Thứ Tư, 18 tháng 11, 2009

Lấy tiền nhân dân ăn chơi xa hoa

VNEXPRESS hôm nay đưa tin về Hội nghị đói nghèo do Liên Hợp Quốc tổ chức dựa theo tin dịch lại từ hãng thông tấn AP. Qua đó, chân dung của các tên độc tài, vơ vét tiền của nhân dân để ăn chơi xa hoa, phung phí. Họ tụ họp nhau lại để vay mượn tiền các nước giàu có, nhưng nhân dân họ đã, đang và sẽ chết đói chính từ những khoản tiền này.

Chân dung Robert Mugabe (Wikipedia):

Trong những năm cầm quyền, ông Robert Mugabe đã thay thế sự thống trị của thiểu số da trắng bằng sự thống trị của thiểu số da đen tập hợp quanh lợi ích cá nhân của chính ông. Ông cũng cho rằng Chúa đã giao quyền lực cho ông ta nên không ai có thể đoạt lại. Các vụ trấn áp do ông chủ mưu trong những năm 1980 làm 20.000 người thiệt mạng. Năm 1998, quân đội của Mugabe trấn áp những cuộc biểu tình của người dân phản đối tình trạng giá nhu yếu phẩm tăng cao. Năm 2005, gần 600.000 người Zimbabwe đã mất nhà cửa bởi các “chiến dịch thanh lọc” thành phố.[10]

Ngày 3 tháng 4 năm 2008, báo chí thế giới được thông báo rằng đảng đối lập chính, Phong trào Thay đổi dân chủ đã tuyên bố kiểm soát được Quốc hội. Tuyên bố này đã được xác nhận khi kết quả bầu cử được công bố nhưng hiện nay đang bị tranh cãi.[11]

Tổng thống Zimbabwe vừa bị tước danh hiệu hiệp sĩ ngày 25-6 năm 2008 bởi Nữ hoàng Anh Elizabeth II vốn phong cho Mugabe từ năm 1994 để phản đối sự vi phạm nhân quyền của ông. Phong trào thay đổi dân chủ của ông Tsvangirai, đối thủ của Mugabe cho biết gần 90 người ủng hộ phong trào này đã bị những người theo phe Mugabe sát hại. Do sử dụng bạo lực để đàn áp phe đối lập mà ông Mugabe đã bị thế giới lên án.[12]

Dưới thời Mugabe, Zimbabwe lạm phát lên tới 11 triệu %, đồng tiền mệnh giá 100 tỉ đôla Zimbabwe (ZD) chỉ đủ mua một ổ bánh mì và tỷ lệ mắc bệnh AIDS vào loại cao nhất châu Phi còn tuổi thọ thì vào hàng thấp nhất thế giới.[13] Tỷ lệ thất nghiệp của Zimbabwe là 70% và ít nhất 80% dân số sống dưới ngưỡng nghèo đói. Mức lạm phát của Zimbabwe tăng hàng năm tới 993,6% và thuộc hàng cao nhất thế giới.[14]

Khi bị tố cáo là hăm dọa bằng bạo lực phe đối lập trong kỳ bầu cử để giữ quyền lực, Mugabe tuyên bố: "Họ có thể hét to bao nhiêu tùy thích, từ Washington hoặc từ London hay từ bất cứ nơi nào khác. Người dân chúng tôi, người dân chúng tôi và chỉ người dân chúng tôi quyết định chứ không phải ai khác".

Thủ tướng Anh, ông Gordon Brown trong bài phát biểu tại Quốc hội Anh đã chỉ trích gay gắt Chính phủ của Robert Mugabe, gọi đó là Chính phủ không được ai thừa nhận còn Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice cho rằng chính phủ của ông Robert Mugabe là bất hợp pháp.

Điều đáng nói là những tên độc tài thuộc các nước nghèo châu Phi đang bắt tay với Trung Quốc để bán tài nguyên nước họ, đẩy nhân dân họ vào súng đạn chết chóc và đói nghèo. Theo GS David Shinn thuộc ĐH Geogre Washington thì Trung Quốc đã đổi chiến đấu cơ J-7, phản lực cơ K-8 và radar lấy quyền khai thác khoáng sản và tài nguyên phong phú của Zimbadwe. Suốt thời gian vận động tranh cử của Mugabe, các tàu chở vũ khí của Trung Quốc tấp nập cập cảng Zimbabwe

Hầu như không nước nào trong nhóm 8 quốc gia giàu nhất tham dự Hội nghị đói nghèo do Liên Hợp Quốc tổ chức, trong khi các đại biểu đến từ những nước nghèo nhất tranh thủ đi mua sắm, du hí.

Diễn đàn Lương thực năm nay do Liên Hợp Quốc tổ chức, bắt đầu từ hôm thứ 2 và kéo dài 3 ngày, diễn ra trong bối cảnh dân số đói nghèo thế giới vượt con số 1,02 tỷ, cao nhất kể từ năm 1970. Trên thực tế, xin tài trợ mới là mục đích chính của Hội nghị. 60 nhà lãnh đạo từ các nước nghèo đến với hy vọng thuyết phục nước giàu tăng viện trợ nông nghiệp hàng năm từ 7,9 tỷ USD lên 44 tỷ USD.

Tuy nhiên, đáp lại lời kêu gọi khẩn thiết của Liên Hợp Quốc, nước giàu tỏ ra rất thờ ơ. Không một nhà đại diện nào thuộc nhóm G8 tham dự Hội nghị lần này, ngoại trừ Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi không thể vắng mặt với tư cách chủ nhà.

Tổng thống ZImbabwe, Robert Mugabe (đeo kính) trong Hội nghị Lương thực do Liên Hợp Quốc tổ chức diễn ra tại Rome, Italy. Ảnh: Reuters

Theo AP, các nhà quan sát cho rằng sự vắng mặt của các quốc gia thịnh vượng không có nghĩa là họ không hành động. Cuộc gặp gỡ của nhóm G8 vừa diễn ra tại thành phố L'Aquila, Italy đã đề ra nhiều chương trình rõ ràng để chống nạn đói, giúp nông dân tăng năng suất lương thực trên khắp thế giới.

Phần lớn các nước giàu nhận xét Hội nghị lương thực lần này chỉ là sự phí phạm thời gian và tiền bạc, chẳng mang lại lợi ích cụ thể. Thực tế, ngay từ trước khi sự kiện diễn ra, thông tin rò rỉ cho thấy 60 nhà lãnh đạo sẽ chẳng đi đến kết luận nào, ngoài những tuyên bố chung chung, không có thời gian hành động cụ thể.

Phát biểu hôm nay trên tờ Telegraph của Anh, bà Clare Short, phụ trách Chương trình phát triển quốc tế của nước Anh nói: "Tôi không cử ai tham dự hội nghị lần này vì không hy vọng rằng hội nghị sẽ hoạt động hiệu quả".

Trong khi đó, cuộc họp diễn ra tại Rome biến thành kỳ nghỉ cho vài đại biểu. Một trong những nhân vật có ảnh hưởng ở châu Phi là ông Moammar Gadhafi, người đứng đầu nhà nước Lybia, đã tổ chức một buổi dạ hội tại dinh cơ của ông tại thủ đô Italy, với sự tham dự của hàng trăm phụ nữ trẻ.

Các hãng tin Italy cho hay, Tổng thống Zimbabwe, ông Robert Mugabe đến Italy bằng chuyên cơ riêng với một đoàn tùy tùng hơn 60 thành viên. Nhiều người trong số họ tranh thủ thời gian 3 ngày để thăm thú châu Âu.

Còn đệ nhất phu nhân Leila Zine của người đứng đầu nước Tunisia thì thỏa sức mua sắm tại đất nước của thời trang. Hãng tin AP cho biết trong cuộc đổ bộ đến con phố của những thương hiệu nổi tiếng thế giới Via Condotti, đệ nhất phu nhân cùng đoàn tùy tùng đã gây ách tắc cả một đoạn đường.


1 nhận xét: