Đọc bài này để thấy sự kiểm soát thông tin và cuộc cạnh tranh trên Internet với những trò hèn hạ. Đây là lời xác nhận công khai trên báo Hà Nội Mới - cơ quan tuyên truyền của ĐCS TP Hà Nội
(HNM) - Trên thế giới, cùng với việc phát triển đến chóng mặt của internet và các dịch vụ đi kèm, khái niệm mạng xã hội (MXH) không còn xa lạ. Tuy nhiên ở Việt Nam, MXH được đề cập nhiều và trở thành một trào lưu thực sự là khi Yahoo! đóng cửa dịch vụ blog 360 vào tháng 7-2009.
Mạng xã hội Việt Nam đang phát triển nhanh chóng. |
Khó khăn không của riêng ai
MXH, còn gọi là MXH ảo (Social Network) là dịch vụ kết nối các thành viên cùng sở thích trên internet không phân biệt không gian và thời gian. Cùng với xu hướng phát triển công nghệ trên thế giới, các mạng đều tích hợp nhiều dịch vụ như blog, chia sẻ phim ảnh, diễn đàn, chat, chia sẻ thông tin, dữ liệu... Với tốc độ tăng trưởng internet gần 11% liên tục trong 10 năm qua, hiện Việt Nam có gần 25 triệu người sử dụng internet, trong đó có từ 20% đến 25% là “môn đệ” của MXH. Một điều dễ nhận thấy, trên các MXH, hoạt động chủ yếu của giới trẻ là kết nối bạn bè và giải trí.
Sau vụ “tự xử” của Yahoo!, một loạt MXH do cả công ty nước ngoài lẫn trong nước đồng loạt ra đời. Cư dân mạng yêu thích MXH dường như bội thực với những lời mời chào từ Facebook, Twitter, Multiply, Wordpress, CyWord, CyVee, Yume, Thegioiblog, Vietspace, Tamtay... Tuy nhiên, trước những điều kiện khắc nghiệt của loại hình kinh doanh này, cụ thể là làm sao lấy thu bù chi không tính đến lợi nhuận, vẫn là thách thức với các DN đầu tư cho MXH. Hầu hết các mạng đều hy vọng vào việc thu hút người dùng trước, sau đó bán quảng cáo để có thể tiếp tục phát triển. Vấn đề này không hề dễ dàng, bởi ngay cả đối thủ cạnh tranh là hầu hết các báo điện tử hiện vẫn phải “sống ký sinh” vào báo giấy do doanh thu từ quảng cáo rất khiêm tốn. Trong khi đó, MXH càng nhiều tính năng, cộng đồng người dùng càng đông cũng đồng nghĩa với chi phí thuê băng thông, đội ngũ quản trị, nghiên cứu công nghệ nhằm tạo giải pháp mới để thu hút thành viên... ngày càng lớn đã làm nản lòng các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính hạn chế.
“Made in Việt Nam” sẽ thắng ?
Trong số các MXH đang được ưa chuộng tại nước ta, Facebook phát triển ở nước ngoài được cho là có cộng đồng lớn nhất. Cuối năm 2009, nhiều nguồn tin cho biết, Facebook ở Việt Nam đã đạt mốc một triệu người sử dụng. Cùng thời điểm đó, MXH ZingMe của Công ty VinaGame ra mắt và thu hút được sự chú ý của cộng đồng mạng. Vượt qua nhiều tên tuổi khác, đến nay Facebook và ZingMe - sản phẩm “Made in Việt Nam” - là hai MXH thu hút được nhiều người Việt tham gia. Có lúc, đây là hai MXH cạnh tranh nhau quyết liệt nhất để giữ ngôi vị quán quân. Khi ZingMe phát triển cũng là lúc có nhiều ý kiến về MXH trong nước, cụ thể là tình trạng nhiều mạng cạnh tranh không lành mạnh qua việc sao chép ý tưởng và giải pháp của nước ngoài để câu dụ người dùng. Thậm chí, một số nhà cung cấp dịch vụ internet đã dùng phần mềm chặn những truy nhập vào Facebook khiến những hồ nghi như trên càng lớn dần.
Ngày 19-5-2010, một MXH đầu tiên tại Việt Nam và ASEAN có thể hội tụ số trên cả ba thiết bị đầu cuối là máy tính, tivi và điện thoại di động xuất hiện. Đó là Mạng Việt Nam - Go.vn (www.goOnline.vn) do Tổng Công ty Truyền thông đa phương tiện VTC phát triển đã chính thức ra mắt phiên bản thử nghiệm. Đại diện của VTC, ông Nguyễn Lâm Thanh cho biết, Go.vn đặt mục tiêu trở thành mạng thông tin số một Việt Nam, có khả năng phục vụ đồng thời 4 triệu người sử dụng cùng một thời điểm, chiếm từ 40% đến 50% lưu lượng truy cập MXH vào năm 2015. Phiên bản thử nghiệm Go.vn đã xây dựng 34 phân hệ cho người dùng, tập trung vào các nhóm phân hệ giao tiếp, giải trí, giáo dục, game, kinh doanh, thanh toán... Đáng lưu ý, Go.vn là dự án “hàng đặt” từ Nhà nước, được Bộ TT-TT hậu thuẫn. Tuy nhiên, để có một MXH Việt Nam đủ sức hấp dẫn cộng đồng để vượt qua được các mạng hiện nay sẽ là thách thức lớn đối với VTC.
Theo số liệu của Trung tâm thông tin mạng Trung Quốc (CNNIC), hiện quốc gia này có khoảng 124 triệu cư dân đang gắn bó với MXH trong nước là Kaixin001.com và Renren.com, còn “đồ ngoại” phải chịu cảnh lép vế. Chưa bàn đến vấn đề công nghệ, nhưng Việt Nam khác Trung Quốc ở điểm, ngôn ngữ tiếng Việt bắt nguồn từ hệ chữ la tinh nên khả năng Việt hóa từ MXH hút khách là khá dễ dàng. Điều đó cho thấy, thời gian tới, rất khó khẳng định MXH nào sẽ đoạt “ngôi vương” tại Việt Nam.
Bảo vệ thông tin cá nhân trên MXH
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét