Thứ Tư, 10 tháng 6, 2009

Hồi ký Tô Hải


Trần Khải

“…đây là các trang sách viết cho những thế hệ sau, rằng có một thời đất nước mình như thế, một thời theo chủ nghĩa cộng sản và bóp nghẹt mọi tự do của từng người dân và đã biến toàn dân trở thành một thứ nô lệ mới, nơi đó các chủ nô rao giảng một lý tưởng đầy máu và nước mắt…”

Tác phẩm Hồi Ký Của Một Thằng Hèn của nhạc sĩ Tô Hải dự kiến sẽ được giới thiệu vào tuần sau ở Quận Cam thực sự đã vượt ra ngoài chức năng hồi ký: đây là các trang sách viết cho những thế hệ sau, rằng có một thời đất nước mình như thế, một thời theo chủ nghĩa cộng sản và bóp nghẹt mọi tự do của từng người dân và đã biến toàn dân trở thành một thứ nô lệ mới, nơi đó các chủ nô rao giảng một lý tưởng đầy máu và nước mắt.

Tác giả viết và ý thức rằng mình chắc chắn sẽ bị công an vùi dập thô bạo, nhưng ông lo sợ rằng sự im lặng của ông sẽ làm kéo dài thêm cái chế độ CS phi nhân này. Không hèn tí nào, nhạc sĩ Tô Hải đã rời tay đàn, ngồi vào bàn máy vi tính và gõ xuống những dòng chữ ông biết là sẽ mang tai hoạ tới cho ông, nhớ tới những bạn đồng ngũ cùng đi kháng chiến từ thời mới lớn và rồi bị guồng máý đảng trấn áp, nhớ tới các bạn văn nghệ sĩ một thời đi giữa mưa bom ra trận chống Pháp và khi về Hà Nội lại bị lùa vào một dàn đồng ca vĩ đại, nhớ tới hàng triệu đồng bào bị đấu tố trong cải cách ruộng đất và chết oan ức… Và như thế, ông viết với một ký ức gìn giữ từ nhiều thập niên, và từng chữ gõ xuống mang theo ước mơ rằng dân tộc Việt sẽ sớm thoát khỏi khổ nạn có tên là cộng sản này.

Và như thế, nhạc sĩ Tô Hải đã lặng lẽ viết tập hồi ký trong nhiều năm. Giữ kín, giữ bí mật trong nhiều năm vì sợ công an trấn áp. Từng trang sách hiện lên màn hình vi tính lặng lẽ, và đã trở thành một bản giao hưởng không lời mà nhạc sĩ Tô Hảỉ muốn gửi lại đời sau. Như thế, không cần tới các nhạc khí và các dòng nhạc phức tạp, cuốn Hồi Ký Của Một Thằng Hèn của nhạc sĩ Tô Hải đã để lạị những âm vang tuyệt vời, hiển hiện cả một thời kinh hoàng của đất nước.

Bìa sách
Hồi ký của một thằng hèn


Ngồi tại căn nhà ở vùng ngoạị ô Nha Trang, nhạc sĩ Tô Hải viết tập hồi ký để đời sau biết rằng:
"Cái gọi là chủ nghĩa cộng sản chính là một tà giáó đaị bịp nhất trong lịch sử loàì người mà những tên lãnh tụ tối cao của chúng dựa vào để gây chiến tranh nồi da xáo thịt, để tiến hành âm mưu hiểm độc tiêu diệt mọi lòng tin khác, mọi nhận thức, mọi tình cảm, mọi tình yêu, kể cả lòng yêu nước của con người." (trang 415)
Nhạc sĩ Tô Hải, tức Tô Đình Hải, sinh năm 1927 tại Hà Nội, học chữ và học nhạc ở các trường Công Giáo Hà Nội; mùa thu 1945 đậu xong Bac I (Tú Tài I chương trình Pháp) thì gia nhập Vệ Quốc Đoàn, tốt nghiệp hai trường Quân Chính Nguyễn Huệ Khoá I và Lục Quân Trần Quốc Tuấn Khoá V. Nhờ có tài năng âm nhạc, ông trở thành một nhạc sĩ cho cuộc kháng chiến chống Pháp, và đã sáng tác hàng trăm ca khúc, trong đó có những bản nổi tiếng như “Nụ Cười Sơn Cước”, “Trở Lại Đô Thành”… được trao tặng nhiều giaỉ thưởng, huân chương, huy chương do các nhân vật như Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Trần Đức Lương… ký.

Lời giới thiệu của nhà xuất bản Tiếng Quê Hương ghi thêm về tác giả Tô Hải:
"Hiện nay, ở tuổi 83, ông sống tại Sài Gòn, bệnh tật, di chuyển khó khăn, nhưng 'vẫn làm việc nằm' bên computer và là blogger già nhất nước kêu gọi sự thức tỉnh từ bỏ chế độ Cộng Sản để tìm lại sự sống cho người dân đã bị huỷ hoaị từ mùa Thu 1945."
Tập hồi ký này không ai có thể trích dẫn mà nói lên cho đầy đủ những hình ảnh của đất nước được ghi lại trên trang giấy. Cuốn sách 540 trang chứa đựng nhiều thông tin tới mức không thể noí cho gọn. Nơi đây, chúng ta ghi lại một phần về lời nhạc sĩ Tổ Hải kể về hoạ sĩ Dương Bích Liên (1924-1988), người đã tuyệt thực tới chết để bày tỏ tinh thần phản kháng chế độ:
"Đó là lần đầu ở nước Việt Nam có một văn nghệ sĩ xin ra khỏi Đảng rồi tự tử (hay tự xử mình) bằng cách nhịn ăn, chỉ uống rượu trong 30 ngày, tiêu huỷ toàn bộ tác phẩm còn lưu giữ, taì liệu, thư từ, bản thảo, ghi chép… để ra đi không một lời nhắn nhủ gì cho bạn bè, hậu thế…

"Phải chăng vì ông đã trót 'được' (hoặc 'bị') trao giaỉ thưởng cao nhất cuả Nhà Nước (giải thưởng Hồ Chí Minh) mà cái chết của ông phaỉ xếp vào loaị chết bình thường?" (tr. 515)
Nơi các trang sau, nhạc sĩ Tổ Hảỉ kể tiếp về hoạ sĩ Dương Bích Liên:
"…Ông, người hoạ sĩ Không Chịu Đánh Mất Cái Tôi mà chọn con đường câm lặng cho đến lúc về với hư vô! Xin lỗi hương hồn ông, may là ông không vợ con nên tớ được thoaỉ mái viết tất cả những gì suy nghĩ về ông mà không sợ bị kiện ra tòa, kể cả Ban Xét Duyệt Giải Thưởng Hồ Chí Minh nếu bây giờ mới té ngửa ra là: ông là hoạ sĩ duy nhất Không Có Một Tác Phẩm Nào Phục Vụ Cách Mạng Cả…

…ông xứng đáng được tôn vinh nhất trong giới văn nghệ sĩ Miền Bắc vì đã chọn con đường Sống Vì Nghệ Thuật Đích Thực, là 'ngươì đầu tiên không haì lòng với các tác phẩm, với công việc sáng tạo của bản thân và tự kết thúc cuộc đời mình bằng cac1h nhịn ăn…' cho đến chết… 'mọi niềm tin trong ông đều đổ vỡ dần. Và điều kinh khủng đối với ông là ông vẫn sáng suốt để chứng kiến sự đổ vỡ từng ngày.'

… Ông sáng suốt đốt hết tài liệu, thư từ, ghi chép và còn biết dặn lại người bạn thân nhất của ông, nhà nghiên cứu triết học Nguyễn Hào Hải là 'có nguyện vọng muốn được ra đi trong lặng lẽ, đưa tang có lẽ chỉ cần đặt quan tài lên một cỗ xe ngựa đơn sơ, và rời thành phố vào sáng sớm, theo tiễn chỉ cần một đứa trẻ ăn mặc chỉnh tề…' (Trích: Nguyễn Hào Hải và Trần Hậu Tuấn, Dương Bích Liên.NXB Mỹ Thuật 2003)…

… Với tớ, Dương Bích Liên là người nghệ sĩ đích thực, đau khổ và dũng cảm duy nhất của miền Bắc Việt Nam." (Tô Hải, Sđd)
Nhạc sĩ Tô Hải giảỉ thích rằng, "…suốt hai cuộc kháng chiến kéo dài 30 năm, tuy 'đi theo Cách Mạng,' Dương Bích Liên chẳng hề có tác phẩm nào 'chiến đấu và sản xuất' cả, ngoài tấm Bác Hồ Qua Suối mà khi xem thấy cứ buồn ơi là buồn: một ông già đơn độc và một con ngựa nhỏ tí giữa bạt ngàn rừng xanh xám và một dòng suối hung dữ! Không bóng người nào bên cạnh ông già?" (trang 518)

Nhạc sĩ Tô Hải kể, hoạ sĩ Dương Bích Liên được cử lên sống bên cạnh ông Hồ ba tháng để vẽ "Bác", nhưng Dương Bích Liên chỉ có một bản ghi chép, không bao giờ trở thành tác phẩm. Trong kháng chiến chống Pháp, chẳng để lại gì, và trong "cuộc chiến chống Mỹ", Dương Bích Liên đi thực tế dưới bom đạn cùng các hoạ sĩ nổi tiếng thì "khi trở về, ông chỉ có một “Chiều Biên Giới”, mà theo tớ, nó buồn đến lạnh người, không một màu sáng, trừ mấy cọng cỏ lau bị gió thổi sắp đổ ngã về phía bên kia biên giới không một bóng người… Tác phẩm dính líu đến chiến tranh nhất lại là 'tác phẩm có vấn đề' nhất! Đó là “Hào”. Tớ đứng rất lâu trước tác phẩm này để cố 'đọc' những gì mà tác giả muốn gửi gấm. Tớ chỉ thấy buồn và lạnh đến rùng mình! Lần đầu tiên, tớ thấy trong tranh ông có bóng dáng Con Người. Nhưng là những con người bất động, súng không cầm tay mà đeo ngang lưng, chẳng ra tiến chẳng ra lùi, dường như chấp nhận số phận sẽ được 'hào' chôn vùi, những đường hào quá sạch có góc vuông y hệt những… quan tài!" (trang 518)

Tác phẩm Hồi Ký Của Một Thằng Hèn [*] của nhạc sĩ Tô Hải là một cuốn sách cần đọc, cần để trong tủ sách gia đình và dặn con em mình đọc, để biết rằng đất nước của mình như thế.

Đây là một tập hồi ký chắc chắn sẽ có ảnh hưởng lớn, không chỉ trong văn học sử sau này, mà còn cho tất cả những người đang mơ ước được sống tự do thực sự, dân chủ thực sự.

Trần Khải

1 nhận xét: