Thứ Tư, 30 tháng 3, 2011

Việt Nam: Nợ ngập đầu, dân nghèo đành bị bỏ rơi.

Lo ngại về nợ nước ngoài khá lớn của Việt Nam thường được nhìn nhận về ảnh hưởng lên khả năng của chính phủ và các doanh nghiệp tiếp tục vay mượn nợ với một lãi suất phù hợp.

 

Nhưng cuối cùng thì người dân nghèo luôn luôn là đối tượng bị thiệt hại, trừ phi Việt Nam thực hiện “quyết tâm” ngay tức khắc kiềm chế thâm hụt thương mại và ngân quỹ, cũng như chấm dứt vay nợ nước ngoài tăng cao hơn nữa, cố vấn của LHQ tại Hà Nội cảnh báo vào hôm thứ ba.

 

Cephas Lumina, luật sư nhân quyền người Zambia, và là chuyên gia độc lập của LHQ chuyên nghiên cứu về ảnh hưởng của nợ nước ngoài với các vấn đề nhân quyền, nói với phóng viên rằng nếu chính phủ vẫn tiếp tục mượn tiền từ nước ngoài nhằm bù vào số lượng thâm hụt thương mại và ngân quỹ đó, thì “áp lực sẽ gia tăng giữa việc tìm cách trả nợ và đầu tư vào an sinh xã hội.”

“Chính phủ cho rằng sẽ nỗ lực hết sức để không phải cắt giảm chi tiêu cho an sinh xã hội”, ông nói. Nhưng, nếu nỗ lực không thành, thì các dịch vụ y tế, giáo dục, phúc lợi xã hội sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.

 

Một phần nguyên nhân là do sự thiếu minh bạch trong vấn đề tài chính của Việt Nam, Lumnia nói, sau khi hoàn tất chuyến công du 9 ngày tới đất nước Đông Nam Á này.

 

Sau khi gặp gỡ với các bộ ngành, đoàn thể, các viện nghiên cứu và tổ chức quốc tế như IMF, Lumnia cho rằng ông đã nhận được những thông tin lẫn lộn về mức độ nợ nước ngoài của Việt Nam, vốn được chính phủ thông báo là chiếm 42.2% GDP hồi năm ngoái.

 

Lumnia lưu ý rằng nợ nước ngoài có thể không bao gồm nợ vay từ các tập đoàn nhà nước, mà theo ông chính phủ phải có “trách nhiệm liên đới” - dù chính phủ đã phủ nhận và từ chối giúp trả nợ giùm Vinashin, một công ty đóng tàu của nhà nước, cho các nhà đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp ngược lại (tức Vinashin trả nợ cho chính phủ).

Lumina cho hay, tình hình tài chính của chính phủ có thể đối mặt với một áp lực khác từ số tiền kiều hối, chiếm khoảng 8% GDP năm 2010, thu hẹp lại do nhiều công nhân xuất khẩu lao động (và Việt kiều) tại những nước mà tình hình khủng hoảng kinh tế vẫn còn ảnh hưởng sâu sắc, sẽ gửi tiền về ít hơn.

 

Như một phần của những biện pháp được đưa ra nhằm tập trung lại về mặt ổn định của chính sách hơn là chú tâm vào con số phát triển, chính phủ Việt Nam tuyên bố muốn giảm thâm thủng ngân sách từ 6% từ năm ngoái xuống còn 5% vào năm nay.

 

Nguyễn Đình Cung, viện phó Viện Nghiên cứu Quản lí Kinh tế TW, trao đổi tại một diễn đàn doanh nghiệp vào thứ hai đã cho hay chính phủ cần phải thực hiện nhiều hơn nữa để chứng tỏ với các nhà đầu tư về quyết tâm thắt chặt ngân khố của mình.

Một tín hiệu từ chính phủ vào hôm qua đã cho thấy nỗ lực hạn chế chi tiêu vào hôm thứ ba, qua việc tăng giá nhiêu liệu lần thứ 2 trong vòng hai tháng liên tiếp, với giá xăng tăng 10% và dầu diesel tăng 15%, có hiệu lực ngay lập tức.

 

Bộ tài chính, vốn đang trợ cấp giá xăng dầu, nói việc tăng giá lần này là do tình hình giá xăng dầu trên thế giới tăng cao vì những bất ổn đang diễn ra tại Trung Đông và Bắc Phi.

 

Giá xăng dầu cao hơn có thể góp phần ‘thổi’ lạm phát tăng cao, hiện đang ở mức 13.9% trong tháng 3 so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên các nhà kinh tế học giải thích việc tăng giá xăng theo kịp giá thế giới là cần thiết nếu điều đó giúp kiểm soát tốt hơn chi tiêu chính phủ.

 

Dù sao, tất cả những việc đề cập ở trên đều không giúp ích gì cho mấy với những người dân có thu nhập thấp, mà hiện nay đang mang nhiều gánh nặng vì chính sách thay đổi. Chính phủ bắt buộc phải chọn một trong hai giữa cắt giảm nợ, hoặc hỗ trợ an sinh, phát triển xã hội; nếu ‘tham’ cả hai thì sẽ ‘thâm’.


Nguồn: http://blogs.ft.com/beyond-brics/2011/03/30/vietnam-debt-woes/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét