Thứ Năm, 28 tháng 1, 2010

Một ngày bị tạm giam của các bloggers trong nước: http://scommando.multiply.com/journal/item/146/146?utm_source=cp&utm_medium=facebook-cp&utm_campaign=scommando

GDP tăng 5,30 %, nhưng ai hưởng?

Bộ Kế hoạch và Ðầu tư

trong nước cho biết một tin vui: năm 2009 vừa qua, GDP (Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm trong nước) của Việt Nam tăng 5,30%, vượt kế hoạch 0,30%.

Trong khi toàn thế giới chỉ tăng có trên dưới 2% vì khủng hoảng tài chính và kinh tế, kết quả trên đây thật đáng mừng.

Tuy nhiên, trước hết, con số 5,30% trên đây cần được thẩm định để xem có chính xác không, vì các nhà kinh tế trên thế giới thường tỏ ra hoài nghi về những con số thống kê do chính quyền trong nước đưa ra; thường là thành tích thì cộng thêm, còn thất bại thì giảm bớt, rất thiếu tính khách quan, minh bạch, chuẩn xác.

Quan trọng hơn nữa là cần xác định xem Tổng sản phẩm quốc nội tăng đáng kể như thế, nhưng ai là những người được hưởng phần tăng ấy? Phải chăng đó là nông dân (chiếm 70% dân số), là công nhân các xưởng máy, hầm mỏ, các ngành vận tải, bưu điện, là nam nữ viên chức hành chính, giáo dục, y tế, nhân viên làm các loại dịch vụ, các thợ thủ công các xí nghiệp vừa và nhỏ ?

Thực tế không được như thế. Hình như những người nỗ lực phấn đấu, lao động, phục vụ xã hội trong năm 2009 để có được con số tăng 5,30% ngoạn mục lại là những người không được hưởng thành quả mà họ tạo nên.

Tuần báo kinh tế - tài chính Hoa Kỳ
Forbes, trụ sở ở New York, xuất bản từ 1917, rất có uy tín toàn thế giới, đã đăng bài khảo cứu - điều tra cho rằng thu nhập trong xã hội Trung Quốc biến động sâu sắc trong 30 năm qua, đến nay, tài sản cố định và thu nhập hàng năm trong cộng đồng cư dân Trung Quốc gồm 1 tỷ 300 triệu người hoàn toàn không còn như thời trước đổi mới.

Forbes đưa ra con số làm nhiều độc giả trên thế giới sửng sốt, chất vấn lại các nhà nghiên cứu. Theo Forbes, ở Trung Quốc hiện nay 0,40% dân số - chừng 5 triệu người - chiếm 70% tài sản chìm và nổi của xã hội, trong khi 99,60 % số dân - 1 tỷ 295 triệu người chia nhau 30% tài sản còn lại.

Việt Nam đi theo mô hình của Trung quốc. Cũng là đổi mới từng phần về kinh tế nhưng giữ chế độ độc đảng về chính trị, đề cao tinh thần pháp trị nhưng trên thực tế thực hiện đảng trị, vấn đề thu nhập hoàn toàn mù mờ không minh bạch, vì ngoài tiền lương (chênh lệch tối đa là 1 - 7) lại có tục lệ phong bì, hoa hồng, lại quả, quà biếu, trợ cấp của đảng, bổng và lộc, đủ các kiểu, không sao biết rõ, không ai khai thật cả! Tham nhũng ngày càng lan rộng, bất trị.

Tỷ lệ của Forbes có thể áp dụng cho Việt Nam. 4 phần nghìn của 86 triệu dân là khoảng 340.000 người. Có thể kể: 15 uỷ viên Bộ chính trị, 181 uỷ viên trung ương chính thức và dự khuyết của đảng Cộng sản, 500 cán bộ cấp cao trong bộ máy trung ương đảng, 1.200 cán bộ cấp cao trong bộ máy nhà nước (cả lập pháp, hành pháp và tư pháp); 600 cán bộ cấp cao trong 17 tập đoàn, 70 tổng công ty quốc doanh; 800 sỹ quan cấp cao tại ngũ trong quân đội và 300 cấp cao trong ngành công an; cùng với số cán bộ cấp tỉnh - thành, ước tính mỗi tỉnh có 300 cán bộ cao cấp đảng và chính quyền - thường vụ tỉnh uỷ, tỉnh uỷ viên, chủ tịch, uỷ viên uỷ ban hành chính, hội đồng nhân dân, cán bộ đầu ngành (300 x 50 = 15.000); cho đến cấp huyện, mỗi huyện chừng 40 quan chức chủ chốt (40 x 400 = 16.000)...Tất cả chừng 35 ngàn người, cùng gia đình, vợ con, thêm tay chân thân tín nhất (con cháu các cụ cả ), vừa khớp vào khoảng 34 vạn người.

Đó là 6 phần nghìn số dân được chia phần hưởng thụ béo bở nhất. Còn 99,60% số còn lại - hơn 85 triệu dân - chia nhau 30% số tài sản và thu nhập quốc dân còn lại, nghĩa là xương xẩu, "cơm vãi cơm rơi" của số trên.

Có thể rút ra vài nhận xét như sau :
 
- Lãnh đạo đảng Cộng sản thời kỳ được gọi là đổi mới đã hoàn toàn từ bỏ khái niệm "phục vụ nhân dân", là "đầy tớ của nhân dân", từ bỏ lời thề giữ đạo đức "hy sinh đi trước, hưởng thụ đi sau nhân dân ", phản bội lời cam kết danh dự trong Điều lệ của đảng: "xây dựng xã hội công bằng, xoá bỏ mọi hình thức bóc lột giai cấp", để trở thành một tầng lớp đặc quyền đặc lợi, một tầng lớp bóc lột, tham nhũng vô giới hạn, sống xa hoa trên mồ hôi nước mắt, trên sự thiếu thốn, nghèo khổ của toàn dân, trong đó có cả một số khá đông đảng viên cộng sản ở cơ sở.

- Lớp lãnh đạo hiện tại không có một ai từng qua thử thách trong nhà tù đế quốc, cũng hầu như không có ai có gì có thể gọi là thành tích, chiến công trong chiến tranh, chỉ là những người không có thực tài, không thật có đức. Họ dễ bị hưởng thụ vật chất, vàng bạc, đô-la thời mở cửa cám dỗ, do nhân cách và học vấn đều thấp, dưới mức trung bình của xã hội. Đây là bi kịch lớn nhất.

Các điều có thật trên đây giải thích vì sao nạn tham nhũng ngày càng tăng, vì sao vụ PM18 hơn 4 năm không giải quyết,
vụ PCI dây dưa, vụ RBA lớn hơn đang bất động; vì sao họ vẫn bịt mồm, chặn tay 13 ngàn nhà báo, không cho họ quyền viết theo lương tâm và suy nghĩ của mỗi người; vì sao họ ươn hèn yếu đuối trước kẻ bành trướng ngang ngược; vì sao họ dùng những thủ đoạn liên minh với bọn xã hội đen để trấn áp giáo dân, phật tử lương thiện, để đàn áp khủng bố những chiến sỹ kiên cường đòi tự do dân chủ cho toàn dân.

Một bằng chứng hiển nhiên do cơ quan nhà nước tiết lộ là một loạt bộ và thứ trưởng (kế hoạch-đầu tư, tài chính, công thương) có chân trong hội đồng quản trị Tổng công ty SCIC - Tổng công ty đầu tư kinh doanh vốn nhà nước, lập ra từ tháng 8-2006 - đã "bí mật" nhận phụ cấp mỗi vị gần 900 triệu đồng một năm.

Đây là kiểu ăn cắp tập thể, vì các vị làm việc này theo đúng chức năng bộ và thứ trưởng đã được trả lương cao rồi. Điều phi pháp thứ 2 là khoản phụ cấp thêm này cao gấp 10 lần lương chính thức vốn đã cao, chưa nói đến vô vàn bổng và lộc khác.

Các chuyên gia
Đại học Harvard rất có lý khi cho rằng nền kinh tế-chính trị hiện nay ở Việt Nam mang tính chất phe nhóm - Crony economy. Không có lợi ích dân tộc, cũng không có lợi ích giai cấp, chỉ có lợi ích phe nhóm, thân hữu, cánh hẩu...

Tại đại hội đảng XI sắp đến nên công khai hóa toàn bộ tài sản của 15 uỷ viên bộ chính trị và 181 uỷ viên trung ương đảng, làm gương cho bộ máy đảng và nhà nước, làm cái điều chính họ đề ra từ 2 năm nay và cam kết thực hiện.

Có bao giờ, có ở đâu sự bất công xã hội lại kinh hoàng đến thế. Thời phong kiến, địa chủ, thời thực dân, tư bản cũng không bất công, thối nát đến vậy!

Có bao giờ hơn 99% công dân lương thiện vất vả lao động, nai lưng làm việc để cho chưa đến 1% người và gia đình, phe nhóm hưởng thụ một cách xa hoa, phung phí vô độ, khiêu khích toàn xã hội như hiện nay? 

Bùi Tín viết riêng cho VOA

Những đồng tiền thời hội nhập

Không thể không công nhận rằng kinh tế Việt Nam phát triển một cách nhanh chóng trong những năm gần đây.

Tuy nhiên, Bill Hayton - cựu phóng viên BBC tại Hà Nội - phân tích trong một bài báo đăng trên tạp chí Foreign Policy của Mỹ, rằng chính sách "bàn tay rắn" về chính trị của Đảng Cộng sản có thể gây nguy cơ biến thành quả kinh tế thành thảm họa xã hội:

Bài báo 'Của cải mới ở Việt Nam' (Vietnam's New Money) bắt đầu bằng mô tả một đám cưới tại khách sạn Caravelle, TP Hồ Chí Minh, hôm 16/11/2008.

"Chú rể là ông Nguyễn Bảo Hoàng, 36 tuổi, giám đốc điều hành công ty đầu tư IDG Ventures Vietnam; và cô dâu là Nguyễn Thanh Phượng, 27 tuổi, giám đốc một công ty đầu tư khác, VietCapital."

"Hai công ty này quản lý khoảng 150 triệu đôla tiền đầu tư ở Việt Nam."

Cô Phượng là con gái của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và ông Hoàng là Việt kiều Mỹ, người có cha mẹ chạy khỏi Việt Nam năm 1975 để trốn tránh những người cộng sản, để rồi con trai của họ lại quay về cưới con gái của một người trong số đó.

"Cuộc hôn nhân của hai người mang nhiều yếu tố của một nước Việt Nam mới, nơi mà cho dù dòng của cải mới đang chảy vào, Đảng Cộng sản vẫn thống lĩnh cả hai lĩnh vực kinh tế tư và công."

Mạng lưới xã hội chủ nghĩa theo kiểu con ông cháu cha đang trở thành đe dọa cho sự ổn định trong tương lai của Việt Nam.

Bài báo nói nhiều doanh nghiệp "tư nhân" thực tế từng là doanh nghiệp nhà nước hoặc nhà nước vẫn còn sở hữu một phần, đa số do các đảng viên quản lý.

Đa số các nhân vật có vai trò quán xuyến khu vực tư nhân đều là người do Đảng bổ nhiệm, hoặc người nhà, hay bạn bè họ.

"Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản đang biến chủ nghĩa tư bản ở Việt Nam thành doanh nghiệp gia đình."

Việc quy tập quyền lực toàn diện trong tay Đảng, theo tác giả Bill Hayton, là diễn biến rất đáng lo ngại cho tương lai của Việt Nam.

Bài báo còn đưa ra thêm một số dẫn chứng cho quan hệ gia đình trong tiền bạc và quyền lực ở Việt Nam, như các trường hợp doanh nhân Trương Gia Bình, chủ tịch tập đoàn FPT, người từng là con rể Đại tướng Võ Nguyên Giáp; hay bà Đinh Thị Hoa, sáng lập viên công ty Galaxy, mà nay nắm trong tay một công ty PR, một số chuỗi nhà hàng kiểu châu Âu, một hãng phim truyền hình và rạp chiếu phim hiện đại ở Tp HCM.

Bà Hoa thuộc lứa đầu tiên trong những người đi học quản trị kinh doanh tại Đại học danh tiếng Harvard ở Hoa Kỳ theo học bổng của Ngân hàng Thế giới. Nhưng "Galaxy không phải bỗng dưng mà có".

"Khi Ngân hàng Thế giới chọn bà Hoa để trao học bổng, bố của bà (ông Đinh Nho Liêm) đang là thứ trưởng ngoại giao."

"Thành công, thành công, đại thành công"

Tiền của dân được huy động cho các định chế tài chính do nhà nước nắm?

Tác giả Bill Hayton viện dẫn lời Hồ Chủ tịch dùng để nói về khối đại đoàn kết dân tộc - "Thành công, thành công, đại thành công", để bình luận về tiến trình mở cửa nền kinh tế trong nước.

Năm 1993, số liệu chính phủ cho thấy khoảng 60% dân số sống dưới mức đói nghèo. Năm 2004, tỷ lệ đó tụt xuống chỉ còn 20%.

Việt Nam cũng đã thực hiện được hầu hết các mục tiêu Thiên niên kỷ do Liên Hiệp Quốc đưa ra và tiến vào danh sách Các quốc gia có thu nhập trung bình.

Thế nhưng theo ông Hayton, sự kiểm soát của nhà nước trong quá trình phát triển đang gây quan ngại.

"Việc kết hợp giữa các lợi ích của Đảng và của khối tư nhân đang làm biến thái nền kinh tế theo xu hướng thỏa mãn nhu cầu của số ít chứ không phải nguyện vọng của số đông."

"Mạng lưới xã hội chủ nghĩa theo kiểu con ông cháu cha đang trở thành đe dọa cho sự ổn định trong tương lai của Việt Nam."

Liệu ban lãnh đạo Đảng Cộng sản có khả năng đứng lên đối mặt với giới nhà giàu mới và đòi họ chuyển giao một phần tài sản thông qua thuế khóa để giúp dân nghèo ở các tỉnh xa hay không?

Bài viết cảnh báo rằng nếu không cẩn thận, Việt Nam sẽ đi vào con đường mà nhiều quốc gia từng được Ngân hàng Thế giới ca tụng vấp phải, là sau phát triển vũ bão là xuống dốc không phanh.

"Các tập đoàn lớn nhất của nhà nước đang thiết lập những kênh tài chính không minh bạch để đầu tư vào các dự án chỉ đạt tính lôgic về kinh tế ở mức tối thiểu".

Cho tới tháng Sáu năm 2008, 28 tập đoàn bỏ ra khoảng 1.5 tỷ đôla để mở công ty hoặc mua cổ phần áp đảo tại các công ty quản lý vốn, công ty môi giới chứng khoán, ngân hàng thương mại và công ty bảo hiểm.

Tác giả phân tích rằng 3/4 số các công ty tài chính của Việt Nam nay nằm trong tay các tập đoàn nhà nước lớn nhất (còn gọi là tổng công ty) và do vậy, các tập đoàn này có nguy cơ trở thành dạng quỹ đen tự quay vòng vốn và hạch toán mà không ai kiểm soát nổi.

Tuy nay không còn cơ chế cho vay lãi nhẹ từ ngân hàng nhà nước nhưng các doanh nghiệp công vẫn tìm được nhiều cách để thu nhận tiền. Thí dụ Ngân hàng Phát triển với tiền viện trợ nước ngoài và Quỹ Bảo hiểm Xã hội thuộc ngân hàng này đang đóng vai trò cung cấp tài chính có lợi cho doanh nghiệp nhà nước.

"Lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam muốn quản lý nền kinh tế theo kiểu chủ nghĩa mang tên Charles de Gaulle (Gaullism) ở Pháp, khi cả khối kinh tế tư nhân và công cộng cùng được kiểm soát bằng một ban điều hành thượng thặng, được đào tạo tại những trường quản lý danh tiếng như học viện Hành chính Quốc gia (Nationale d'Administration) Pháp."

Theo cách thức này, Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ hoạch định chính sách cơ bản rồi giao cho Nhà nước thực hiện. Đảng Cộng sản cũng sẽ giám sát quá trình để bảo đảm việc thực hiện chính sách.

Tuy nhiên, ông Bill Hayton cảnh báo rằng sự thực có thể khác xa so với trông đợi.

Việt Nam có thể sẽ bị đổ sụp dưới sức nặng của chính đống của cải mới này.

"Với đồng tiền dễ dàng kiếm được, người ta có thể hối lộ giới chức để vi phạm luật pháp. Các đảng viên ở doanh nghiệp tìm cách mua chuộc người làm chính sách."

Ông Hayton nhận xét rằng điều đáng ghi nhận ở Việt Nam là trong những lúc khủng hoảng, Đảng Cộng sản luôn có thể kỷ luật một số đảng viên để vãn hồi trật tự trong nền kinh tế.

Nhưng ông đặt câu hỏi: "Liệu việc này sẽ kéo dài thêm được bao lâu?"

"Cho tới nay, Việt Nam chia sẻ thành quả kinh tế một cách đồng đều hơn là ở các nước láng giềng. Thế nhưng trong tương lai, việc phân bổ tài sản này sẽ có nghĩa là lấy mất một phần của cải của giới ủng hộ đảng nhiều nhất."

"Liệu ban lãnh đạo Đảng Cộng sản có khả năng đứng lên đối mặt với giới nhà giàu mới và đòi họ chuyển giao một phần tài sản thông qua thuế khóa để giúp dân nghèo ở các tỉnh xa hay không?"

Tác giả Bill Hayton nói nếu không kiểm soát được mạng lưới quyền lực của đảng và giới đặc quyền thì Việt Nam có thể sẽ bị đổ sụp dưới sức nặng của chính đống của cải mới này.

Thứ Tư, 27 tháng 1, 2010

Vụ thả chó béc-giê cắn chết người

Tin tức do các báo trong nước phổ biến kể lại rằng, tuần rồi đàn chó săn trong một trang trại cà phê ở Đắc Lắc, Buôn Ma Thuột, đã cắn chết một phụ nữ, vào nơi ấy để mót các quả cà phê rơi rớt.

Photo: RFA

Chó được chở đi huấn luyện (ảnh minh họa)

Người quản lý bầy chó xuất hiện ngay lúc đó, và mặc cho nạn nhân cùng hai cô gái đi cùng, kêu cứu, van nài, nhưng y vẫn lạnh lùng bỏ đi. Sau khi người xấu số này bị chó cắn chết, đương sự mới quay trở lại để gọi chúng về.

 

Luật pháp bảo vệ người hay con vật

Đàn chó béc-giê là của ông Phạm Ngọc Thành, còn có tên là ông “Thành 507”, một doanh nghiệp hiện là giám đốc công ty quản lý và sửa chữa đường bộ Đắc Lắc.
Theo tờ Lao Động thì từ nhiều năm nay, dân chúng trong vùng Ea Kao, thành phố Buôn Ma Thuột luôn bị ám ảnh bởi đàn chó hung dữ và khiếp sợ trước thái độ ác độc , mất nhân tính của toán vệ sĩ bảo vệ an ninh cho cơ sở làm ăn của ông Thành.
Báo Saigon Giải Phóng thuật lại là vào cuối tuần trước, bà Phạm Thị Ngắn, 55 tuổi, nhà ở đối diện trang trại cà phê, cùng 2 cô gái Điệp và Trâm lén vào đây để mót những hạt cà phê còn sót lại. Thình lình một con chó béc-giê lớn xông tới, những người đi cùng vội phóng lên cây, riêng bà Ngắn đang loay hoay tìm cách trèo lên cây thì chẳng may bà bị con chó nhảy theo quật ngã và cắn xé đến chết.  Qua lời kể của 2 cô Điệp và Trâm thì khi nạn nhân bị chó cắn, ông Sơn người quản lý bày chó lạnh lùng bỏ đi, và còn la lớn “Cho cắn chết, ai bảo vào?” 25 phút sau đó, khi bà Ngắn đã chết, ông Sơn mới quay lại ra hiệu cho đàn chó quay về.

Đây là sự rùng rợn mà tôi chưa từng nghe thấy trong một chế độ như ở Việt Nam, gọi là vì hạnh phúc của Nhân dân,  vì người lao động. Tại sao có chuyện thả chó bécgiê ra để xua đuổi, cắn chết người dân là bởi vì người chủ được chánh quyền dung túng, muốn làm gì thì làm, coi sinh mạng con người rẻ hơn con vật.

LS.Cù Huy Hà Vũ

Khi ở trên cây, cô Điệp dùng điện thoại đi động gọi người nhà ra tiếp cứu, lúc mọi người kéo đến nơi thì bà Ngắn đã tử thương.
Góp ý với Ban Việt Ngữ chúng tôi, từ Hà Nội, luật sư Cù Huy Hà Vũ cho rằng đây là một hành động giết người ghê rợn, đáng bị lên án:
“Đây là sự rùng rợn mà tôi chưa từng nghe thấy trong một chế độ như ở Việt Nam, gọi là vì hạnh phúc của Nhân dân,  vì người lao động. Tại sao có chuyện thả chó bécgiê ra để xua đuổi, cắn chết người dân là bởi vì người chủ được chánh quyền dung túng, muốn làm gì thì làm, coi sinh mạng con người rẻ hơn con vật. Về nguyên tắc chó bécgiê không bao giờ được thả rong và không bao giờ được dùng nó để đe doạ người nào đó, có thể vào trong khu vực của trang trại ấy, cũng như việc giăng giây điện. Đó là Berger còn gọi là German Shepherd  một loại chó rất dữ (ảnh minh họa)tội ác để bảo vệ tài sản của mình thì đấy không phải là con người nữa. Nếu có lấy cắp, lấy trộm thì có thể xử lý hình sự và đưa người sai phạm ra tòa.”
Theo ông thì không thể chấp nhận việc sử dụng chó dữ để canh phòng trang trại, nếu có sự vi phạm tài sản thì luật pháp có những hình thức xử lý thích đáng:
“Công an địa phương mà bỏ mặc như thế có nghĩa là đồng lõa đã có từ trước, một chánh quyền vì dân thì không bao giờ để cho chó đe doạ con người như vậy,  tôi cho rằng phải khởi tố việc này về tội hình sự,  đây là tội giết người, doanh nghiệp chủ mưu, người quản lý thực hiện hành vi giết người đó và cái công cụ là con chó, chứ không thể nói là con chó giết người. Thật là thảm quá để cho chó cắn chết một phụ nữ , một chế độ như thế này, chẳng bao lâu nữa sẽ sụp đổ.

Tôi cho rằng phải khởi tố việc này về tội hình sự,  đây là tội giết người, doanh nghiệp chủ mưu, người quản lý thực hiện hành vi giết người đó và cái công cụ là con chó, chứ không thể nói là con chó giết người.

LS.Cù Huy Hà Vũ

Tiền và nhân tính con người

Luật sư Vũ yêu cầu giới hữu trách phải nghiêm trị những ai gây ra cái chết thảm thương của bà Ngắn, mà tờ Lao Động cho là “Coi mạng người như rác”:
“Ở Việt Nam có rất nhiều tội ác sau đó người ta dùng tiền, người ta mua để lấp liếm tội ác, tôi khẳng định chuyện đó có. Trong trường hợp này tôi nghỉ rằng phải khởi tố ông chủ trang trại và người canh giữ đàn chó là tội giết người, không ai dùng con chó mà đối xử với con người như thế,  trong xã hội pháp quyền thì  thiếu gì cách xử lý các vụ sai phạm, như tôi đã nói. Ai bao che thì phải khởi tố nốt người đó bởi vì đất nước này đã quá nhiều đau thương, quá nhiều sự đàn áp của chánh quyền đối với người dân rồi, đây là giọt nước làm tràn ly, cho thấy sự tàn ác của chánh quyền địa phương. Nếu chánh quyển trung ương không định đoạt về hành vi giết người đó,  thì  chánh quyền trung ương là đồng lõa phạm tội giết người”.

Được biết, một năm trước đây, đàn chó săn của ông Phạm Ngọc Thành cũng đã tấn công bà Võ Thị Cúc, khi mẹ con bà vào trang trại này mót hạt cà phê còn rơi vãi. Bà Cúc phải khâu 25 mũi nơi vết thương và điều trị cả tuần ở bệnh viện tỉnh.

Đây là giọt nước làm tràn ly, cho thấy sự tàn ác của chánh quyền địa phương. Nếu chánh quyển trung ương không định đoạt về hành vi giết người đó,  thì  chánh quyền trung ương là đồng lõa...

LS.Cù Huy Hà Vũ

Ông Vũ Văn Phương, Tổ trưởng nơi bà Cúc cư trú, đến nhà ông Thành đề nghị giúp đỡ nạn nhân qua cơn khó khăn thì bị ông Thành đuổi về và còn doạ cho suỵt chó cắn.
Theo góp ý của một đọc giả gởi đến báo Lao Động thì câu chuyện thương tâm này làm ông rùng mình, vì không hiểu vì sao trong xã hội Việt Nam ngày nay còn có những con người tàn nhẫn, độc ác như thế.

Ông yêu cầu giới hữu trách truy tố và xử phạt nghiêm khắc chủ trang trại, người quản lý đàn chó và tử hình bầy chó dữ,  để tránh gây hậy quả tương tự sau này.

tôi im lặng nhưng tôi nói thầm/ tiên sư bố chúng mày!/ bọn ăn cướp/ ông chỉ là thằng lính gác/ nhưng quốc tịch Việt Nam/ http://tienve.org/home/literature/viewLiterature.do?action=viewArtwork&artworkId=9793

ai đó nói với tôi câu chuyện này có thật

tôi
người lính gác bên ngoài sứ quán trung quốc
tôi hai mươi tuổi
có đủ kỷ luật quân đội
làm nhiệm vụ người lính cấp trên giao
tôi im lặng
nhưng tôi nói thầm
tiên sư bố chúng mày!
bọn ăn cướp
ông chỉ là thằng lính gác
nhưng quốc tịch Việt Nam
 
tôi
người lính gác bên ngoài lãnh sự quán trung quốc
tôi hai mươi mốt tuổi
có đủ kỷ luật quân đội
tôi làm nhiệm vụ cấp trên giao
“này anh kia! ra khỏi khu vực này! khu cấm tụ tập!”
rồi tôi lại im lặng
chỉ nói thầm
“cứ phun bãi nước miếng vào chúng nó, rồi đi đi những người đồng tuổi!
cam đoan coi như tôi không thấy
thật đấy!”
 
tôi
Người lính gác bên ngoài dinh thái thú
lặng im
nhưng lòng tôi cuộn sóng
sóng...
sóng...
sóng...
 
Đỗ Trung Quân
 
Nguồn: Tiền Vệ

Con gái Việt Nam đẹp lắm! Người ta nói vậy, các anh có hãnh diện không?”/ http://nguoivienxu.multiply.com/journal/item/3987/3987

Sự cay cú của Nguyễn Tấn Dũng đã được thể hiện rất rõ bằng việc sau khi tôi đã kiện thì không còn cách gì tấn công tôi về mặt pháp luật cũng như chính trị. / LS Cù Huy Hà Vũ trả lời RFA

LS. Cù Huy Hà Vũ trả lời phỏng vấn về vụ phá tường

 

LS. Cù Huy Hà Vũ trả lời phỏng vấn về vụ phá tường
Ảnh do LS.Vũ cung cấp - Tường rào nhà Luật sư Cù Huy Hà Vũ bị chính quyền địa phương đập phá

(Vietinfo) Sáng hôm nay, ông Lê Văn Định, chủ tịch phường Điện Biện, Hà Nội dẫn một số lớn công an và dân phòng đến đập phá hàng rào của gia đình luật sư Cù Huy Hà Vũ.

.

Vụ việc này đặc biệt nghiêm trọng đối với cá nhân LS Vũ vì ông đã nộp đơn kiện thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước đây ít lâu. Mặc Lâm có cuộc phỏng vấn LS Vũ để biết thêm chi tiết về vụ việc này, trước tiên LS Vũ cho biết:

Thủ tướng chỉ thị?

LS.Cù Huy Hà Vũ: Sáng nay hơn tám giờ thì chủ tịch cái phường mà tôi đang ở tại Hà Nội, phường Điện Biên. Ông chủ tịch phường là Lê Văn Định dẫn một đám người cả công an, cả dân phòng hỗn độn có thể nói là hùng hổ đến chỗ nhà tôi số 24 Điện Biên Phủ Hà Nội, tiến hành đập phá cái hàng rào nhà của tôi.

Mặc Lâm: Luật sư có biết lý do nào mà họ tiến hành việc đập phá này hay không?

LS.Cù Huy Hà Vũ:  Vào năm ngoái, trong vườn nhà tôi bị cơn bão làm ngã đổ hai cây đè sập bức tường rào. Ngay lập tức để bảo vệ tính mạng cũng như tài sản gia đình tôi đã xây lại chỗ bị sập đấy. Chuyện thiên tai làm đổ nhà cửa và người dân phải xây dựng lại hoàn toàn bình thường, thế nhưng đó lại là cái cớ để cho chính quyền kiếm chuyện với tôi vì tôi không vi phạm bất kỳ một quy định nào của nhà nước cả. Đây không phải là một công trình xây dựng thế tại sao đợi đến mãi hôm nay mới tới dập phá?

Mặc Lâm: Thưa không có lý do chính đáng mà chính quyền tiến hành việc đập phá, vậy họ có nói cụ thể ai chỉ đạo làm việc này hay không?

LS.Cù Huy Hà Vũ: Tôi cũng thấy rất là ngạc nhiên, người nhà tôi rất phẩn nộ khi hỏi đám người này thì ra một câu giải đáp thực ra đối với tôi không bất ngờ nhưng lời giải đáp này là một sự khẳng định, một sự thù địch của chính phủ đối với cá nhân tôi. Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường là Nguyễn Trọng Khanh  do bị người nhà tôi hỏi riết như thế nên ông ta cho biết việc này ông ta cũng không muốn nhưng do sự chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Hành động tiểu nhân

-Xin được ngắt lời LS nhưng với thân phận một lãnh đạo đất nước liệu Thủ tướng co thể chỉ đạo làm một việc nhỏ nhặt như vậy hay không?

LS.Cù Huy Hà Vũ:   Ông phó chủ tịch phường Điện Biên Nguyễn Trong Khanh nói với người nhà tôi đó là một sự thật. Thế còn tôi thì không sẵn sàng tin nhưng tôi cho rằng chuyện đấy hoan toàn logic bởi vì sau khi tôi kiện thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào ngày 11 tháng 6 năm 2009 về cái việc thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ra một quyết định hoàn toàn sai hiến pháp pháp luật cho phép các công ty Trung Quốc khai thác bauxite làm ô nhiễm và hơn nữa kéo theo hoạ mất nước. Cho phép các công ty Trung Quốc kéo hàng đàn người Trung Quốc sang một cách ồ ạt tại Việt Nam. Sự cay cú của Nguyễn Tấn Dũng đã được thể hiện rất rõ bằng việc sau khi tôi đã kiện thì không còn cách gì tấn công tôi về mặt pháp luật cũng như chính trị.

Thời gian gần đây đúng là tôi tiếp tục tấn công những chính sách ươn hèn của chính phủ đối với sự lấn lướt của trung Quốc ở biển Đông cũng như chống lại việc vũ trang cho ngư dân. Tôi nói thẳng ra rằng đấy là sự ươn hèn của chính phủ. Hành vi đập tường rào trái pháp luật của ngày hôm nay đã diễn ra tại nhà tôi đã thể hiện thủ tướng rất tiểu nhân, chỉ đạo các cấp thuộc quyền để mà quấy rối tôi.

-Sau khi sự việc xảy ra thì LS đã có những hành động nào để tự bảo vệ cho mình trong tinh thần luật pháp?

LS.Cù Huy Hà Vũ:  Ngay sau đó tôi đã lên thẳng trụ sở của Ban chấp hành Trung ương đảng, yêu cầu gặp Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh để xử lý hành vi đập phá nhà tôi một cách trái pháp luật thế này. Lúc ấy họ chuyển tôi qua gặp anh Thành, trợ lý của Tổng Bí Thư thì anh ấy nói đây là công việc của nhà nước chứ không phải của đảng.

Tôi cáu quá tôi bảo thế đảng lãnh đạo là gì? Thì lúc ấy Thành bảo ông Tổng Bí Thư đang ngồi trước mặt và anh sẽ chuyển lời sau. Tôi lại chạy sang tìm Nguyễn Minh Triết Chủ tịch nước và yêu cầu phải tiếp tôi. Tuy nhiên không hẹn trước thì không thể tiếp được nhưng người ta cũng nhận cái đơn của tôi để chủ tịch nước nghiên cứu. Tôi hoàn toàn tin ông Nguyễn Trọng Khanh phó chủ tịch uỷ ban nhân dân phường Điện Biên nói là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo vụ này là đúng.

-Xin cám ơn LS.

Nguồn RFA

Chuyên gia nhân quyền LHQ đến Việt Nam

 

Phiên họp của Hội đồng Nhân quyền LHQ tại Geneve tháng 5/2009

VN trình báo cáo kiểm điểm định kỳ tại phiên họp của HĐNQ tháng 5/2009.

Một thứ trưởng Ngoại giao của Việt Nam cho hay Việt Nam sẽ mời ba chuyên gia độc lập và báo cáo viên đặc biệt về nhân quyền của LHQ tới thăm trong năm nay.

Trong khi đó đại diện của Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam, ông John Hendra thông báo chuyến thăm đầu tiên của Chuyên gia độc lập tìm hiểu về nhân quyền và nghèo đói sẽ diễn ra vào tháng Tư.

Hai tin này được công bố tại Hà Nội ngày 26/1 trong cuộc hội thảo quốc tế do Liên Hiệp Quốc tổ chức, có tên: “Việt Nam và các cơ chế LHQ về nhân quyền: Một số hoạt động hợp tác quốc tế gần đây.”

Tại cuộc hội thảo, Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhắc đến cam kết Việt Nam đưa ra trong cuộc kiểm điểm định kỳ tại Hội đồng Nhân quyền của LHQ tháng 5/2009 ở Geneve.

“Việt Nam hợp tác với các cơ chế của LHQ về nhân quyền, trong đó có các cơ chế về Thủ tục đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền, sẵn sàng hợp tác với các báo cáo viên đặc biệt, chuyên gia độc lập được bổ nhiệm theo cơ chế này,” ông Sơn nói.

Tháng Năm 2009 lần đầu tiên Hội đồng Nhân quyền của LHQ xem xét thành tích nhân quyền của Việt Nam. Việt Nam phải trình bày trước Hội đồng tình hình nhân quyền trong nước, các biện pháp thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền.

Trong bốn năm tới Việt Nam sẽ phải tiếp tục trình báo cáo kiểm điểm định kỳ cho Hội đồng Nhân quyền để xem mức độ tiến bộ ra sao.

Nhân quyền phổ quát

Tài liệu của LHQ cho hay trong báo cáo nộp cho Hội đồng Nhân Quyền LHQ (5/2009), chính phủ VN xác nhận tính phổ quát của các tiêu chuẩn và giá trị nhân quyền. Cạnh đó VN nói thêm "sự phổ quát này cần được kết hợp hài hòa với các đặc điểm riêng của quốc gia."

Báo cáo của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền nhắc đến ý Việt Nam sẵn sàng đối thoại với các nước thành viên của HĐ. Liên quan đến nhiều kiến nghị các nước đưa ra trong phiên họp kiểm điểm định kỳ, VN chấp nhận thực thi 93 điều, bác bỏ 46 điều, đồng ý xem xét thêm 2.

LHQ nhấn mạnh nay chính là lúc VN thực thi các cam kết với quốc tế. LHQ nhắc rằng họ hậu thuẫn Việt Nam trong quá trình chuẩn bị báo cáo quốc gia kiểm điểm định kỳ, và sẽ tiếp tục hậu thuẫn trong việc thực hiện các kiến nghị của bạn bè quốc tế.

Một trong các cam kết Việt Nam đồng ý thi hành thời gian tới là mở rộng làm việc với hệ thống đánh giá tiêu chuẩn nhân quyền của LHQ.

Trong tiến trình kiểm điểm định kỳ tại Geneve 5/2009, VN đồng ý làm việc nhiều hơn với Các thủ tục đặc biệt (Special Procedures) và Báo cáo viên đặc biệt (Special Rapporteurs) về nhân quyền.

Theo đánh giá của LHQ, Báo cáo viên đặc biệt đưa ra quan điểm độc lập và cặn kẽ, có quyền phân tích, dò xét, đề đạt giải pháp giúp một quốc gia cải thiện tình hình nhân quyền trong lĩnh vực cụ thể nào đó.

Năm 1998, theo lời mời của chính phủ Hà Nội, Báo cáo viên đặc biệt về tự do tôn giáo, tín ngưỡng đã tới Việt Nam.

Tại cuộc họp kiểm điểm định kỳ tháng 5/2009, Việt Nam đồng ý nói chuyện với Báo cáo viên đặc biệt về tự do tôn giáo.

Khi ấy Việt Nam cũng đã mời một số báo cáo viên đặc biệt tới thăm Việt Nam trong năm 2010 để tìm hiểu về các chủ đề như quyền được cung cấp thực phẩm, quyền được giáo dục.

Chuyên gia độc lập

Việt Nam cũng mời Chuyên gia độc lập (Independent expert) đến tìm hiểu chủ đề nhân quyền và đói nghèo. Một chuyên gia độc lập khác đến để tìm hiểu về tác động của nợ nước ngoài, gánh nặng của nợ quốc tế đối với quyền con người tại Việt Nam.

Đại diện của LHQ tại Hà Nội cho hay chuyến thăm đầu tiên, Chuyên gia độc lập tìm hiểu về nhân quyền và đói nghèo tại VN, sẽ diễn ra trong tháng Tư. Và LHQ bày tỏ họ sẵn sàng hỗ trợ chuyến thăm này.

Theo LHQ, VN là một trong các quốc gia đầu tiên chuẩn thuận Công ước loại trừ tất cả các hình thức phân biệt phụ nữ. Cạnh đó là Công ước về quyền trẻ em. Việt Nam cũng loan báo nước này sẽ thông qua Công ước về quyền của người khuyết tật. Và Công ước về tra tấn.

Khi mà ký các công ước này rồi, VN cần làm báo cáo, nộp đúng thời hạn cho Hội đồng Nhân quyền LHQ để xem thực hiện chúng đến đâu.

Hình phạt và lẽ công bằng

Trong tất cả các biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm thì hình phạt là biện pháp nghiêm khắc nhất, được áp dụng phổ biến và có tính lịch sử lâu đời. Tính nghiêm khắc của nó thể hiện ở chỗ, nó có thể tước bỏ các quyền và lợi ích của người bị kết án, thậm chí cả quyền sống. Có thể nói trừng trị là một trong những thuộc tính của hình phạt.

Ngoài sự tác động trực tiếp đến người bị kết án, hình phạt còn tác động đến các thành viên trong toàn xã hội. Sự tác động gián tiếp này giúp xã hội hình thành một ý thức chung về sự tôn trọng pháp luật. Con người có thể sợ hình phạt, đó là tâm lý chung, nhưng để con người có ý thức tôn trọng pháp luật thì hình phạt phải phản ánh được sự cần thiết và tính công bằng của nó. Khi hình phạt không phản ánh được sự công bằng thì niềm tin vào công lý không có, và do đó khó có thể giáo dục một ý thức chung cho toàn xã hội về sự tôn trọng pháp luật.

Điểm lại một số vụ án được dư luận chú ý như: Lương quốc Dũng (tội giao cấu với trẻ em), Bùi Tiến Dũng (tội tham ô, đánh bạc) Huỳnh Ngọc Sỹ (tội cố ý làm trái..) v.v.v. Đa số dư luận cho rằng đây là những vụ án “đầu voi, đuôi chuột”, phản ứng này cho thấy có gì đó không công bằng trong quyết định hình phạt của Tòa án. Hay đúng hơn hình phạt mà những người này nhận được không tương xứng với hành vi nguy hiểm mà họ đã gây ra. Dư luận không cần hiểu nhiều về luật pháp nhưng bằng cách so sánh với các vụ án khác, họ dễ dàng nhận ra sự thiếu công bằng. Ví dụ như trộm một chiếc xe, hoặc tài sản đôi ba triệu cũng có thể bị phạt hai ba năm tù, hoặc cướp giật một chiếc điện thoại cũng bị năm sáu năm tù. Có người còn đưa ra những sự kiện có thật để so sánh: một người cướp hai con vịt bị mấy năm tù giam trong khi đó Bí thư của một tỉnh nọ đi xe tông chết hai người chỉ bị ba năm tù nhưng cho hưởng án treo. Phải chăng sinh mạng hai con người không bằng hai con vịt, hay vì một người là quan chức còn người kia là dân thường?



"Lẽ ra Nhà nước nên tuyên truyền và giáo dục công dân của mình đừng bao giờ nhận tội và cũng không cần phải chứng minh mình vô tội."

Lê Trần Luật


Mới đây vụ án Lê Công Định, ở đây tôi không bàn về khía cạnh họ có tội hay không có tội, mà chỉ muốn phân tích vài khía cạnh của hình phạt để nhận định về lẽ công bằng. Giới truyền thông đưa tin: “
Lê Công Định nhận tội và xin Nhà Nước khoan hồng nên tòa xem xét và tuyên án 5 năm tù giam, riêng Trần Huỳnh Duy Thức quanh co chối tội và bị tuyên mức án 16 năm tù”. Thoạt nghe có vẻ công bằng. Cách xét xử và đưa tin như vậy làm cho dư luận, cho các thành viên còn lại trong xã hội nghĩ rằng: nhận tội thì xử nhẹ, không nhận tội thì bị xử nặng. Đó là sai lầm trong cách tuyên truyền và giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật. Hay đúng hơn ở đây chỉ có tính đe dọa chứ không có tính giáo dục. Cần lưu ý rằng “quanh co chối tội’ hay ‘không nhận tội” không phải là tình tiết tăng nặng hình phạt, mà đó là quyền của bị can. Việc không nhận tội là điều hết sức bình thường tại chốn pháp đình. Việc thường xuyên không nhận tội, bác bỏ các cáo buộc của bị can sẽ nâng chất lượng tranh tụng tại tòa, nâng trình độ của Kiểm sát viên và nâng chất lượng xét xử của Tòa án. Lẽ ra Nhà nước nên tuyên truyền và giáo dục công dân của mình đừng bao giờ nhận tội và cũng không cần phải chứng minh mình vô tội. Đó là giáo dục về lẽ công bằng và tôn trọng pháp luật. Không thừa nhận mình có tội cũng là một cách thức tôn trọng pháp luật. Người bị 16 năm tù, người bị 5 năm, khoảng cách 11 năm là quá lớn, nó phản ánh sự “cá thể hóa” hình phạt của tòa là thiếu công bằng và cảm tính. Xét tổng thể vai trò hai người này là ngang nhau, có chăng chỉ khác nhau giữa việc nhận tội và không nhận tội. Thật là vô lý nếu chỉ vì sự khác nhau này mà khoàng cách là 11 năm tù. Một trong những nội dung lớn để xây dựng Nhà Nước Quyền đó là xây dựng ý thức tôn trọng pháp luật. Người dân có thể vì sự đe dọa của hình phạt mà không dám vi phạm pháp luật, nhưng đó chưa phải là ý thức tôn trọng pháp luật. Muốn giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật thì hình phạt phải bảo đảm sự công bằng. Người dân sẽ không còn tôn trọng pháp luật và sợ sự đe dọa của hình phạt nếu như Tòa án cứ tiếp tục đưa ra những bản án oan sai, đưa ra những hình phạt nhạo báng công lý.

Cai trị phải có cốt cách nhà nước

Trần Minh Thảo

Gửi cho BBCVietnamese.com từ Sài Gòn

Trước hết, thử điểm mấy sự việc để thấy vấn đề rõ hơn.

Chủ tịch Nguyễn Minh Triết và Tổng thống Obama tại hội nghị Apec ở Singapore năm 2009

Chủ tịch nước nói trong hội nghị Việt kiều: “Vừa động viên ông Obama, vừa phân hóa nội bộ ổng…”. Như vậy, có thể hiểu Mỹ là kẻ thù của Việt Nam được không?

Cùng cách nói này, một vị đại tướng phát ngôn khi thăm Trung Quốc: "Chúng ta vẫn tăng cường quan hệ với Trung Quốc để chống lại những âm mưu của kẻ thù chung”.

Xác định như vậy thì có thể suy ra Mỹ, Nhật, Úc, Ấn…kể cả phương Tây (có Nga?) là kẻ thù chung của hai nước? Nghị quyết nào của quốc hội xác định ai là thù, ai là bạn của Việt Nam?

Tệ vô chính phủ điển hình trong đối ngoại hiện nay là cách đảng nói về kẻ thù chung. Xác định kẻ thù là ai, tuyên bố chiến tranh với ai phải được tính toán thận trọng vì liên quan đến tồn vong của cả dân tộc. Đó là việc làm của cơ quan nào: đảng, công an, quân đội, chính phủ hay quốc hội? Quốc hội chưa có nghị quyết về ‘kẻ thù’ mà đảng cai trị khẳng quyết bạn thù là ai thì có phạm luật, có vi hiến?

Mở rộng diện ‘lách luật’ trong quản lý nhà nước và xã hội, có thể kể thêm mấy việc:

- Thực hiện dự án điện hạt nhân được dân địa phương đồng tình sau khi tham quan lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt, dù có nhiều phản đối của giới khoa học trong, ngoài nước. Những việc trọng đại như điện hạt nhân không thể lấy lò Đà Lạt làm mẫu, cũng không thể chỉ có dân vài thôn, vài xã đồng ý là được như nhiều phản biện của giới chuyên gia. Cách làm này cũng là một kiểu ‘lách luật’ như chia nhỏ dự án bauxite Tây Nguyên để vô hiệu hoạt động của quốc hội.

- Giữ vững quy hoạch, tiếp tục thu hồi đất đai cho các dự án trong cả nước. Những hành vi phản đối liên quan đến đất đai của người dân đều bị trừng phạt tới nơi, tới chốn.

- Các vụ việc liên quan đến tôn giáo, xã hội dân sự, trí thức… được giải quyết dứt điểm bởi những ‘quần chúng tự phát’, ’mâu thuẫn nội bộ’, xét nhà, tịch thu tài sản, gọi làm việc, kết án nặng nề, nhẹ ra cũng phải bị xử ở ‘tòa án tổ dân phố’, gọi là kiểm điểm trước dân.

Các phát biểu, việc làm của các tổ chức, cá nhân lãnh đạo đảng, lãnh đạo nhà nước các cấp làm bật ra câu hỏi: Họ (lãnh đạo các cấp) ở đâu ra? ‘Họ ở đâu ra’ là câu hỏi bày tỏ sự thất vọng do quá kỳ vọng vào con người và bộ máy cai trị. Người dân thấy bộ máy cai trị không có cốt cách ‘nhà nước’ nên tỏ ra kinh ngạc. Trả lời vấn nạn ‘họ ở đâu ra’ thì không thể chỉ học tập tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh.

Tâm trạng bơ vơ từ miếng ăn, cái mặc, việc làm, an sinh, học hành, chữa bệnh,… của người dân là một thực trạng minh chứng tính vô chính phủ trong xã hội Việt Nam. Ai chăm sóc, bảo vệ người dân?

Chuyện lớn như đánh bắt cá trên Biển Đông, chuyện nhỏ như món trang sức, đồ chơi trẻ em hay miếng thịt, chiếc bánh, cọng rau, quả trứng…mạnh ai nấy lo, mạnh được yếu thua. Phương châm sống đó thành ra lề lối hành xử của toàn xã hội. Thực chất là quan hệ nhà nước - nhân dân có vấn đề: Nhân dân không thấy nhà nước là công cụ của nhân dân nữa bởi vì quan hệ nhà nước - nhân dân trở thành quan hệ ‘mạnh được yếu thua’.

Nhân dân không thấy nhà nước là công cụ của nhân dân nữa bởi vì quan hệ nhà nước - nhân dân trở thành quan hệ ‘mạnh được yếu thua’.

Trần Minh Thảo

Đáng ngạc nhiên là, các nhà lý luận của đảng lại coi tệ vô chính phủ làm rối loạn xã hội, làm xấu đi mối quan hệ nhà nước - nhân dân là biểu hiện của thứ tự do, dân chủ XHCN, là tính ưu việt của chế độ và kết án những ai đòi hỏi phải có một nhà nước pháp quyền, một xã hội dân sự, một nền kinh tế thị trường tự do là ‘phản động’.

Càng biện hộ, bảo vệ cho hiện thực xã hội đầy khuyết tật, thì càng chứng tỏ quyền lực cai trị đất nước mất phương hướng, mất định hướng, rối ren từ bên trong, sợ dân, coi dân như giặc thù.

Nhiều người tỏ ra khó hiểu, không biết đảng cai trị dựa vào thế lực nào, hậu thuẫn nào, mục tiêu nào, lợi ích nào để mở ra một mặt trận toàn diện, tổng lực với nông dân (ruộng đất…), với công nhân (việc làm, tiền lương…), với thị dân (thuế má, an sinh xã hội…), với trí thức (phản biện xã hội…) với các tôn giáo (tự do tín ngưỡng…) với công lý phổ quát (cam kết quốc tế…)? Có thể nói đó là trận đánh tổng lực, toàn diện mà đối tượng là phần nhân dân còn lại? Chỗ dựa nào cho đảng cộng sản Việt Nam lòng tin và quyết tâm chính trị ‘vô chính phủ’ như vậy?

Năm 2009, đảng, nhà nước có nhiều thắng lợi to lớn nhưng thực ra là thất bại vì đảng thắng mà lòng dân không yên, xã hội không yên, uy tín nhà cai trị giảm sút.

Phục tùng lợi ích nước-lớn-đồng-chí-anh-em và quyết tâm giữ chỗ ngồi trên trong đình làng là hai nhân tố quyết định tệ vô chính phủ ngày càng tăng trong xã hội Việt Nam.

Hai giải pháp

Nếu đảng cai trị còn quyết tâm độc quyền chính trị đến cùng thì nên tuyên bố đình chỉ hiến pháp, cai trị bằng sắc lệnh kiểu thời chiến. Làm như vậy thì ‘chính danh’ hơn là ngang nhiên đứng trên luật, như hiện nay.

Đại biểu Quốc hội Việt Nam trong một phiên họp

Đòi hỏi dân chủ không bao giờ là ‘phản động’, ‘chống phá nhà nước’, ‘lật đổ chính quyền’. Cuộc vận động ấy làm cho nhà nước trở nên văn minh, người cai trị trở nên có văn hóa, xã hội trở nên ổn định, người dân được tôn trọng vì có thực quyền trong một chế độ dân chủ.

Không thể gọi nhà nước vô chính phủ là nhà nước văn minh.

Không phải là một nhà nước văn minh mà đòi hỏi người dân phải kính phục, tôn trọng là điều không tưởng. Loạn lạc, bất ổn chính trị, xã hội từ đấy mà ra.

Việt Nam cần một nhà nước pháp quyền để ổn định, phát triển, không cần một nhà nước độc tài vô chính phủ hành xử quyền lực với tâm trạng đang đấu tranh cách mạng khởi nghĩa giành chính quyền.

Có hai lựa chọn sinh tử:

- tiếp tục cai trị kiểu vi hiến, trái luật, vô chính phủ, hay

- thượng tôn pháp luật, thúc đẩy công cuộc xây dựng xã hội dân sự, tôn trọng các cam kết quốc tế, hành xử quyền lực nhà nước thế nào để người dân thấy được quyền lực cai trị có ‘cốt cách nhà nước’.

Cuối cùng, tôi thấy trong tình hình vô chính phủ phổ biến hiện nay, Tôn giáo có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, làm cho mối quan hệ giữa người và người còn tính nhân văn. Đó là chỗ dựa cuối cùng cho xã hội Việt Nam còn là xã hội con người. Nếu thành trì cuối cùng này bị đảng cai trị làm biến thành một thứ đa thần giáo thời bán khai thì Việt Nam sẽ thành thứ gì, ta có thể thấy trước được.

Bài viết nêu quan điểm riêng của tác giả, đang sống ở Sài Gòn.

Phải chăng Luật sư Vũ "bị hại" do kiện Thủ tướng Dũng?

Phải chăng Luật sư Vũ
Luật sư chiến đấu không mệt mỏi vì sự công bằng trước pháp luật

(Vietinfo) Viết câu văn cho đầy đủ sẽ là: chuyện xảy ra lúc 9 giờ sáng nay, ngày 27 tháng 01 năm 2010, tại số nhà 24 phố Điện Biên Phủ, tức nhà ở và văn phòng của tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ và phu nhân, luật sư Dương Hà.

.>>

>>> LS. Cù Huy Hà Vũ trả lời phỏng vấn về vụ phá tường

 

Chuyện gì? Chuyện ông chủ tịch và ông phó chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Điện Biên Phủ, dẫn theo người tới làm cái gọi là "cưỡng chế": phá tường và giỡ bỏ những thứ xây cất bên trong tường nhà trên phần đất của vợ chồng ông Cù Huy Hà Vũ.

Trong khuôn viên khu nhà 24 phố Điện Biên Phủ có cái hàng rào sắt ngăn đôi khu vực nhà vợ chồng ông Cù Huy Hà Vũ (con trai ông Cù Huy Cận) và nhà bà góa kế thất của ông Cù Huy Cận. Cái hàng rào bị gỉ và đổ. Vơn chồng ông Cù Huy Hà Vũ đã bỏ đi và xây lại một bằng bức tường. Bên trong bức tường, trong khu vực được hưởng của gia đình Cù Huy Hà Vũ, là những thứ họ đã xây cất để dùng cho sinh hoạt riêng.

Sáng nay, hồi 8 giờ 30 phút, ông chủ tịch phường Lê Văn Định đến gõ cửa nhà 24 Điện Biên Phủ, nói "Mày mở cửa ra". Bà Dương Hà bên trong nghe giọng điệu đó nên đã nói: "Chồng tôi đi vắng, tôi không mở". Ông chủ tịch phường nói: "Mày có thích làm luật sư nữa hay không thì bảo?" Và bà Dương Hà đã phải mở cửa cho ông chủ tịch vào.

Ông chủ tịch vào khu nhà cùng với nhiều người và không lập biên bản gì cả, lập tức họ phá tường, phá giỡ mái che trên khung sắt. Bà Cù Thị Xuân Bích, em giá ông Cù Huy Hà Vũ, gọi điện cho Công an 113. Bộ phận CA này nói rằng, đây là cưỡng chế vi phạm, nên họ không đến.

Bà Dương Hà cố nói với ông Phó chủ tịch phường Nguyễn Trọng Khanh, rằng: đây là nhà của Nhà Nước cho ông Cù Huy Cận, bộ trưởng trong chính phủ độc lập đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, người đã ký vào bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên đọc ngày 2-9-1945, người thay mặt chính phủ cách mạng tước ấn kiếm vua Bảo Đại và chứng kiến lễ thoái vị của vua Bảo Đại… Ông Nguyễn Trọng Khanh vẫn không lay chuyển, nhưng ông có nói khẽ cho gia đình được biết (lời nói được ghi kèm với hình ảnh ông trong băng ghi hình), rằng "Thủ tướng đã chỉ đạo làm công việc này".

Lý do của cách hành xử "ào ào như sôi" này thế là đã hé lộ: phải chăng là cuộc báo thù ông Cù Huy Hà Vũ theo kiện dai dẳng ông Thủ tướng nhằm chấn chỉnh lề lối hành chính khi ban hành công văn tầm cỡ quốc gia của ông Thủ tướng trong vụ khai thác Bauxite.

Dưới đây là một số hình ảnh do phóng viên không chuyên nghiệp Cù Huy Hiếu ghi lại.



 Bàn tay xây dựng đang phá hoại! Và một bóng đen canh gác.


  Đất bằng nổi sóng … và rất đông dân phòng khoanh tay không bảo vệ dân, mà bảo vệ cái gì đó…


 
 Trong mấy ông này, ai là chủ tịch và ai là phó chủ tich? Và ai là đại biểu chân chính của dân?

Nguồn

http://boxitvn.blogspot.com/2010/01/chuyen-luc-9-gio-sang-nay.html

Luật sư Vũ: Việc lục soát nhà Giáo sư Chi là trái phép

 

Ai gây chuyện với gia đình Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ?

Phạm Toàn

 

Hồi 8 giờ 30 phút sáng nay, 27 tháng 01 năm 2010, chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Điện Biên Phủ quận Ba Đình, Hà Nội,) Lê Văn Định hung hổ dẫn đầu một lực lượng gồm cả công an áo xanh, dân phòng áo đen… đến 24 Điện Biên Phủ, nhà ở của gia đình Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ, gọi là để "cưỡng chế" bức tường rào!

Ngày 15-9-2009, trong vườn nhà TS Hà Vũ có hai cây bị bão trốc rễ đè sập tường rào. Ngay sau đó để bảo vệ tính mạng và tài sản của gia đình nên vợ chồng TS Hà Vũ đã khẩn cấp xây lại phần tường rào bị sập. Vậy lẽ thường là nếu không giúp đỡ được khổ chủ thì chính quyền chí ít cũng phải động viên người dân mau chóng khắc phục hậu quả thiên tai mới phải, đằng này... Bị người nhà TS Hà Vũ phẫn nộ hỏi riết nguyên do, ông Nguyễn Trọng Khanh, phó Chủ tịch UBND phường Điện Biên cực chẳng đã phải toạc móng heo: "Chúng tôi cũng chẳng muốn làm, nhưng đây là chỉ đạo của Thủ tướng !".

À ra thế! Ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “phục thù” TS Cù Huy Hà Vũ do ngày 11 tháng 6 năm ngoái TS đã vác đơn kiện thẳng ông Thủ tướng ra Tòa do đã ra quyết định cho khai thác bauxite tại Tây Nguyên trái Hiến pháp và pháp luật, một sự kiện “vô tiền khoáng hậu” trong thế giới các quốc gia cộng sản!

Dưới đây là một số hình ảnh do phóng viên không chuyên nhưng sinh viên Luật xịn ở Australia Cù Huy Xuân Hiếu, con trai thứ của vợ chồng TS Luật Cù Huy Hà Vũ và Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, ghi lại. Được biết TS Cù Huy Hà Vũ và em gái là Cù Thị Xuân Bích ngay khi xảy ra sự cố đã “tốc” thẳng tới nơi làm việc của Tổng Bí thư Đảng Nông Đức Mạnh và Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết để trực tiếp đâm đơn tố cáo đòi nghiêm trị theo pháp luật hành vi “phục thù” bất chấp pháp luật được thực hiện bởi chính quyền phường Điện Biên.

 

 


 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------------------------------------------------

Hà Nội ngày 27/01/2010

ĐƠN TỐ CÁO KHẨN CẤP

V/V CHÍNH QUYỀN PHƯỜNG ĐIỆN BIÊN ĐẬP PHÁ TRÁI PHÁP LUẬT TƯỜNG RÀO NHÀ CỦA CỐ NHÀ THƠ XUÂN DIỆU VÀ

CỐ NHÀ THƠ HUY CẬN TẠI 24 ĐIỆN BIÊN PHỦ - HÀ NỘI

Kính gửi: Chủ tịch Nước CHXHCNVN Nguyễn Minh Triết

Chúng tôi là Cù Huy Hà Vũ và Cù Thị Xuân Bích, con Nhà thơ Huy Cận và cháu ruột Nhà thơ Xuân Diệu, xin gửi tới Chủ tịch lời chào trân trọng và bằng Đơn này tố cáo với Chủ tịch về việc chính quyền phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội đập phá trái pháp luật tường rào nhà chúng tôi và cũng là nhà của Cố Nhà thơ Xuân Diệu và Cố Nhà thơ Huy Cận tại 24 Điện Biên Phủ, Hà Nội như sau:

Vào hồi 23 giờ ngày 15/9/2009, mưa to gió lớn đã làm đổ một cây gió và một cây đùng đình trồng trong sân vườn nhà chúng tôi và hai cây này đã đè sập tường rào nhà chúng tôi và gia đình chúng tôi đã phải nhanh chóng xây lại tường rào (ảnh đính kèm) để không những bảo vệ tài sản và tính mạng của gia đình chúng tôi mà còn bảo vệ di sản văn hoá của Cố Nhà thơ Xuân Diệu và Cố Nhà thơ Huy Cận là hai danh nhân văn hoá được Đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam tôn vinh bằng Giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt I).

Vậy mà Chủ tịch UBND phường Điện Biên phối hợp với Công an phường Điện Biên cho người đập phá tường rào của nhà chúng tôi vào sáng nay, 27/01/2010 (đính kèm Thông báo của UBND phường Điện Biên nhét vào cửa nhà chúng tôi chiều hôm qua), phớt lờ cảnh báo bằng văn bản của chúng tôi ngày 31/12/2010 là nếu họ đập phá tường rào nhà chúng tôi thì họ sẽ phạm “Tội huỷ hoại tài sản có tổ chức, gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Điểm a và Điểm c Khoản 2 Điều 143 Bộ Luật Hình sự của Nước CHXHCN Việt Nam chúng tôi sẽ trực tiếp yêu cầu Chủ tịch Nước nghiêm trị hành vi chà đạp Nhà nước pháp quyền, hại dân, vô văn hoá, phá hoại nỗ lực “ổn định chính trị” của Đảng và Nhà nước của chính quyền phường Điện Biên (văn bản đính kèm).

Kết luận lại:

  1. Xây lại tường rào nhà mình bị thiên tai làm đổ là quyền bất khả xâm phạm của công dân nhằm bảo vệ tính mạng và tài sản của gia đình mình và vì vậy hành vi của chính quyền phường Điện đập phá tường rào nhà chúng tôi là hành vi cố tình hủy hoại tài sản của công dân và bất nhân;

  1. Bằng hành vi cố tình hủy hoại tài sản của công dân và bất nhân nói trên, chính quyền phường Điện Biên đã cố tình bôi nhọ lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “cán bộ là đày tớ trung thành của nhân dân” và cuộc vận động rầm rộ “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do chính Đảng phát động, phủ định sạch trơn “Chính quyền của Dân, do Dân, vì Dân” và Nhà nước Pháp quyền do chính Đảng cất công xây dựng;

Để giữ uy tín cho Đảng và Nhà nước cũng như để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chúng tôi, những người giữ gìn di sản văn hóa của Cố Nhà thơ Xuân Diệu và Cố Nhà thơ Huy Cận, chúng tôi trân trọng đề nghị Chủ tịch yêu cầu các cơ quan bảo vệ pháp luật chấm dứt ngay lập tức hành vi đập phá tường rào nhà chúng tôi của chính quyền phường Điện Biên và khởi tố những người thực hiện hành vi này về “Tội huỷ hoại tài sản có tổ chức, gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Điểm a và Điểm c Khoản 2 Điều 143 Bộ Luật Hình sự của Nước CHXHCN Việt Nam.  

Chúng tôi chân thành cảm ơn và đợi hồi âm của Chủ tịch Nước,

NGƯỜI TỐ CÁO

CÙ HUY HÀ VŨ                                           CÙ THỊ XUÂN BÍCH

ĐT: 0904350187


.

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------------------------------------------------

Hà Nội ngày 27/01/2010

ĐƠN TỐ CÁO KHẨN CẤP

V/V CHÍNH QUYỀN PHƯỜNG ĐIỆN BIÊN ĐẬP PHÁ TRÁI PHÁP LUẬT TƯỜNG RÀO NHÀ CỦA CỐ NHÀ THƠ XUÂN DIỆU VÀ

CỐ NHÀ THƠ HUY CẬN TẠI 24 ĐIỆN BIÊN PHỦ - HÀ NỘI

Kính gửi: Tổng bí thư Đảng CSVN Nông Đức Mạnh

Chúng tôi là Cù Huy Hà Vũ và Cù Thị Xuân Bích, con Nhà thơ Huy Cận và cháu ruột Nhà thơ Xuân Diệu, xin gửi tới Tổng Bí thư lời chào trân trọng và bằng Đơn này tố cáo với Tổng Bí thư về việc Chính quyền phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội đập phá trái pháp luật tường rào nhà chúng tôi và cũng là nhà của Cố Nhà thơ Xuân Diệu và Cố Nhà thơ Huy Cận tại 24 Điện Biên Phủ, Hà Nội như sau:

Vào hồi 23 giờ ngày 15/9/2009, mưa to gió lớn đã làm đổ một cây gió và một cây đùng đình trồng trong sân vườn nhà chúng tôi và hai cây này đã đè sập tường rào nhà chúng tôi và gia đình chúng tôi đã phải nhanh chóng xây lại tường rào (ảnh đính kèm) để không những bảo vệ tài sản và tính mạng của gia đình chúng tôi mà còn bảo vệ di sản văn hoá của Cố Nhà thơ Xuân Diệu và Cố Nhà thơ Huy Cận là hai danh nhân văn hoá được Đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam tôn vinh bằng Giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt I).

Vậy mà Chủ tịch UBND phường Điện Biên phối hợp với Công an phường Điện Biên cho người đập phá tường rào của nhà chúng tôi vào sáng nay, 27/01/2010 (đính kèm Thông báo của UBND phường Điện Biên nhét vào cửa nhà chúng tôi chiều hôm qua), phớt lờ cảnh báo bằng văn bản của chúng tôi ngày 31/12/2010 là nếu họ đập phá tường rào nhà chúng tôi thì họ sẽ phạm “Tội huỷ hoại tài sản có tổ chức, gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Điểm a và Điểm c Khoản 2 Điều 143 Bộ Luật Hình sự của Nước CHXHCN Việt Nam chúng tôi sẽ trực tiếp yêu cầu Tổng Bí thư nghiêm trị hành vi chà đạp Nhà nước pháp quyền, hại dân, vô văn hoá, phá hoại nỗ lực “ổn định chính trị” của Đảng và Nhà nước của chính quyền phường Điện Biên (văn bản đính kèm).

Kết luận lại:

  1. Xây lại tường rào nhà mình bị thiên tai làm đổ là quyền bất khả xâm phạm của công dân nhằm bảo vệ tính mạng và tài sản của gia đình mình và vì vậy hành vi của chính quyền phường Điện đập phá tường rào nhà chúng tôi là hành vi cố tình hủy hoại tài sản của công dân và bất nhân;

  1. Bằng hành vi cố tình hủy hoại tài sản của công dân và bất nhân nói trên, chính quyền phường Điện Biên đã cố tình bôi nhọ lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “cán bộ là đày tớ trung thành của nhân dân” và cuộc vận động rầm rộ “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do chính Đảng phát động, phủ định sạch trơn “Chính quyền của Dân, do Dân, vì Dân” và Nhà nước Pháp quyền do chính Đảng cất công xây dựng;

Để giữ uy tín cho Đảng và Nhà nước cũng như để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chúng tôi, những người giữ gìn di sản văn hóa của Cố Nhà thơ Xuân Diệu và Cố Nhà thơ Huy Cận, chúng tôi trân trọng đề nghị Tổng Bí thư yêu cầu các cơ quan bảo vệ pháp luật chấm dứt ngay lập tức hành vi đập phá tường rào nhà chúng tôi của chính quyền phường Điện Biên và khởi tố những người thực hiện hành vi này về “Tội huỷ hoại tài sản có tổ chức, gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Điểm a và Điểm c Khoản 2 Điều 143 Bộ Luật Hình sự của Nước CHXHCN Việt Nam.  

Chúng tôi chân thành cảm ơn và đợi hồi âm của Tổng Bí thư,

NGƯỜI TỐ CÁO

CÙ HUY HÀ VŨ                                           CÙ THỊ XUÂN BÍCH

ĐT: 0904350187

Nguồn: Vietinfo

Thứ Ba, 26 tháng 1, 2010

ĐHY PHẠM MINH MẪN TRẢ LỜI PHÓNG VIÊN JEROME BORUSZEWSKI (BÁO LA CROIX)




1. Ngài có thể nói gì về mối quan hệ giữa Giáo Hội ở miền Nam Việt Nam và Chính quyền Việt Nam?

Về mối quan hệ với Nhà Nước, nhờ bài học lịch sử thế giới dạy cho biết lối mòn cũ là thái độ và hành vi đối đầu với dây chuyền những hậu quả đau thương tạo nên nền văn hoá sự chết cho mọi dân tộc, tôi cố gắng đi theo con đường mới Công đồng Vatican II đã mở ra, là đối thoại và hợp tác với mọi tổ chức văn hoá và tôn giáo, kinh tế và chính trị trong cộng đồng xã hội, trên cơ sở sự thật và công ích. Cả hai vị Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Bênêđitô XVI đều nhắc lại con đường này cho các Giám mục Việt Nam trong những lần đi Ad Limina trong thập niên đầu của thiên niên kỷ thứ ba.

2. Ngài thấy tương lai của cộng đồng Công Giáo ở Việt Nam sẽ như thế nào? Điều gì làm ngài vững tin? Điều gì làm ngài lo âu?

Điều làm cho tôi vững tin vào tương lai của cộng đồng công giáo tại Việt Nam, là niềm tin Kitô giáo, niềm tin vào Lời Cứu Độ, là Đường dẫn đến Chân Lý tròn đầy, Tình Thương vô biên và Sự Sống dồi dào. Lời được ghi lại trong Sách Thánh, Lời đâm rễ vào trong đời sống Giáo Hội, Lời như hạt giống được gieo vào nền văn hoá của các dân tộc. Lịch sử loài người xác minh chỉ có Lời của Chúa Tạo Thành và Cứu Độ tồn tại qua những đổi thay và thăng trầm trong lịch sử, còn mọi sự khác trong trời đất qua đi, cả các nền văn minh, các chế độ xã hội, những gì do trí khôn hữu hạn của con người nghĩ ra, tạo ra.

Điều làm cho tôi lo âu là: niềm tin đó, đặc biệt ở nơi người trẻ, nếu không có điều kiện thắp sáng bằng cách mở rộng và nâng cao kiến thức đức tin, không được nuôi dưỡng bằng Lời ban sức sống mới, dần dần sẽ phai mờ và suy yếu, méo mó và lệch lạc.

3. Có nhiều vụ tranh chấp đất đai giữa Giáo Hội và Nhà Nước. Tại sao những vụ này mỗi ngày một tăng thêm?

Cơ chế pháp luật Việt Nam sau năm 1975 đã xoá quyền tư hữu của người dân. Tôi không rõ những người làm điều đó có ý gì, xây dựng một xã hội gọi là tiến bộ và công bằng hơn?... Nhưng thực tế cho thấy điều đó mở đường cho nhiều lạm dụng, bất công và bất ổn ngày càng lan rộng trong xã hội. Nguyên nhân? Có lẽ có nhiều. Tôi thấy có một nguyên nhân chính, đó là đi ngược chiều với truyền thống văn hoá cùng những giá trị đạo đức của dân tộc. Nền văn hoá cùng những giá trị đó từ ngàn xưa được xây trên tình nghĩa đồng bào tôn trọng lẫn nhau, tương thân tương trợ lẫn nhau, chứ không phải trên hệ thống quyền lực cùng bạo lực loại trừ đồng bào đồng loại. Lịch sử cho thấy công cuộc phát triển một xã hội tự do và dân chủ, bình đẳng và công bằng, văn minh và khoa học, mà thiếu tình nghĩa đồng bào, thiếu tình huynh đệ đại đồng, luôn để lại nhiều vấn đề nan giải, cản trở sự phát triển toàn diện của con người và đất nước.

4. Ngài có đối thoại với chính quyền về những vấn đế nóng bỏng đó không? Nếu có, ngài nghĩ gì về cuộc đối thoại này?

Về vấn đề đất đai, trước tình hình bất công và bất ổn kéo dài rộng khắp, từ trong hệ thống Nhà Nước, cũng như từ phía các Giám mục Việt Nam, đều có đề nghị sửa đổi luật lệ. Cá nhân tôi cũng có gợi ý xem lại luật lệ và đối chiếu với truyền thống văn hoá dân tộc, với hệ thống thế giới toàn cầu hoá hôm nay. Hiện nay, chưa thấy kết quả cụ thể. Lý do chính có lẽ là chưa có sự thống nhất trong hệ thống Nhà Nước. Đức Hồng Y Glemp, giáo chủ Ba Lan, dựa vào lời khuyên của Thánh Phaolô và kinh nghiệm bản thân, có lời nhắc nhở là hãy kiên nhẫn và cầu nguyện. Có lẽ dựa vào lịch sử cứu độ, ông tin rằng việc đổi mới tâm trí con người và liên kết mọi người nên một là công trình của Chúa Thánh Thần, và con người cần cộng tác với tác nhân chính.

5. Ngài có thể nói gì về sự hỗ trợ mà ngài nhận được từ Vatican trong những tranh chấp này?

Vatican nhắc nhở chúng tôi trung thành với đường lối của Chúa và giáo huấn của Giáo Hội, tránh chạy theo lối mòn cũ, đừng để phe hữu phái tả lôi cuốn đi sai lệch con đường cứu độ của Chúa.

6. Các thành viên Dòng Chúa Cứu Thế của giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở TP.HCM đã nói về vụ việc Bauxite trên Internet. Chánh văn phòng của Toà Tổng Giám Mục Giáo phận Hà Nội đã nói về vụ việc Đồng Chiêm rằng “chúng ta hãy cầu nguyện cho đất nước được thực sự công bằng, dân chủ và văn minh.” Chả lẽ ngài không nghĩ rằng người Công Giáo đã trở thành thành phần đối lập chính trị khi họ bình luận công khai như thế về những vấn đề nhạy cảm và khi họ nói công khai về dân chủ trong một đất nước cộng sản?

Tôi nghĩ rằng mọi người trong trường hợp như câu hỏi đã nêu, đều bị chính quyền coi là chống đối Nhà Nước, còn chính họ thì coi mình là công dân có tự do và trách nhiệm vừa đấu tranh cho quyền làm người, vừa góp phần xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh hơn...Có một thời, người công giáo đã được dạy làm công dân như vậy. Tấm gương đấu tranh dưới hình thức cường lực và bạo lực của chính quyền hiện nay cũng là bài học cho gia đình và các tổ chức xã hội noi theo.

Ngày nay, giáo huấn của Giáo Hội, đặc biệt qua Đức Bênêđitô XVI, dạy người công giáo trước tiên hãy trở nên người công giáo tốt. Khi là công giáo tốt thì tất nhiên là công dân tốt trong thế giới hôm nay. Như thế, người công giáo cần quên đi bài học cũ, và học cùng hành bài học mới này.

Giới hữu trách đạo và đời, với thiện chí hợp tác xây dựng và phát triển đất nước, đều có trách nhiệm liên đới tạo điều kiện cho mọi công dân học và hành bài học mới này. Một điều kiện tối cần là liên kết gia đình, nhà trường cùng các tổ chức trong xã hội chung sức giáo dục con người trong xã hội hôm nay sống tốt đạo làm người, con người sẽ là công dân tốt trong xã hội ngày mai. Một điều kiện tối cần khác là hệ thống giáo dục trong đất nước không phải chỉ lo truyền đạt kiến thức khoa học kỹ thuật, song trước tiên là truyền đạt vừa kiến thức vừa kỹ năng sống đạo làm người cho thế hệ hôm nay và ngày mai. Và điều kiện tiên quyết là giới hữu trách cần xác định rõ nội dung cùng định hướng của môn học sống đạo làm người, và cần được mọi người thống nhất. Chu toàn nhiệm vụ giáo dục này, đất nước này sẽ xây thêm nhiều nhà trường đồng thời giảm đi con số nhà tù hay trại cải tạo.

Tôi cầu mong người tin theo Chúa, trong mọi hoàn cảnh, kiên vững bước theo Chúa là Đường dẫn đến sự sống dồi dào, theo giáo huấn của Giáo Hội là ánh sáng của chân lý và tình thương. Chân lý và tình thương cứu độ của Chúa, khi được con người đón nhận, sẽ trở thành định hướng và động lực cho sự phát triển toàn diện con người và đất nước. Toàn diện có nghĩa là về mọi phương diện, văn hoá và xã hội, kinh tế và chính trị, thể xác và tinh thần, tâm trí và lòng đạo...

Tôi cầu mong cho mọi người công giáo, trong cầu nguyện cũng như trong hành động, luôn tìm và thi hành ý Chúa. Giáo huấn của Giáo Hội diễn tả ý Chúa mong muốn là mọi người, cả những nạn nhân của bạo lực, thành viên của phe hữu phái tả, bước đi trong ánh sáng chân lý và tình thương, không phải để trở nên tiến bộ hay hợp thời, nhưng để được phát triển toàn diện, để nhân phẩm được toả sáng và được nhìn nhận cùng tôn trọng, để trở nên chứng nhân Tin Mừng cứu độ của Chúa trong thế giới hôm nay.

7. Đức Ông Barnabê Nguyễn Văn Phương đã nói rằng “những người làm việc với ĐTC cố gắng theo dõi báo chí và lấy tin tức từ Internet để biết được tình hình ở Việt Nam. Nhưng về thông tin, sự vắng bóng đại diện Vatican ở Việt Nam quả là một ‘lỗ hổng’.” Ngài có đồng ý như thế không? Cụ thể là, sự tái lập bang giao giữa Vatican và Việt Nam có thể mang lại những gì cho cộng đồng Công giáo Việt Nam?

Chức năng truyền thông xã hội là giúp mọi người tiếp cận với sự thật tròn đầy, sự thật phản ảnh thực tại cách trung thực. Thực tế cho thấy phương tiện truyền thông thường truyền cho xã hội một nửa sự thật, sự thật một chiều, hoặc sự thật bị cắt xén, bị bóp méo, sao cho có lợi cho người thông tin, cho việc tuyên truyền. Do đó việc đối thoại cùng hợp tác trên cơ sở sự thật và công ích, đòi hỏi các đối tác phải thường xuyên có mặt tại chỗ để lắng nghe từ nhiều phía, để theo dõi diễn biến ở nhiều mặt, để hiểu được lối nói và cách làm tại chỗ có ý nghĩa gì đối với sự thật và công ích. Như thế, sự hiện diện của đại diện Vatican tại Việt Nam sẽ giúp cho Vatican thi hành cách có hiệu quả hơn nhiệm vụ đồng hành với cộng đồng công giáo tại Việt Nam trên con đường đối thoại và hợp tác phát triển toàn diện con người cùng đất nước Việt Nam.

8. Ngài có muốn ĐTC Bênêđictô XVI viếng thăm Việt Nam không? Một cuộc viếng thăm như thế có thể mang lại những đổi thay nào cho Giáo Hội Công Giáo và cho người Công Giáo Việt Nam?

Sau khi Đức Giáo Hoàng viếng thăm Trung Đông, nhiều người mong Ngài đến viếng thăm Việt Nam, để đem lại hoà khí cho vùng đất này, để thắp sáng lên niềm hy vọng cho nhiều người.

Ngày 24.1.2010

Gioan B. Phạm Minh Mẫn
Hồng Y Tổng Giám mục

Nguồn: WGPSG