Thứ Năm, 4 tháng 6, 2009

Lòng can đảm của giới blogger đẩy lùi sự kiểm duyệt của Bắc Kinh

Tú Anh


http://www.rfi.fr/actuvi/articles/114/article_3701.asp


Công an Trung Quốc tại một quán cà phê internet ở Bắc Kinh (Reuters)

Công an Trung Quốc tại một quán cà phê internet ở Bắc Kinh (Reuters)


Theo các hãng thông tấn nước ngoài, trong vòng ba tuần lễ, cho dù bộ máy kiểm duyệt được tăng cường vì sắp đến ngày tưởng niệm 20 năm vụ thảm sát Thiên An môn, nhưng vụ cô gái Đặng Ngọc Kiều giết chết cán bộ vẫn trở thành sự kiện được bình luận nhiều nhất trong năm.

Một hiện tượng thách thức chính quyền chưa từng thấy đang diễn ra trên mạng lưới thông tin điện tử Internet tại Trung Quốc. Sau khi vinh danh một thanh niên 20 tuổi bị hành quyết về tội dùng dao giết chết một loạt sáu sĩ quan công an hồi tháng 7 năm ngoái, hàng triệu người sử dụng internet tại Trung Quốc một lần nữa chứng tỏ sức mạnh đẩy lùi được bộ máy kiểm duyệt, thông tin một chiều của Bắc Kinh.

Với tinh thần dũng cảm, các blogger đã hết lòng bênh vực cho một cô gái tỉnh nhỏ kiên quyết bảo vệ danh giá của mình trước hành động đồi bại của một số các bộ có quyền hành tại tỉnh Hồ Bắc.

Theo các hãng thông tấn nước ngoài thì trong vòng ba tuần lễ, bất chấp bộ máy kiểm duyệt tuy được tăng cường vì sắp đến ngày tưởng niệm vụ thảm sát Thiên An môn, vụ cô gái Đặng Ngọc Kiều giết cán bộ đã trở thành sự kiện được bình luận nhiều nhất trong năm.

Vụ án Đặng Ngọc Kiều.

Câu chuyện bắt đầu vào ngày chủ nhật 10 tháng 5. Đặng Ngọc Kiều khai là bị cán bộ sĩ nhục nói cô là gái điếm, cầm một xấp tiền đánh mình. Cô đâm chết người cán bộ này vì bị xâm phạm tính dục. Phía  cảnh sát thì nói cô gái phục vụ tắm hơi không có bị cưỡng dâm , cố ý sát nhân . Với tội danh này, Đặng Ngọc Kiều cí nguy cơ lãnh án tử hình như trường hợp thanh niên Vương Giai hồi năm ngoái dùng dao giết công an trả thù một vụ tra tấn  khiến anh bị bất lực.

Chỉ trong vòng ba tuần từ khi báo chi chính thức loan tin vụ Đặng Ngọc Kiều,  mạng thông tin internet "can thiệp" một cách rộng rãi. Nạn nhân Đặng Ngọc Kiều được tôn vinh là người hùng trừ gian diệt bạo, theo tinh thần hiệp sĩ Trung Quốc, còn kẻ gian ác, là "cán bộ chính quyền tham ô, dùng sức mạnh đánh dập một thiếu nữ tay yếu chân mềm, nhưng bất khuất". Cô gái phục vụ quán tắm hơi trở thành biểu tượng của một nữ anh hùng vì dân mà diệt bạo.

Gần 70% những người được hỏi ý kiến trên mạng, tin rằng cô gái này vô tội. Và có đến 77% ủng hộ hành vi "giết tham quan", dù có giết chết cán bộ đi nữa, thì cũng vô tội như thường. Một người viết blog, với bút hiệu là "truy phong đạo tặc" còn hiên ngang đi đến bệnh viện thăm hỏi nạn nhân. Từ nay, vụ cô gái giết người này không còn mang tín thời sự vụn vặt nữa.

Đặng Ngọc Kiều biến thành biểu tượng của tình trạng bất công trong một quốc gia do đảng Cộng sản độc quyền kiểm soát, và không có một sức mạnh chính trị đối trọng. Nhiều nhóm ủng hộ Đặng Ngọc Kiều được lập ra, đông đảo luật sư lên tiếng tình nguyện biện hộ cho cô.

Một trong những nhóm ủng hộ Đặng Ngọc Kiều nhận định với hãng tin AFP như sau : vụ việc này phản ánh cuộc xung đột giữa dân và Nhà nước kéo dài từ lâu nay. Vì chính quyền có lề thói che dấu sự thật để bảo lợi đặc quyền đặc lợi, lần này người dân nghi ngờ công an và chính quyền Hồ Bắc cũng hành xử gian dối như thế. Và người dân nghĩ đến thân phận của mình, biết đâu cũng sẽ chịu oan khiên như vậy".

Đẩy lùi bộ máy thông tin một chiều ?

Chưa hết, trong bối cảnh 20 năm tưởng niệm phong trào sinh viên đòi dân chủ bị thảm sát ở Thiên An Môn, tháng 6 năm 1989, tại Bắc kinh, sinh viên thủ đô dựng lên vở kịch : "Chúng tôi là Đặng Ngọc Kiều".

Theo giới chuyên gia Trung Quốc, khả năng độc quyền thông tin của nhà nước đã bị giới hạn rất nhiều. Nhà xã hội học Hồ Hưng Đô so sánh : Tại Trung quốc có 300 triệu người sử dụng internet. Báo chí chính thức làm phát ngôn viên cho chính quyền, trong khi internet là tiếng nói của nhân dân  đòi công lý".

Đương nhiên là nhà nước không khoanh tay thụ động. Họ đóng địa chỉ blog "đạo tặc truy phong" và ra lệnh cho các tờ báo giấy chính thức bớt nói đến vụ Đặng Ngọc Kiều.

Nhưng theo hãng tin AFP thì công luận trên mạng điện tử đã thắng trận đầu tiên. Nữ hiệp Trung Hoa 2009 đã được thả về nhà với mẹ nhưng bị quản thúc tại gia. Còn hai cán bộ đồng lỏa với viên chức bị đâm chết, bị mất chức. Một trong hai người đã bị bắt giam.

Ân xá Quốc tế kêu gọi điều tra độc lập về vụ Thiên An Môn. Bắc Kinh bắt một nhà ly khai và khóa chặn các cổng thông tin trên mạng

  Tú Anh


http://www.rfi.fr/actuvi/articles/114/article_3717.asp


Công an tăng cường kiểm soát quảng trường Thiên An Môn (Reuters)

Công an tăng cường kiểm soát quảng trường Thiên An Môn (Reuters)

Cũng vì lo ngại làn sóng phản kháng, hôm nay, chính quyền Trung Quốc đã khóa chặt cổng vào hai mạng thông tin trên mạng Internet là Twitter và Hotmail. Theo hãng Reutes, những người sử dụng bất bình đã tràn qua các diễn đàn để lên tiếng phản đối

Tổ chức Ân xá Quốc tế Amnesty Internatinal kêu gọi chính quyền Trung Quốc cho "điều tra độc lập" về vụ thảm sát tại quãng trường Thiên An Môn đêm mùng 3 rạng mùng 4 thnág 6 năm 1989, cách nay gần đúng 20 năm.

Trong một bản thông báo công bố hôm nay từ Luân Đôn, Amnesty nhận định là cho đến nay "chính quyền Trung Quốc luôn từ chối làm sáng tỏ vụ  quân đội nổ súng đàn áp sinh viên làm hàng trăm người chết.

Gần đến ngày tưởng niệm 20 năm phong trào sinh viên biểu tình, chính quyền còn gia tăng các biện pháp trấn áp mà đối tượng là các nhà đấu tranh và giới luật sư". Ân xá Quốc Tế thúc giục Bắc Kinh trả tự do cho ít nhất 200 người có tham gia vào phong trào dân chủ, mà cho đến nay vẫn bị giam cầm .

Tại Bắc Kinh, nhà ly khai Bào Đồng, nguyên là thư ký của cố tổng bí thư Triệu Tử Dương , ngày hôm qua cũng lên tiếng đòi chính quyền "công bố sự thật".

Trả lời phỏng vấn của hãng tin AFP, ông nói là "nhân dân Trung Hoa bị lùi lại 60 năm lịch sử. Nguyên do là xã hội Trung quốc bị bế tắc do những người cấm quyền hiện nay thiếu khả năng làm sáng tỏ biến cố Thiên An Môn, nơi mà quân đội nổ súng sát hại hàng trăm sinh viên. Thảm nạn của xã hội Trung Quốc , là phía nạn nhân không có quyền đòi công lý".

Từ 20 năm qua, từ một nhân vật sát cạnh quyền lực, ông Bào Đồng lúc thì bị tù, khi thì bị quản chế, ngày nay nhà ở bị công an canh chừng. Trong bối cảnh tăng cường kiểm soát, chính quyền ra lệnh cho giáo sư Đinh Từ Lâm, mẹ của một sinh viên bị bắn chết tại Thiên An Môn, rời thủ đô trước ngày 4 tháng 6, nhưng bà cương quyết không đi.

Một nhà ly khai khác tên Ngô Cao Hưng đã bị bắt hôm thứ bảy trong khuôn khổ chính sách tăng cường an ninh của chính quyền. Thân nhân của ông cho báo chí nước ngoài hay tin này hôm nay. Cách nay 20 năm, công nhân Ngô Cao Hưng ủng hộ phong trào dân chủ, xuống đường biểu tình tại Triết Giang. Ông bị kết án 2 năm tù.

Mới đây, ông cùng với ba người bạn tù, viết thư ngõ gởi chủ tịch Hồ Cẩm Đào yêu cầu công bố sự thật và bồi thường cho tất cả những ai bị giam sau vụ Thiên An Môn và không có việc làm vì bản án chính trị này.

Cũng vì lo ngại làn sóng phản kháng, hôm nay, chính quyền Trung Quốc đã khóa cổng vào hai mạng thông tin internet là Twitter và Hotmail. Theo Reutes, những người sử dụng bất bình đã tràn qua các diễn đàn để phản đối.

1 nhận xét: