Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2011

BẢN TIN ĐẶC BIỆT: TÀU CHIẾN TRUNG QUỐC TẤN CÔNG VIỆT NAM


Trung Quốc nội loạn. Bắc Kinh quyết định chuyển lửa ra Biển Đông?

Vì sao Trung Quốc uy hiếp Việt Nam trước thời điểm QH khóa mới  sắp họp? 

Phải chăng có thỏa thuận Mỹ - Trung sau chuyến thăm cao cấp?

TÀU CHIẾN TRUNG QUỐC UY HIẾP TÀU CỦA PETROVIETNAM TẠI VÙNG BIỂN PHÚ YÊN-KHÁNH HÒA

Tàu Hộ vệ Tên lửa của Trung Quốc tại vùng biển Gạc Ma, Trường Sa (4-2008)
Mai Thanh Hải Blog - "Sáng hôm qua (26-5-2011), Tàu Hải giám của Trung Quốc đã xâm phạm vùng biển Việt Nam, sâu vào lãnh hải gần vùng biển Khánh Hòa - Phú Yên. Những tàu Trung Quốc này đã tấn công và phá hoại các thiết bị thăm dò dầu khí của PetroVietNam, gây thiệt hại rất lớn" - Đó là nội dung vừa được phát trên Bản tin Thời sự, VTV1 buổi trưa ngày hôm nay (27-5-2011). Bản tin này còn có phần trả lời phỏng vấn của 1 Phó Tổng Giám đốc PetroVietNam về nội dung sự việc và cực lực phản đối hành động nghiêm trọng của Trung Quốc.


VTV1 tuyên bố: "Đây là hành động ngang ngược nhất của Trung Quốc, từ trước đến nay"

Tàu hải giám của Trung Quốc thực chất là tàu tuần tra biển, có trang bị vũ khí tấn công hiện đại.

* Đầu tháng 3-2011 vừa qua, Tân Hoa Xã cho biết: Trung Quốc đã hạ thủy thành công chiếc tàu tuần tra với tên gọi là Hải giám 50 (do Cty TNHH Tàu thuyền Vũ Xương chế tạo).

Tàu Hải giám 50 của Trung Quốc được hạ thủy 3-2011
Hải giám 50 trang bị kỹ thuật tiên tiến nhất, trọng tải lớn nhất trong dự án chế tạo tàu tuần tra trên biển của Hải quân Trung Quốc. Chiếc tàu có chiều dài là 98m, chiều  rộng là 15,2m, độ sâu so với mực nước là 7,8m, độ giãn nước là 3.336 tấn. Chiếc tàu tuần tra này được chế tạo dựa trên chiếc tàu” Hải giám 83“, được trang bị hệ thống điện tiên tiến, tốc độ lớn nhất là 18 hải lý/ giờ, có thể chạy liên tục được 8.000 hải lý.

Trên thuyền được trang bị hệ thống ổn định, chịu được cơn bão cấp 12,  ngoài ra được trang bị máy bay trực thăng Z-9A, hệ thống định vị vệ tinh, hệ thống dẫn đường và các thiết bị tiên tiến để điều tra, thu thập tin tức các tàu thuyền khác.

Tân Hoa Xã cũng dẫn lời Cục trưởng Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc cho biết: Lực lượng Cảnh sát biển Trung Quốc sẽ khai thác sử dụng loại tàu này cho nhiệm vụ.

Ngoài Hải giám 50, Trung Quốc còn có chiếc tàu Hải giám 83 có độ giãn nước là 3.980 tấn, do Tập đoàn chế tạo tàu thuyền của Trung Quốc tại Thượng Hải nghiên cứu chế tạo và hạ thủy. Trên tàu trang bị trực thăng B-7112, do Trung Quốc tự chế tạo.

Bên cạnh đó, phải kể đến "Hải giám 75”, có chiều dài là 77,39m, chiều rộng là 10,4m, độ giãn nước là 1.290 tấn, hai máy chủ với công suất là 2.380 mã lực, tốc độ chạy là 20.6 hải lý/ giờ, có thể chạy liên tục được 5.000 hải lý.

Theo thống kê của Cục hải dương quốc gia Trung Quốc, trong một vài năm tới Trung Quốc sẽ chế tạo 36 chiếc tàu tuần tra. Trong đó có 7 chiếc tàu với trọng lượng 1.500 tấn, 15 chiếc tàu 1.000 tấn, 14 chiếc tàu 600 tấn. 

Căn cứ quân sự của Trung Quốc xây dựng trên đảo Gạc Ma - Trường Sa. Ngày 14-3-1988, Hải quân Trung Quốc đã nổ súng và lực lượng Công binh Hải quân Việt Nam đang đóng quân, xây dựng trên đảo Gạc Ma, làm 3 tàu Vận tải của ta bị chìm, cháy và 74 cán bộ chiến sĩ Hải quân Việt Nam hy sinh - mất tích. Từ ngày 14-3-1988 đến nay, đảo Gạc Ma của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm giữ và củng cố thành căn cứ quân sự trên biển

BẢN TIN ĐẶC BIỆT CỦA TTX VIỆT NAM, PHÁT ĐI TỪ HÀ NỘI 13h58 HÔM NAY:

Tàu hải giám Trung Quốc vi phạm lãnh hải Việt Nam 

27/05/2011 | 13:58:00

 
Thiết bị của tàu địa chấn Bình Minh 02 bị ba tàu hải giám Trung Quốc phá hoại
.
Ngày 27/5, trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí tại Hà Nội, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) Đỗ Văn Hậu đã thông báo việc sáng 26/5, các tàu hải giám Trung Quốc đã vi phạm lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam, gây thiệt hại lớn về kinh tế và cản trở hoạt động của PVN.

Thực hiện kế hoạch PVN đã phê duyệt chương trình thăm dò khai thác dầu khí năm 2011, Tổng công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí, một thành viên của PVN, đã cử tàu địa chấn Bình Minh 02 triển khai khảo sát địa chấn tại khu vực lô 125, 126, 148, 149 ở thềm lục địa miền Trung của Việt Nam. 

Cả 4 lô này đều nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Tàu địa chấn Bình Minh 02 đã khảo sát hai đợt tại đây, đợt 1 vào năm 2010 và đợt 2 bắt đầu từ ngày 17/3/2011. Quá trình khảo sát những ngày vừa qua được tiến hành trôi chảy và tàu Bình Minh đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

Tuy nhiên, vào lúc 5 giờ 5 phút ngày 26/5, rađa tàu địa chấn Bình Minh 02 đã phát hiện có tàu lạ đang chuyển động rất nhanh về phía khu vực khảo sát và sau đó 5 phút thì phát hiện tiếp 2 tàu nữa đi từ phía ngoài vào. Đó là ba tàu hải giám của Trung Quốc chạy thẳng vào khu vực khảo sát mà không có cảnh báo. 

Trên cơ sở tốc độ di chuyển của tàu hải giám Trung Quốc, tàu Bình Minh thấy có khả năng sẽ ảnh hưởng đến thiết bị của tàu nên đã quyết định hạ thấp thiết bị để tránh thiệt hại.

Vào lúc 5 giờ 58 phút, tàu hải giám Trung Quốc đã chủ động chạy qua khu vực thả dây cáp, cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02. Vị trí mà ba tàu hải giám Trung Quốc phá hoại thiết bị của tàu Bình Minh 02 của PVN, chỉ cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) khoảng 120 hải lý, nằm hoàn toàn trong vùng lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Phó Tổng Giám đốc PVN cho biết thêm ba tàu Hải giám Trung Quốc đã làm ảnh hưởng, cản trở hoạt động bình thường của tàu địa chấn Bình Minh 02; sau đó tiếp tục uy hiếp tàu Bình Minh 02, thông báo là tàu Bình Minh đã vi phạm chủ quyền của Trung Quốc.

Nhưng tàu Bình Minh của PVN cương quyết bác bỏ luận điệu của tàu hải giám Trung Quốc và khẳng định rằng tàu Bình Minh đang nằm trong vùng lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Tuy nhiên, việc tiếp tục công việc ngay lúc đó của tàu Bình Minh 02 vẫn bị ba tàu Hải giám Trung Quốc cản trở cho tới 9 giờ sáng 26/5 khi 3 tàu này rời khỏi khu vực khảo sát.

Tàu Bình Minh 02 và các tàu bảo vệ đã phải dừng công việc trong ngày 26/5 và thu lại các thiết bị bị hỏng để sửa chữa. 

Dưới sự chỉ đạo của PVN và Tổng công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí, tàu Bình Minh 02 đã sửa chữa thiết bị tại chỗ và tới 6 giờ sáng 27/5, tàu Bình Minh 02 đã trở lại hoạt động.

Phó Tổng Giám đốc PVN khẳng định việc các tàu hải giám Trung Quốc vào rất sâu trong lãnh hải của Việt Nam để phá hoại, cản trở các hoạt động thăm dò khảo sát bình thường của PVN là một hành động hết sức ngang ngược, vi phạm trắng trợn đối với quyền chủ quyền của Việt Nam, gây thiệt hại lớn về kinh tế và cản trở hoạt động của PVN.

PVN đã báo cáo và đề nghị Chính phủ, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có các biện pháp phản đối mạnh mẽ nhất có thể đối với phía Trung Quốc; yêu cầu phía Trung Quốc dừng ngay các hành động cản trở hoạt động của PVN, đồng thời hỗ trợ PVN thực hiện nhiệm vụ thăm dò, khai thác của mình.

PVN khẳng định các công việc khảo sát địa chấn ở khu vực này sẽ được tiến hành bình thường vì đây là khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam. PVN sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để bảo đảm cho hoạt động của tàu Bình Minh 02 được hiệu quả, an toàn.

Tàu địa chấn Bình Minh 02 được PVN đầu tư trang bị từ năm 2008 và đã tiến hành các đợt khảo sát trên vùng thềm lục địa thuộc chủ quyền của Việt Nam./.
Nguồn: TTX VietNam.

* VỀ TÀU ĐỊA CHẤN 2D "BÌNH MINH 02" (BỊ TÀU CHIẾN TRUNG QUỐC TẤN CÔNG)


Tàu Địa chấn Bình Minh 02 của Việt Nam bị tàu chiến Trung Quốc tấn công
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động trong công tác điều tra cơ bản và đánh giá tiềm năng dầu khí, tự chủ trong việc tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã giao cho Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) thực hiện việc triển khai Dự án mua tàu địa chấn 2D.

Để thực hiện nhiệm vụ này, PVEP đã tiến hành ký kết Hợp đồng mua tàu địa chấn 2D hoán cải với Nhà thầu Nordich.

Maritime với sự hỗ trợ giám sát của Tư vấn kỹ thuật Germanischer Lloyd Industrial Services Vietnam Co.Ltd. và Công ty TNHH Tàu Dịch vụ dầu khí PTSC.

Tàu địa chấn 2D được hoán cải từ tàu cá mang tên Pavlovsk hệ Atlantic 333. Tàu có kết cấu tốt, được trang bị vỏ cứng và dày, có tuổi thọ cao, bảo đảm hoạt động dài ngày với mọi điều kiện thời tiết trên tất cả các vùng biển kể cả điều kiện băng giá. Tàu được thay máy chính năm 2003 và đại tu tháng 2/2006.

Toàn bộ các thiết bị địa chấn của Tàu được trang bị mới 100% từ các hãng nổi tiếng trên thế giới Sercel (Pháp), Seamap (Mỹ), Quest (Anh)… với công nghệ và cấu hình chuẩn hiện nay đối với loại tàu địa chấn 2D. Tàu có thể thu nổ với cáp dài 12.000 mét và tài liệu được xử lý sơ bộ hoàn toàn trên tàu với thiết bị thu, ghi và xử lý tốt nhất hiện nay.

Ngày 19/3/2009, Tàu địa chấn 2D đã được nhà thầu Nordic Maritime bàn giao cho PVEP sau khi chạy thử thành công và được chính thức mang tên “BÌNH MINH 02” [1].

Ngay sau khi được bàn giao, Tàu Bình Minh 02 đã tiến hành công tác khảo sát địa chấn trên các lô thuộc thềm lục địa Việt Nam.




Dưới đây là các thông số kỹ thuật cơ bản cũng như một số hình ảnh và của Tàu địa chấn “Bình Minh 02”:

Kích thước cơ bản

Chiều dài toàn bộ
 62.26 m
Chiều rộng
 13.82 m
Chiều sâu
 9.20m
Mớn nước
 5.22 m
Phòng ở
 46 người
Phòng bệnh viện


Các thông số về hàng hải

Thời gian làm việc tối đa trên biển
 Khoảng 40 ngày
Dung tích chứa nước ngọt
 43 m3
Công suất lọc nước biển
 25 m3/ngày
Dung tích chứa MGO
 510 m3
Cáp địa chấn Nguồn nổ
 01  04
Tốc độ hành trình tối đa
 12 hải lý
Tốc độ hành trình kinh tế
 10 hải lý
Khả năng lai kéo
 Kéo 12 cáp địa chấn với tốc độ 5knts
 Các thông số về thiết bị khảo sát
Máy nén

Công suất
 1800 CFM
Áp lực hoạt động
 2500 PSI
Số lượng
 2
Nhà sản xuất
 Neruman & Esser
Kiểu mẫu
 NEA seimic  Air Power systems SAPS - 51D
Nước sản xuất
 Đức
Tời súng
Số lượng
 2 tang kép
Dung tích
 Để chứa 300m dây nguồn nổ
Sức kéo
 5 tần
Súng
 G-Gun II
Nhà sản xuất
 MCGREGOR Plimsoll
Kiểu mẫu
 PC - HGRW/DD - 03
Nước sản xuất
 Singapore
Tời địa chấn
Số lượng
 1
Dung tích
 Để chứa 12 km loại cáp đường kính 65 mm
Sức kéo
 10 tấn
Hãng sản xuất
 MCGREGOR Plimsoll
Nước sản xuất
 Singapore
Thiết bị an toàn:   
Xuồng công tác
 6 người
Xuồng cứu sinh
 6 người
Bèo cứu sinh
 46 người
Áo phao làm việc
 12 cái
Hệ thống thông tin nội bộ
 có
Hệ thống chống cháy cố định
 CO2

[1] Tên gọi “Bình Minh 02” được đặt cho Tàu với ý nghĩa tiếp nối lịch sử của con tàu địa chấn đầu tiên của ngành Dầu khí Việt Nam trước đây có tên gọi là “Bình Minh”. Tên gọi tiếng Việt “Bình Minh 02” của Tàu địa chấn 2D khi được chuyển sang tên giao dịch quốc tế sẽ là “Bình Minh 02”.

Nguồn: Nguyenxuandien Blog

8 nhận xét:

  1. Cái nầy gọi là Quã báo . tội cỗng rắn cắn gà nhà giờ gặp rắn cắng lại.

    Trả lờiXóa
  2. cho tụi bay hết chơi trò đu dây nha!!! giỏi ăn hiếp gà nhà há!!!!!

    Trả lờiXóa
  3. đánh vô thấu Hà Nội cho tụi bay không có cơm mà ăn chứ đừng đòi ngồi ăn phở 50 đô nha!!

    Trả lờiXóa
  4. Thôi đánh nhau chi? Trước sau gì hông là dân của Trung Quốc?

    Trả lờiXóa
  5. Rất có khẳ năng chúng mua bán quyền lợi trên lưng các nước nhỏ.

    Trả lờiXóa
  6. hop thuong dinh G8
    trung quoc can goi thong diep den My va the gioi ai lam chu chau A
    trung quoc can dan mat tau thuyen viet nam tren vung bien TQ co dan khoan giau hoa
    chien tranh se khong xay ra
    chien tranh chi do blogger bia ra de thu hut su chu y cua moi nguoi

    Trả lờiXóa
  7. bắt hêt người yêu nước chống tàu rồi ... giừ dâng đất, dâng biển, bán nước luôn đi cho lẹ, chị nga khỏi cạp cạp cho mệt

    Trả lờiXóa