Thứ Năm, 30 tháng 9, 2010

CHUYỆN MỘT TRƯỞNG ĐOÀN NGOẠI GIAO VN BỊ GIẾT TẠI TQ

Nguyễn Xuân Diện

http://nguyenxuandien.blogspot.com/2010/10/chuyen-mot-ong-truong-oan-ngoai-giao.html

Ngày xưa, việc chọn Trưởng đoàn ngoại giao (Chánh sứ) là rất quan trọng, nhất là đi sứ Trung Quốc. Những người được chọn làm Chánh sứ thường là những nhà khoa bảng giỏi văn chương chữ nghĩa và có khí tiết. Tại các cuộc tiếp sứ, các vua Tàu thường ra những vế đối hiểm hóc, và đặt ra các cuộc xướng họa thơ phú với nhiều hàm ý.

Đường Lâm cổ ấp quê tôi là quê hương của Thám hoa Giang Văn Minh người đã từng được cử làm Chánh sứ sang Trung Quốc. Ông bị vua quan nhà Minh giết tại Yên Kinh (TQ) bất chấp luật lệ bang giao, đã trả thù bằng cách trám đường vào miệng và mắt ông, rồi cho người mổ bụng xem “bọn sứ thần An Nam to gan lớn mật đến đâu”. Sự việc này xảy ra vào ngày mùng 2 tháng 6 năm Kỷ Mão (1639). Khi đưa thi hài về đến quê nhà, vua Lê Thần Tông và chúa Trịnh Tráng [rể Đường Lâm] bái kiến linh cữu ông và truy tặng chức Công bộ Tả thị lang, tước Vinh quận công[1], ban tặng câu “Sứ bất nhục quân mệnh, khả vi thiên cổ anh hùng” (tức là Sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là anh hùng thiên cổ).

Dưới đây là chép từ Từ điển Wikipedia:

Giang Văn Minh (chữ Hán: 江文明, 1573 - 1638[1]) tự Quốc Hoa, hiệu Văn Chung, là quan nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Ông được mệnh danh là vị sứ thần “Bất nhục quân mệnh” (Không để nhục mệnh vua) vì đã đối đáp thẳng thắn trước triều đình Trung Quốc và bị vua Minh Tư Tông hành hình vào năm 1638, thọ 65 tuổi.

Cuộc đời và sự nghiệp

Ông sinh năm 1573, tại làng Kẻ Mía, xã Mông Phụ, tổng Cam Giá, huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây trước năm 1945)[2], (nay thuộc xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây , Hà Nội. Ông từng đỗ đầu kỳ thi Hội, rồi thi Đình lại đỗ Đình nguyên Thám hoa khoa Mậu Thìn, năm Vĩnh Tộ thứ 10 (1628) đời Lê Thần Tông[3]. Khoa thi này không có ai đỗ Trạng nguyên hay Bảng nhãn, vì vậy ông là người đỗ cao nhất trong cả khoa thi[3]. Sau khi đỗ đạt, ông lần lượt được bổ nhiệm vào các chức vụ như Binh khoa đô cấp sự trung (1630)[3], Thái bộc tự khanh (1631)[3].

Ngày 30 tháng 12 năm Dương Hòa thứ 3 (1637), ông và Thiêm đô ngự sử Nguyễn Duy Hiểu được vua cử làm chánh sứ cùng với 4 phó sứ là: Nguyễn Quang Minh, Trần Nghi, Nguyễn Bình và Thân Khuê dẫn đầu hai đoàn sứ bộ sang cầu phong và tuế cống nhà Minh[1]. Sau khi chết, ông được truy tặng chức Công bộ Tả thị lang, tước Vinh quận công[1].

Giai thoại

Vào thời điểm ông đi sứ, mặc dù nhà Mạc đã bỏ chạy ra Cao Bằng, nhưng nhà Minh vẫn áp dụng chính sách ngoại giao hai mặt (với cả nhà Hậu Lê và nhà Mạc) với mục đích để cuộc chiến tranh Lê-Mạc kéo dài[4]. Đoàn sứ bộ của Giang Văn Minh đến Yên Kinh (nay là Bắc Kinh) vào năm 1638.

Đến khi triều kiến, Minh Tư Tông Chu Do Kiểm (tức hoàng đế Sùng Trinh) lấy lý do “Vì lệ cũ không có những quy định cụ thể cho việc sắc phong, do đó trong khi còn chờ tra cứu chỉ ban sắc thư để tưởng lệ” để ngăn trở việc công nhận sự chính thống của nhà Hậu Lê và bãi bỏ công nhận ngoại giao với nhà Mạc.

Đồng thời, Chu Do Kiểm còn ngạo mạn ra cho sứ bộ một vế đối như sau:

“Đồng trụ chí kim đài dĩ lục”"

Nghĩa là:

Cột đồng đến nay rêu đã xanh[5]

Câu này có hàm ý nhắc tới việc Mã Viện từng đàn áp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, sau đó cho chôn một chiếc cột đồng với lời nguyền: "Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt" (Cột đồng gãy thì Giao Chỉ - tức Đại Việt - bị diệt vong).

Trước sự ngạo mạn đó, Giang Văn Minh đã hiên ngang đối lại bằng câu:

"Đằng Giang tự cổ huyết do hồng"
Nghĩa là:
Sông Đằng từ xưa máu còn đỏ[5]

Vế đối này vừa chỉnh, vừa có ý nhắc lại việc người Việt đã ba lần đánh tan quân xâm lược phương Bắc trên sông Bạch Đằng.

Vào thời bấy giờ, câu đối này được xem là cái tát thẳng vào mặt hoàng đế nhà Minh trước đông đảo văn võ bá quan của Thiên triều và sứ bộ các nước. Vua nhà Minh bừng bừng lửa giận quên mất thể diện thiên triều, bất chấp luật lệ bang giao, đã trả thù bằng cách trám đường vào miệng và mắt ông, rồi cho người mổ bụng xem “bọn sứ thần An Nam to gan lớn mật đến đâu”. Sự việc này xảy ra vào ngày mùng 2 tháng 6 năm Kỷ Mão (1639). Nhưng Minh Tư Tông vẫn kính trọng ông còn cho ướp xác ông bằng bột thủy ngân và đưa thi hài ông về nước[5][6] Khi thi hài của ông về đến Kinh thành Thăng Long, vua Lê Thần Tông và chúa Trịnh Tráng bái kiến linh cữu ông[5] và truy tặng chức Công bộ Tả thị lang, tước Vinh quận công[1], ban tặng câu “Sứ bất nhục quân mệnh, khả vi thiên cổ anh hùng” (tức là Sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là anh hùng thiên cổ)[7].

Sau khi thi hài được đưa về nước, Giang Văn Minh được chôn cất tại Đồng Dưa, thuộc xứ Gò Đông, [thực ra là Gò Đõng - NXD] thôn Mông Phụ, xã Đường Lâm[7]. Trên cánh đồng này có một quán (hiện có dạng ngôi nhà) nhỏ là nơi linh cữu ông đã được quàn và gọi là quán Giang. Hiện nay, nhà thờ ông ở làng Mông Phụ đã được nhà nước Việt Nam xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa[5]. ‎

Ở Hà Nội hiện nay có một con đường mang tên Giang Văn Minh, nối với phố Giảng Võ và phố Kim Mã, quận Ba Đình.[8]

Tác phẩm

  • Hoa Nghiêm tự bi: trên tấm bia của chùa Hoa Nghiêm ở thôn Vô Song, xã Đông Hà, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình có ghi người soạn văn bia năm Dương Hòa thứ 2 (1636) là Phúc Lộc hầu Giang Văn Minh, đỗ thám hoa khoa Mậu Thìn (1628), chức Đặc tiến kim tử Vinh lộc đại phu, Thái bộc tự khanh.[9]

Đánh giá

Ông là người trí dũng song toàn.[10]

Thi sĩ Hoài Yên có thơ rằng:

Giang Văn Minh

Một sớm về thăm Mông Phụ ấp,
Suốt đời nhớ mãi Thám hoa môn.
Ngoại giao, lo tính tìm mưu chước,
Đối đáp, không làm thẹn núi sông.
"Đồng trụ chí kim đài dĩ lục,
Đằng giang tự cổ huyết do hồng".
Quên thân, quyết báo đền ơn nước,
Khí tiết xin phơi một tấm lòng.

(Chân dung. Thơ Hoài Yên. Nxb. Hà Nội, 2008. tr21).

Ảnh: Đền thờ Giang Văn Minh

Mời chư vị nghe khúc hùng ca Giang Văn Minh:

Hành trình tìm tự do của cậu bé từng mơ làm Hồng vệ binh

Uyên VũNhưng trên hết là hành trình phi thường, với khát vọng tìm tự do của một người từ bên trong bức tường cộng sản của Mao Trạch Ðông. Ðây là một câu chuyện thật đẹp và có hậu tựa như chuyện loài sâu bọ thoát khỏi chiếc kén xấu xí, chật chội của mình và hóa thành bướm rực rỡ bay lên…

Mở đầu phim: những bước chân rụt rè của một anh thanh niên ngơ ngáo, mặc veston, caravat đỏ tươi, ve áo cài huy hiệu Mao Trạch Ðông, anh đang bước những bước chân đầu tiên lên miền đất của “kẻ địch tư bản” – thành phố Houston, Texas.

Vốn là nghệ sĩ tài ba của đất nước Trung Quốc được mời sang Mỹ trong chương trình giao lưu nghệ thuật múa ballet, Lý Tồn Tín (Li Cunxin) còn mang trọng trách là “đại diện cho nhân dân Trung Quốc,” cái khối dân hơn một tỉ người đang lăm le xích hóa địa cầu.

Thế nhưng, đi hết ngạc nhiên này sang ngạc nhiên khác khi Lý Tồn Tín khám phá đất Mỹ. Từ những cái ôm thắm thiết, thái độ cởi mở của những người bạn Mỹ đến cảnh sống sôi động, phố xá nhộn nhịp, sắc màu vui tươi, nhà cao tầng san sát. Cảnh quan và con người Mỹ khiến Lý tưởng như lạc vào giấc mơ. Nhưng giấc mơ đẹp đẽ hiện tại không thể trọn vẹn. Ký ức cứ đan xen như lôi anh về với thực tại: anh đang là đảng viên đảng Cộng Sản Trung Quốc. Gia đình anh, gồm cha mẹ và sáu anh chị em khác còn đang vất vả ở một làng quê hẻo lánh, tăm tối.

Ðó là một thôn làng nhỏ bé giữa một vùng đất cằn cỗi, đầy sỏi đá thuộc tỉnh Sơn Ðông. Mười năm trước, Lý còn là một cậu bé tiểu học có khuôn mặt sáng bừng, rồi một hôm có vài người cán bộ vào lớp tuyển lựa thí sinh cho trường múa ballet. Bài hát duy nhất học trò biết hát là bài “Ðông Phương Hồng” để ngợi ca Chủ Tịch Mao vĩ đại. Cậu đã được chọn sau khi cán bộ thẩm tra lý lịch biết rõ gia đình cậu ba đời không có ai giàu có và khao khát lớn nhất của cậu bé là sẽ hết mình phấn đấu thành Hồng vệ binh theo con đường người cầm lái vĩ đại Mao Trạch Ðông. Việc cậu bé được cán bộ chọn đi học trên tỉnh là một sự kiện quan trọng, một vinh dự cho gia đình và địa phương của Lý Tồn Tín. Mẹ cậu, một phụ nữ nông dân suốt đời cơ cực đã khuyên đứa con trai bé bỏng: “Con hãy đi thật xa, đừng quay đầu trở lại, đừng trở về nhà…” Bà ý thức được đây là cơ hội ngàn vàng để con trai thoát khỏi kiếp lầm than, tăm tối miền nông thôn.

Hai năm đầu là thời gian luyện tập khủng khiếp đến độ Lý chỉ muốn bỏ về. Thế nhưng, những ký ức đen tối nơi quê nhà đã làm cậu bé thay đổi ý định. Với ý chí phi thường, đêm đêm dưới ánh đèn cậu bé Lý buộc bao cát vào cổ chân nhảy lên xuống những bậc thang. Cậu đã vượt qua những năm tháng khổ luyện tại các trường múa giữa cảnh nghèo đói, hậu quả của kế hoạch Ðại Nhảy Vọt mà Mao Trạch Ðông khởi xướng. Những buổi học phổ thông Lý được dạy rằng Trung Quốc là xã hội ưu việt, chính phủ cho người dân mức sống cao nhất thế giới, còn bọn kẻ thù tư bản đang giãy chết và xã hội của họ đầy rẫy xấu xa, nghèo khổ. Có một sự kiện mà cậu bé Lý không thể hiểu là cậu đã chứng kiến là một người thầy hết lòng “vị nghệ thuật” của mình. Ông đã phản đối việc các lãnh đạo áp đặt phải đưa hình tượng Hồng vệ binh “quyết chiến, quyết thắng” vào các vở múa; vì bảo vệ vẻ đẹp trong sáng của nghệ thuật múa ba-lê nên ông đã bị cán bộ an ninh đến bắt trong đêm khuya. Ðiều ấy gây nhiều băn khoăn, sợ hãi nơi Lý. Cả một xã hội u ám, bóp nghẹt sự sáng tạo và câu chuyện về con ếch phải nhảy ra khỏi giếng mà cha cậu kể năm xưa đã khiến anh quyết chí vượt thoát số phận. Trong một lần diễn cho lãnh đạo xem, tài năng của anh lọt vào mắt Giang Thanh – vợ thứ tư của Mao, người phụ nữ ghê gớm nhất Trung Quốc thời bấy giờ. Lý đã trở thành một đảng viên Ðảng Cộng Sản Trung Quốc, một diễn viên múa tài ba của Học Viện Nghệ Thuật Bắc Kinh.

Li Cunxin và Janie Parker trong Swan Lake - Peter I. Tchaikovsky

Năm 1979, khi Bắc Kinh lần đầu giao lưu nghệ thuật với Ðoàn Ballet Houston từ Mỹ sang, Lý Tồn Tín đã khiến các nghệ sĩ múa người Mỹ thán phục. Năm 1980, sau nhiều nỗ lực về ngoại giao giữa đoàn Ballet Houston với chính phủ Trung Quốc, anh được mời sang Houston tham dự khóa học và trình diễn trong 3 tháng. Vừa chân ướt chân ráo đến nơi, anh phải trình diện tại Lãnh Sự Quán Trung Quốc tại Houston. Viên chức lãnh sự răn đe anh không được nghe lời “xúi giục” của người Mỹ, phải tránh xa phụ nữ Mỹ, phải để cho lý tưởng cộng sản hướng dẫn và trách nhiệm của một đảng viên cộng sản là phải cải hóa tư tưởng cho bọn tư bản Mỹ. Thế nhưng, mỗi ngày trên đất Mỹ đều cho anh một trải nghiệm mới, bạn bè người Mỹ mà anh mới quen đều cởi mở thân thiện. Họ là cả một thế giới thú vị mà anh muốn khám phá, họ không hề sợ khi công khai phát biểu là không thích tổng thống Mỹ điều này khiến anh kinh ngạc. Vị giáo sư Mỹ sẵn sàng tiêu 500 đô la sắm quần áo mới cho anh cũng khiến anh bàng hoàng và đâm ngờ vực vì ở nhà, cha anh vất vả làm lụng cả năm cũng chỉ được tương đương 50 đô la.

Ánh sáng tự do ban đầu làm anh choáng váng, và từ từ ngấm vào nhận thức khiến anh đau đớn nhận ra một điều hiển nhiên: anh và dân tộc anh bị lừa bịp, bị tước bỏ tự do đã quá lâu. Hết hạn visa, Lý Tồn Tín quyết định sẽ ở lại Mỹ. Không may là quy chế dành cho trường hợp của anh không có, phần khác là quan hệ ngoại giao giữa Mỹ-Trung Quốc đang ổn thỏa. Thật bất ngờ, một luật sư tư vấn rằng nếu anh kết hôn thật sự với 1 công dân Mỹ thì anh có thể ở lại. Tình yêu vừa chớm nở giữa anh và 1 thiếu nữ Mỹ nay là một cơ hội trời cho. Lý và người yêu quyết định kết hôn và điều này tuy hợp pháp nhưng vẫn nhiều trở ngại về ngoại giao Mỹ-Trung trong bối cảnh một Trung Quốc vừa mở cửa.

Ðỉnh điểm cuộc đời Lý xảy ra khi anh quyết định cùng người yêu, thầy dạy, luật sư và vài người bạn vào Lãnh Sự Quán Trung Quốc để tranh đấu cho quyền cư trú của một người thèm khát tự do. Vừa bước vào để trình bày thì vị luật sư Mỹ bị tách riêng và khống chế trong phòng viên lãnh sự; Lý bị một đám an ninh bẻ tay lôi vào một căn phòng giống một buồng giam, còn người yêu, thầy dạy và các bạn anh bị cô lập giữa phòng khách. Hành động ngang ngược này đã bị vị luật sư phản ứng dữ dội vì tuy khuôn viên lãnh sự quán là lãnh thổ của Trung Quốc, nhưng hành vi trái pháp luật của họ đang diễn ra tại một đất nước tự do. Trong khi Lý Tồn Tín bị đe dọa, bị áp lực phải về nước thì các bạn anh kiên quyết ở lại vì lo sợ cho tính mạng anh. Những khuôn mặt rắn đanh, hầm hừ cũng không làm vị luật sư chùn bước. Ông đã dựng một vị thẩm phán dậy lúc nửa đêm để xin ký lệnh tòa án, ông đã liên hệ với Tổng Thống Mỹ Geogre Bush để bảo vệ Lý Tồn Tín, thân chủ của mình… Viên lãnh sự phải cầu cứu đại sứ, đại sứ Trung Quốc phải xin ý kiến từ Bắc Kinh… Những can thiệp ngoại giao từ cấp cao nhất giữa hai Washington và Bắc Kinh đã tạo cho Lý cơ hội trở thành người tự do.

Li Cunxin và vợ Mary McKendry

Lý Tồn Tín đã là công dân Mỹ, đã thành một nghệ sĩ ballet nổi danh. Sau này ông li dị và kết hôn với một nghệ sĩ ballet hàng đầu của Australia, Mary McKendry. Họ sống tại Melbourne và có 3 người con. Năm 1999, Lý Tồn Tín về hưu, ông theo học về tài chính và hiện nay ông là một nhà quản lý cao cấp của một công ty chứng khoán Australia. Ông cũng được Trung Tâm Shepherd của Australia trao danh hiệu “Father of the Year 2009.”

Ðây là chuyện có thật và đã được đạo diễn người Úc Bruce Beresford dựa theo cuốn tự truyện của Lý Tồn Tín xuất bản năm 2003 (một trong 20 cuốn sách được yêu thích nhất tại Australia 2010), cả sách và phim đều có tên Mao’s Last Dance. Phim Mao’s Last Dancer, mang về chín đề cử, diễn viên chính trong phim là nghệ sĩ Tào Trì, 32 tuổi, diễn viên múa chính trong đoàn ba lê hoàng gia Anh Birmingham, trong phim còn sự tham gia của Bruce Greenwood và Kyle MacLachlan và diễn viên nổi tiếng Hollywood, Trần Xung – người có sự nghiệp tương tự như Lý.

Lý Tồn Tín cho biết trong nhiều năm ông đã từ chối nhiều lời đề nghị từ các nhà biên kịch và Hollywood để kể câu chuyện của mình, cuối cùng cũng miễn cưỡng nhận lời do sự thúc giục của người bạn là nhà biên kịch. “Ông ấy nói rằng tôi không phải viết kịch bản cho bản thân mình, nhưng ‘để đem đến cho người khác hy vọng và lòng can đảm.’” Vì một phần của bộ phim được quay tại Trung Quốc, các nhà làm phim được yêu cầu gửi kịch bản cho các nhà chức trách trước khi quay. Họ phản đối mạnh mẽ chuyện mô tả Mao Trạch Ðông và Giang Thanh vợ thứ tư của Mao và là một trong “bè lũ bốn tên.” Việc quay các trường đoạn của phim tại Trung Quốc gặp nhiều rắc rối và đạo diễn lúc nào cũng nơm nớp sẽ bị công an đến bắt. Thế nhưng mọi việc rồi cũng suôn sẻ.

Bộ phim đoạt giải nhì tại Liên Hoan Phim Quốc Tế Toronto 2008, đã được phát sóng tại Úc, trình chiếu ở New Zealand, Singapore, Canada và ở Mỹ tháng 8, 2009. Ngoài ra “Mao’s Last Dancer” còn tham gia Liên Hoan Phim Quốc Tế Hawaii, Filmfest DC tại Washington và liên hoan phim quốc tế ở Bắc Carolina. Phim này đã phát trong hệ thống TV của FPT và DVD cũng có ở Việt Nam.

Bruce Beresford là đạo diễn của những bộ phim nổi tiếng như “Breaker Morant,” “Driving Miss Daisy” và “Paradise Road.” Beresfort cho biết: “Lý Tồn Tín có một hoàn cảnh đáng kinh ngạc,” câu chuyện này thu hút ông ở cả tình tiết (một ví dụ tiêu biểu về câu chuyện từ một người bần cùng trở nên giàu có) và nhân vật (người đàn ông với “quyết tâm không ngừng muốn thành công với vai trò là nghệ sĩ múa”). Nhưng trên hết là hành trình phi thường, với khát vọng tìm tự do của một người từ bên trong bức tường cộng sản của Mao Trạch Ðông. Ðây là một câu chuyện thật đẹp và có hậu tựa như chuyện loài sâu bọ thoát khỏi chiếc kén xấu xí, chật chội của mình và hóa thành bướm rực rỡ bay lên.

http://www.facebook.com/photo.php?pid=85448&fbid=112382752156866&id=100001554264214&ref=nf#!/notes/uyen-vu/hanh-trinh-tim-tu-do-cua-cau-be-tung-mo-lam-hong-ve-binh/134580173256636

Cập nhật: Chuẩn bị Đại Lễ, CA mở chiến dịch theo dõi, khủng bố blogger và những người đối lập

Cập nhật…

(Dân Làm Báo) Gần đến ngày Đại Lễ 1000 năm Thăng Long, CA đồng loạt mở chiến dịch theo dõi, khủng bố blogger và các nhân vật đối kháng tại TP HCM.

- Anh Đỗ Nam Hải: 3 ngày nay công an đã đóng chốt và ngăn cấm không cho anh Đỗ Nam Hải ra ngoài. Mỗi lần anh Hải cứ ra khỏi cửa nhà là họ chặn lại. Hôm 28/9/10 khi anh phải đi gặp khách hàng thì công an cũng nhất quyết không cho đi. Một trong nhiều lý do là phái đoàn của BNG Hoa kỳ chuyên trách Nhân quyền Dân chủ và lao động của tòa Tổng lãnh sự Mỹ muốn gặp anh nên họ lại giở trò bẩn thỉu xưa cũ này ra. Bên cạnh đó là sắp tới ngày đại lễ 1000 Thăng Long, những người như anh Hải không được quyền cùng toàn dân đón chào lễ hội chung của dân tộc. Nói chung, trong suốt 3 ngày qua cho đến nay, anh Đỗ Nam Hải đã bị an ninh cầm tù ở nhà và không đi làm được.

- Ngay từ sáng sớm ngày 29/09/2010, khi vừa đưa mẹ đi bệnh viện, Blogger Uyên Vũ đã bị “hỏi thăm”, ít nhất 6 công an, cả sắc phục lẫn thường phục canh giữ ngoài đầu hẻm nhà anh. Nghiêm trọng hơn, vào khoảng 15g cùng ngày, có kẻ lạ mặt gọi vào số điện thoại của Blogger Uyên Vũ và hăm dọa: “Mày thích chết không?”.

- Doanh nhân Lê Quốc Quyết (em LS Lê Quốc Quân) dù rất bận tộn với công việc  cũng bị công an sách nhiễu, truy tìm suốt 2 ngày nay. Theo ghi nhận, sáng 29/09 đã có rất đông an ninh mật vụ đứng canh gác trước cửa công ty, đồng thời ra lệnh miệng buộc anh phải lên trụ sở làm việc. Khi bị phản ứng, một viên CA viện lý do : Vì công ty anh Quyết bị tố cáo ?!

Cũng cần nói thêm, là một doanh nhân, anh Lê Quốc Quyết thường xuyên phải ra nước ngoài giao dịch. Tuy nhiên, hồi tháng 7, anh Quyết cũng bị cấm xuất cảnh không rõ lý do. Có lẽ nguyên nhân chính vì anh là em trai của LS Lê Quốc Quân.

- Blogger dân oan Huỳnh Công Thuận cũng được quan tâm, thông qua việc công an gọi điện thoại “hỏi thăm” và “nhắc nhở”.

- Lúc 3h chiều ngày 29/09, Blogger Anhbasg có cuộc hẹn tại tòa Tổng lãnh sự Mỹ với phái đoàn của BNG Hoa kỳ chuyên trách Nhân quyền Dân chủ và lao động . Tuy nhiên khi chuẩn bị đến nơi thì anh bị nhiều kẻ lạ chặn xe ở đường Lê Duẩn, đe dọa buộc quay xe đi hướng khác. Đồng thời, một viên AN liên tục ép buộc gia đình và vợ Anhbasg gây áp lực buộc anh phải về.

Phải chăng tất cả động thái này nhằm ổn định cho ngày đại lễ quốc khánh Trung Quốc 01/10 sắp tới? Được biết là ngày quốc khánh 02/9 tình hình cũng không căng thẳng như hiện nay.

Hoặc đang có chiến dịch từ chỉ thị phải ra tay “tiên hạ thủ vi cường” chuẩn bị cho đại hội đảng thành công tốt đẹp?

Dân Làm Báo sẽ cập nhật thêm về sự kiện này.

danlambao.com

CÂU CHUYỆN BISZKU BÉLA VÀ BÀI HỌC TỪ QUÁ KHỨ

(NCTG) Một cựu chính khách thượng đỉnh Hungary, ông Biszku Béla, có thể sẽ phải đối mặt với bản án tù giam 3 năm vì tội danh công khai phủ nhận những tội ác của CNCS tại đất nước này, chiểu theo một điều luật mới được Chính phủ Hungary thông qua cách đây ít tháng.


Biszku Béla và Tổng bí thư Kádár János



Trên cơ sở đơn tố giác của dân biểu cực hữu Szilágyi György (đảng JOBBIK), ngày 11/8/2010, Sở Cảnh sát Budapest đã mở cuộc điều tra đối với ông Biszku, cựu Bộ trưởng Nội vụ Hungary thời kỳ 1957-1961, một tuần sau khi vị chính khách này, trong bài trả lời phỏng vấn Kênh truyền hình Duna TV, đã tuyên bố rằng biến cố 1956 là “phản cách mạng”.

Cũng trong dịp đó, ông Biszku còn khẳng định rằng, làn sóng đàn áp của chính quyền Kádár thời gian sau đó - trong đó có những án tử hình, đặc biệt là bản tử hình dành cho vị
thủ tướng Nagy Imre - là “hợp pháp và công minh”.

Dân biểu Szilágyi György, trong một cuộc họp báo, đã cho hay: đơn tố giác của ông dựa trên một điều khoản trong Bộ Luật Hình Sự (BLHS) mới được sửa đổi của Cộng hòa Hungary, theo đó, có thể phạt tù giam tối đa 3 năm đối với người nào công khai phủ nhận, tỏ ra nghi ngờ hoặc cho rằng tội ác diệt chủng của các thể chế Quốc xã và Cộng sản - cũng như các tội ác chống nhân loại khác - là “
không đáng kể”.

Sự thắt chặt BLHS nói trên là một trong những quyết định đầu tiên của Quốc hội mới, được thành lập sau cuộc bầu cử mùa xuân 2010 và, theo dân biểu đảng JOBBIK, hành vi của cựu Bộ trưởng Nội vụ Biszku Béla thích hợp để bị khép vào tội đó.


Sự việc kể trên đã khiến công luận Hungary rất quan tâm vì nó hướng sự chú ý của xã hội đến cách nhìn nhận lịch sử đất nước này trong những thập niên dưới thời XHCN, và tới vai trò, trách nhiệm của một số cựu chính khách thượng đỉnh của Đảng Cộng sản Hungary, hiện đang sống những ngày cuối đời.


Câu chuyện ông Biszku càng được để tâm vì sau hơn 5 tuần kể từ khi cuộc điều tra được mở, cảnh sát Hungary cho biết đã hỏi cung vị chính khách trên tư cách nghi can và đang thu thập các dữ liệu cần thiết để buộc tội.


“Nắm đấm cứng nhất của thể chế độc tài mềm”


Đó là biệt hiệu được đặt cho Biszku Béla, một trong những nhân vật trụ cột của làn sóng đàn áp sau cuộc cách mạng 1956. Sinh năm 1921 tại vùng Márok, chuyên nghề thợ nguội, gia nhập Đảng Cộng sản Hungary năm 1944, Biszku đã leo mọi nấc thang của bộ máy đảng, để trở thành Trưởng phòng Cán bộ Thành ủy Budapest (1959), Bí thư Quận ủy Quận X, Budapest (1951), Bí thư thứ nhất Quận ủy Quận XIII, Budapest (1953).


Khi cuộc cách mạng dân chủ 1956 bùng nổ, Biszku đã tổ chức những đơn vị vũ trang, thành viên gồm các đảng viên và công nhân trung thành với đảng, để chống lại quân khởi nghĩa. Vì thành tích đó, sau biến cố 1956, ông được tặng Kỷ niệm chương Vì chính quyền Công-Nông, một trong những phần thưởng lớn nhất của thể chế Kádár.


Trong hơn 20 năm sau đó, Biszku Béla từng là một yếu nhân của chế độ với những cương vị cao cấp như Bí thư thứ nhất Thành ủy Budapest (1956-1957), Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Phó Thủ tướng, 1961-1962), Bí thư Trung ương đảng (1962)...


Đặc biệt, bị hậu thế lên án mạnh mẽ nhất là những hành vi trong 4 năm giữ chức Bộ trưởng Nội vụ sau cách mạng 1956: Biszku được coi là người trực tiếp chỉ đạo chiến dịch đàn áp của chính phủ mới, với chừng 300 án tử hình và 20.000 án tù đày dành cho những người tham gia cuộc cách mạng.


Biszku được coi là đã can thiệp thô bạo vào hoạt động của cơ quan tư pháp: còn lưu lại nhiều bằng cứ văn bản cho thấy trong các phiên họp nội bộ của Trung ương Đảng, Biszku đã lên tiếng đòi tòa các cấp tại Hungary phải đưa ra những bản án “nghiêm khắc” hơn nữa, và rằng con số các bản án tử hình như vậy vẫn còn “
quá nhẹ tay”.

Luôn là người theo chủ trương cứng rắn, năm 1978, Biszku bị cách chức và cho về hưu vì phản đối chính sách hòa dịu của Tổng bí thư Kádár János, người mà ông từng là một thủ hạ tâm phúc sau cuộc chính biến 1956. Tuy nhiên, thời kỳ 1980-1989, Biszku vẫn giữ một trọng trách trong Hội đồng Công đoàn Toàn quốc (SZOT) và chỉ thực sự ngưng hoạt động chính trị khi Hungary kinh qua biến chuyển dân chủ vào năm 1989.


Từ đó, Biszku sống yên ổn và không bị ai quấy rối tại biệt thự tại Đồi Hoa hồng, khu “thượng lưu” ở Budapest, với mức lương hưu năm 2010 là 240.000 Ft, tức là gấp 3-4 lần mức lương hưu của một người dân bình thường.


Bộ phim định mệnh


Hoàn toàn tránh giới báo chí, không hề đưa ra bất cứ tuyên bố hay phát biểu nào với giới truyền thông trong vòng 20 năm, cái tên Biszku Béla dần dần đã trôi vào quên lãng, nhất là đối với giới trẻ trưởng thành trong hai thập niên qua. Tuy nhiên, ông đã gặp “hạn” khi phải đối mặt với hai nhà báo tự do, hai “dân báo” (blogger), đặt mục tiêu “săn lùng” bằng mọi giá những đảng viên cộng sản còn sống để cật vấn họ về những vấn đề trong quá khứ, và cái chính là để họ đối diện với công luận, xem họ có hối hận vì những gì đã làm.


Mục đích ấy được một trong hai nhà “dân báo”, cô Skrabski Fruzsina, đưa ra trong một entry mang tựa đề “Những người cộng sản, hãy run sợ” gây chấn động “thế giới mạng” mùa hè năm 2008: “
Tôi không đe dọa những người cộng sản. Tôi cũng chả có gì để đe dọa, bởi tôi không có ôtô đen, không có bộ máy đàn áp, không có vũ khí và cũng không có chó săn. Tôi chỉ muốn biết về họ.

Giá mà lương tâm họ cắn rứt đôi chút. Nếu đôi khi ai đó hỏi họ, có thể là cháu chắt họ hay một người hàng xóm: Bác ơi, hồi đó thế nào? Sao bác lại làm những gì bác đã làm? Bác cảm thấy sao khi nhìn vào mắt những người quen mà vì lời bác, họ đã bị bắt? Khi đánh đập tù chính trị? (...) Khi tra khảo? Khi hét lên “bọn phản cách mạng hãy run sợ”? Khi cười nhạo giới phú nông bị tước đoạt mọi thứ?
”.

Theo mô hình của các nhóm truy lùng những tên phát-xít còn sống sót đến giờ, ngay lập tức, Skrabski Fruzsina nhận được hàng loạt cái tên từ các blogger và cùng một “dân báo” khác là anh Novák Tamás, mùa thu năm 2008, hai người đã có thể bắt tay vào kế hoạch tiếp cận Biszku Béla, được coi là “cá lớn” cuối cùng trong số các “cá lớn” một thời.


Skrabski Fruzsina và Novák Tamás đã chọn phương thức bị không ít người coi là “bất hợp pháp” để thực hiện ý đồ của họ. Tự xưng là thành viên một tổ chức không tồn tại mang tên Hội Thanh niên vùng Bereg, họ đến gặp ông cụ 89 tuổi Biszku và cho biết muốn quay một phim chân dung về ông, trên cương vị “
người con vĩ đại của vùng Márok”.

Biszku chấp thuận, không hề hay biết là đang bị đưa vào tròng: thực chất, từ đầu chí cuối, hai nhà làm phim chỉ muốn xoáy quanh vai trò của vị cựu Bộ trưởng Nội vụ trong làn sóng đàn áp sau cách mạng 1956.


Thời điểm quan trọng trong quá trình làm phim là vào mùa hạ năm 2009, sau khi đoàn làm phim đã quay xong những cảnh phỏng vấn về thời thơ ấu của Biszku. Khi đó, cặp “dân báo” đã tổ chức một buổi gặp mặt (giả mạo) tại ngôi làng nơi Biszku chào đời, chỉ để đón ông ta về đó, và bố trí những người tham gia đặt câu hỏi.


Biszku về thăm làng, được xem những gì đoàn làm phim đã quay và sau đó, hai nhà dân báo cho biết ý định thực của họ. Cựu chính khách không phản đối và cuộc trao đổi được tiếp tục với những câu hỏi về quá khứ chính trị của ông, đặc biệt là thời kỳ sau biến cố 1956. Khi đó, Biszku đã đưa ra những khẳng định gây nhiều bất bình nhất: ông không hề có gì hối hận và không phải xin lỗi vì bất cứ điều gì.




Thủ tướng Nagy Imre tại phiên tòa ngụy tạo năm 1958, nơi ông bị tuyên án treo cổ



Ngoài ra, trong cuộc trò chuyện, bên cạnh việc giữ vững “lập trường kiên định”, Biszku vẫn rất tỉnh táo khi đổ trách nhiệm sang người khác và tỏ ra rất thờ ơ với số phận những người bị tử hình và tù đày sau năm 1956 với sự tham dự tích cực của ông.

Cuộc đấu giằng co bên lề “Tội ác và bất trừng phạt”


Những “hoạt cảnh” bi hài trên đã được đưa hết vào bộ phim tài liệu mang tựa đề “Tội ác và bất trừng phạt”, dài 70 phút, hoàn tất đầu năm 2010.


Thoạt tiên, Biszku cho phép công chiếu bộ phim về ông, nhưng sau đó, khi thấy những thông tin về phim gây nên làn sóng công phẫn trong dư luận, ông đã ra một tuyên bố báo chí cấm chiếu phim. Lý do được đưa ra là trong phim có những đoạn mà Biszku hiện diện trong với tư cách một “
người của công chúng”, ông chưa được xem những đoạn đó và do đó, ông không chấp thuận công bố bộ phim.

Biszku còn tuyên bố các thành viên gia đình ông cũng không được phép chấp thuận việc công chiếu bộ phim của “
cặp đạo diễn lừa đảo”, vì ngoại trừ những hoạt động trước công chúng, trong mọi trường hợp khác, theo một điều khoản của Luật Dân sự, việc đưa ảnh và âm thanh phải được sự cho phép của đương sự.

Tiếp đó, gia đình Biszku cũng dọa sẽ kiện Rạp phim Quốc gia Uránia, nơi dự định chiếu phim vào 16/6/2010 (nhân ngày thủ tướng Nagy Imre bị treo cổ trong phiên tòa ngụy tạo năm 1958), nếu bộ phim được ra mắt tại đó. Để tránh phiền hà, Ban lãnh đạo Uránia đã thôi ý định liên quan tới bộ phim.


Tuy nhiên, các nhà “dân báo” không chịu thua. Cho rằng vị cựu bổ trưởng không chỉ là “
người của công chúng” trong những cuộc đàn áp sau biến cố 1956, mà vẫn giữ tính chất ấy khi trả lời phòng vấn trước ống kính phóng viên và chấp thuận để làm phim từ những cuộc trao đổi, Novák Tamás và Skrabski Fruzsina sẵn sàng ra tòa nếu bị kiện để chứng tỏ cái lý của họ.

Cuối cùng, phim vẫn được chiếu trong ngày 16/6/2010 nhưng tại địa điểm khác: buổi chiếu đã thu hút sự quan tâm của công luận đến nỗi rất nhiều người (trong đó có cả các chính khách hiện tại) đã tới xem và Ban tổ chức đã phải chiếu đi chiếu tại cả tối để phục vụ nhu cầu cử tọa.


Sau đó, các con gái của Biszku cũng đề nghị được xem bộ phim rồi cho rằng không có vấn đề gì nếu phim được công chiếu tại Uránia. Tuy nhiên, họ cũng thổ lộ ý muốn vai trò chính trị của cha họ được một ủy ban độc lập làm sáng tỏ.


Liên quan tới sự ra đời và công chiếu của bộ phim, đã nổ ra một cuộc tranh luận lớn giữa quyền được biết của công luận và quyền cá nhân của đương sự. Một dự thảo luật đã được đưa ra, để việc công bố những tư liệu lịch sử mang tầm quan trọng nổi bật của lịch sử Hungary không thể bị ngăn cản trong mọi trường hợp bởi sự viện dẫn “
quyền cá nhân”.

Bởi lẽ, như lời nữ dân biểu Menczer Erzsébet - một trong ba Nghị sĩ Quốc hội thuộc Liên minh cầm quyền đã đưa ra đề xuất trước Quốc hội - “
một dân tộc không biết quá khứ, sẽ không có hiện tại và tương lai”. Theo bà Menczer, dự thảo luật đó sẽ làm sáng tỏ vấn đề quyền cá nhân đối với các thủ phạm của những hành vi phạm tội mang tính chính trị, để có thật nhiều phim tài liệu, hồi tưởng, bài viết về quá khứ được ra mắt công luận.

Cơn bão quanh một chương trình truyền hình


Giông tố chưa tan xung quanh bộ phim, thì Biszku lại đổ thêm dầu vào lửa với những tuyên bố gây bất bình trên Kênh truyền hình Duna vào đầu tháng 8/2010.


Một tuần sau khi xem phim, cựu chính khách cảm thấy cần công khai khẳng định quan điểm của mình trên sóng truyền hình, rằng biến cố 1956 là “
phản cách mạng”, là “tấn thảm kịch dân tộc” mà ở đó, “những lãnh tụ trung thành nhất của chế độ” cùng nhiều quân nhân và thành viên các toán bảo an đã bị giết hại.

Biszku cũng cho biết rằng, ông không muốn giữ chức Bộ trưởng Nội vụ, nhưng sau khi Bộ Chính trị đã ra quyết định, “
tôi không có khả năng chối từ” và trong vòng 4 năm làm bộ trưởng, “an ninh trong nước được phục hồi”. Biszku bác bỏ cáo buộc đã can thiệp vào công việc của cơ quan tư pháp và nói rằng, các bản án là do tòa quyết định, ông không can dự gì.

Về sự đàn áp, thanh trừng sau cách mạng 1956, Biszku nói rằng “
chính quyền đề xướng việc quy trách nhiệm những kẻ đã chống nó”, ông không coi những vụ án được tổ chức hàng loạt hồi đó là ngụy tạo, vì “chúng được mở để xử những hành vi phạm tội đã diễn ra”.

Để kết luận, Biszku cho rằng ông không có gì phải hối hận, phải xin lỗi, khi thay đổi thể chế vào năm 1989, ông không hề lo sợ vì đã “
phục vụ lợi ích của nhân dân”. Theo Biszku, cội nguồn và hậu quả của những sự kiện năm 1956, phải được một ủy ban gồm các sử gia xem xét và ông sẵn sàng tham dự vào việc này.

Vụ Biszku và những bài học


Những tuyên bố trên truyền hình của Biszku sau 20 năm ẩn dật đã gây nên một trận cuồng phong trong công luận Hungary.


Kể từ mốc 2/5/1990 - khi Quốc hội mới của Đệ tam Cộng hòa Hungary, trong phiên họp đầu, thông qua Đạo luật số XXVIII (năm 1990) để “
ghi nhớ kỷ niệm của cuộc cách mạng và cuộc đấu tranh đòi độc lập năm 1956” và “tuyên bố ngày 23/10 - khởi điểm của cuộc cách mạng và cuộc đấu tranh đòi độc lập năm 1956, đồng thời là ngày khai sinh Cộng hòa Hungary năm 1989 - là Quốc khánh của dân tộc” - mới có một nhân vật từng giữ trọng trách tại nước này đưa ra nhận định như vậy về biến cố 1956.

Những gì xảy ra sau đó, như chúng ta đã biết: đa số các ý kiến trên mặt báo căm phẫn trước thái độ mà họ coi là trâng tráo của ông già 89 tuổi.


Trước quan điểm cần tôn trọng tự do tư tưởng và ngôn luận của bất cứ ai, trong đó có Biszku, nhiều người đã lên tiếng cho rằng, Biszku có quyền giữ chính kiến của ông về một thể chế mà ông từng là một đinh ốc lớn, nhưng không thể, không được phủ nhận những tội lỗi của nó, vốn đã được coi là một thực tế, cũng như những tội ác holocaust của một thể chế toàn trị khác mà người dân Hungary đã phải trải qua trong thế kỷ 20.


Có thể đặt câu hỏi, cặp “dân báo” Novák Tamás - Skrabski Fruzsina có vi phạm đạo đức nhà báo hay không khi dùng những biện pháp “
lừa đảo” vị cựu chính khách già? Những vấn đề tương tự được đặt ra không chỉ ở Hungary, và còn tại nhiều nước trên thế giới.

Theo nhận định thống nhất của nhiều luật gia, để phục vụ những lợi ích của xã hội trong việc làm sáng tỏ những tội lỗi, giới chính khách phải bị đặt dưới sự phát xét gắt gao của công luận hơn hẳn thường dân. Bởi lẽ, hành vi của họ ảnh hưởng đến toàn dân và người dân phải có quyền truy tìm tỏ sự thật.


Ký giả Horkay Hörcher Ferenc của tờ “Heti Válasz” đã có lý khi nhận định rằng trong vụ Biszku, nếu có thể kiểm duyệt bộ phim bằng cách viện lý do “
quyền cá nhân”, thì đó mới là sự lạm dụng pháp luật một cách rõ ràng nhất. Bởi lẽ, các nhà làm phim không quan tâm tới đời tư của Biszku, mà họ chỉ nhằm vào vai trò nhục nhã của vị cựu bộ trưởng này trong một giai đoạn đau khổ của lịch sử đất nước.

Mặt khác, phim bị cấm đồng nghĩa với việc tự do báo chí bị xâm phạm, khiến người dân mất đi một khả năng tìm hiểu đời công và tư của những nhân vật tham gia chính trường, điều mà họ có quyền được hưởng.


Cùng một quan điểm như vậy, TS Sử học Földesi Margit chia sẻ: bà giảng dạy lịch sử Hungary thế kỷ 20, trong đó,
cuộc cách mạng dân chủ 1956 và sự đàn áp nó là một phần của môn học tại trường phổ thông, trong kỳ thi tốt nghiệp và ở trường đại học.

Điều gì sẽ xảy ra khi thân nhân các nhân vật lịch sử viện cớ “
quyền cá nhân” để cấm dạy lịch sử, nếu hành vi của cha ông họ bị phanh phui theo hướng mà họ cho là bất lợi? Và nếu một giáo viên, một nhà sử học, vẫn nghiên cứu dù bị họ “cấm đoán”, thì cứ việc đi hầu tòa do bị họ kiện cáo?

Để chốt lại vấn đề, bà Földesi Margit khẳng định: “
Một sử gia, một nhà sáng tạo, một ký giả... không chỉ có khả năng, mà còn có nhiệm vụ và bổn phận tìm hiểu quá khứ, giới thiệu những nhân vật làm nên thời cuộc. Nếu luôn phải lo ngại, sợ hãi vì bị cấm đoán, kiện cáo, tố giác..., việc nghiên cứu, giảng dạy quá khứ và hiện tại sẽ trở nên bất khả”.

Đa phần các quan điểm ở Hungary đều cho rằng, một vụ án như của Biszku, nếu có được phán quyết mang tính tiền lệ, sẽ tạo tiền đề tốt cho những vụ việc tương tự khi cần trực diện với quá khứ. Còn đối với Biszku và gia đình, nếu họ cảm thấy quyền cá nhân chính trị vị tổn thương trong bộ phim, hãy đừng tìm cách cấm đoán để chứng tỏ cái lý của họ.


Hãy dùng sức mạnh của lý lẽ, bởi lẽ trong một nền dân chủ, các luật chơi đã khác so với một thể chế toàn trị”, như cái nhìn của ký giả Horkay Hörcher Ferenc.

Hoàng Nguyễn tổng hợp

http://nhipcauthegioi.hu/modules.php?name=News&op=viewst&sid=2562

Ảnh: Tượng Stalin bị dân chúng Budapest giật sập và phỉ nhổ năm 1956 (Autumn of Hope)

Thứ Tư, 29 tháng 9, 2010

Lý Công Uẩn dời đô sang Tầu?

Ngô Nhân Dụng

Ðại lễ Ngàn Năm Thăng Long sắp khai mạc chính thức. Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản cho mở hội đúng ngày quốc khánh của Trung Cộng, với một bộ phim dài về Lý Thái Tổ trong đó ông vua khai sáng nhà Lý mặc y phục kiểu Tầu, bảnh bao như tài tử Hồng Kông. Bộ phim thực hiện ở bên Tầu, các vai phụ tuyển toàn dân Trung Quốc, phim do người Tầu sửa chữa kịch bản và dàn dựng, đạo diễn toàn bộ!

Người không hiểu nổi tại sao quý quan cộng sản lại chọn bắt đầu kỷ niệm 1000 năm Thăng Long vào ngày quốc khánh Trung Cộng. Lý Công Uẩn đã chính thức dời đô trong tháng 7 âm lịch, chứ không phải đầu tháng 10.

Nhà toán học Ngô Bảo Châu tháng 5 năm ngoái (2009) đã viết một bức thư gửi cho các đại biểu Quốc Hội Việt Nam, về chuyện cho Trung Quốc khai thác mỏ bô xít ở nước ta. Trong thư có đoạn: “Trung Quốc thực hiện chính sách ‘thực dân mới’... Trong trường hợp của Việt Nam, ảnh hưởng quá mức của Trung Quốc có thể kéo thêm hệ quả nguy hiểm sau đây: quan hệ hữu cơ vốn có của văn hóa Trung Quốc với văn hóa Việt Nam trở thành đô hộ văn hóa. Ðất nước, con người, văn hóa Trung Quốc có nhiều thứ để ta cảm phục và học tập. Nhưng nếu ta rập khuôn theo mô hình của họ, đi theo con đường họ đã đi, làm theo cái họ nói tức là cái họ muốn, thì ta chỉ nhận phần thiệt thòi, còn bản sắc ta thì tồn tại được bao lâu. Vấn đề độc lập văn hóa, giữ gìn bản sắc vô cùng hệ trọng, xin quý vị lưu ý...”

Những nhận định của ông Ngô Bảo Châu về vấn đề “quan hệ hữu cơ vốn có” giữa Việt Nam và Trung Quốc và việc “giữ gìn bản sắc dân tộc” đang là một chuyện thời sự nhân vụ Lý Công Uẩn sang Tầu đóng phim. Thế kỷ 18, ông Lê Quýnh từ chối không chịu kết tóc bím và bỏ đồ Việt Nam để mặc y phục Tầu, dù chịu áp lực của nhà Thanh. Ông nói: “Ðầu tôi có thể chặt nhưng tóc tôi không thể đổi; da tôi lột ra được nhưng tôi không đổi áo.” Ngày nay, cộng sản Việt Nam đưa vua Lý sang Tầu mặc y phục, mũ mão giống y như tài tử đóng vai Tần Thủy Hoàng! Một dân tộc mất quặng mỏ, mất rừng, mất gỗ và mất môi trường sống trong lành cũng không nguy hiểm bằng mất cả linh hồn, khi bản sắc dân mình không còn nữa.

Trước khi coi đầy đủ cuốn phim Lý Công Uẩn này, cả nước đã uất lên vì giận. Ðây là âm mưu cho Lý Công Uẩn dời đô một lần nữa, từ Việt Nam sang Trung Quốc! Một nhà giáo trong nước phê bình: “Từ trang phục cho đến cảnh quan, từ áo mão cho đến búi tóc, hình ảnh toát ra cho ta thấy: Ðây là một phim Trung Quốc; chẳng khác gì những phim lịch sử Trung Quốc khác mà đông đảo người Việt Nam quen xem.” Trên Blog Gốc Xậy, trích dẫn nhận xét của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên: “Ðây là một bộ phim Trung Quốc, không có gì để tranh cãi. Ðạo diễn Trung Quốc, biên kịch Trung Quốc.” Một độc giả góp ý trong blog: “Họ đã bôi nhọ lịch sử nước ta và coi thường dân trí” của người Việt Nam! Có người tố cáo ông Trịnh Văn Sơn, một người bỏ tiền làm phim, ngoài đời “rất tôn sùng Trung Quốc, toàn chê ngoài Việt Nam thôi.” Tên ba bố con ông ghép lại thành tên Tôn Trung Sơn, quốc phụ nước Tầu từ năm 1911. Tên công ty của ông Sơn là “Công ty Cổ phần Truyền thông Trường Thành.” Hình logo của công ty này là cảnh “Ðông phương hồng, mặt trời lên” trên ngọn núi. Những lời tố giác này cũng hơi quá đáng. Bao nhiêu lãnh tụ cộng sản Việt Nam đã lấy tên Trung Hoa và đề cao thành tích của người Trung Hoa. Ông Ðặng Xuân Khu chẳng hạn. Việc ông đề cao cuộc Vạn Lý Trường Chinh khi chọn bí danh có khác gì việc ông Sơn chọn tên Trường Thành?

Những người làm cuốn phim Lý Công Uẩn đã bênh vực các quan chức trong đảng, biện hộ rằng việc thực hiện cuốn phim này hoàn toàn là do sáng kiến tư nhân, đảng và nhà nước không can dự. Nếu cuốn phim có vẻ “Tầu” quá thì những người bỏ tiền làm phim chịu trách nhiệm, còn đảng cộng sản vô can. Các bộ trưởng, phó thủ tướng chỉ ủng hộ đem phim lên chiếu ti vi sau khi nhận được quá cáp mà thôi!

Nhưng nếu điều này là sự thật thì cũng chính là mối nguy hiểm lớn hơn nữa! Người ta tự động ỷ lại vào Trung Quốc không cần Bộ Chính Trị yêu cầu. Vì người ta đã tập nhiễm thói quen ỷ lại, hướng về Bắc Kinh từ thời 60 năm nay rồi!

Khi các nhà kinh doanh văn hóa tính làm một cuốn phim biểu hiện tinh thần tự chủ của dân tộc Việt Nam, mà họ chấp nhận giao phó cuốn phim đó cho người Trung Hoa làm hộ một cách không dè dặt, không do dự, thì trong đầu óc họ nghĩ ngợi thế nào? Họ phải quen sống với một nếp suy nghĩ nào đó, thì mới tự nhiên, không ngần ngại, nhờ ngay các nhà đạo diễn, những nhà viết kịch bản Trung Hoa làm giúp việc biểu hiện tinh thần dân tộc Việt Nam! Phải chăng họ coi người Trung Hoa và người Việt cũng vậy, không có gì khác nhau cả? Phải chăng vì họ đã nghe quen những câu hát “Việt Nam Trung Hoa núi liền núi sông liền sông” từ bao nhiêu năm nay rồi? Phải chăng vì họ vẫn thuộc lòng những câu thơ Hồ Chí Minh “Mối tình thắm thiết Việt Nam-Hoa; Vừa là đồng chí vừa là anh em” đọc khi tiễn đưa Lưu Thiếu Kỳ? (Hồ Chí Minh Toàn Tập, cuốn số 11, từ trang 64 đến trang 76). Ðã là đồng chí lại là anh em thì còn lo gì mà không nhờ “ông anh đồng chí” làm phim hộ? Mấy thế hệ người Việt Nam đã được huấn luyện từ khi là học sinh mẫu giáo là phải học tập Mao chủ tịch, noi gương Mao chủ tịch, ghi nhớ công ơn Mao chủ tịch, vân vân. Cái tinh thần đó đã được thấm nhuần trong các đồng chí như Trịnh Văn Sơn.

Trên mạng Tuyên Quang Online, một bạn trẻ tên là Bạch Văn Cơ viết, từ năm 2007,

xem lại lịch sử các phim ảnh thịnh hành, anh thấy: “Ðầu những năm 90: điện ảnh Ðài Loan. Giữa những năm 90: điện ảnh Hồng Kông, Hàn Quốc. Từ đó đến nay: điện ảnh Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông, Ðài Loan cùng ‘tổng tấn công.’”

Khán giả Việt Nam có coi phim Ðài Loan, Nam Hàn, Hồng Kông cũng chỉ để giải trí, có thể vô hại. Nhưng khi một nước Việt Nam muốn làm cuốn phim kỷ niệm một năm đại lễ của dân tộc, mà lại phải đi cầu viện năng khiếu nghệ thuật của người Trung Quốc, giao khoán cho họ kể chuyện tổ tiên mình, thì đó là quốc sỉ. Nó cho thấy tinh thần nô lệ về văn hóa đã nhiễm vào đầu óc nhiều người quá rồi, đã thành một phản xạ, một tập quán tự nhiên.

Từ khi Hồ Chí Minh tái lập đảng Cộng Sản năm 1950, 51, ông nhập cảng tư tưởng Mao Trạch Ðông, cho vào cương lĩnh của Ðảng Lao Ðộng. Quá trình nô lệ văn hóa bắt đầu. Ðây là một giai đoạn nô lệ mới, khác với thời kỳ 1000 năm từ thế kỷ thứ nhất khi Mã Viện sang chiếm nước ta, vì do một đảng lãnh đạo nước Việt Nam tự nguyện theo người Hán. Lý Công Uẩn dời đô ra Thăng Long, còn Hồ Chí Minh dời bộ óc người Việt Nam sang bên Tầu, để được nhuộm đỏ theo tư tưởng Mao! Câu thơ Chế Lan Viên viết: “Bác Mao không ở đâu xa - Bác Hồ ta đó chính là Bác Mao” được lưu truyền, cho thấy Hồ Chí Minh rất hãnh diện được ví như một ông “Mao nội hóa,” một ông “Mao con.” Nếu không đồng ý với Chế Lan Viên thì chắc Hồ đã cấm không cho phổ biến hai câu thơ này!

Mối họa đồng hóa từ giữa thế kỷ 20 bắt đầu với ông Hồ, người đã không ngần ngại tuyên bố không cần viết sách nào về chủ nghĩa Mác nữa, vì tất cả những gì cần nói đã có bác Mao viết hết rồi!

Nhưng “Tư tưởng Mao Trạch Ðông” là gì? Ðó không phải chỉ là việc khai thác và áp dụng lý thuyết Mác xít mà thôi. Ðó chính là một sản phẩm của nền văn hóa độc đáo Hán tộc. Như Ngô Bảo Châu nhận định: “Ðất nước, con người, văn hóa Trung Quốc có nhiều thứ để ta cảm phục và học tập. Nhưng nếu ta rập khuôn theo mô hình của họ, đi theo con đường họ đã đi, làm theo cái họ nói tức là cái họ muốn,” thì ta sẽ mất hết bản sắc của mình. Nói vậy chưa đủ. Phải nói: Nếu rập khuôn theo mô hình Mao chủ tịch thì người Việt Nam sẽ tự tiêu diệt bản sắc của nước mình. Vì Mao là một sản phẩm của văn hóa người Hán. Hai dân tộc Việt và Hán sống trong những điều kiện địa lý, lịch sử khác nhau, các kinh nghiệm, truyền thống văn hóa khác nhau nhiều lắm. Họ không thể bắt chước mình mà mình cũng không thể theo họ được.

Tư tưởng chính trị Trung Hoa, mà Mao Trạch Ðông là một đại biểu sáng chói, thích hợp với một chế độ cường quyền tập trung, áp dụng trên một quốc gia quá rộng lớn và quá đông dân, so với nước Việt Nam ta. Việt Nam sống trên một “bán đảo” giữa hai nền văn minh Trung Hoa và Ấn Ðộ. Từ 3000 năm trước dân mình lại sớm hòa nhập với nền văn minh của các sắc dân Nam Á và Nam Ðảo. Người Việt Nam có thể chấp nhận quyền bình đẳng Nam Nữ vì ảnh hưởng văn minh Nam Ðảo; có thể bao dung chế độ xã thôn tự trị; sống với nhau vừa tình vừa lý, vua quan và dân chúng gần gũi nhau. Người Trung Hoa không thể “linh động,” “xuề xòa” hoặc “chín bỏ làm mười” như vậy.

Thời Nguyễn Ánh đã lầm lớn, khi Nguyễn Văn Thành sao chép bộ luật nhà Thanh soạn thành luật Gia Long, áp dụng ở nước ta. Những luật lệ đó khắc nghiệt, coi khinh phụ nữ, dọa nạt, đàn áp dân, để củng cố chế độ tập trung quyền hành của người Mãn trên nước Trung Hoa. Áp dụng lối cư xử đó vào Việt Nam, khiến dân chúng oán thoán, nhất là dân Bắc Thành, nơi trước đó chỉ áp dụng đạo luật Hồng Ðức nhà Lê. Cho nên, hơn nửa thế kỷ sau khi người Pháp sang xâm chiếm, dân ngoài Bắc đã hờ hững không ai muốn chết để bảo vệ vua quan nhà Nguyễn. Một tên “gác dan tu viện” như Nguyễn Văn Phụng được các cố đạo Pháp đưa từ Ma Cao về, đổi tên là Lê Văn Phụng, cũng thu hút được nhiều người theo, vì dân đang chán chế độ và còn tưởng nhớ nhà Lê. Việc Hồ Chí Minh nhập cảng tư tưởng Mao Trạch Ðông vào dùng ở nước ta, ghi trong cương lĩnh đảng Lao Ðộng từ năm 1950, cũng sai lầm y như luật Gia Long vậy. Nó bắt người Việt Nam sống như lối người Tầu, gây căm thù, chia rẽ dân tộc, đối xử với nhau theo đường lối của các cố vấn Trung Quốc.

Những cuốn sách gối đầu giường của Mao không phải là sách của Karl Marx. Mao thường mang bên mình bộ Tư Trị Thông Giám của Tư Mã Quang, bộ lịch sử các triều đại Trung Hoa diễn tả theo quan điểm Tống Nho tôn quân quyền tuyệt đối. Tư tưởng Mao Trạch Ðông thích hợp với nước Trung Hoa lúc đó đang chờ một bạo chúa ra tay “bình thiên hạ” bằng cách “sát nhất nhân vạn nhân cụ.” Nhưng chính sách, đường lối đó hoàn toàn trái ngược với phong tục, tập quán, nền nếp văn hóa của người Việt Nam. Hậu quả là sau khi học tập, bắt chước theo Mao Trạch Ðông người Việt sẽ bỏ mất bản sắc dân Việt. Cảnh nô lệ văn hóa bắt nguồn từ đó. Trong bài tới sẽ trình bày một hiện tượng nô lệ văn hóa rùng rợn: Cộng Sản Việt Nam đã học cách giết người theo Mao Trạch Ðông như thế nào. Từ đó, người Việt Nam không còn đối xử với nhau như trước nữa.

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=120210&z=7

NHỤC QUÁ! GIỮA THỦ ĐÔ MÌNH MÀ NÓ BẢO MÌNH LÀ KHÁCH



Trên đây là hình ảnh cổng chùa Vân Hồ (tên chữ là Linh Thông tự), nằm trên đường Lê Đại Hành.
Ngôi chùa mới được trùng tu lớn trong thời gian gần đây.
Cổng chùa có những mái cong rất Việt Nam, trông tựa như cổng chùa Kim Liên ở quận Tây Hồ.




Cổng chùa có biển ghi: Chùa Vân Hồ - di tích lịch sử văn hóa, cấm vi phạm.
Có một cặp sư tử đá, kiểu Tàu đứng chầu ở cửa. Hai cửa phụ ở hai bên đề chữ Tả nghi, Hữu nghi - những chữ thường thấy ở các đền.



Cánh cửa (và cả núm kéo cửa) ở đây giống như cánh cửa cung điện ở Tử Cấm thành Bắc Kinh.
Hai con vật bằng đá ở cửa không rõ là con vật gì?
Nhưng chắc chắn đây không phải là rồng Việt.


Và tôi thực sự choáng khi đọc đôi câu đối ở cửa chính của chùa.
Một đôi câu đối chữ Nôm hẳn hoi.
Nhìn những chữ Nôm đó, thấy rằng nó là những chữ viết tay
chứ không phải chữ từ máy tính.



Vế thứ nhất: Chốn am thiền rộng mở cửa từ sẵn lòng tế độ



Vế thứ hai: Nơi thành thị thiếu gì khách Việt mặc sức vãng lai

Như vậy, đôi câu đối là:

Chốn am thiền rộng mở cửa từ sẵn lòng tế độ
Nơi thành thị thiếu gì khách Việt mặc sức vãng lai


Đọc câu đối này, cứ tưởng mình đang đứng giữa đất Tàu, giữa thủ đô Tàu, ở một khu có đông Việt kiều cư trú.

Xin lưu ý, chữ chỉ có thể đọc là "Việt". Vì Cửa Từ (bi) đối với Khách Việt (Nam). Không thể đọc là "Vượt" được, vì không thể lấy "cửa từ" đối với "khách vượt".

Bọn họ thật thâm hiểm quá! Ngay giữa thủ đô ta mà lấy ngay cái chữ Nôm (một sáng tạo của cha ông ta) để chửi chúng ta, bảo rằng: Bọn bay chỉ là khách thôi!

Thật kinh hoàng! Đề nghị ngành văn hóa TW và Hà Nội ra lệnh dỡ ngay đôi câu đối này trước Đại lễ Thăng Long, nếu không thì nhục lắm các ông các bà ạ!

Bài và ảnh: Nguyễn Xuân Diện
http://nguyenxuandien.blogspot.com/2010/09/nhuc-qua-giua-thu-o-minh-ma-no-chui.html?spref=fb

Chủ Nhật, 26 tháng 9, 2010

Phải chăng đây là “bản sắc” của Thăng Long 1000 năm... văn vật?

A picture is worth a thousand words

Một bức hình có giá trị bằng một ngàn chữ

 

Dạo này giới “trí thức” Hà thành đang xôn xao tranh nhau khoe bao nhiêu lời châu ngọc để mô tả cái “bản sắc” của Thăng Long 1000 năm... văn vật.

 

Tại hạ không phải là người Hà Nội, chẳng dám lạm bàn, chỉ trộm nghĩ: để thấy rõ cái “bản sắc” ấy, có lẽ không gì cụ thể bằng xem người Thăng Long – Hà Nội ăn mặc, đi đứng, biểu hiện ra sao trong cái “đại lễ 1000 năm Thăng Long” cực kỳ hoành tráng, tốn kém đến hàng tỉ đô-la sắp diễn ra vào ngày 1.10.2010 tại Hà Nội. Một cái ĐẠI lễ như thế thì chắc chắn là một cơ hội cực kỳ quan trọng để khoe cái “bản sắc”.

 

Thế nhưng, lạ thay, cái ngày 1.10.2010 ấy cũng đúng y là ngày quốc khánh 61 năm của Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc! Vì thế nên thiên hạ cũng đang xôn xao bàn tán về cái sự bí ẩn này.

 

Tại hạ ngẫm nghĩ: liệu cái “bản sắc” của Thăng Long 1000 có dính dấp gì với cái “bản sắc” của Trung Quốc hay không?

 

Dưới đây là những hình ảnh thấy trên báo chí. Tại hạ xem đi xem lại, và đang thử ngẫm nghĩ lan man. Xin mời chư vị độc giả cùng xem và so sánh, thử có cao kiến gì nẩy ra chăng:

 


Dân Quảng Châu rước hồng kỳ dưới thời Đại Cách mạng Văn Hoá của Mao Trạch Đông


Dân Hà Nội thời bây giờ đang diễn tập rước hồng kỳ chào mừng 1000 năm Thăng Long (sẽ diễn ra nhằm ngày 1.10.2010, tức là ngày quốc khánh 61 năm của Cộng hoà Nhân dân Trung quốc!)

Công nhân Bắc Kinh dưới thời Đại Cách mạng Văn Hoá của Mao Trạch Đông

Công nhân Hà Nội thời bây giờ trong lúc tập diễn hành chào mừng 1000 năm Thăng Long (sẽ diễn ra nhằm ngày 1.10.2010, tức là ngày quốc khánh 61 năm của Cộng hoà Nhân dân Trung quốc!)

Lính Bắc Kinh diễn hành chào mừng ngày quốc khánh 60 năm của Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc (1.10.2009)

Lính Hà Nội tập diễn hành để chào mừng 1000 năm Thăng Long (sẽ diễn ra nhằm ngày 1.10.2010, tức là ngày quốc khánh 61 năm của Cộng hoà Nhân dân Trung quốc!)

Nữ quân nhân Bắc Kinh diễn hành chào mừng ngày quốc khánh 60 năm của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc (1.10.2009)

Nữ quân nhân Hà Nội tập diễn hành chào mừng 1000 năm Thăng Long (sẽ diễn ra nhằm ngày 1.10.2010, tức là ngày quốc khánh 61 năm của Cộng hoà Nhân dân Trung quốc!)

 

Vân vân và vân vân...

 

“Bản sắc” của Thăng Long – Hà Nội kể ra cũng... độc đáo nhỉ!

 

 

Nguyễn Tôn Hiệt

Thứ Bảy, 25 tháng 9, 2010

Phải chăng bản chất của Hà Nội là cái thói baaa hoaaa để "tự xướng"?

Ngô Huy Liễn - Tiền Vệ

Hôm 23.9.2010, tại Đại học Mỹ thuật Việt Nam, 42 Yết Kiêu, Hà Nội, đã diễn ra một “Hội thảo về Bản sắc Văn hóa Hà Nội trong Văn học Nghệ thuật thế kỷ XX”.

Lẽ dĩ nhiên hội thảo này quy tụ toàn là các “trí thức Hà Nội” với hàng chục bản tham luận. Hội thảo để làm gì? Để xác định cái “bản sắc” của Hà Nội, nhằm lấy trớn cho vụ 1000 năm Thăng Long sắp diễn ra.

Bản sắc của Hà Nội là gì? Thử nghe vài ví dụ:

Họa sĩ kiêm nhà phê bình Nguyễn Quân nói: “Văn hóa Hà Nội sâu sắc, thâm trầm hơn những nơi khác... Hà Nội khéo léo, tế nhị, tinh tế... Văn hóa Hà Nội thâm thúy....”

- Thế thì văn hóa của những nơi khác trên đất nước Việt Nam này và trên toàn thế giới đều kém “sâu sắc, thâm trầm” so với Hà Nội? Đều không được “khéo léo, tế nhị, tinh tế, thâm thúy” như Hà Nội hay sao?

Nhà nghiên cứu triết học Nguyễn Hào Hải nói: “Bản sắc Hà Nội là tinh tế, hào hoa.”

- Cái ông “nghiên cứu triết học” này cũng nói giống như kiểu nói của ông Nguyễn Quân. Nghe xong, muốn ngã ngửa. Thì ra trên trần gian này chỉ có Hà Nội là “tinh tế, hào hoa”. Đáng tự hào quá! Chắc là các nước trên thế giới sẽ phải lũ lượt kéo nhau đến Hà Nội để học cái “tinh tế, hào hoa” này để bồi bổ cho bản sắc của họ!

Ông Nguyễn Đình Tấn (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) nói: “Hà Nội thì lịch lãm, điểm tĩnh, bao dung, hào hoa, kết tinh được truyền thống và hiện đại.”

- Nữa rồi! Cũng y như hai ông Nguyễn Quân và Nguyễn Hào Hải! Nói thế thì Sài Gòn, Paris, Roma, ê-xê-tê-ra... mọi nơi khác trên thế giới đều không “lịch lãm, điềm tĩnh, bao dung, hào hoa, kết tinh được truyền thống và hiện đại” hay sao? Còn nếu như vô số nơi khác người ta cũng “lịch lãm, điềm tĩnh, bao dung, hào hoa, kết tinh được truyền thống và hiện đại”, thì tại sao những điểm đó lại được xem là “bản sắc” của riêng Hà Nội mà thôi?

Trong bài tham luận của họa sĩ Nguyễn Đình Đăng. còn có câu này nghe mới kinh: “Ngay thẳng, chân thành, thanh bạch, hào hoa, sâu sắc, hóm hỉnh, khiêm nhường, quý trọng người tài, khinh ghét kẻ xu nịnh. Tóm lại, theo ngu ý, đó là những nhân cách rất Hà Nội.”

- Trên trần gian này, ở đâu mà chẳng có những người “ngay thẳng, chân thành, thanh bạch, hào hoa, sâu sắc, hóm hỉnh, khiêm nhường, quý trọng người tài, khinh ghét kẻ xu nịnh”? Phải đâu chỉ riêng Hà Nội mới có những của quý ấy mà ông dám nói là “rất Hà Nội”? Nếu sang xứ Marốc, thấy những người “ngay thẳng, chân thành, thanh bạch, hào hoa, sâu sắc, hóm hỉnh, khiêm nhường, quý trọng người tài, khinh ghét kẻ xu nịnh”, thì ông dám bảo là người ta có “nhân cách rất Hà Nội” chăng?

Chết cười. Hết ba hoa kiểu này thì lại ba hoa kiểu khác. KTS Trần Thanh Vân nói: “Hà Nội đẹp vì Hà Nội có linh hồn.”

- “Linh hồn” ở đây là cái gì thế? Là cái gì mà làm cho Hà Nội đẹp? Những địa phương khác ở Việt Nam và trên thế giới có “linh hồn” không? Nếu những nơi khác cũng có “linh hồn” thì những nơi khác cũng đẹp, vậy thì người ta cũng có quyền thay chữ “Hà Nội” bằng chữ “Nghệ An”, “Cần Thơ”, “Paris”, “New York”, “Bắc Kinh”, “Congo”, v.v. Nói tóm lại, câu “Hà Nội đẹp vì Hà Nội có linh hồn” là một câu màu mè, nghe du dương nhưng rỗng tuếch.

Vân vân và vân vân.

Nói tóm lại, phần lớn các nhà “trí thức Hà Nội” ở cái “Hội thảo về Bản sắc Văn hóa Hà Nội trong Văn học Nghệ thuật thế kỷ XX”đều cong đít lên mà nói những điều như thế.

Khách dự thính nghe xong chỉ có thể kết luận thế này: nếu bản sắc của Hà Nội có thể biểu lộ qua lối suy nghĩ, qua lời ăn tiếng nói của các “trí thức Hà Nội”, thì bản sắc đó chính là cái thói ba hoa, ưa ăn nói sáo rỗng du dương, chỉ để “tự sướng”.


Thứ Sáu, 17 tháng 9, 2010

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA TẠI HUNGARY

(NCTG) Vị lãnh đạo tinh thần tối cao của Phật giáo Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã có mặt tại Budapest để chuẩn bị cho các buổi thuyết giảng công khai vào hai ngày 18 và 19-9 tới.

Được biết, tất cả vé đã được bán hết từ cách đây nhiều tháng, do đó, Ban tổ chức quyết định sẽ tường thuật các buổi thuyết giảng trên website của họ.

Hiện đang sinh sống tại Ấn Độ, nhà lãnh đạo tôn giáo lưu vong này thường xuyên có những chuyến đi thuyết giảng tại nhiều nước trên thế giới. Đức Đạt Lai Lạt Ma đến Hungary lần đầu vào năm 1982: nhận lời mời của Đức Giáo hoàng John Paul Đệ nhị, ông qua Tòa Thánh nhưng có “quá giang” tại Budapest 1 đêm. Sau đó, ông còn tới Hungary 5 lần nữa, lần cuối cùng là vào năm 2000.

Chuyến thuyết giảng của Đức Đạt Lai Lạt Ma năm nay được tổ chức bởi nhiều Giáo hội và các cơ sở Phật giáo tại Hungary, và do Trung tâm Tây Tạng Sambhala - Hội Ái hữu Tây Tạng đề xướng. Đây cũng là chuyến đi duy nhất sang Châu Âu trong năm 2010 của nhà lãnh đạo tôn giáo này.

Theo dự định, nội dung các buổi thuyết giảng của Đức Đạt Lai Lạt Ma gồm các đề tài như giới thiệu Phật giáo Tây Tạng, quan niệm của ông về sự kiên trì, cảm thông, về lòng tự tin và các giá trị đạo đức, cũng như cách để đạt được hạnh phúc thực sự. Trong buổi thuyết giảng ngày 19-9, cử tọa sẽ có dịp đặt câu hỏi và giao lưu trực tiếp với ông.

Sinh năm 1935, Tenzin Gyatso (Đăng-châu Gia-mục-thố) là vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 của Tây Tạng. Theo đánh giá của GS. Eric Sharp (Đại học Sydney, Úc), trong số những người được coi là thánh nhân của thế kỷ 20, ông là một trong ba thánh nhân Châu Á, cùng thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore và nhà lãnh đạo Mahātma Gandhi.

Ông cũng là người đứng đầu chính quyền lưu vong Tây Tạng tại Dharamsala (Ấn Độ) với hơn 12 ngàn “thần dân”. Năm 1989, ông được trao giải Nobel Hòa bình cho những nỗ lực đấu tranh bất bạo động bền bỉ cho nền tự do của Tây Tạng, “trên tinh thần khoan dung và tôn trọng lẫn nhau để bảo vệ lịch sử và tài sản văn hóa của con người” (lý giải của Ủy ban Hòa bình Nobel).

Đức Đạt Lai Lạt Ma còn là tác giả của chừng 50 đầu sách rất được ưa chuộng và nổi tiếng với sự nghiệp truyền bá đạo Phật tại Phương Tây, cũng như sự “xích lại gần nhau” giữa các tôn giáo lớn trên thế giới.

Trần Lê tổng hợp

THÊM HAI CƠ SỞ TRỒNG CẦN SA CỦA NGƯỜI VIỆT LỌT LƯỚT CẢNH SÁT

(NCTG) Con số những vườn cần sa do người Việt điều hành tại Hungary đã gần lên tới 50, khi mới đây, các nhân viên thuộc lực lượng Chống tội phạm ma túy trực thuộc Sở Cảnh sát Budapest (BRFK) phát hiện thêm hai cơ sở mới ở Budapest.

Cần sa được trồng một cách nhà nghề

Theo thông báo của BRFK, sáng ngày 14-9-2010, cảnh sát đã tiến hành kiểm tra tại một nhà vườn ở phố Lajos (Quận VIII, Budapest) vì có nhiều thông tin cho thấy cần sa được trồng ở tòa nhà kho ngoài sân.

Qua cửa sổ nhà kho, quả thực các điều tra viên đã nhìn thấy một vườn cần sa - sau khi bấm chuông không ai mở, với sự hỗ trợ của chuyên gia mở khóa, cảnh sát đã đột nhập vào nhà kho và phát hiện một vườn trồng tổng cộng 362 gốc cannabis indica (một loại cần sa thông dụng), cũng như những dụng cụ cần thiết để trồng cần sa. Có thể giả thiết rằng có một lượng cần sa đã được trồng và thu hoạch tại đây từ trước, rồi mang đi.

Trong khi cảnh sát điều tra trong vườn cần sa, có hai người đàn ông đã nhảy qua cửa sổ ở mặt phố của ngôi nhà vườn (từ độ cao chừng 3m) và tháo chạy về phía đường Orzcy, rồi mỗi người chạy theo một hướng. Cảnh sát bặt được một người tại đường Orczy, còn người kia lao được vào khu chợ ở gần đó và trốn thoát.

Nghi can Việt Nam nói trên đã bị bắt giữ và cơ quan điều tra cũng đã thực hiện các biện pháp cần thiết để tìm kiếm đồng bọn của đương sự. Theo đề xuất của cảnh sát, Viện Kiểm sát đã đề nghị tòa cho bắt tạm giam người đàn ông 37 tuổi đó, và đề nghị trên đã được phê chuẩn.

Buổi chiều cùng ngày, theo những thông tin sơ bộ, lực lượng Chống tội phạm ma túy trực lại có mặt tại một ngôi nhà vườn tại phố Hunyadi (Quận XIX, Budapest). Các điều tra viên nghe thấy tiếng ù ù từ trong nhà, và họ cũng cảm thấy mùi vị đặc thù của cần sa. Đúng lúc đó, một người đàn ông Việt Nam ra khỏi nhà chuẩn bị đi - đương sự đã lập tức bị chặn lại kiểm tra.

Nghi can mang quốc tịch Việt Nam bị bắt giữ

Trong ngôi nhà, cảnh sát tìm thấy một phần riêng biệt, tất cả cửa ngỏ đều đóng kín. Sau khi được chuyên gia mở khóa giúp đỡ, các điều tra viên đã tiến hành xem xét toàn bộ ngôi nhà và tầng hầm. Tổng cộng 539 gốc cần sa loại cannabis indica và các dụng cụ dùng để trồng cần sa đã bị thu giữ.

Cũng như trong trường hợp trên, tòa án đã cho phép bắt tạm giam điều tra người đàn ông Việt Nam 42 tuổi nọ, theo đề xuất của cảnh sát và cơ quan kiểm sát. Cơ quan Chống tội phạm ma túy trực thuộc BRFK tiếp tục điều tra trong hai vụ án này, để xem có những liên quan với các trường hợp đã bị phát hiện trước đây hay không.

Với hai trường hợp trên, con số những vườn trồng cần sa bị phát hiện của người Việt tại Hungary đã lên tới 41 - tất cả 62 nghi can bị coi là có liên quan đều bị tạm giam.

Nhân dịp này, Sở Cảnh sát Budapest cũng gửi lời cám ơn tới những cư dân đã hỗ trợ để cơ quan điều tra đạt được thành công trong công tác điều tra. Đồng thời, cảnh sát cũng nhấn mạnh rằng, những nhóm trồng cần sa với tính chất tương tự cũng sẽ vẫn tiếp tục tìm nhà thuê để thực hiện hành vi phạm pháp này.

Thêm vào đó, dù nhiều người có thể không tin, nhưng các băng đảng tội phạm còn có thể trồng cần sa ngay trong những khu chung cư, bằng kỹ thuật tối tân, khiến hàng xóm không thể nhận ra.

Hoàng Tuấn, theo Sở Cảnh sát Budapest BRFK

http://nhipcauthegioi.hu/modules.php?name=News&op=viewst&sid=2540 

Thứ Tư, 15 tháng 9, 2010

VN hoan nghênh Thái Lan trục xuất "nhân quyền"

Một cuộc họp báo về tình hình nhân quyền cho Việt Nam chưa kịp diễn ra, mà các diễn giả bị chính nhà cầm quyền Việt Nam yêu cầu Thái Lan trục xuất. Điều ấy chứng tỏ nhà cầm quyền sợ nhân quyền đến nỗi nên phải mượn tay chính quyền nước khác bịt miệng diễn giả trước; nhà cầm quyền Thái Lan đồng loã với hành vi phản nhân quyền này; nhà cầm quyền Việt Nam hỉ hả vì có đồng minh dễ bảo... Xem ra nhân quyền cho dân Việt quá khó khăn.

BBC đã đưa tin như sau:

Người phát ngôn Việt Nam vừa lên tiếng hoan nghênh việc Thái Lan từ chối nhập cảnh đối với nhà hoạt động nhân quyền gốc Việt.

Hôm 13/09, kế hoạch tổ chức họp báo ở Bangkok về tình hình nhân quyền Việt Nam của Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam mà ông Võ Văn Ái làm chủ tịch đã bị hủy sau khi ông bị cấm nhập cảnh Thái Lan.

Hôm thứ Tư, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga nói: "Việt Nam hoan nghênh việc Thái Lan không cho phép sử dụng lãnh thổ Thái Lan để thực hiện các hoạt động chống Việt Nam".

Hãng tin DPA của Đức dẫn lời bà Nga nói quyết định của Thái Lan là phù hợp với "quan hệ hữu nghị và hợp tác" giữa hai nước, cũng như với Hiến chương của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (Asean).

Ủy ban của ông Võ Văn Ái cùng một tổ chức khác là Liên đoàn Quốc tế về Nhân quyền dự kiến sẽ công bố phúc trình"Từ Viễn mơ đến Thực tế: Nhân quyền Việt Nam dưới quyền chủ tọa của Asean".

Thế nhưng dù đã có visa, ông Ái và bà phó chủ tịch Penelope Faulkner vẫn bị cảnh báo sẽ không được nhập cảnh Thái Lan.

Theo phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao Thái, Thaini Thongpakdi, "Chính quyền Hoàng gia Thái Lan coi trọng các nguyên tắc tự do ngôn luận và đa dạng quan điểm, thế nhưng lâu nay cũng có lập trường là không cho phép các tổ chức và cá nhân sử dụng Thái Lan để thực hiện các hoạt động chống lại các quốc gia khác."

Hiện Asean đang làm việc để đưa vào áp dụng Hiến chương Nhân quyền của Hiệp hội được lãnh đạo khối thông qua không lâu trước đây.

Tuy nhiên các tổ chức nhân quyền đã lên tiếng chỉ trích chính phủ Thái, nói việc cấm nhập cảnh đối với các nhà hoạt động nhân quyền nước ngoài sẽ chỉ làm giảm uy tín của Bangkok.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/09/100915_viet_reax_vovanai.shtml

Bản tin của Quê Mẹ tường thuật vụ trục xuất như sau:

PARIS, ngày 12.9.2010 (QUÊ MẸ) - Câu Lạc bộ Báo chí Quốc tế của Thái Lan (The Foreign Correspondents Club of Thailand, FCCT) ra thông báo ngày chủ nhật hôm nay tại Bangkok cho biết rằng Câu lạc bộ đã bị những áp lực của Bộ Ngoại giao Thái Lan để hủy bỏ cuộc Họp báo về Nhân quyền Việt Nam do Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (VCHR) và Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) tổ chức vào ngày mai 13.9.2010.

Mục tiêu cuộc họp báo do ông Võ Văn Ái chủ trì nhằm công bố cho các cơ quan báo chí, truyền thông tại thủ đô Bangkok bản Báo cáo mới có tựa đề : “Từ Viễn mơ đến Thực tế : Nhân quyền Việt Nam dưới quyền chủ tọa của ASEAN” (Vietnam : From “Vision” to Facts – Human Rights in Vietnam under its Chairmanship of ASEAN).

Trước ngày lên đường, Sứ quán Vương quốc Thái Lan ở Paris điện thoại cho ông Võ Văn Ái yêu cầu hủy chuyến đi, vì theo đòi hỏi của nhà cầm quyền Việt Nam, dù Sứ quán đã cấp chiếu khán vào Thái Lan nhưng ông sẽ bị cấm nhập cảnh tại phi trường Bangkok.

Do vậy, Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người đã cử Phó Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam, chị Penelope Faulkner, đi thay ông Ái để chủ trì cuộc họp báo Bangkok. Nhưng sáng nay, chủ nhật 12.9.2010, khi đến phi trường Charles De Gaulle ở Paris, hãng máy bay ngăn không cho chị đáp chuyến bay đi Bangkok theo lệnh của chính quyền Thái Lan.

Từ Paris, Bà Chủ tịch Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền, Souhayr Belhassen, phản ứng rằng : “Chúng tôi rụng rời trước tin nhà cầm quyền Thái Lan ngăn cấm hai nhà tranh đấu bảo vệ nhân quyền nổi danh đã từ bao nhiêu năm ôn hòa bênh vực cho nhân quyền Việt Nam. Thật khủng khiếp cho một sự việc như thế : điều này minh họa cho sự kiện chẳng những không thể thảo luận tình trạng nhân quyền với Việt Nam tại Việt Nam, mà ngay cả tại các nước láng giềng của Việt Nam”.

Ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, thì nhận xét rằng : “Bản Báo cáo của chúng tôi căn cứ vào luật pháp nhân quyền quốc tế và trích dẫn từ báo chí công khai Việt Nam. Thu tập những khuyến nghị cụ thể để nhà cầm quyền Việt Nam cải thiện sự tôn trọng nhân quyền tại Việt Nam cũng như trong tư thế Chủ tịch luân phiên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Bản Báo cáo của chúng tôi phản ảnh những tiếng nói trong nước kêu gọi tôn trọng nhân quyền và một nhà nước Pháp quyền”.

Những áp lực giáng xuống Câu Lạc bộ Báo chí Quốc tế của Thái Lan và ngăn cấm cuộc Họp báo trên đất Thái Lan để trình bày tình trạng nhân quyền Việt Nam là minh chứng hùng hồn cho khả năng gây hại cực điểm trong khu vực, đồng thời cho thấy sự bất lực toàn diện của nhà cầm quyền Việt Nam trong việc chấp nhận đối thoại về tình hình nhân quyền Việt Nam.

Quyết định cấm đoán của chính quyền Thái Lan vi phạm trắng trợn Tuyên ngôn LHQ Bảo Vệ Những Người Đấu Tranh Cho Nhân Quyền, đặc biệt quy định rằng “Mỗi người, tự cá nhân mình hay liên hợp với những người khác, đều có quyền xuất bản, thông báo cho người khác hay phổ biến tự do mọi ý kiến, mọi thông tin và mọi kiến thức về các quyền con người và các tự do căn bản” (Điều 6, tiết b); và rằng “Mỗi người, tự cá nhân mình hay liên hợp với những người khác, đều có quyền tham gia các hoạt động hòa bình để đấu tranh chống mọi vi phạm nhân quyền và các tự do căn bản” (Điều 12).

Hơn nữa, căn cứ vào Tuyên ngôn nói trên, nhà cầm quyền Thái Lan cần “lấy những biện pháp thích nghi” để bảo đảm công cuộc Bảo Vệ Những Người Đấu Tranh Cho Nhân Quyền chống lại mọi đe dọa, trả thù, áp lực hay mọi hành động tùy tiện theo đúng sự hành xử chính đáng các quyền được nêu trên đây.

http://www.queme.net/vie/news_detail.php?numb=1358