Báo chí cách mạng Việt Nam vừa kỷ niệm 85 năm dấn thân dưới ngọn cờ của Đảng. Một chặng đường dài qua thời binh lửa và hòa bình.
Hằng năm giải báo chí vẫn được trao theo thông lệ, Đảng, nhà nước vẫn quan tâm đặc biệt tới làng báo Việt Nam.
Sự hiện diễn của nhiều vị lãnh đạo đảng, nhà nước trong buổi lể kỷ niệm nói lên điều đó.
“Tiếp tục làm tốt việc tuyên truyền đường lối, chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, và Ðấu tranh chống những quan điểm sai trái, làm thất bại chiến lược diễn biến hòa bình, âm mưu bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch”.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh với các nhà báo.
.
Dẫm đạp lên nhau
Vừa mới qua ngày 21/6, báo Pháp luật TPHCM đã đăng loạt bài: Nhà báo tống tiền cảnh sát.
Bài báo nêu lên sự việc một giảng viên đại học Huế và một phóng viên thường trú của Báo Đời sống pháp luật ( Hội luật gia Việt Nam) tống tiền cảnh sát giao thông Đà Nẵng.
Ngay sau đó báo Đời sống pháp luật có bài phản pháo lại việc pv Đức Hiển của báo PL TPHCM đưa thông tin nêu trên.
Bái báo đăng tiêu đề: SỰ THẬT VỤ NHÀ BÁO “TỐNG TIỀN CẢNH SÁT”: Vu khống đồng nghiệp để “bảo kê”- Đớn đau “đạo đức nghề nghiệp, và lên án phóng viên (pv) Đức Hiển.
“..tác giả Nguyễn Đức Hiển hiện đang công tác tại báo Pháp Luật TP HCM. Nguyễn Đức Hiển đã từng bị bị kỷ luật, bị cơ quan quản lý báo chí thu hồi thẻ nhà báo vì những sai phạm nghiêm trọng trong quá trình tác nghiệp.
Không hiểu sao, một phóng viên có nhiều sai phạm như vậy lại được bổ nhiệm Phó Tổng thư ký Toà soạn..”. Báo Đời sống pháp luật viết.
Pv Đức Hiển là chủ nhân của blog Bố cu hưng đình đám một thời trên yahoo 360.
PV Đức Hiển đã chính thức khởi kiện ông Nguyễn Tiến Thanh, TBT báo Đời sống pháp luật ra tòa án nhân dân quân 12, TPHCM vì đã cho đăng bài nội dung sai sự thật, xúc phạm danh dự nhân phẩm của ông Hiển.
Công ty luật THNH Đông phương luật sẽ đại diện cho ông Hiển làm mọi thủ tục tố tụng
Nhưng trong câu chuyện này cho ta thấy báo chí Việt Nam vẫn cầm cự nhau và không có tiếng nói thống nhất.
“Họ hạ nhục nhau, thậm chí tố cáo nhau để lôi ra tòa”. Một nhà báo kỳ cựu ở Hà Nội bày tỏ quan điểm.
Báo chí cách mạng bây giờ trước sức ép của thị trường đang dùng những “đòn chí mạng” để hạ thấp uy tín của nhau, thậm chí đẩy tờ báo đó đến chỏ phá sản.
Những câu chuyện “nhà báo tống tiền, nhận phong bì” luôn là vấn đề nhạy cảm và khi một tờ báo có được thông tin đó thì coi như “thằng kia sẽ chết với tao”.
Cho dù biết rằng kẻ viết bài đánh người kia cũng từng đã “nhận phòng bì”. Vấn đề là không bị bại lộ.
Điều đó cho thấy rằng trò chơi “ma quỷ” ám hại đồng nghiệp của báo chí Việt Nam thật dơ bẩn.
Họ biết điều đó, nhưng họ vẫn muốn làm điều tệ hại với đồng nghiệp.
“điều gì mình không muốn thì đừng làm với người khác”. Điều đó nhà báo Việt luôn bỏ ngoài tai.
Họ rao giảng “làm trong sạch đội ngũ báo chí” trong tâm hồn tối tắm của họ.
.
Thế lực báo chí
“Làm báo ở Việt Nam có tới 90% nhà báo nhận phòng bì”. Một nhà báo thốt lên.
Đó là điều khác lạ với báo chí phương Tây khi nhà báo Việt Nam đi họp báo luôn có “bao thư đi kèm”.
Nhiều nhà báo có tiếng nói trọng lượng khi anh ta có quan hệ tốt với chính quyền, doanh nghiệp, công an…
Nhiều nhà báo lúc đầu hăng say viết bài chống tiêu cực, tham nhũng, nhưng sau đó bị “hủy hoại ý chí” do sự chi phối của “chiếc phong bì” hay những vật phẩm lớn hơn.
Họ được tặng cả đất đai, hay cổ phần trong những doanh nghiệp lớn..sau khi sự việc được dàn sếp ổn thỏa.
Nhiều nhà báo chơi thân với Cảnh sát giao thông đến nỗi xe nhà báo đi trên đường luôn được ưu tiên “phóng nhanh, vượt ẩu”.
Nhà báo đã trở thành “công cụ”, pr cho những cuộc thanh trừng chính trị hay hạ nhục đối thủ.
Nhà báo Huy Đức, từng phóng viên của báo Sài gòn tiếp thị nhìn nhận: “Sự tha hóa trong đội ngũ nhà báo Việt Nam là rất nhiều và nhà báo chúng ta không còn sự tử tế”.
Và chính sự không tử tế đó khiến cho nhà báo Việt Nam rất dễ bị hình sự hóa khi sự việc của họ bại lộ.
Cách làm việc đơn giản, lộ liễu, coi thường đối tác và nghe thông tin một phía…khiến cho nhiều nhà báo “ngớ người” hay “kêu oan” khi rơi vào vòng lao lý.
“những biểu hiện “thương mại hóa”, xa rời tôn chỉ mục đích, chạy theo thị hiếu tầm thường, đưa tin và viết bài theo kiểu giật gân, câu khách, thiếu trung thực, làm ảnh hưởng chung đến uy tín của báo chí nước ta”.
Lời cảnh báo của ông Nguyễn Phú Trọng vẫn là thực tế của báo chí Việt Nam.
Người ta nói báo chí là “thế lực thứ 4 trong xã hội” hay “dùng ngòi bút để thay đổi chế độ” điều đó có tồn tại ở Việt Nam hay không, hay chỉ là trò “mua vui”.
Nhưng dùng thế lực đã bị mua chuộc mà đi hạ nhục anh em thì quá là tồi tệ.
Với nhân dân báo chí là tiếng nói thao thức và sự gửi gắm niềm tin vào đó, nhưng chính lối sống kiêu ngạo, coi thông tin là cơ sở để “kiếm chác”. Niềm tin đó đã bị bội bạc quá nhiều
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét