Thứ Hai, 7 tháng 9, 2009

BÁO CÁO CỦA HARVARD KENNEDY SCHOOL VỀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM

Bắt đầu từ năm 2010, Việt Nam sẽ xây dựng 4 trường đại học tiêu chuẩn quốc tế tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Cần Thơ, với tổng kinh phí 400 triệu Dollar vay từ Ngân hàng Phát triển châu Á và Ngân hàng Thế giới, theo tin từ nhiều tháng nay trên báo chí trong nước.

Nguồn vốn dường như là vấn đề nhỏ nhất cho câu chuyện giáo dục đại học Việt Nam, theo đánh giá của Thomas J. Vallely và Ben Wilkinson thuộc Harvard Kennedy School. Trong báo cáo về giáo dục đại học Việt Namcuối năm 2008, hai chuyên gia này không ngần ngại chỉ ra tình trạng thảm hại của hệ thống giáo dục này:

“Việt Nam không có dù chỉ là một trường đại học có chất lượng được công nhận. Không có một trường nào của Việt Nam xuất hiện trên bất kỳ bảng xếp hạng các đại học có chất lượng cao tại châu Á được nhiều người biết đến nào. Về phương diện này, Việt Nam thua kém ngay cả so với các quốc gia khác ở Đông Nam Á. Phần lớn các quốc gia này đều khoe rằng ít nhất một vài học viện đứng đầu của họ có mặt trong các bảng xếp hạng. Trường đại học Việt Nam đa phần cách biệt với dòng kiến thức quốc tế… Đại học Việt Nam không sản xuất được một lực lượng lao động có đủ trình độ đáp ứng cho nhu cầu kinh tế và xã hội Việt Nam. Các cuộc khảo sát do các cơ quan có liên hệ với Nhà nước cho thấy có tới 50 phần trăm các sinh viên Việt Nam tốt nghiệp đại học xong đã không thể tìm được việc làm trong ngành nghề chuyên môn của họ, chứng tỏ có một khoảng cách to lớn giữa lớp học và thị trường công việc. Với mức độ 25 phần trăm giáo trình đại học bị bắt buộc tập trung vào các môn học chính trị giáo điều (political indoctrination) thì chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi sinh viên Việt Nam chỉ được chuẩn bị một cách tồi tệ cho công việc tương lai hoặc cho các học trình cao đẳng ở nước ngoài. Sự kiện công ty Intel đã phải lăn lộn vất vả để mướn các kỹ sư cho cơ sở sản xuất của họ ở TP HCM là một ví dụ điển hình. Khi Công ty này tiến hành một cuộc thi tuyển cho 2000 sinh viên IT Việt Nam thì chỉ có 90 ứng viên, tức 5%, đạt tiêu chuẩn. Và trong nhóm này, chỉ có 40 ứng viên vừa hội đủ trình độ Anh ngữ để có thể mướn được. Công ty Intel khẳng định rằng đây là kết qủa tồi tệ nhất mà họ gặp phải trong bất kỳ quốc gia nào mà họ đầu tư vào. Các nhà đầu tư Việt Nam và quốc tế nói rằng việc thiếu hụt công nhân và lực lượng quản lý có trình độ là rào cản lớn đối với sự mở rộng của họ. Chất lượng giáo dục đại học nghèo nàn đã có một ảnh hưởng tiêu cực khác: Trái với những sinh viên Trung Quốc và Ấn Độ, sinh viên Việt Nam thường khó cạnh tranh để chiếm một suất học bổng tại các chương trình giáo dục trên đại học tinh túy tại Mỹ hay châu Âu.”

Những con số trong hai bảng thống kê trong báo cáo này đã nói rõ: Không thể so với Hàn quốc, Singapore hay Trung Quốc, nhưng chất lượng giáo dục đại học của Việt Nam còn thua xa Thái Lan hay Philippines.

Hai chuyên gia này nêu rõ nguyên nhân: “Nguyên nhân hiện đại tạo nên khủng hoảng là sự thất bại sâu rộng trong chính sách quản lý của Nhà nước. Các đại học có phẩm chất cao từ Boston cho đến Bắc Kinh đều được hưởng những chính sách quan trọng hiện không tồn tại ở Việt Nam.”

Toàn văn bản dịch trên Dân luận đăng 2 kì: Kì 1kì 2, và kì 3 với phần phụ lục là nguyên văn bài viết của Gs Hoàng Tụy trên Tia sáng năm 2007.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét