Thứ Sáu, 30 tháng 7, 2010

Những nguy hiểm tiềm ẩn trong quá trình chuyển đổi lãnh đạo ở Bắc Triều Tiên

Nguồn: Yoichi Funabashi, Asahi Shimbun

Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ

Khi những trận đòn ở World Cup diễn ra, đây là một việc trọng đại. Trong trận thi đấu giữa Bắc Hàn và Bồ Đào Nha được phát sóng trực tiếp trong đất nước ẩn dật này, kết cuộc Bắc Triều Tiên đã thua 7-0.

Theo một báo cáo của tờ The Chosun Ilbo, một tờ nhật báo hàng đầu của Nam Hàn, các quan chức chính trị ở đỉnh cao của Bình Nhưỡng đã liên lạc với người chỉ đạo đội bóng đá và chỉ thị, "Không chỉ bảo vệ, mà phải tấn công quyết liệt".

Đội bóng đã nghiêm chỉnh tuân theo chỉ thị và đã thua cuộc bằng một trận mưa banh lọt lưới trong tiến trình thi đấu này.

Một viên chức trong chính phủ Nhật Bản chịu trách nhiệm về vấn đề tình báo Bắc Triều Tiên nhận xét: "Câu chuyện ấy rất có thể là đúng. Có lẽ chính là sáng kiến của (Kim) Jong Un cho phát sóng trực tiếp trận đấu.. Và kết quả đã hoàn toàn khác với những gì từng được mong đợi".

Kể từ khi lãnh đạo Kim Jong Il của Bắc Triều Tiên bị đột quỵ vào tháng 8 năm 2008, các nỗ lực đã được tăng tốc để đảm bảo một cuộc chuyển đổi quyền lực suông sẻ qua Kim Jong Un, con trai thứ ba của ông.

Tuy nhiên, rất nhiều khó khăn đang chờ đợi Kim Jong Un, một người chỉ mới 27 tuổi.

Khó khăn lớn nhất là việc giao dịch với giới quân đội.

Khi Kim Jong Il, 68 tuổi, để củng cố quyền lãnh đạo của ông sau cái chết của Kim Il Sung, cha mình vào năm 1994, ông đã ve vãn quân đội, thay vì dùng Đảng Lao Động Triều Tiên để tạo căn bản quyền lực cho mình.

Chế độ của Kim Jong Il chính là một loại tồn tại hợp tác giữa gia đình ông và quân đội.


Jang Song Thaek, đứng ngoài cùng bên phải, Phó Chủ tịch
Hội đồng Quốc phòng

Việc đề bạt Jang Song Thaek, giám đốc bộ phận hành chính Uỷ ban Trung ương đảng lên làm Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng cho thấy một cái nhìn sâu sắc. Rằng Jang, người em rể của Kim Jong Il, được coi là một loại giám hộ cho Kim Jong Un. Cuộc đề bạt này cho thấy ý định của Kim nhằm duy trì và tăng cường mối quan hệ huyết thống đó.

Tuy nhiên, các viên chức tình báo đã bắt đầu nhận thấy những dấu hiệu của một cuộc đấu tranh quyền lực lớn giữa tầng lớp lãnh đạo chủ chốt ở Bình Nhưỡng.

Hiện đã có những suy diễn về cuộc đối đầu căng thẳng đang gia tăng và phát sinh từ cuộc đấu tranh cho lòng trung thành giữa những người đứng về phía Kim Yong Chol, người đứng đầu bộ phận giao dịch với các hoạt động đặc biệt đối mặt với Nam Hàn, và những người đứng về phía các cộng sự của Jang.

Thậm chí còn có các tin đồn là Kim Jong Il đang có khó khăn về bộ nhớ.

Nếu quá trình chuyển đổi diễn ra quá nhanh, Kim Jong Il có thể trở thành một nhà lãnh đạo không còn quyền lực. Và điều đó có thể kích hoạt đến một cuộc đấu tranh quyền lực giữa cha và con trai.

Một viên chức Mỹ đảm trách công việc về Bắc Triều Tiên đã nói, "Một tình huống cực kỳ nguy hiểm đang xuất hiện, vốn đặc biệt nguy hiểm trong giai đoạn chuyển quyền. Tình hình không giống như những gì đã được thấy trong những năm 1980 khi một quả bom phát nổ và phá hủy một máy bay phản lực của Hàn Quốc".

Theo lối suy nghĩ này, một dấu hiệu có khả năng của lối phát triển này là vụ tấn công bằng ngư lôi hồi tháng Ba khiến đã đánh chìm tàu hộ tống Cheonan của Hàn Quốc.

Như Giám đốc CIA Leon Panetta đã vạch ra, một khía cạnh phiền phức của cuộc tấn công có thể là sự thật, rằng "các xung đột đang diễn ra là có một phần liên quan đến cố gắng hình thành uy tín" cho Kim Jong Un với quân đội.

Có một sự đồng ý gần như nhất trí giữa những người làm việc trong lĩnh vực tình báo tại Nhật Bản, Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên rằng chính bản thân Kim Jong Un đã chỉ thị cho ngư lôi tấn công và rằng Kim Jong Un thậm chí có thể nguy hiểm hơn người cha của y.

Có rất nhiều lý thuyết chung quanh các động lực và nền tảng của cuộc tấn công này.

Một là lý thuyết trả thù. Lý thuyết này cho rằng cuộc tấn công là để trả đũa cho một cuộc đụng độ trong biển Hoàng Hải hồi tháng 11 năm 2009 giữa các tàu hải quân nhỏ của hai nước.

Các viên chức tình báo ở Nhật Bản và Hàn Quốc tin rằng Kim Yong Chol đã trực tiếp ra lệnh cho các ngư lôi tấn công vào Cheonan khiến giết chết 46 thủy thủ. Bình Nhưỡng muốn trừng phạt "thái độ kiêu ngạo" của chính quyền Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak.

Theo một lý thuyết thứ hai, các cuộc tấn công là một phần của các động thái nhằm tạo ra một huyền thoại xung quanh Kim Jong Un và sự "thông mính của y" như một nhà chiến lược quân sự.

Một giả thuyết thứ ba có liên quan chặt chẽ với những gì được mô tả như một loại lý thuyết triển vọng trong tâm lý học, trong đó một hành động bất thường được thực hiện để vượt qua được những hoàn cảnh không chắc chắn và tiêu cực. Lý thuyết này cho rằng một cuộc tấn công vào đối phương sẽ mang lại một hiệu ứng tẩy rửa tâm lý cho những người đã phải sống dưới một đám mây đen tối quá lâu.

Một giả thuyết khác có thể được gọi là "lý thuyết Mafia." Một viên chức tình báo Hoa Kỳ đảm trách về Bắc Triều Tiên cho biết, "Dù ví dụ này có thể không phải là thích hợp lằm, loại trắc nghiệm xem một cá nhân có là một thành viên đáng tin của Mafia và y có dám giết người hay không. Tương tự như vậy, một cá nhân có thể đã thử một điều gì đó lớn lao để để được công nhận như một phần tử trung thành của Kim Jong Un ".

Tuy nhiên, có một lý thuyết khác vạch ra nhu cầu phải chống đỡ cho sự thống nhất trong nước nhằm đạt được sự chuyển nhượng lãnh đạo thành công và đánh lạc hướng chú ý của công chúng khỏi thảm họa của Bắc Triều Tiên trong các nỗ lực tái định giá tiền tệ hồi năm ngoái. Cuộc tấn công ngư lôi tạo căng thẳng ở bên ngoài có thể được sử dụng để tăng cường sự kiểm soát ở trong nước.

Ngoài ra còn có một lý thuyết cho rằng trong khi Bắc Triều Tiên đã dựng nên một cuộc tấn công lén, họ đã sai lầm vì không bao giờ tính đến khả năng các mảnh vỡ của ngư lôi sẽ được tìm thấy và truy ngược về Bình Nhưỡng.

Nhiệm vụ có thể đã được che đậy trong bí mật, nhưng các viên chức tình báo rõ ràng đã tìm được các chuyển động của tàu ngầm của Bắc Triều Tiên trước và sau khi bị ngư lôi tấn công.

Ngoài ra còn có các báo cáo của những người Bắc Triều Tiên sinh sống gần biên giới với Trung Quốc đã công khai khẳng định cuộc tấn công là công việc của Bắc Triều Tiên.

Đáp trả với những sự lên án từ nước ngoài, Bắc Triều Tiên kịch liệt bác bỏ việc tham gia trong sự kiện này. Nhưng đã có đề xuất cho rằng các tin đồn ở Bắc Triều Tiên từng tuyên bố đây là một chiến thắng quân sự lớn cho Bình Nhưỡng.

Kẻ thua cuộc lớn nhất về mặt ngoại giao trong sự kiện này là Trung Quốc, người đồng minh lâu năm của Bắc Triều Tiên.

Theo John Park, một chuyên biên nghiên cứu cao cấp của Viện Hoà Bình Hoa Kỳ, đây là một trường hợp "cái đuôi (Bắc Triều Tiên) ngoắc trước con chó (Trung Quốc)".

Vào đầu tháng Năm, khi Kim Jong Il thăm Trung Quốc, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào hỏi ông về vụ việc. Kim Jong Il đã trả lời rằng Bình Nhưỡng không dính vào.

Trung Quốc đã không đáp ứng với đề nghị từ Hàn Quốc để hỗ trợ trong một cuộc điều tra chung về sự cố. Rõ ràng là Bắc Kinh dường như cảm thấy không còn lựa chọn nào ngoài việc phải duy trì lập trường rằng Bắc Triều Tiên đã vô tội.

Vì lý do đó, Trung Quốc đã liên tục kêu gọi thận trọng giữa cuộc thương thảo của Hội đồng Bảo an nhằm áp đặt lệnh trừng phạt đối với Bắc Triều Tiên.

Có một số người ở Trung Quốc nhìn nhận Bắc Triều Tiên như là một nghĩa vụ có tính chiến lược và đang kêu gọi áp dụng áp lực nhiều hơn vào Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, các cán bộ lãnh đạo Đảng CS ở Bắc Kinh vẫn đang cứng rắn ủng hộ Bắc Triều Tiên.

Cách tiếp cận của Bắc Kinh đối với Bắc Triều Tiên có thể được xem như là một chính sách ánh nắng mặt trời kiểu Trung Quốc, đặt ưu tiên vào sự ổn định. Ngược lại, cách tiếp cận ấy có thể phản ánh nỗi lo sợ của Trung Quốc về sự bất ổn ngày càng tăng của chế độ Bắc Triều Tiên.

Sự mong manh của Bắc Triều Tiên nằm trong cấu trúc độc đáo của giới ưu tú trong đất nước này.

Ken Gause, một nhà phân tích nghiên cứu tại Trung tâm phân tích Hải quân Mỹ, nói: "Nếu chế độ mất khả năng xoa dịu giới ưu tú thông qua hàng hoá và dịch vụ, sẽ có một cơ hội thực sự cho việc tạo ra các phe phái".

Ngay một "lãnh chúa quân sự" cũng có thể nổi lên, ông nói.

Trung Quốc đã bác bỏ lời kêu gọi để tham gia vào cuộc thảo luận với các nước khác về kịch bản bất ổn của Bắc Triều Tiên " trên cơ sở là việc ấy sẽ chỉ kích động làm cho Bắc Triều Tiên và Đông Bắc Á bất ổn hơn.”

Tuy nhiên, một viên chức cao cấp của Chính phủ Trung Quốc cho tôi biết riêng rằng, "Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc nên xem xét việc thành lập một diễn đàn để trao đổi ý kiến về một lối đáp an toàn bởi tình hình Bắc Triều Tiên".

Có lẽ, Trung Quốc đang mất dần sự tự tin trong việc có thể kiềm chế Bình Nhưỡng. Không còn là một chính sách hữu hiệu để dựa vào Trung Quốc để gây sức ép trên Bình Nhưỡng.

Trong khi đó, Hoa Kỳ đang xem xét việc tái lập trừng phạt tài chính đã được áp dụng trong thời chính quyền của Tổng thống George W. Bush.

Tuy nhiên, lệnh trừng phạt tài chính sẽ trực tiếp làm tổn thương đến Kim Jong Il và gia đình ông cũng như giới cầm quyền Bắc Triều Tiên.

Một viên chức cao cấp của Lầu Năm Góc nói, "Vì điều đó, nếu chúng tôi không thận trọng, có thể kích hoạt một sự trả đũa quân sự từ Bắc Triều Tiên".

Trong khi phải thực hiện một số hành động nhằm phản ứng lại sự việc Cheonan, thật vô cùng khó khăn để ước lượng được mức độ áp lực nhằm áp dụng vào Bắc Triều Tiên.

Có lẽ sân khấu đã được thiết lập trong đó các quốc gia có quan tâm cần phải bắt đầu một cuộc trao đổi lặng lẽ về các ý kiến của một tầm nhìn thống nhất trong tương lai cho bán đảo Triều Tiên.

Quá trình này sẽ đòi hỏi những quốc gia đó phải trước tiên phác họa được tầm nhìn của một bán đảo Triều Tiên thống nhất sau đó cùng nhau làm việc để tạo môi trường và điều kiện cho sự việc ấy xuất hiện.

Kim Jong Un sẽ không chỉ đạt được quyền lực. Anh ta cũng sẽ thừa hưởng được một nhà nước thất bại, một nhà nước có vũ khí hạt nhân. Thật khó tin là người con trai sẽ loại bỏ bất kỳ vũ khí hạt nhân nào thừa kế được từ người cha mình.

Thế giới phải gắng hết sức mình cho những khó khăn còn lớn hơn trong việc giải quyết vấn đề hạt nhân một khi Kim Jong Il không còn chịu trách nhiệm cầm quyền.

Phương cách duy nhất để giải quyết cùng lúc cả cuộc khủng hoảng kế vị lãnh đạo, các vấn đề của một nhà nước thất bại và vấn đề vũ khí hạt nhân sẽ là vạch ra được một chiến lược thoát ra thông minh và đa diện dựa trên một tầm nhìn thống nhất cho bán đảo Triều Tiên.

1 nhận xét: