Thứ Ba, 28 tháng 7, 2009

Cuộc biểu tình hôm Chúa Nhật của giáo phận Vinh gây tiếng vang rộng rãi trên thế giới

Tin tức về cuộc biểu tình hôm Chúa Nhật của giáo phận Vinh đã nhanh chóng thu hút sự chú ý rộng rãi của giới truyền thông trên toàn thế giới.

Tại Anh, Ekklesia trích đăng bản tin của Independent Catholic News với tựa thật lớn: "Half a million Catholics denounce the brutal regime of Communists in Vietnam" - Nửa triệu người Công Giáo tố cáo chế độ bạo tàn của cộng sản.

Tại Hoa Kỳ hệ thống truyền thông Catholic Network chạy hàng tít: "They Beat our Priests in Vietnam" - Họ Đánh các linh mục chúng ta tại Việt Nam. Chữ Beat (Đánh) được viết Hoa mô tả sự kinh ngạc và phẫn uất tột độ của người Công Giáo Hoa Kỳ.

Người Mỹ đặc biệt nhạy cảm với vụ giáo xứ Tam Tòa vì nhà thờ này bị trúng bom Mỹ. Các cơ quan Hoa Kỳ liên tục tiếp cận với các nguồn tin từ Việt Nam để xem có thể giúp đỡ gì không. Trong khi đó, Catholic Network bày tỏ sự phẫn nộ với việc một nhà thờ Công Giáo lại bị tịch thu để làm thành “đài tưởng niệm Tội Ác Đế Quốc Mỹ” 

Trong khi đó, nhật báo tài chính hàng đầu của Mỹ là tờ The Wall Stret Journal chạy hàng tít lớn - Breaking news: Hundreds of thousands Catholics to protest over brutal police beatings and arrests - Hàng trăm ngàn người Công Giáo biểu tình chống lại sự đánh đập và những vụ bắt bớ tàn bạo của cảnh sát.

Nguyên văn bài báo trên tờ The Wall Stret Journal như sau:

Hôm 26/7/2009, trong một biến cố chưa từng có tại Việt Nam, giáo phận Vinh đã tổ chức những cuộc tuần hành chống lại việc công an Việt Nam đánh đập dã man và bắt đi các giáo dân giáo xứ Tam Tòa. Giáo xứ Tam Tòa đã bị bom làm sập trong chiến tranh Việt Nam. Sau chiến tranh, nhà cầm quyền lại tịch thu nhà thờ để làm đài tưởng niệm Tội Ác Đế Quốc Mỹ. 

Gần đây, các tín hữu đã làm một bàn thờ tạm để cử hành thánh lễ. Trong cuộc tấn công bạo lực của công an, nhiều người đã bị đánh đập dã man bằng gậy gộc và roi điện. Nhiều người đã bị bắt đi trong đó có 7 người vẫn còn bị giam cầm và sắp sửa bị kết án về các tội danh "phản cách mạng".

Con số giáo dân tham gia biểu tình lên đến hàng trăm ngàn người dưới sự hướng dẫn của 170 linh mục và 420 nữ tu. Đụng độ giữa giáo dân và công an Việt Nam đã được ghi nhận trong đó có 2 linh mục bị thương nghiêm trọng.

Các cuộc biểu tình và cầu nguyện đang lan rộng tại Việt Nam nơi các thành phố lớn để ủng hộ cho giáo xứ Tam Tòa.

Nguồn: Vietcatholic

Không thể xây dựng một xã hội hài hòa trên nền tảng của căm thù (dù đó là chứng tích chiến tranh). Bạo lực và căm thù chỉ đưa đến chết chóc và đổ vỡ. Hãy dựng nhà thờ, chùa chiền, bệnh viện, trường học... Đừng lập bia căm thù.

BÀI GIẢNG TẠI ĐỀN ĐỨC MẸ HẰNG CỨU GIÚP SÀI GÒN TRONG LỄ CẦU NGUYỆN CHO HỘI THÁNH TẠI TAM TOÀ NGÀY 27/7/2009


Kính thưa cộng đoàn,

Chúng ta hiệp thông với Hội Thánh của Chúa Kitô tại Giáo phận Vinh và nhất là tại Giáo xứ Tam Toà – Quảng Bình, mà sống nỗi ưu tư của dân tộc mình. Và như anh chị em đã thấy trong phần trước thánh lễ, Cha Uy đã cho chúng ta một cái nhìn chung chung về những gì đã diễn ra, đang diễn ra, và nhất là về tâm tình hiệp thông của Hội Thánh Chúa, cách riêng là của Hội Thánh Chúa tại Vinh, với anh chị em giáo xứ Tam Toà, để tha thiết dâng lên Thiên Chúa lời cầu nguyện. Lời cầu nguyện không chỉ là xin Chúa xoa dịu những nỗi đau, những cảnh bất công đang xảy ra, mà còn xa hơn nữa, là lời cầu nguyện để xin cho tình yêu, xin cho hoà bình, xin cho sự thật, xin cho công lý, được nở hoa trên quê hương đất nước chúng ta.

Có thể có rất nhiều điều để nói về những tâm tình của chúng ta trong những ngày cầu nguyện đặc biệt này. Có thể có rất nhiều điều để nói về những tâm tình cách riêng là của những anh chị em tín hữu của Chúa Kitô tại Vinh trong những ngày này. Nhưng trong bài chia sẻ này, tôi chỉ xin mời cộng đoàn suy nghĩ hai điểm.

Chúng ta hiệp thông với Gíao phận Vinh trong tâm tình nào, trong xác tín nào? Chúng ta chia sẻ nỗi ưu tư gì của Hội Thánh của Chúa Kitô với dân tộc mình tại Vinh, tại Tam Toà, tại Quảng Bình bây giờ, kính thưa anh chị em?

Chiến tranh trên đất nước chúng ta đã kết thúc lâu lắm rồi. Rất nhiều người trong số các bạn trẻ đang ngồi đây sinh ra sau khi chiến tranh đã kết thúc. Nhưng mà ngay cả những bạn trẻ ấy chắc cũng đã không ít lần kinh nghiệm về sự tàn ác và sự không thể chấp nhận được của chiến tranh. Quả thực, chiến tranh là tàn ác và không thể chấp nhận.

Nhưng sau mấy chục năm kể từ khi chiến tranh kết thúc, ngày nay, chúng ta lại thấm thía một kinh nghiệm khác, kinh nghiệm rằng: khi một quốc gia phải tái thiết sau chiến tranh, thì lúc đó, những cuồng vọng và khí lực của chiến tranh trở nên bất lực. Phải có một sức mạnh mới. Và đó chính là sức mạnh của tình yêu, sức mạnh của sự hiểu biết và của lòng trắc ẩn đối với con người. Đó là sức mạnh của sự vị tha và sự hợp tác. Đó là động lực sáng tạo của một ý chí muốn sống và muốn kiến thiết, của một ý chí muốn tha thứ và muốn hoà giải. Sử dụng những cuồng vọng của chiến tranh để xây dựng đất nước? Thất bại. Sử dụng những khí lực chiến tranh để xây dựng đất nước? Thất bại. Chỉ có một con đường thôi: con đường của tình yêu mến, của sự tha thứ, của sự nâng niu sự sống.

Nhà thờ vốn là nơi phục vụ tình yêu thương, hoà giải và sự hồi sinh. Biến nhà thờ thành một tượng đài của lòng thù hận, là một tội ác, là một sự xúc phạm lớn lao đối với niềm tin tôn giáo của chúng ta. Có thể lưu giữ nơi nhà thờ Tam Toà những di tích nhắc nhở chúng ta về tính chất tàn ác không thể chấp nhận được của chiến tranh. Nhưng nếu chỉ như thế thôi, thì không thể chấp nhận. Sứ điệp quan trọng hơn, và cũng là sứ điệp chính yếu, mà nhà thờ Tam Toà đem lại cho chúng ta và cho thế hệ tương lai, phải là sứ điệp của tình yêu, của sự hoà giải và của sự phục sinh, chứ không phải sứ điệp của lòng hận thù.

Những sự kiện bi đát đang diễn ra tại Tam Toà, cho thấy: khi người ta chỉ nhấn mạnh lòng thù hận, thì không thể có hoà bình đích thực. Nhấn mạnh lòng thù hận kẻ khác, thường khi, là đang tra tay xây dựng nền văn minh sự chết. Chúng ta đã sống quá lâu trong một bầu khí xã hội đề cao lòng căm thù. Và một di chứng nặng nề của đường lối xây dựng xã hội dựa trên lòng căm thù ấy, chính là sự xuống cấp trầm trọng của đạo đức trong xã hội. Con người Việt Nam vốn hiền hoà thuận thảo, nay phải đối diện, rất thường khi, với một tình trạng bạo lực kinh khủng từ ngay trong gia đình, huống nữa là trong tương quan xã hội. Tại sao vậy? Sự quá nhấn mạnh lòng căm thù, thậm chí đến độ trong một thời gian dài, lòng căm thù giai cấp đã trở thành một thước đo để người ta đánh giá nhau, đã đẩy chúng ta đến những bi kịch bạo lực như chúng ta đang phải thường xuyên chứng kiến trong xã hội chúng ta. Cần phải chấm dứt việc lấy lòng căm thù làm tiêu chuẩn và nền tảng xây dựng xã hội. Đã quá dài rồi khoảng thời gian mà trong đó, chúng ta đề cao bạo lực.

Vì thế, hơn lúc nào hết, ngày nay, việc đề cao Tin Mừng về lòng yêu thương, sự hoà giải và sự hồi sinh, là một trong những đòi hỏi khẩn thiết của xã hội chúng ta và của sứ vụ loan báo Tin Mừng của Hội Thánh. Thế mà, ngay trong hoàn cảnh cấp thiết này, người ta vẫn muốn biến nhà thờ, là nơi phục vụ tình yêu thương, hoà giải và hồi sinh, thành tượng đài của lòng căm thù.

Anh chị em tín hữu Giáo phận Vinh, trong ý thức về tính cách khẩn thiết của sứ mạng loan báo Tin Mừng tình thương, của sứ mạng xây dựng nền văn minh tình thương, của sứ mạng làm chứng cho sức mạnh của tình yêu cứu độ, đã muốn có một ngôi nhà thờ mới được xây trên nền của ngôi nhà thờ cũ, mà không xoá bỏ di tích nhắc nhở tính cách tàn ác của chiến tranh. Đó là ước muốn công bố một sứ điệp toàn diện về hoà bình, nhấn mạnh tính cách tích cực của tình yêu thương mà vẫn không quên tính cách tàn ác của chiến tranh và bạo lực. Nếu không ý thức về điều này, chúng ta có thể bị lừa. Báo chí mấy ngày nay nói đến chuyện như thể người ta muốn xoá đi cái di tích của chiến tranh. Thậm chí có kẻ nói rằng mấy giáo dân ở Giáo phận Vinh muốn mọi người quên đi tội ác của đế quốc Mỹ. Nói như thế là bất công đối với anh chị em. Đối với anh chị em ở Giáo phận Vinh, cái quan trọng là một sứ điệp về tình yêu mến, một sứ điệp về sự hoà giải, một sứ điệp về sự phục sinh cần phải được công bố trên nền của ngôi nhà thờ ấy.

Như thế là đang có hai ước muốn và chọn lựa trái ngược nhau tại Tam Toà: ước muốn đề cao lòng hận thù và ước muốn truyền tải cho hậu thế một sứ điệp của tình yêu thương và khát vọng hồi sinh. Và có lẽ sự đối nghịch của hai ước muốn đó đã là một trong những nguyên nhân chính gây nên những thảm cảnh đau thương cho anh chị em tín hữu tại Tam Toà.

Chúa Giêsu đã chịu chết để thực hiện Tin Mừng của tình thương yêu, tha thứ và phục sinh. Anh chị em tín hữu tại Tam Toà đang được tham dự đặc biệt vào công trình đó của Chúa. Và những lời Chúa Giêsu nói trong bài tin mừng mà chúng ta vừa nghe, cũng là những lời nói với và nói cho anh chị em tín hữu Giáo phận Vinh hôm nay: “Nếu thế gian ghét anh em, anh em hãy biết rằng nó đã ghét Thầy trước.Giả như anh em thuộc về thế gian, thì thế gian đã yêu thích cái gì là của nó. Nhưng vì anh em không thuộc về thế gian và Thầy đã chọn, đã tách anh em khỏi thế gian, nên thế gian ghét anh em. Hãy nhớ lời Thầy đã nói với anh em: tôi tớ không lớn hơn chủ nhà. Nếu họ đã bắt bớ Thầy, họ cũng sẽ bắt bớ anh em. Nếu họ đã tuân giữ lời Thầy, họ cũng sẽ tuân giữ lời anh em.Nhưng họ sẽ làm tất cả những điều ấy chống lại anh em, vì anh em mang danh Thầy, bởi họ không biết Đấng đã sai Thầy.”

Hiệp thông với nhiều nơi và với nhau cầu nguyện cho giáo xứ Tam Toà hôm nay, là chúng ta cầu nguyện cho ước vọng cao cả và tốt đẹp về tình yêu mến được trở thành hiện thực. Đó là một trong những điểm nhấn chính yếu của các cuộc cầu nguyện được tổ chức trong những ngày này. Xin cho chính quyền Tỉnh Quảng Bình nói riêng và của cả Nước nói chung, biết tôn trọng ước nguyện tốt lành đó của tất cả chúng ta.

Cầu nguyện cho giáo xứ Tam Toà hôm nay, cũng chính là chúng ta đang khẳng định lập trường về một đường hướng xây dựng xã hội. Trong tư thế là Hội Thánh của Chúa Kitô đi giữa lòng dân tộc mình, mang lấy khát vọng của dân tộc mình, chúng ta muốn bày tỏ một lập trường, muốn chọn lựa một lập trường về đường hướng xây dựng xã hội, dựa trên tình yêu, đề cao sự sống và sự hoà giải. Sẽ không thể có hoà bình và sự thịnh vượng đích thực, nếu chúng ta chỉ nhấn mạnh lòng căm thù. Cho nên, cầu nguyện cho Tam Toà hôm nay cũng là một cách thức để chúng ta bày tỏ chọn lựa đó của chúng ta. Chúng ta chọn lựa một đường hướng xây dựng xã hội nhấn mạnh trên tình yêu, trên sự tha thứ, trên sự hội sinh, trên sự sống, chứ không phải là trên lòng hận thù.

Đó là điểm thứ nhất mà tôi muốn mời cộng đoàn suy niệm trong thánh lễ hiệp thông cầu nguyện cho Tam Toà hôm nay.

Điểm thứ hai có liên quan trực tiếp hơn với những gì đang diễn ra tại Tam Toà. Bằng việc tập trung trong những buổi cầu nguyện như thế này, chúng ta muốn truyền đi một sứ điệp: chúng ta không thể chấp nhận việc tiếp tục sử dụng bạo lực và những thủ đoạn bất nhân để đàn áp mọi sự khác biệt ý kiến trong xã hội.

Có một kiểu chuyên chế tuy đã phần nào lui về quá khứ xét theo danh nghĩa, nhưng vẫn còn rơi rớt trong thực tế, và nhất là vẫn còn để lại những di chứng nặng nề trong đời sống xã hội chúng ta. Trong số những di chứng ấy, có nạn độc đoán, nạn ém nhẹm hoặc bóp méo sự thật, nạn đàn áp mọi sự khác biệt ý kiến bằng những thủ đoạn bất nhân và tàn độc. Những di chứng ấy, cộng thêm tệ nạn tham nhũng và thói tự tư tự lợi, đã khiến cho xã hội chúng ta xuống cấp trầm trọng. Trong những gì liên quan đến tôn giáo, nhất là liên quan đến Kitô giáo, những di chứng ấy lại càng thêm nặng nề do thái độ nghi kỵ đầy thành kiến đối với Hội Thánh và các Kitô hữu.

Trong một thời gian khá dài, và có trường hợp còn đang trong hiện tại, có những người đã miệt mài trong việc làm cho thái độ nghi kỵ đầy thành kiến ấy càng ngày càng trầm trọng. Mới chưa đầy một năm trước đây, cả một hệ thống truyền thông đã toa rập với vài người có quyền lực trong chính quyền thành phố Hà Nội để đánh hội đồng Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, khi họ gian xảo cắt xén lời phát biểu của ngài để gây nên một cơn lên đồng tập thể của nhiều thành phần dân chúng, hòng tạo ra sự hận thù giữa các thành phần xã hội. Biết bao bài báo và chương trình phát thanh, truyền hình, đã không ngần ngại mạ lỵ và vu khống các linh mục, tu sĩ và giáo dân Thái Hà suốt một thời gian dài. Không ai có thể chắc chắn rằng những cách làm bất minh đó không tái diễn trong sự kiện Tam Toà hiện nay.

Trái lại, như những gì vừa diễn ra tại Đồng Hới sáng nay (với 2 linh mục bị những người được trang bị dùi cui đả thương giữa thanh thiên bạch nhật, phải đưa vào trạm y tế chữa trị), chúng ta biết rằng người ta chẳng ngại áp dụng các biện pháp đầy chất bạo lực và gây thù hận, để cư xử với những tín hữu Công Giáo.

Thực ra, hành xử như thế cũng chẳng khác gì việc tấn công người khác bằng một thanh sắt nóng bỏng: một khi cầm miếng kim loại nóng bỏng kia lên, bàn tay của anh chắc chắn sẽ bị thiêu huỷ ngay trong chính lúc anh thiêu huỷ người khác. Thù ghét chính là hạt giống sự chết trong con tim tôi, vì nó tìm kiếm sự chết cho người khác. Tình yêu là hạt giống sự sống trong con tim tôi, vì nó tìm kiếm sự thiện cho người khác.

Chúng ta hiệp thông với anh chị em tại Giáo phận Vinh để nói rằng chúng ta không thể chấp nhận việc người ta tiếp tục sử dụng bạo lực và những thủ đoạn bất nhân để đàn áp mọi sự khác biệt ý kiến về việc xây dựng xã hội.

Một đàng, chúng ta biết rằng có lẽ những lời thánh Phaolô viết cho anh em tín hữu tại Côrintô mà chúng ta vừa nghe trong bài thánh thư, cũng là lời được anh chị em tại Vinh nói với chúng ta và cho chúng ta: “Nhưng kho tàng Tin Mừng, chúng tôi lại chứa đựng trong những bình sành, để chứng tỏ quyền năng phi thường phát xuất từ Thiên Chúa, chứ không phải từ chúng tôi. Chúng tôi bị dồn ép tư bề, nhưng không bị đè bẹp; hoang mang, nhưng không tuyệt vọng; bị ngược đãi, nhưng không bị bỏ rơi; bị quật ngã, nhưng không bị tiêu diệt. Chúng tôi luôn mang nơi thân mình cuộc thương khó của Đức Giêsu, để sự sống của Đức Giêsu cũng được biểu lộ nơi thân mình chúng tôi. Thật vậy, tuy sống, chúng tôi hằng bị cái chết đe doạ vì Đức Giêsu, để sự sống của Đức Giêsu cũng được biểu lộ nơi thân xác phải chết của chúng tôi”.

Đàng khác, theo giáo huấn của Hội Thánh, chúng ta xác tín rằng: “Bạo lực là giải pháp không thích đáng. Với xác tín về niềm tin vào Đức Kitô và với ý thức về sứ mạng của mình, Giáo Hội tuyên bố: bạo lực là tội ác, không thể chấp nhận bạo lực làm giải pháp cho các vấn đề; bạo lực là điều không xứng đáng với con người. Bạo lực là sự dối trá, vì nó đi ngược lại sự thật của đức tin và sự thật của nhân loại. Bạo lực phá huỷ tất cả những gì nó hô hào bảo vệ, từ phẩm giá đến sự sống và tự do của con người”.

Đó là lập trường của Giáo Hội. Đó là lập trường của chúng ta.

Bằng việc tham dự những giờ cầu nguyện như thế này, chúng ta công bố với thế giới cái lập trường căn bản đó: chúng ta không chấp nhận việc tiếp tục sử dụng bạo lực và những thủ đoạn tàn ác để dập tắt những ý kiến khác biệt, nhất là những ý kiến liên quan đến việc xây dựng xã hội. Ví dụ những ý kiến mà anh chị em giáo dân ở Vinh đang bày tỏ qua khát vọng được xây dựng trên nền nhà thờ Tam Toà cũ một ngôi thánh đường mới: ý kiến về việc chọn lựa rằng chúng ta xây dựng xã hội của chúng ta không phải trên lòng căm thù, không phải trên bạo lực, cho dù là bạo lực cách mạng, không phải là trên lòng căm thù, cho dù là lòng căm thù giai cấp. Đã quá đủ rồi cái chọn lựa đó. Chọn lựa đó đã tỏ ra thất bại rồi, thưa anh chị em. Và chúng ta bày tỏ một khát vọng được xây dựng xã hội của chúng ta trên một chọn lựa mới, trên một đường hướng mới dựa trên tình yêu, dựa trên sự tha thứ, dựa trên sự tôn trọng sự sống. Và với việc cầu nguyện này, chúng ta hiệp thông cùng với toàn thể Giáo phận Vinh không phải chỉ trong đau thương hiện tại, mà còn là trong xác tín, trong chọn lựa: chọn lựa một cách thức hiện diện và công bố Tin Mừng, chọn lựa việc sẵn sàng chịu mọi bách hại để công bố sứ điệp của Tin Mừng tình thương, hoà giải và sự sống.

Nguyện xin Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp thương đoàn con cái của Mẹ, là tất cả chúng ta và nhất là những anh chị em tín hữu chúng ta tại Quảng Bình. Nguyện xin Chúa Cứu Thế gìn giữ chúng ta trong sự bình an và ơn cứu độ của Người. Xin cho chúng ta đừng bao giờ thoả hiệp với một đường lối xây dựng cuộc sống bằng cách khơi sâu lòng hận thù và sử dụng bạo lực, nhưng luôn luôn biết hiến mình phục vụ tình yêu thương, hoà giải và hồi sinh.

Chớ gì cái tham vọng quái gở muốn biến một ngôi nhà thờ thành chứng tích khơi dậy lòng căm thù, bị gạt sang một bên, để cho khát vọng về tình yêu, khát vọng về hoà giải, khát vọng về sự sống được nở hoa. Đó chính là lời cầu nguyện tha thiết của chúng ta, và đó cũng là lời tuyên xưng đức tin đầy xác tín của tất cả cộng đồng chúng ta. Amen.

Lm Nguyễn Thể Hiện dcct

Bàn tay che mặt trời!

http://bauxitevietnam.info/c/4422.html

 

Mười giờ  mười chín phút đêm thứ Năm 23 tháng Bảy năm 2009, trang mạng Vietnamnet vẫn còn thức, và nhờ nó đang thức mà bạn đọc cả nước vốn lo lắng cho vận mệnh nước nhà được đọc một bản tin có tiêu đề “Tiếp tục cấp phép thăm dò các mỏ khai thác bô-xít“. Cầu mong cho bản tin này không bị bóc vào sáng sớm hôm sau! Cầu mong ân đức tổ tiên phù hộ để các tờ báo đang buộc đi trên lề bên phải sẽ cùng đưa tin này, đưa tin khách quan như một cách bày tỏ thái độ của báo mình trước một vấn đề vô cùng nóng bỏng của đất nước.

Riêng Bauxite Việt Nam thì không thể không bày tỏ thái độ – hàng nghìn chữ ký của các tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước cùng ba triệu rưỡi lượt truy cập trang mạng sau ba tháng hoạt động chắc chắn đang chờ một tiếng nói chung gửi trong bản xã luận số 5 này.

Hãy nhớ lại cách đây đúng 11 ngày, ngày 12-7-2009, ông Quyền Cục trưởng Cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam Nguyễn Văn Thuấn đã tuyên bố với báo chí một cách ngon lành, rằng chưa có chuyện cấp phép các dự án khai thác bauxite tại Tây Nguyên, bởi lẽ các dự án này còn thiếu đánh giá tác động môi trường bổ sung, hoàn nguyên môi trường (phapluattp.vn), đến nỗi trang mạng BBC thấy chuyện lạ, phải trực tiếp phỏng vấn ông ta rồi mới đưa tin chứ không vội tin vào báo chí trong nước (bbc.co.uk). Nhưng dư luận công chúng thì đâu có dễ tin đến thế. Trên mạng Bauxite Việt Nam, khi đưa lại nguồn tin BBC, chúng tôi đã đặt một giả thuyết: “Đã cho phép xây nhà máy tốn hàng trăm triệu đô la rồi lại không cấp phép khai thác? Nghe mà tưởng cái Chính phủ này vốn thích chơi ngông như Công tử Bạc Liêu! Còn nói “chưa” để rồi “sẽ cấp” thì nói làm gì cho thêm rắc rối. Bạn đọc cứ so sánh cách nói lập lờ đoạn trên và đoạn dưới của ông Nguyễn Văn Thuấn thì đoán ra ngay đây chỉ là một cú đánh lừa dư luận… không được ngoạn mục cho lắm. Ông Thuấn nói việc dư luận đông đảo phản đối dự án khai thác bauxite mấy tháng qua là “làm ầm ỹ lên”. Thì chính vì nghĩ quẩn/xuẩn thế nên những kẻ có trách nhiệm mới phải cho một người cỡ ông ra “chữa cháy” (bauxitevietnam.info)

Quả nhiên, đến hôm nay mọi sự đã quá rõ ràng. Chỉ trong vẻn vẹn 11 ngày mà các dự án bauxite đã làm xong đâu đấy việc “đánh giá tác động môi trường bổ sung” cũng như “hoàn nguyên môi trường” (khi đưa ra lời tuyên bố trong ngày 12 hẳn ông Thuấn phải biết rõ những việc ấy chưa được tiến hành, chứ lẽ đâu đang làm sắp xong mà cấp trên lại lệnh cho ông “phát loa” để mọi người chắc mẩm?!)? Thì ra là Nhà nước chúng ta, với các tập đoàn lợi ích châu xung quanh nó, vốn nổi tiếng là trì trệ, tắc trách bậc nhất, nay phút chốc bỗng mang đôi cánh thiên thần!

Nội dung bản tin “Tiếp tục cấp phép thăm dò các mỏ khai thác bô-xít” cho ta thấy lần này ông Hoàng Trung Hải tỏ ra rất dũng cảm, một mình đứng ra làm hết – dĩ nhiên là nấp sau cái mộc che chắn gồm có Kết luận của Thủ tướng (được Vietnamnet cập nhật lúc 23 giờ 12 phút, cũng vào ngày thứ Năm 30/04/2009, trong bản tin có tiêu đề là một lời hứa của Thủ tướng “Sẽ báo cáo Hội nghị Trung ương và Quốc hội về bô-xít“) và Kết luận của Bộ Chính trị về khai thác bô-xít (vietnamnet.vn và toquoc.gov.vn)

Bên cạnh đó, qua cái gọi là những việc đã làm do ông Hoàng Trung Hải kể ra, chúng ta còn thấy những đầu việc được ông Hải nêu lên như những việc đã rồinày dẫu sao cũng giải đáp cho dư luận chân chính hiểu rằng những điều đáng ngờ trong các dự án bauxite Tây Nguyên là có thực.

Dư  luận ngờ vực rằng các dự án đó chuẩn bị không kỹ về thăm dò, về giải pháp kỹ thuật khai thác và chế biến, về những bất cập trong bảo vệ môi trường thậm chí là những phá hoại môi trường, về khả năng sinh lợi của các dự án… thì nay, qua các đầu việc chúng ta được thấy bây giờ các ngài mới vội vã nào lập đề cương này, nào điều chỉnh kế hoạch kia. Những đề cương và những kế hoạch điều chỉnh đó xứng đáng được xếp vào hạng mục những chứng cứ của hiện tượng “lạy ông tôi ở bụi này”. Chưa kể là vẫn còn chuyện này phải xét tiếp: các đề cương đó có khả thi không và những kế hoạch điều chỉnh đó có hiện thực không, thì vấn đề vẫn còn bị gác lại đó.

Dư  luận ngờ vực rằng trong việc xây dựng các dự án bauxite Tây Nguyên có chuyện lách luật. Thì lần này, qua các “đầu việc” được ông Hoàng Trung Hải báo cáo, ta lại tóm được đủ chứng cứ của hiện tượng đang bị ngờ vực đó. Cái đuôi con cáo già đã thò ra, và phải là người thiếu trung thực lắm, phải là người không còn có chút ý niệm gì nữa về đạo làm người (không nói là người lãnh đạo) thì mới nghĩ rằng các “dự án con” dưới 600 triệu đô-la Hoa Kỳ ở đây không có chút liên hệ gì giữa những bộ phận với một tổng thể.

Dư  luận hoàn toàn có lý khi ngờ vực năng lực của Tổng Công ty Than Khoáng sản Việt Nam (TKV). Trong thời gian qua, báo chí đã chỉ rõ cái năng lực làm liều của TKV trong toàn cảnh môi trường miền than Đông Bắc đất nước bị tàn phá đến cùng cực như thế nào (xin xem: tuoitre.com.vn 1234). Tiếc rằng, biết bao nhiêu món hời trong “báo cáo đầu việc” của ông Hoàng Trung Hải lại vẫn tiếp tục được giúi vào tay TKV – hơn thế nữa, lại còn tạo thuận lợi cho TKV móc nối với các nhà thầu nước ngoài – đó là những nhà thầu nào thì dư luận ngay từ khuya đã đoán được: nhà thầu nào mà đến giờ phút này vẫn được TKV giao cho  đôn đốc hoàn thiện hồ sơ kỹ thuật đấu thầu cách xử lý bùn đỏ?

Nhưng qua chuyện “Tiếp tục cấp phép thăm dò các mỏ khai thác bô-xít” lần này, điều đau khổ kéo dài cho những ai còn có ý thức mình là người Việt Nam là ở hai hiện tượng sau:

1) Dư luận dân sự chân chính tiếp tục bị coi khinh;

2) Quốc hội đánh trống bỏ dùi, từ bỏ chức năng làm luật và giám sát thi hành luật của mình.

Dư  luận dân sự bị coi thường, thậm chí khinh rẻ, thể hiện ở chỗ không hề có một phản hồi nào của nhà cầm quyền, dù chỉ là để giải thích, giảng giải về công việc của các dự án bauxite Tây Nguyên, chưa nói gì đến những cuộc đối thoại thẳng thắn để đi tìm giải pháp chung gỡ mối lo bauxite cho nhân dân. Mối lo bauxite đâu có nằm một mình? Nó được đặt ra trong bối cảnh “phía đối tác” vẫn tiếp tục cho “tàu lạ” đâm vỡ tàu thuyền của ngư dân Việt Nam; trong bối cảnh ở ngay sát lưng miền Tây Nguyên nước Việt họ đã thuê được cả một vùng đất mênh mông của nước bạn trong chín mươi chín năm!

Ấy thế nhưng Quốc hội Việt Nam, cơ quan quyền lực tối cao của quốc gia, vẫn bình chân như vại, chẳng thèm nói có và cũng chẳng thèm nói không, chưa ra ngô ra khoai gì đã tạo dư luận “đồng thuận rồi”, mặc dù cái “đồng thuận” ấy mới chỉ là mấy lời bàn luận qua quít rồi bỏ đó, thử hỏi kỷ cương phép nước như vậy thì còn ra sao nữa?

Vì kỷ  cương không ra gì, nên cuộc sống mới nhiễu nhương, mới có tình trạng các dự án quyết định vận mệnh cả dân tộc, lại được ra đời theo lối sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông.

Chắc chắn  đằng sau vụ việc này phải có một thế lực nào đó đang thao túng tất cả và bảo lãnh cho tất cả. Nếu không, một bàn tay ngắn củn sao dám che cả mặt trời?

 

24-7-2009

Nguyễn Huệ Chi -  Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2009

Thư của H.Y Phạm Minh Mẫn gửi LM Nguyễn Thái Hợp

Cha Hợp thân mến,

Đọc bài "Xin chỉ cho" của Luật sư Bích, tôi thấy thoáng qua có một kinh nghiệm cần phải học hỏi. Nhờ Câu Lạc Bộ Nguyễn Văn Bình (CLB NVB) nghiên cứu và đề xuất bài học chính xác và toàn vẹn.

1. Năm 1954, trước Vatican II, Giáo Hội Công Giáo (GHCG) phía Bắc có thái độ cứng rắn, bất hợp tác với Nhà Nước Cộng sản, gia đình công giáo không gửi con em đến trường Nhà Nước. 

2. Năm 1975, sau Vatican II, GH.CG phía Nam có thái độ hợp tác, nhường quyền sử dụng trường, cô nhi viện, dưỡng lão viện và bệnh viện công giáo cho Nhà Nước đó, gia đình công giáo gửi con em đến trường Nhà Nước, mọi người đến bệnh viện Nhà Nước chữa bệnh... 

3. Sau 30 năm, tôi thấy báo chí thông tin kết quả của một cuộc điều tra xã hội: 30-40% học sinh Tiểu học nhiễm thói gian lận, lừa dối, 40-50% học sinh Trung học nhiễm thói đó, lên Đại học thì tỷ lệ là 50-60%. Trong một lần sinh hoạt với giáo chức công giáo, tôi hỏi tỷ lệ mà báo chí đưa ra có đúng không? Một giáo viên trả lời rằng thực tế thì còn hơn thế. Vậy trong trường đời ngày nay tỷ lệ ăn gian, nói dối, hàng giả, thuốc giả, học giả, là bao nhiêu?

4. Trong tinh thần hợp tác, 16 dòng tu theo lời tôi kêu gọi gửi gần 100 thành viên tình nguyện đi phục vụ bệnh nhân SIDA tại Trung Tâm Trọng điểm mấy năm nay. Các vị lãnh đạo TP cho tôi biết lúc đầu chỉ có lối 20% trong số hơn 30.000 bạn trẻ cai nghiện trong lối 20 Trung Tâm là nhiễm HIV, sau những năm cai nghiện thì tỷ lệ nhiễm HIV là trên 60%, có vị nói là trên 80%. 

5. Báo chí cũng thông tin những ngành liên hệ với y tế thì toa rập nhau trấn lột bệnh nhân…Hình như các ngành, thay vì biến giai cấp vô sản thành người đầy tớ phục vụ nhân dân theo như lời Bác dạy, thì thực tế cho thấy là giai cấp vô sản biến nhân dân thành vô sản, và tự biến mình thành một giai cấp mới mà tôi nghe nhiều người gọi là tư sản đỏ. 

Ngày nay khi mà một viên chức Nhà Nước phải chia 1.000 tỷ đồng cho người vợ ly dị, thì không còn là tư sản nữa, mà phải gọi là tư bản hay đại gia đỏ. Lâu lâu rồi, tôi thấy báo chí tường thuật lời ông Tổng Bí Thư tuyên bố tham nhũng là quốc nạn. Có lẽ là quốc nạn cho người dân, chớ còn đối với nhiều đày tớ của nhân dân, đó là cơ hội tốt để trở thành đại gia đỏ. 

6. Hợp tác với cách quản lý giáo dục và y tế xem là bệnh hoạn như thế thì được gì, mất gì? Sự hợp tác đó có góp phần lành mạnh hoá nền giáo dục và y tế? Hay tạo điều kiện cho cơn bệnh thêm trầm trọng?

7. CLB.NVB nghiên cứu xem coi thái độ bất hợp tác và thái độ hợp tác của Giáo Hội trong lịch sử 50 năm qua, mỗi thái độ có những lợi và hại nào, đối chiếu cái lợi và cái hại của hai thái độ, và đề xuất bài học thực hành cho mọi thành phần tôn giáo và xã hội biết cách nào góp phần vừa xây dựng đất nước vừa lành mạnh hoá đời sống dân tộc. Có được thế thì sự phát triển đất nước và con người mới vững bền.

Chân thành cám ơn cha Hợp và các thành viên Câu Lạc Bộ NVB.

Thành phố Hồ Chí Minh, 22.7.2007

Gioan B. Phạm Minh Mẫn
Hồng Y Tổng Giám mục

Tọa đàm "Biển Đông & hải đảo VN" tại CLB Phao Lô Nguyễn Văn Bình

Vào lúc14g30 ngày 24/7/2009, tại 43 Nguyễn Thông, Q.3, TP.HCM, Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình và Nhà xuất bản Tri Thức đã tổ chức buổi tọa đàm khoa học với chủ đề "Biển Đông và hải đảo Việt Nam". Cuộc Tọa đàm khoa học này mong muốn vừa thể hiện mối quan tâm lớn của dư luận xã hội và của tất cả người Việt Nam trong cũng như ngoài nước, vừa góp phần cung cấp một số chứng cứ lịch sử và khoa học, góp phần làm sáng tỏ chủ quyền về Biển Đông. 

Đến tham dự buổi tọa đàm có sự tham gia thảo luận của các chuyên gia, nhà nghiên cứu (NNC): LS. Nguyễn Ngọc Bích, Lm. Thiện Cẩm, NNC Đinh Kim Phúc, ThS. Hoàng Việt, TS. Nguyễn Nhã, NNC. Nguyễn Quang Thắng, nhà sử học Nguyễn Đình Đầu, LS Phan Đăng Thanh, nhà văn Nguyên Ngọc, PGS-TS Hoàng Dũng, NNC. Trần Khuê (Tổng thư ký Đảng Dân Chủ XXI), Lm. Nguyễn Thái Hợp... 

Các tham luận tại buổi tọa đàm chiều 24/7 bao gồm: 

- Từ Trường Sơn Đông đến Song Tử Tây
- Chủ quyền biển Đông và hải đảo
- Đường lưỡi bò trên biển Đông và luật quốc tế
- Vai trò của nhà Nguyễn với biển Đông
- Quan điểm của Việt Nam về Hoàng sa và Trường Sa 

Tại cuộc tạo đàm này còn trưng bày khoảng 40 bản đồ về biển Đông và hải đảo Việt Nam được vẽ từ năm 1529 (thế kỷ XVI). 

Phiên III diễn ra vào lúc 8g, ngày 25/7/2009 tại Hội trường dòng Đa Minh Việt Nam - 43 Nguyễn Thông, Q.3, TP.HCM .

Chủ trì: Lm. Nguyễn Thái Hợp, O.P, CLB Phaolô Nguyễn Văn Bình 

- Nhà Sử học Nguyễn Đình Đầu: Sưu tập bản đồ về Biển Đông và Hải Đảo Việt Nam
- LS-TS. Phan Đăng Thanh: Luật pháp Quốc tế về Biển Đông và Hải Đảo
- Nhà văn Nguyên Ngọc: Nỗi niềm Biển Ðông
- Đức Hồng y GB. Phạm Minh Mẫn: Bế mạc 

Đến phút chót, đã có ba sự vắng mặt đáng chú ý. Trước tiên là tiến sĩ Chu Hảo, Giám đốc NXB Tri Thức, cựu thứ trưởng. Theo thông báo của Ban tổ chức, do tiến sĩ Chu Hảo mới từ Paris về Hà Nội trưa nay, nên không có mặt kịp thời (!?). Đức Hồng Y J.B Phạm Minh Mẫn cũng không thể hiện diện vì có “mục vụ đột xuất”. Sự vắng mặt của nhà sử học Dương Trung Quốc không được đề cập, không thấy Ban tổ chức nhắc tới.

 

Mở đầu buổi Tọa đàm, Linh mục Nguyễn Thái Hợp, Dòng Đa Minh Việt Nam (hiện là Giáo sư – Tiến sĩ, đang hợp tác với ĐH KHXH – VN TP.HCM để thành lập khoa Tôn Giáo học) sơ qua về mục đích của buổi tọa đàm. Ngài nói rằng: buổi tọa đàm chỉ mong cung cấp thông tin cho thính giả để hiểu hơn về tình trạng Biển Đông và Hải đảo Việt Nam, đặc biệt là Trường Sa và Hoàng Sa, cũng như để chúng ta tin tưởng rằng, Việt Nam có cơ sở vững chắc về chủ quyền đối với hai quần đảo này.

Cử tọa chăm chú lắng nghe phần khai mạc. Trên 4 bức tường của phòng họp, treo hầu hết các bản đồ dự định sẽ được trưng bày tại Tòa Tổng giám mục TP.HCM trong ngày 25-7-2009. Tuy nhiên, đến giờ phút chót, địa điểm này đã không được lựa chọn như dự kiến, cùng với sự vắng mặt như là tất yếu của Đức Hồng Y J.B Phạm Minh Mẫn.

 

Mở đầu phiên thảo luận thứ nhất, Linh mục, Tiến sĩ Triết học Trần Minh Cẩm (tức linh mục Thiện Cẩm, Dòng Đa Minh Việt Nam), với cương vị là thành viên Mặt trận tổ quốc TP.HCM, là đại diện tôn giáo duy nhất tham gia cuộc thăm viếng quần đảo Trường Sa mới đây được TP.HCM tổ chức, đã đọc tham luận nói về chuyến viếng thăm này. Ngài cũng không quên nói về những khó khăn do việc Ngài tham gia tọa đàm lần này. Chẳng hạn như, Ngài đã nhận được nhiều cuộc điện thoại, thậm chí là giữa đêm 23-7, để hỏi xem Ngài sẽ nói gì vào buổi tọa đàm ngày mai.

Click the image to open in full size.

Sau đó, nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc đã đọc tham luận, nêu lên những bằng cứ lịch sử cho thấy sự vô lý của Trung Quốc, Phillippin, Malaysia trong vấn đề tuyên bố chủ quyền đối với Trường Sa và Hoàng Sa. Trước khi đọc tham luận, ông Phúc nói rằng: ông không mong được thính giả hỏi, và cũng không sẵn lòng trả lời. Bởi như ông công nhận trong giờ nghỉ giải lao, ai cũng biết vấn đề này là nhạy cảm, và ông cũng được cảnh báo rằng: đừng nói gì thêm ngoài nội dung tham luận.

 

Thạc sĩ Luật Hoàng Việt đã làm phòng họp nóng lên, hướng cả về màn hình, khi ngay phần mở đầu của tham luận về “lưỡi bò” của Trung Quốc trên Biển Đông bằng những hình ảnh về việc tàu quân sự của Trung Quốc gây hấn với tàu thăm dò của Mỹ tại Biển Đông, và hình ảnh tàu Ngư Chính của Trung Quốc chặn bắt tàu đánh cá của Việt Nam. Thạc sĩ Việt đã chỉ ra những vô lý của “lưỡi bò” cũng như sự biến đổi của nó theo thời gian, và sự “linh hoạt” của Trung Quốc trong vấn đề này.

Kết thúc phiên thảo luận thứ nhất, một số câu hỏi đã được nêu ra… và dù đã khẳng định không mong được hỏi, và không sẵn lòng trả lời, nhưng nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc vẫn phải đăng đàn trả lời những câu hỏi của thính giả bên dưới. Nhưng, người gây ấn tượng nhất trong phần giao lưu với thính giả, có lẽ là Tiến sĩ Nguyễn Nhã…

 

Rất nhiều lần, tiến sĩ Nguyễn Nhã đã phải uất nghẹn, không nói thành lời, và những giọt nước mắt đã lăn dài trên má người đã dành cả đời nghiên cứu, đấu tranh cho Hoàng Sa, Trường Sa. Những luận điểm của tiến sĩ đưa ra, đều nhận được những tràng pháo tay nồng nhiệt của thính giả, trong đó, đáng chú ý, tiến sĩ đã nói: nếu chúng ta không đồng thuận, thì Tân Cương sẽ không phải là hình ảnh xa vời đối với dân tộc Việt Nam.

Kết thúc phần trả lời của Tiến sĩ Nguyễn Nhã, diễn giả và thính giả nghỉ giải lao. Lúc này, tôi mới quan sát xung quanh và nhận thấy sự hiện diện của nhiều bạn trẻ, trong đó có cả các thành viên của diễn đàn Hoàng Sa.org. Ngoài ra, có rất nhiều người cầm máy chụp hình, quay phim, mà tôi đoán là phóng viên của các báo lớn tại TP.HCM. Hỏi thăm vài phóng viên thì được biết, các báo đã nhận được chỉ thị không được đưa tin về sự kiện này, nên hầu hết các phóng viên đến tọa đàm theo tư cách cá nhân, và ghi nhận sự kiện, chứ không đi theo sự phân công của tòa soạn.

Sau khi giải lao, phiên thảo luận thứ 2 bắt đầu với tham luận của nhà nghiên cứu Nguyễn Q. Thắng, rồi tiến sĩ Nguyễn Nhã… Những tham luận này đã từng được đưa lên mạng Internet nên tôi không tường thuật ở đây. Nhưng phải nói thật rằng: chưa bao giờ tôi cảm thấy xúc động như hôm nay, khi chứng kiến những tấm lòng đối với Hoàng Sa, Trường Sa của người con đất Việt. Và tôi tin rằng, những anh em Công an, dù ở trong phòng họp, hay phải vì nhiệm vụ mà đứng bên ngoài lề đường Nguyễn Thông, dù ít dù nhiều, cũng được lay động bởi những gì đất mẹ đang phải trải qua… 

 

Trong buổi tọa đàm, người ta còn nhận thấy có sự hiện diện của LM Nguyễn Thể Hiện, Dòng Chúa Cứu Thế, người được công luận biết đến nhiều trong vụ Thái Hà

 

Giáo sư Trần Khuê, hiện là Tổng thư ký Đảng DC XXI cũng tới dự. Trong giờ giải lao, GS có gặp gỡ, trao đổi với LM Thiện Cẩm, PGS - TS Hoàng Dũng

 

GS cũng gặp gỡ và trao đổi với TS Nguyễn Nhã, Nhà nghiên cứu Nguyễn Q. Thắng... những người dành cả đời nghiên cứu tìm ra những chứng cứ lịch sử và khoa học, để đấu tranh giành lại Hoàng Sa, Trường Sa

 

Một số vị thức giả trong buổi tọa đàm, họ là những người luôn quan tâm đến vận nước, đến tương lai của dân tộc. Trong giờ giải lao, tôi nhận thấy nhiều người trẻ đến vây quanh họ, ôm chầm lấy họ, rồi rưng rưng nước mắt, nghẹn ngào. Cá nhân tôi không dám đến ôm họ, bởi có thể tôi sẽ giống như trẻ con, khi đụng phải tâm huyết của họ!

Dù đứng xa họ, nhưng lòng tôi vẫn thổn thức. Nỗi đau ùa về! Như cảm nhận được nỗi xót xa của đất mẹ khi bị chia cắt, khi tâm huyết và những nỗ lực của con dân đất Việt đang bị ly tán!

 

15g- 16g30 Phiên I, từ trái sang: ThS. Hoàng Việt, NNC Đinh Kim Phúc, Chủ tọa - LS. Nguyễn Ngọc Bích, Lm. Thiện Cẩm.

 

 

 

 

 

 

ThS. Hoàng Việt đang đọc tham luận: “Đường lưỡi bò” trên biển Đông và luật quốc tế 

 

 

BTC rất chu đáo về việc lo thêm phần lót dạ & nước uống cho khán thính giả trong giờ giải lao.

Nguồn: X-cafe

Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2009

Báo chí phải im lặng

Thanh Thủy


RFI


Ban Tuyên Huấn Trung ương của chính phủ Bắc Kinh đã ra lệnh ngăn chặn mọi cuộc tìm kiếm trên Internet về vụ việc và đồng thời cũng ra lệnh đóng cửa các mạng xã hội trên Internet như là Facebook, YouTube và Twitter.

 

Báo đài Trung Quốc tuyệt đối giữ im lặng về một vụ tham nhũng xảy ra tại Namibia liên quan đến một công ty quốc doanh của Trung Quốc mà con trai của ông Hồ Cẩm Đào đã từng giữ chức chủ tịch.


Ban Tuyên Huấn Trung ương của chính phủ Bắc Kinh đã ra lệnh ngăn chặn mọi cuộc tìm kiếm trên Internet về vụ việc và đồng thời cũng ra lệnh đóng cửa các mạng xã hội trên Internet như là Facebook, YouTube và Twitter.

Trong tuần trước chính quyền Namibia đã ra lệnh bắt giam hai người Namibia và một người Trung Quốc bị cáo buộc cấu kết với nhau trong một vụ hối lộ để giành được một hợp đồng trị giá hơn 55 triệu đôla hồi tháng 5 năm 2008. Đây là hợp đồng trang bị máy scanner và thiết bị kiểm soát an ninh của Nuctech tại các sân bay và hải cảng trên lãnh thổ Namibia.


Nuctech là công ty công nghệ cao do trường Đại học Thanh Hoa (ở Bắc Kinh ) thành lập và hiện nay là một trong những công ty hàng đầu trên thế giới về kỹ thuật soi điện tử. Cho đến cuối năm ngoái con trai chủ tịch Hồ Cẩm Đào, Hồ Hải Phong, 38 tuổi, là chủ tịch của Nuctech.


Hiện nay ông đang giữ một vai trò lãnh đạo trong tập đoàn Thanh Hoa (Tsinghua Holdings) tập đoàn mẹ của Nuctech. Ông Hồ Hải Phong là cựu sinh viên trường Đại học Thanh Hoa và ông có bằng thạc sĩ vật lý kỹ thuật.


Theo một tài liệu của uỷ ban chống tham nhũng của Namibia, số tiền hơn 55 triệu của hợp đồng, trên nguyên tắc, phải được trả cho Nuctech, lại được chuyển vào tài khoản của công ty tư vấn Teko Trading. Và từ công ty này, số tiền được chia cho hai lãnh đạo của Teko Trading và cho đại diện của Nuctech tại châu Phi là ông Dương Phàm.

Theo báo chí Namibia, ba người này đã bị bắt giữ và bị buộc tội lừa đảo, hối lộ và tham nhũng. Chủ tịch uỷ ban chống tham nhũng của Namibia cho biết muốn thẩm vấn ban giám đốc Nuctech, kể cả ông Hồ Hải Phong. Nhưng vào thời điểm này, con trai của ông Hồ Cẩm Đào không phải là một nghi phạm mà có thể chỉ là một nhân chứng.


Thế nhưng chính quyền Bắc Kinh đã tung ra một chiến dịch kiểm duyệt : mọi cuộc tìm kiếm trên Internet với những từ khoá liên quan đến vụ việc đều được trả lời là  « sai lầm ». Đó là lời tố cáo của Tổ chức Phóng viên Không Biên giới và của China Digital Times, một trung tâm nghiên cứu về Internet ở Trung Quốc của trường Đại học Mỹ Berkeley.


Còn theo AFP, đại diện của Nuctech tại Bắc Kinh từ chối mọi bình luận và đã trả lời, qua điện thoại, rằng tập đoàn này không bao giờ trao đổi với báo đài.


Hôm qua, vẫn theo AFP, bộ Ngoại giao và bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin của Trung Quốc cũng trả lời là không muốn phát biểu về vụ Nuctech.


Nếu vụ tham nhũng được xác nhận, thì đây là một hồ sơ có thể gây tai tiếng cho chủ tịch Trung Quốc, vì ông Hồ Cẩm Đào đã từng đưa cuộc đấu tranh chống tham nhũng lên hàng đầu, cho dù hiện nay con trai của ông không còn là lãnh đạo của Nuctech.

Thứ Năm, 23 tháng 7, 2009

Dân oan lại lên tiếng giữa Sài Gòn

AIGÒN - Ngày 20.7.2009 vừa qua, tại địa điểm số 210 đường Võ thị Sáu, Saigòn, dân Sài gòn, ngày 20/07 dân oan từ các tỉnh Đồng Nai và các các tỉnh Miền Tây đã kéo về đây để cùng lên tiếng đòi quyền sống và đòi lại đất đai đã bị CSVN cướp đi. Cảnh sát và công an đã bao vây cô lập họ. Nhưng những dân oan này cương quyết nói lên nỗi oan ức của mình. Sau đây là hình ảnh mà chúng tôi nhận được từ một độc giả ở Saigòn gửi tới.







Thứ Hai, 20 tháng 7, 2009

Tòa Giám Mục Vinh cấp báo

VĂN PHÒNG THƯ KÝ 
TOÀ GIÁM MỤC XÃ ĐOÀI

CẤP BÁO

Văn Phòng thư ký Toà Giám mục Xã Đoài, Giáo phận Vinh cấp báo:

Sáng nay (ngày 20 tháng 7 năm 2009) giáo dân xứ Tam Toà dựng nhà tạm trên nền nhà thờ Tam Toà, Tp. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Hàng trăm công an, cảnh sát tới ngăn cản, đánh đập tàn nhẫn nhiều giáo dân rồi bắt lên xe cảnh sát và mang đi. Có trên 20 người đã bị công an cảnh sát đánh đập tàn nhẫn, nay đang bị giam giữ.

Toà Giám mục xin mọi người có lương tri hiệp ý cầu nguyện cho giáo dân Tam Toà, nhất là những anh chị em giáo dân đã bị công an Quảng Bình đánh đập tàn nhẫn và nay đang bị giam giữ.

Kính báo 
Chánh văn phòng TGM 
Lm. Antôn Phạm Đình Phùng 

Giáo xứ Tam Tòa, GP Vinh: CATP Đồng Hới, Quảng Bình thực hiện một tiểu Thiên An Môn


Giáo xứ Tam Tòa là một Giáo xứ lâu đời, Nhà thờ Tam Tòa đứng bên bờ biển Nhật Lệ, có khuôn viên thoáng mát, rộng rãi và các cơ sở mục vụ. Nơi đây, nhiều văn sỹ, trí thức và nhiều người nổi tiếng đã sinh ra và được chịu phép rửa tội như nhà thơ Hàn Mặc Tử…

Qua những năm chiến tranh, năm 1968 nhà thờ bị đánh sập, chỉ còn phần tháp chuông trơ trọi.

Người dân Quảng Bình và Giáo dân đã tin rằng sau chiến tranh chấm dứt, đất nước sẽ được xây dựng lại “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn’ “hơn mười ngày này” như lời Hồ Chí Minh vẫn thường hứa hẹn mà họ đã bỏ xương máu, công sức ra để hi sinh, phấn đấu.

Nhưng thực tế thì không phải vậy. Sau ngày chấm dứt chiến tranh, chính quyền Quảng Bình ngang nhiên chiếm đoạt khu đất toàn bộ khuôn viên nhà thờ và các cơ sở mục vụ nhằm mục đích triệt hạ Công giáo nơi đây với lý do “làm khu di tích tội ác Đế quốc Mỹ”. Toàn bộ khuôn viên xung quanh nhà thờ đã bị chiếm đoạt làm các công trình khác nhau.

Sau một thời gian đề nghị trả lại đất đai của Giáo xứ Tam Tòa không được nhà nước chấp nhận. Cả một Giáo xứ giữa Thành phố Đồng Hới đã không còn một chỗ nào sinh hoạt tôn giáo (Lưu ý là Thành phố Đồng Hới hiện nay là vùng trắng, không có một Nhà thờ nào sau khi Nhà thờ Tam Tòa bị triệt hạ).

Tòa Giám mục Giáo phận Vinh đã nhiều lần có đơn, có các buổi làm việc để yêu cầu chính quyền trả lại cho Gíao dân để có nơi tiến hành phụng tự, bởi không thể ngang nhiên chiếm đất của nhà thờ để làm một việc là ghi lại mối hận thù không phù hợp với đường lối “đem yêu thương vào nơi oán thù” của người Công giáo.

Khi có đơn từ Giáo phận, chính quyền Quảng Bình đã giở chiêu bài kéo dài thời gian để thực hiện sách lược “để lâu, cứt trâu hóa bùn”. Vì vậy họ vẫn hứa hẹn lần này đến lần khác bằng đủ mọi lý do.

Không có nơi thờ tự, giáo dân đã phải họp nhau thờ phượng tại gia đình một giáo dân và đã bị chính quyền ngăn cản bất chấp mọi luật lệ.

Không còn cách nào khác, các giáo dân và linh mục quản xứ phải dân lễ ngoài bãi cỏ, ngoài đường. Có lẽ không có một thành phố nào trong cả nước có những buổi lễ được cử hành như ở nơi đây, một thành phố đông đúc người qua lại. Đây cũng là những buổi hành lễ hiếm có, đạt kỷ lục trên thế giới về nơi thờ tự ở một đất nước luôn rêu rao về tự do tôn giáo. Họ dâng lễ trong vòng vây của cảnh sát các loại canh giữ.

Giữa nắng rát Quảng Bình, bà con giáo dân, linh mục đã phải phơi dầm giữa trời đất bao năm nay.

Mới đây, trước nhu cầu bức xúc về nơi thờ tự, giáo dân đã cùng nhau tiến hành làm một chiếc lán để che mưa nắng khi phụng vụ.

Ngày 20/7/2009, giáo dân đã tiến hành dựng ngôi lán tạm trên nền đất cũ của nhà thờ. Việc xựng nhà bằng khung thép, lợp mái xong thì bất ngờ hàng loạt công an được huy động đến với số lượng áp đảo so với khoảng 1000 giáo dân Tam Tòa và các giáo xứ lân cận. Các giáo dân đã bị Công an TP Đồng Hới đàn áp trắng trợn và dã man bằng dùi cui, gậy gộc, lựu đạn hơi cay, xe bắt tù…

Họ dùng xe kéo đổ sập ngôi lán mà giáo dân đã dựng lên để cướp tất cả mang đi khỏi khu vực nhà thờ mà không có bất cứ thông báo nào. Họ đã ngang nhiên thể hiện quyền lực của súng đạn trước giáo dân hiền lành.

Trước cảnh cướp bóc trắng trợn diễn ra, bà con giáo dân đã anh dũng bảo vệ tài sản của mình bằng cách giữ lại những tài sản đó, công an đã dùng dùi cui và công cụ hỗ trợ đánh thẳng vào mặt giáo dân không thương tiếc và lôi xềnh xệch những người đó ra xe, những người khóc than, kêu gào cũng bị đánh đập và điệu lên xe khủng bố. Thậm chí, ngay cả sau khi lên xe, họ vẫn bị đánh đập tiếp.

Khi Thánh Giá bị hạ xuống có một em bé đã nhào đến ôm lấy cây Thánh Giá và em đã bị đánh đập dã man nhất, bị thương nặng, hiện không thể liên lạc được với em và những nạn nhân đang bị bắt.

Đến trưa 20/7/3009, Công an TP Đồng Hới, Quảng Bình đã bắt đi 19 người, hiện các thân nhân chưa được tiếp xúc với các nạn nhân, các nạn nhân bị đánh đập dã man trong đó có nhiều phụ nữ, trẻ em vẫn chưa biết có được điều trị hay không.

Tất cả khung nhà, máy móc và những dụng cụ thi công đã bị cướp đoạt mang đi. Tất cả giáo dân mang máy ảnh, máy quay phim… ghi lại hình ảnh đã bị trấn áp và cướp đoạt toàn bộ.

Việc dùng vũ lực trấn áp một cách bất chấp luật pháp của nhà cầm quyền Quảng Bình với giáo dân Tam Tòa, là một cú đánh nhằm thách thức giáo dân và giáo quyền Giáo phận Vinh vốn nổi tiếng mạnh mẽ và can đảm. Họ đã lợi dụng số giáo dân Tam Tòa sau mấy chục năm không có nơi thờ tự nên đã thưa vắng mà ra tay. Họ đã dùng đòn này nhằm thăm dò giáo dân và giáo quyền ở đây để chuẩn bị cho những vụ việc khác đang nổi cộm trong Giáo phận như vụ ở Giáo xứ Cồn Cả, mấy hôm nay giáo dân đang tập trung đến trụ sở UBND xã đòi thả người và trả tài sản, cũng như những vụ việc đã xảy ra tại Lập Thạch, tại Yên Lý thời gian qua.

Và họ đã thực hiện một đợt diễn tập cho việc sử dụng bạo lực, một tiểu Thiên An môn tại Việt Nam nhằm thử sức giáo dân và giáo quyền ở Địa phận này.

Tuy nhiên, đó là một tính toán sai lầm của nhà cầm quyền.

Họ không biết rằng, với hơn nửa triệu Giáo dân Giáo phận Vinh mạnh mẽ thông công và hiệp nhất, họ phải trả giá trước hành động dã man này. Những hành động trấn áp dã man giáo dân, là những mồi lửa khêu lên sự căm hận đối với nhà cầm quyền Cộng sản mấychục năm nay đã thi thố trên giáo phận này nói riêng và đất nước này nói chung.

Ngày 20/7/2009 
CTV Thái Hà

Thánh lễ ngoài đường

Giáo dân dự lễ

Cảnh sát tuần tra

Công an canh giữ

Giáo dân nô nức dựng lán

Lán dựng xong đã bị san bằng và mang đi

Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2009

Tàu thì lạ, sự hèn hạ thì quen


Như vậy là lại thêm một vụ “Tàu lạ” đâm vào tàu đánh cá của ngư dân mà không được kịp thời phát hiện. Ủy ban An ninh Quốc phòng nên tổ chức nghe điều trần ngay, để nếu xét thấy cần thiết thì phê chuẩn kinh phí, tăng cường nhân lực, khí tài cho các lực lượng bảo vệ dân trên Biển. Có lẽ không nên chậm trễ việc quyết định bố trí “Hạm đồn Biên phòng Hoàng Sa”.

Tuy nhiên, “Tàu” thì lạ nhưng sự hèn hạ thì rất quen. Ngay cả khi “xác định chủ quyền” trước các cơ quan quốc tế, theo ông Scott Marciel, Đại sứ Hoa Kỳ ở ASEAN: “Cách làm của Trung Quốc rất mù mờ và khó hiểu”. Lẽ ra, từ vụ “Tàu lạ” lần trước, đã nên tổ chức họp báo quốc tế ngay. Việt Nam cũng không nên mặc cảm khi phải nói với thế giới rằng, ngay trong lãnh hải của mình, ngư dân đang phải kinh hoàng vì những vụ đâm tàu như hải tặc. Người ta cũng hiểu Việt Nam đang sống với một láng giềng thế nào. Và, nên tính ngay những giải pháp quốc tế cho vấn đề chống những hành vi giết người như thế.

ASEAN là một định chế, nhưng, như ông Scott Marciel nhận xét: “Vì ASEAN làm việc với nguyên tắc phải đồng thuận cả 10 nước, [nên] đã không có được một đường lối chung trong vấn đề Trung Quốc tranh giành lãnh hải”. Nhưng, cũng ở trong ASEAN, có những nước có thể “đồng thuận” với nhau trong một số vấn đề Biển Đông, nhất là việc chống lại hải tặc thời “văn minh Tàu lạ”. Cảnh sát biển của Việt Nam, Philippines, Indonesia, nhân lúc này có thể nâng tầm hợp tác, thiết lập một lực lượng tuần tra chung để bảo vệ ngư dân. Nhưng, cho dù là “nước xa”, tình thế chắc hẳn sẽ khác hơn nếu “tàu cứu hộ của Mỹ” có thể xuất hiện trên vùng biển có nhiều “Tàu lạ”.

Việc “Trung Quốc bắt giữ các ngư phủ Việt Nam ở gần Hoàng Sa và sự hăm dọa công khai đối với các Công ty Mỹ thăm dò dầu khí” đã khiến cho, hôm 15-7-2009, Tiểu ban Đông Á-Thái Bình Dương, Thượng viện Mỹ, đã có một buổi điều trần. Nghị sĩ James Webb nói với hai viên chức cao cấp của Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao: “Phản ứng của Hoa Kỳ chưa tương xứng trước chiến luợc bành trướng lãnh hải của người Trung Quốc”.

Ông Webb có vợ là một Luật sư người Việt và người trợ lý thân tín nhất của ông hiện nay cũng là một người đàn ông sinh ra ở Tuy Hòa. Tuy nhiên, ông Webb tổ chức cuộc điều trần ấy không phải vì số phận của các ngư phủ thỉnh thoảng lại bị “tàu lạ” đâm mà chủ yếu để giải quyết những vấn đề thuộc về quyền lợi Mỹ. Thượng nghị sỹ James Webb nói: “Hoa Kỳ bị buộc phải làm điều này để duy trì thế quân bình địa dư chính trị trong khu vực”. Theo ông: “Chỉ có Hoa Kỳ mới có đủ tầm vóc và sức mạnh để đối phó với thế bất quân bình do Trung Quốc gây ra”.

Việt Nam rất nhỏ so với Mỹ trong các mối quan hệ song phương, nhưng người Mỹ cũng cần hợp tác với Việt Nam để giải quyết các vấn đề thuộc về quyền lợi trên Biển Đông của họ.

Có láng giềng tốt thì rất tốt nhưng Việt Nam sẽ không phải là “nước chịu nhiều áp lực nhất với Trung Quốc” trong vấn đề biển Đông, như nhận xét của ông Scott Marciel, nếu Việt Nam có những người thực sự là bạn bè hơn nữa. Nhân chuyện mở rộng quan hệ để giải quyết vấn đề “Tàu lạ”, không thể không liên hệ đến chuyện Hồ Tỏa Cẩm. Một viên Tham tán Thương mại như Cẩm không thể “uốn lưỡi cú diều” trước đại diện Bộ Truyền thông Thông tin và báo chí như vừa qua nếu Cẩm không “đi guốc”: 700 tờ báo nhiều khi đang nói rất hăng vẫn có thể tự nhiên im bặt chỉ vì nhận được đôi ba dòng tin nhắn. Đành rằng báo chí vẫn là “công cụ”, nhưng cũng nên “phân cấp”, những “tin nhắn” như vậy chỉ nên tới Nhân Dân, SGGP, Hà Nội mới… thôi, còn những tờ “đoàn thể” thì nên cho tranh thủ nói được chút ít tiếng nói của nhân dân: “Tàu lạ” thì kêu; “Tàu xấu” thì phê phán…

Chỉ có sự đa dạng trong xã hội, sự đa phương trong mối quan hệ với các quốc gia mới tạo ra, không chỉ sự ổn định ở bên trong, bền vững ở bên ngoài, lãnh thổ giữ được, mà tính mạng của người dân cũng mới bớt đi những nỗi kinh hoàng trước những con “Tàu lạ”.



Nguồn: Blog Osin

Thứ Tư, 15 tháng 7, 2009

Chôn cất yahoo 360. Multi - chốn an cư?

Hôm qua, yahoo 360 đã vĩnh viễn chấm dứt, cái nơi chốn thuở ban đầu làm blog, viết blog và hồi hộp chờ từng comment. Cái nơi chốn làm quen, hò hẹn và kết nghĩa ấy đã mãi về quá khứ... Dù sao, đó là vẫn là một phần không thể quên trong thế giới "ảo mà thành thật" này. Yahoo có làm gì sai quấy, thất thố với cư dân mạng thì cũng ít ai nỡ phiền trách (dĩ nhiên là ngoại trừ việc bán thông tin khách hàng cho nhà cầm quyền - nếu có).

Yahoo 360 như người tình đầu, tạo cảm giác mới mẻ, gây lưu luyến và không thể chung sống lâu dài. Nhưng cũng từ nơi ấy đã liên kết bao tấm lòng, bao tình người. Tiễn đưa yahoo 360 cũng có chút ngậm ngùi. Suốt ngày 13/7 trên các dòng blast là những nhắn gửi vội vàng, những lưu luyến không đành. Trộm nghĩ, bọn yahoo mà thấu suốt được những tình cảm ấy có lẽ họ không nỡ chấm dứt đâu. Rồi đây là những cuộc kiếm tìm nhau trên facebook, wordpress, blogspot, multiply... Có thể là những kiếm tìm vô vọng, có thể là những mừng rỡ hân hoan khi gặp lại...

Blog này cũng thế, mới chỉ lập chiếc chòi tranh đơn sơ, nhưng cũng tiếp nhiều người thăm viếng. Có người quen cũ tình thâm và cũng nhiều bạn sơ giao. Thôi thì đã thành một nơi chốn mới để mỗi ngày ghé qua. Yahoo 360 đã là cầu nối cho ta quen biết và làm anh em với nhiều bằng hữu. Nay mong Multiply với cánh cửa mở rộng ta sẽ thêm nhiều anh em.

Mong lắm, chốn an cư...

Chính nghĩa, bạn, thù của người cộng sản Việt Nam

Người CSVN bao giờ cũng biện minh cho mục tiêu làm cách mạng của mình là “giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước”, mình có “chính nghĩa sáng ngời”, dẫu họ thừa biết không hoàn toàn đúng vậy.

Có lần đài BBC mở chương trình phỏng vấn 7 phụ nữ Việt Nam tiêu biểu thời hậu chiến. Bà Nguyễn Thị Bình là người được phỏng vấn đầu tiên. Bà cũng nói vậy [1].

Sau khi nghe bà nói, tôi có gửi phản hồi (mà đài BBC không đăng), đại để rằng: Bà nói dối.

Mục tiêu cách mạng của người CSVN thực ra là thực hiện chủ nghĩa cộng sản theo mệnh lệnh của siêu cường cộng sản.

Đọc lại lịch sử thế giới cận đại thì sẽ rõ, trung tâm của mối xung đột “tư bản - cộng sản” nguyên thủy nằm ở châu Âu (trong thời Chiến tranh Lạnh). Đây là vấn đề ý thức hệ giữa các cường quốc tư bản/cộng sản với nhau chứ chẳng ăn nhập gì tới các nước nhược tiểu. Sau một thời gian dài đôi co căng thẳng với khối tư bản, Khrushchev đã quá mệt mỏi, bèn ra lệnh xây Bức tường Bá Linh, chấm dứt trực chiến với phương Tây, di dời trung tâm xung đột về các nước thứ ba [2].

Thế là khi không, những nước nhược tiểu lại lãnh đủ một vấn đề không phải của mình. Nói nôm na là kể từ nay, anh to đầu cộng sản chỉ cần xúi giục: “Bọn mày đánh tư bản đi, giành độc lập đi, nó bóc lột bọn mày đó. Tao viện trợ cho”. Từ đó mới có tiền đồn chống tư bản, v.d. như Việt Nam, chiến tranh Việt Nam.

Dĩ nhiên giành được độc lập rồi thì phải đi theo con đường cộng sản. Và người CSVN đã làm điều này sau khi thống nhất đất nước.

Giả sử đã đánh thắng Mỹ, Việt Nam cũng không có độc lập thực sự nếu khối cộng sản không sụp đổ, nghĩa là vẫn nằm trong tay chỉ huy của thế lực đàn anh cộng sản. Không có một nước chư hầu nào trong Liên bang Xô-viết có độc lập, ngoài những cuộc nổi dậy giành độc lập [3].

Nên nhớ rằng bản thân nước Nga thực chất cũng là một đế quốc thực dân. Trở về lịch sử thời Sa hoàng sẽ thấy, nước Nga thời đó tuy không đúc súng đóng tàu đi xâm lược các nước xa xôi khác như thực dân Pháp, Anh,… đã làm, nhưng các Sa hoàng Nga cũng đã cưỡng chiếm các nước nhược tiểu láng giềng theo chiến lược “vết dầu loang”. Kết quả là một đế quốc Nga đã chào đời với một cái tên gọi mỹ miều: “đất nước đa dân tộc” [4].

Sau Cách mạng tháng Mười, nhận thấy Sa hoàng bất công, Lenin muốn cho các nước được tự trị, nhưng Stalin không chịu. Đối với Stalin: “Chỉ có một nước được tự trị” là đế quốc Nga. Những vị lãnh đạo cộng sản kế vị Stalin sau này cũng theo đường lối đó.

Mặt khác Mạc Tư Khoa bao giờ cũng nuôi tham vọng bá quyền giống như các cường quốc khác, chứ chẳng tốt đẹp gì. Để đối đầu với khối tư bản hùng mạnh, Mạc Tư Khoa cần có đàn em góp sức. Chiêu bài giúp các nước “giải phóng dân tộc” thực chất chỉ là một củ cà rốt đem dụ các nước thuộc địa, nhược tiểu đi theo mình, rồi phục vụ cho sự ích kỷ của mình, giúp mình biến thành một cường quốc như hằng mong ước.

Cái gì cũng có nguyên nhân của nó. Nên nhớ, nước Nga thời xưa -  trong thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 - là một nước nông nghiệp rất nghèo yếu và lạc hậu, không thể sánh với các cường quốc Anh, Pháp, Đức,… Nga chỉ giỏi đi xâm chiếm các nước yếu lân cận chứ không dám đụng tới những nước mạnh.

Bị mặc cảm đè nén vì một nước Nga yếu đuối, Stalin rất ganh tị với các cường quốc Tây phương và đặc biệt rất căm hận một đế chế Đức hùng mạnh thường hay đánh mình. Từ đó Stalin đã quyết tâm xây dựng nước Nga thành một nước mạnh về kỹ nghệ lẫn quân sự bằng mọi giá để cạnh tranh và trả thù. Stalin đã thẳng tay phản bội, dẹp bỏ tổ chức “Cộng sản Quốc tế” và thay vào đó ý tưởng “xây dựng chủ nghĩa xã hội trong một nước” âu cũng là vì ông ta chỉ muốn lo cho nước Nga [5].

Cuối cùng Stalin đã thành công và đánh thắng Hittler. Sau khi đã mạnh và muốn bành trướng thế lực Xô-viết, ông ta và những người kế vị mới tìm kiếm thêm đồng minh thế giới thứ ba với chiêu bài giúp họ “giải phóng dân tộc” để thực hiện ý đồ ấy.

Đó là lịch sử. Rất trung thực. Có thể người dân ở Việt Nam không biết nhưng người dân ở phương Tây này thừa biết [6].

Như một định mệnh, lịch sử đã làm người CSVN bám chặt vào ý thức hệ cộng sản, và dĩ nhiên có khuynh hướng chịu ảnh hưởng của thế lực cộng sản (như chúng ta thấy hôm nay, Việt Nam vẫn chịu ảnh hưởng của cộng sản Trung Quốc như một quán tính vậy).

Giả sử người CSVN dám khẳng định, tôi là người cộng sản thực dụng, chỉ muốn dựa vào thế lực khối cộng sản để giành độc lập dân tộc, thống nước đất nước; sau khi đã đạt mục tiêu, thì sẽ xây dựng đất nước như dân mình muốn, miễn sao dân giàu nước mạnh, dân chủ, văn minh như chính mình đề ra chứ không ai, thay vì khư khư áp đặt chủ nghĩa cộng sản lên đầu người dân, thì không bao giờ có chuyện cãi cọ chính trị, không bao giờ có vấn đề đòi hỏi tự do, dân chủ, nhân quyền, v.v. triền miên suốt mấy chục năm nay. Quá mất thì giờ, quá vô lý, quá tổn hại cho dân tộc.

Điều nghịch lý là Việt Nam ngày nay, trên danh nghĩa vẫn là cộng sản, nhưng trên thực tế lại chọn con đường tư bản (vì bài bản cộng sản thất bại). Phải chi ngày xưa, sau khi thắng Pháp, Hồ Chí Minh chấp nhận chọn con đường tư bản cho một nước Việt Nam thống nhất như bây giờ thì đâu có chiến tranh Việt Nam, đâu có vấn đề xung đột “cộng sản - quốc gia” vẫn còn dai dẳng.

Nói tóm lại, “giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước” là mục tiêu mà toàn dân Việt Nam đều ủng hộ và đã đổ nhiều xương máu đấu tranh chứ không riêng người CSVN. Không ai chống người cộng sản Việt Nam làm việc đó. Vấn đề xung đột không phải nằm ở đó mà ở chỗ, người CSVN muốn áp đặt chủ nghĩa cộng sản lên nước Việt Nam, và như kinh nghiệm cho thấy, nó chỉ mang đến tai họa mà thôi.

Người Âu châu biết rõ tai họa của chủ nghĩa cộng sản hơn hơn ai hết, đặc biệt là Đức, bởi họ là cha đẻ ra nó. Thay vì cứng nhắc đi theo nó như người thiếu hiểu biết, họ đi tìm một con đường khác cũng hướng xã hội nhưng thực tế hơn.

Thử nhìn vào các nước Tây Âu, trên danh nghĩa là tư bản nhưng trên thực tế lại mang tính chất xã hội chủ nghĩa mà chính các nước cộng sản phải thèm thuồng. Bài bản họ chọn lựa đã làm cho dân giàu, nước mạnh một cách thuyết phục, chứ không nhất thiết phải giáo điều, phải làm như Karl Marx nói, như Lenin nói, như Mao Trạch Đông nói, v.v.

Xét cho cùng, Việt Nam đã đi theo con đường tư bản và nhờ đó đã khá hơn rõ rệt. Dẫu tính xã hội chưa được tốt, nhưng từ từ cải thiện. Các nước Âu châu cũng phải trải qua giai đoạn này.

Cho nên hãy tiếp tục đi về hướng ấy, đừng để ý thức hệ cộng sản tiếp tục hấp dẫn mình vào thiên đường giáo điều phi thực tế, chẳng giúp ích được gì, ngược lại chỉ sản sinh điều tiêu cực. Đây là vấn đề, người trí thức Việt Nam thường phê phán.

Thay vì bắt bớ, trù dập họ, thiết nghĩ nhà nước nên ôn hòa tỉnh táo lắng nghe ý kiến xây dựng của họ, hợp tác với họ. Tôi không tin họ muốn làm một cuộc đảo chính bằng “diễn biến hòa bình” để nhà nước phải xem họ như kẻ thù. Trung Quốc hiện nay mới chính là kẻ thù. Trung Quốc rất sợ tiếng nói của trí thức Việt Nam. Nói rõ hơn, tiếng nói của trí thức Việt Nam là sức phản kháng mạnh nhất vào lúc này khiến Trung Quốc phải sợ. Tiếng nói này mà bị làm suy yếu thì chỉ có lợi cho Trung Quốc.

Việt Nam đã từng là nạn nhân của chủ nghĩa bá quyền, chẳng lẽ bây giờ - một lần nữa - lại (chấp nhận) làm nạn nhân của mộng bá quyền Trung Quốc hay sao?

Stuttgart, 07.2009

© 2009 Dũng Vũ

© 2009 talawas blog

[1] http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/10/081010_nguyen_thi_binh_interview.shtml

[2]  Xem: Bern Stöver - Der Kalte Krieg 1947-1991. Geschichte eines radikalen Zeitalters. Verlag C.H.Beck, München, 2007. Bern Stöver: sử gia, giáo sư đại học Postdam, thành viên Trung tâm Nghiên cứu Lịch sử cận đại, Postdam, Đức.

Xem thêm sự kiện Chruschtschow ra lệnh cho Ulbricht, người khai sinh nước Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức cũ) xây dựng bức tường Bá Linh: “Wir lassen euch jetzt ein, zwei Wochen Zeit” - Spiegel Online: http://einestages.spiegel.de/static/topicalbumbackground/4246/_wir_lassen_euch_jetzt_ein_zwei_wochen_zeit.html. Bản tiếng Việt: “Bây giờ tụi tao cho tụi bay một hai tuần” - Hoàng Thế Huân dịch (sẽ phổ biến).

[3]  Xem: Uwe Klußmann - Russisch denken, sprechen, fühlen. Spiegel Special - Geschichte, Hamburg 2007. Bản tiếng Việt: Nói [tiếng Nga], suy nghĩ, cảm nhận [như Nga] - Hoàng Thế Huân dịch (sẽ phổ biến).

[4]  Xem: Orlando Figes - Die Tragödie eines Volkes. Die Epoche der russischen Revolution 1891 bis 1924. Berlin Verlag, Berlin, 2007. Orlando Figes: sử gia, giáo sư chuyên ngành sử Nga, đại học London, Anh.

Xem thêm: Orlando Figes - Krise und Umsturz. Spiegel Special - Geschichte, Hamburg 2007. Bản tiếng Việt: Khủng hoảng và lật đổ - Dũng Vũ dịch (sẽ phổ biến).

[5]  Xem: Rainer Traub - Vom Triumph zum Debakel. Spiegel Special - Geschichte, Hamburg 2007. Bản tiếng Việt: Từ thắng lợi tới suy vong - Dũng Vũ dịch (sẽ phổ biến).

[6]  Xem sđd [1], [2]

Thứ Năm, 9 tháng 7, 2009

Nguyễn Mạnh Tường và Lê Trần Luật

Luật sư Nguyễn Mạnh Tường sinh hồi đầu thế kỷ XX. Luật sư Lê Trần Luật chào đời vào cuối thế kỷ này. Giữa hai ông, xem ra, có một khoảng cách (khá) xa về tuổi tác và hoàn cảnh sống.

Tôi ra đời sau Nguyễn Mạnh Tường và trước Lê Trần Luật khá lâu. Nói một cách (hơi) cải lương và kiểu cọ, tôi là người thuộc thế hệ bắc cầu. Bữa nay, đang lúc hưởn, tôi xin được làm gạch nối cho câu chuyện (thời sự) có liên quan đến hai ông.

Bài diễn văn “Qua những sai lầm trong Cải cách Ruộng đất – Xây dựng quan điểm lãnh đạo” của Nguyễn Mạnh Tường, hiện đang được lưu trữ ở tủ sách talawas, có đôi lời giới thiệu (ngắn ngủi) về diễn giả:

“Năm 23 tuổi Nguyễn Mạnh Tường đậu hai bằng Tiến sĩ Văn khoa và Luật khoa ở Đại học Montpellier, Pháp. Sau khi về nước, ông dạy học tại trường Trung học Bảo hộ (Lycée du Protectorat). Bất mãn vì chính sách kỳ thị của Pháp, ông bỏ nghề dạy ra mở văn phòng luật sư.

Năm 1946, ông tham dự Hội nghị Việt-Pháp tại Đà Lạt nhưng không được cử đi dự Hội nghị Fontainebleau. Ông theo chính phủ Hồ Chí Minh kháng chiến chống Pháp tới ngày ký Hiệp định Genève 1954 thì trở về Hà Nội dạy học ở trường Đại học Văn khoa.

Với tư cách thành viên của Mặt trận Tổ quốc, L.S. Nguyễn Mạnh Tường đọc bài diễn văn này trong một phiên họp của Mặt trận Tổ quốc ở Hà Nội, ngày 30 tháng Mười, 1956. Cũng nên nhắc lại rằng bài diễn văn này được đọc sau khi Trung ương Đảng hạ lệnh chấm dứt chiến dịch Cải cách Ruộng đất ngày 20.7.1956 và sau đó ban hành các biện pháp sửa sai. Vì bài diễn văn này, ông Tường bị tước hết mọi chức vụ và danh vị nghề nghiệp và phải sống một cuộc đời vô cùng thiếu thốn.”

Nói như thế (“phải sống một cuộc đời vô cùng thiếu thốn”) e có vẻ kiệm lời, và sợ rằng cũng có phần hơi hời hợt, về cuộc sống khốn quẫn của Nguyễn Mạnh Tuờng - sau khi “bị tước hết mọi chức vụ và danh vị nghề nghiệp.” Trong cuốn Un Excommunié: Hanoi 1954-1991: Proces d’un intellectuel (Quê Mẹ, Paris, 1977) ông cho độc giả biết tỉ mỉ hơn, về cảnh đời của một kẻ bị dồn đến bước đường cùng:

- “Nhà tôi ước mơ bán thuốc lá lẻ trên vỉa hè, nhưng không làm sao kiếm nổi vốn liếng và tiền đấm mõm cho công an và cán bộ thu thuế để bọn họ cho chúng tôi được yên thân.”

- “Tôi phải làm gì bây giờ? Tôi không thể đạp xích lô như vài đồng nghiệp trẻ, không phải vì sợ những lời thị phi, nhưng chỉ vì tôi đã già rồi.”

“Bạn bè cho gia đình tôi một con chó rất khôn. Chó có tuổi, chúng tôi chẳng còn gì cho con vật đáng thương ăn cả. Con chó kiệt sức rơi nước mắt, buồn bã vĩnh biệt chủ.”

- “Trong chế độ này đói kém là chuyện thường. Nước da nhà tôi và con gái tôi xanh mét, tấm thân gày gò. Nhưng cả hai cắn răng chịu đựng, họ sợ làm tôi buồn nên chỉ khóc thầm trong đêm khuya. Tôi biết lắm nhưng giả vờ không biết. Tôi cũng không ngăn được giọt lệ sót sa khi thấy vợ con cắn răng chịu đựng bao nỗi cực khổ, không có hạt cơm lót bụng.” (tr. 253-257 bản dịch trích từ Lê Ðình Thông, “Thế hệ vong thân, thế kỷ u sầu.” Tạp chí Thế Kỷ 21 Jan. 2000).

- “Nhưng điều đau đớn nhất đối với tôi là nhìn thấy những bạn thể thao cũ của tôi tránh né trốn chạy tôi! Những sự trốn chạy đó là những nhát dao găm đâm vào tim tôi, và tôi không thể nào đóng vai tên cùng khổ, hay cùi hủi. Tôi hiểu thái độ của những người bạn quần vợt của tôi. Họ đều là những công chức cao cấp, dĩ nhiên cũng là đảng viên nữa, và trước tiên họ phải lo đến tương lai hành chánh và chính trị của họ, và vì vậy họ sẽ lấy làm kinh sợ phải bắt tay một tên mắc dịch để chơi một ván với nó! Họ là những con người, những người nghèo tội nghiệp, tôi không thể nào trông đợi là họ có thể ít hèn nhát, ít bất xứng và ít sa đọa hơn. (tr. 325 – 327 bản dịch trích từ Phản tỉnh phản kháng thực hay hư, Minh Võ, nxb Thông Vũ: California, 1999).

Minh Võ gọi Nguyễn Mạnh Tường là “Kẻ bị vạ tuyệt thông.” Lý do, theo lời Hoàng Văn Chí:

“Bài diễn văn của ông Tường đã làm rung động thế giới vì lần đầu tiên có một  nhà luật học đứng trên lập trường pháp lý của các nước văn minh lên án chính sách của ông Mao Trạch Đông về chương trình Cải cách Ruộng đất đề ra từ 1926 và áp dụng lần đầu tiên ở Hồ Nam. Ngày nay, vừa đúng 30 năm về sau, và dựa trên kinh nghiệm đau xót của Bắc Việt, ông Tường lớn tiếng tuyên bố rằng chính sách đó quá ư dã man, không có mảy may nhân đạo và hoàn toàn trái với các nguyên tắc căn bản của pháp lý mà nhân loại công nhận hàng mấy ngàn năm nay” (1).

Nói nào ngay, dù không có bài diễn văn (thượng dẫn) Đảng và Nhà nước chắc cũng khó quên những “yêu cầu” của Nguyễn Mạnh Tường - qua một cuộc phỏng vấn, dành cho báo Nhân Văn, số ra mắt - vào ngày 20 tháng 9 năm 1956:

“Đảng viên Lao động và cán bộ thi hành chính sách thiếu tinh thần dân chủ. Do đó xa lìa quần chúng, và tạo ra tình trạng đối lập quần chúng với mình. Để sửa đổi, cần xây dựng quan điểm quần chúng cho đảng viên và cán bộ, và yêu cầu Trung ương Đảng và Chính phủ đảm bảo sự thi hành triệt để các tự do dân chủ.”

Vụ án Nhân văn – Giai phẩm (2) được những cơ quan truyền thông nhà nước đồng loạt quảng bá, cùng với những lời kết án vừa đanh thép vừa hàm hồ (không lâu) sau đó “chỉ là phần nổi của một tảng băng sơn.” Phần chìm của nó “là cả một nền văn học, nghệ thuật giáo dục, đạo đức của miền Bắc bị lụn bại, méo mó, què quặt và hầu như cả một thế hệ trí thức, văn nghệ sĩ miền Bắc bị đánh gục, bị dìm trong nỗi sợ triền miên.” (Trần Minh, “Nhân văn – Giai phẩm, một tư trào, một vụ án, một tội ác, ”Thế giới Ngày nay, Nov. & Dec. 1994).

“Nó còn liên quan đến cả chục ngàn ‘Nhân văn xóm’, ‘Nhân văn huyện’, ‘Nhân văn tỉnh’, những người bị bắt, bị giam, bị xét hỏi, bị ghi vào sổ đen… do đã tàng trữ, truyền tay, tán thành ủng hộ các tác phẩm Nhân văn - Giai phẩm.” (Thành Tín, Mặt thật, Garden Grove, CA: Turpin Press, 1993,161)

Phải đến nửa thế kỷ sau sự sợ hãi và khiếp đảm mới mờ phai, dân khí, dân chí mới dần hồi phục, và công luận mới bắt đầu được nghe lại những tiếng nói (dõng dạc) của giới luật sư Việt Nam – sau một thế hệ vắng bóng – qua nhưng tên tuổi mới: Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Lê Công Định, Lê Quốc Quân, Lê Trần Luật …

Ba trong năm nhân vật có tên vừa kể đã bị tước quyền hành nghề, và đang bị giam cầm vì những tội danh rất mơ hồ (nếu chưa muốn nói là hoàn toàn bịa đặt) bởi nhà đương cuộc Hà Nội. Những dòng chữ tiếp theo của bài viết ngắn ngủi này, như đã thưa, xin được đề cập đến một trong hai vị luật còn lại: Lê Trần Luật.

Trước tiên, hãy điểm qua vài mẩu tin có liên quan đến nhân vật này – trong thời gian gần đây – qua báo chí quốc doanh:

- Ngày 26 tháng 3 năm 2009, báo Công An Nhân Dân loan tin: “tước giấy phép hoạt động của văn phòng luật sư Lê Trần Luật.”

- Ngày 27 tháng 3 năm 2009, báo Công An Nhân Dân loan tin tiếp: “Lê Trần Luật còn vi phạm các điều cấm quy định trong Luật Luật sư: hành vi sách nhiễu, lừa dối khách hàng; lợi dụng việc hành nghề luật sư, danh nghĩa luật sư để gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân.”

- Cùng ngày báo Nhân Dân cũng (không quên) bổ sung thêm: “Không cần phải nói gì thêm, kiểu hành nghề sai pháp luật, vô đạo đức của Lê Trần Luật bị cơ quan quản lý Nhà nước xử lý, tước quyền sử dụng không thời hạn giấy đăng ký hoạt động của VPLSPQ là hoàn toàn đích đáng. Với những hành vi sai pháp luật và vi phạm đạo đức nghề nghiệp như trên, rõ ràng ông Lê Trần Luật không đủ tư cách để bảo vệ lẽ phải và công lý. Hơn thế nữa, dư luận đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ và xử lý nghiêm những hành vi sai phạm của VPLSPQ.”

Có lẽ đợi (hơi) lâu vẫn chưa thấy “dư luận đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc” nên vào ngày 23 tháng 6 năm 2009 – theo tường thuật của Thiện Giao, phóng viên RFA – “Công an yêu cầu luật sư Lê Trần Luật thừa nhận đã ‘lợi dụng phiên tòa tuyên truyền chống Nhà Nước Việt Nam.’  Ông Luật từ chối yêu cầu này, và bị đe dọa sẽ bị bắt và khởi tố.”

Đây không phải là lần đầu tiên và (e) chưa phải là lần cuối Lê Trần Luật bị bôi bẩn, sách nhiễu, và đe doạ. Thay vì tiếp tục phổ biến những bài báo vu vạ bẩn thỉu, và cưỡng bức đương sự lên đồn công an làm việc hàng ngày, để đỡ hao tốn công qũi, tôi xin tha thiết - và khẩn thiết - đề nghị các đồng chí lãnh đạo cứ mang nhân vật này đi khám nghiệm y khoa (ngay) xem sao đã.

Lê Trần Luật, không chừng, bị điếc. Rõ ràng, thằng chả không sợ súng mà. Còn những lời vu vạ và đe dọa mà cơ quan truyền thông, cũng như công an (của ta) kiên trì và liên tục nhắc đi nhắc lại trong thời gian qua (sao) cứ y như… nước đổ lá môn vậy, Trời!

Mới tức thì đây, vào ngày 28 tháng 6 - trên Thông Tấn Xã Công giáo Việt Nam - Lê Trần Luật vẫn cứ lớn tiếng kêu gọi “Mọi người hãy sám hối.” Lý do (theo nguyên văn lời y) vì: “Còn biết bao nhiêu oan trái trên đất nước này mà chúng ta đã thờ ơ im lặng.”

Thiệt là… hết thuốc!

Nửa thế kỷ trước, bên trong bức màn sắt, với tất cả sức mạnh của chuyên chính vô sản (cùng với mọi phương pháp cách tác nghiệp tinh vi nhất) nhà nước (ta) đã không đánh gục được Nguyễn Mạnh Tường. Sau vài thập niên te tua và bầm dập, đến cuối đời đương sự vẫn cương quyết nhắn nhủ: “(Chúng ta) nhất định ngăn chặn không cho những thảm họa tương tự tái diễn trong tương lai.” (sách đd, tr. 153, bản dịch trích từ Tạp chí Thế Kỷ 21, số đd, tr. 58).

Nay: bức màn sắt đã hỏng, chế độ hộ khẩu tem phiếu cũng hỏng luôn, chính sách độc quyền thông tin cũng vậy, chuyện cô lập nạn nhân bằng cách đe doạ thân nhân bạn bè không còn dùng được nữa, và mọi thủ đoạn ti tiện (nhất) cũng đều đã sử dụng hết rồi! Tất cả những cố gắng khuất phục Lê Trần Luật – xem ra – đều vô vọng.

Chuyện này càng kéo dài lâu thì càng khó coi, cũng như khó nói, trước công luận – trong cũng như ngoài nước. Nói thiệt: càng nghĩ, tôi càng thấy ái ngại. Tất nhiên, không phải là ái ngại cho Lê Trần Luật !

Tưởng Năng Tiến

(1) Hoàng Văn Chí, Trăm hoa đua nở trên đất Bắc. Mặt trận Bảo vệ Tự do Văn hoá xuất bản, Sài Gòn 1959. 318 trang. Nguyệt san Ngày về tái bản, Hướng Việt phát hành. In tại nhà in Lion Press, 3018 Akron Ct, Denver Co. 80231. Bản điện tử do talawas thực hiện).

(2) Tất cả các bản tin về phiên toà xử Nhân văn - Giai phẩm, do Lại Nguyên Ân sưu tầm, đều có thể đọc được ở talawas.