Thứ Tư, 11 tháng 8, 2010

Karl Marx chết trong nghèo túng

Một điều có lẽ chẳng phải là một bất ngờ lớn gì rằng triết gia cộng sản và chống tư bản, Karl Marx, là một người nghèo khi ông qua đời.

Nhưng tại sao triết gia Đức này, người có bảy người con và qua đời ở phía bắc London, lại để lại khoản tiền ít ỏi 250 bảng Anh của mình (tương đương 23 ngàn bảng ngày nay) cho con gái út của ông, Eleanor?

Hồ sơ trực tuyến mới công bố về di chúc của các nhân vật lịch sử nổi tiếng ở Anh tiết lộ rằng ông tổ của thuyết cộng sản chết trong nghèo túng.

Ngay từ hồi năm 2004, tư liệu từ Văn khố Quốc gia Anh cho thấy ông Marx từng đầu tư vào cổ phiếu khi sống tại London nhưng không mấy thành công.

Nay, trong số hàng triệu di chúc từ năm 1861-1941 được đưa lên mạng lần đầu tiên, hoàn cảnh của Marx thật đáng thương, so với nhiều người nổi danh khác cùng thời.

Rọi đèn vào lịch sử

Về các nhân vật lịch sử khác, hồ sơ trực tuyến mới được cung cấp đem lại cái nhìn sâu hơn vào vấn đề tài chính của các nhân vật nổi tiếng từ thế kỷ 19 và 20.

Các tóm lược hoặc chỉ số chính thức, của hơn sáu triệu di chúc từ năm 1861-1941 được đưa lên mạng lần đầu tiên.

Người ta đã phải mất khoảng một năm rưỡi để đưa lên mạng và tiết lộ tài sản có giá trị hơn 20 tỷ bảng Anh.

Nhà thám hiểm vùng cực giàu có, Sir Ernest Shackleton, thậm chí để lại còn ít hơn Marx, theo các hồ sơ này cho thấy.

Khi qua đời vào năm 1922, ông chỉ còn để lại được 556 bản (tương đương 20.000 ngày nay), vì đã bị mất tiền của trong một loạt các đề án kinh doanh không thành công.

Nhà bác học Charles Darwin, ngược lại, để lại số tiền thời Victoria tương đương với khoảng 13 triệu bảng ngày nay, và Charles Dickens là tương đương 7 triệu bảng.

Các cuốn bản sao di chúc có chứng thực theo lịch cho xứ Anh và Wales cho phép các sử gia và các nhà nghiên cứu có thể xem các hồ sơ trên mạng, những người trước đây vốn chỉ có thể dựa vào các bản in.

Ngoài ra các tài liệu trên mạng này còn cho phép người dân có thể tìm hiểu về gia tộc mình cũng như các câu chuyện mất mát tài sản hay ông bà tổ tiên giàu có như thế nào.

Các truy cập tìm kiếm cho phép tìm giá trị của một ngôi nhà, hay biết thêm về vị thế xã hội của một ai đó, hoặc những tài sản có giá trị trên thế giới.

Các tài liệu này được đưa lên mạng do trang chuyên về lịch sử gia đình thay mặt cho Văn phòng di chúc có chứng thực, một công ty của Mỹ thu tiền của những người sử dụng mạng để có thể lấy các thông tin.

Marx sống khổ chết nghèo

Mộ Marx ở Highgate, London

Karl Marx (1818-1883) được chôn cất ở nghĩa địa Highgate, Bắc London

Cha đẻ của thuyết cộng sản đã sống chật vật và chết trong cảnh nghèo lúc lưu vong ở Anh.

Người phụ trách tại Văn khố ở Kew, London, Sue Laurence trong một chương trình BBC hồi 2005 được trích lời nói:

"Marx đã muốn đầu tư vào thị trường chứng khoán Anh và Mỹ ở mức độ nhỏ".

Người Anh tìm thấy chữ ký của Marx trên giấy tờ mua cổ phiếu năm 1865.

Khoản tiền ông bỏ ra mua cổ phiếu chỉ là 4 bảng Anh theo thời giá khi đó.

Nhưng khoản đầu tư mua cổ phiếu của một tờ báo Anh không đem lại lợi lộc gì.

Nhại lại tựa đề cuốn 'Tư bản' của ông, Bấm các báo Anh chạy tựa hôm 11 tháng 8/2010 về di chúc ít tiền của Marx rằng ông tổ của chủ nghĩa cộng sản 'Để lại rất ít vốn'.

Tuyên ngôn Cộng sản do ông cùng Engels soạn ra được công bố ở London lần đầu tiên.

Sau đó, Marx rời Pháp và Bỉ, trở về Cologne ở Đức tìm cách mở một tờ báo riêng nhưng không thành.

Năm 1849 sang London sống lưu vong cho đến lúc qua đời.

Sống trong hoàn cảnh nghèo khó, ban đầu ông ở khu Soho nhưng sau dọn đến Kentish Town ở phía Bắc thành phố, nơi các con gái ông theo học trường không phải đạo Do Thái ở South Hampstead.

Thời gian này, Marx đến Bảo tàng Anh Quốc liên tục đọc sách triết và bắt đầu viết cuốn Tư bản (Das Kapital).

Chi phí nhiều hơn thu nhập của ông một phần được người bạn lâu năm Engels trợ giúp.

Engels khi đó phụ trách doanh nghiệp ngành sợi bông của gia đình ở Manchester.

Thông tin của Cảnh sát Đô thành London năm 1874 cũng ghi nhận đơn xin nhập tịch Anh của Marx nhưng bị bác bỏ.

Cảnh sát Anh đánh giá rằng ông là "kẻ khích động tai tiếng từ Đức, và cầm đầu Hội Quốc tế chủ trương nguyên tắc cộng sản. Người này không thể nào trung thành với Đức vua Anh".

Cho đến lúc qua đời, Marx không được biết nội dung đánh giá đơn xin quốc tịch đó.

Trước đấy, ông cũng đã bỏ quốc tịch Phổ.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/culture/2010/08/100811_family_fortune.shtml

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét