Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2009

Tôi thấy là muốn lay chuyển cái tình hình này thì chỉ những người như chúng tôi nói là không đủ. Các bạn trẻ, các bạn sinh viên, các bạn học sinh phải lên tiếng nhiều nữa... (Gs. Hoàng Tuỵ trả lời pv RFA) http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Tia-Sang-Online-is-closed-because-of-his-sensitive-article-10302009124834.html

Phải chăng dư luận đang bị thách thức?

Chúng ta đang sống trong thời kỳ người dân rất quan tâm đến thông tin, hơn nữa họ có thể trao đổi thông tin với nhau quan mạng Internet. Do vậy, những gì xẩy ra trong nước cũng như ngoài nước được mọi người biết đến rất nhanh; người ta trao đổi, bàn luận quanh những thông tin đáng chú ý và bày tỏ thái độ. Đây chính là dư luận.

      Thời gian gần đây có những sự việc dường như là thách thức do luận. Đó là việc ông Đào Duy Quát cho đăng tin dịch của nước ngoài về việc Trung Quốc tập trận ở Trường Sa. Sau khi rất nhiều người phản ứng dữ dội, ông Quát bị kỷ luật, bị phạt tiền. Ông chống chế bằng cách đổ lỗi cho “cậu đánh máy” quên hai chữ “ngang ngược”. Nhiều người cho rằng, trong trường hợp này chính ông Quát ngang ngược, không coi dư luận ra gì mới nói là thêm chữ ngang ngược vào bản tin dịch của nước ngoài.

      Nhưng sự việc chưa dừng ở đó. Mấy hôm sau ông Quát còn đi trao giải cho những người làm bài xuất sắc trong cuộc thi tìm hiểu về biển và đảo! Một người vừa bị kỷ luật do cho đăng tin Trung Quốc tập trận trên vùng biển đảo của ta, bị dư luận lên án dữ dội, lại là người đi trao giải thưởng cho cuộc thi về biển đảo! Mỉa mai và đau đớn làm sao?! Nhưng có vẻ nhiều người vẫn nhẫn nhục chịu đựng.

      Đến việc Vedan được vinh danh một lúc 3 sản phẩm vì sức khỏe cộng đồng thì rõ ràng là nhiều người không chịu nổi. Một công ty hủy hoại môi trường, “giết chết” dòng sông Thị Vải đang gây nhức nhối lại được vinh danh! Đại biểu Quốc hội Nguyễn Đình Xuân đã phải thốt lên: “Đùa dai!”. Ai đùa đây? Những người cấp bằng vinh danh cho Vedan đùa cợt tất cả chúng ta? Tôi cho rằng, không chỉ như vậy, họ còn đi xa hơn: Họ thách thức dư luận!

Có những việc nữa góp phần khẳng định điều này. Đó là vụ án ông Huỳnh Ngọc Sĩ và bà Trần Ngọc Sương. Ban đầu bản chất của sự việc trong vụ án ông Sĩ là do phía Nhật Bản cho biết là ông Sĩ ăn hối lộ. Phía Nhật Bản đã xử lý người của họ. Còn phía Việt Nam chỉ xử ông Sĩ tội “Lợi dụng chức vụ và quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và được giải thích là án nhẹ vì thân nhân tốt, công nhiều hơn tội.

Còn bà Trần Ngọc Sương nguyên là Giám đốc Nông trường sông Hậu, người từng được phong Anh hùng thời kỳ đổi mới (cha bà cũng là nguyên giám đốc Nông trường Sông Hậu, cũng từng được phong Anh hùng thời kỳ đổi mới) từng là gương mặt tiêu biểu cho phụ nữ châu Á – Thái Bình Dương, sau 28 năm làm việc không ngừng nghỉ, đến lúc nghỉ hưu chỉ là tay không, phải đi ở nhờ và bị xử 8 năm tù vì tội lập quỹ trái phép!

Tội của ông Sĩ thì đã rõ, còn bà Sương đang kháng án, nhưng cứ cho là bà có lập quỹ trái phép thật đi chăng nữa thì mức độ nguy hại làm sao so với việc ông Sĩ ăn tiền trong dự án làm với Nhật Bản! Còn về công – thân nhân tốt thì ông Sĩ làm sao so với bà Sương được. Ấy thế mà ông Sĩ chỉ bị kết án 3 năm tù, còn bà Sương những 8 năm. Đây không phải là sự thách thức thì là gì?!

Chỉ điểm qua một vài sự việc như thế để thấy rằng, có thể có những ai đó đang thể hiện thái độ ngang ngược, xem thường pháp luật và đạo lý, thách thức dư luận, chà đạp lên niềm tin vào công lý của nhân dân. Đây có lẽ không phải là chuyện đùa nữa rồi.

Tái bút: Người ta lại tiếp tục đổ lỗi cho nhân viên trong việc vinh danh Vedan có 3 sản phẩm "vì sức khỏe cộng đồng". Nào là "giấy chứng nhận đã được ký khống", nào là "từng sản phẩm cụ thể của Vedan là tốt"... Càng thanh minh, càng lộ rõ việc quan chức của ta hầu như không có kỹ năng làm việc và không hiểu pháp luật. Tại sao ông Phó Cục trưởng Hoàng Thủy Tiến lại ký khi không biết giấy chứng nhận này vinh danh công ty nào? Làm đến chức như vậy, sao ông lại có thể ký khống những giấy tờ quan trọng như vậy? Còn ông Bùi Văn Quyền - Vụ trưởng, Trưởng đại diện của Bộ Khoa học - Công nghệ ở thành phố HCM còn nói nếu không có báo chí, ông không biết là Vedan được vinh danh. Quan liêu đến thế là cùng! Ông Quyền lại còn nói rằng, các quan chức chỉ thực hiện những vấn đề theo tính pháp lý, còn những việc chi tiết do đơn vị tổ chức thực hiện. Vậy xin hỏi: Ai có vai trò quan trọng, vai trò quyết định trong việc vinh danh Vedan?

Tất cả đồng loạt cho rằng, chỉ có ban tổ chức sai sót. Vậy xin hỏi: Ai sinh ra ban tổ chức? Các thành viên trong hội đồng xét duyệt đều là người của Bộ Khoa học - Công nghệ và Bộ Y tế, Bộ Công Thương... chứ có phải là người thuê ở chợ lao động vào đâu?!

Tôi xin thử trả lời cho việc Vedan - Kẻ "bức tử" sông Thị Vải được vinh danh là do quan chức của ta vừa dốt, vừa tham, vừa vô trách nhiệm. Còn ai đưa những người có phẩm chất như vậy nắm những chức vụ quan trọng chính là người có lỗi.

Tại sao chúng ta không thẳng thắn công nhận những sai lầm của mình để hy vọng có ngày khá lên?

Nguồn: Hồ Bất Khuất Blog

Thứ Năm, 29 tháng 10, 2009

Sau một hồi gào thét nhưng dường như không ai nghe rõ, cô gái bắt đầu… rải truyền đơn tố khổ và cởi phanh ngực... xem thêm: http://nhanam.multiply.com/journal/item/186/186

Nâng ngực không thành trèo cột điện cao thế đòi bồi thường

13h chiều ngày 26/10 vừa qua tại ngã tư Trung Sơn – Khoa Vận thành phố Phật Sơn, Quảng Đông, Trung Quốc đã xảy ra một sự việc hi hữu: Một cô gái sau khi nâng ngực không thành đã trèo lên đỉnh cột điện cao thế cách mặt đất 30m để đòi thẩm mỹ viện bồi thường. Sự việc xảy ra làm tắc đường hơn 4 tiếng đồng hồ, cả một khu vực rộng lớn bị cắt điện…

Ánh nắng hanh mùa thu không gay gắt nhưng vẫn như đâm vào da thịt người đi đường, họ dừng lại vì sự hiếu kì, giao thông tắc nghẽn vì vụ giải cứu có lẽ là có một không hai ở Trung Quốc.

Triệu Kỳ phanh ngực nhằm thu hút sự chú ý của dư luận và gây áp lực với bệnh viện Khang Mỹ. (Ảnh i120.net)
Triệu Kỳ phanh ngực nhằm thu hút sự chú ý của dư luận và gây áp lực với bệnh viện Khang Mỹ. (Ảnh i120.net)

Sau một hồi gào thét nhưng dường như không ai nghe rõ, cô gái bắt đầu… rải truyền đơn tố khổ.

“Cô gái kì quặc” này là Triệu Kỳ (tên thật nhân vật Tân Hoa Xã thay đổi) quê Hà Bắc. Để cải thiện “vòng 1” có phần khiêm tốn của mình, đầu năm nay cô gái này đã đến bệnh viện Mỹ Khang – Quảng Châu làm phẫu thuật nâng ngực, tuy nhiên cuộc làm đẹp này không thành, ngược lại hai “gò bồng đảo” của cô lại còn bị biến dạng bên to bên nhỏ.

Mô tả ảnh.
Triệu Kỳ trèo lên đỉnh cột điện cao thế cao 30 m giữa ngã tư để đòi bồi thường vì “vòng 1 biến dạng”.

Đẹp đâu chưa thấy, nhưng sau vụ này người bạn trai của cô rũ áo ra đi, công việc cũng mất.

Tháng 5 vừa rồi Triệu Kỳ tìm đến thẩm mỹ viện Bác sỹ Quảng Châu và bỏ ra 35 ngàn tệ phẫu thuật chỉnh hình theo một mẩu quảng cáo trên mạng. Không may cho cô, kết quả phẫu thuật lần này còn tệ hơn lần trước, hai bên ngực biến dạng nhiều hơn.

Triệu Kỳ ngồi vắt vẻo trên cột điện cao thế như một con chim.
Triệu Kỳ ngồi vắt vẻo trên cột điện cao thế như một con chim.

Bức xúc trước kết quả phẫu thuật và việc bênh viện từ chối bồi thường, tháng 7 vừa rồi cô đã đến trước cổng bệnh viện Khang Mỹ … “phanh ngực biểu tình”, bàn dân thiên hạ được một phen lắc đầu lè lưỡi khi tận mắt chứng kiến bộ ngực biến dạng ấy.

Mô tả ảnh.
 

Sau khi xảy ra sự việc, lực lượng cảnh sát cứu hộ, điện lực, phòng cháy chữa cháy bắt tay vào cuộc để tìm cách giải cứu người phụ nữ này. Nhiều phương án được vạch ra, nhưng phải mất hơn 5 tiếng đồng hồ mới giải cứu thành công.

Trời đã tối mà vẫn chưa đưa được “người đương thời” xuống mặt đất. (ảnh CRI)
Trời đã tối mà vẫn chưa đưa được “người đương thời” xuống mặt đất. (Ảnh CRI)

Rất nhiều phương án giải cứu được đưa ra, cuối cùng đều không khả thi vì lý do an toàn cho đối tượng giải cứu cũng như lực lượng giải cứu và người đi đường, bởi vị trí người phụ nữ này ngồi là xà ngang trên cùng của cột điện cao thế 220 KV là nguồn cung cấp điện chủ yếu cho thành phố nên gặp rất nhiều khó khăn.

Phương án căng khung đệm cũng đã được tính tới, nhưng không giải quyết được vụ này. (Ảnh CRI)
Phương án căng khung đệm cũng đã được tính tới, nhưng không giải quyết được vụ này. (Ảnh CRI)

Cuối cùng, khoảng hơn 5h chiều ngày 26/10, bộ điện lực thành phố Phật Sơn quyết định tạm thời cắt điện cứu người. Cả vùng mất điện, một xe thang cao 54mét của lực lượng cứu hỏa nhanh chóng được điều động tới hiện trường. Khoảng 6 giờ tối cuộc giải cứu thành công, nhưng nút giao thông ngã tư này vẫn trong tình trạng kẹt xe nghiêm trọng.

Rất may cho cô gái này vì lúc trèo lên cột điện cao thế không bị giật chết do phóng điện.
Rất may cho cô gái này vì lúc trèo lên cột điện cao thế không bị giật chết do phóng điện.

Một luật sư nhận định rằng, chưa cần biết thẩm mỹ viện kia có bồi thường cho người phụ nữ này hay không, nhưng hành động của cô ta đã làm ảnh hưởng và gây thiệt hại khá lớn về mặt kinh tế, tác động tiêu cực đến xã hội. Có thể cô ta sẽ phải bồi thường thiệt hại vì gây ra sự cố mất điện cả thành phố.

  • Bình Nguyên (Theo Tân Hoa Xã, CRI)

...những chiến sĩ một lần yếu đuối sau song sắt/ hơn là anh hùng suốt đời hảo hớn giữa rượu bia/ những thi sĩ vỉa hè làm thơ-dâm-chửi-đảng/ hơn là những tháp ngà làm thơ-đảng-thủ-dâm... (thơ vudongha)

Xin đừng lừa dối nhân dân nữa

Kami

Tôi có thói quen giống đa phần cánh đàn ông, hàng ngày ở văn phòng trước giờ làm việc thường tranh thủ lướt qua tin tức trong nước và quốc tế trên mạng, bởi nó là thói quen hàng ngày cũng như uống cà phê sáng vậy, nó cũng là một cái thú bình dân.

Hôm nay trong số tin đọc được,  có hai bản tin trên trang vietnamplus.vn của Thông tấn xã Việt nam (1) và trang matichon.co.th của Thái lan(2) nói về vấn đề liên quan đến vấn đề bảo vệ sức khỏe của những người lãnh đạo quốc gia Việt nam và Thái lan làm tôi phân vân và suy nghĩ rất nhiều.

Trên trang Matichon (Thailan) đưa tin Vua Thái Lan Bhumibol Adulyadej 82 tuổi sức khỏe bình phục, chuẩn bị rời khỏi bệnh viện Sirijrath sau một thời gian điều trị bệnh phổi nhiều tuần nay.
Và trên trang của TTX Việt nam đưa tin "Xây dựng Bệnh viện 108 thành bệnh viện đặc biệt" cho biết tại lễ khánh thành Trung tâm máy gia tốc Cyclotron- 30 MeV, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ thị "Xây dựng Bệnh viện 108 thành bệnh viện đặc biệt", bài báo có đoạn viết".. Trung tâm máy gia tốc-Cyclotron 30 MeV đầu tiên được xây dựng ở Việt Nam với số vốn đầu tư 508,9 tỷ đồng, trong đó vốn vay ODA của Chính phủ Vương quốc Bỉ là 13,5 triệu Euro..."




1L-2.jpg picture by luulechinhchinh


Vua Thái Lan Bhumibol Adulyadej tại BV Siijrath


Điều đáng nói ở đây là bệnh viện Sirijrath ở thủ đô Bangkok là một bệnh viện tuyến trên của nhà nước Thái lan tương tự như bệnh viện Bạch mai Hà nội, nơi dành cho tất cả mọi người bệnh nặng do các tuyến dưới (tỉnh thành phố) chuyển lên. Bệnh viện Sirijrath là một bệnh viện cũ, lâu đời, mặt bằng chật hẹp ở trung tâm thủ đô Bangkok tuy có nhiều bác sĩ giỏi hàng đầu của ngành y tế Thái lan, nhưng về trang thiết bị cũng ở mức bình thường như những bệnh viện bình dân khác, không thể so sánh với các bệnh viện tư nhân hiện đại khác ở Thái lan.

Ở Việt nam Bệnh viện quân đội 108 hay tên gọi cũ là Quân y viện 108 nằm cạnh bệnh viện Việt xô là hai bệnh viện đặc biệt, dành riêng cho cán bộ cao cấp dân sự và quân đội của Nhà nước. Cả hai bệnh viện đặc biệt và dành riêng cho cán bộ cao cấp dân sự và quân sự này nằm ở ngã ba đường Trần Hưng Đạo và đường Trần Khánh Dư khu trung tâm Hà nội vốn là Bệnh viện Đồn Thủy thời Pháp rộng rãi khang trang có từ ngày giải phóng thủ đô Hà nội năm 1954 đến ngày nay.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Trung tâm máy gia tốc. (Ảnh:TTXVN)



Ai cũng biết ông Vua Thái Lan Bhumibol Adulyadej  là hoàng đế giàu nhất thế giới với nguồn tài sản ước tính 35 tỉ USD, theo bình chọn được tạp chí Mỹ Forbes công bố ngày 22.8(3), nhà Vua thừa sức xây hàng trăm bệnh viện hiện đại cho cá nhân mình và hoàng tộc. Nhưng ông Vua phong kiến này đã chọn cho mình và yêu cầu các thành viên của hoàng tộc phải chữa trị tại bệnh viện chung dùng cho toàn dân chỉ trừ trường hợp đặc biệt mới được sử dụng các bệnh viện khác. Điều này hoàn toàn không phải do ông Vua Thái lan muốn sử dụng quyền chữa bệnh không mất tiền áp dụng cho 100% công dân Thái lan để tiết kiệm chi phí chữa bệnh. Mà vì ông là người cha của nhân dân và dân tộc Thái lan, ông muốn làm gương cho mọi người.

Ngược lại ở Việt nam, những "đầy tớ" của nhân dân, họ lại có các bệnh viện dành riêng với các chế độ ưu tiên đặc biệt mà những ông chủ của họ cả đời cũng mơ cũng không được vào chữa trị ở đây, đặc biệt hơn là chi phí cho Trung tâm máy gia tốc-Cyclotron 30 MeV đầu tiên được xây dựng ở Việt Nam với số vốn đầu tư 508,9 tỷ đồng, trong đó vốn vay ODA của Chính phủ Vương quốc Bỉ là 13,5 triệu Euro.

Đừng quên là số tiền này là vốn vay ODA của Vương quốc Bỉ tới 13,5 triệu Euro tương đương với bao nhiêu ngàn tấn thóc? Mà nguyên tắc vay họ thì phải trả. Vậy sau này đến hạn trả nợ sẽ lấy tiền đâu để trả nợ, nếu không phải cách duy nhất là những ông chủ bà chủ nhân dân, những người cả đời không dám mơ tới được bước chân vào những bệnh viện ưu tiên đặc biệt ấy, là người phải móc tiền túi (tiền đóng thuế) để trả nợ cho lũ đầy tớ.

Vậy tại sao lại có cái nghịch lý đó?

Trong khi mục tiêu của chúng ta là "xây dựng một xã hội công bằng , của dân , do dân và vì dân" với các khẩu hiệu đỏ rợp trời "cán bộ là đầy tớ của nhân dân" hay "cán bộ phải khổ trước dân , sướng sau dân " v.v.. như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng huấn thị cho cán bộ đảng viên rằng "Phải luôn luôn chăm lo đến đời sống của quần chúng. Phải "chí công vô tư" và có tinh thần " lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ"(4).

Không lẽ những người đầy tớ của nhân dân, những học trò của Chủ tich Hồ Chí Minh họ quên điều đó.

Chúng ta không yêu cầu bình đẳng một cách mù quáng, những người cán bộ lãnh đạo, những kẻ có chức có quyền, những kẻ giàu có họ có quyền được hưởng các điều kiện sinh hoạt trên mọi lĩnh vực, ở mọi nơi, mọi chỗ... kể cả trong lĩnh vực y tế, nhưng bọn họ chỉ được sử dụng đặc quyền ấy khi họ tự bỏ tiền túi của cá nhân họ chứ không phải lấy tiền thuế của dân để làm việc đó. Những kẻ lãnh đạo, cậy chức cậy quyền tự cho mình cái đặc quyền dùng tiền thuế mồ hôi nước mắt của toàn thể nhân dân để phục vụ lợi ích cho một nhóm của mình như vậy là bất lương, như vậy là vô đạo đức.

So sánh một ông Vua Thái lan với mấy ông vua cộng sản thời nay ở Việt nam thấy nó khác nhau một trời một vực. Một ông Vua ở Thái lan, họ có thừa quyền lực, có thừa tiền bạc để họ có thể tự cho mình những điều kiện cao cấp nhất, nhưng họ đã không làm như thế, họ đã tự chọn cho mình cuộc sống gần dân. Chính đó là lý do vì sao khi nhà Vua Thái Lan lâm bệnh hàng chục triệu người Thái lo lắng cho ông hơn cả người thân trong gia đình, hàng triệu người trong và ngoài nước đã ký tên trong sổ lưu niệm tại bệnh viện Siijrath nơi nhà Vua nằm điều trị. Và thật cảm động khi thấy cả nước Thái bừng tỉnh và tràn đầy niềm vui trên khuôn mặt mọi người khi được tin vui đức Vua của họ đã khỏi bệnh hiểm nghèo.

Sao những người lãnh đạo Việt nam không hiểu, không biết và không làm được như ông Vua phong kiến lạc hậu ở Thái lan đi?

Dẫu những người lãnh dạo Việt nam họ có ít học, có ít tình yêu thương đồng bào của họ như ông Vua phong kiến kia, thì ít nhất họ còn làm được một điều mà những kẻ có tự trọng và có lương tâm sẽ không bao giờ làm như họ hiện nay đang làm.

Đó là lừa dối những ông chủ của họ bằng các khẩu hiệu đỏ lòe (bịp) treo đầy trên đường phố "Nhà nước của dân, do dân và vì dân".

Bangkok, 27/10/2009.


-------------------
(1)http://www.vietnamplus.vn/Home/Xay-dung-Benh-vien-108-thanh-benh-vien-dac-biet/200910/21815.vnplus
(2)http://www.matichon.co.th/matichon/view_news.php?newsid=01p0101271052&sectionid=0101&selday=2009-10-27
(3)http://www.laodong.com.vn/Home/Vua-Thai-Lan-la-hoang-de-giau-nhat-the-gioi/20088/103482.laodong
(4)Tuyển tập Hồ Chí Minh, ST, 1980, T2, trang 210

bước thấy sự thật để biết mình có đôi chân (thơ bc)

Bình thường. Đất nước tôi

Đất nước tôi cần
những thiếu nữ kiên cường trước bầy súc vật
những chiếc áo đen không trốn nhủi giữa dòng tu
những tỉnh thức cuối đời biết nhìn lại
những con người
bước thấy sự thật
để biết mình có đôi chân *
-
Đất nước tôi cũng cần
những con người ban ngày còng cúi trước công an
đêm khoắc khuya trốn vợ
lẩy bẩy thả vội tờ rơi gốc cây trường đại học
tuyên ngôn nhân quyền
kể cả quyền lén lút
-
Đất nước tôi cũng cần
những con người biết mai sáng sẽ bị cướp mất tự do
vẫn còn nấn ná viết tuyên ngôn
đòi tự do cả nước
những người đã quay lưng trước những kì vọng của tòa-án-đời
không phải vì áp lực nòng súng
mà vì mẹ già lưng còng chữ s nhỏ
và cuộc chơi không dừng lại ở ngày này
-
Đất nước tôi cũng cần
những con người viết bản tự thú xin khoan hồng tội lỗi
tội: bào chữa cho những con người bất khuất trước vành móng ngựa rừng
lỗi: viết tân hiến pháp
tội: đi học đấu tranh bất-bạo-động của bọn-khủng-bố
lỗi: yêu nước nhưng không yêu xã hội chủ nghĩa
tội: dám làm điều nghĩ
ra rồi. làm tiếp
tính sau
-
Đất nước tôi cũng cần
những chính trị gia sa lông thảo con đuờng dân chủ
hơn say mê hồi ký tự nâng bi
những xcàphê lén chủ bàn đại sự ngông
hơn là ai hỏi Lê Thị Công Nhân, chị là ai ? ủa con nào vậy
những chiến sĩ một lần yếu đuối sau song sắt
hơn là anh hùng suốt đời hảo hớn giữa rượu bia
những thi sĩ vỉa hè làm thơ-dâm-chưởi-đảng
hơn là những tháp ngà làm thơ-đảng-thủ-dâm
cả triệu người tầm thường nhập cuộc phi thường
hơn là một minh quân, triệu khán-giả-quan-toà
-
Đất nước tôi
cần
mở rộng vòng tay ôm ấp
những bình thường đang làm chuyện phi thường
cho nhiều triệu bất bình thường khác
được sống bình thường
-
(* thơ bc)
 

Báo cáo tự do tôn giáo quốc tế 2008 - Đại sứ quán Hoa Kỳ - Hanoi, Vietnam

http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/irfreport2008.html
Công bố ngày 19/9/2008
Chính phủ yêu cầu các tổ chức tôn giáo phải đăng ký hoạt động và dùng quy định này để ngăn cấm và cản trở tín đồ tham gia những tổ chức tôn giáo chưa được công nhận, bao gồm Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và một số nhóm Tin Lành, Hòa Hảo và Cao Đài.
Chính phủ tiếp tục phản đối nỗ lực hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất không được công nhận và hạn chế việc đi lại của các chức sắc Giáo hội này. Các nhà ngoại giao nước ngoài được tới thăm Thích Quảng Độ, Thích Huyền Quang và một số chức sắc Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất khác. Trong thời gian báo cáo này tường trình, Thích Quảng Độ đã có dịp gặp gỡ với các thành viên khác của Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất. Thích Quảng Độ và một số chức sắc khác của Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất được giữ liên lạc với các cơ sở ở nước ngoài. Tuy nhiên, lãnh đạo của Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất ở các tỉnh ở miền nam liên tục bị chính quyền địa phương theo dõi và hạn chế đi lại cũng như gặp gỡ nhau.

Đề cương tuyên truyền chống "diễn biến hoà bình"

 

Cách mạng Romania

 

Cuộc cách mạng hồi năm 1989 đã kéo nhào chế độ cộng sản của ông Nicolae Ceausescu

Ioan Savu là một trong những người cầm đầu cuộc cách mạng Romania tại thành phố Timisoara nằm ở phía tây của nước này.

Trong giai đoạn chộn rộn trước khi chế độ cộng sản sụp đổ hồi tháng 12 năm 1989, ông Ioan Savu ra mặt thách thức nhà cầm quyền khi đứng ra hô to rằng các người lãnh đạo cuộc đấu tranh sẵn sàng chết cho tự do của họ.

Con trai của ông, Adrian Savu, mới có 11 tuổi vào lúc đó, và nay làm việc cho Liên Hiệp Âu Châu, và có ba người con.

Cuộc trao đổi giữa Ioan Adrian Savu nằm trong khuôn khổ của tám cuộc phỏng vấn giữa hai thế hệ tại các nước Cộng Hòa Czech, Slovania, Đức, Hungary, Nga, Ba Lan, Romania, Tajikistan Cuba.

Adrian Savu: Ba còn nhớ giai đoạn năm 1989, và biến cố năm đó, nói lên điều gì ?

Ioan Savu: Năm 1989 là giai đoạn trong sáng nhất đời ba. Ba thực sự cảm thấy nhẹ nhõm. Cái não trạng độc đáo đó, cái cảm giác được tự do, trước đó và bây giờ cũng hiện hữu tại quê nhà của chúng ta là thành phố Timisoara.

Trước khi xuống đường, ba có bàn thảo rất kỹ với mẹ con. Ba đã thuyết phục mẹ con rằng ba không thể tiếp tục sống với cái trạng thái "bỏ đảng" được nữa. Phải làm một cái gì đó. Ba đã nói với mẹ con " Nếu có một cái gì đó xảy ra mà ba không có mặt thì sao? Làm sao ba có thể nhìn mặt các con?"

Cái rủi ro quá lớn cho tất cả chúng ta, nhưng phải có một người nào đó bắt đầu tiến trình đổi mới. Chúng ta không thể chờ đợi mãi mãi một người nào đó đi bước trước.

Hai cha con ông Ioan và Adrian Savu

Adrian Savu: Vào lúc đó, con chưa thấy hết tất cả các rủi ro của Ba. Họ chỉ bảo cho chúng con là phải sẵn sàng rời nhà. Con mới có 11 tuổi nên không hiểu hết sự nguy hiểm mà con sẽ giáp mặt.

Con chỉ nhớ ba cạo bộ râu đi, một dấu hiệu rõ rệt cho thấy chúng con phải đi trốn ở một nơi nào đó. Nói thật, đi trốn là một chuyện khá hứng thú, vì đi trốn, là một chuyện mà bố con mình đã làm nhiều lần dưới thời cộng sản.

Sau này con mới nhận thức được tầm mức của sự quyết định của ba, và nay, trong cương vị của một người cha, con mới biết rằng làm cha là phải hy sinh cho con.

Ioan Savu: Các lời con vừa nói làm cho ba nhớ lại thuở niên thiếu của mình.

Lúc đó, ba cũng không lớn gì hơn con ở năm 1989. Ông nội của con từ chối gia nhập vào hợp tác xã nông nghiệp, do đó, chính quyền cộng sản đã tịch thu hết tài sản của gia đình: đàn bò, các cục gạch góp nhặt được để xây một căn nhà mới, áo quần. Tất cả.

Khi không còn gì để tịch thu nữa, họ đã chĩa mũi súng vào ngực của ông nội con, và bảo ông phải ký giấy đồng ý gia nhập hợp tác xã. Ông nói “bắn tôi đi, tôi không chịu ký!"

Vào thập niên 1950, khi cả tài sản gia đình bị mất qua đêm, bà nội lâm bệnh. Bà bị trụy tim và không hoàn toàn phục hồi được. Đó là lý do tại sao ba không sống được với cộng sản chủ nghĩa.

Trong tim hoặc tâm khảm của ba, không hề có chỗ đứng cho cái chủ nghĩa đó.

Ông Nicolae Ceausescu lúc chưa lên cầm quyền tại Romania

Adrian Savu: Có một điều mà con không đồng ý với ba là sau năm 1989, ba quyết định không dính líu vào chính trị. Con tin rằng rất khó cho ba phải nhận lấy hình thức trách nhiệm đó, với quá nhiều nhân vật trước đây đã từng là đảng viên, nay vẫn giữ các vị thế hàng đầu sau khi chế độ sụp đổ. Và nay, xã hội Romania vẫn phải đấu tranh với những người có não trạng quá xưa cũ này.

Ioan Savu: Vào lúc đó, ba và các bạn biết rất rõ những gì mà chúng ta không muốn tồn tại nữa. Nhưng ba và các bạn không biết những gì mà ba và các bạn muốn và làm sao để đạt tới những gì mà mình mong muốn. Ba và các bạn quả quyết rằng mọi chuyện sẽ tự đổi mới. Chúng ta quá ngây thơ, và ba công nhận rằng ba là một trong các kẻ ngây thơ đó.

Trước năm 1989, ba đã nhiều lần cố gắng rời bỏ đất nước để ra đi, và lần nào cũng vậy, ba đều thất bại.

Nếu như mọi chuyện không thay đổi hồi năm 1989, thì có lẽ ba đã bỏ nước ra đi rồi.

Adrian Savu: Chúng tôi đã vượt qua được thời cộng sản, và đối với con, mọi chuyện bây giờ khá hơn nhiều, nhưng đất nước vẫn còn gặp nhiều vấn nạn xã hội nghiêm trọng.

Trước năm 1989, cộng sản chủ nghĩa giống như một cái lọng khổng lồ che phủ mọi công dân, dù họ có muốn hay là không. Mọi cá nhân phải hoàn toàn tùy thuộc vào chế độ đó. Chế độ làm cho họ ù lì, không có sáng kiến gì cả.

Chúng tôi đã thấy rõ tình trạng này từ năm 1989. Khi chúng tôi gặp phải một vấn đề xã hội nào đó, hoặc thậm chí sau một thiên tai, chúng ta thờ ơ, không có phản ứng gì.

Thứ Tư, 28 tháng 10, 2009

Những điều thú vị về bộ trưởng gốc Việt ở Ðức

Bộ trưởng Y tế tương lai của Ðức Philipp Roesler, một ngôi sao trong làng chính trị Ðức, có những bí mật nho nhỏ thú vị.

Dưới đây là những điều ít biết đến về tân bộ trưởng sinh ra ở Việt Nam này, được tờ Bild tiết lộ.

Philipp Roesler và vợ. Ảnh: Imago.
Philipp Roesler và vợ. Ảnh: Imago.

Vợ ông chính là mẹ đỡ đầu. Roesler từng theo học ở một trường Công giáo. Ông cũng thường xuyên trò chuyện về tín ngưỡng với một người bạn học trong trường y. Ông được rửa tội năm 2000 và bạn gái lúc đó của ông chính là mẹ đỡ đầu, một người họ hàng của ông. Ðây cũng chính là vợ của Roesler - Wiebke, 31 tuổi.

Bộ trưởng rất thích âm nhạc. Roester từng tới ít nhất 10 buổi hòa nhạc của nhà soạn nhạc Ðức nổi tiếng Udo Jürgens. Ông còn sở hữu tất cả các đĩa CD của ca sĩ Herbert Grönemeyer. Ông cũng thưởng thức âm nhạc đương đại vì vợ ông hâm mộ nhóm Fantastic Four. Lần gần đây nhất ông đi nghe nhạc là xem nhóm Coldplay, một ban nhạc rock nổi tiếng của Anh, biểu diễn.

Rosler mê Harry Potter và truyện về ma cà rồng. Rosler coi những câu truyện giả tưởng là thú thư giãn nhất của ông. Ông mê phim về cậu bé phù thủy Harry Potter và những câu chuyện về ma cà rồng cùng những cảnh máu me.

Ông thần tượng cha nuôi. Roesler được một cặp vợ chồng người Ðức nhận nuôi khi mới 9 tháng tuổi. Năm lên 4, cha mẹ nuôi của ông chia ly và ông sống với cha, một phi công lái trực thăng trong quân đội. Ông được giáo dục trở thành một người bao dung, cởi mở và tự do. Mục tiêu của Roesler là trở thành tấm gương cho hai cô con gái.

Roesler có thể lái tàu lượn. Một trong những thú vui của Rosler là lái tàu lượn vì ông thích bay trong không trung một cách êm ái.

Bộ trưởng rất thân thiện với đồng nghiệp. Những người cùng làm việc với Roesler ở bang Lower Saxony cho hay họ có thể trò chuyện với ông về bất cứ vấn đề gì.

Ông có thể giả vờ nói bằng bụng. Thực tế, ông không thể nói bằng bụng. Ông dùng một con búp bê tên là Willy để nói chuyện với trẻ nhỏ, lúc đó, ông nói qua kẽ răng và hạn chế mấp máy môi. Tất cả mọi chú ý của trẻ con đều tập trung vào búp bê Willy. Roesler dùng phương pháp này để nói chuyện với những trẻ em sợ chữa bệnh.

Mai Trang

Nhu và cương trong quan hệ Việt - Trung

Ở Việt Nam, đã có lúc chỉ khi xảy ra các vụ bắt bớ những người cổ vũ dân chủ hay các yếu nhân của Giáo hội Công giáo mới làm truyền thông chú ý.

Lãnh đạo Việt - Trung khẳng định tăng cường quan hệ

Giờ đây, một nhóm mới, bất ngờ hơn đã gia nhập hàng ngũ những người bị chính thể trừng phạt.

Trong vài tháng qua, ngày càng có nhiều những người dân tộc chủ nghĩa cáo buộc Hà Nội ngả theo Bắc Kinh, đã hứng chịu sự tấn công của nhà nước dành cho nhà báo và blogger.

Với hơn 21 triệu người dùng internet và ước tính có 3, 4 triệu blog, nhà nước Việt Nam ngày càng khó kiểm soát mạng, và internet đã trở thành phương tiện diễn ngôn chính cho những ai chỉ trích chính sách.

Suốt một năm rưỡi qua, Trung Quốc đã là tâm điểm của những tranh cãi dữ dội qua mạng, từ chuyện ra oai quanh Trường Sa – Hoàng Sa, hay quyết định tranh cãi của chính phủ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho phép Chinalco của Trung Quốc khai thác bauxite trên Tây Nguyên.

Trong quá khứ, Đảng rất ủng hộ phong trào dân tộc chủ nghĩa, nhưng nay đối với một bộ phận lãnh đạo Việt Nam, thái độ bài Hoa ngày càng rõ trên blog dường như trở thành vật cản ngoại giao chứ không phải là nguồn sức mạnh.

Các vụ bắt bớ gần đây có vẻ như được dẫn dắt bởi cơ quan tình báo quân đội bí ẩn có tên Tổng Cục Hai. Cơ quan này, có tin nói là thành lập đầu thập niên 1980, đã trở thành vũ khí ưa thích của phe bảo thủ trong cuộc tranh giành quyền lực trước Đại hội XI, dự kiến tổ chức vào 2011.

Tranh chấp chính trị

Đại hội XI sẽ quyết định các vị trí lãnh đạo chủ chốt và cơ cấu quyền lực trong nhiều năm sau này.

Vì thiếu vắng tranh luận ý thức hệ thực sự, nên chính sách của Hà Nội với Trung Quốc dường như trở thành điểm phân rẽ chính giữa phe cải tổ và bảo thủ.

Blogger Mẹ Nấm sau khi được thả đã ngừng blog

Đa số chuyên gia cho rằng việc trấn áp các blogger dân tộc chủ nghĩa có thể được xem là sự thể hiện quyền lực của nhóm bảo thủ, mà dường như đang thắng thế sau khi ông Tô Huy Rứa được vào Bộ Chính trị.

Dĩ nhiên thật vô cùng khó để bất kỳ ai ngoài ban lãnh đạo Đảng có thể dự đoán cuộc tranh đấu nội bộ sẽ đi tới đâu. Nhưng người ta biết rằng chính sách kinh tế tự do của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã làm mất lòng nhiều thành viên truyền thống hơn trong Đảng, những người lo sợ sự cởi mở sẽ dần dần đưa tới khao khát có tự do chính trị. Mặc dù ông Dũng vẫn có thể dựa vào các đảng viên trẻ hơn, bớt đầu óc ý thức hệ và ủng hộ cải cách kinh tế hướng ngoại, nhưng khó khăn tài chính gần đây của Việt Nam cũng khiến nước này phụ thuộc nhiều hơn vào đầu tư của nước láng giềng phương Bắc.

Sự phụ thuộc ngày càng tăng vào Bắc Kinh cho tới nay đã được phe bảo thủ khéo léo sử dụng cho ưu thế chính trị. Đã có những tin đồn khó chịu xuất hiện, cáo buộc Thủ tướng Dũng nhận hối lộ trong dự án bauxite. Đợt sóng tin vỉa hè gần đây rất giống với cái gọi là “vụ án T4”, được cho là do Tổng cục Hai dàn dựng, cáo buộc nhiều lãnh đạo đã nhận tiền của CIA. Ảnh hưởng gia tăng của Tổng cục Hai đem lại lo ngại trong một số đảng viên rằng nếu tình báo quân đội không được kiểm soát, thì Việt Nam có thể đang đi theo hướng của Pakistan, nơi nhiều thành phần của cơ quan tình báo quân đội khét tiếng ISI đã thiết lập cấu trúc quyền lực riêng phục vụ cho nghị trình của họ.

Chính sách mâu thuẫn

Đợt tranh đấu chính trị mới đây chỉ càng làm tăng thêm sự phức tạp trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Cũng trong năm nay, Việt Nam hoàn tất hợp đồng 1.8 tỉ đôla với Nga để mua sáu tàu ngầm hiện đại. Theo ước đoán của tạp chí Jane’s Intelligence Review, ngân sách quốc phòng hàng năm của Việt Nam chỉ là 3.6 tỉ đôla. Vụ mua bán này là dấu hiệu rõ gửi cho Bắc Kinh rằng Hà Nội muốn phát triển chiến lược phòng vệ biển cho các tuyên bố chủ quyền của mình.

Chuyên gia về Việt Nam lâu năm, Carlyle Thayer, mô tả chính sách của Hà Nội với Trung Quốc là “theo đuổi chiến lược tổng hòa giữa hữu hảo, nhờ tới quốc tế và phòng hờ với Trung Quốc”.

Mặc dù nhận xét này mới đầu nghe như đa phương quá mức và vô lý về mặt chiến lược, nhưng ta có thể cho rằng thái độ yêu ghét Trung Quốc – dao động giữa phòng thủ và ương bướng – cũng chẳng phải là chuyện mới mẻ. Nó đã in sâu trong nhận thức chiến lược của Việt Nam đối với nước láng giềng.

Quan hệ Việt - Trung mang tính bất cân xứng

Trong tác phẩm China and Vietnam: The Politics of Asymmetry (2006),GS. người Mỹ Brantly Womack nhận định quan hệ Việt – Trung “là ca thú vị của mối quan hệ bất tương xứng lâu dài”.

Bản sắc Việt Nam độc đáo ở chỗ nó hình thành nhờ cả việc thông qua cũng như đối chọi lại với ảnh hưởng Trung Hoa. Trong một nghìn năm Bắc thuộc, Việt Nam đã chịu ảnh hưởng của kẻ chiếm đóng. Trong khi quá trình Hán hóa trở nên sâu đậm trong giới tinh hoa và quý tộc Việt Nam, thì người nông dân lại vẫn trung thành với lề lối truyền thống và khác với giới quý tộc, họ không chịu từ bỏ Phật giáo để đi theo Nho giáo.

Ta gần như có thể tìm thấy sự tương đồng với các sự kiện đang diễn ra ở Việt Nam: nhiều người thuộc tầng lớp quý tộc mới đang ngả về Trung Quốc, trong khi thường dân, được đại diện bởi các blogger và những nhà hoạt động trên mạng, lại bảo vệ bản sắc và quyền lợi dân tộc.

Khi phải đánh giá dấu ấn văn hóa in hằn trong ngoại giao của Việt Nam với Trung Quốc, đã có người cho rằng quan hệ Việt – Trung bắt rễ trong quan niệm Khổng Nho về thầy và trò, và rằng nếu thỉnh thoảng căng thẳng nổ ra trong 40 năm qua, đó là vì sau khi Việt Nam đã củng cố vị thế một quốc gia hiện đại sau cuộc chiến Đông Dương, nước này tìm cách thay thế quan hệ giám hộ bằng một quan hệ bình đẳng hơn.

Khi trấn áp các nhà báo và blogger theo chủ nghĩa dân tộc, Đảng có nguy cơ khơi sâu khoảng cách lịch sử giữa người nông dân và giới tinh hoa trong thái độ với TQ.

Iskander Rehman

Đây là chuyện không dễ dàng gì, như Brantly Womack giải thích: “Với một láng giềng như thế, Việt Nam mắc kẹt trong sự khó xử. Họ cần hòa bình với Trung Quốc hơn là Trung Quốc cần, nhưng nếu họ cho phép Trung Quốc chèn ép để dịch chuyển viên đá xác định biên giới, họ để mất tự chủ và bản chất dân tộc.”

Ban lãnh đạo Việt Nam sẽ phải tìm cách vượt qua tình thế tiến thoái lưỡng nan to lớn này trong những năm tới.

Nhưng có một điều chắc chắn: khi trấn áp các nhà báo và blogger theo chủ nghĩa dân tộc, Đảng có nguy cơ khơi sâu khoảng cách lịch sử giữa người nông dân và giới tinh hoa trong thái độ với Trung Quốc.

Nếu điều đó xảy ra, Đảng sẽ tự đánh mất điều mà Hồ Chí Minh từng gọi là “vũ khí bí mật” hiệu nghiệm nhất của Việt Nam – lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân.

Iskander Rehman có bằng thạc sĩ Chính trị học ở Viện Chính trị học tại Paris, hiện là nghiên cứu sinh tiến sĩ ở CERI (Centre d'Etudes et de Recherches Internationales) tại Paris. Ông hiện làm luận án về Chiến lược Biển của Ấn Độ. Bài viết này thể hiện quan điểm riêng của tác giả

Nguồn : BBC Vietnamese

Với giá bèo 30 triệu đồng, Vedan đã ẵm giải thưởng do các quan chức trao tặng. Sắp tới có lẽ sẽ có giải thưởng cho các công ty TQ khai thác bauxite Tây Nguyên... Chờ nhé. xem thêm tại http://www.sgtt.com.vn/detail5.aspx?newsid=58681&fld=HTMG/2009/1027/58681

Thứ Hai, 26 tháng 10, 2009

Đây là “quyển sách đủ đẹp để làm ghen tị toàn bộ hệ thống xuất bản Việt Nam từ trong nước đến ngoài nước, từ chính thống đến ngoài luồng” (nhà phê bình Cao Việt Dũng khen tập thơ Bài Thơ Một Vần của Bùi Chát) http://www.bbc.co.uk/vietnamese/culture/2009/10/091024_buichat_newpoetry.shtml

Bùi Chát 'thách thức'' bằng tập thơ mới

 

Tác phẩm mới nhất của nhà thơ Bùi Chát đang gây nhiều chú ý không chỉ vì sự tìm tòi trong ngôn ngữ mà còn vì thái độ phản kháng chính trị.

Tập Bài thơ một vần, được nhà xuất bản “lậu” Giấy Vụn in theo dạng photocopy, có những câu như “Sau cộng sản là niềm tin ơi chào mi / Sau cộng sản ánh sáng cởi mở / Khi đó chúng ta thoải mái làm người”.

Mặc dù là sách “in chui”, nhưng ấn phẩm được dịch giả/nhà phê bình Cao Việt Dũng khen ngợi trên blog của mình rằng đây là “quyển sách đủ đẹp để làm ghen tị toàn bộ hệ thống xuất bản Việt Nam từ trong nước đến ngoài nước, từ chính thống đến ngoài luồng”.

Nhạc sĩ Tuấn Khanh thì nhận xét: “Đọc Bùi Chát mà bồi hồi. Nở một nụ cười, buồn bã và kiêu hãnh.”

Nổi lên từ năm 2001 khi cùng ba bạn thơ sáng lập nhóm Mở miệng, Bùi Chát đến với độc giả chủ yếu bằng các bài thơ in trên mạng hoặc được photo để lưu hành ngoài luồng.

'Phải suy nghĩ'

Nếu như các tập thơ trước đây nặng về tìm tòi hình thức trong cố gắng phủ nhận dòng thơ chính thống, Bài Thơ Một Vần lại nổi bật vì mang màu sắc chính trị rõ rệt.

“Ai?” là một bài tiêu biểu trong tập thơ:

Tôi gặp gỡ những người cộng sản

Những người anh em của chúng tôi

Những người làm chúng tôi mất đi ký ức

Mất đi tiếng nói bản thân

Mất đi những cái thuộc về giá trị

Chúng tôi còn sở hữu duy nhất một điều

Nỗi sợ

Tôi trò chuyện với những người cộng sản

Những người anh em

Những người muốn chăn dắt chúng tôi

Luôn biến chúng tôi thành đồ hộp

Hy vọng chúng tôi đời đời biết ơn

Những người cộng sản

Anh em chúng tôi

Chưa bao giờ thấy họ tự hỏi

Trong ngồi nhà đen đủi này

Ai muốn thừa kế di sản của họ?

Nhà thơ cùng nhóm Mở Miệng, Lý Đợi, thừa nhận tác phẩm mới nhất của bạn mình “có cách nói trực tiếp và có vẻ như dễ hiểu hơn mấy tập trước”.

Nhưng anh cho rằng giọng phản kháng “không phải là điều hiếm thấy trong văn học Việt Nam gần đây”.

Tập này có nhiều bài buộc độc giả phải suy nghĩ. Nhiều độc giả, có lẽ sẽ rất băn khoăn, khi phải chọn một bài mà mình quan tâm nhất, vì nó có nhiều hơn như thế.

Lý Đợi

Nhà thơ Lý Đợi nói với BBC: “Trước và cả sau chúng tôi, đã, đang và có nhiều tác phẩm như vậy. Chúng tôi vốn chưa đơn độc.”

“Tập này có nhiều bài buộc độc giả phải suy nghĩ. Nhiều độc giả, có lẽ sẽ rất băn khoăn, khi phải chọn một bài mà mình quan tâm nhất, vì nó có nhiều hơn như thế.”

Nhà thơ Bùi Chát, sinh năm 1979, cùng ba người khác (Lý Đợi, Khúc Duy và Nguyễn Quán) mở phong trào thơ chui với tên Mở Miệng.

Trong một phỏng vấn trước đây, Lý Đợi nói mục đích thành lập là “giải trừ thói quen trong nếp nghĩ và cách cầm bút truyền thống”.

Bùi Chát thì giải thích: “Chúng tôi muốn làm một thứ nghệ thuật từ đời sống, một thái độ đối với nhiều vấn đề của đời sống này.”

Không thể in chính thức trong nước, họ lập “nhà xuất bản Giấy Vụn” để in vi tính và photocopy các ấn phẩm thơ.

Khi được hỏi liệu tác giả và những người in Bài Thơ Một Vần đã và sẽ gặp khó khăn gì không, Lý Đợi dẫn một câu thơ của Bùi Chát rằng “Chúng ta tồn tại trong sự lưỡng lự của họ”.

“Cá nhân tôi chưa thấy chuyện gì là dễ ở đây cả, y như một câu thơ khác, cũng của Bùi Chát, trong bài Thói: ‘Các ông cho chúng tôi được chờ các ông đến bắt nhé!’”.

Nguồn: BBC Việt Ngữ

...Mất đi tiếng nói bản thân/ Mất đi những cái thuộc về giá trị/ Chúng tôi còn sở hữu duy nhất một điều/ Nỗi sợ... Bùi Chát (bài thơ một vần) đọc thêm tại http://nhanam.multiply.com/journal/item/178/178

Khi màu đỏ ám ảnh khôn nguôi một dân tộc

Ðinh Quang Anh Thái/Người Việt

Cách đây hai tháng, nhà xuất bản “Giấy Vụn” tại Việt Nam cho phát hành “Tặng Giang Hồ” - phát hành giới hạn và kín đáo trong vòng thân hữu - tập thơ “Bài Thơ Một Vần” của nhà thơ Bùi Chát, bản dịch tiếng Anh của Lê Ðình Nhất Lang. Ðọc những bài thơ của Bùi Chát, người ta có cảm tưởng, từng con chữ ấp ủ những nỗi đau, nỗi trăn trở, khắc khoải, và nỗi uất nghẹn của tác giả.

Trong cuộc trò chuyện giữa phóng viên Ðinh Quang Anh Thái với Mặc Lâm, biên tập viên Ban Việt Ngữ đài Á Châu Tự Do, ông Mặc Lâm nói rằng, “Bài Thơ Một Vần” thể hiện “những trăn trở, những uất ức, những thầm lặng của một thế hệ.”

Biên tập viên Mặc Lâm đã nhiều lần trò chuyện với Bùi Chát bằng điện thoại viễn liên; và ông chia sẻ những suy nghĩ về thơ Bùi Chát với độc giả Người Việt sau đây.

-ÐQAThái:

Nhà văn Hoàng Tiến hiện sống ở Hà Nội có lần phát biểu rằng, “giới cầm bút chân thật tại Việt Nam viết như những giọt máu nhỏ xuống trang giấy.” Thơ Bùi Chát có như vậy không, thưa anh Mặc Lâm?

-Mặc Lâm: Như nhà văn Hoàng Tiến nói, rõ ràng, khi đọc thơ Bùi Chát, tôi có cảm tưởng anh đã nhỏ những giọt máu trên trang giấy. Bên cạnh những giọt máu đó, tập thơ “Bài Thơ Một Vần” của Bùi Chát còn là một tiếng thét không ra lời, tiếng thét bị dồn ứ trong cuống phổi của tác giả, khiến những lời thơ của anh có những bộc phá rất mạnh. Tôi cảm nhận được những trăn trở, những uất ức, những thầm lặng của một thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ như Bùi Chát.

-ÐQAThái: Bùi Chát viết trong “Bài Thơ Một Vần:” “Màu đỏ/Như loài cỏ/Ngỡ là chuyện nhỏ/Nên không ai dọn bỏ/Chúng tôi luôn hốt hoảng nhưng biết làm thế nào!?/ Ðành bỏ ngỏ..”!!! Anh Mặc Lâm có hiểu được “màu đỏ” trong bài thơ muốn ám chỉ cái gì và anh có cảm nhận được thái độ buông xuôi của tác giả?

-Mặc Lâm: Bài thơ này dùng ngôn ngữ của những blogger, vừa dí dỏm, vừa bộc trực, vừa dễ hiểu, mà lại ẩn chứa những nỗi ngậm ngùi, cay đắng. Theo tôi, màu đỏ là biểu tượng cho lá cờ Việt Nam hiện nay, đó là lá cờ đỏ sao vàng và đồng thời màu đỏ cũng thể hiện lòng quyết tâm theo đuổi chủ nghĩa Cộng Sản của những người cầm quyền hiện nay, đó là màu của chiến thắng bằng mọi cách, bằng mọi giá, bằng mọi phương tiện. Bài thơ, tuy chỉ có sáu câu thôi, chúng ta thấy rõ ràng thân phận, đặc biệt là của những người trẻ ở tuổi của Bùi Chát, những người lên mạng, những người dùng blog như những trang viết của mình và chữ “như loài cỏ” thì màu đỏ bây giờ trở thành một điều gì đấy khó dọn cho sạch, khó phát quang được tư tưởng, khi mà những người mang tư tưởng đỏ ám ảnh khôn nguôi cả một dân tộc. Bùi Chát viết, “chúng tôi luôn hốt hoảng nhưng không biết làm thế nào,” rõ ràng Bùi Chát muốn nói, trong chế độ mà mọi người đều bị “bó tay” một cách nghiêm khắc, và màu đỏ có ảnh hưởng đến thế hệ của anh như thế nào và dù muốn dù không thì cũng không thoát ra được màu đỏ này.

-ÐQAThái: Một bài thơ khác, tựa đề “Không Thể Khác,” có đoạn: “Những người cộng sản/Anh em chúng tôi/Chưa bao giờ thấy họ tự hỏi/Trong ngôi nhà đen đủi này/Ai muốn thừa kế di sản của họ?” Thưa anh Mặc Lâm, phải chăng khi Bùi Chát viết “Những người cộng sản/Anh em chúng tôi,” tâm trạng của nhà thơ là một người từ bên trong nói lên nỗi xót xa đau đớn của mình chứ không phải là người từ bên ngoài?

-Mặc Lâm: Vâng, rõ ràng Bùi Chát muốn gửi một thông điệp đến người đọc dù trong hay ngoài. Thông điệp này rõ ràng là những người mà Bùi Chát gọi là “anh em” đó, nghĩa bóng hay nghĩa đen, đều đúng cả. Họ là những người mang màu đỏ trên lưng một cách bị ép buộc hoặc là tự nguyện thì cũng là đỏ. Thế nhưng Bùi Chát vẫn nghĩ họ là những người anh em. Những người anh em này có người cảm thông hoặc có người không cảm thông với những ý nghĩ của Bùi Chát. Dù vậy Bùi Chát nhìn họ với cặp mắt nhân bản.

Và câu chuyện mà từ bên trong anh nhìn những anh em của anh ta nó khác với những người bên ngoài nhìn trở lại bên trong Việt Nam bây giờ. Có lẽ cái khác đó chúng ta nhận thấy rất rõ trong những hành động cụ thể của người anh em đó đối với đồng bào của mình, và Bùi Chát nhìn thấy được hằng ngày, hằng giờ, anh đã được nghe, đã được thấy và đã được (hoặc bị) hưởng tất cả mọi thứ trong cuộc sống hiện nay ở Việt Nam.

-ÐQAThái: Ðọc bài thơ “Thói” của Bùi Chát, chúng ta thấy đây là tiếng nói của một con người đã bị chặn tất cả những tự do của đời sống?

-Mặc Lâm: Theo tiểu sử của Bùi Chát thì anh là con của một người di cư từ miền Bắc năm 1954 và anh chào đời tại Hố Nai, tốt nghiệp ngành Văn Học của Khoa Ngữ Văn Báo Chí trường Ðại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn Sài Gòn năm 2001. Nguồn gốc gia đình như vậy, nên Bùi Chát đã gặp những bó buộc ắt có vì vấn đề về lý lịch. Chúng ta đều biết lý lịch quyết định vận mạng của một con người ở Việt Nam cho tới nay và vẫn còn kéo dài như vậy, cho nên Bùi Chát viết bài thơ ‘Thói,” câu nào cũng chấm dứt bằng chữ “nhé,” nghe vừa bi quan vừa bi phẫn mà vừa hài hước, trong đó mang đậm chất uất ức mà không thể nói lên được.

Chữ “nhé” rất cô đọng, và nó làm tôi xúc động khi đọc bài thơ “Thói” này. Chữ “nhé” rất nhẹ nhàng, giọng Hố Nai, nhưng mà cay đắng của người Bắc, làm cho người miền Nam cảm thấy đây là một sự hài hước cực kỳ đau khổ của một người Bắc muốn châm chọc một vấn đề gì đó mà không thể nói được.

-ÐQAThái: Ðọc thơ Bùi Chát, bài nói về kinh tế thị trường chẳng hạn, nhà thơ nói chủ nghĩa xã hội là sản phẩm của hoang đường được tiếp thị bằng máu cùng thời gian tiến hóa một chủng tộc; hay bài “Cộng Sản là cái quái gì.” Ðây có phải là bản tuyên ngôn lên án tận gốc rễ chủ nghĩa Cộng Sản?

-Mặc Lâm: Tôi không nghĩ đây là một bản tuyên ngôn mà Bùi Chát cố tình lên án chế độ Cộng Sản; vì Bùi Chát không phải là người chống Cộng cực đoan hay là chống Cộng theo phương cách mà chúng ta nghĩ rằng đây là cách hay nhất để chống Cộng. Bùi Chát là người làm thơ để nói lên sự thật và ghi nhận tất cả những gì anh cảm nhận được trong vai trò một người làm thơ, mang đậm tính nhân văn.

Ðây có phải là một bản tuyên ngôn hay không? Tùy người đọc, họ có thể nghĩ đây là bản tuyên ngôn nhưng Bùi Chát viết tới đó và chấm dứt ở đó. Ðó là cách rất hay của nhà thơ, anh muốn cho chúng ta cảm nghiệm thơ của anh bằng cách riêng tùy mỗi người.

-ÐQAThái: Anh có thể cho biết thêm một chút nữa về con người Bùi Chát.

-Mặc Lâm: Tôi chưa bao giờ nói chuyện với anh mặt đối mặt, nhưng qua những lần điện thoại thì tôi nghĩ Bùi Chát là người rất ít nói và “giấu mình trong một cái vỏ.” Anh không bao giờ nói nhiều về bản thân cũng như những việc xảy ra hàng ngày chung quanh. Nhưng theo tôi được biết thì Bùi Chát đã bị công an “mời” lên rất nhiều lần về những công việc mà anh làm qua nhà xuất bản Giấy Vụn.

Chúng tôi cũng thấy, trong tập thơ này, anh giới thiệu nhà xuất bản Giấy Vụn của anh chuyên môn phát hành những tác phẩm mà có thể bị nhà nước kiểm duyệt và những tác phẩm này chỉ có photocopy và tặng cho bạn hữu thôi chứ không bán. Ðây là điều chúng ta thấy làm lạ; lạ ở chỗ không có ai làm công việc tốn kém mà lại không thu nhận bất cứ một lợi nhuận nào cả, nhưng Bùi Chát và Lý Ðợi đã cùng nhau hợp sức để làm một nhà xuất bản Giấy Vụn và trước đó các anh đã lập nhóm “Mở Miệng” với tất cả những tác phẩm của Bùi Chát được loan truyền trên Internet trong nhiều website văn học.

-ÐQAThái: Anh tâm đắc bài thơ nào nhất của Bùi Chát?

-Mặc Lâm: Tôi thấy có một bài thơ rất hay, đó là bài thơ “Tháng Tư,” khi mà tất cả chúng ta đều nói về ngày ấy, trong và ngoài nước. Trong nước dĩ nhiên là kỷ niệm chiến thắng, ngoài nước thì tưởng niệm ngày uất hận, ngày đau thương; nhưng với Bùi Chát thì ngày 30 Tháng Tư như thế này:

“Những trận mưa rớt xuống đầu thiên hạ

Sự ẩm ướt đổi cuộc đời

Người người không biết trốn vào đâu

Tháng Tư ngập đường cuốn triệu người ra bể

Cuốn vào những cuộc chiến thiếu cân nhắc

Cách mệnh dậy thì vỡ tiếng đầy ngang ngạnh

Nét khốn khổ hiện trên khuôn mặt thành sẹo của quốc gia.”

Chữ “thành sẹo của quốc gia,” không có chữ nào đúng hơn chữ đấy. Bùi Chát đã nhìn sự vật một cách tỉnh táo, theo cách của một người trẻ và tuyên bố những câu như vậy thì chúng ta thấy khả năng làm thơ của Bùi Chát và cách vận động thơ văn của anh rất tuyệt vời.

-ÐQAThái: Cám ơn anh Mặc Lâm đã nói cho nghe về Bùi Chát.

Chắc má tao mừng lắm...

… Bước vào một tiệm đổi và chuyển tiền để đổi một ít tiền Singapore (thường được gọi là đô la Sin) để đi ăn tối, tôi thấy hai cô gái đang đứng trước quày. Tôi sắp hàng đứng sau lưng. Hai cô cũng mặc quần ngắn, áo mỏng manh, tuổi nhỏ khoảng 16-17, son môi đỏ chói. Chợt tôi nghe một trong hai cô, sau khi chuyển xong tiền, buộc miệng nói tiếng Việt: “Kỳ này tao gửi về được 50 đô. Chắc má tao mừng lắm!”. Cô kia thở dài: “Tao chưa gom đủ tiền, cuối tháng mới gửi được về nhà”. Rồi cả hai bước ra cửa. Tôi vội đổi một ít tiền, chạy theo hai cô gái, vào một quán ăn bên đường. Tôi đến đứng bên cạnh bàn hai cô đang ngồi, định bắt chuyện thì một trong hai cô đã hỏi ngay: “You go – Me good”!…

—————————————-

 


Chiều trên đảo Galang. Nắng chưa tắt và hơi gió biển từ xa thổi vào lành lạnh, dường như có mùi muối mặn. Chúng tôi trong phái đoàn Văn Khố Thuyền Nhân, mỗi người mang một tâm trạng riêng nhưng cùng chung một tâm nguyện, âm thầm thắp nhang cắm trên các mộ bia hoang tàn. Nhiều mộ bia đã bị đập phá, gạch đá nằm lăn lóc, cỏ cháy vàng khô. Nhiều tấm bia đã phai mờ chữ khắc, nhiều tấm bia không có năm sinh, chỉ ghi ngày chết. Tất cả, tất cả đều im lặng, hoang vu, ngậm ngùi. Trên bục đá cao còn sót lại một cột cổng bằng xi-măng vào nghĩa trang, màu sơn trắng đã thành rong rêu loang lổ, ai đã sơn thêm ba sọc màu đen từ trên xuống dưới, thành lá cờ tang của Tổ Quốc, bơ vơ nơi xứ người. Trông thật ảm đạm, đìu hiu, tôi nghĩ đến những dòng nước mắt màu đen của Dân Tộc hôm qua và hôm nay. Tôi cúi đầu khấn nguyện, cắm nhang trên những nấm mộ vô danh, và tôi đang khóc trong lòng. Vì tuổi già leo dốc cao, và vì quá xúc động trước cảnh tượng điêu tàn hoang sơ này, tôi chợt cảm thấy mình ngộp thở, vội trao lại bó nhang đang bùng khói cho người bạn đồng hành trong đoàn, từ Mỹ qua. “Anh cắm nhang tiếp giùm tôi đi, tôi chóng mặt quá!”. Tôi đến ngồi bên cạnh một mộ bia đã bị đập vụn, nghĩ về thảm trạng của cả một trời quê hương, bên kia bờ biển Đông, và nghĩ đến những người đã chết bên này đại dương.


Dưới chân nghĩa trang, dọc theo con đường mòn, có một khu rừng. Một tấm bảng chỉ đường ghi bằng tiếng Anh: “Body Tree”. Trong lùm cây, có một cây đa già buông nhánh và rễ xuống tận đất. Có người nói đấy là cây bồ đề, và bảng chỉ đường “Body Tree” có nghĩa là khu cây bồ đề. Nhưng sự thật không phải như vậy. Dưới gốc cây có dựng ba kệ bàn thờ nhỏ có mái che như cái “trang” bằng gỗ sơn màu đỏ. Thuyền nhân trên đảo trước đây và dân làng địa phương gọi là “Miếu Ba Cô”. Vài anh em trong phái đoàn, đã từng sống trên đảo này, kể lại cho tôi nghe là có ba cô gái trên đường vượt biển đã bị hải tặc hãm hiếp, khi đến được trại tỵ nạn trên đảo đã quá tủi nhục và uất hận, ra treo cổ tự tử trên cành cây đa vào ban đêm. Trong ba người, có hai chị em ruột tuổi còn nhỏ. Đồng bào tỵ nạn trên đảo đã lập miếu thờ và dân làng địa phương cho đến nay vẫn còn gìn giữ nơi này, tin tưởng là chốn linh thiêng. Tôi nghĩ đến tấm bảng chỉ đường “Body Tree”, có lẽ là nơi “Cây treo xác người” chứ không có nghĩa là cây bồ đề. Tôi lặng người, đứng nhìn khu miếu hoang vu này, ngậm ngùi nghĩ đến thân phận của những người con gái Việt Nam, vào lứa tuổi con em của tôi, đã theo gia đình vượt biển tìm Tự Do, để rồi phải chết trong cảnh oan khiên. Hương lạnh hoang tàn, cô đơn nghiệt ngã. Không biết thân nhân của những người con gái đau thương này, đã được định cư tại một nơi nào đó trên thế giới tự do, có bao giờ trở lại để thắp một nén nhang cầu nguyện? Anh em trong Văn Khố Thuyền Nhân có ghi lại chi tiết về những cái chết tận cùng khổ nhục này của các cô gái Việt Nam, nhưng tôi chỉ viết lại cảm xúc của riêng tôi vể cảnh tượng. Tôi lại nhìn ra biển khơi và thấy hiện ra căn nhà nghỉ mát đồ sộ nguy nga của con gái tên thủ tướng việt cộng Nguyễn Tấn Dũng trên bờ biển Nha Trang mà tôi đã thấy hình đăng trên báo chí hải ngoại mới đây. Căn nhà nghỉ mát của “con gái siêu đại gia tư bản đỏ” này, ở Nha Trang,  và cái ‘Miếu ba Cô” hoang vu trên đảo Galang chiều nay, là nghịch cảnh có thực trong cõi đời này. Nghịch cảnh giữa những người con gái Việt Nam, đang sống và đã chết bên bờ biển Đông, trong hàng triệu nghịch cảnh giữa lòng Dân Tộc. Những người nào còn chút lương tâm, luôn cả nhân loại nếu còn lương tri, sẽ tự tìm ra câu trả lời vì sao ? Trong thời đại này, theo thời gian và theo vị kỷ của con người, có lẽ hai chữ “lương tâm” đang nằm im trên trang giấy trong tự điển.


Ngồi trên xe rời xa đảo trên đường về lại thị trấn quận hạt Batam, tôi nghĩ thêm được những câu kết trong bài trường thi “Hồn Ca Trên Biển Đông” mà tôi đang “viết” trong đầu về linh hồn những người đã chết với những nấm mô điêu tàn :

Hồn mãi còn đây, dù bia mộ hoang vu
Không tên tuổi – sá gì tên với tuổi !
Dù xác thân đã hòa chung cát bụi
Biển Đông còn – Hồn mãi sống thiên thu !

Năm 2005, Hà Nội đã làm áp lực với các chính phủ Mã Lai và Nam Dương để đập phá các tấm bia tưởng niệm Thuyền Nhân đã chết trên biển Đông, và bây giờ, năm 2009, khi chúng tôi đến đây, Hà Nội vẫn tiếp tục yêu cầu chính quyền Nam Dương đóng cửa các khu di tích, xóa bỏ tất cả dấu vết Thuyền Nhân trên các đảo ! Bạo lực và hận thù của một chế độ từ bên kia bờ đại dương đang vói tay qua sóng nước trùng khơi để hủy bỏ chứng tích tội ác của họ, trên những ngọn đồi xứ lạ, nghĩ rằng rồi đây nhân loại sẽ không còn thấy những di tích tang thương này của Dân Tộc Việt Nam. Rồi đây, những bia mộ hoang tàn còn sót lại này, rồi đây “Miếu Ba Cô” tịch liêu này, có còn không ? Tôi nhìn lên trời cao, gió chiều thổi đám mây trắng bay về cõi mênh mông vô định. Lòng tôi đang quấn khăn tang như màu mây trắng. Tôi nghĩ đến thân phận Dân Tộc của tôi, vong linh những thuyền nhân đã chết, và hình ảnh các cô gái Việt Nam treo cổ trên cành cây đa nơi xứ người ! Một trang sử màu đen loang lổ những vệt máu khô.

Chiều nơi khu Geylang. Sau những ngày làm việc tại Indonesia, chúng tôi đi phà từ đảo Pinang về lại Singapore để chờ máy bay “hồi hương” ! Không phải bị “cưỡng bức hồi hương” như một số thuyền nhân trên các đảo trước đây. Vì anh em chúng tôi trong phái đoàn phải tự túc mọi chi phí, và đây không phải là chuyến đi du lịch vui chơi, cho nên chúng tôi phải tìm nhà trọ tại một khu xa thành phố để tiết kiệm tối đa. Khu Geylang hổn tạp, xô bồ, đa số là dân lao động tứ xứ với đủ sắc dân, Tàu, Ấn Độ, Mã Lai, Nam Dương, luôn cả du khách ba-lô từ các nước phương Tây dồn về. Ban ngày dường như ai cũng ngái ngủ, quán xá phần đông đóng cửa, nhưng từ 3-4 giờ chiều cho đến sáng hôm sau thì tấp nập dòng người chen chân qua các khu phố. Bàn ghế ăn uống nhậu nhẹt đặt sát lề đường, không còn một chỗ ngồi. Các quán ăn rộn rịp, om sòm đủ mọi thứ tiếng. Xe cộ dập dìu, mạnh ai nấy băng qua đường, xe phải tránh người. Từ nhà trọ, tôi lang thang bách bộ đi qua các con hẻm để quan sát cảnh sống ban đêm nơi xứ người. Tại nhiều góc hẻm, dân chúng tụ tập quanh các bàn cờ bạc đủ loại, tài xiu, sóc dĩa, quay số… không thấy bóng một cảnh sát viên nào. Ở đâu tôi cũng thấy các cô gái phấn son, ăn mặc hở hang khiêu gợi nhưng có vẻ nghèo nàn. Toàn là gái trẻ, có nhiều cô chỉ vào lứa tuổi 14-15. Có cô đứng ngay bên lề đường để đón khách, có cô thì ngại ngùng nép mình bên vach tường phố, đưa tay nhẹ vẫy, với nụ cười chập chờn qua ánh đèn màu lòe loẹt. Mỗi lần tôi đi ngang các cô gái này, cô nào cũng bập bẹ nói tiếng Anh “You go – Me good !”. Linh cảm cho tôi biết đa số là những cô gái Việt Nam. Lòng tôi se thắt lại. Đây là khu ăn chơi bình dân, giang hồ tứ chiếng, và tôi chợt nhìn thấy nhiều thanh niên bụi đời đang đứng trong bóng tối rình rập, canh chừng các cô gái. Ma-cô đầu gấu. Thỉnh thoảng các cô lại đến thì thầm gì đó, móc túi đưa tiền cho các gã, hoặc đi theo khách vào các nhà trọ trong khu vực. Tại nơi chúng tôi tạm trú, tôi thấy có tấm bảng ghi $10 đô la Singapore 1 giờ thuê phòng. Các cô gái trẻ đi với khách đủ loại và mất hút vào cầu thang, có cô thản nhiên, có cô rụt rè. Đi qua chỗ mấy sạp bán trái cây, đặc biệt là sầu riêng thơm lừng, trước cửa một khu “disco” đèn chớp sáng, tôi thấy các cô gái ăn mặc rất khêu gợi và tôi cũng được mời “You go – Me good”. Tôi lắc đầu bước đi và thoáng nghe sau lưng mấy cô nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt.

Bước vào một tiệm đổi và chuyển tiền để đổi một ít tiền Singapore (thường được gọi là đô la Sin) để đi ăn tối, tôi thấy hai cô gái đang đứng trước quày. Tôi sắp hàng đứng sau lưng. Hai cô cũng mặc quần ngắn, áo mỏng manh, tuổi nhỏ khoảng 16-17, son môi đỏ chói. Chợt tôi nghe một trong hai cô, sau khi chuyển xong tiền, buộc miệng nói tiếng Việt: “Kỳ này tao gửi về được 50 đô. Chắc má tao mừng lắm!”. Cô kia thở dài: “Tao chưa gom đủ tiền, cuối tháng mới gửi được về nhà”. Rồi cả hai bước ra cửa. Tôi vội đổi một ít tiền, chạy theo hai cô gái, vào một quán ăn bên đường. Tôi đến đứng bên cạnh bàn hai cô đang ngồi, định bắt chuyện thì một trong hai cô đã hỏi ngay: “You go – Me good”! – Tôi ngòi xuống bàn và nói nhỏ: “Tôi là người Việt mà. Mời hai cô ăn uống gì với tôi cho vui”. Cả hai cô đều nhìn tôi ngạc nhiên rồi hỏi nhỏ, bằng tiếng Việt: “Bác ở đây hay là người nước ngoài tới chơi? Bác “đi” không? “Đi” một đứa hay cả hai cũng được, “xâu” luôn nha!”. Tôi mĩm cười: “Hai cô ăn uống gì không, tôi mời đó. Tôi ở xa mới tới đây, ngày mai đi rồi”. Tôi gọi ba tô mì và nước dừa tươi. Sau một vài phút thì thầm gợi chuyện, có lẽ thấy tôi là một “ông già” không có tình ý gì xấu, hai cô bắt đầu cởi mở hơn, gọi tôi bằng ông và tự xưng là cháu, và vừa nói chuyện vừa nhìn quanh. Thông thường, các cô gái làm nghề này lâu năm thì trường đời đã dạy thêm chua ngoa, lừa lọc, phịa chuyện đau thương để làm động lòng khách, nhưng riêng với hai cô gái này, tôi nhận thấy vẫn còn chất đồng quê chân thật. Hơn nữa, tôi chỉ gợi chuyện hỏi về những điều không đi sâu vào đời sống riêng tư và đường dây chuyển người. Tôi được biết: – Hai cô gái này đều 18 tuổi, quê ở Vỉnh Long, sang đây được gần một tháng nay. Cuối tháng sẽ đi phà qua quận Batam ở Nam Dương rồi về lại Singapore, ở thêm mỗi lần như vậy được một tháng như là khách du lịch, nhưng chỉ tối đa được ba lần mà thôi. Tôi được biết thêm là tại khu vực này đa số đều là gái từ miền Nam qua, gọi là đi du lịch hoặc xin học nghề, có người bảo lãnh lo mọi thủ tục. Có luôn cả người đi theo canh chừng. Các cô lén chỉ cho tôi mấy gã thanh niên đang ngồi ăn ở góc quán. Không được ngồi chơi với khách, phải dẫn khách đi ngay vào nhà trọ thuê phòng, hoặc qua giờ hoặc qua đêm. Nếu ngồi nói chuyện lâu thì phải trả tiền như là “bao trọn”, với sự đồng ý của mấy gã “đầu gấu”, cũng toàn là người Việt, hoặc là phải “báo cáo” với má-mì. Phần đông các cô đều là gái miền quê, muốn đi tìm chồng ở Singapore hoặc được cam kết cho đi học nghề, nhưng thực ra là qua đây bị ép buộc phải “đi khách”. Trước khi đi phải đóng tiền thế chân khoảng 2.000 mỹ kim cho môi giới, và mỗi tháng phải đóng tại đây 700 tiền đô la Sin. Còn lại bao nhiêu thì được tiêu xài hoặc gửi về gia đình. Trung bình mỗi cô “làm” được khoảng 1000 đô Sin mỗi tháng nếu đắt khách, nhưng những cô lớn tuổi, từ 25 trở lên đều bị chê là già, không ai gọi đi. Càng trẻ càng có giá, tôi được biết thêm là có nhiều cô chỉ mới 15 tuổi cũng đi “học nghề” và được khách ở Singapore ưa chuộng “tuổi trẻ” lắm. Ở Singapore có một khu riêng chỉ toàn gái dưới 15 tuổi, cũng từ Việt Nam qua. Tôi im lặng ngồi nghe, rợn người, thỉnh thoảng gợi thêm chuyện để tìm hiểu. Các cô được đưa qua đây, 10 cô ở chung một phòng, ăn uống tự túc, ban ngày ngủ, ban đêm ra phố “làm việc”, có đầu gấu đi theo để thu tiền và bảo vệ. Gia đình ở quê nhà chỉ biết lo chạy tiền, vay nợ, để gửi con gái mình đi học nghề ở nước ngoài. Đang ngồi nói chuyện, có má-mì cũng người Việt đến bàn hỏi hai cô là tôi có “đi” không ? Tôi vội trả lời thay, là tôi chỉ ngồi ăn uống cho vui thôi. Má-mì giục hai cô ra xe taxi chờ sẵn vì có khách bao đi đêm, tôi phải trả 10 đô Sin cho buổi nói chuyện ngắn ngủi này, coi như là tiền “tiếp khách chay”.  Hai cô chào tôi rồi chạy ra xe, taxi lách qua dòng người mất hút vào đám đông.

Tôi thẩn thờ quay về nhà trọ, đi giữa đám đông xa lạ, chợt thấy mình lạc lõng bơ vơ. Tôi nghe nói là Singapore gần đây đã nới lỏng việc phục vụ khách du lịch về mọi phương diện, kể cả mại dâm trá hình, để tăng trưởng kinh tế và nhất là để đáp ứng nhu cầu cho dân số nam nhiều hơn nữ. Riêng về ma túy thì kiểm soát rất gắt gao, vẫn còn thực thi án tử hình. Ở Singapore hiện nay, tìm được một người vợ vừa ý và làm đám cưới là một điều ảo tưởng, đa số đàn ông không thể thực hiện được. Các cô gái Việt Nam đã đáp ứng nhu cầu đó, qua nhiều đường dây môi giới. Lịch sử Dân Tộc chúng ta trước đây chưa bao giờ xảy ra hiện tượng buôn người ra nước ngoài như hiện nay.    

Tôi bước đi giữa dòng người nơi xứ lạ, tại một khu vực nghèo nàn, hổn tạp, mà lòng tôi xốn xang. Thương nước, thương cho các thế hệ tuổi trẻ cùng chung dòng máu phải tìm mọi cách qua xứ người để bán thân nuôi mình và gia đình, và luôn cả thương mình đang lưu vong. Hình ảnh căn nhà nghỉ mát nguy nga của cô con gái thủ tướng việt cộng tai bờ biển Nha Trang, hình ảnh “Miếu Ba Cô” trên đảo Galang, hình ảnh chiếc xe taxi chở hai cô gái Vỉnh Long bằng tuổi con-cháu tôi chạy vù trong bóng đêm tai khu Geylang, đi về đâu và sẽ bị dày vò trong vòng tay ai… đang âm thầm bước theo tôi, sẽ đồng hành cho đến cuối hành trình còn lại trong đời. Và câu nói của cô gái bán thân gửi về cho mẹ 50 đô la Sin “Chắc má tao mừng lắm”, mãi còn văng vẳng bên tai tôi. Dân Tộc tôi dưới chế độ cộng sản thực sự là một khổ nạn đến tận cùng! Mong rằng hai chữ “lương tâm” của con người sẽ không còn nằm im trên trang giấy trong tự điển.

Võ Đại Tôn
Chiều Geylang, Singapore
16.10/2009

Cái nôi của Dân chủ

Ngô Nhân Dụng

Có hơn 50,000 tiếng Hy Lạp đang được sử dụng trong các ngôn ngữ đang được sử dụng trên thế giới! Tôi chưa bao giờ nghe nói điều đó cho tới khi tới Athena (đọc là A Ti Na), đọc một tờ quảng cáo nhắc nhở như vậy. Một người Việt Nam tò mò sẽ tự hỏi không biết trong tiếng nước mình có những chữ nào là gốc Hy Lạp?

Nghĩ mãi thì thấy có. Bây giờ người Việt nói chuyện với nhau có thể nói nhanh, “Tôi sẽ phô tô bài báo này cho mỗi anh một bản,” hoặc, “Em sẽ gọi phôn cho anh ngay” (thường là em hứa rồi không gọi). Chúng ta không để ý rằng những tiếng “phôn” và “phô tô” tìm về gốc tích thì tổ tiên đều là tiếng Hy Lạp ra cả. Những đơn vị đo lường mình bắt chước tiếng Pháp, sinh ra nhưng tiếng Việt như “một ký, hai ký” cũng đều gốc Hy Lạp nữa. Giáo Sư Nguyễn Phước, tác giả “Tiếng Việt gốc ngoại quốc” chắc sẽ cho chúng ta biết thêm nhiều tiếng khác. Một trong những tiếng Việt gốc Hy Lạp được viết trong báo chí rất sớm, từ thời Tự Lực Văn Ðoàn, là chữ “lô gích.” Cụ Phan Khôi, người Quảng Nam, từng bị “chụp mũ” là “ông lô gích!”

Tiếng Việt, tiếng Nhật chịu ảnh hưởng của chữ Hán như thế nào thì các nước Âu Châu chịu ảnh hưởng của chữ Hy Lạp và chữ La tinh như vậy; rồi từ Âu Châu chúng di tản và sang Á Châu, Phi Châu mà truyền giống. Những tiếng chúng ta quen dùng như Nguyên Tử lực, Dân Chủ, Ô lanh píc hoặc Ô lem píc, Biện Chứng, chạy ma ra tông, Cơ Thể Học, vân vân, đều gốc gác từ những tiếng được người Hy Lạp dùng hơn hai ngàn năm trước. Nếu xóa bỏ hết những chữ gốc Hy Lạp trong ngôn ngữ của loài người, bỏ mất cả những khái niệm do những tiếng đó bao hàm, thì nền văn minh của nhân loại sẽ khác hẳn. Có thể sẽ biến mất, không còn văn minh như chúng ta vẫn hiểu nữa. Và những cầu chuyện chúng ta trao đổi với nhau sẽ bị đẩy công một tầng thấp hơn nhiều!

Các tờ quảng cáo du lịch còn giới thiệu thành phố A Ti Na là nơi phát sinh ra thể chế chính trị Dân Chủ (tôi phiên âm tên A Ti Na theo lối nói tên của dân địa phương; chữ “tê-ta” trong tiếng Hy Lạp đọc giữa phụ âm T và S trong tiếng Việt. Người Tây hay viết chữ tê ta thành TH, cho nên tiếng Anh viết là tên thành phố này là Athens, Athenes trong tiếng Pháp). Người Hy Lạp gọi cách tổ chức việc cai trị đó là “chế độ Ðê Mô,” sau biến thành Demokratia, Democracy, Democratie, vân vân, trong tiếng các nước khác Người Việt cũng như người Tầu, người Nhật Bản gọi đó là chế độ này là Dân Chủ, ý nói người dân làm chủ trong việc cai trị. Phải chi khi bắt đầu dịch khái niệm này sang tiếng Việt mà các cụ tổ mình được nghe trực tiếp chứ không học qua sách chữ Hán, thì chắc người mình đã phiên âm Demokratia thành một chữ trong đó có chữ gốc “Ðê Mô,” tiếng Hy Lạp.

A Ti Na đúng là cái nôi của chế độ dân chủ ở Tây phương. Những người Hy Lạp đã sống với các thủ tục dân chủ từ thời Pericles trước đây 2500 năm, nếu họ trở lại sống ngày hôm nay, thì họ sẽ ngạc nhiên. Họ sẽ thấy lề lối xếp đặt xã hội mà chúng ta gọi là tự do dân chủ bây giờ rất xa lạ đối với họ, nếu không nói là “phản động.” Phản động, bởi vì những chế độ tự do dân chủ bây giờ cho phép đủ mọi người góp ý kiến vào việc trị quốc, một điều mà dân A Ti Na không thể chấp nhận được! Ở A Ti Na, đó là quyền của một thiểu số. Và ngay trong nhóm thiểu số đó, ai nói những ý kiến “không chính thống” có thể bị tòa án cho đi tù mút mùa! Chính vì chế độ gọi là “dân chủ” đó không có tự do, không bình đẳng, nên tòa án ở thành phố này đã đã xử tử hình nhà hiền triết Sô Crát, chỉ vì tội “bất đồng ý kiến!” Hoặc gọi là “chống lại chính quyền của nhân dân” cũng được!

Tại A Ti Na từ thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, tất cả mọi người dân thành phố đều được quyền quyết định việc cử người nắm quyền, quyết định những việc quan trọng như thờ cúng các vị thần, tuyên chiến với các thành phố khác, vân vân. Nhưng số người được tự do tham gia phát biểu ở nghị trường phải là đàn ông! Và con số đó chỉ bằng một 15% đến 25% số đàn ông trong thành phố mà thôi. Dân Hy Lạp ở các nơi khác đến đó sống không được dự. Tất nhiên những người ngoại chủng, các nô lệ mua từ đâu đó về hoặc bị bắt về, đều không được dự. Ngày nay mà một quốc gia nào đặt ra thủ tục quyết định việc chung việc nước như vậy chắc chắn sẽ bị coi là “phản động.”

Chỉ vì những chữ Dân Chủ viết trong hầu hết các ngôn ngữ đều dùng hai tiếng Ðê Mô (demos), nghĩa là dân chúng trong tiếng Hy Lạp; cho nên mọi người vẫn coi như dân Hy Lạp ở A Ti Na là những người sáng chế ra cách sống dân chủ. Triết gia Platon đặt tên cuốn sách ông viết về phương pháp cai trị là Cộng Hòa (Repubic) cho nên người ta càng thấy trao “giải thưởng dân chủ sớm nhất thế giới” cho người Hy Lạp là hợp lý. Nhưng các sử gia đã chỉnh lại thành kiến đó, khi khám phá ra là từ thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, trước khi Ðức Phật Thích Ca ra đời, ở lục địa Ấn Ðộ đã có một nơi sống theo các thủ tục dân chủ, là nước Vaishali. Chế độ ở đó, Maha Janapadas, có thể gọi là Cộng Hòa theo lối nói ngày nay, trong đó một nhóm người có quyền quyết định mọi việc chung, không ai chiếm độc quyền cả. Có lẽ dưới ảnh hưởng của lối sống đó mà thời Ðức Phật còn sống, những người theo học ngài đã sống chung với những thủ tục dân chủ, ngày nay còn nhiều tăng đoàn vẫn áp dụng. Thời Ðại Ðế Alexander chinh phục sang vùng các nước Ba Tư, Ấn Ðộ bây giờ, vào thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên, các học giả tháp tùng đoàn quân của ông cho biết họ thấy dân hai nước Sabarcae và Sambastai (bây giờ là vùng đất nằm giữa hai nước Afghanistan và Pakistan), cũng dùng những tập tục cai trị lẫn nhau theo lối dân chủ chứ không theo vương quyền thế tập.

Nhưng Hy Lạp vẫn xứng đáng được coi là nơi phát sinh các thủ tục dân chủ, vì nhiều lý do. Thứ nhất, nhiều người đã nói, đã thảo luận về các thủ tục quyết định tập thể họ sử dụng, nhất là họ biện luận cho các thủ tụ đó với các nguyên tắc căn bản mà ngày nay vẫn còn thấy giá trị. Họ viết ra các quy tắc căn bản đó, truyền đến bây giờ. Ngược lại, chúng ta không còn giữ được bài viết hay cuốn sách nào của những người dân ở Vaishali hoặc Sambastai. Các quy tắc sống chung của tăng đoàn thời Ðức Phật thì được giữ lại nhưng chỉ để áp dụng trong tập thể của những người tu hành đó thôi. Không thấy đệ tử nào của Ðức Phật cổ động cho cả xã hội chung quanh cũng “phải sống theo các quy tắc tự do dân chủ” như trong tăng đoàn. Có thể nhiều người cũng có những tư tưởng cách mạng đó nhưng họ bị chính quyền đương thời bắt giữ hết.

Các tư tưởng “cách mạng” của họ cũng chết theo họ trong những trại “học tập cải tạo” của các vua chúa. Cho nên, người Hy Lạp vẫn xứng đáng được coi là những người đặt nền móng cho lối sống dân chủ.

Chúng ta biết là những thủ tục sống dân chủ đầu tiên ở A Ti Na còn thiếu sót, nhất là thiếu quan niệm về tự do, về bình đẳng cho tất cả mọi con người, không phân biệt nam nữ và không theo chủ nghĩa “lý lịch.” Những quy tắc còn thiếu đó, bây giờ gọi là những quyền làm người, hay nhân quyền. Ngày nay, một quốc gia tự gọi là dân chủ mà thiếu tự do, không bìnhh đẳng, không tôn trọng các quyền làm người thì vẫn bị coi là chưa thật sự dân chủ.

Mặc dù còn thiếu nhiều quy tắc quan trọng đó, các triết gia Hy Lạp đã đặt nền tảng cho chế độ tự do dân chủ đời sau với nhiều nguyên tắc lớn. Thí dụ, người Hy Lạp đã đề cao khái niệm thượng tôn pháp luật, giống như người Á Ðông nói “Pháp bất vị thân,” pháp luật không phân biệt người thân hay người ngoài. Aristotle viết: “Tất cả mọi con người đều có tình cảm, nhưng luật pháp thì không.” Ðây là một quy tắc quan trọng,vì luật pháp là một bảo đảm cho con người được sống tự do.

Người ta cảm thấy tự do vì tất cả mọi người đều ở dưới một pháp luật chung, như nhau. Mỗi người có thể đoán trước khi tính làm một việc nào thì hành động của mình sẽ được luật pháp xét xử một các công bình. Chẳng hạn, ai lái xe vượt đèn đỏ đều có thể bị phạt như nhau, dù xe mang bảng số công an hay không. Ai ăn hối lộ cũng bị xử theo những điều luật giống nhau. Biết như vậy, mọi người cảm thấy cuộc sống an toàn trong pháp luật. Vì ai cũng được luật pháp bảo vệ, không lo ông quan tòa xét xử thiên vị, tùy hứng, hoặc xử theo chỉ thị của vua quan. Chúng ta gọi đó là sự an toàn về pháp lý.

Từ đó chúng ta mới thấy một vai trò lớn của pháp luật, là luật pháp ấn định những giới hạn trên quyền tự do của mọi người, đặc biệt là giới hạn quyền hành của những người cai trị. Khi những người cầm quyền nói họ sẽ cai trị bằng pháp luật, chúng ta biết là quyền hạn của chính họ bắt đầu bị giới hạn. Một căn bản của chế độ tự do dân chủ là giới hạn quyền hành của nhà nước. Ðó là điều bảo đảm tính chất bình đẳng trong cuộc sống. Sử gia Herodotus người Hy Lạp gọi quyền bình đẳng trước pháp luật là “isonomia,” tức là mọi người được đối xử như nhau. Do đó, ai cũng cảm thấy có tự do, không lo bị đàn áp bất công. Trong vòng bảo vệ của pháp luật, mọi người tha hồ mưu cầu hạnh phúc, không bị ai ép buộc mà cũng không ai cấm đoán được.

Từ những nền tảng đó, loài người đã xây dựng nên những quy tắc sống chung khác, mà bây giờ chúng ta gọi là chế độ dân chủ tự do. Cho nên, rút cuộc chúng ta vẫn phải cảm ơn các hiền triết Hy Lạp trước đây hơn 2000 năm đã đặt ra những nền móng từ đó loài người dựng lên các chế độ dân chủ bây giờ!