đảm ». Ngay từ lúc mới hứa hôn, bà và vị hôn phu, một giáo sư người Anh đã có linh tính là một lúc nào đó hai người phải hy sinh hạnh phúc riêng tư khi quyền lợi đất nước của bà đòi hỏi.

Cuộc đàn áp đẫm máu phong trào dân chủ năm 1988 đã đưa người phụ nữ trẻ tuổi chân yếu tay mềm vào cơn lốc chính trị với gần 18 năm tù đày và quản thúc trong thời gian 22 năm qua tính từ khi bà trở về nước thăm mẹ bị bệnh nặng.

Trung Quốc và vụ đàn áp luật sư Hứa Chí Vĩnh 

Nói đến Miến Điện, không thể không điểm qua thời sự Trung Quốc. Le Nouvel Observateur, dưới chân dung của luật sư Hứa Chí Vĩnh, nhà báo Olivier Wang phân tích hai sự kiện đang diễn ra tại Trung Quốc. Một mặt, chính quyền điều tra hay trừng phạt một loạt cán bộ cao cấp tham ô, mặt khác trấn áp giới luật sư bảo vệ nhân quyền và bênh vực dân oan.

Đối với sự kiện thứ nhất, nhà phân tích Pháp gốc Hoa cho đây là một thủ đoạn chính trị nội bộ. Bắt một thị trưởng kiêm trùm mafia Trùng Khánh hay xử tử cựu chủ tịch tập đoàn quản trị 30 phi trường trong đó có phi cảng quốc tế Bắc kinh thật ra là chiến dịch thanh trừng nội bộ. Hồ Cẩm Đào chặt tay chặt chân các đối thủ tiềm tàng để chuẩn bị đại hội đảng 2012 chứ mục đích thực không phải bài trừ tham ô gì cả. Tay chân của họ Hồ lo sợ quyền lực rơi vào phe khác.

Đấu đá trên thượng tầng lãnh đạo còn được thể hiện qua hành động trấn áp xã hội công dân tạo ra hiện tượng thứ hai là trù dập các luật sư có tinh thần độc lập.

Hứa Chí Vĩnh, giáo sư Luật 36 tuổi và hiệp hội tư vấn luật Công Minh của ông bị chiếu cố vì dám bênh vực nạn nhân thấp cổ bé miệng kiện tụng các tập đoàn doanh nghiệp sản xuất sửa nhiểm độc dưới sự bao che của cán bộ cao cấp trong nhiều năm dài . Công Minh còn dám hậu thuẩn nạn nhân Tây tạng , Tân cương bị chế độ đàn áp.

Câu hỏi đặt ra là tại sao chính quyền Trung Quốc tấn công giới luật gia sau khi trù dập giới đấu tranh cho dân chủ như giáo sư Lý Hiểu Ba, nhà báo Hồ Giai ? Le Nouvel Observateur phân tích là chính quyền này lo sợ xảy ra một phong trào đấu tranh theo mô hình Công đoàn Đoàn Kết tại Ba lan làm đảng cộng sản mất hết quyền lực.

Họ bị tê liệt khi nghĩ đến kịch bản phong trào dân oan tìm được người phát ngôn, tức là qua giới luật sư bảo vệ. 2009 là năm Đảng kỷ niệm 60 năm ngày lên nắm  quyền. Mà theo tử vi Trung hoa thì 60 năm là một chu kỳ. Bằng mọi giá đảng phải vượt qua chốt thời gian biểu tượng này.

Nhưng một vấn đề khác được đặt ra là khi nhà nước bằng mọi giá làm nãn lòng người dân muốn dựa vào pháp luật để giải quyết tranh chấp trong xã hội thì làm cách nào xây dựng một nhà nước pháp trị như đã hứa ? Thêm vào đó khi nạn nhân của tệ nạn lạm quyền không thể nào dựa vào pháp luật hoặc tổ chức thành hiệp hội để tranh đấu ôn hòa thì làm cách nào tránh khỏi bùng nổ bạo lực ?

Liên quan đến một bộ phận cộng đồng Việt Nam tại Pháp, bài phóng sự Sainte-Livrade trên dòng Mekong của báo Ý Diaro được đăng lại trên  Courrier international. Bài báo dài là một bức tranh buồn thảm về cuộc sống của 1600 con người gốc Việt và con cháu của họ trong sáu mươi năm qua, tại một ngôi làng mà thưc tế là một trại lính bỏ hoang. Họ được chính quyền thuộc địa Pháp đưa về đây sau khi Điện Biên phủ thất thủ.

Sau bao thăng trầm, những người còn sống vẫn gọi nơi chốn hoang sơ này nằm giữa Toulouse và Bordeaux, là tiểu Saigon.

Trong khi đó hai cô bé Việt khác là Jade 5 tuổi và Joy 1 tuổi tươi mát, hạnh phúc đứng cạnh cha mẹ nuôi trên trang bìa rực rở của tuần báo Paris Match. Chắc quý thính giả cũng đoán biết đó là hai đứa con nuôi của cặp vợ chống ca sĩ nổi tiếng Johnny Hallyday và Laeticia.

Cuối cùng, Tuần báo Le Journal du Dimanche báo động về khả năng dịch cúm A/H1N1. Dịch bệnh lây lan với "vận tốc thật nhanh" tại nhiều quần đảo thuộc lãnh thổ hải ngoại của Pháp.

RFI Việt ngữ

Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2009

NGẮC NGOẢI VINH & CHẾT NHỤC & HẤP HỐI THƠM THO

Ông nhà văn kiêm triết gia Vương Văn Quang, ngoại hiệu là Bulldog, trong tuần qua phải lên thớt để quý vị lương y mổ xẻ tim gan phèo phổi chi đó. Trong tình cảnh tấm thân mỏng manh đang thập phần ẻo lả và có nguy cơ về chầu tổ, ông vẫn bật lên những dòng tức cảnh sinh tình. Xin đăng lại từ talawas bài này của ông và cầu mong ông qua cơn nguy biến.

Ảnh: "bộ đội cụ hồ" nguyễn tiến trung nhập ngũ trong sự  quan tâm đặc biệt của 1 "bạn dân".


Buổi sáng hôm nghe tin Lê Công Định bị bắt, chưa hiểu đầu cua tai nheo, chỉ biết rằng một tình cảm lập tức ùa vào ngập tràn hồn tôi: đó là sự bàng hoàng! Bàng hoàng đến rã rời. Trời ơi, tại sao, tại sao, tại sao… Tại sao người ta lại có thể đầy ải một con người như vậy vào chốn lao tù? Một con người ưu tú, một đại diện của giới “intelligentsia” trẻ, một con người rất, rất có thể là một nhân tố thúc đẩy đất nước này sánh vai với các cường quốc năm châu như lời Hồ Chủ tịch dạy thiếu niên nhi đồng năm xưa?

Sau khi Lê Công Định xuất hiện trên truyền hình đọc bản nhận tội, thi sĩ Bùi Chát nhắn tin cho tôi: “Anh thất vọng về Lê Công Định quá” (tôi và Bùi Chát, vì ai cũng tranh làm anh nên đều xưng anh với nhau). Tôi nhắn tin trả lời: “Em không nên bắt ai cũng là anh hùng. Vì anh hùng luôn là của hiếm. Chưa kể vụ việc đầu cua tai nheo ra sao ta còn chưa hề biết. Và quan trọng hơn nữa, ta là ai, là cai thá gì mà đòi hỏi người này phải thế nọ, người nọ phải thế kia?”. Chát lại nhắn: “Ừ, anh cũng công nhận điều đó, nhưng anh ước gì Công Định được như Công Nhơn (Nhân), hay một phần Công Nhơn thì hay biết mấy” (Chát thích phát âm theo phương ngữ Nam bộ mặc dù trong huyết quản hắn còn đầy máu chiêm trũng Thái Bình trên tầu há mồm.) Tôi nhắn lại: “Em ạ, dân ta hiện có khoảng tám sáu triệu người. Anh không cần ai cũng giống, cũng khí phách như Công Nhân, thậm chí chỉ là một phần nhỏ, rất nhỏ thôi. Anh chỉ cần chừng 2%, nhắc lại nhé: hai phần trăm con người có tư tưởng và khí phách tương đương như Công Nhân, thì khiêm tốn nhất cũng có thể khẳng định rằng Việt Nam chúng ta là đất nước tự do, văn minh và giầu mạnh vào loại nhất nhì khu vực ĐÔNG-NAM-BẮC Á – tất nhiên không sánh với mấy ông Tây Á – Trung Cận Đông – Vùng Vịnh, chuyên móc bùn móc đất lên đổi Bảng Anh với Dollar. Nhưng đó chỉ là vấn đề kinh tế. Còn dân trí, văn hóa, chúng ta sẽ vượt họ xa lắc. Ta chẳng hề chủ quan mà nói thế.”

*

Cũng trong thời gian đó, trên talawas blog xuất hiện một bài viết của một tác giả lớn tuổi, ông lớn gấp đôi tuổi tôi – tiếc rằng tôi cũng có quen biết ông mà không góp ý được cho ông. Tôi tôn trọng ông về tuổi tác. Tôi cũng nên tôn trọng chính kiến của ông. Thậm chí, tôi nên tôn trọng ngay cả sự ngây ngô bốc đồng của ông ta nữa. Ông khoe ông đã hoàn tất một bài thơ để ca ngợi Lê Công Định, nhưng khi thấy Lê Công Định đọc bản nhận tội, xin khoan hồng, ông đã nổi giận đùng đùng vo viên bài thơ ném đi và ông cảm thấy như ông đã bị phản bội. Ông viết ra giấy trắng mực đen như thế. Thật lòng, tôi thương ông. Ông đã quá nhiều tuổi đời, mà bản lĩnh đối nhân xử thế cũng như bản lĩnh chính trị ông còn (nói thì bảo xấc, nhưng sự thật là như vậy) kém thằng con trai tôi.

Cũng cần nói thêm. Tôi ham vui, “xong sớm nghỉ sớm” nên con tôi năm nay đã sắp hết năm hai đại học. Nói cho công bằng, đến cử nhân ở Việt Nam còn chẳng hơn lợn con bao nhiêu, năm hai đại học mang ra khoe chẳng bõ xấu mặt. Ấy thế nhưng mà thằng cu này nó lại có cái đáng để khoe, bởi nó khác chúng bạn ở điểm: nó quan tâm tới các vấn đề xã hội, chính trị, văn hóa hơn các trò bắn đì đùng như StarCaft, Halflife, Audition hay chatchit với show hàng qua webcam. Và (khổ thân nó) lại rất thích triết. Làm thơ thì vào loại khá hay (càng khốn nạn thân nó). Từng lọt vào tới chung khảo (1 trong 5 tác phẩm lọt vòng chung kết) một cuộc thi thơ coi như lớn nhất Việt Nam hiện nay, năm 1988. (Lẽ ra, cháu phải ăn giải nhất, bởi những người biết thẩm thơ đều công nhận điều đó, vì độ chênh với 4 cuốn còn lại… hơi bị xa xôi. Nhưng cháu nó không ăn giải vì “can tội” trong thơ cháu hơi nhiều “phân bò”, “tử cung”, “huyệt mộ” v.v. Thôi thì bắt chước nói theo kiểu bác Hoàng Ngọc Hiến: Cái Việt Nam mình nó thế.)

Đến lần này, sau khi đọc bài: “Những nhà dân chủ thích sống nhục” thì cháu trở nên trẻ con thật sự, không hề đáng mặt trang nam tử 19 tuổi tí nào khi mà cháu bừng bừng đỏ mặt tía tai, đá thúng đụng nia rồi hét lên: “Ông ta ngồi khểnh, gãi… ấy bên Ba Lan, uống bia Bỉ, rồi ông vỗ ngực vỗ mông, ông kết án ai, sỉ nhục ai, mạt sát ai thế nào mà chả được. Ông anh hùng thế sao ông không về Việt Nam mà dấn thân? Sao ông không về Việt Nam mà làm dân chủ để chết vinh, để khi dựa cột phút giây thiênganh còn gọi Bác ba lần, rồi còn tranh thủ mà thò chân vào lịch sử để thơm cho con cháu? Cho con cháu được dịp đánh bóng lư đồng mỗi khi giỗ Tết?”

Thú thật, tôi không nghĩ cháu nói sai, nhưng tôi phải mắng át đi. Rằng đây không phải chuyện của con. Rằng đây không phải vấn đề con quan tâm (tuy rằng tôi coi cháu như bạn, chẳng mắng mỏ to tiếng bao giờ), vì dẫu sao, cháu cũng đã 19 tuổi. Tôi không muốn cháu bức xúc vì những chuyện không đáng. Nhưng thật bất ngờ, đợi cho tôi hùng hổ quát lác xong xuôi, cháu điềm đạm hỏi tôi: Vậy theo bố, đây là chuyện dành cho ai quan tâm? Là chuyện của ai? Của người Hàn Quốc chăng?

Tôi ớ người. Ớ thật sự. Và, tôi còn có thể nào thốt lên dù chỉ là nửa lời? Trong đầu tôi hiện lên một hình ảnh vô cùng bi đát, thằng con tôi, đẹp giai ngời ngời, mắt kính cận lòi tói đang dán vào những viên gạch sỉ to vật vã có tên, nào Hiện tượng học tinh thần, nào Phê phán lí tính thuần túy…, rồi những viên gạch thẻ nhè nhẹ hơn về trọng lượng từ các lò có tên J. Sartre đến M. Heidegger, rồi Freud, K. G. Jung, chán chê thì la liếm sang Kierkegaard, Edmund Husserl, rồi lang thang vật vờ qua M. Foucault, Roland Barthes… Cỡ gạch thẻ 2 lỗ như Bàn về tự do của J. Stuart Mill hayThế giới như tôi nhìn thấy của A. Einstein thì nó ngấu nghiến như phở bò Bát Đàn hay bánh dầy Quán Gánh. Nói nó thông làu là ngoa ngôn, là bốc phét, có thể đọc 10 nó chưa hiểu 1, nhưng oái oăm thay, đó lại là ý thích của nó. Cứ những cục gạch to tổ bố mang tên “philosophy” là nó vồ lấy gặm lấy gặm để. Hiểu đọc đã đành, không hiểu cũng đọc luôn. Mà tai quái là càng không hiểu nó lại càng đọc! Đấy, một thanh niên như vậy, (nói dại và trộm vía) chính là một hình mẫu đầy tiềm năng vào một ngày đẹp trời nào đó sẽ lên ti vi, cầm tờ giấy có nội dung: vi phạm luật 88 BLHS và lại đỏ mặt thỏ thẻ xin nhà nước CHXHCNVN khoan hồng.

Mắt tôi chợt cay xè và mồm đắng như uống nhầm nhựa đường. Tôi có phải con người đúng nghĩa không? Và tôi đang sống ở đâu đây? Xứ phù thủy độc ác trong truyện thần thoại chăng?

Đấy là tôi còn chưa muốn kể ra một serie những lập luận của cháu, những lập luận hoàn toàn tư biện nhưng vô cùng thuyết phục, nó cũng khiến một thằng già vừa ngu vừa bựa như tôi thầm cảm phục. Và kết luận của cháu là gì: Là cái tình hình làng xã Việt Nam, với những người đấu tranh, rồi bị bắt, bị đưa ra làm hề, theo cách nhìn, cách đánh giá của các “chuyên gia phân tích trời Tây” và các nhà tiên tri phỏng đoán trời Ta thật không hình ảnh so sánh nào đắc địa hơn cái hình ảnh, ếch ngồi đáy giếng và phán rằng, trời xanh kia to đúng bằng cái vung.

*

Trường hợp của Nguyễn Tiến Trung thì quả là một trò hề. Trò hề vừa vụng vừa nhạt. Và hơn hết, nó tỏ ra vô cùng rẻ tiền. Cực kì rẻ tiền. Rẻ tiền, nhạt nhẽo, tựa như những chương trình hài vẫn phát trên TV nhà nước vậy. Thứ hài mà khi xem khiến ta nổi da gà, vì… xấu hổ. Đây là xấu hổ thay. Nói theo các cụ là: “Người dại để lồn người khôn xấu hổ”.

Một thanh niên có trình độ, cộng với bản tính khá điềm đạm, vậy mà trong hơn một năm quân ngũ, anh luôn phải “bật như tôm” (từ lóng, chỉ hành vi chống lệnh), kiên quyết từ chối không đọc 1 trong 10 lời thề của Quân đội Nhân dân Việt Nam, chính  là lời thề đầu tiên, lời thề thứ nhất: Thề trung với Đảng [Cộng sản]. Tôi tin chắc rằng, trên thế giơi này, không có một thứ quân đội nào lời thề đầu tiên là thề trung thành với một đảng phái chính trị. Quân đội nào cũng vậy thôi, kể cả quân đội trên sao Hỏa, tôi tin chắc như thế! Lời thề đầu tiên là phải trung thành và bảo vệ đất nước. Đây là một lí lẽ không thể chối cãi. Không thể và không có cơ sở tranh luận. Chưa kể, đây là lời thề mà Đảng CSVN tự tiện thay đổi so với nội dung 10 lời thề của QĐNDVN do đích thân Hồ Chủ tịch soạn thảo. Và nó luôn là như vậy: Trung với nước/Hiếu với dân… Trong khi đó, giờ đây, người ta bắt quân đội của một quốc gia cất lên lời thề đầu tiên là thề trung thành với một đảng phái chính trị. Vô hình chung, người ta đặt đảng phái của một thiểu số người cao hơn Tổ quốc, cao hơn Đất nước, cao hơn Dân tộc. Điều này có thể lọt tai ai đây?

Và Trung đã bị kỉ luật lên kỉ luật xuống, hành lên hành xuống (chính đồng đội của Trung kể), mà kỉ luật của Quân đội Nhân dân Việt Nam thì biết rồi. Ai đã từng đi lính, từng xem lính bị kỉ luật thì mới biết đủ trò… vui. Vui một cách cay đắng. Vui một cách khốn nạn. Ví dụ: Vi phạm kỉ luật: gánh nước giếng từ chân đồi lên đỉnh đồi (Quả đồi đât đỏ cao chừng 20 m, trời mưa, đường lép nhép khó đi, dép cao su sút quai liên tục, thùng loại 20 lít. 2 thùng = 40 lít = 40 kg. Và việc tất yếu là anh lính nọ “vồ ếch” liên tục. Vồ ếch là té, là ngã, là đổ nước tóe tòe loe. Lại quay lại múc) sau đó lại gánh lên đỉnh đồi để đổ cho đầy… một rổ nước. Tôi, kẻ viết bài này đã từng được xem một “xen” như vậy. Đó là vào năm 1988, đơn vị lính nọ đóng tại Ba Vì (Hà Tây cũ), tôi đi cùng thằng bạn, lên thăm anh nó đóng quân tại đó. Chuyện thật trăm phần trăm, không đùa bỡn chút nào. Tất nhiên, rổ nước cũng sẽ đầy, đó là khi B hay C trưởng (thường là C trưởng) ngồi chán quá, phẩy tay phán: Đầy rồi.

Hơn một năm được tôi luyện trong môi trường quân đội, mà không chỉ tôi luyện “suông”, Trung còn “bật như tôm” để liên tục lãnh án kỉ luật, và anh chàng vẫn không khuất phục. Vậy mà chỉ vài ngày vào cơ quan an ninh, Nguyễn Tiến Trung ta bỗng trở nên yểu điệu thục nữ, liễu yếu đào tơ, đài các thanh tao, thỏ thẻ oanh vàng tỏ tình nhận tội ngọt xớt.

Liệu đây có phải là một kiểu logic?

*

Trở lại vụ Lê Công Định. Khi đó, ngoài người bạn hiền của tôi, sau khi làm một bài lục bát để ca ngợi anh Tô Vĩ Dọ lấy thân chèn pháo, nhưng chưa kịp công bố trên tờ Văn nghệ thì anh đã bị phản bội phũ phàng. Tên Lê Công Định tuổi trẻ tài cao đẹp giai như sĩ điều đã vội phản bội mà không nhận lấy bài thơ của anh, thật phí! Trong cái bản Symphony khá dở và ồn ào đó, tôi thấy nổi lên giai điệu cung minor của cây Cello vô cùng liêu trai huyền hoặc, nhưng cũng không kém phần… đanh thép, cây Cello cung Mi thứ mang tên Phạm Thị Hoài. Chữ tỏ tình là tôi “thuổng” trong cái cung Mi thứ huyền hoặc ấy của chị (mà trong bài viết này tôi cũng có dùng).

Tôi không muốn bình luận gì nhiều cái danh hiệu “Những nhà dân chủ thích sống nhục”. Bởi giữa tôi và anh Đức có đôi chút thân tình. Hơn nữa, bình luận nó, tôi chỉ phệt không tới ba dòng thì cái luận điệu đầy bồng bột và đầy chất bé thơ kia sẽ không thể đứng vững. Nôm na: nó là quả tạ đặt trên cọng bún. Nếu muốn “sống nhục”, Tiến Trung hoàn toàn vẫn là một nhà “dân chủ nhớn”, “xếp sòng” của THTNDC, đàng hoàng tiếp kiến từ Tổng thống Mỹ, tới Thủ tướng Canada, lại bắt tay đá chân Chủ tịch Liên hiệp EU, đồng thời với tấm bằng thạc sĩ, Trung hoàn toàn có thể sống và làm việc thoải mái tại Paris hoa lệ. Với từng đấy cái gạch đầu dòng, sao anh ta phải sống nhục nhỉ? Quả là khó hiểu!

Về anh Lê Công Định. Anh là một trí thức sáng giá, một luật sư tiếng tăm, nếu thật sự anh là thứ “… ấu trĩ, nông nổi về tư duy cách mạng, ngựa non háu đá, ảo tưởng, thích nổi tiếng vớ vẩn, bạc nhược,” thì quả thật, chẳng cần thêm bất cứ chút cố gắng nào anh đã đầy đủ những cái gọi là “nổi tiếng”. Văn phòng riêng hoành tráng, vợ hoa hậu, nhà nằm trong khu quí tộc đất Sài thành, thỉnh thoảng buồn tình quẳng lên BBC những bài viết cực kì sang trọng, cực kì chất lượng (anh Đức có thể tìm, và đọc lại), sự “nổi tiếng” chẳng cần làm thêm trò gì anh cũng đã có. Thậm chí có… hơi bị nhiều. Một trí thức học vấn đầy mình như anh mà còn ấu trĩ, nông nổi, ngựa non háu đá ư? Điều này e rằng mang ra kể với học sinh vùng sâu vùng xa cấp tiểu học chúng nó cũng khó mà tin nổi.

Khi sự việc anh Lê Công Định tỏ tình với nhà nước Việt Nam, xin tha đét đít, rất, rất nhiều người cay đắng, phẫn nộ. Họ đòi hỏi Lê Công Định phải như Phù Đổng Thiên Vương, hay chí ít cũng là Sơn Tinh núi Tản với dương vật vắt vai thì mới hài lòng. Tại sao chúng ta không dành vài giây để nghĩ rằng, chúng ta đều là người, người trần mà thôi?

Ngược chút thời gian, một nhân vật cũng lên TV tỏ tình xin tha đét đít, nhưng có vẻ như công luận không mấy quan tâm tới. Bởi vậy họ chưa bắt bà cưỡi mây hay cưỡi hạc. Đó là bà Trần Khải Thanh Thủy. Sau khi tỏ tìnhrất đỗi nồng nàn, vài tháng sau, chàng nhà nước cũng rộng lòng buông háng thả bà, đặng để bà đi bộ về đoàn tụ với chồng con. Nhưng chỉ không lâu sau đó, cửa nhà bà trở thành cái hố xí công cộng, cái chuồng chồ hai lỗ (tôi dùng toàn từ Bắc nghe cho nó gợi). Gia đình bà cứ dùng cơm với những thứ mùi đó, đảm bảo sẽ khỏe, sẽ mang đầy tính giai cấp, đỡ tốn tiền mua thức ăn. Trường hợp của bà Thanh Thủy, anh Đức gọi là gì đây?

Kết luận: Thật lòng, tôi sẽ không mất công gõ tới từng này chữ, nếu cái tựa đề bài viết của anh Đức xuất hiện trên báo CAND, hay ANTG. Nhưng cơ khổ, nó lại ưỡn ẹo nằm chình ình trên talawas, cho nên tôi đành lòng mà cầm… ấy vậy.

© 2009 Vương Văn Quang

© 2009 talawas blog

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2009

Bức tường ô nhục Berlin đã sụp từ 20 năm trước thế mà cũng kéo theo một Osin ở Việt Nam hôm nay. Bi hay hài?

BỌN MAFIA VÀ NHỮNG NGƯỜI LÀM CÁCH MẠNG

Truyện Bố Già của Mario Puzo mở đầu bằng một vụ xử án bất công, thấy rõ:

“Amerigo Bonasera có việc ra Toà, Toà Đại hình Nữu Ước, Phòng 3 để nghe công lý phán xét, trừng trị hai thằng khốn can tội bạo hành, toan cưỡng dâm con gái lão. Ngài Chánh án uy nghi, bệ vệ vén áo thụng đen làm như sắp đích thân ra tay trị hai thằng nhãi ranh đang đứng xớ rớ trước Toà. Giọng ngài sang sảng, lạnh tanh:

- Tụi bây hành động như những quân côn đồ tồi tệ nhất. Tụi bây làm như thú dữ ở rừng vậy! Cũng may mà cô bé đáng thương kia chưa bị tụi bây xâm phạm tiết hạnh, bằng không thì mỗi đứa 20 năm chắc… Xét vì tụi bây còn nhỏ, chưa có tiền án và con nhà đàng hoàng… Vả lại xét vì luật pháp đặt ra chẳng phải để trả thù nên toà tuyên phạt mỗi đứa 3 năm tù, cho hưởng án treo!
………

Bonasera nghiến răng nghe nỗi đắng cay trào lên nghẹn họng. Lão đưa chiếc khăn tay trắng lên bụm chặt miệng, ngó hai thằng khốn đi tà tà trở ra. Mặt chúng tươi rói, chúng tỉnh bơ không thèm nhìn lão một phát. Đành đứng trơ ra vậy. Cha mẹ chúng tò tò đi theo: hai cặp vợ chồng Mỹ trạc tuổi lão, bề ngoài Mỹ rặt bẽn lẽn ra mặt nhưng ánh mắt vẫn cứ vênh váo ngầm…

Lão quyết định tìm tới cố nhân Corleone, tốn bao nhiêu thì tốn…”

“Tìm tới cố nhân  Corelone,” lão Bonasera không phải chi một đồng nào nhưng hai cậu nhóc “con nhà đàng hoàng” vẫn bị xử lại (và xử đẹp) cấp kỳ bằng một trận đòn thừa sống thiếu chết:

“Đàn anh Paulie xỏ đồ nghề vô tay mặt, biểu diễn quả đấm đồng trang bị mấy hàng gai 2 ly cho cậu Jerry coi chơi. Mỗi tuần nó đến võ đường dượt 3 lần, đập có thằng giữ thì còn gì là mặt mũi? Chát… chát… chát… là xong phần mặt. Thằng hộ pháp bèn xốc bổng lên, chìa bụng cậu Jerry ra cho đàn anh vung tay quạt. Bịch… bịch… Nó buông ra là cậu nằm một đống, trước sau vừa vặn 6 giây.

Hai đứa quay sang cậu Kevin. Tụi nó đâu có đấm bằng tay? Quạng là quạng bằng cả sức người lao theo nên bung ra một đòn là có thịt rách và xương gãy, đứng ngoài nghe cũng thấy.

Cỡ năm bảy giây sau thì Kevin được buông tha. Nằm nhũn ra, mặt mũi bầy hầy.”

Hai cậu Jerry và Kevin, nghe đâu, nằm nhà thương cả tháng. Từ đó về sau, hễ thoáng thấy đàn bà con gái (nói chung) và đám di dân gốc Ý (nói riêng) là hai cậu lảng  đi chỗ khác chơi liền. Cho ăn kẹo cũng không dám buông lời tán tỉnh hay chọc ghẹo bâng quơ, đừng nói chi đến chuyện sàm sỡ như trước nữa.

Trận đòn, ngó bộ, hơi bị nặng tay. Tụi Mafia, rõ ràng, là có khuynh hướng trọng nữ khinh nam. Đụng tới phự nữ là tụi nó nổi giận cấp kỳ, và phản ứng (có phần) quá đáng.

Hồi tháng 11 năm 2007 vừa rồi, cảnh sát Sicily mới tìm được (trong sào huyệt của ông trùm Salvatore Lo Piccolo,) “Mười điều răn” (Ten Commandments) của đám Mafia địa phương. Đọc xong, quí bà và quí cô đều phải xuýt xoa và tấm tắc khen:

- Phải kính trọng vợ.

- Không được dòm ngó vợ bạn.

- Không được lem nhem về tiền bạc.

- Luôn giữ đúng hẹn.

- Không bao giờ nói dối.

Thiệt, có một thằng con hay thằng rể ăn ở và cư xử mực thước (quá cỡ) như vậy thì ai mà không hãnh diện chớ? Lỡ nó có dính tới băng đảng Mafia “chút xíu” thì cũng đã chết ai đâu nào? Thằng nhỏ có hung dữ, đánh đập ai ở ngoài đường thây kệ, miễn nó “kính trọng vợ con” và “không dòm ngó tới vợ bạn” (và em vợ mình) là yên bụng rồi – đúng không?

Điều răn thứ IV mới thiệt là quí hoá. Đọc mà mát ruột mát gan: “Don’t go to pubs and clubs” (Không được chàng ràng ở quán bia ôm hay quán nhậu). Phải vậy chớ. Đ… má, tui ghét nhứt là cái thứ đàn ông mà mở miệng ra là chửi thề, hoặc tu bia, hay nốc rượu ào ào. Thiệt là mất cảm tình hết sức!

Trong phần lời tựa của cuốn Bố Già, bản Việt ngữ, dịch giả Ngọc Thứ Lang còn cho biết thêm đôi điều lý thú khác nữa:

“Nhiều tư liệu gần đây về Mafia và ‘The Godfather’ cho chúng ta biết rằng nhân vật ‘Bố Già”’ngoài đời chính là Don Vito Cascio Ferro, một trong những thủ lĩnh quan trọng đầu tiên của giới Mafia Ý di cư sang Mỹ… Nhưng đối với bạn bè, thân quyến, ‘Bố Già’ gần như là một đấng toàn năng có thể cứu họ thoát khỏi những thế kẹt và nỗi oan ức mà ngay cả luật pháp cũng chẳng gỡ được. Ông đúng là ‘Mafia’ theo cái nghĩa nguyên thủy của nó thuở ban đầu hình thành, nơi ẩn náu.”

Những người ở trong “thế kẹt” và có “những nỗi oan ức” phải tìm đến Bố Già nhờ giúp đỡ (phần lớn) là những di dân nghèo khổ, không được pháp luật Hoa Kỳ – vào hồi đầu thế kỷ XX – che chở (đúng mức) khi cần. Như thế, băng đảng Mafia “thuở ban đầu hình thành” – xem chừng – với rất nhiều khí khái và thiện ý: đứng với kẻ ở thế cô, và sẵn sáng cứu khổ – phò nguy.

Đảng Cộng sản Việt Nam cũng “khởi nghiệp” với những tuyên ngôn và khẩu hiệu nghe (tử tế) tương tự. Họ hô hào chống lại áp bức, bất công, kỳ thị… Nhờ vậy, họ vận động được quần chúng – kể cả những thành phần thiểu số, “ở vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng” – nổi dậy “giành lấy chính quyền về tay nhân dân.”

Nhân dịp kỷ niệm 64 năm cuộc Cách mạng tháng Tám thành công, ký giả Đoan Trang – trong một bài phỏng vấn, đọc được vào hôm 18 tháng 8 năm 2009, trên tuanvietnam.net – gọi đây là “Cuộc khởi nghĩa của những người tay không.” Bà Đoan Trang quả là… khéo nói. Nghe (thiệt) lãng mạn hết biết luôn.

Chỉ có điều đáng phàn nàn là sau khi “những người tay không” nắm được  quyền bính trong tay thì họ (tức khắc) hành xử như một đám côn đồ. Thử  nhìn cách họ đàn áp “những người (vẫn) tay không” thuộc những sắc dân thiểu số “ở vùng xa vùng sâu, vùng căn cứ cách mạng” coi:

“Từ mờ sáng, từng đoàn người Thượng già trẻ trai gái vai mang gùi, lưng địu con cùng tựa lưng sát cánh bên nhau túa tràn vào trung tâm các thành phố Pleiku, Buôn Mê Thuột, Kon Tum…  Để ngăn chặn đoàn người ở các nơi đến điểm hẹn, công an tại các tỉnh nói trên đã huy động công nhân người Kinh trong những xí nghiệp, những cơ quan hành chính, các đoàn thanh niên CS và công an giả dạng thường dân ùa ra tấn công vào đoàn người Thượng đang trên đường đi. (Đăm So – “Người Thượng trên Cao Nguyên: quả bom nổ chậm.”)

Theo lời ông Phạm Thế Duyệt – Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc – trong một cuộc phỏng vấn dành cho vietnamnet.vn (vào ngày 17 tháng 4 năm 2004) thì đây cũng là chuyện nhỏ thôi, không có gì để mà phải làm rầm rĩ:

“Chỉ có hai người trong số những người cố ý gây rối trật tự công cộng bị chết do chính họ ném đá vào nhau. Ngoài ra, còn có vài chục người bị thương trong các cuộc ẩu đả lẫn nhau.”

Ít xịt hà, má ơi.

Thằng chả quên nói thêm rằng những kẻ ném đá chính là “công an giả dạng thường dân,” còn “hai người chết” và “vài chục người bị thương” thì mới là “thường dân thứ thiệt.” Chiến thuật “con ngựa thành Troy,” tất nhiên, không chỉ áp dụng đặc biệt với những sắc dân thiểu số. Đây là cơ hội đồng đều (equal opportunity) dành cho tất cả mọi giới người – không phân biệt giới tính, nghề nghiệp, sắc tộc, tôn giáo… gì ráo trọi.

Đọc thử một đoạn trong “Bản lên án của Liên hiệp Âu châu” thì biết:

“Ngày 3 tháng 5: Ông Nguyễn Văn Thơ và ông Lê Văn Sóc, Hội trưởng và Phó Hội trưởng Giáo hội Phật giáo Hoà Hảo Truyền thống ở tỉnh Đồng Tháp, bị Toà án tỉnh Đồng Tháp tuyên án 6 năm tù mỗi vị; Anh Nguyễn Văn Thuỳ (tự Tam), Tổng vụ Thanh niên PGHH TT tỉnh Vĩnh Long, 5 năm tù; và bà Dương Thị Tròn, Hội trưởng Hội đoàn Phụ nữ Từ thiện PGHH tỉnh Đồng Tháp, 4 năm tù ở.  Tất cả bị bắt vì phản đối công an giả thường dân đánh đập 20 tín đồ Phật giáo Hoà Hảo đi dự một đám tang về…”

Mới đây, qua RFA – nghe được vào hôm 29 tháng 6 năm 2009 – Thiện Giao có bài tường thuật “Tu viện Bát Nhã tại Lâm Đồng bị ‘xã hội đen’ tấn công”:

“Bắt đầu từ thứ Bảy, 27 tháng Sáu, và kéo dài đến khuya 28, rạng sáng 29 tháng Sáu, nhân chứng nói rằng thanh niên xã hội đen, có khi lên đến 200 người, kéo vào đập phá và đòi đuổi khoảng 400 tăng sinh đang tu tập theo pháp môn Làng Mai tại tu viện Bát Nhã, xã Dambri, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.”

Hai tháng sau, trên Việt Báo – số phát hành vào ngày 7 tháng 8 năm 2009 – nhà báo Vi Anh cho biết “Cộng sản xúi hận thù Công giáo”:

“Một đòn ác đức nhứt của CS Hà Nội trong vụ Tam Toà là cho công an giả dạng thường dân, dùng côn đồ để đánh đập giáo dân hầu chia rẽ lương giáo, xúi giục hận thù Công Ggáo…  Tưởng cũng nên nhớ công an, dân quân, dân phòng của nhà cầm quyền CS giả dạng thường dân đã từng cả trăm lần cầm hung khí, gậy gộc có chuốt cạnh, đánh dân oan ở Vườn hoa Mai Xuân Thưởng, ở Sài Gòn, Mỹ Tho trước sự hiện diện của cán bộ ủy ban, công an CS đứng thị thiền cho đánh thay vì can thiệp bảo vệ an ninh, trật tự và sinh mạng của người dân.”

Mà “công an giả dạng thường dân” không chỉ xuất hiện trong những vụ “khiếu kiện đông người” thôi đâu. Chiến thuật “quần chúng tự phát” còn được áp dụng đối với những cá nhân bất đồng chính kiến – cùng với những phương tiện (cũng hoàn toàn tự phát) và có thể sử dụng ở mức… đại trà – theo lời  tường thuật của ông Lê Anh Dũng, đọc được trên talawas, vào hôm 20/08/2009:

“Cứt không còn được dùng theo kiểu ngẫu hứng, thủ công cá thể, mà cứt được thu thập một cách có tổ chức, chứa trong sọt để có thể quăng, ném một cách dồi dào; sự chuẩn bị, hiệp đồng được công an đóng chốt tại chỗ nắm vững. Đây không còn là hành xử của một chính quyền mà là cách hành xử của một bọn lưu manh, hạ cấp chiếm đóng chính quyền.”

Tôi không biết khi đề cập đến “bọn lưu manh, hạ cấp” – trong đoạn văn thượng dẫn – ông Lê Anh Dũng muốn ám chỉ đến ai. Tôi chỉ thầm mong ông ấy không bị lầm lẫn (hoặc đánh đồng) Đảng CSVN với những băng đảng Mafia – như rất nhiều người khác – thôi.

Thời gian vừa qua, thiên hạ hay gọi đám người đang nắm quyền bính ở Việt Nam là “bọn Mafia” hay “băng đảng Mafia đỏ.”  Ý Trời, đừng có nói (đại) như vậy mang tội chết (mẹ) à nha.

Mafia đâu có hành động đê tiện dữ vậy. Tụi nó cũng cướp của, tống tiền,  khủng bố… nhưng đâu có ăn hối lộ, ăn chặn, và cướp đất của những người cùng khổ. Tụi nó cũng đâu có bao giờ phải “giả dạng thường dân” hay “ném đá giấu tay” như đám công an cách mạng. Khi cần, đám Mafia (dám) ném lựu đạn như không, chớ đâu có cái chuyện ném cứt – bẩn thỉu, dơ dáy, và đáng tởm vậy – như dân băng đảng ở làng Ba Đình, Hà Nội, đúng không?

Tôì bảo đảm rằng nếu các quí ông Trần Độ, Hoàng Minh Chính, Nguyễn Hộ… gia nhập bất cứ băng đảng Mafia nào, thay vì Đảng Cộng sản Việt Nam – chắc chắn – họ sẽ được đối xử tử tế hơn nhiều vào lúc cuối đời, nếu chưa muốn nói là sẽ được đàn em tuyệt đối kính trọng vì cách hành xử can trường và nghĩa khí.

Nếu bọn Mafia, đôi khi, phải làm những điều khuất tất, chả qua vì họ ở cái thế chẳng đặng đừng, của những người thất thế – ở bên lề xã hội. Chứ còn cứ mở miệng ra là “toàn thắng đã về ta,” và cứ “đi hết từ thắng lợi này đến thắng lợi khác” mà (đ… mẹ) cách hành xử thì kém xa bọn băng đảng xã hội đen thì coi sao được – mấy cha?

Tưởng Năng Tiến

Talawas

Thứ Tư, 26 tháng 8, 2009

Khi vị đại sứ 'khó chịu'


michalak.jpg

Cuối cùng thì ngài đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, Michael Michalak, cũng chính thức lên tiếng.

Ông được Reuters trích dẫn: "Chúng tôi thất vọng về việc VTV đưa tin một số công dân Việt Nam nhận tội về các hoạt động mà tại nhiều nơi khác trên thế giới là việc làm bình thường, những cuộc thảo luận bình thường nhằm củng cố nhà nước pháp quyền tại Việt Nam".

Hà Nội, ít nhất qua đoạn băng video lần thứ hai của luật sư Lê Công Định, trong sêri "nhận tội", đã để cho luật sư Định cung khai thoải mái về các tiếp xúc của giới ngoại giao và chính giới Hoa Kỳ với anh, và qua đó gián tiếp cho mọi người tự hiểu một điều tương tự như "Hoa Kỳ can thiệp vào nội bộ của Việt Nam".

Ngài Đại sứ đương kim Michalak cũng có tên trong số chính khách, các nhà ngoại giao đã tiếp xúc và trao đổi với luật sư Định, được nhắc tới qua đoạn clip được truyền thông nhà nước công bố rộng rãi.

Tất cả diễn ra vào thời điểm Hoa Kỳ hiện đứng đầu danh sách các quốc gia đầu tư vào Việt Nam. Tổngsố vốn đầu tư của Mỹ vào Việt Nam, trong 8 tháng đầu năm 2009, lên đến gần 4 tỷ Mỹ kim.

Như vậy thì người Mỹ khó chịu là đúng rồi, vừa mang tiền của vào một quốc gia, nhưng lại bị an ninh và nhà cầm quyền quốc gia đó "bóc mẽ" là can thiệp, kiểu "diễn biến hoà bình, lật đổ" này khác.

Thực hư ra sao còn phải bàn. Thế nhưng sau khi họ tỏ ra khó chịu như thế, thì liệu họ có tiếp tục vui vẻ "đổ tiền" và "xui con dân của họ" đổ tiền vào đầu tư ở nước anh nữa hay không nhỉ?

Riêng với ông đại sứ mà thời hạn nhiệm kỳ đáo hạn không xa, một trong những đợt về Hoa Kỳ gần đây của ông, tiếp xúc với Việt kiều tại Mỹ, ông này bị nhiều người Mỹ gốc Việt phản đối.

Họ cho ông là nhu nhược, đánh giá thấp chính sách cứng rắn của các nhà lãnh đạo tại Hà Nội, và đe dọa sẽ yêu sách đòi tổng thống Obama, quốc hội và Bộ ngoại giao Mỹ triệu hồi ông.

Thế nhưng, tạm gác mọi chi tiết khác sang một bên, có một điều mà Hà Nội, sau khi phát bóng tấn công đi, có vẻ đã nhận lại đường phản công khá nặng ký. Đó là khẳng định của ông Michalak, đại ý, cho rằng Hà Nội đã xử phạt các công dân của mình vì những hành vi mà ở các nước dân chủ khác lại là những bàn luận bình thường, hợp pháp.

Nói gì thì nói, người Mỹ vẫn có uy tín trên toàn cầu, và điều mà lâu nay họ không nói ra, có thể vì họ còn châm chước vì giao thiệp giữa anh với họ, nay họ đã cho thấy rõ quan điểm của mình.

Cuối cùng, còn một điều nữa mà dư luận nhiều nơi trong và ngoài nước có thể nghĩ tới, đó là khác biệt trong thái độ dè dặt, chiếu dưới của Hà Nội với Bắc Kinh so với kiểu hành sử dám "đánh vỗ mặt vừa rồi" của Hà Nội với người Mỹ.

Mới gần đây, người ta còn bàn tán chuyện các ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc tiếp tục bắt giữ, đòi tiền phạt, rồi Trung Quốc tuyên bố cấm đánh cá trong khu vực được tuyên thuộc lãnh hải của nước này (vùng tranh chấp liên quan tới Việt Nam), chưa hết, hải quân của Trung Quốc mạnh mẽ đi tuần, thị uy. Việt Nam thì cho một tàu hải quân sang Trung Quốc thăm viếng, để...đá bóng. Lần gần nhất, ngay tuần này thì hai Đảng lại cử cán bộ cấp dưới "họp bàn về tình hữu nghị và lòng tin".

Bắc Kinh hẳn phải vui lòng với chính sách ngoại giao "thân thiện" kiểu này, trong khi hài lòng với việc, người "anh em" của mình dám vỗ mặt, đánh tới tấp "con hổ giấy" Hoa Kỳ, dù đang sống nhờ đồng tiền đầu tư trực tiếp nước ngoài của chính chú Sam.

Quốc Phương (BBC)

Thứ Hai, 24 tháng 8, 2009

QUÂN TỬ VÀ CÔ GÁI

Việt Nam am hiểu và biết tôn trọng văn hóa lân bang, nói tới “quân tử” là nghĩ ngay đến một khái niệm trung tâm trong đạo làm người do nhà triết học thực dụng Khổng Khâu đưa ra.

Bài viết này không định giúp nước bạn nối dài cái “đạo” của người quân tử theo hướng tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ đó, để họ nghĩ mình ủng hộ thì cứ bình chân như vại mà tu thân tàm tạm, tề gia tiềm tiệm, trị quốc nhôm nhoam, cốt vươn dài cái vòi bạch tuộc ra mà bình thiên hạ là đủ!

Sở dĩ có bài kể chuyện thong thả này là nhân chuyện bà Rebiya Kadeer, một phụ nữ Tân Cương, tuy đã được thả ra khỏi nhà tù và lưu vong ra tới nước ngoài rồi, ấy vậy mà vẫn còn bị chư vị quân tử của “cố quốc” đuổi theo dọa nạt. Họ còn dọa nạt cả chính quyền nước chủ nhà đang đón tiếp bà Kadeer, và đón tiếp thân tình hơn hẳn cái xứ sở vẫn cho mình là dân chủ hơn thiên hạ cả triệu lần (đồng chí Lenin cũng có nói về vấn đề này rồi).

Mọi tình tiết trong những chuyện kể dưới đây đều lấy từ trang mạng của đài ABC nước Úc, xin công bố để bạn đọc dễ kiểm chứng: www.abc.net.au (họ không đặt tường lửa đâu, vào đọc rất dễ).

Rebiya Kadeer

Bà Rebiya Kadeer tại buổi chiếu mở đầu bộ phim tài liệu về cuộc đời mình trong Liên hoan phim Melbourne. (Ảnh: Paul Crock/Agence France-Presse — Getty Images)

Bà Rebiya Kadeer tại buổi chiếu mở đầu bộ phim tài liệu về cuộc đời mình trong Liên hoan phim Melbourne. (Ảnh: Paul Crock/Agence France-Presse — Getty Images)

Tại cuộc liên hoan phim quốc tế ở thành phố Melbourne nước Úc, mọi người được coi cuốn phim tài liệu về cuộc đời bà Kadeer. Tên bộ phim là Mười điều kiện của tình yêu. Mở đầu phim lại là hình ảnh bà Kadeer ngã vào tay bạn, và khóc nức nở: “Tôi muốn chết… Tôi muốn chết đi thôi!” Đó là hình ảnh khi bà Kadeer nhận được tin các con trai của bà bị bỏ tù ở Tân Cương, Trung Quốc vào năm 2006. Và cũng từ đó bà càng dấn thân hơn vào hoạt động đòi quyền con người cho tộc Uighur của mình.

Tộc người Uighur đang sống yên lành thì được Quân Giải phóng tới “giải phóng” cho! Cùng với sự “giải phóng” là làn sóng di dân người Hán ở khắp nơi tới Tân Cương, dồn người Uighur vào cảnh sống dở chết dở. Tôn giáo và các truyền thống văn hóa riêng bị xóa bỏ vì bị coi là “lạc hậu”. Trong cuộc Cách mạng Văn hóa do Mao phát động, gia đình bà Kadeer bị xếp vào hàng “kẻ thù giai cấp”. Đất đai bị tịch thu, gia đình bà bị đẩy đi định cư ở nơi khác. Ông nội và cha đẻ bà Kadeer vốn là các chiến sĩ tham gia cuộc cách mạng lập ra nước Công hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949, song cũng chẳng vì thế mà được “chiếu cố” tí gì. Cả hai cụ đều nhớ lại: “Ngay từ khi mười sáu tuổi, Kadeer đã bắt đầu nhận ra rằng nguồn gốc nỗi đau khổ là sự đối xử tàn tệ của chính quyền Hán tộc ở Bắc Kinh và cuộc chiếm đóng của người Hán ở Tân Cương“.

Con đường đấu tranh của bà Kadeer cũng lạ: nó không bạo động, nó phải tiến hành dần dần từ từ, trước hết bản thân bà phải học giỏi và phải làm kinh tế giỏi, để từ đó tìm đường giải phóng tộc Uighur của mình. Bà sớm trở thành người giàu thứ bảy của Trung Quốc thời hiện đại: và chính vì lẽ đó, năm 1992, giữa cao trào “đổi mới” khi “mèo trắng hay mèo đen đều quý, miễn là bắt được chuột”… Tuy nhiên, công việc kinh doanh của bà Kadeer cũng không như của mọi loại “mèo” khác. Bà đấu tranh và sống khác hẳn những vị anh hùng khắc khổ trong lịch sử. Bà dùng tiền để nâng cao đời sống người Uighur theo cách riêng: bà chi lót tay hối lộ cho các quan chức để cứu những người tù chính trị, bà xây Cửa hàng Bách hoá chuyên bán quần áo cho phụ nữ Uighur, bà khởi động Dự án Một ngàn Bà mẹ Gia đình, nhằm hướng dẫn chị em tộc Uighur đi vào con đường kinh doanh.[[i]]

Bà được “cơ cấu” vào Quốc hội nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa… Giá mà bà cứ ngồi yên vị ở đó ngậm miệng ăn tiền thì chẳng sao! Năm 1997, bà chứng kiến cảnh quân lính Trung Hoa đàn áp tàn sát dân chúng Tân Cương ở thành phố Gulja. Và bà đã có bài diễn văn nảy lửa tại Quốc hội. Các cán bộ cao cấp Tân Cương biết bà có ý định phát biểu, đã xúi bà từ bỏ ý định đó, vì việc làm này có thể dẫn bà vào nhà tù. Nhưng bà nói: “Còn gì phải nghĩ nữa? Những con người được công chúng biết đến và kính nể như chúng tôi phải có một chọn lựa. Đó là làm cho thế giới biết rõ chuyện gì đang xảy ra, dù biết rằng làm như vậy mình sẽ đưa chân vào tù hoặc ít ra cũng là bị đẩy đi một chốn khác. Nhưng tôi đã lựa chọn lập trường tranh đấu ấy.”

Con đường tranh đấu vẫn là hòa bình, không bạo động, như chính bà kể lại tại cuộc họp báo ở Úc hồi đầu tháng Tám năm nay (2009). “Tôi tìm cách hoạt động theo đúng luật pháp Trung Hoa. Tôi nghĩ rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ nhận ra mọi việc. Nhưng chính quyền Trung Hoa lại chỉ biết theo dõi tôi, ngăn cản tôi, và tìm cách giam giữ tôi. Có điều là, thật đáng tiếc, những việc họ làm đối với tôi, chỉ sau khi ngồi trong tù tôi mới nhận ra… ” [[ii]]

Năm 1999 (hai năm sau bài diễn văn tại Quốc hội “dân chủ”), bà bị xử tội “hoạt động chính trị lật đổ” và bị tù giam sáu năm, trong đó có hai năm biệt giam khốc liệt. Năm 2005, áp lực quốc tế giúp bà được thả và qua sống tại Hoa Kỳ. Nhưng trước khi được tha, bà được cảnh báo là phải ngừng mọi hoạt động đòi nhân quyền cho tộc Uighur, nếu không các con bà sẽ phải trả giá. Nhưng bà không thể nghe theo họ. Bà tiếp tục lên tiếng vạch trần mọi tội ác của chính quyền Bắc Kinh với tộc người Uighur ở Tân Cương. Kết quả là các con bà bị đánh đập và hai trong số đó bị bỏ tù. Nhưng bà nhìn nhận sự việc như sau: “Vào thời điểm nguy kịch trong lịch sử một dân tộc, có khi sự hy sinh phải đổ lên đầu một gia đình … đó là một sự hy sinh khủng khiếp, nhưng tôi phải đặt dân tộc lên trên gia đình thôi”.

Chuyến đi Úc

Các nhà điện ảnh có thiện cảm với bà Kadeer vì nhờ vai trò của bà mà họ biết đến cuộc sống của tộc người Uighur ở Tân Cương. Họ còn thấy cả sự đúng đắn trong cuộc đấu tranh ở đây.

Chính quyền Bắc Kinh đưa người Hán ồ ạt vào Tân Cương, bỏ mặc việc giải quyết những bất đồng về văn hóa, bỏ mặc việc xử lý những bất bình đẳng về kinh tế, nhắm mắt trước những bất công về chính trị và xã hội. Do đó, kết quả có thể được báo trước: sự hằn thù giữa hai dân tộc lớn – nhỏ. Chuyện đó đã xảy ra ở Tây Tạng và đã làm bùng phát những cuộc nổi dậy kéo theo là những cuộc đàn áp. Ngay giữa Bắc Kinh mà Đặng Tiểu Bình và Lý Bằng còn ra lệnh cho lính bắn như vãi đạn và cho xe tăng nghiền nát sinh viên biểu tình hòa bình và tuyệt thực để đòi dân chủ, thì hèm gì mà họ không “mạnh tay” hơn khi ở xa trung tâm? (Xin coi video dài 1 giờ 18 phút về cuộc đàn áp Thiên An Môn [[iii]]). Còn ở Nội Mông thì sao? Bạn hãy tìm đọc cuốn tiểu thuyết Tôtem sói của nhà văn Trung Hoa ký dưới tên giả Khương Nhung để tránh bị đàn áp: trong tác phẩm dài 800 trang (tiếng Việt do Trần Đình Hiến dịch), tác giả mô tả không cách gì khéo hơn và rành mạch hơn về sự thống trị ngu muội của người Hán với dân tộc Mông [[iv]].

Các nhà điện ảnh đã làm một bộ phim tài liệu về bà Kadeer, và họ mời bà qua Úc, đến tận thành phố Melbourn dự liên hoan.

Chính quyền của các bậc “quân tử” đã hành xử thế nào? Có năm việc điển hình cho hành vi của các bậc quân tử có thể kể ra ở đây:

một, gọi bà Kadeer là “kẻ khủng bố”, và quy cho bà ngồi ở nước ngoài để chỉ đạo cuộc nổi dậy của dân Tân Cương hồi tháng 7-2009 vừa rồi;

hai, gây ra một vụ xì-căng-đan có tên gọi là gián điệp thương mại và kinh tế và cho tóm luôn người đại diện của hãng Nhôm Rio Tinto của Úc đang thương thảo buôn bán với Trung Quốc;

ba, yêu cầu chính phủ Úc không cho bà Kadeer vào Úc tham gia liên hoan phim mà bà là một nhân vật quan trọng của cuộc vui đó;

bốn, yêu cầu chính phủ Úc không cho bà Kadeer phát biểu tại Câu lạc bộ Báo chí; và

năm, huy động các đồng chí Hoa kiều (yêu nước) đang sống ở Úc tiến hành chống phá các hoạt động của bà Kadeer ngay trên đất nước đang cho họ tá túc.

Việc gọi bà Kadeer là kẻ khủng bố là một hành vi rẻ tiền, nhưng các ông quân tử vẫn cứ sử dụng, họ chẳng thấy chuyện đó có gì đáng hổ thẹn cả. Cái điều từng được Nam Cao ở Việt Nam mô tả và đặt tên là “tư cách mõ” thì cũng đã từng được Lỗ Tấn mô tả vô cùng sinh động trong “tư cách Khổng Ất Kỷ”; đó là một kiểu nhân vật Khổng Nho bị đánh đến què chân vì tội ăn cắp, đi không nổi, đến nỗi phải lết đi trên đường bùn lầy bằng tay,tư cách ấy nên mới có nổi lớp con cháu xứng đáng, biết giấy rách giữ lấy lề, có là tư bản thì cũng cứ phải là tư bản Đỏ cho chính danh quân tử! Nếu bà Kadeer cứ tiếp tục bán mình cho cái Quốc hội “chính danh và đồng thuận” của họ, thì bà còn tiếp tục là “bậc nữ lưu anh hùng”, bà còn tha hồ tới đó mà ngủ gật; nhưng khi bà đã lên tiếng đấu tranh và đấu tranh quyết liệt cho lẽ phải, khi đó bà sẽ thành tên khủng bố; hóa ra cái khoảng cách từ Đại lễ Đường Nhân dân Bắc Kinh tới trại giam Bắc Kinh cũng không xa mấy, cách nhau chừng một trang Nhân dân nhật báo là cùng!

Về việc các bậc quân tử yêu cầu chính phủ Úc không cấp visa nhập cảnh cho bà, và sau đó, khi ông Bộ trưởng Ngoại giao Stephen Smith vẫn cứ cho cấp visa nhập cảnh, rồi khi visa đã có trong tay, bà Kadeer vẫn bị con cháu Khổng (Ất Kỷ) đuổi theo yêu cầu không cho bà phát biểu tại Câu lạc bộ Báo chí. Họ hành xử như thể đang ở Bắc Kinh khi báo chí nem nép đi theo lề bên phải. Tội nghiệp, bà Kadeer vẫn tới được và vẫn nói chuyện trước đông đảo giới báo chí. Một nhân vật cấp cao đã phát biểu như sau: “Bây giờ thì tôi tin chắc là mình đúng!” Đem phiên dịch câu nói vừa rồi, có lẽ sẽ được câu như sau: “Trước đây mình cũng còn ngờ ngợ, ồ ngộ nhỡ bà chị Kadeer là tay khủng bố thì sao nhỉ? Nhưng bây giờ, khi thấy bà bị khủng bố như thế, thì mình tin là mình đúng. Bà ta không phải là tay khủng bố. Bọn khủng bố ngồi ở chỗ khác kia!”

Chưa hết, đến cái trò mạt hạng này mới hết lời bình luận: do chỗ vé vào coi Liên hoan phim buổi có chiếu phim về bà Kadeer được bán qua mạng, nên các vị quân tử liền lên mạng và tung tiền ra mua vét bằng hết, không cho ai mua ké một tấm nào nữa, cốt sao giữ cho phòng chiếu trống trơn, cốt sao gây được một nỗi hoang mang cho công chúng, thế là họ thỏa lòng. Khi dân mạng mở máy ra để đặt mua vé, họ chỉ thấy một lá cờ, người thì nói nó phất phới bay, người thì nói đó là hình ảnh một cái gì như thể đang nhăn nhở cười…

Trong công việc phá phách này, chư vị quân tử Thiên triều trông cậy rất nhiều vào đám người Hoa sống tản mát khắp thế giới. Trong lịch sử, thường có câu nói vui: “Ở đâu có cỏ, ở đó có các chú con Trời”. Nước Úc có cỏ, ở nước Úc cũng có nhiều chú con Trời. Sự lạ không nằm trong cái hiện tượng nhân mãn ấy. Sự lạ, ấy là kể cả khi bị xua đuổi tàn tệ, các chú con Trời vẫn đầy tinh thần Đại Hán, vẫn thích lấy thịt đè người chống lại những thân phận mảnh mai như bà Kadeer. Chẳng biết họ có hiểu rằng thân phận họ cũng chịu áp bức như bà Kadeer và tộc Uighur ở Tân Cương không? Chẳng lẽ trong số dăm chục triệu người chết oan trong Cải cách Ruộng đất và Cách mạng Văn hóa lại không có ai thuộc gia đình, bè bạn, ông cha, đồng bào đồng chí của họ? Vậy thì sự xua đuổi bà Kadeer họ tiến hành là vì ai và có lợi cho ai? Suy cho kỳ hết mọi nhẽ, chuyện tâm lý dân tộc vẫn là chuyện vô cùng đau đầu. Ờ thì con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nhà nghèo. Nhưng bọn tư bản Đỏ liệu có đáng là cha là mẹ của người dân để đến nỗi phải hy sinh vì chúng?

Rio Tinto và bản hợp đồng mới toanh

Như đã thủng thẳng kể ở bên trên, đồng thời với việc các ông quân tử gây áp lực yêu cầu chính phủ Úc không cấp visa cho bà Kadeer và ngăn chặn bà nói chuyện tại Câu lạc bộ Báo chí, các ông còn xơi phía Úc một cú: bắt ông Stern Hu, giám đốc quản trị kinh doanh của công ty Rio Tinto vì cáo buộc “gián điệp thương mại và kinh tế”[v].

Điều quan trọng cần kể lại ở đây, ấy là quân tử thì bao giờ cũng vẫn là … quân tử, dù là cách sống từ thời Khổng Khâu đến cách sống thời tư bản Đỏ, thì cũng không vượt hơn được cung cách “quân tử”. Song chỗ cần rút ra bài học ở đây lại là cách ứng xử của lân bang với các chú quân tử: họ đã gặp một thái độ lịch sự và cứng rắn từ phía Úc. Chính phủ Úc gồm những người có học thật, chứ không phải là những học giả. Ông Thủ tướng từng tốt nghiệp Đại học Bắc Kinh, nói tiếng Hoa lưu loát, am tường văn hóa Trung Hoa. Nhưng có lẽ vì vậy mà họ cứng rắn được, vì họ có học nên đủ sức để … nói tục mà không cần phiên dịch[vi].

Về chuyện “gián điệp để moi bí mật”, ông Bộ trưởng Ngoại giao Liên bang Úc nhận xét thế này: “Trung Quốc xếp hạng ‘bí mật nhà nước’ hơi bị rộng so với cách xếp của nước Úc, những cái gọi là ‘bí mật’ này là tính cả về thương mại hoặc về kinh tế hoặc cả về thông tin nữa“.

Ông Bộ trưởng Ngoại giao, khi trả lời các báo, đã gắn ba việc với nhau: Trung Quốc giữ ông Stern Hu vì tội “gián điệp”, Trung Quốc yêu cầu không cấp visa cho bà Kadeer, và Trung Quốc yêu cầu ngăn cản không cho bà Kadeer phát biểu tại Câu lạc bộ Báo chí. Còn cần gì phải nói rõ hơn nữa?  Bộ trưởng Ngoại giao Stephan Smith nói khi được các báo hỏi về cách thức “lên tiếng” này: “Tôi nghĩ là có một điều tổng quát cần nêu ra ở đây. Các sứ quán, các nhà ngoại giao, các quan chức có quyền nói gì thì nói về xã hội Úc. Nhưng khi họ nói ra điều gì, thì điều đó cần phải thích hợp. Họ có thể nói ra mọi điều một cách đanh thép, nhưng cần phát ngôn ra một cách lịch thiệp và thích hợp. […] Tất cả các nhà ngoại giao cần có hành vi thích hợp. […]  Và cũng cần nói rõ, khi người ta đưa ra một ý kiến, quan điểm, thì không có nghĩa chính phủi Úc thế nào cũng đồng ý với họ, hoặc nhất thiết người dân Úc phải đồng tình với họ“.[vii]

Đúng thế, và có lẽ hành vi quân tử đích thực, còn quân tử hơn cả quân tử, ấy là hành động của Úc vừa ký kết mới đây một hiệp định trị giá 50 tỷ đô-la giữa một công ty Úc bán khí hóa lỏng cho Trung Quốc, và hiệp định có giá trị trong hai mươi năm. Người ta đưa tin đàng hoàng: “Hiệp định giữa hãng ExxonMobil trị giá 50 tỷ đô-la bán khí hóa lỏng cho Trung Quốc là hợp đồng lớn nhất trong lịch sử nước Úc. Đó cũng sẽ là dự án xây dựng đơn nhất nhưng lớn nhất trong lịch sử nước Úc tại đây vào lúc cao điểm sẽ tạo ra 6000 việc làm.”

Hành động của Úc chỉ ra một nguyên lý việc nào đi việc đó. Các trắc trở trong quan hệ giữa các nước, vừa là giữa các quốc gia vừa là giữa các dân tộc, thì cứ còn đó. Nhân loại suy cho cùng vẫn còn chưa trưởng thành. Nhưng các chính khách nhìn xa thấy rộng thì phải trưởng thành. Họ phải ngồi lại với nhau, họ phải cùng xử lý công việc, họ không được phép làm hại đến một cái vẩy cá thuộc về các ngư dân, họ không được phép đụng vào một cục quặng thuộc về những miền đất mà một tiếng cồng chiêng cũng đủ âm vang đại diện cho cả một nền văn hóa mấy nghìn năm.

Vĩ thanh chẳng vui chẳng buồn

Bà Kadeer vừa lên tiếng, và lên tiếng rất hay tại Câu lạc bộ Báo chí nước Úc[viii]: “Tôi đánh giá rất cao sự ủng hộ từ phía chính phủ Trung Quốc trong việc nâng cao hình ảnh cá nhân tôi. […]  Tôi làm sao có thể chi hàng triệu đô-la để được quảng cáo như vậy, nhưng nhờ có chính phủ Trung Quốc mà tôi có thể làm cho người Úc thấy được cảnh ngộ tuyệt vọng của đồng bào Uighur chúng tôi […] .

Một cảnh ngộ bi thảm được bọc lại bằng những lời lẽ nghịch ngợm.

Loài người sẽ thắng bọn quân tử tạp nham ở khắp các xó xỉnh trên trái đất, từ Biển Đông tới Tân Cương, từ Gaza tới Osetia, từ Baghdad tới đâu đâu nữa, chỉ vì cái tinh nghịch của bà Kadeer già nửa đời người vẫn còn vui được như một cô gái bé vào giờ ra chơi đang nhảy dây ngoài sân trường.


[i] http://www.abc.net.au/unleashed/stories/s2652212.htm

[ii] http://www.abc.net.au/pm/content/2005/s1326963.htm và

http://www.abc.net.au/news/stories/2009/08/04/2645985.htm

[iii] http://www.youtube.com/watch?v=s9A51jN19zw&feature=related

[iv] http://anonymouse.ru:8000/cgi-bin/nph-proxy2.cgi/010110A/uggc:/=2fjjj.qvraqna.bet

[v] http://www.abc.net.au/am/content/2009/s2652582.htm

[vi] “Vụ Trung Quốc bắt nhân viên tập đoàn Rio Tinto: Úc lên tiếng cứng rắn” :

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=326270&ChannelID=2

và http://www.bauxitevietnam.info/c/3303.html

[vii] Xem chú thích (5)

[viii] http://www.abc.net.au/news/stories/2009/08/11/2652699.htm